Tải bản đầy đủ (.pdf) (160 trang)

phát triển hành lang kinh tế quốc lộ 2 trong thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.28 MB, 160 trang )

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM



PHẠM NGỌC CHÂU



PHÁT TRIỂN HÀNH LANG KINH TẾ QUỐC LỘ 2 TRONG
THỜI KÌ CÔNG NGHIỆP HOÁ - HIỆN ĐẠI HOÁ



LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC ĐỊA LÝ

















THÁI NGUYÊN - 2010
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM


PHẠM NGỌC CHÂU


PHÁT TRIỂN HÀNH LANG KINH TẾ QUỐC LỘ 2 TRONG
THỜI KÌ CÔNG NGHIỆP HOÁ - HIỆN ĐẠI HOÁ

CHUYÊN NGÀNH : ĐỊA LÍ HỌC
MÃ SỐ : 60.31.95

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC ĐỊA LÝ


Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN MINH TUỆ








THÁI NGUYÊN, NĂM 2010
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là
trung thực và chƣa hề đƣợc sử dụng để bảo vệ một học vị nào khác.
Tôi cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đó
đƣợc cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đó đƣợc chỉ rừ
nguồn gốc.
Tác giả luận văn


Phạm Ngọc Châu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


LỜI CẢM ƠN

Sau hai năm nghiên cứu và học tập tại Khoa Sau Đại học – Trƣờng Đại
học Sƣ phạm - Đại học Thái Nguyên đến nay tôi đã hoàn thành chƣơng trình
học tập và luận văn tốt nghiệp của mình.
Trong thời gian thực hiện luận văn, tôi đã nhận đƣợc sự giúp đỡ quý báu
từ phía các thầy cô giáo, các bạn đồng nghiệp, các tập thể trong và ngoài nhà
trƣờng.
Trƣớc hết, em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, Ban chủ nhiệm
khoa Sau đại học, khoa Địa lí cùng toàn thể các thầy cô giáo đã tận tình giảng
dạy, giúp đỡ em trong suốt thời gian học tập tại trƣờng.

Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới cô giáo PGS.TS Nguyễn Minh
Tuệ, ngƣời đã tận tình hƣớng dẫn, chỉ dạy cho tôi trong suốt quá trình thực
hiện luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn tới UBND, Sở kế hoạch & đầu tƣ, Sở công
thƣơng, Sở tài nguyên & môi trƣờng, Sở nông nghiệp, Sở giao thông vận tải,
Cục thống kê của các tỉnh Phú Thọ và Vĩnh Phúc đã tạo điều kiện thuận lợi
cho tôi trong quá trình tìm kiếm số liệu cho luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn những đồng nghiệp, gia đình, bạn bè đã động
viên, giúp đỡ, chia sẻ với tôi trong quá trình thực hiện luận văn.
Tuy bản thân tôi đã cố gắng rất nhiều, song do những hạn chế về mặt
thời gian, khả năng và kinh nghiệm của bản thân nên chắc chắn luận văn cũng
không tránh khỏi những thiếu sót. Qua đây, tôi rất mong đƣợc sự đóng góp ý
kiến của các thầy cô giáo, bạn bè, đồng nghiệp để luận văn của tôi đƣợc hoàn
thiện hơn và mang tính thực tiễn cao hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 07 năm 2010

Tác giả



Phạm Ngọc Châu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên





DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT




HLKT
HÀNH LANG KINH TẾ
QL
QUỐC LỘ
KCN
KHU CÔNG NGHIỆP
TTCN
TRUNG TÂM CÔNG NGHIỆP
WTO
WORLD TOURISM ORGANIZATION
TCLT
TỔ CHỨC LÃNH THỔ
TCLTKT
TỔ CHỨC LÃNH THỔ KINH TẾ
KTTĐ
KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


DANH MỤC BẢNG, HÌNH

A. BẢNG SỐ LIỆU

Tên bảng
Trang
BẢNG 2.1:
Diện tích, dân số của các huyện, thị xã, thành phố dọc

QL 2 thuộc hai tỉnh Vĩnh Phúc và Phú Thọ năm 2008
34
BẢNG 2.2:
HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT DỌC HLKT QL 2 NĂM
2008
40
BẢNG 2.3:
Một số chỉ tiêu trung bình năm của khí hậu thời kì 2000
– 2008 của HLKT QL 2
42
BẢNG 2.4:
Đặc điểm lƣu lƣợng nƣớc của các con sông dọc hành
lang kinh tế QL 2 năm 2008
45
BẢNG 2.5:
Tỉ lệ dân thành thị của HLKT QL 2 và hai tỉnh Vĩnh
Phúc, Phú Thọ năm 2008
54
BẢNG 3.1:
Quy mô GDP và tốc độ tăng trƣởng của 2 tỉnh Vĩnh
Phúc, Phú Thọ, giai đoạn 2000 – 2008
73
BẢNG 3.2:
Giá trị sản xuất trên địa bàn 2 tỉnh có HLKT QL 2 và cơ
cấu GTSX, giai đoạn 2000 – 2008
74
BẢNG 3.3:
Giá trị sản xuất của các huyện, thị xã, thành phố dọc
HLKT QL 2
75

BẢNG 3.4:
Cơ cấu giá trị sản xuất của các huyện dọc HLKT QL 2
76
BẢNG 3.5:
Cơ cấu kinh tế theo thành phần kinh tế của hai tỉnh dọc
HLKT QL 2, giai đoạn 2000 – 2008
79
BẢNG 3.6:
Giá trị sản xuất công nghiệp của HLKT QL 2 năm 2008
81
BẢNG 3.7:
Giá trị sản xuất công nghiệp và cơ cấu giá trị sản xuất
theo 3 nhóm ngành của Vĩnh Phúc, Phú Thọ năm 2008
82
BẢNG 3.8:
Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp theo thành phần
kinh tế của hai tỉnh dọc HLKT QL 2, giai đoạn 2002 –
2008.
83
BẢNG 3.9:
Danh mục các KCN của HLKT QL 2 đã đƣợc cấp giấy
phép đến năm 2008
93
BẢNG 3.10:
Tình hình hoạt động của ngành vận tải của HLKT QL 2,
giai đoạn 2005 - 2009
101
BẢNG 3.11:
Tình hình phát triển du lịch của HLKT QL 2 trên địa
bàn hai tỉnh Vĩnh Phúc và Phú Thọ giai đoạn 2001 –

