Tải bản đầy đủ (.pdf) (119 trang)

nghiên cứu khả năng sản xuất, chất lượng thịt và phân tích đa hình gen di truyền của gen h-fabp bằng phương pháp pcr-rflp trên đàn lợn mẹo nuôi tại huyện pác nặm - tỉnh bắc kạn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.06 MB, 119 trang )


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM







NGUYỄN THỊ HẰNG





“NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SẢN XUẤT, CHẤT LƢỢNG THỊT VÀ
PHÂN TÍCH ĐA HÌNH GEN DI TRUYỀN CỦA GEN H-FABP
BẰNG PHƢƠNG PHÁP PCR - RFLP TRÊN ĐÀN LỢN MẸO NUÔI
TẠI HUYỆN PÁC NẶM - TỈNH BẮC KẠN”



LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP













THÁI NGUYÊN - 2011

2


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM





NGUYỄN THỊ HẰNG




“NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SẢN XUẤT, CHẤT LƢỢNG THỊT VÀ
PHÂN TÍCH ĐA HÌNH GEN DI TRUYỀN CỦA GEN H-FABP BẰNG
PHƢƠNG PHÁP PCR - RFLP TRÊN ĐÀN LỢN MẸO NUÔI TẠI
HUYỆN PÁC NẶM - TỈNH BẮC KẠN”



LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP




CHUYÊN NGÀNH: CHĂN NUÔI
Mã số: 60 62 40


Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Liên







THÁI NGUYÊN - 2011

3




LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan các số liệu và kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn
là trung thực, khách quan và chƣa có ai công bố trong bất kỳ công trình
nghiên cứu nào.

























4


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn Thạc sĩ khoa học
nông nghiệp, chúng tôi nhận đƣợc sự giúp đỡ quý báu của Nhà trƣờng và địa
phƣơng. Nhân dịp hoàn thành luận văn này tôi xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn và
sự kính trọng sâu sắc nhất tới:

Ban Giám hiệu Trƣờng Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Khoa Sau Đại học và
các thầy cô giáo Khoa Chăn nuôi Thú y - Trƣờng Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.
Đặc biệt, tôi xin trân trọng cảm ơn sự quan tâm, giúp đỡ của thầy giáo hƣớng
dẫn: TS. Nguyễn Thị Liên đã tận tình hƣớng dẫn, giúp đỡ tôi trong quá trình triển
khai các nội dung nghiên cứu cũng nhƣ đã góp nhiều ý kiến quý báu cho việc hoàn
thành luận văn.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Chi cục Thú y tỉnh Bắc Kạn, Trạm
Thú y huyện Pác Nặm, phòng Công nghệ gen động vật, Viện Công nghệ sinh học,
Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã tạo điều kiện và giúp đỡ về thời gian, cơ
sở vật chất, nhân lực giúp tôi hoàn thành luận văn.
Nhân dịp này tôi cũng xin đƣợc bày tỏ lòng biết ơn chân thành nhất tới toàn
thể gia đình, bạn bè gần xa và đồng nghiệp đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và sự giúp
đỡ vô hạn về mọi mặt, động viên, khuyến khích tôi trong quá trình học tập và
nghiên cứu.
Tôi xin trân trọng gửi tới các thầy cô giáo, các quý vị trong Hội đồng chấm
luận văn lời cảm ơn chân thành và lời chúc tốt đẹp nhất.
Thái Nguyên, tháng10 năm 2011
Tác giả



Nguyễn Thị Hằng
5


MỤC LỤC

Trang
Phần mở đầu 1
1. Đặt vấn đề 1

2. Mục tiêu của đề tài 2
3. Ý nghĩa của đề tài 3
3.1. Ý nghĩa khoa học 3
3.2. Ý nghĩa thực tiễn 3
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
1.1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI 4
1.1.1. Đặc điểm sinh học chung của lợn 4
1.1.1.1. Nguồn gốc của lợn nhà 4
1.1.1.2. Lợn là loài có khả năng sinh sản cao 6
1.1.1.3. Lợn là loài gia súc ăn tạp, khả năng chịu đựng kham khổ cao 6
1.1.1.4. Lợn là loài có năng suất thịt cao, chất lượng thịt mỡ tốt 7
1.1.1.5. Lợn là loài gia súc có khả năng thích nghi cao, dễ huấn luyện 7
1.1.2. Một số đặc điểm của giống lợn Mẹo 8
1.1.3. Tổng quan về lĩnh vực bảo tồn và phát triển các giống vật nuôi địa
phƣơng 10
1.1.4. Sự sinh trƣởng và phát triển của vật nuôi 11
1.1.4.1. Khái niệm sinh trưởng 11
1.1.4.2. Đặc điểm sinh trưởng của lợn 13
1.1.4.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới sinh trưởng của lợn 14
1.1.5. Các chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh trƣởng, năng suất và chất lƣợng thịt
lợn 19
1.1.6. Thành phần hoá học thịt 20
6


1.1.7. Đa hình gen di truyền 21
1.1.7.1. Gen 21
1.1.7.2. Chỉ thị di truyền (Gentic marker) 21
1.1.7.3. Ứng dụng các chỉ thị di truyền đến các tính trạng số lƣợng ở lợn 24
1.1.7.4. Gen Heart-fatty acid binding protein (H-FABP) 25

