Tải bản đầy đủ (.pdf) (108 trang)

Ảnh hưởng của việc bổ sung eggstimulant đến khả năng sản xuất của gà bố mẹ Ai Cập lai với hai phương thức nuôi nhốt và bán nuôi tại tỉnh Vĩnh Phúc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.83 MB, 108 trang )


Số hóa bởi trung tâm học liệu

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM



ĐINH THỊ HOÀI LINH


ẢNH HƢỞNG CỦA VIỆC BỔ SUNG EGG STIMULANT
ĐẾN KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA GÀ BỐ MẸ AI CẬP LAI
VỚI 2 PHƢƠNG THỨC NUÔI NHỐT VÀ BÁN NUÔI NHỐT
TẠI TỈNH VĨNH PHÚC


Chuyên ngành: Chăn nuôi thú y
Mã số: 60 62 01 05


LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP


Người hướng dẫn khoa học:
1. TS. MAI ANH KHOA
2. PGS.TS. TRẦN THANH VÂN





THÁI NGUYÊN, 2013

Số hóa bởi trung tâm học liệu

i
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu trong luận văn là trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ công trình
nào. Mọi sự giúp đỡ đều được cảm ơn. Các thông tin trích dẫn trong luận văn
được chỉ rõ nguồn gốc.

Tác giả


Đinh Thị Hoài Linh

















Số hóa bởi trung tâm học liệu

ii

Số hóa bởi trung tâm học liệu

iii
LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành bản luận văn Thạc sĩ khoa học nông nghiệp tôi đã nhận
được sự giúp đỡ nhiệt tình của các cơ quan, các cấp lãnh đạo và cá nhân. Tôi
xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc và kính trọng tới tất cả các tập thể, cá nhân đã
tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Trước hết tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Trần Thanh
; TS. Nguyễn Thị Thuý Mỵ và
các thầy cô giáo Khoa Chăn nuôi thú y, Trường Đại học Nông lâm đã trực tiếp
hướng dẫn tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu, Khoa Sau Đại học, Khoa
Chăn nuôi thú y cùng tập thể các thầy cô giáo Trường Đại học Nông lâm Thái
Nguyên đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn tới mọi người thân trong gia đình và toàn
thể bạn bè, đồng nghiệp đã động viên, chia sẻ giúp đỡ tôi cả về vật chất và
tinh thần để tôi yên tâm hoàn thành nhiệm vụ.
Tôi xin trân trọng gửi tới các thầy, cô giáo, các vị Hội đồng chấm luận
văn lời cảm ơn chân thành và lời chúc tốt đẹp nhất./.

Thái Nguyên, ngày tháng 9 năm 2013
Tác giả



Đinh Thị Hoài Linh


Số hóa bởi trung tâm học liệu

iv
MỤC LỤC

MỞ ĐẦU i
1. Đặt vấn đề 1
2. Mục tiêu của đề tài 2
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 2
3.1. Ý nghĩa khoa học 2
3.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài 2
4. Những đóng góp mới của luận văn 2
Chƣơng 1 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 3
1.1. Tổng quan tài liệu 3
1.1.1. Các thông tin về Egg Stimulant 3
1.1.2. Các thông tin về gà Ai Cập và Ai Cập lai 10
1.1.3. Các chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh sản của gia cầm 12
1.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước 30
1.2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước 30
1.2.2. Tình hình nghiên cứu thế giới 31
Chƣơng 2 ĐỐI TƢỢNG, ĐỊA ĐIỂM, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU 35
2.1. Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu 35
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu 35
2.1.2.Thời gian nghiên cứu 35

2.1.3. Địa điểm nghiên cứu 35
2.2. Nội dung, phương pháp và các chỉ tiêu nghiên cứu 35
2.2.1. Nội dung nghiên cứu 35
2.2.2. Phương pháp nghiên cứu 35
2.2.3. Phương pháp xác định các chỉ tiêu 39
2.2.4. Phương pháp xử lý số liệu 41

Số hóa bởi trung tâm học liệu

v
Chƣơng 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 42
42
43
3.3. Khối lượng trứng của gà thí nghiệm 45
3.4. 47
3.5. Ảnh hưởng của Egg Stimulant đến hàm lượng vitamin A, E 50
3.6. Ảnh hưởng của Egg Stimulant đến thành phần hóa học của trứng gà Ai
Cập lai 53
3.7. Ảnh hưởng của Egg Stimulant đến hàm lượng caroten và độ đậm màu
của lòng đỏ trứng 57
3.8. Ảnh hưởng của Egg Stimulant đến một số chỉ tiêu ấp nở trứng giống
59
3.9. Ảnh hưởng của Egg Stimulant đến tiêu tốn thức ăn cho một đơn vị
sản phẩm và chi phí thức ăn cho sản xuất trứng giống 64
1. KẾT LUẬN 71
2. TỒN TẠI VÀ ĐỀ NGHỊ 71
TÀI LIỆU THAM KHẢO 73


Số hóa bởi trung tâm học liệu


vi
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT


ĐC1 : Đối chứng 1
ĐC2 : Đối chứng 2
TN1 : Thí nghiệm 1
TN2 : Thí nghiệm 2
TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam



Số hóa bởi trung tâm học liệu

vii
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU

Bảng 2.1. Sơ đồ bố trí thí nghiệm 37
Bảng 2.2. Giá trị dinh dưỡng thức ăn gà đẻ của công ty Jafa comfeed (ghi
trên bao bì) 37
Bảng 3.1. Ảnh hưởng của việc bổ sung Egg Stimulant đến tỷ lệ nuôi sống
cộng dồn của gà thí nghiệm (%) (n=3) 42
Bảng 3.2. Ảnh hưởng của việc bổ sung Egg Stimulant đến năng suất
trứng/mái bình quân của gà thí nghiệm (n=3) 43
Bảng 3.3. Ảnh hưởng của việc bổ sung Egg Stimulant đến khối lượng trứng
của gà thí nghiệm (gam/quả) (n =30) 45
Bảng 3.4. Ảnh hưởng của việc bổ sung Egg Stimulant đến một số chỉ tiêu
Chất lượng trứng qua khảo sát 49
Bảng 3.5. Ảnh hưởng của việc bổ sung Egg Stimulant đến hàm lượng