103
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


2008
BẢNG 3.12:
Lao động trực tiếp trong ngành du lịch của 2 tỉnh dọc
HLKT QL 2 giai đoạn 2001 – 2008
104
BẢNG 3.13:
Tình hình xuất nhập khẩu của hai tỉnh trên địa bàn
HLKT QL 2
109
BẢNG 3.14:
Tình hình sản xuất lƣơng thực trên hành lang kinh tế
quốc lộ 2, giai đoạn 2004 – 2008.
113
B. DANH MỤC HÌNH
HÌNH 2.1:
Quy mô dân số của HLKT QL 2, giai đoạn 2000 – 2008
53
HÌNH 2.2:
Cơ cấu sử dụng lao động phân theo ngành kinh tế của hai
tỉnh Phú Thọ và Vĩnh Phúc năm 2002 và 2008
55
HÌNH 2.3:
Toàn cảnh và mối quan hệ QL 2 với các tuyến QL khác ở
Vùng Trung du miền núi phía Bắc
58
HÌNH 3.1:

Sự chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất theo nhóm ngành
kinh tế của HLKT QL 2 năm 2004 và 2008
78
HÌNH 3.2:
Giá trị sản xuất và tốc độ tăng trƣởng nông – lâm – ngƣ
nghiệp của 2 tỉnh dọc hành lang kinh tế quốc lộ 2 giai
đoạn 2002 – 2008
112

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài 1
2. Lịch sử nghiên cứu đề tài 2
3. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài 5
5. Quan điểm nghiên cứu và phƣơng pháp nghiên cứu 5
5.1. Quan điểm nghiên cứu 5
5.2. Phƣơng pháp nghiên cứu 5
6. Những đóng góp của đề tài 8
7. Cấu trúc luận văn 8
PHẦN NỘI DUNG
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HÀNH LANG KINH TẾ QL 2 9

1.1. Cơ sở lí luận 9
1.1.1. Khái niệm và bản chất của Tổ chức lãnh thổ kinh tế 9
1.1.2. Các hình thức TCLT ở Việt Nam 11

1.1.3. Hành lang kinh tế 17
1.2. Cơ sở thực tiễn 27
1.2.1. Sự phát triển HLKT trên thế giới 28
1.2.2. Thực tiễn phát triển HLKT Việt Nam 30
1.2.3. Tiểu kết 32
CHƢƠNG 2: TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN HÀNH LANG KINH TẾ QUỐC LỘ 2 34
2.1. Khái quát về HLKT QL 2 và địa bàn nghiên cứu 34
2.2. Tiềm năng phát triển HLKT QL 2 36
2.2.1. Vị trí địa lí 36
2.2.2. Tự nhiên 38
2.2.3. Kinh tế - xã hội 55
2.3. Đánh giá chung 74
2.3.1. Thuận lợi 74
2.3.2. Khó khăn 75
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ HÀNH LANG QUỐC LỘ 2 77

3.1. Khái quát chung 77
3.1.1. Quy mô và tốc độ tăng trƣởng kinh tế 77
3.1.2. Cơ cấu kinh tế 82
3.2. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế 84
3.2.1. Công nghiệp 84
3.2.2. Dịch vụ 100
3.2.3. Ngành nông – lâm – ngƣ nghiệp 112
3.3. Phân hoá lãnh thổ 116
3.4. Tiểu kết 119
CHƢƠNG 4: ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HÀNH LANG KINH
TẾ QUỐC LỘ 2 122

4.1. Các quan điểm, mục tiêu và định hƣớng phát triển kinh tế 122
4.1.1. Các quan điểm 122
4.1.2. Các mục tiêu phát triển 123
4.1.3. Định hƣớng phát triển 124
4.2. giải pháp phát triển 133
4.2.1. Huy động vốn đầu tƣ 133
4.2.2. Hoàn thiện kết cấu hạ tầng 134
4.2.3. Xây dựng chƣơng trình hành động chung ở các cấp địa phƣơng
cho 2 tỉnh trong vùng HLKT QL 2 chạy qua 135
4.2.4. Thiết lập mạng lƣới thông tin và các kênh liên lạc trong HLKT 136
4.2.6. Bảo vệ môi trƣờng sinh thái 137
4.3 . Tiểu kết 137
PHẦN KẾT LUẬN 139
TÀI LIỆU THAM KHẢO 141
PHỤ LỤC



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


1
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngày nay, cùng với quá trình toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới là sự
phong phú về các hình thức tổ chức lãnh thổ kinh tế – xã hội để phù hợp với
xu hƣớng phát triển của nền kinh tế trong giai đoạn mới. Do đó, ngoài những