1.1.7.4.1. Vị trí, cấu trúc, chức năng của gen H-FABP 25
1.1.7.4.2. Đa hình di truyền gen H-FABP 28
1.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƢỚC 31
1.2.1. Tình hình nghiên cứu trong nƣớc 31
1.2.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới 36
CHƢƠNG 2: ĐỐI TƢỢNG - NỘI DUNG - PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU 40
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu 40
2.2. Địa điểm - thời gian tiến hành 40
2.3. Nội dung nghiên cứu 40
2.3.1. Nghiên cứu khả năng sinh trưởng qua các tháng tuổi của lợn thịt 40
2.3.2. Nghiên cứu chất lượng thịt lợn Mẹo 40
2.3.3. Phân tích đa hình gen liên quan đến chất lượng thịt lợn Mẹo 40
2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu 40
2.4.1. Phương pháp nghiên cứu khả năng sinh trưởng của đàn lợn Mẹo 41
2.4.1.1. Sinh trưởng tích luỹ 41
2.4.1.2. Sinh trưởng tương đối 41
2.4.1.3. Sinh trưởng tuyệt đối 41
2.4.2. Phương pháp nghiên cứu chất lượng thịt lợn Mẹo 42
2.4.2.1. Mổ khảo sát 42
2.4.2.2. Phương pháp phân tích mẫu thịt 43
2.4.3. Phân tích đa hình gen 43
7


2.4.3.1. Nguyên liệu phân tích gen 43
2.4.3.2. Phương pháp tách chiết DNA từ mẫu mô tai lợn 44
2.4.3.3. Phương pháp kiểm tra DNA bằng điện di gel agarose 46
2.4.3.4. Định lượng DNA bằng quang phổ kế 48
2.4.3.5. Phản ứng PCR 49

2.4.3.6. Phương pháp phân tích đa hình đoạn cắt giới hạn (RFLP) 50
2.5. Phƣơng pháp xử lý số liệu 51
CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 52
3.1. Kết quả nghiên cứu về khả năng sinh trƣởng của đàn lợn Mẹo 52
3.1.1. Sinh trƣởng của lợn con giai đoạn theo mẹ 52
3.1.2. Sinh trƣởng của lợn Mẹo nuôi thịt 56
3.2. Kết quả mổ khảo sát - đánh giá chất lƣợng thịt lợn Mẹo 59
3.2.1. Kết quả mổ khảo sát 59
3.2.2. Đánh giá chất lƣợng thịt lợn Mẹo 61
3.2.2.1. Kết quả phân tích mẫu thịt 61
3.2.2.2. Kết quả phân tích thành phần acid amine 62
3.3. Kết quả tách chiết và tinh sạch DNA tổng số từ các mẫu mô tai lợn 63
3.4. Phân tích đoạn gen H-FABP bằng phƣơng pháp PCR-RFLP 64
3.4.1. Phân tích đoạn gen H-FABP bằng phương pháp PCR 64
3.4.2. Phân tích đoạn gen H-FABP bằng enzyme cắt giới hạn HaeIII 65
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 69
1. Kết luận 69
2. Đề nghị 69
TÀI LIỆU THAM KHẢO 70
I. Tài liệu tiếng Việt 70
II. Tài liệu tiếng nƣớc ngoài 74
III. Tài liệu từ Internet 78
8


CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT

Ký hiệu
chữ
Tên tiếng Anh

Tên tiếng Việt
AFLP
Amplified Fragment Length
Polymorphism
Đa hình chiều dài các đoạn
DNA đƣợc khuếch đại
bp
Base paire
Cặp bazơ
BF
Back fat
Độ dày mỡ lƣng
H-FABP
Heart fatty acid binding protein
Protein liên kết acid béo ở tim
dNTP
Deoxynucleoside triphosphate
Deoxynucleosit triphotphat
EDTA
Ethylene diamine tetracetic acid
Axit ethylen diamin tetracetic
RFLP
Restriction Fragment Length
Polymorphism
Đa hình độ dài các đoạn cắt
giới hạn
RNase
Ribonuclease
Ribonucleaza
SDS

Sodium dodecyl sulfate
Sodium dodecyl sunphat
TAG
Triacylglycerol
Triacylglycerol
TE
Tris-EDTA
Đệm TE
TBE
Tris boric acid - EDTA
Đệm TBE
cs

Cộng sự
tr

trang
n

Số con
ĐVT

Đơn vị tính
g

Gam
kg

Kilogam
%


Phần trăm



9


DANH MỤC CÁC BẢNG

Trang
Bảng 1.1. Vị trí của các yếu tố phiên mã bám trên vùng phía trƣớc đầu 5' của
gen mã hoá H-FABP 26
Bảng 2.1. Đệm và các dung dịch pha chế 43
Bảng 2.2. Tƣơng quan giữa nồng độ gel agarose và kích thƣớc đoạn DNA cần
phân tích theo Sambrook và cs (1998)[60] 47
Bảng 2.3. Thành phần phản ứng cắt sản phẩm PCR 51
Bảng 3.1. Khối lƣợng lợn con từ sơ sinh đến 8 tuần tuổi (kg/con) 52
Bảng 3.2. Sinh trƣởng tuyệt đối và tƣơng đối của lợn Mẹo con từ sơ sinh đến
8 tuần tuổi 54
Bảng 3.3. Khối lƣợng lợn Mẹo nuôi thịt từ 3 - 12 tháng tuổi (kg/con) 56
Bảng 3.4. Sinh trƣởng tuyệt đối và tƣơng đối của lợn Mẹo nuôi thịt 57
Bảng 3.5. Năng suất và chất lƣợng thân thịt của lợn Mẹo theo dõi 59
Bảng 3.6. Thành phần hóa học của thịt lợn thí nghiệm (%) 61
Bảng 3.7. Kết quả phân tích acid amine (% tính theo protein thô) 62
Bảng 3.8. Tần số các allen ở cả 3 vị trí RFLP của gen H-FABP của một số
giống lợn 66
Bảng 3.9. Các điểm cắt của enzyme HaeIII trên đoạn gen H-FABP 67
Bảng 3.10. Kết quả phân tích đa hình RFLP kiểu gen H-FABP bằng enzyme
HaeIII 68