Vitamin A và E của lòng đỏ trứng gà thí nghiệm (n=3) 50
Bảng 3.6. Ảnh hưởng của việc bổ sung Egg Stimulant đến một số thành
phần hóa học của trứng giống (n=3) 52
Bảng 3.7. Ảnh hưởng của việc bổ sung Egg Stimulant đến hàm lượng
caroten và độ đậm màu lòng đỏ ở các giai đoạn thí nghiệm (n=3) 57
Bảng 3.8. Ảnh hưởng của việc bổ sung Egg Stimulant đến một số chỉ tiêu
ấp nở của đàn gà bố mẹ (n=3) 61
Bảng 3.9. Ảnh hưởng của việc bổ sung Egg Stimulant đến tiêu tốn thức ăn
cho 10 trứng giống (n=3) 64
Bảng 3.10. Ảnh hưởng của việc bổ sung Egg Stimulant đến tiêu tốn thức ăn
cho 01 gà giống loại I (n=3) 65
Bảng 3.11. Ảnh hưởng của việc bổ sung Egg Stimulant đến chi phí thức ăn
cho 10 trứng giống (đồng) 68

Số hóa bởi trung tâm học liệu

viii
Bảng 3.12. Ảnh hưởng của việc bổ sung Egg Stimulant đến chi phí thức ăn
cho 1 gà con loại I (đồng) 69

Số hóa bởi trung tâm học liệu

ix
DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 3.1. Biểu đồ ảnh hưởng của việc bổ sung Egg Stimulant đến năng suất
trứng của gà thí nghiệm (gam/quả) 44
Hình 3.2. Biểu đồ ảnh hưởng của việc bổ sung Egg Stimulant đến khối
lượng trứng của gà thí nghiệm (gam/quả) 46
Hình 3.3. Biểu đồ ảnh hưởng của việc bổ sung Egg Stimulant đến độ đậm

màu lòng đỏ ở các giai đoạn thí nghiệm 58
Hình 3.4. Biểu đồ ảnh hưởng của Egg Stimulant đến tiêu tốn thức ăn của
10 trứng giống 65
Hình 3.5. Biểu đồ ảnh hưởng của việc bổ sung Egg Stimulant đến tiêu tốn
thức ăn cho 01 gà giống loại I 66





Số hóa bởi trung tâm học liệu

1
MỞ ĐẦU

1. Đặt vấn đề
Trong quá trình hội nhập và phát triển, tiếp cận những thành tựu khoa học
công nghệ mới của thế giới, chăn nuôi gia cầm Việt Nam trong những năm gần đây
đã có tốc độ phát triển tương đối nhanh, tổng đàn gia cầm trong cả nước tại thời
điểm 1/10/2012 có 308,5 triệu con, bằng 95,63% so với 1/10/2011, trong đó đàn gà
có 223,7 triệu con, giảm 3,86%. Đàn gia cầm giảm chủ yếu do giá bán thấp trong
khi chi phí đầu vào luôn ở mức cao và lượng gia cầm nhập vào Việt Nam cả theo
đường chính ngạch và tiểu ngạch với giá bán thấp hơn nhiều so với giá trong nước.
Bộ Nông nghiệp và PTNT đã xây dựng chiến lược phát triển chăn nuôi gia
cầm trên cả nước đến năm 2020, tổng đàn gia cầm dự kiến đạt 306 triệu con vào
năm 2020 tăng 5,2%/năm, trong đó gà nuôi chăn thả có kiểm soát và nuôi nhốt
chiếm 63,3%. Để thực hiện được chiến lược đó, công tác giống là bước đột phá.
Cần chọn lọc nhân thuần những giống gà chất lượng cao nuôi thích nghi, từ đó chọn
lọc, lai tạo ra các dòng, giống phù hợp với điều kiện Việt Nam, tiến tới chủ động về
con giống chất lượng tốt.

Nhằm đẩy mạnh phát triển chăn nuôi gà hướng trứng trong nông hộ, năm
1997 Bộ Nông nghiệp và PTNT giao cho Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thuỵ
Phương thuộc Viện Chăn nuôi đã nhập, nuôi thích nghi, nghiên cứu, chọn lọc giống
gà Ai Cập. Đây là giống gà có tầm vóc thanh nhẹ, năng suất trứng đạt 205-209
quả/mái/năm chất lượng trứng thơm ngon tương đương trứng gà Ri, khả năng chống
chịu bệnh rất tốt, tự biết kiếm mồi và sử dụng có hiệu quả nhiều nguồn thức ăn, phù
hợp với môi trường nuôi chăn thả. Hiện nay gà Ai Cập và gà Ai Cập lai với gà
Leghorn của Ucraina đã được chuyển giao nuôi rộng rãi ở các địa phương mang lại
thu nhập đáng kể cho người nông dân. Nhiều hộ nông hộ có mong muốn tăng thêm
thu nhập từ nuôi gà sinh sản Ai Cập và Ai Cập lai, nên đã tiến hành sử dụng những
chế phẩm sinh học nhằm nâng cao năng suất và chất lượng trứng của gia cầm. Một
trong những chế đang được bán rộng rãi trên thị trường là Egg Stimulant đ
Indonesia, tuy nhiên hiện nay vẫn chưa có kết quả nghiên cứu ảnh hưởng

Số hóa bởi trung tâm học liệu

2
của chế phẩm này đến các chỉ tiêu năng suất và chất lượng trứng gà nói chung và
gà Ai Cập lai nói riêng, xuất phát từ mong muốn giúp người chăn nuôi gà Ai Cập
lai nâng cao năng suất và chất lượng trứng, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế, giảm
chi phí trong chăn nuôi, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Ảnh hưởng của việc
bổ sung Egg Stimulant (Indonesia) đến khả năng sản xuất của gà bố mẹ Ai Cập lai
với 2 phương thức nuôi nhốt và bán nuôi nhốt tại tỉnh Vĩnh Phúc”.
2. Mục tiêu của đề tài
- Đánh giá ảnh hưởng của chế phẩm sinh học Egg Stimulant (Indonesia) đến
năng suất trứng và năng xuất trứng của giống gà Ai Cập lai.
- Đánh giá ảnh hưởng của chế phẩm sinh học Egg Stimulant (Indonesia) đến
chất lượng trứng và chất lượng trứng giống của gà Ai Cập lai.
- Đánh giá ảnh hưởng của chế phẩm sinh học Egg Stimulant (Indonesia) đến
hệ số chuyển hoá thức ăn và kết quả ấp nở của gà Ai Cập lai.