hình thức tổ chức lãnh thổ kinh tế - xã hội truyền thống, còn xuất hiện nhiều
hình thức tổ chức kinh tế - xã hội mới, thể hiện những mối liên kết kinh tế –
xã hội giữa các lãnh thổ và phù hợp với xu hƣớng hội nhập chung của nền
kinh tế thế giới. Một trong những hình thức tổ chức kinh tế – xã hội mới đó là
HLKT. HLKT là một trong những hình thức tổ chức lãnh thổ mang lại hiệu
quả kinh tế cao và phù hợp với quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá ở các
nƣớc đang phát triển nói chung và ở Việt Nam nói riêng. HLKT đƣợc hình
thành dựa trên một tuyến giao thông huyết mạch và sự tập trung của các cơ sở
công nghiệp và dịch vụ dọc tuyến trục mà nó chạy qua. Sự ra đời của HLKT
góp phần thúc đẩy sự trao đổi hàng hoá, giao lƣu kinh tế, tăng cƣờng mối liên
kết trên toàn hành lang và các khu vực xung quanh. HLKT tạo ra sự liên kết
giữa các hạt nhân tăng trƣởng, từ đó lan toả ảnh hƣởng, tạo ra lực kéo các
vùng lân cận phát triển.
Trong quá trình toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, muốn
phát triển kinh tế của một vùng không phải chỉ dựa trên những nguồn lực sẵn
có của vùng đó mà cần phải tranh thủ những thuận lợi từ những vùng lân cận
thông qua quá trình hợp tác, trao đổi; có nhƣ vậy thì mới tận dụng đƣợc lợi
thế, khắc phục những khó khăn, tạo ra thế và lực mới cho vùng phát triển.
Chính khi đó, HLKT lại đảm nhận đƣợc nhiệm vụ quan trọng ấy, trong đó
HLKT QL 2 là một ví dụ tiêu biểu.
HLKT QL 2 có tổng chiều dài 313,56 km, bắt nguồn từ huyện Sóc Sơn -
thủ đô Hà Nội, chạy qua các tỉnh Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Tuyên Quang và kết
thúc tại cửa khẩu Thanh Thuỷ, tỉnh Hà Giang. Đây là tuyến Hành lang quan
2
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


trọng của Việt Nam nằm trong dự án hợp tác “hai hành lang một vành đai” giữa
Việt Nam - Trung Quốc và nằm trên tuyến dự án hợp tác HLKT Côn Minh –
Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng. Tuyến hành lang này có ý nghĩa rất lớn trong

việc tạo ra mối quan hệ giao lƣu kinh tế - xã hội giữa Đồng bằng sông Hồng với
Trung du miền núi phía Bắc, góp phần rút ngắn khoảng cách chênh lệch vùng và
tạo động lực cho Trung du miền núi phía Bắc phát triển.
Vì vậy, đánh giá đúng tiềm năng cũng nhƣ hiện trạng phát triển kinh tế
trên tuyến HLKT QL 2 có ý nghĩa quan trọng, tạo cơ sở cho việc hoạch định
các chiến lƣợc khai thác thế mạnh lãnh thổ, tận dụng cơ hội, phát huy thành
tựu đạt đƣợc, khắc phục khó khăn, vƣợt qua thách thức để phát triển kinh tế
nhanh và bền vững.
Xuất phát từ những vấn đề trên, tôi chọn đề tài “Phát triển hành lang
kinh tế quốc lộ 2 trong thời kì công nghiệp hoá - hiện đại hoá”.
2. Lịch sử nghiên cứu đề tài
Trong xu thế hội nhập và liên kết kinh tế trên bình diện khu vực và thế
giới, việc phát triển hình thức HLKT đã và đang thu hút không chỉ một quốc
gia mà là rất nhiều chính phủ các nƣớc tiến đến các bàn đàm phán song
phƣơng nhằm đạt đƣợc các thoả thuận có hiệu quả trong việc phát triển kinh
tế khu vực và toàn cầu.
Bắt đầu khởi thuỷ từ các nghiên cứu đầu tiên của các nhà địa lý về tổ
chức lãnh thổ, về vai trò của các cực tăng trƣởng và sức lan toả của chúng đối
với nền kinh tế nhƣ các lí thuyết cực phát triển của Francois Perroux, lí thuyết
trung tâm của W.Christaller và A.Losch, cho đến các lí thuyết về cơ chế hợp tác
khu vực hiện đại bao gồm cả HLKT. Hiện tại, các nghiên cứu về HLKT đã thu
hút đƣợc sự quan tâm chú ý của các nhà khoa học, cũng nhƣ các nhà kinh tế.
Có thể kể ra một số công trình nghiên cứu liên quan và có giá trị trong
vấn đề này của các tác giả Việt Nam nhƣ:
3
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


1) “Hợp tác kinh tế trên Hành lang Đông - Tây” Bộ ngoại giao – 2001,
Nhà xuất bản khoa học – xã hội, Hà Nội.

2) “Một số giải pháp phát triển thƣơng mại trên HLKT Hải Phòng – Lào
Cai – Côn Minh”, Viện nghiên cứu thƣơng mại – 2002.
3) “Nghiên cứu phát triển thƣơng mại khu vực HLKT Hải Phòng – Lào
Cai – Côn Minh”, Viện nghiên cứu thƣơng mại – 2004.
4) HLKT Nam Ninh – Hà Nội – Hải Phòng”, Viện quản lí kinh tế trung
ƣơng – 2003”.
Một số công trình nghiên cứu về vấn đề Tổ chức lãnh thổ kinh tế chung
cũng đã đề cập về lí thuyết của HLKT nhƣ: Địa lý kinh tế – xã hội đại cƣơng
(Nguyễn Minh Tuệ chủ biên, NXB ĐHSP, H 2004), Địa lý kinh tế – xã hội Việt
Nam (GS.TS. Lê Thông chủ biên, NXB ĐHSP, Hà Nội năm 2005), Bàn về phát
triển kinh tế (PGS.TS. Ngô Doãn Vịnh chủ biên, NXB Chính trị quốc gia, H
2003)…
Trong những năm gần đây cùng với xu hƣớng hội nhập khu vực, Việt
Nam và các nƣớc láng giềng trong khu vực đã liên tục có những hƣớng đi
thiết thực nhằm đạt đến sự phát triển trong các lĩnh vực hợp tác. Tháng
10/1998, tại Manila, lần đầu tiên khái niệm HLKT Đông – Tây đƣợc đƣa ra
xem xét và thông qua tại Hội nghị Bộ trƣởng các nƣớc thành viên thuộc “Tiểu
vùng sông Mê Công và tiểu vùng sông Mê Công mở rộng”. Từ đó, HLKT trở
thành một hình thức tổ chức kinh tế – xã hội phát triển rất nhanh ở nhiều vùng
trên khắp lãnh thổ Việt Nam, trong đó có HLKT QL 2.
Trong chƣơng trình đào tạo Thạc sĩ của Khoa Địa lý trƣờng Đại học Sƣ
phạm Hà Nội, tổ chức lãnh thổ kinh tế nói chung và HLKT nói riêng là những
hƣớng nghiên cứu và triển khai đề tài luận văn. Một số luận văn Thạc sĩ tiêu
biểu nghiên cứu về HLKT, Hành lang du lịch bao gồm:
+ Phân tích nguồn lực và thực trạng phát triển HLKT Đông – Tây vùng
Bắc Trung Bộ, tác giả: Vũ Anh Tú, 2006.
4
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên



+ Phân tích tiềm năng và thực trạng phát triển HLKT ven biển Móng Cái – Hạ
Long – Hải Phòng – Đồ Sơn, tác giả: Nguyễn Thị Quế Phƣơng, 2007.
+ Khai thác tài nguyên du lịch dọc Hành lang đƣờng 18, tác giả: Nguyễn
Xuân Năng, 2006.
+ Phân tích tiềm năng, thực trạng hoạt động du lịch theo QL 10, tác giả:
Phan Thị Thanh Nga, 2005.
Còn HLKT QL 2 cho đến nay chƣa có một công trình nghiên cứu nào.
3. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài
3.1. Mục đích nghiên cứu
Dựa trên cơ sở lí luận và thực tiễn về HLKT, đề tài nhằm vận dụng vào
nghiên cứu HLKT QL 2 trên lãnh thổ Việt Nam, nhằm làm sáng tỏ tiềm năng,
đánh giá thực trạng phát triển kinh tế trên địa bàn nghiên cứu và đề xuất một
số giải pháp cho phát triển có hiệu quả và bền vững trong tƣơng lai.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Đúc kết cơ sở lí luận và thực tiễn về việc phát triển HLKT.
- Đánh giá tiềm năng phát triển HLKT QL 2.
- Phân tích hiện trạng phát triển kinh tế – xã hội ở địa bàn nghiên cứu.
- Đề xuất một số phƣơng hƣớng và giải pháp phát triển cho HLKT QL 2
trong thời gian tới.
4. Phạm vi nghiên cứu
- Về mặt không gian: Phạm vi HLKT QL 2 chạy qua địa bàn 5 tỉnh –
thành phố là: Hà Nội, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Tuyên Quang, Hà Giang. Tuy
nhiên, để phù hợp với yêu cầu của một luận văn thạc sĩ, do giới hạn bởi thời
gian nghiên cứu, tác giả chỉ tập trung nghiên cứu địa bàn 2 tỉnh mà Hành lang
QL 2 chạy qua là Vĩnh Phúc và Phú Thọ; trong đó tập trung vào các thành
phố, thị xã, huyện trực thuộc 2 tỉnh nằm trong vùng chịu ảnh hƣởng trực tiếp
của HLKT, cụ thể là: 2 thành phố: Vĩnh Yên, Việt Trì; 2 thị xã: TX. Phúc
Yên, TX. Phú Thọ và 7 huyện: Bình Xuyên, Tam Dƣơng, Yên Lạc, Vĩnh
5
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên



Tƣờng, Phù Ninh, Thanh Ba, Đoan Hùng. ở một số chỉ tiêu đánh giá, do
không thể bóc tách đƣợc phải lấy số liệu cho phạm vi toàn tỉnh.
- Về mặt thời gian: Nguồn số liệu đƣợc điều tra, thu thập và xử lí từ năm
2000 đến năm 2008.
- Về mặt nội dung: Đề tài tập trung phân tích, đánh giá tiềm năng và hiện
trạng phát triển HLKT QL 2 (đoạn chạy qua 2 tỉnh Vĩnh Phúc và Phú Thọ với
tổng chiều dài 97 km). Điểm bắt đầu tại km 15 thuộc địa phận xã Phúc Thắng
- TX. Phúc Yên – Tỉnh Vĩnh Phúc và kết thúc tại km 112 tại địa phận Xã Chi
Đám – Huyện Đoan Hùng – Tỉnh Phú Thọ.
5. Quan điểm nghiên cứu và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Quan điểm nghiên cứu
5.1.1. Quan điểm tổng hợp
Quan điểm tổng hợp là quan điểm truyền thống của địa lí học. Nội dung
quan điểm này đƣợc xét dƣới 2 góc độ khác nhau:
- Nghiên cứu đồng bộ, toàn diện các điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên
nhiên, tài nguyên nhân văn, các yếu tố kinh tế, sự phân bố và biến động của
chúng, những mối quan hệ tƣơng tác, chế ngự lẫn nhau giữa các yếu tố hợp
phần của các tổng thể địa lí.
- Sự phối kết hợp có quy luật, có hệ thống trên cơ sở phân tích đồng bộ
và toàn diện các yếu tố hợp phần của thể tổng hợp lãnh thổ kinh tế, phát hiện
và xác định những đặc điểm đặc thù của các thể tổng hợp lãnh thổ địa lí.
5.1.2. Quan điểm hệ thống và lãnh thổ
Phát triển HLKT mà cụ thể là HLKT QL 2 không những là sự phát triển
kinh tế trên các phƣơng diện ngành, vùng kinh tế mà còn là sự phát triển toàn
diện của cả vùng theo một hệ thống bao gồm các phƣơng diện khác nhau về
chính sách mở cửa, thu hút đầu tƣ, thông thƣơng trên các địa bàn, tạo điều
kiện thu hút sự trao đổi, vận chuyển hàng hoá từ các vùng nằm sâu trong nội
địa với các vùng khác trong cả nƣớc và thế giới.