10


DANH MỤC CÁC HÌNH

Trang
Hình 1.1: Sơ đồ nguồn gốc lợn nhà 5
Hình 1.2: Vị trí gen mã hoá H-FABP trên nhiễm sắc thể số 6 ở lợn 25
Hình 1.3: Trình tự aminoacid của các loại F-ABP 27
Hình 1.4: Cơ chế hoạt động của H-FABP trong tế bào 28
Hình 2.1: Sơ đồ quy trình thí nghiệm 44
Hình 3.1: Đồ thị sinh trƣởng tích luỹ của lợn con 53
Hình 3.2: Biểu đồ sinh trƣởng tuyệt đối của lợn con 55
Hình 3.3: Đồ thị sinh trƣởng tƣơng đối của lợn con 55
Hình 3.4: Biểu đồ sinh trƣởng tuyệt đối của lợn Mẹo 58
Hình 3.5: Đồ thị sinh trƣởng tƣơng đối của lợn Mẹo 59
Hình 3.6: Ảnh điện di sản phẩm DNA tổng số trên gel agarose 1% 63
Hình 3.7: Kết quả hấp thụ tử ngoại của một mẫu DNA 64
Hình 3.8: Ảnh điện di đồ sản phẩm PCR nhân đoạn gen H-FABP 65
Hình 3.9: Điện di đồ sản phẩm cắt đoạn gen H-FABP bằng enzyme HaeIII 67
11

























1


Phần mở đầu

1. Đặt vấn đề
Chăn nuôi lợn chiếm một vị trí rất quan trọng trong ngành chăn nuôi
nói chung và chăn nuôi gia súc nói riêng. Chăn nuôi lợn cung cấp thực phẩm
với tỷ trọng cao và chất lƣợng tốt cho con ngƣời từ thịt, mỡ và các sản phẩm
chế biến từ thịt. Theo thống kê của FAO (2010)[71] thì sản lƣợng thịt lợn trên
toàn thế giới đạt 101,9 triệu tấn.
Việt Nam là một trong những nƣớc nuôi lợn nhiều và có ngành chăn
nuôi lợn phát triển mạnh mẽ. Con lợn đƣợc coi là con vật nuôi truyền thống
của nƣớc ta. Theo thống kê của cục Khuyến nông - Khuyến lâm - Bộ Nông

nghiệp và Phát triển nông thôn thì đàn lợn tại thời điểm thống kê ngày
1/10/2009 trên cả nƣớc đạt 27,627 triệu con tăng 3,47%, sản lƣợng thịt lợn
xuất chuồng ƣớc tính đạt 2,931 triệu tấn tăng 4,45% so với cùng kỳ năm
trƣớc.[67]
Chƣơng trình quốc gia định hƣớng phát triển đến năm 2020 đã xác
định: phát triển nhanh quy mô đàn lợn ngoại theo hƣớng trang trại, công
nghiệp ở nơi có điều kiện về đất đai, kiểm soát dịch bệnh và môi trƣờng, duy
trì ở quy mô nhất định hình thức chăn nuôi lợn lai, lợn đặc sản phù hợp với
điều kiện chăn nuôi của nông hộ và của một số vùng. Tổng đàn lợn tăng bình
quân 2,0% năm, đạt khoảng 35 triệu con.
Trong chăn nuôi hiện nay, vai trò con giống giữ vị trí quan trọng trong
việc cải thiện đặc tính di truyền, nâng cao năng suất và chất lƣợng sản phẩm
trong chăn nuôi. Để thực hiện chƣơng trình đó chúng ta đã áp dụng nhiều
chƣơng trình về công tác giống lợn nhƣ “Móng Cái hoá” đàn nái, chƣơng
trình “nạc hoá” đàn lợn thịt, nhập nội giống lợn có năng suất cao để lai tạo với
lợn nội… Bên cạnh đó chúng ta vẫn tiến hành song song công tác giống lợn
2


nội, tận dụng, phát huy tối đa ƣu thế của các giống lợn địa phƣơng. Phát triển
ngành chăn nuôi bền vững dựa trên cơ sở quản lý và bảo tồn giống nội, hƣớng
sự thay đổi của kỹ thuật và tổ chức sao cho nó đảm bảo và thoả mãn đƣợc nhu
cầu của con ngƣời trong hiện tại và tƣơng lai. Các kỹ thuật di truyền đã có
đóng góp to lớn vào việc cải tiến về mặt số lƣợng và chất lƣợng, đem lại hiệu
quả kinh tế cao, đáp ứng đƣợc nhu cầu của con ngƣời. Nhƣng kèm theo nó là
sự xói mòn các giống địa phƣơng có năng suất thấp nhƣng chất lƣợng cao và
rất phù hợp với sinh thái vùng địa phƣơng.
Lợn Mẹo đƣợc đồng bào dân tộc H'Mông nuôi thuần từ rất lâu đời ở
vùng rẻo cao, khí hậu mát mẻ quanh năm. Thức ăn chủ yếu là rau xanh và củ
quả, đƣợc vận động tự do nên lợn Mẹo có sức chịu kham khổ bệnh tật cao, ăn