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học
Đóng góp những số liệu khoa học về ảnh hưởng của chế phẩm sinh học Egg
Stimulant (Indonesia) đến năng xuất, chất lượng trứng và trứng giống của gà Ai Cập lai.
Kết quả của đề tài này sẽ là tài liệu tham khảo có giá trị để phục vụ cho công
tác nghiên cứu, giảng dạy trong nhà trường.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
- Là cơ sở để khuyến cáo người chăn nuôi trong việc sử dụng chế phẩm sinh
học Egg Stimulant (Indonesia).
4. Những đóng góp mới của luận văn
- Công bố những kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng của chế phẩm sinh
học Egg Stimulant (Indonesia) đến khả năng sản xuất trứng của gà Ai Cập lai
nuôi nhốt và bán nuôi nhốt.

Số hóa bởi trung tâm học liệu

3
Chƣơng 1
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1. Tổng quan tài liệu
1.1.1. Các thông tin về Egg Stimulant
Chế phẩm Egg Stimulant được sản xuất bởi Công ty sản xuất thuốc thú y PT.
MEDION – Indonesia và được phân phối bởi Công ty Dược phẩm xanh Việt Nam.
Chế phẩm được sản xuất dưới dạng bột hòa tan, có thành phần như sau:

Oxytetracycline HCl
55.000 mg
Vitamin A
6.000.000 IU

Vitamin D
3

1.000.000 IU
Vitamin E
2.000 IU
Vitamin K
3

1.000mg
Vitamin B
1

2.000mg
Vitamin B
2

5.000 mg
Vitamin B
6

1.000 mg
Vitamin B
12

2 mg
Vitamin C
20.000 mg
Ca-D-pantothenate
4.800 mg

Nicotinic acid
15.000 mg
Folic acid
250 mg
Tá dược vừa đủ
1 kg

* Oxytetracycline
Oxytetracycline là kháng sinh thuộc nhóm tetracyclin hoạt động bằng cách
gắn vào tiểu đơn vị ribosome 30S của sinh vật suceptible, sau đó kết hợp với các
aminoacyl-tRNA phân tử RNA / ribosome phức tạp, tác động đến quá trình tổng
hợp lipit của vi khuẩn. Ức chế hoạt động của Vi khuẩn bằng cách ức chế tổng hợp
lipit. Phổ rộng hoạt động bao gồm: vi khuẩn Gram (+) vi khuẩn Gram (-) vi khuẩn.

Số hóa bởi trung tâm học liệu

4

* Vitamin A
Vitamin A được tìm thấy trong gan, những sản phẩm sữa béo, như sữa, pho
mát Đồng thời vitamin A có nhiều trong một số rau, củ, quả như quả gấc, củ cà
rốt, bí ngô, cà chua, rau xanh …
- Vai trò của vitamin A
Vitamin A tham gia vào nhóm ghép của men phân huỷ, hấp thu chất dinh
dưỡng thông qua các quá trình oxy hoá khử.
Tăng sức đề kháng cho cơ thể.
Tăng khả năng sinh sản
Bảo vệ và tăng thị lực mắt
Vật nuôi trong tình trạng thiếu vitamin A kéo dài thì hiệu suất chuyển
caroten thành vitamin A cũng rất kém, vì thế trong trường hợp này chỉ nên cung cấp

vitamin A mà không nên cung cấp caroten cho con vật.
Thiếu Vitamin A ở gia cầm làm giảm khả năng kháng bệnh, gây ra mất phối
hợp thần kinh cơ, làm giảm tăng trưởng và làm giảm sản xuất trứng và trứng nở.
- Nhu cầu vitamin A
Theo tiêu chuẩn NRC (1994) nhu cầu vitamin A cho gia cầm như sau:
Gà con (0 - 8tuần tuổi): 7000UI/kg thức ăn
Gà hậu bị (8 - 18 tuần tuổi): 7000UI/kg thức ăn
Gà đẻ trứng thương phẩm: 6000UI/kg thức ăn
Gà đẻ giống thịt, trứng: 8000UI/kg thức ăn
- Chức năng dinh dưỡng của vitamin A
Chức năng thị giác
Trên võng mạc mắt có một protein thụ thể có tên là rodopsin, khi có ánh sáng
chiếu vào rodopsin phân chia thành retinol và ospin, trong bóng tối lại có quá trình
ngược lại và ratinol kết hợp với ospin để tạo thành rhodopsin.
Trong máu retinol ở dạng all-trans-retinol, khi đi vào võng mạc nó chuyển
thành all-trans-retinyl este, rồi thành 11-cis-retinol và tiếp theo là 11-cis-retinal. Ở
tế bào hình gậy trên võng mạc mắt, 11-cis-retinal kết hợp với opsin tạo nên
rodopsin. Khi có ánh sáng chiếu vào tế bào, rhodopsin phân giải thành retinol và

Số hóa bởi trung tâm học liệu

5
opsin. Chính khi rodopsin phân giải thành retinol và opsin đã tạo nên một sung thần
kinh báo về não để tạo thị giác.
Khi thức ăn thiếu vitamin A thì chức năng thị giác bị cản trở và xuất hiện
triệu chứng quáng gà. Quáng gà là triệu chứng đầu tiên của tất cả các loài động vật
khi thiếu vitamin A (Vũ Duy Giảng và cs, 1997) [12].
Chức năng liên quan đến niêm mạc (epithelial tissue)
Niêm mạc là tổ chức bao bọc các mô và cơ quan trong cơ thể. Khi thiếu vitamin
A, màng niêm mạc bị khô cứng, chết và bong tróc ra. Với mắt, thiếu vitamin A giác mô