6
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên



5.1.3. Quan điểm phát triển bền vững
Phát triển bền vững vừa đƣợc coi là quan điểm vừa đƣợc coi là mục tiêu
nghiên cứu trong các nghiên cứu địa lí kinh tế – xã hội. Đây cũng là mục tiêu
phát triển HLKT ở các vùng lãnh thổ đặc biệt khó khăn, nhằm hƣớng tới mục
tiêu rút ngắn khoảng cách phát triển kinh tế, khoảng cách giàu nghèo giữa các
vùng kinh tế trọng điểm và các vùng còn lại trong cả nƣớc. Khi nghiên cứu vấn
đề phát triển HLKT QL 2, cùng với các ƣu thế về tài nguyên thì các mối quan hệ
vùng cũng đƣợc chú trọng và đƣợc coi nhƣ là một trong những nhân tố quyết
định đến sự hình thành và phát triển của loại hình tổ chức lãnh thổ này.
5.1.4. Quan điểm lịch sử – viễn cảnh
Khu vực HLKT QL 2 có bề dày về lịch sử dựng nƣớc, giữ nƣớc và có
nền văn hoá lâu đời. Trải qua lịch sử phát triển hàng ngàn năm với bao thăng
trầm, đến nay vùng đất này còn giữ đƣợc những đặc điểm riêng biệt, đặc sắc về
tự nhiên, văn hóa và con ngƣời. Những đặc điểm này là điều kiện cho việc phát
triển du lịch nói riêng và kinh tế nói chung trên địa bàn. Sử dụng quan điểm lịch
sử để tìm hiểu nguồn gốc phát sinh, quá trình hình thành và phát triển của các
loại tài nguyên tự nhiên, nhân văn, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm để có đƣợc
những nhận định, những phƣơng án, những dự báo chính xác và giúp cho việc
hoạch định, tổ chức các hoạt động kinh tế trên địa bàn có hiệu quả và bền vững.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
5.2.1. Phương pháp thu thập tài liệu
Đây là phƣơng pháp đƣợc sử dụng nhiều trong quá trình tìm hiểu và
nghiên cứu làm đề tài. Các tài liệu đƣợc tác giả thu thập từ nhiều nguồn khác
nhau: các giáo trình, số liệu thống kê, công trình nghiên cứu có liên quan,
thông tin từ báo chí, Intrernet,…

7
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


5.2.2. Phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh
Các tài liệu sau khi thu thập cần đƣợc xử lí qua các bƣớc: phân tích, tổng
hợp, so sánh để trở thành những tài liệu, dẫn chứng phục vụ cho mục đích
nghiên cứu của đề tài.
5.2.3. Phương pháp bản đồ
Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng nhằm khai thác một cách đầy đủ nhất
các thông tin trên hệ thống bản đồ hiện có, đặc biệt là các thông tin về lãnh
thổ nghiên cứu. Các thông tin trên bản đồ thƣờng gắn với lãnh thổ nhất định,
do đó phản ánh chính xác những tiềm năng và hiện trạng phát triển kinh tế
của mỗi lãnh thổ. Bên cạnh đó, các thông tin trên bản đồ cho phép ta đặt lãnh
thổ nghiên cứu trong mối quan hệ với các lãnh thổ lân cận, thấy đƣợc sự liên
kết giữa các lãnh thổ trong việc phát triển kinh tế. Đồng thời, phƣơng pháp
này cũng đƣợc sử dụng trong việc thể hiện các kết quả nghiên cứu của đề tài
trên bản đồ. Trong nghiên cứu khoa học địa lí, phƣơng pháp bản đồ là một
phƣơng pháp đặc trƣng nhất không thể thiếu.
5.2.4. Phương pháp chuyên gia
Phƣơng pháp này có ý nghĩa quan trọng trong việc định hƣớng, đƣa ra
các kết luận, các quyết định trong việc lựa chọn phƣơng án phát triển với
những thông tin lƣợng hoá chính xác.
5.2.5. Phương pháp sử dụng công nghệ thông tin
Trong quá trình thực hiện đề tài, máy tính và các phần mềm tin học đƣợc
coi nhƣ là một công cụ hỗ trợ đắc lực. Các phần mềm không thể thiếu trong việc
hoàn thành luận văn là Mapinfo, Microsoft Office. Những phần mềm này góp
phần hỗ trợ và xử lí có hiệu quả đối với các thông tin, số liệu, từ đó có đƣợc các
phân tích, đánh giá xác thực nhằm phân tích và tổng hợp chính xác các ngồn
8

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


thông tin từ đó đƣa ra những nhận định chính xác và khoa học nhất. Ngoài ra,
các phần mềm tin học còn đƣa ra cơ sở dữ liệu để xây dựng nên hệ thống bản đồ.
6. Những đóng góp của đề tài
- Bổ sung và làm rõ cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn về HLKT.
- Kiểm kê đƣợc các điều kiện ảnh hƣởng tới sự hình thành và phát triển
HLKT QL 2.
- Đƣa ra bức tranh phát triển của HLKT QL 2.
- Đề xuất đƣợc một số giải pháp cho sự phát triển có hiệu quả và bền
vững của HLKT QL 2 trong tƣơng lai.
7. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung của luận
văn đƣợc bố cục thành 4 chƣơng:
Chƣơng 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn về tổ chức lãnh thổ kinh tế và
HLKT QL 2.
Chƣơng 2: Tiềm năng phát triển HLKT QL 2
Chƣơng 3: Thực trạng phát triển kinh tế Hành lang QL 2
Chƣơng 4: Định hƣớng và giải pháp phát triển kinh tế Hành lang QL 2
đến năm 2020.
9
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


PHẦN NỘI DUNG
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TỔ CHỨC LÃNH THỔ
KINH TẾ VÀ HÀNH LANG KINH TẾ QUỐC LỘ 2