tạp dễ nuôi. Ngoài ra thịt lợn Mẹo lại chắc, thơm, ngon ngọt rất hợp với thị
hiếu của ngƣời tiêu dùng ngày nay. Đời sống con ngƣời ngày càng đƣợc nâng
cao, nhu cầu ăn không chỉ dừng lại ở no và đủ nữa mà hƣớng tới ngon, nên
thịt lợn Mẹo đã đáp ứng đƣợc nhu cầu đó của con ngƣời. Đồng thời, nghiên
cứu về giống lợn này sẽ góp phần bảo tồn nguồn gen, tăng cƣờng tính đa dạng
sinh học.
Xuất phát từ những thực trạng trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề
tài: “Nghiên cứu khả năng sản xuất, chất lượng thịt và phân tích đa hình
gen di truyền của gen H-FABP bằng phương pháp PCR - RFLP trên đàn
lợn Mẹo nuôi tại huyện Pác Nặm tỉnh Bắc Kạn”.
2. Mục tiêu của đề tài
- Nghiên cứu, đánh giá sức sản xuất, chất lƣợng thịt của đàn lợn Mẹo
nuôi tại huyện Pác Nặm tỉnh Bắc Kạn.
- Đánh giá chất lƣợng thịt qua nghiên cứu một số chỉ tiêu hoá sinh thịt
nhƣ: tỷ lệ vật chất khô, Protein, Lipid, khoáng, thành phần acid amine.
3


- Xác định các biến thể DNA của gen H-FABP liên quan đến chất
lƣợng thịt lợn, nhằm hỗ trợ công tác chọn giống.
3. Ý nghĩa của đề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học
Đề tài sẽ đóng góp các tƣ liệu khoa học trong việc xác định rõ thêm
nguồn gốc của giống lợn Mẹo tại Pác Nặm và đặc điểm sinh trƣởng cũng nhƣ
chất lƣợng thịt của lợn Mẹo.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu về sinh trƣởng và chất lƣợng thịt của lợn Mẹo là cơ
sở cho việc phát triển chăn nuôi giống lợn này phục vụ nhu cầu của thị trƣờng
và kinh tế xã hội của địa phƣơng.
4



CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI
1.1.1. Đặc điểm sinh học chung của lợn
Lợn là loài gia súc có nhiều đặc điểm quý phù hợp với nhu cầu của con
ngƣời, Tuy nhiên, phải tạo ra những điều kiện chăm sóc, nuôi dƣỡng hợp lý
thì những đặc điểm quý ấy mới có thể phát huy tối đa. Nuôi dƣỡng chăm sóc
hợp lý không những làm cho các đặc tính tốt thể hiện và phát huy một cách
đầy đủ mà còn có thể ảnh hƣởng đến tính di truyền, làm cho nó phát triển theo
những hƣớng nhất định, đồng thời nâng cao khả năng sản xuất có lợi cho việc
tạo các giống mới. Muốn vậy chúng ta phải hiểu biết sâu sắc các đặc điểm
sinh vật học của lợn để khai thác ứng dụng trong sản xuất cho có hiệu quả.
1.1.1.1. Nguồn gốc của lợn nhà
Lợn nhà hiện nay là do lợn rừng tiến hoá mà thành. Quá trình thuần hoá
lợn rừng bắt đầu cách đây khoảng 8000-10000 năm về trƣớc. Trong quá trình
thuần hoá lợn rừng, do điều kiện tự nhiên của các vùng khác nhau, do điều
kiện lịch sử và trình độ phát triển sản xuất không đồng đều dẫn đến việc hình
thành các giống lợn khác nhau. Lợn nhà ngày nay bắt nguồn từ hai nhóm lợn
rừng hoang dại, là lợn rừng châu Âu (Sus serofa ferus) và lợn rừng châu Á
(Sus orientalis, Sus cristatus, Sus vittatus) đƣợc con ngƣời thuần hoá trong
một thời gian dài mà hình thành. Có thể tóm tắt quá trình hình thành lợn nhà
nhƣ sau:





5
















Hình 1.1: Sơ đồ nguồn gốc lợn nhà
Quá trình thuần hoá lợn ở Việt Nam diễn ra rất sớm. Phụ thuộc vào các
yếu tố: đất đai, khí hậu, điều kiện kinh tế - xã hội, điều kiện thức ăn, nuôi
dƣỡng chăm sóc nên mỗi vùng của đất nƣớc sự phân bố các giống lợn nuôi
cũng khác nhau. Vùng đồng bằng sông Hồng nuôi giống lợn Ỉ và các giống
lợn lang là chủ yếu (lợn Móng Cái, lợn lang Thái Bình…). Ở miền núi phía
Bắc và Tây Bắc nhân dân ta thƣờng nuôi lợn Mƣờng Khƣơng, lợn Mẹo, và
một số từ miền xuôi đƣa lên nhƣ lợn lang, lợn Ỉ. Ở các tỉnh miền nam thƣờng
nuôi lợn Thuộc Nhiêu, lợn Ba Xuyên, Tạp Ná, Vân Pa.[16]
Lợn nhà nuôi ở Bắc Việt Nam có nguồn gốc từ lợn rừng Ấn Độ (Sus,
scofa cristatuss) còn lợn nuôi ở miền nam Việt Nam có nguồn gốc từ lợn rừng
Vach (Sus vittatus).
Lợn nhà là động vật thuộc hệ guốc chẵn, lớp thú (theo J. Walker và
Mo. Spadden, 1957, Animal journal of the world), cây động vật của lợn phát
triển nhƣ sau:

Lớp thú có vú: Manmalia
Lợn rừng châu Âu
Lợn rừng châu Á
Lợn nguyên thủy châu Âu
Lợn nguyên thủy châu Á
Lợn tai dài
Lợn tai ngắn
Lợn tai ngắn
Lợn tai dài
Giống lợn cổ đại
Giống lợn ngày nay
6