bị khô cứng, gây ra ngứa và trầy xước, hiện tượng này gọi là xeropthalmia.
Với đường hô hấp, tiêu hóa hay sinh sản, thiếu vitamin A làm cho niêm mạc
khô cứng và suy yếu không có khả năng ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập vào bên trong
tế bào, gây ra các bệnh viêm phổi, tiêu chảy và rối loạn sinh sản, làm giảm hiệu quả
chăn nuôi rất rõ rệt ở cả gia súc non và gia súc trưởng thành.
Các chức năng khác
Vitamin A còn liên quan đến nhiều chức năng khác như sinh trưởng của
xương và sụn, sự hoạt động của các hormon tuyến giáp, hormon sinh dục và
hormon tuyến thượng thận
Ngày nay người ta còn thấy vitamin A có liên quan đế hoạt động của hệ thống
kháng thể, nó thúc đẩy sự hình thành tế bào killer, tế bào lympho B và đại thực bào.
Một số loài động vật không chỉ có nhu cầu đối với vitamin A mà còn cả β-
caroten. Buồng trứng của bò chứa nhiều β-caroten trong pha luteal, β caroten là một
thành phần quan trọng trong niêm mạc tế bào luteal. Rối loạn sinh sản ở bò sữa như
chậm rụng trứng hay phôi đầu kỳ chết nhiều có thể do thiếu tiền vitamin A trong
khẩu phần. Lợn nái được tiêm β caroten đã giảm tỷ lệ phôi chết, nhờ đó tăng được
số lượng lợn con mỗi ổ. Người ta cho rằng β caroten có ảnh hưởng trực tiếp đến sự
hình thành steroid (steroidogenesis) thông qua vai trò quét các gốc tự do mà làm tổn
hại đến tế bào của buồng trứng (theo P. McDonald, RA. Edwards, JFD. Greenhalgh,
CA Morgan, 2002) [66].
* Vitamin D
3

Số hóa bởi trung tâm học liệu

6
Chức năng của vitamin D
3
có hiệu quả liên kết với hoạt tính sinh học hầu hết
các chất chuyển hóa của nó được biết đến như Calcitriol. Trong hình thức này là

điều chỉnh quan trọng của canxi trong quá trình trao đổi chất liên kết với các tuyến
cận giáp. Mức của Calcitriol trong máu dao động sinh học với nhu cầu của gà.
Calcitriol không được lưu trữ trong cơ thể dưới bất kỳ hình thức nào. Sinh tổng hợp
của Calcitriol phụ thuộc vào vitamin D
3
, lấy từ thức ăn và thủy phân của nó trong cả
hai gan và thận. Calcitriol có đặc tính giống như hormone và chức năng chính của
nó bao gồm: tác động đến sự hấp thụ canxi từ ruột và thận, phốt pho hấp thu từ ruột,
huy động canxi từ xương trong thời gian nhu cầu sinh học cao hơn, điều chỉnh tổng
hợp canxi từ trong gan trùng với hấp thu canxi từ ruột và vận chuyển canxi thông
qua điều chỉnh tuần hoàn máu và các tế bào miễn dịch và quá trình vôi hóa như vỏ
trứng hình thành và phát triển xương.
* Vitamin E
Vitamin E có tác động sinh học nhiều nhất, chống oxy hóa, điều chỉnh của
quá trình sinh lý, chức năng sinh sản và khả năng miễn dịch. Thiếu vitamin E gây
biến đổi đường sinh dục, gây thoái hóa loạn dưỡng cơ. Ở động vật đực khi thiếu
vitamin E thì tế bào sinh tinh bị thoái hóa, tinh trùng kém hoạt động, chất lượng tinh
trùng giảm, dẫn tới không có khả năng thụ tinh. Ở động vật cái phần lớn các quá trình
sinh dục (động hớn, rụng trứng, thụ tinh) vẫn duy trì nhưng phôi thai không phát triển
được vì có những biến đổi chai sơ niêm mạc tử cung, phôi thai chết yểu. Động vật thiếu
vitamin E có thể được ngăn ngừa bằng cách bổ sung vào khẩu phần ăn. Vitamin E được
bài tiết qua phân.
* Vitamin K
Chức năng chính của vitamin K như yếu tố hợp tác cho phản ứng carboxyl
hóa trước khi thành lập của một số protein trong gan. Vai trò của vitamin K là
trong việc chuyển đổi của các protein này vào sinh học hình thức. Các protein
này chính là prothrombin, osteocalcin và cơ chế đông máu huyết tương.
Osteocalcin là quan trọng trong chuyển hóa canxi như nó được tìm thấy trong
xương, vỏ tuyến và vỏ trứng. Osteocalcin cũng được tìm thấy trong xương gà
phôi thai trước khi sinh khoáng.


Số hóa bởi trung tâm học liệu

7
Số lượng đầy đủ của prothrombin protein là điều cần thiết cho sự hình thành
máu đông, bình thường sau chấn thương mạch máu chảy máu. Prothrombin được
sản xuất trong gan và được sử dụng liên tục trong cơ thể. Vì vậy vitamin K phải
được cung cấp liên tục với số lượng đầy đủ để hỗ trợ quá trình sinh tổng hợp của
prothrombin. Những dấu hiệu của sự thiếu hụt vitamin K là máu khó đông.
* Vitamin B
1
Thiamin được dễ dàng tìm thấy trong tự nhiên. Hấp thụ hiệu quả của thiamin
đòi hỏi sự phân hủy các phân tử với tác động của axit clohydric trong dạ dày. Este
phosphoric của thiamin được chia trong dạ dày. Thiamin miễn phí hòa tan trong
nước và dễ dàng hấp thu từ ruột non đoạn tá tràng. Hấp thụ xảy ra nhanh hơn với sự
tác động của acid ascorbic, penicillin, sorbitol và sự hiện diện của chất béo trong
đường tiêu hóa. Sau khi hấp thu, thiamin được vận chuyển thông qua các tĩnh mạch
cửa gan bị ràng buộc với một loại protein vận chuyển trong huyết tương. Phản ứng
phosphoryl hóa, sau sự hấp thụ, xảy ra ở hầu hết các mô đặc biệt là ở gan. Thiamin
trong gan được phosphoryl hóa dưới tác động của ATP để tạo thành một enzyme
trao đổi chất hoạt động từ được gọi là thiamin phosphoryl hóa (TPP) hoặc đồng-
men carboxylase. Trong cơ thể, thiamin được ưu tiên giữ lại trong các cơ quan với
các hoạt động trao đổi chất cao. Không có thiamin dự trữ trong cơ thể, một khi độ
bão hòa, thiamin được bài tiết qua thận và vào trong ruột qua mật và bài tiết trong
khối lượng phân
* Vitamin B
2
Riboflavin chức năng chủ yếu là FMN và FAD, nhóm chân tay giả cho
enzyme flavoprotein tham gia trong việc chuyển giao các điện tử trong phản ứng
oxi hóa khử sinh học. Một số mẫu của flavoprotein là các dehydrogenas hiếu khí

