Tải bản đầy đủ (.doc) (109 trang)

162 Hoàn thiện tổ chức hồ sơ kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán AASC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (509.12 KB, 109 trang )

Khãa luËn tèt nghiÖp Khoa KÕ to¸n
LỜI MỞ ĐẦU
Cơ chế thị trường đã và đang mở ra một thời kỳ phát triển sôi động nhưng
cũng đầy rủi ro cho nền kinh tế Việt Nam. Trong đó những thông tin tài chính
là mối quan tâm của nhiều người làm công tác quản lý trong nội bộ doanh
nghiệp cũng như bên ngoài doanh nghiệp. Vì vậy sự chính xác của các thông
tin kinh tế tài chính là một đòi hỏi cần được đáp ứng kịp thời.
Kiểm toán là hoạt động đem lại niềm tin cho những người quan tâm đến
tình hình tài chính của doanh nghiệp. Trách nhiệm pháp lý cao đòi hỏi kiểm
toán viên và Công ty kiểm toán phải chú trọng đến chất lượng kiểm toán.
Trong một cuộc kiểm toán thì hồ sơ kiểm toán đóng vai trò rất quan trọng. Nó
không chỉ là phương tiện lưu giữ những bằng chứng thông tin quan trọng giúp
kiểm toán viên đưa ra những kết luận mà còn là cơ sở pháp luật cho việc kiểm
soát và đánh giá chất lượng cuộc kiểm toán đã tiến hành.
Nhận thức được tầm quan trọng của việc lập hồ sơ kiểm toán, cùng với
những kiến thức thực tế có được qua thời gian thực tập tại Công ty Dịch vụ
Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán (AASC), em đã chọn đề tài:
“Hoàn thiện tổ chức hồ sơ kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính
tại Công ty Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán” nhằm tìm hiểu
rõ hơn về cách thức lập, tổ chức lưu trữ, sử dụng và bảo quản các tài liệu
trong hồ sơ kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty Dịch vụ Tư vấn Tài chính
Kế toán và Kiểm toán.
Khóa luận tốt nghiệp, ngoài lời mở đầu và kết luận, bao gồm ba phần chính:
Chương I: Những vấn đề lý luận cơ bản về hồ sơ kiểm toán.
Chương II: Thực tế tổ chức hệ thống hồ sơ kiểm toán trong kiểm toán báo
cáo tài chính tại Công ty Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán.
NguyÔn ThÞ TuyÕt Trinh KiÓm to¸n 45A
1
Khãa luËn tèt nghiÖp Khoa KÕ to¸n
Chương III: Một số nhận xét đánh giá và phương hướng hoàn thiện
công tác tổ chức hồ sơ kiểm tại AASC.


Do giới hạn về thời gian và điều kiện thực tế còn nhiều hạn chế việc tiếp
cận nghiên cứu đề tài mới chỉ dừng lại ở mức độ kết hợp giữa nghiên cứu lý
luận với quan sát thực tiễn, phỏng vấn,..cho nên vấn đề chưa được giải quyết
cụ thể.
Em xin chân thành cảm ơn Thạc sỹ Bùi Thị Minh Hải và các anh chị đang
công tác tại phòng Kiểm toán các ngành sản xuất vật chất tại Công ty Dịch vụ
Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán (AASC) đã tận tình giúp đỡ em hoàn
thành khóa luận thực tập này.
NguyÔn ThÞ TuyÕt Trinh KiÓm to¸n 45A
2
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Kế toán
CHNG 1: NHNG VN Lí LUN C BN V
H S KIM TON
1.1.Khỏi nim kim toỏn
Thut ng kim toỏn xut hin trờn th gii t lõu nhng thc s
mi c s dng nc ta t hn mt chc nm cui th k XX. Kim toỏn
khụng ch gii hn kim toỏn cỏc bng khai ti chớnh hay ti liu k toỏn m
nú cũn thõm nhp vo nhiu lnh vc khỏc nhau nh hiu qu ca cỏc hot
ng kinh t, hiu nng ca qun lý xó hi, hiu lc ca h thng phỏp lý
trong tng hot ng,Trong quỏ trỡnh s dng thut ng ny cú th hiu:
Kim toỏn l xỏc minh v by t ý kin v thc trng hot ng cn c
kim toỏn bng h thng cỏc phng phỏp k thut ca kim toỏn chng t v
kim toỏn ngoi chng t do cỏc kim toỏn viờn cú trỡnh nghip v tng
xng thc hin trờn c s h thng phỏp lý cú hiu lc.
(*)