Lớp phụ Một móng: Ungulata
Phân bộ Không nhai lại: Nonruminantia (sui formes)
Bộ Guốc chẵn: Artiodactyla
Bộ phụ Răng cục: Neobunodontia
Họ Lợn: Sui dae
1.1.1.2. Lợn là loài có khả năng sinh sản cao
Lợn là loài gia súc đa thai, trong điều kiện chăm sóc nuôi dƣỡng hợp lý
có thể đẻ 1,8-2,4 lứa/năm và đạt 10-12 con/lứa. Lợn nái có số vú nhiều, khả
năng tiết sữa cao. Số lƣợng vú, khả năng tiết sữa và số con đẻ ra liên hệ mật
thiết với nhau. Các giống nội thƣờng có từ 10 vú trở lên, lợn Móng Cái
thƣờng có từ 12-16 vú.
Lợn là loài gia súc có khả năng thành thục sớm, nhất là các giống lợn
nội của Việt Nam, do quá trình chọn lọc, nuôi dƣỡng, tập quán chăn nuôi và
ảnh hƣởng của điều kiện tự nhiên, khí hậu nhiệt đới. Lợn đực 40-50 ngày tuổi
đã có biểu hiện động dục và có khả năng giao phối, cơ quan sinh sản có khả
năng tạo ra tinh trùng. (Trần Văn Phùng và cs, 2004)[18]

1.1.1.3. Lợn là loài gia súc ăn tạp, khả năng chịu đựng kham khổ cao
Khả năng thích nghi của lợn là khả năng thích ứng với sự thay đổi môi
trƣờng sống, từ môi trƣờng cũ sang môi trƣờng mới con lợn vẫn sinh tồn phát
triển, giữ vững đƣợc các tính năng sản xuất và di truyền các đặc điểm này cho
đời sau.
Lợn trong mọi giai đoạn khác nhau có thể thích hợp với nhiều loại thức
ăn khác nhau, Tuy nhiên, lợn con có phạm vi thức ăn hẹp hơn. Một số giống
lợn có thể thích hợp với khẩu phần ăn có chất lƣợng thấp và nhiều xơ. Những
giống lợn này có vai trò quan trọng trong chăn nuôi quảng canh. Điều này đã
đƣợc chứng minh trong thực tế ở nhiều quốc gia mà ở đó ngƣời ta sử dụng
nhiều rau xanh và bổ sung một lƣợng nhỏ protein để nuôi lợn. Với phƣơng
7


thức này ngƣời chăn nuôi đã làm giảm năng lƣợng đầu vào và nâng cao hiệu
quả sản xuất của lợn nái. Tuy nhiên, trong các hệ thống chăn nuôi hiện đại
những thuận lợi này không còn đƣợc ứng dụng nữa.(Trần Văn Phùng và cs,
2004)[18]
1.1.1.4. Lợn là loài có năng suất thịt cao, chất lượng thịt mỡ tốt
Lợn là những cỗ máy chuyển hóa thức ăn có hiệu quả, có tốc độ sinh
trƣởng cao. Điều này đã rút ngắn thời gian nuôi và có ý nghĩa hạn chế rủi ro
về kinh tế. Một con lợn nái có thể đẻ 8-12 con/lứa sau khoảng thời gian 114
ngày chửa và trong điều kiện nuôi dƣỡng tốt thì có thể đạt 2 lứa/năm. Khả
năng sản xuất thịt cũng khá cao (Trần Văn Phùng và cs, 2004)[18].
Lợn có thể sản xuất một lƣợng mỡ đáng kể. Mỡ là một nguồn dự trữ
năng lƣợng lớn. Mỡ còn giúp cho thịt có mùi vị ngon hơn. Con ngƣời rất cần
một số acid béo từ thịt lợn hay mỡ lợn. Ngoài ra, thịt lợn vốn là loại thực
phẩm có giá trị cao. Lợn có nhiều đóng góp có giá trị cho đời sống của con
ngƣời. Hầu hết thân thịt lợn đƣợc chế biến làm thức ăn cho con ngƣời. Sự
phát triển của công nghệ chế biến thịt xông khói, lên men đã tạo nên một số

lƣợng sản phẩm rất đa dạng từ thịt lợn. Các công nghệ này đã giúp cho quá
trình bảo quản, nâng cao tính đa dạng, hƣơng vị và nâng cao phẩm chất khẩu
phần ăn cho con ngƣời. Lợn công nghiệp ngày nay có năng suất thịt cao hơn
so với các giống lợn truyền thống (khoảng 49% trọng lƣợng sống), bù vào đó
lợn truyền thống có tỷ lệ mỡ cao hơn lợn công nghiệp ngày nay. Nếu đem so
với trâu bò hay gia cầm thì tỷ lệ thịt chỉ vào khoảng 38-45% (Trần Văn Phùng
và cs, 2004)[18]
1.1.1.5. Lợn là loài gia súc có khả năng thích nghi cao, dễ huấn luyện
Lợn có khả năng thích cao với các điều kiện khí hậu khác nhau, do đó
địa bàn phân của chúng tƣơng đối rộng rãi trên thế giới.
8


Khả năng thích nghi của lợn còn thể hiện ở khả năng duy trì đƣợc các
đặc điểm về sinh trƣởng phát triển, tính năng sản xuất và di truyền các đặc
điểm tốt này cho đời sau. Khi di chuyển từ vùng ôn đới sang nhiệt đới và
ngƣợc lại, lợn vẫn giữ đƣợc các đặc điểm của giống.
Trong thực tiễn sản xuất, ngƣời ta lợi dụng đặc điểm này để tập cho lợn
có phản xạ có điều kiện thuận lợi nhƣ: tập cho lợn có phản xạ bài tiết phân,
nƣớc tiểu đúng nơi quy định, tập cho lợn ăn đúng chỗ, đúng giờ, huấn luyện
đực giống nhảy giá để khai thác tinh trong truyền giống nhân tạo (Trần Văn
Phùng và cs, 2004)[18].
1.1.2. Một số đặc điểm của giống lợn Mẹo
* Xuất xứ: Lợn Mẹo thuộc lớp động vật có vú (Mammalia), bộ guốc chãn
(Artiodactyla), họ Suidae, chủng Sus, loài Sus domesticus, giống lợn Mẹo. Lợn
Mẹo đƣợc hình thành tại vùng núi cao của dãy Trƣờng Sơn, nơi có khí hậu mát
mẻ và địa hình đồi núi rộng rãi thích hợp cho thả rông tự do. Qua hàng trăm
năm sống ở vùng núi cao, lợn Mẹo đã thích nghi và phát triển tốt trong điều
kiện sinh thái, kinh tế và tập quán chăn nuôi của ngƣời H'Mông địa phƣơng.
* Phân bố: Lợn Mẹo đƣợc nuôi chủ yếu ở vùng núi tỉnh Nghệ An, Cao