(amino acid oxidase, glucose oxidase), dehydrogenas kỵ khí (lipoyl dehydrogenase,
succinic dehydrogenase), và oxidases (xanthine oxidase, nicotinamide adenine
dinucleotide, giảm [NADH-cytrochrome reductase). Như vậy, riboflavin đóng một
vai trò quan trọng trong chuyển hóa carbohydrate, axit amin, chất béo và là trung
tâm của quá trình hô hấp của ty lạp thể và phosphoryl hóa oxi hóa. Riboflavin uống
và tiêm liều lượng lớn thường không độc hại. Đối với hầu hết các loài động vật, giới

Số hóa bởi trung tâm học liệu

8
hạn trên an toàn là khoảng 10-20 lần, và có thể cả 100 lần, nhu cầu dinh dưỡng của
họ. Các tác dụng phụ đã không được báo cáo ở các loài trong nước.
* Vitamin B
6
Vitamin B6 chức năng chủ yếu là ở dạng coenzyme pyridoxal phosphate như
một codecarboxylase cho các phản ứng liên quan đến transamination, decarboxylation,
deamination, desulfahydration, thủy phân, và tổng hợp axit amin. Tổng hợp niacin
từ tryptophan đòi hỏi enzyme phụ thuộc vào vitamin B
6
, kynureninase -
aminolevulinic acid. Vitamin B
6
là cần thiết cho bước đầu tiên trong porphyrin
hình thành. Vitamin B
6
cũng đóng một vai trò trong sự tổng hợp từ axit linoleic acid
arachidonic, thủy phân glycogen đường-phosphate-1, tổng hợp các amin sinh và kết
hợp của sắt vào hemoglobin. Các hình thức tự nhiên của vitamin B6 là tương đối
không độc hại ngay cả ở liều cao hơn.
* Vitamin B

12
Vitamin B
12
là điều cần thiết, cùng với folacin, cho việc chuyển giao của các
nhóm methyl trong sự tổng hợp methionine, choline và sản xuất của purine và
pyrimidine. Vitamin B
12
thiếu hụt làm suy yếu việc loại bỏ các nhóm methyl axit
methyltetrahydrofolic. Vitamin B
12
là cần thiết cho sự kết hợp của serine,
methionine, phenylalanine thành các protein, và như coenzyme adenosylcobalamin
isomerase mutase hoặc methylmalonyl-CoA, nó là cần thiết cho việc chuyển đổi
của propionate succynil CoA. Bởi vì hoạt động của enzym tổng hợp methionine
cũng bị suy yếu do sự thiếu hụt methylcobalamin, hyperhomocysteinemia, như
thiếu hụt folate và cũng có thể đáp ứng để bổ sung vitamin B
12
, mặc dù hiệu quả
không được như folate.
* Vitamin C
Tham gia vào quá trình oxi hóa hoàn nguyên, xúc tác vận chuyển hydrogen
giữa NAD.H
2
và FAD.H
2
với hệ thống cytocrom, bên cạnh đó chúng còn có tác dụng
kích thích enzyme aconitase trong chu trình Krebs, do đó ảnh hưởng gián tiếp tới sự
chuyển hóa glucose. Thiếu vitamin C sự tổng hợp và tích lũy glycogen ở gan và cơ bị
giảm sút rất rõ. Vitamin C có liên quan chặt chẽ đối với sự trao đổi protein của các


Số hóa bởi trung tâm học liệu

9
mô gân, xương Vitamin C được cho là đóng một vai trò quan trọng trong trao đổi
lipid và tổng hợp carnitine, mạch máu duy trì tính toàn vẹn và chức năng miễn dịch.
* Acid nicotinic (Niacin)
Trong chức năng sinh hóa của nó, niacin duy trì tính toàn vẹn của các mô da,
đường tiêu hóa và các mô thần kinh. Niacin được tham gia vào phản ứng trao đổi
chất trong cơ thể, phản ứng được tóm tắt như sau:
Trong phản ứng chuyển hóa carbohydrate, nó tham gia vào glycolysis, tổng hợp
acid béo và quá trình oxy hóa thông qua chu trình acid tricarboxyclic.
Trong các phản ứng chuyển hóa lipid, nó tham gia vào tổng hợp glycerol, quá
trình oxy hóa acid béo và tổng hợp và tổng hợp steroid.
Trong các phản ứng chuyển hóa protein, nó tham gia vào phân hủy và tổng
hợp các axit amin và tham gia quá trình oxy hóa của chuỗi carbon thông qua axit
tricarboxylic.
* Ca-d-pantothenate
Pantothenic acid là một thành phần phân tử của protein enzyme có vai trò
quan trọng trong chuyển hóa năng lượng trao đổi nội sinh trong tất cả các mô, chức
năng chính của nó bao gồm việc sử dụng tổng hợp, chất dinh dưỡng và phân hủy
acid béo và có mặt tham gia trong chu trình acid citric. Pantothenic acid là yếu tố
quan trọng đối với chức năng của hệ thống thần kinh, sản xuất các kháng thể trong
hệ thống miễn dịch và sản xuất các kháng thể trong phản ứng miễn dịch.
Pantothenic acid quang học được giới hạn hoạt động trong các hình thức
dextrorotary gọi là d-pantothenates. Vai trò chuyển hóa acid pantothenic là một
thành phần của enzyme và co-enzyme. Với nucleotide, nó tạo thành một phần của
enzyme quan trọng trong sự trao đổi chất. Trong acetyl co-enzyme, nó cần thiết
trong quá trình oxy hóa năng lượng của chất béo, carbohydrate và axit amin.
Pantothenic acid quan trọng trong quá trình trao đổi chất của tất cả các tế bào, nó
tham gia vào phản ứng hóa học tế bào được gọi là phản ứng acetylation. Chức năng

chủ yếu trao đổi chất của axit pantothenic bao gồm tổng hợp các acid béo,
cholesterol và các sterol. Pantothenic acid được tham gia vào chu trình acid citric và
sử dụng các chất dinh dưỡng cho sự chuyển hóa năng lượng. Nó là cần thiết để tổng