Tựy theo tng tiờu thc m cú th phõn loi kim toỏn thnh nhiu loi
khỏc nhau. Theo i tng kim toỏn, kim toỏn c phõn thnh kim toỏn
ti chớnh, kim toỏn hot ng v kim toỏn liờn kt. Theo h thng b mỏy
kim toỏn, kim toỏn c phõn thnh kim toỏn nh nc, kim toỏn c lp

v kim toỏn ni b. Trong cỏc loi hỡnh kim toỏn ny thỡ kim toỏn ti
chớnh l hot ng c trng nht ca kim toỏn. c trng c bn ú bt
ngun t chớnh i tng kim toỏn, t quan h gia ch th v khỏch th
kim toỏn, t chc nng ca kim toỏn, t phng phỏp kim toỏn, t c s
phỏp lý thc hin kim toỏn.
1.2.i tng, chc nng v phng phỏp kim toỏn ti chớnh.
i tng kim toỏn ti chớnh l cỏc bng khai ti chớnh trong ú b
phn quan trng nht l bỏo cỏo ti chớnh. Hin nay theo quy nh ca Nh
(*): Ch biờn GS.TS Nguyn Quang Quynh, giỏo trỡnh Lý thuyt kim toỏn, NXB Ti chớnh, nm 2005, tr. 40
Nguyễn Thị Tuyết Trinh Kiểm toán 45A
3
Khãa luËn tèt nghiÖp Khoa KÕ to¸n
nước các báo cáo tài chính bắt buộc phải lập đối với mỗi doanh nghiệp là:
Bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ
và thuyết minh báo cáo tài chính. Ngoài báo cáo tài chính ra thì bảng khai tài
chính còn bao gồm những bảng kê khai có tính pháp lý khác như: bảng kê
khai tài sản cá nhân, bảng kê khai tài sản đặc biệt,…Để xác minh và bày tỏ ý
kiến về bảng khai tài chính, kiểm toán tài chính phải tiến hành liên kết các tài
liệu kế toán, các hoạt động kinh doanh và tổ chức quản lý của từng khách thể
kiểm toán nhằm xác minh độ tin cậy của các thông tin trong bảng khai tài
chính. Trong kiểm toán tài chính có hai cách cơ bản để phân chia đối tượng
kiểm toán thành các phần hành kiểm toán là phân chia theo khoản mục và
phân chia theo chu trình.
Phân chia theo khoản mục là cách phân chia theo từng khoản mục hoặc
nhóm khoản mục theo thứ tự trong bảng khai tài chính vào một phần hành.
Phân chia theo chu trình là cách chia căn cứ vào mối liên hệ chặt chẽ lẫn nhau
giữa các khoản mục, các yếu tố trong một chu trình chung của hoạt động tài
chính. Tùy thuộc vào cách phân chia đối tượng kiểm toán thành các phần
hành mà có cách thức tổ chức hồ sơ kiểm toán cho phù hợp.
Kiểm toán tài chính là một loại hình của kiểm toán nên nó cũng có chức

năng của kiểm toán nói chung là xác minh và bày tỏ ý kiến. Chức năng xác
minh nhằm khẳng định mức độ trung thực của tài liệu, tính pháp lý của việc
thực hiện các nghiệp vụ hay lập các bảng khai. Kết quả của chức năng xác
minh được thể hiện trên báo cáo kiểm toán. Báo cáo kiểm toán về báo cáo tài
chính nhằm xác minh độ trung thực của các thông tin được trình bày trên báo
cáo tài chính cùng với việc tuân thủ các chuẩn mực, hoặc chế độ kế toán hiện
hành khi lập báo cáo tài chính này. Chức năng bày tỏ ý kiến bao gồm cả kết
luận về chất lượng thông tin và cả pháp lý, tư vấn qua xác minh. Trong kiểm
toán báo cáo tài chính, chức năng bày tỏ ý kiến thường được thể hiện thông
NguyÔn ThÞ TuyÕt Trinh KiÓm to¸n 45A
4
Khãa luËn tèt nghiÖp Khoa KÕ to¸n
qua thư quản lý. Về chức năng xác minh và bày tỏ ý kiến, kiểm toán tài chính
hướng tới công khai tài chính giữa các bên có lợi ích khác nhau và từ đó thu
thập bằng chứng đầy đủ và tin cậy.
Để thực hiện chức năng xác minh và bày tỏ ý kiến kiểm toán tài chính
cũng sử dụng các phương pháp kiểm toán chứng từ (kiểm toán cân đối, đối
chiếu logic, đối chiếu trực tiếp) và kiểm toán ngoài chứng từ (kiểm kê, thực
nghiệm, điều tra). Tuy nhiên do kiểm toán tài chính có đối tượng cụ thể khác
nhau, chức năng cụ thể khác nhau, khách thể kiểm toán khác nhau nên cách
thức kết hợp các phương pháp kiểm toán cũng khác nhau.
Trong một cuộc kiểm toán tài chính phải thực hiện cả hai loại thử nghiệm
để thu thập bằng chứng kiểm toán đầy đủ và thích hợp là thử nghiệm cơ bản
và thử nghiệm tuân thủ. Thử nghiệm cơ bản là việc thẩm tra lại các thông tin
biểu hiện bằng tiền phản ánh trên bảng tổng hợp bằng việc kết hợp các
phương pháp kiểm toán chứng từ và kiểm toán ngoài chứng từ theo trình tự và
cách thức kết hợp xác định. Thử nghiệm tuân thủ là dựa vào kết quả của hệ
thống kiểm soát nội bộ khi hệ thống này tồn tại và hoạt động có hiệu lực. Để
khẳng định sự tồn tại và hiệu lực này cần khảo sát thẩm tra và đánh giá hệ
thống kiểm soát nội bộ. Thử nghiệm tuân thủ chỉ được thực hiện khi thấy hệ