Bằng, Bắc Kạn tập trung nhiều ở các huyện vùng cao, vùng sâu nơi có nhiều
đồng bào dân tộc H’Mông sinh sống.
* Đặc điểm ngoại hình: Lợn Mẹo có tầm vóc khá lớn, trƣờng mình, phát
triển cân đối. Lông da màu đen, da dày, lông dài và cứng, thƣờng có 6 điểm
trắng ở 4 chân, trán và đuôi, một số có loang trắng ở bụng. Đầu to, rộng, mặt
hơi gãy, trán dô và thƣờng có khoáy trán, mõm hơi dài, tai vừa phải và hơi
chúc về phía trƣớc. Vai rộng, lƣng dài rộng, phẳng hoặc hơi vồng lên. Phần
hông rộng và phẳng, mông rộng và chiều cao mông thƣờng cao hơn vai. Bụng
lợn to, dài nhƣng không sệ, lợn cái vú không sát đất, lợn đực bụng thon gọn
hơn. Chân lợn cao, thẳng, vòng ống thô, đi đứng trên hai ngón trƣớc.
9


* Khả năng sản xuất
- Khả năng sinh trƣởng: Lợn Mẹo đƣợc nuôi chủ yếu trong điều kiện thả
rông quanh năm, ít đƣợc chăm sóc của chủ nuôi nên tốc độ sinh trƣởng chậm,
thời gian nuôi kéo dài, có khi đến 2-3 năm tuổi. Nhiều con lợn đƣợc nuôi trên
2 năm có khối lƣợng lớn từ 100-120 kg. (Lê Viết Ly, 1964)[16]
Khối lƣợng cơ thể của lợn Mẹo (kg)
Tháng tuổi
Khối lƣợng (kg)
Sơ sinh
0,48
1 tháng
2,39
2 tháng
4,20
4 tháng
13,00
6 tháng

25,00
9 tháng
43,90
12 tháng
64,20
24 tháng
82,80
36 tháng
114,90
- Khả năng sinh sản: Lợn đực thành thục sinh dục sớm, có thể nhảy cái
lúc 4-5 tháng tuổi, nhƣng lợn cái thành thục sinh dục muộn, tới 8-9 tháng tuổi
mới động dục, cá biệt có con tới 1 năm tuổi mới động dục lần đầu. Lợn đực
Mẹo có phẩm chất tinh khá tốt và ổn định qua theo dõi từ lúc 8-9 tháng đến 2
năm tuổi (Lê Văn Tố, 1969)[27].
Lợn nái Mẹo đƣợc nuôi trong điều kiện thả rông ở miền núi có số lứa đẻ
thấp (trên 1 lứa/năm), nhƣng nuôi ở đồng bằng điều kiện chăm sóc và chế độ
dinh dƣỡng tốt hơn đã cho khả năng sinh sản cao hơn. Trong điều kiện nuôi
thả rông miền núi mỗi lứa lợn Mẹo chỉ đẻ trung bình 6-7 con, lứa đầu thƣờng
chỉ 3-4 con, tỷ lệ nuôi sống thấp (khoảng 60-70% nhƣng ở đồng bằng các chỉ
tiêu này cao hơn, lứa 1 đẻ trung bình 8 con, lứa 3-4 đẻ 9- 10 con.
10


Chu kỳ động dục của lợn Mẹo trung bình 18-21 ngày, thời gian động dục
kéo dài 2-4 ngày, khoảng cách hai lứa đẻ ở miền núi 9-10 tháng, ở đồng bằng
7- 8 tháng, tuổi phối giống thích hợp nhất là khi lợn 10 tháng tuổi, khối lƣợng
cơ thể đạt khoảng 50-55 kg.
* Tính trạng đặc biệt: Tầm vóc to, thể hình cứng cáp, bốn chân đứng
thẳng đó là đặc điểm nổi bật của giống lợn này. Đặc điểm này rất hiếm thấy
trong các giống lợn nƣớc ta. Tính trạng này là quý trong việc cải tạo đàn lợn

nội qua lai giống.
* Công tác bảo tồn nguồn gen: Lợn Mẹo vẫn còn rất phổ biến ở các bản
vùng cao miền Tây Nghệ An và phía đông bắc nƣớc ta. Ngoài việc tiếp tục
thu thập tƣ liệu, tuyển chọn và nuôi tốt đực giống tốt là việc cần chú ý hiện
nay. Bảo quản tinh trùng đông lạnh qua ex-situ đang đƣợc thử nghiệm.[72]
1.1.3. Tổng quan về lĩnh vực bảo tồn và phát triển các giống vật nuôi
địa phƣơng
Việt Nam là nƣớc thuộc vùng nhiệt đới gió mùa, có dải đất hẹp trải dài
theo chiều Bắc - Nam và chịu nhiều tổn thất nặng nề trong các cuộc chiến
tranh xâm lƣợc. Nhƣng thật may là chúng ta lại có một kho tàng đa dạng sinh
học phong phú, tuy một số loại động, thực vật đã bị tuyệt chủng hay một số
khác đang có nguy cơ tuyệt chủng bởi một số nguyên nhân nhƣ: áp lực của cơ
chế thị trƣờng chạy theo năng suất cao, chạy theo thị trƣờng mà đã bỏ quên
giống địa phƣơng năng suất thấp nhƣng có chất lƣợng thịt cao; tác động của
kỹ thuật mới về truyền giống nhân tạo đã tạo ra nhiều giống lai có năng suất
cao, làm cho giống nội thuần có năng suất thấp dần biến mất. Sự tuyệt chủng
của một số loại động vật, vật nuôi địa phƣơng có năng suất thấp nhƣng mang
những đặc điểm quý giá nhƣ thịt thơm ngon, chịu đựng kham khổ, dinh
dƣỡng thấp, thích nghi cao với điều kiện sinh thái khắc nghiệt là một điều
đáng tiếc.
11