1.1. Cơ sở lí luận

1.1.1. Khái niệm và bản chất của Tổ chức lãnh thổ kinh tế
1.1.1.1. Khái niệm
Tổ chức lãnh thổ kinh tế là một trong những bƣớc đi quan trọng của phát
triển kinh tế, đồng thời là khâu tổ chức lãnh thổ nhằm đạt hiệu quả cao nhất.
Trong đó “tổ chức” chính là việc sắp xếp các đối tƣợng bao gồm các xí
nghiệp, các ngành, các lĩnh vực, các điểm dân cƣ, kết cấu hạ tầng,…trên một
lãnh thổ nhất định. “Lãnh thổ” đƣợc hiểu là địa bàn để tổ chức, sắp xếp và nó
có ranh giới xác định. Việc tổ chức đƣợc tiến hành trên một lãnh thổ xác định
theo yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Tổ chức lãnh thổ không chỉ có vai trò
phát huy hết nguồn lực của một lãnh thổ nhất định, khắc phục tình trạng
chồng chéo, quá tải về sức chứa lãnh thổ mà còn kết nối các ngành trong cùng
một lãnh thổ, kết nối sự phát triển của một lãnh thổ với nhau. Điều đó càng
chứng tỏ, tổ chức lãnh thổ đóng vai trò hết sức to lớn trong phát triển kinh tế -
xã hội. Đây là một vấn đề đƣợc nghiên cứu từ lâu trên thế giới với rất nhiều
quan điểm khác nhau.
Theo quan điểm của các nhà khoa học Liên Xô (cũ): TCLT kinh tế là sự
sắp xếp, bố trí và phối hợp giữa các đối tƣợng có mối liên hệ qua lại giữa các
hệ thống sản xuất, hệ thống tự nhiên và hệ thống dân cƣ nhằm sử dụng hợp lí
các nguồn lực để đạt hiệu quả cao về kinh tế - xã hội và môi trƣờng.
Với quan điểm này, TCLT theo nghĩa rộng bao gồm các vấn đề có liên
quan tới phân công lao động theo lãnh thổ, phân bố lực lƣợng sản xuất, các sự
khác biệt về vùng trong quan hệ trƣơng hỗ giữa xã hội và tự nhiên cũng nhƣ
vấn đề chính sách phát triển của từng vùng. Theo nghĩa hẹp, TCLT bao gồm
các phạm trù nhƣ: TCLT về hành chính Nhà nƣớc, quản lí vùng về sản xuất,
10
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


sự hình thành các thành tạo lãnh thổ về tổ chức kinh tế, sự xác định các khách
thể vùng của quản lí, sự phân vùng về kinh tế - xã hội.

Ở phƣơng Tây, từ đầu thế kỉ XIX, một số nƣớc đã sớm bƣớc vào nền
kinh tế thị trƣờng, TCLT trở thành khoa học quản lí của họ. Theo tác giả Jean
Paul De Gaudeman (1992), TCLT đƣợc hiểu là nghệ thuật sử dụng lãnh thổ
một cách đúng đắn và có hiệu quả. Nhiệm vụ của nó đƣợc hiểu là tìm kiếm
một tỉ lệ và quan hệ hợp lí về phát triển kinh tế giữa các ngành trong một
vùng, giữa các vùng trong một quốc gia và trên mức độ nhất định có xét đến
mối liên kết giữa quốc gia với nhau, tạo ra một giá trị mới nhờ có sự sắp xếp
trật tự và hài hoà giữa các đơn vị lãnh thổ khác nhau trong cùng một tỉnh, một
vùng và một nƣớc trong những điều kiện của nền kinh tế thị trƣờng và hệ
thống kinh tế mở. Mục đích của việc sắp xếp này là sử dụng hợp lí các nguồn
lực - lợi thế so sánh của lãnh thổ trong xu thế hội nhập và cạnh tranh để tăng
trƣởng kinh tế, giải quyết các vấn đề xã hội, đảm bảo sự phát triển bền vững.
Ở Việt Nam, gần đây các nhà kinh tế cũng đi sâu nghiên cứu về vấn đề
này. Theo PGS.TS Ngô Doãn Vịnh, TCLT kinh tế là sự “sắp xếp” và “phối
hợp” các đối tƣợng trong cùng một mối liên hệ liên ngành, liên vùng nhằm sử
dụng hợp lí các tiềm năng tự nhiên, lao động, vị trí địa lí kinh tế, chính trị và cơ
sở vật chất kĩ thuật đã và sẽ tạo dựng để đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao và
nâng cao mức sống dân cƣ, đảm bảo sự phát triển bền vững của một lãnh thổ.
Có thể thấy, đây là ý kiến tổng hợp dựa trên sự đúc kết hệ thống quan
điểm về TCLT trên thế giới, vận dụng linh hoạt để phù hợp với điều kiện của
Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Trong những năm gần đây, nhiều quan
điểm về TCLT kinh tế đã đƣợc vận dụng vào việc thực hiện quy hoạch lãnh
thổ nƣớc ta và đã mang lại hiệu quả kinh tế cao, tạo động lực quan trọng thúc
đẩy sự phát triển của các vùng trong cả nƣớc đặc biệt là các vùng đặc biệt khó
khăn, góp phần quan trọng trong công tác xoá đói giảm nghèo và làm giảm
chênh lệch giữa các vùng trên cả nƣớc.
11
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên



Việc quy hoạch tổ chức lãnh thổ kinh tế không chỉ nhằm mục tiêu phát
triển kinh tế mà còn tác động tới sự phát triển các mặt xã hội của vùng.
1.1.1.2. Bản chất của TCLTKT
Chúng ta biết rằng, xã hội loài ngƣời muốn tồn tại và phát triển đƣợc thì
đều phải thực hiện quá trình lao động sản xuất. Nền sản xuất của xã hội bao
gồm các ngành, các thành phần kinh tế khác nhau và đƣợc tổ chức trên những
không gian nhất định của bề mặt trái đất. Mỗi địa phƣơng (hay lãnh thổ)
thƣờng dựa vào những thế mạnh riêng của mình về tự nhiên và xã hội để tiến
hành chuyên môn hoá sản xuất theo những lĩnh vực khác nhau nhằm đạt hiệu
quả cao về kinh tế. Khi mỗi địa phƣơng đi sâu vào sản xuất một hay một số
sản phẩm nhất định để trao đổi với các địa phƣơng khác tạo nên nhiều ngành
kinh tế khác nhau cho xã hội. Đó chính là sự phân công lao động xã hội theo
ngành. Tuy nhiên, mỗi ngành sản xuất chuyên môn hoá lại gắn liền với một
lãnh thổ nhất định để phù hợp với những đặc điểm về kinh tế và công nghệ hiện
có, tạo ra sự phân công lao động xã hội theo lãnh thổ. Nhƣ vậy, phân công lao
động theo ngành kéo theo phân công lao động xã hội theo lãnh thổ. Hai hiện
tƣợng kinh tế - xã hội này có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Tóm lại, phân công
lao động xã hội là cơ sở nền tảng của tổ chức lãnh thổ kinh tế - xã hội.
Về bản chất, TCLT chính là việc tìm ra phƣơng án hợp lí nhất về kiến
thiết lãnh thổ làm sao cho trong quá trình phát triển của các ngành, lĩnh vực
theo cùng hƣớng và liên hệ mật thiết với nhau tạo ra tính nhất quán cần thiết
nhằm đạt đƣợc hiệu quả kinh tế - xã hội cao và có đƣợc sự phát triển bền
vững cho lãnh thổ và cho cả hệ thống lớn hơn.
1.1.2. Các hình thức TCLT ở Việt Nam
Trong điều kiện của Việt Nam hiện nay, các hình thức TCLT kinh tế đều
dựa trên cơ sở bối cảnh trong nƣớc và quốc tế để phù hợp với mục tiêu phát
triển của đất nƣớc. Các hình thức TCLT của mỗi địa phƣơng dựa trên cơ sở
12
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên



lợi thế so sánh và những đặc trƣng về dân cƣ, dân tộc, văn hoá riêng biệt
nhằm tạo ra sự phát triển phù hợp cho mỗi vùng.
Các hình thức TCLT bao gồm hai nhóm chính: Các hình thức TCLTKT
theo vùng kinh tế lớn, các đơn vị hành chính (tỉnh, huyện) và các hình thức
TCLTKT theo các khu vực đặc biệt bao gồm: Vùng trọng điểm, HLKT, khu
kinh tế, khu công nghiệp tập trung, khu du lịch,
a. Vùng kinh tế trọng điểm
Sự chênh lệch trong phát triển vùng là điều kiện tất yếu không thể tránh
khỏi trong quá trình phát triển của mỗi quốc gia. Thông thƣờng, những khu
vực đô thị tập trung đông dân cƣ, cơ sở hạ tầng hoàn thiện sẽ có sự phát triển
kinh tế – xã hội nhanh hơn. Những khu vực có điều kiện ngƣợc lại thì dân cƣ
thƣa thớt, cơ sở hạ tầng kém phát triển, kinh tế trì trệ, chậm phát triển. Vì vậy,
những khu vực có sự phát triển kinh tế nhanh thƣờng là những lãnh thổ có ý
nghĩa trung tâm, có ý nghĩa quan trọng thúc đẩy sự phát triển ở các vùng
khác. Những vùng kinh tế trọng điểm thƣờng mang những đặc điểm sau:
- Chiếm tỉ trọng lớn trong tổng GDP của quốc gia và trên cơ sở đó, nếu
đƣợc đầu tƣ tích cực sẽ có khả năng tạo ra tốc độ phát triển nhanh cho cả nƣớc.
- Hội tụ các điều kiện thuận lợi và ở mức độ nhất định đã tập trung tiềm
lực kinh tế (kết cấu hạ tầng, lao động kĩ thuật, các trung tâm đào tạo và
nghiên cứu khoa học cấp quốc gia và cấp vùng, có vị thế hấp dẫn các nhà đầu
tƣ, có tỉ trọng lớn trong cơ cấu GDP của cả nƣớc, ).
- Có khả năng tạo tích luỹ đầu tƣ để tái sản xuất mở rộng; đồng thời có
thể tạo ra nguồn ngân sách lớn. Vì vậy, vùng không chỉ tự đảm bảo cho mình
mà còn có khả năng hỗ trợ các vùng khác khó khăn hơn.
- Có khả năng thu hút những ngành công nghiệp mới và các ngành dịch
vụ then chốt để rút kinh nghiệm về mọi mặt cho các vùng trong phạm vi cả
nƣớc. Từ đây, tác động của nó lan truyền sự phân bố công nghiệp ra các vùng
xung quanh với chức năng là trung tâm của một lãnh thổ rộng lớn.
13

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


Từ những năm 90 của thế kỉ XX, Việt Nam đã tiến hành nghiên cứu và
xây dựng các vùng kinh tế trọng điểm. Nguyên nhân do trình độ phát triển
kinh tế nƣớc ta còn thấp, nguồn vốn còn thiếu, Trong khi đó, chúng ta đang
tham gia vào cuộc chơi hội nhập với nền kinh tế thế giới, chúng ta cần phải
tìm mọi cách để phát triển, tránh tình trạng tụt hậu so với các nƣớc trong khu
vực và trên thế giới. Mặt khác, gắn với thực tế đặc điểm hình dạng lãnh thổ
trải dài và hẹp ngang, điều kiện kinh tế - xã hội đều phân bố theo vùng rõ rệt,
sự chênh lệch vùng lớn nên việc phát triển các vùng kinh tế trọng điểm là phù
hợp. Bên cạnh đó, với thực tế nội lực có hạn, chúng ta phải thu hút đầu tƣ
nƣớc ngoài, do vậy phát triển vùng kinh tế trọng điểm là một chiến lƣợc nhằm
thu hút đầu tƣ quốc tế.
Hiện nay, nƣớc ta có ba vùng kinh tế trọng điểm. Vùng KTTĐ phía Bắc
gồm: TP. Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dƣơng, Hƣng Yên, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh
và Quảng Ninh. Vùng KTTĐ miền trung gồm các tỉnh, thành phố sau: Thừa
Thiên- Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi và Bình Định. Vùng KTTĐ
miền Nam gồm: TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình
Dƣơng, Long An, Tây Ninh, Bình Phƣớc và Tiền Giang. Ba vùng KTTĐ này
đều có những đặc điểm chung về sự phát triển nhƣ sau:
- Ba vùng đều có nhịp độ phát triển nhanh và đã có đóng góp đáng kể
vào sự tăng trƣởng kinh tế chung của cả nƣớc. So với mức tăng trƣởng trung
bình của cả nƣớc, các vùng KTTĐ thƣờng có tốc độ tăng trƣởng cao hơn.
- Ba vùng KTTĐ là địa bàn tập trung phần lớn các khu công nghiệp và
các ngành công nghiệp chủ chốt của cả nƣớc.
- Ba vùng KTTĐ đóng góp tới 80% giá trị xuất khẩu và thu hút phần lớn
các dự án, số vốn FDI của cả nƣớc.
- Tóm lại, việc hình thành và phát triển các vùng KTTĐ có ý nghĩa rất
quan trọng trong tình hình thực tế của nƣớc ta hiện nay. Đây là hình thức