Số hóa bởi trung tâm học liệu

10
hợp kháng thể và acetylation của choline để truyền xung động thần kinh cũng như
là quan trọng trong hoạt động của tuyến thượng thận.
* Acid folic
Axit folic mang tên là vitamin Bc nó cần thiết cho sự phát triển của động vật
non,và cần thiết cho quá trình trao đổi chất của axit amin trong quá trình sinh tổng
hợp của các thành phần purine và pyrimidine của nucleic acid, không những vậy nó
cần thiết cho việc phân chia tế bào (purine là thành phần của axit nucleic và do đó
cần thiết cho sự hình thành tế bào và chức năng của nó). Acid folic quan trọng đối
với việc duy trì hệ thống miễn dịch, có thể qua trung gian tổng hợp DNA.
1.1.2. Các thông tin về gà Ai Cập và Ai Cập lai
1.1.2.1. Gà Ai Cập
Gà Ai Cập nhập về nước ta năm 2003 và được nuôi thử nghiệm tại Trung
tâm Nghiên cứu gia cầm Thụy Phương - Viện chăn nuôi có kết quả tốt.
Màu lông đen đốm trắng, mào đơn đứng, đỏ tươi, da trắng, nhanh nhẹn, thiết
diện hình nêm, chân cao màu chì, có hai hàng vảy, xung quanh mắt có màu lông
sẫm hơn nên nhiều bà con nông dân gọi là mắt hoa hậu để dễ nhận.
Gà có sức sống tốt, tỷ lệ nuôi sống cao, khối lượng cơ thể lúc 9 tuần tuổi đạt
960g, gà mái lúc 20 tuần tuổi đạt 1,45 g. Tiêu tốn 2,2 kg thức ăn/10 quả trứng. Tuổi
gà bắt đầu đẻ khoảng 19 tuần, năng suất trứng có thể đạt 184 quả/mái/năm (nuôi
nhốt hoàn toàn) và 178 quả/mái/ năm (nuôi bán chăn thả). Trứng có vỏ dày (0,38
mm) thích hợp cho vận chuyển xa và trong ấp nở; tỷ lệ lòng đỏ cao (31,09 %); trứng
có màu trắng, chất lượng thơm ngon được người tiêu dùng ưa chuộng.
1.1.2.2. Gà Leghorn

Gà Leghorn có nguồn gốc ở Italia. Khoảng những năm 1830, giống gà này
được đưa sang Mỹ nuôi, sau khi được chọn lọc, nâng cao, ổn định khả năng sản
xuất, giống gà Leghorn được xuất trở lại châu Âu, đến nước Anh năm 1869. Ở các
nước khác nhau, người ta đã chọn tạo gà Leghorn thành các dòng có màu lông và
ngoại hình khác nhau theo sở thích, ví dụ, người Anh tạo ra gà Leghorn có ngoài
hình to hơn, mào, tích to hơn, lông đuôi sếp xít nhau, còn người Mỹ thì tạo ra gà

Số hóa bởi trung tâm học liệu

11
Leghorn với những đặc điểm đối lập với người Anh; tuy nhiên giống gà này luôn
cho năng suất trứng cao, khoảng 250 trứng hoặc cao hơn cho 1 năm đẻ.
Đặc điểm của gà Leghorn trắng
Mào đơn có dạng cong tròn, lá tai trắng, đôi khi có những chấm vàng. Mống
mắt màu đỏ hoặc da cam. Mỏ chắc màu vàng. Cổ dài trung bình có nhiều lông dài.
Mình thon, ngực hơi dô về phía trước. Chân cao trung bình, có đầu gối rõ rệt, bàn
chân mảnh màu vàng. Lông áp sát vào thân màu trắng về sau hơi ngả vàng, đuôi có
góc rộng và nhiều lông. Ở gà mái mào đứng hoặc ngả sang một bên nhưng không
che mắt. Bụng phẳng và mềm. Đuôi thay đổi tuỳ ý: lúc thẳng, lúc quay sang trái, lúc
quay sang phải. Vỏ trứng màu trắng, lông tơ gà con màu vàng.
Ở tuổi trưởng thành, gà trống có thể tới nặng 3,4 kg, gà mái là 2,5 kg. Năng
suất trứng 180 -250 quả/năm, khối lượng trứng 55 - 60 g.
Các nhà chọn giống trên thế giới đã không ngừng nâng cao sức sản xuất của
gà Leghorn. Có thể nói bất kỳ dòng gà hướng trứng nào trên thế giới ngày nay đều
có máu của gà Leghorn, hơn nữa người ta còn sử dụng để lai tạo các dòng gà theo
hướng khác nhau.
1.1.2.3. Gà Ai Cập lai Leghorn
Gà F1 (Leghorn x Ai Cập) có ngoại hình trung gian giữa Leghorn và Ai
Cập, có ngoại hình của loại hình gà hướng trứng điển hình. Màu lông giống
Leghorn nhiều hơn (cơ bản là màu trắng nhưng trắng đục, không trắng tinh như

Leghorn), ở vùng lưng và cánh có một số đốm đen nhỏ, chân chì giống mẹ, da
trắng, mào đơn và đỏ nhạt hơn mào của Leghorn. Đặc biệt, gà lai F1 (Leghorn ×
Ai Cập) tỏ ra hiền lành nên dễ quản lý chăm sóc hơn gà Ai Cập.
Gà có tuổi thành thục sinh dục muộn hơn gà Ai Cập không đáng kể nhưng có
tốc độ đẻ, tỉ lệ đẻ nhanh hơn. Năng suất trứng của gà lai F1 (Leghorn × Ai Cập) cao
hơn gà Ai Cập. Trứng gà F1 (Leghorn x Ai Cập) rất hợp với thị hiếu người tiêu dùng,
các chỉ tiêu chất lượng trứng đều tốt, không thua kém so với trứng gà Ai Cập. Tiêu
tốn thức ăn/10 quả trứng tương đối thấp.
Tỷ lệ nuôi sống trong giai đoạn sinh sản khá cao, 21-48 tuần tuổi là 95,0%.