Nhận thấy hiểm họa đang đến đối với các giống vật nuôi nội địa, cho
nên từ những năm 1989 đến nay Bộ Khoa học và Công nghệ đã cho thực hiện
đề án Bảo tồn nguồn gen vật nuôi một trong nhiều đề án bảo tồn nguồn gen
động, thực vật khác. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn trong chƣơng
trình giống đã đƣa phần bảo tồn nguồn gen nhƣ một bộ phận quan trọng nhằm
thúc đẩy sản xuất.
Năm 1990 triển khai đề án bảo tồn quỹ gen đến nay chúng ta đã nhận

biết đƣợc 51 giống, trong đó 8 giống đã mất trƣớc năm 1990. Trong 43 giống
còn lại có 18 giống đƣợc sử dụng rộng rãi và 25 giống đƣợc sử dụng hẹp, 8
giống trong số 25 giống đã đƣợc tổ chức khai thác chiếm 30%. Trong 51
giống có 13 giống lợn, 5 giống đã mất, 5 giống đã đƣợc phát triển nhiều, 1
giống phát triển xuất sắc và 2 giống phát triển ít (Lê Viết Ly và Hoàng Văn
Tiệu, 2004)[16].
1.1.4. Sự sinh trƣởng và phát triển của vật nuôi
1.1.4.1. Khái niệm sinh trưởng
Sinh trƣởng là một quá trình tích luỹ chất thông qua quá trình trao đổi
chất (là sự tăng lên về khối lƣợng, về kích thích các chiều các bộ phận cũng
nhƣ toàn bộ cơ thể con vật trên cơ sở tính di truyền có từ đời trƣớc (Lê Huy
Liễu và cs, 2004)[14].
Ngƣời ta thƣờng phân chia các quy luật sinh trƣởng và phát dục của vật
nuôi theo hai cách:
- Quy luật sinh trƣởng phát dục theo giai đoạn: quá trình sinh trƣởng và
phát dục của lợn đƣợc chia làm giai đoạn trong thai (prenatal) và giai đoạn
ngoài thai (postnatal) (Trần Văn Phùng và cs, 2004)[18].
+

Quá trình sinh trƣởng trong thai là một phần quan trọng trong chu kỳ
sống của lợn bởi vì các sự kiện của thời kỳ này có ảnh hƣởng đến sinh trƣởng,
phát triển và khả năng sinh sản của lợn. Quá trình phát triển trong thai đƣợc
12


chia làm 3 giai đoạn nhƣ là giai đoạn phôi thai, giai đoạn tiền thai và giai
đoạn bào thai.
Giai đoạn phôi thai: đƣợc tính từ lúc trứng thụ tinh đến lúc 22 ngày,
đặc điểm của giai đoạn này là hợp tử dịch chuyển và làm tổ ở sừng tử cung
(trong vòng hai ngày đầu tiên), hợp từ phân chia nhanh chóng thành khối tế

bào và thành các lá phôi.
Giai đoạn tiền thai: tính từ ngày 23 - 39 hình thành hầu hết các cơ quan
bộ phận trong cơ thể còn non.
Giai đoạn thai: tính từ ngày 40 đến khi đƣợc sinh ra là giai đoạn phát
triển nhanh về kích thƣớc và khối lƣợng của thai.
+ Giai đoạn ngoài thai đƣợc chia thành các thời kỳ: bú sữa. thành thục,
trƣởng thành và già cỗi.
- Quy luật sinh trƣởng phát dục không đồng đều:
Không đồng đều về khả năng tăng khối lƣợng: lúc còn non khả năng
tăng khối lƣợng của lợn chậm. Sau đó tăng khối lƣợng nhanh dần, tuỳ theo
từng giống lợn khác nhau mà tốc độ tăng khối lƣợng có khác nhau. Điều quan
trọng nhất là các nhà chăn nuôi phải biết thời điểm lợn sinh trƣởng nhanh nhất
để kết thúc vỗ béo cho thích hợp, giảm giá thành sản phẩm chăn nuôi.
Không đồng đều về sự phát triển của các cơ quan, bộ phận của cơ thể.
Trong quá trình sinh trƣởng và phát dục của cơ thể lợn có những cơ quan phát
triển nhanh, có những cơ quan phát triển chậm hơn. Ví dụ đối với lợn con thì
hệ tiêu hoá, hệ cơ xƣởng phát triển nhanh hơn hệ sinh dục.
Không đồng đều về sự tích luỹ của các tổ chức mỡ, nạc, xƣơng. Sự
phát triển của bộ xƣơng có xu hƣớng giảm dần theo tuổi (tính theo sinh
trƣởng tƣơng đối) của thịt giữ ở mức độ bình thƣờng trong giai đoạn đầu sau
khi sinh, sau đó giảm dần từ tháng thứ 5, sự tích luỹ mỡ tăng dần từ 6 - 7
tháng tuổi. Dựa vào quy luật này, các nhà chăn nuôi cần căn cứ vào mục đích
13


chăn nuôi mà quyết định thời điểm giết mổ cho phù hợp để có thể đạt tỷ lệ
nạc cao nhất.
Lợn con mới sinh ra chƣa thành thục về tính và thể vóc. Có rất nhiều sự
thay đổi diễn ra trong thời kỳ đầu tiên sau khi sinh đẻ phù hợp với đời sống
của chúng sau này. Có một số thay đổi và các yếu tố ảnh hƣởng đến sự thay

