TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC
------
tIỂU LUẬN THỐNG KÊ KINH TẾ
Đề tài:
Đánh giá tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2007
Hà Nội – 1/2010
Đánh giá tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2007
Bước vào năm 2007, năm đầu tiên Việt Nam trở thành thành viên chính
thức của WTO, có không ít kỳ vọng về sự phát triển đột biến về kinh tế và cải
thiện đời sống dân cư do những cơ hội gia nhập WTO mang lại, song cũng có
nhiều băn khoăn, lo lắng về những rủi ro, những tổn thương có thể gặp phải
khi năng lực cạnh tranh quốc gia, năng lực cạnh tranh doanh nghiệp và năng
lực cạnh tranh sản phẩm còn thấp kém. Trên tinh thần tranh thủ các cơ hội và
điều kiện thuận lợi, chủ động đương đầu với muôn vàn khó khăn thử thách từ
bên trong nền kinh tế và từ những biến động bất lợi của thị trường thế giới,
Chính phủ đã có sự tập trung chỉ đạo điều hành, mở rộng phân cấp cho các
địa phương và phát huy sự nỗ lực của các doanh nghiệp và của mỗi người
dân, các chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế đều được hoàn thành và hoàn
thành vượt mức. Tuy nhiên, không phải mọi biện pháp chỉ đạo điều hành của
các cơ quan quản lý từ Trung ương đến cơ sở đều mang lại những hiệu quả
thiết thực, không phải mọi vấn đề nảy sinh đều được giải quyết triệt để. Trong
năm 2007, những yếu kém và khiếm khuyết tích tụ từ nhiều năm trước đây đã
bộc lộ ngày càng rõ.
Dưới đây là những phân tích, đánh giá cơ bản về tốc độ tăng trưởng của
nền kinh tế Việt Nam năm 2007.
2
Đánh giá tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2007
Bảng 1: GDP của Việt Nam thời kỳ 1999 - 2007
Năm 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007
Trung
bình
GDP
(tỷ đ)
Giá hiện
hành
399942 441646 481295 535762 613443 715307 839211 974266 1143715 682732
Giá so
sánh
256272 273666 292535 313247 336242 362435 393031 425373 461344 346016
Lượng
tăng
Liên hoàn 17394 18869 20712 22995 26193 30596 32342 35971 25634
Định gốc 17394 18869 39581 62576 88769 119365 151707 187678
Tốc độ
phát
Liên hoàn 106.79% 106.89% 107.08% 107.34% 107.79% 108.44% 108.23% 108.46% 107.63
Định gốc 106.79% 106.89% 114.46% 122.87% 132.44% 143.62% 155.44% 168.58%
Tốc độ
tăng
Liên hoàn 6.79% 6.89% 7.08% 7.34% 7.79% 8.44% 8.23% 8.46% 7.63
Định gốc 6.79% 6.89% 14.46% 22.87% 32.44% 43.62% 55.44% 68.58%
g (tỷ đ) 2562.72 2736.66 2925.35 3132.47 3362.42 3624.35 3930.31 4253.73
Nguồn số liệu: Tổng cục thống kê
3
Đánh giá tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2007
Thứ nhất, Năm 2007, trên cơ sở những kết quả tích cực từ thực hiện
nhiệm vụ phát triển kinh tế năm 2006 mang lại, tranh thủ những cơ hội thuận
lợi và những nỗ lực vượt qua thách thức, kinh tế Việt Nam tiếp tục đà phát
triển của những năm trước và đạt tốc độ tăng trưởng cao. Tốc độ tăng tổng
sản phẩm quốc nội đạt mức 8,48%, xấp xỉ bằng mức cao theo kế hoạch Quốc
hội đề ra (8,2-8,5%), và là mức tăng trưởng cao nhất trong 10 năm gần đây.
GDP theo giá hiện hành đạt 1.143 tỷ đồng, tương đương 71,3 tỷ USD, bình
quân đầu người đạt 933USD.
Biểu đồ 1: Tốc độ tăng trưởng GDP thời kỳ 2000-2007(%)
Nguồn: Tổng cục Thống kê
Trong bối cảnh muôn vàn khó khăn từ bên trong (thiên tai, dịch bệnh xảy
ra liên tiếp ở diện rộng và cường độ lớn, nhiều yếu kém tồn đọng từ những
năm trước chưa được khắc phục một cách cơ bản…) và bên ngoài (giá cả hầu
hết các loại nguyên liệu đều tăng cao, trong đó có những loại tăng đột biến,
Việt Nam bắt đầu phải thực hiện các cam kết gia nhập WTO khi khả năng
Đánh giá tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2007
cạnh tranh còn thấp kém), thì việc duy trì được tốc độ tăng trưởng cao và tăng
liên tục qua các năm như trên là một thành tựu hết sức to lớn. Tốc độ tăng
trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 1999-2007 đạt 7,63%. Năm 2007, Việt
Nam được xếp vào hàng các quốc gia có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao trong
khu vực. Mặc dù vậy, do quy mô nền kinh tế còn nhỏ, chất lượng tăng trưởng
kinh tế còn thấp, Việt Nam vẫn nằm trong nhóm 53 nước có thu nhập thấp.
Thứ hai, Cấu trúc tăng trưởng kinh tế theo ngành được thể hiện đúng xu
thế của quá trình phát triển.
Biểu đồ 2: Tốc độ tăng trưởng kinh tế theo ngành thời kỳ 2000-2007(%)
(theo giá so sánh)
Nguồn: Tổng cục Thống kê
Năm 2007, sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp diễn ra trong bối cảnh có
nhiều khó khăn: dịch bệnh, thiên tai gây thiệt hại lớn về người và tài sản, sản
xuất nông nghiệp và ngư nghiệp bị ảnh hưởng nặng nề; giá nhiều loại vật tư
nông nghiệp tăng cao so với cùng kỳ năm trước. Trong điều kiện đó, sản xuất