Số hóa bởi trung tâm học liệu

12
Khối lượng gà mái F1 (Leghorn × Ai Cập) khi đẻ 5%; 50%; 70% và đỉnh cao
lần lượt là 1425g; 1527,50g; 1625g; 1722,5g. Gà lai F1 (Leghorn × Ai Cập) luôn có
khối lượng cơ thể cao hơn gà Ai Cập ở các thời điểm tương ứng, gà F1 (Leghorn ×
Ai Cập) có tỷ lệ đẻ tăng nhanh hơn và trong suốt thời gian theo dõi, luôn cao hơn so
với gà Ai Cập. Gà F1 (Leghorn × Ai Cập) có tỷ lệ đẻ đạt đỉnh cao 83,05% vào tuần
tuổi 37, trong khi đỉnh cao tỷ lệ đẻ của gà Ai Cập chỉ là 74,89%, vào tuần tuổi 39.
Về năng suất trứng, đến 48 tuần tuổi, mỗi gà mái F1 (Leghorn × Ai Cập) đẻ
được 132,5 quả. Theo Bùi Hữu Đoàn (2010) [10].
1.1.3. Các chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh sản của gia cầm
Để duy trì và phát triển đàn gia cầm thì khả năng sinh sản là yếu tố cơ bản
quyết định đến quy mô, năng suất và hiệu quả sản xuất đối với gia cầm. Sản phẩm
chủ yếu là thịt và trứng, trong đó sản phẩm trứng được coi là hướng sản xuất chính
của gà hướng trứng. Còn với gà hướng thịt (cũng như gà hướng trứng) khả năng
sinh sản hay khả năng đẻ trứng quyết định đến sự nhân đàn di truyền giống mở rộng
quy mô đàn gia cầm. Từ đó, nó quyết định tới năng suất, sản lượng sản phẩm của
chăn nuôi gia cầm. Con người chú trọng đến sinh sản của gia cầm, vì không
những chức năng đó liên quan đến sự sinh tồn của loài cầm điểu mà từ đó con

người mới có số lượng đông đảo gia cầm để sử dụng 2 sản phẩm quan trọng
trứng và thịt. Sinh sản là chỉ tiêu cần được quan tâm trong công tác giống nói
chung và công tác giống gia cầm nói riêng. Ở các loại gia cầm khác nhau thì đặc
điểm sinh sản cũng khác nhau rõ rệt.
1.1.3.1. Tuổi thành thục về tính dục
Ở gà, tuổi thành thục về tính dục được tính từ khi gà đẻ bói đối với từng cá
thể hoặc lúc tỷ lệ đẻ đạt 5 %, đối với đàn quần thể. Tuy nhiên xác định tuổi đẻ của
gà dựa trên số liệu của từng cá thể trong đàn là chính xác nhất. Tuổi thành thục về
tính dục chịu ảnh hưởng bởi giống và môi trường. Các giống khác nhau thì tuổi
thành thục về tính dục cũng khác nhau.
* Tuổi đẻ đầu

Số hóa bởi trung tâm học liệu

13
Đó là tuổi bắt đầu hoạt động sinh dục và có khả năng tham gia quá trình sinh
sản. Đối với gia cầm mái tuổi thành thục sinh dục là tuổi bắt đầu đẻ quả trứng đầu tiên.
Đây là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến năng suất trứng. Đối với một đàn gà
cùng lứa tuổi thì tuổi đẻ quả trứng đầu tiên là thời điểm tại đó đàn gà đạt tỷ lệ đẻ 5 %.
Tuổi đẻ quả trứng đầu của gà Lương Phượng Hoa trong khoảng 157-160 ngày (Trần
Công Xuân và cs, 2004) [58], của gà Sasso SA31L là 150 ngày (Đoàn Xuân Trúc và
cs, 2004) [43], của gà Isa color là 154 ngày (Phùng Đức Tiến và cs, 2004) [38], gà
Kabir giao động từ 179-187 ngày (Lê Thị Nga 2004) [29], gà lai TP1 (trống LV3 x mái
SA31) là 172 ngày (Phùng Đức Tiến và cs, 2007) [35] Theo Brandsch H. và cs (1978)
[1] tuổi đẻ quả trứng đầu tiên và khối lượng cơ thể có tương quan với nhau.
Tuổi gà đẻ đạt 50 % :
Tuổi gà đẻ đạt đỉnh cao: Đây là chỉ tiêu đánh giá sức đẻ trứng của đàn gia cầm.
Đỉnh cao của tỷ lệ đẻ cho biết mối tương quan với năng suất trứng. Tỷ lệ đẻ cao, thời
gian đẻ kéo dài trong thời kỳ sinh sản chứng tỏ là giống tốt. Chế độ chăm sóc nuôi
dưỡng đảm bảo thì năng suất sinh sản sẽ cao và ngược lại. Gà chăn thả sẽ có tỷ lệ đẻ

thấp trong mấy tuần đầu của chu kỳ đẻ, sau đó tăng dần và tỷ lệ đẻ đạt cao ở những
tuần tiếp theo rồi giảm dần ở cuối kỳ sinh sản. Năng suất trứng trên năm của một quần
thể gà mái cao sản được thể hiện theo quy luật, cường độ đẻ trứng đạt cao nhất vào
tháng thứ hai, thứ ba sau đó giảm dần đến hết năm đẻ (Khavecman (1972) [22].
* Những yếu tố ảnh hưởng đến tuổi thành thục về tính
Thời gian chiếu sáng cũng ảnh hưởng lớn đến tuổi thành thục về tính dục.
Thí nghiệm của Morris T. R. (1967) [65] trên gà Legohrn được ấp nở quanh năm
cho biết, những gà được ấp nở vào tháng 12 và tháng 1 thì nó có tuổi thành thục về
tính là 150 ngày. Những gà được ấp nở từ tháng 4 đến tháng 8 thì tuổi thành thục
trên 170 ngày. Những gà nở sau đó có tuổi thành thục về tính ngắn hơn vì thời gian
sinh trưởng giai đoạn hậu bị của chúng diễn ra trong những ngày có thời gian chiếu
sáng giảm dần, sau đó ánh sáng lại tăng dần lên, do vậy sẽ kích thích cơ quan sinh
dục phát triển và rút ngắn tuổi thành thục về tính dục.