đổi đó nhƣ: khối lƣợng sau khi sinh, số con đẻ ra trên ổ, lƣợng đƣờng Glucoza
trong máu, vấn đề điều tiết thân nhiệt, khả năng tiêu hoá và hấp thụ thức ăn,
sự thay đổi về thành phần hoá học của cơ thể theo tuổi. Đây là những sự thay
đổi quan trọng trong những ngày đầu tiên của lợn sau khi sinh, cần phải đƣợc
nghiên cứu đầy đủ vả hạn chế ảnh hƣởng tiêu cực đến sinh trƣởng của lợn.
Do lợn con sinh trƣởng và phát dục nhanh nên khả năng tích luỹ các
chất dinh dƣỡng rất mạnh. Ví dụ lợn con ở 3 tuần tuổi có thế tích luỹ đƣợc 9-
14g Pr/1kg khối lƣợng cơ thể. Trong khi đó lợn trƣởng thành chỉ tích luỹ
đƣợc 0,3 - 0,4g Pr/1kg khối lƣợng cơ thể. Hơn nữa để tăng 1 kg khối lƣợng cơ
thể, lợn con cần rất ít năng lƣợng, nghĩa là tiêu tốn ít thức ăn hơn lợn lớn. Vì
tăng khối lƣợng chủ yếu của lợn con là nạc, mà để sản xuất ra 1 kg thịt nạc thì
cần ít năng lƣợng hơn ra 1 kg thịt mỡ (Trần Văn Phùng và cs, 2004)[18].
1.1.4.2. Đặc điểm sinh trưởng của lợn
Sinh trƣởng là một quá trình tích luỹ các chất hữu cơ do quá trình đồng
hoá và dị hoá, là sự tăng lên về chiều cao chiều dài, bề rộng, khối lƣợng các
bộ phận và toàn bộ cơ thể con vật trên cơ sở tính di truyền từ đời trƣớc.
Mục đích cuối cùng của ngƣời chăn nuôi là hiệu quả kinh tế. Để xây
dựng đƣợc những khẩu phần ăn tiêu chuẩn cho lợn ở từng giai đoạn sinh
trƣởng khác nhau, phù hợp với đặc điểm sinh trƣởng của con vật. Ta cần
nghiên cứu các đặc điểm sinh trƣởng của lợn, từ đó có cơ sở khoa học để tác
động vào quá trình sinh trƣởng của chúng mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất.
14


1.1.4.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới sinh trưởng của lợn
- Ảnh hưởng của giống và các chỉ tiêu theo dõi
Các giống khác nhau có quá trình sinh trƣởng khác nhau, tiềm năng di
truyền của quá trình sinh trƣởng của các gia súc đƣợc thể hiện thông qua hệ
số di truyền. Hệ số di truyền đối với tính trạng khối lƣợng sơ sinh và sinh
trƣởng trong thời gian bú sữa dao động từ 0,05- 0,21, hệ số di truyền này thấp

hơn so với hệ số di truyền của tính trạng này trong thời kỳ vỗ béo.
Tăng khối lƣợng và tiêu tốn thức ăn có mối tƣơng quan di truyền
nghịch và khá chặt chẽ đã đƣợc nhiều tác giả nghiên cứu kết luận, đó là: - 0,
51 đến - 0,56 (Nguyễn Văn Đức và cs, 2008)[10]; - 0,715 (Nguyễn Quế Côi
và cs, 1996)[1].
Hệ số di truyền về tiêu tốn thức ăn ở mức trung bình. Tuy nhiên, tiêu
tốn thức ăn có thể dễ dàng đƣợc cải thiện thông qua chọn lọc và nó thƣờng
là một chỉ tiêu quan trọng trong chƣơng trình cải tiến giống lợn. Tác giả
Kovalenko và cs (1990)[47] công bố con lai (DLW)D có mức tiêu tốn thức
ăn là 3,55kg/kg tăng trọng, trong khi con lai LW chỉ tiêu này đạt 2,5 kg/kg
tăng trọng. Tính trạng này đƣợc quan tâm chọn lọc và có xu hƣớng ngày
càng giảm.
Đối với các chỉ tiêu giết thịt nhƣ tỷ lệ móc hàm, chiều dài thân thịt, tỷ lệ
nạc, độ dày mỡ lƣng, diện tích cơ thăn có hệ số di truyền cao (h
2
= 0,3 - 0,35)
(Sellier, 1998)[61]. Đối với độ dày mỡ lƣng, hệ số di truyền dao động ở mức
độ trung bình đến cao, từ 0,3 - 0,7 (Johnson và cs, 1999)[46], nên việc chọn
lọc cải thiện tính trạng này có nhiều thuận lợi. Mc.Kay, (1990) [50] cho rằng
việc chọn lọc nhằm tăng khả năng tăng khối lƣợng và giảm dày mỡ lƣng
không làm ảnh hƣởng đến chỉ tiêu số con sơ sinh trên ổ.
Hovenier và cs (1992)[44] khi nghiên cứu theo dõi trên lợn Duroc và
Yorkshire cho biết hệ số di truyền về tỷ lệ nạc là 0,63. Đối với các chỉ tiêu

×