TCLT dạng đặc biệt có quy mô lớn nhất và đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất.
14
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


b. Hành lang kinh tế
HLKT là một hình thức TCLT đặc biệt hình thành dựa trên một trục
tuyến giao thông huyết mạch và sự tập trung các cơ sở công nghiệp và dịch vụ
dọc theo hai tuyến trục đó. Do việc vận chuyển thuận lợi nên các hoạt động
kinh tế đem lại hiệu quả cao hơn. Ở nƣớc ta, hình thức TCLT này ra đời dựa
trên việc xây dựng và thực hiện một chiến lƣợc kinh tế nhằm phát huy tối đa
lợi thế cạnh tranh của khu vực về kinh tế, vị trí địa lí và lịch sử.
HLKT bao gồm các yếu tố sau:
- Tuyến giao thông huyết mạch nối các cực phát triển.
- Các cơ sở kinh tế, nhất là các doanh nghiệp công nghiệp, du lịch,
thƣơng mại, dịch vụ khác. Các doanh nghiệp đó đƣợc lợi do có đƣợc điều
kiện vận tải dễ dàng.
- Các điểm dân cƣ và những khu vực sản xuất nông, lâm, ngƣ nghiệp bổ trợ.
Các hành lang kinh tế là trục động lực mang ý nghĩa đầu tàu lôi kéo sự
phát triển chung của toàn vùng rộng lớn. Trên thực tế Việt Nam, những vùng
có cơ sở hạ tầng khó khăn thƣờng là những khu vực trì trệ, kém phát triển. Vì
vậy, khi trục hành lang giao thông ra đời sẽ là điểm hút mạnh mẽ lôi kéo đƣợc
sự đầu tƣ của ngƣời dân trong các hoạt động thƣơng mại, công nghiệp.
Mỗi HLKT thƣờng có độ dài hàng trăm km, chạy qua nhiều tỉnh. Trên địa
bàn mỗi tỉnh có thể hình thành và phát triển một đoạn thuộc tuyến HLKT. Các
tuyến HLKT tiêu biểu của Việt Nam hiện nay là: Hà Nội – Hải Phòng; TP. Hồ
Chí Minh – Biên Hoà - Vũng Tàu; Huế - Đà Nẵng – Dung Quất, Trên phạm
vi quốc tế, nƣớc ta cũng nằm trong tuyến HLKT quan trọng: Côn Minh – Lào
Cai – Hà Nội – Hải Phòng; Nam Ninh – Lạng Sơn – Hà Nội – Hải Phòng.
c. Khu kinh tế

Khu kinh tế là một lãnh thổ xác định đƣợc hƣởng ƣu đãi đặc biệt để phát
triển kinh tế, thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài. Khu kinh tế mang tính tổng hợp cao,
vừa có hoạt động công nghiệp vừa có hoạt động thƣơng mại, du lịch, nhà ở và
15
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


các công trình công cộng trên cơ sở đó hỗ trợ nhau giữa các hoạt loại hình
TCLT.
Đặc trƣng của khu kinh tế gồm:
- Là khu vực có vị trí địa lí thuận lợi cho giao lƣu với các khu vực khác.
Đây là nhân tố có ý nghĩa quyết định trong việc thành lập các khu kinh tế.
- Khu kinh tế có môi trƣờng đầu tƣ, kinh doanh buôn bán phù hợp với cơ chế
thị trƣờng, đƣợc ƣu đãi hơn các vùng khác. Đặc trƣng này có ý nghĩa thúc đẩy sự
phát triển thƣơng mại quốc tế của khu kinh tế so với các khu vực khác trong nƣớc.
- Khu kinh tế giao lƣu kinh tế với nƣớc ngoài thông thoáng, không bị hạn
chế, ƣu tiên hƣớng xuất khẩu, thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài (vốn FDI).
- Mặc dù đƣợc hƣởng các chính sách ƣu đãi, ƣu tiên hoạt động thu hút
đầu tƣ nƣớc ngoài song sự phát triển của các khu kinh tế cũng yêu cầu không
đƣợc gây ảnh hƣởng xấu tới an ninh quốc gia, không xâm hại đến các công
trình văn hoá, di tích của đất nƣớc.
Trong điều kiện hội nhập hiện nay, khu kinh tế là hình thức TCLT phổ
biến ở nhiều nƣớc trên thế giới, đặc biệt là những nƣớc có chính sách thu hút
vốn đầu tƣ nƣớc ngoài. Tính đến năm 2007, nƣớc ta có 10 khu kinh tế bao
gồm: Vân Đồn, Nghi Sơn, Vũng Áng, Đông Bắc Nghệ An, Chân Mây – Lăng
Cô, Chu Lai, Dung Quất, Nhơn Hội, Vân Phong và Phú Quốc. Các khu kinh
tế có tác dụng tích cực trong việc phát triển đất nƣớc. Hiện nay, đây là những
địa bàn thu hút đầu tƣ trong và ngoài nƣớc, phát triển cơ sở hạ tầng, xây dựng
mạnh các khu công nghiệp và các bến cảng phục vụ giao thông thông quốc tế.
d. Khu công nghiệp tập trung

Phát triển công nghiệp là một trong những hƣớng chiến lƣợc của các
nƣớc đang phát triển trong quá trình công nghiệp hoa – hiện đại hoá. Để phát
triển công nghiệp hiệu quả cần tận dụng tối đa các lợi thế so sánh lãnh thổ.
Tuỳ theo điều kiện của từng lãnh thổ mà có các hình thức tổ chức công

×