Số hóa bởi trung tâm học liệu

14
Tuổi đẻ trứng đầu phụ thuộc vào chế độ nuôi dưỡng các yếu tố môi trường
đặc biệt là thời gian chiếu sáng; thời gian chiếu sáng dài sẽ thúc đẩy gia cầm đẻ
sớm. Tuổi đẻ đầu sớm hay muộn liên quan đến khối lượng cơ thể ở một thời điểm
nhất định. Những gia cầm thuộc giống có khối lượng cơ thể nhỏ, tuổi thành thục
sinh dục thường sớm hơn những gia cầm có khối lượng cơ thể lớn. Trong cùng một
giống, cơ thể nào được chăm sóc, nuôi dưỡng tốt, điều kiện thời tiết khí hậu và độ
dài ngày chiếu sáng phù hợp sẽ có tuổi thành thục sinh dục sớm hơn. Nhiều công
trình nghiên cứu đã chứng minh tuổi thành thục sinh dục sớm là trội so với tuổi
thành thục sinh dục muộn (2002) [6].
1.1.3.2. Cường độ đẻ trứng
Cường độ đẻ trứng là sức đẻ trứng trong một thời gian ngắn. Trong thời gian
này có thể loại trừ ảnh hưởng của môi trường. Thời gian kéo dài sự đẻ có liên quan
tới chu kỳ đẻ trứng. Chu kỳ đẻ kéo dài hay ngắn phụ thuộc cường độ và thời gian

chiếu sáng. Đây là cơ sở để áp dụng chiếu sáng nhân tạo trong chăn nuôi gà đẻ.
Giữa các trật đẻ, gà thường có những khoảng thời gian đòi ấp. Sự xuất hiện bản
năng đòi ấp phụ thuộc nhiều vào yếu tố di truyền vì ở các giống khác nhau có bản
năng đòi ấp khác nhau, ( , 2002) [8].
- Chu kỳ đẻ trứng: Chu kỳ đẻ trứng được tính từ khi đẻ quả trứng đầu tiên đến
khi ngừng đẻ và thay lông, đó là chu kỳ thứ nhất. Chu kỳ thứ hai bắt đầu từ khi gia
cầm bắt đầu đẻ lại (sau khi thay lông) tới khi ngừng đẻ và thay lông lần thứ hai. Cứ
như thế có thể xác định tiếp tục các chu kỳ tiếp theo. Chu kỳ đẻ trứng liên quan tới
vụ nở gia cầm con mà bắt đầu và kết thúc ở các tháng khác nhau thường ở gà là một
năm. Nó có mối tương quan thuận với tính thành thục sinh dục, nhịp độ đẻ trứng, sức
bền đẻ trứng và chu kỳ đẻ trứng, yếu tố này do hai gen P và p điều hành. Sản lượng
trứng phụ thuộc vào thời gian kéo dài chu kỳ đẻ trứng (Kushner K. F., 1994) [20].
* Các yếu tố ảnh hưởng đến cường độ đẻ trứng
Thời gian nghỉ đẻ ngắn hay dài có ảnh hưởng trực tiếp đến sản lượng trứng
cả năm. Gà thường hay nghỉ đẻ mùa đông do nguyên nhân giảm dần về cường độ và

Số hóa bởi trung tâm học liệu

15
thời gian chiếu sáng tự nhiên. Ngoài ra sự nghỉ đẻ này còn do khí hậu, sự thay đổi
thức ăn, chu chuyển đàn.
- Ảnh hưởng của tuổi thành thục về tính dục
Tuổi thành thục về tính của gia cầm có ảnh hưởng rõ ràng đến sản lượng
trứng trong chu kỳ để đầu và chu kỳ đẻ tiếp theo. Gà thành thục về tính quá sớm sẽ
đẻ trứng nhỏ với thời gian dài, ảnh hưởng xấu tới giá trị kinh tế vì không thu được
trứng giống. Tuổi và năm đẻ của gia cầm có liên quan đến sản lượng trứng, gà đẻ
năm thứ hai sản lượng trứng giảm khoảng 10-20 %, (
1994) [17].
- Ảnh hưởng của bản năng đòi ấp
Bản năng đòi ấp là một đặc tính bẩm sinh của gia cầm để duy trì nòi giống. Sự

xuất hiện bản năng đòi ấp phụ thuộc vào các yếu tố di truyền, ở các dòng, các giống
khác nhau thì tỷ lệ xuất hiện bản năng đòi ấp cũng khác nhau, Các giống gà chuyên
dụng qua quá trình lai tạo và chọn lọc thì bản năng đòi ấp hầu như không còn
, 2005) [18]. Riêng đối với các giống gà địa phương bản năng đòi ấp vẫn
còn và có tỷ lệ rất cao, ở gà Ri tỷ lệ đòi ấp trên 30%, chính vì vậy mà sản lượng trứng
thấp hơn, Gà Ri nuôi đại trà trong nông thôn hộ chỉ đẻ 86,99 quả/mái (Hồ Xuân Tùng,
2009) [50], trong khi đó ở gà Lương Phượng là 168,73 quả/mái (Trần Công Xuân và
cs, 2004) [59] .
- Ảnh hưởng của sự thay lông
Sự thay lông của gà là một quá trình sinh lý tự nhiên. Ở gia cầm hoang dã thì
thời gian thay lông vào mùa thu. Thời gian thay lông càng dài, sản lượng trứng càng
thấp. Sức đẻ trứng giảm ngay sau khi gà rụng lông. Trong thời kỳ thay lông buồng
trứng bị thoái hóa và khối lượng của buồng trứng bị giảm đi khoảng đi khoảng 5%
so với khối lượng lúc trước , 2002) [24].
- Ảnh hưởng của nhiệt độ
Nhiệt độ môi trường xung quanh có liên quan mật thiết với sản lượng trứng.
Nhiệt độ cao hoặc thấp đều ảnh hưởng đến sản lượng trứng thông qua mức độ tiêu
thụ thức ăn. Khi được nuôi trong điều kiện nhiệt độ 20
o
C nhu cầu về năng lượng là
thấp, mức tiêu thụ thức ăn cao, mức tiêu thụ thức ăn này sử dụng cho việc sưởi ấm

×