thống kiểm soát nội bộ tồn tại và được đánh giá là hoạt động có hiệu lực. Tuy
nhiên trong trường hợp này thử nghiệm cơ bản vẫn được thực hiện. Trong
trường hợp hệ thống kiểm soát nội bộ không tồn tại hoặc hoạt động không
hiệu lực thì kiểm toán tài chính sẽ không thực hiện thử nghiệm tuân thủ mà
tăng cường thử nghiệm cơ bản với quy mô lớn để đảm bảo độ tin cậy của các
kết luận kiểm toán.
Trong kiểm toán tài chính, việc vận dụng các phương pháp kiểm toán
chứng từ và kiểm toán ngoài chứng từ vào việc xác minh các nghiệp vụ, các
số dư tài khoản hoặc các khoản mục cấu thành bảng khai tài chính theo các
NguyÔn ThÞ TuyÕt Trinh KiÓm to¸n 45A
5
Khãa luËn tèt nghiÖp Khoa KÕ to¸n
cách thức hay trình tự xác định được gọi là trắc nghiệm. Việc kết hợp giữa
các phương pháp kiểm toán cơ bản cũng khác nhau cả về số lượng và trình tự
kết hợp từ đó hình thành nên 3 loại trắc nghiệm cơ bản: trắc nghiệm công
việc, trắc nghiệm trực tiếp số dư và trắc nghiệm phân tích.
Trắc nghiệm công việc được hiểu là cách thức và trình tự rà soát các
nghiệp vụ hay hoạt động cụ thể trong quan hệ với sự tồn tại và hiệu lực của hệ
thống kiểm soát nội mà trước hết là hệ thống kế toán. Trắc nghiệm công việc
hướng vào hai mặt của tổ chức kế toán là thủ tục kế toán và độ tin cậy của
thông tin kế toán. Căn cứ vào hai mặt này mà trắc nghiệm công việc được
phân thành trắc nghiệm đạt yêu cầu và trắc nghiệm độ vững chãi.
Trắc nghiệm đạt yêu cầu của công việc là trình tự rà soát các thủ tục kế toán
hay thủ tục quản lý có liên quan đến đối tượng kiểm toán. Nếu đối tượng rà
soát có thể dựa trên dấu vết thì kiểm toán viên có thể đối chiếu chữ ký trên
chứng từ, chức trách và quyền hạn của người phê duyệt. Nếu đối tượng rà
soát không có dấu vết kiểm toán viên có thể thực hiện phương pháp phỏng
vấn hoặc quan sát.
Trắc nghiệm độ vững chãi của công việc là trình tự rà soát các thông tin về
giá trị trong hành tự kế toán. Kiểm toán viên phải tính toán lại số tiền trên các

chứng từ kế toán như các kế toán viên đã làm và so sánh số tiền trên chứng từ
kế toán và các sổ sách có liên quan.
Trắc nghiệm trực tiếp số dư là cách thức kết hợp các phương pháp cân
đối, phân tích, đối chiếu trực tiếp với kiểm kê và điều tra thực tế để xác định
độ tin cậy của số dư cuối kỳ hoặc tổng số phát sinh. Trắc nghiệm này được
thực hiện tùy thuộc vào kết quả của trắc nghiệm đạt yêu cầu của công việc và
trắc nghiệm độ vững chãi của công việc.
Trắc nghiệm phân tích là cách thức xem xét các mối quan hệ kinh tế và xu
hướng biến động của các chỉ tiêu kinh tế thông qua việc kết hợp giữa đối
NguyÔn ThÞ TuyÕt Trinh KiÓm to¸n 45A
6
Khãa luËn tèt nghiÖp Khoa KÕ to¸n
chiếu trực tiếp, đối chiếu logic, cân đối giữa trị số của các chỉ tiêu hoặc các bộ
phận cấu thành chỉ tiêu.
1.3.Khái quát về hồ sơ kiểm toán
1.3.1.Khái niệm hồ sơ kiểm toán
Do bằng chứng kiểm toán được thu thập bằng nhiều thủ tục và từ nhiều
nguồn gốc khác nhau, nên chúng cần được biểu hiện bằng các tài liệu và sắp
xếp theo những nguyên tắc nhất định để giúp kiểm toán viên quản lý công
việc, làm cơ sở để hình thành ý kiến và dẫn chứng để bảo vệ ý kiến của mình.
Mặt khác trong quá trình làm việc những kế hoạch, chương trình kiểm toán,
các thủ tục kiểm toán đã áp dụng,…cần được ghi chép và lưu trữ để phục vụ
cho cuộc kiểm toán và để chứng minh đã tiến hành công việc theo đúng các
chuẩn mực kiểm toán. Tất cả phải được thu thập và lưu trữ trong hồ sơ kiểm
toán.
VSA 230 “Hồ sơ kiểm toán” định nghĩa: “Hồ sơ kiểm toán là các tài liệu do
kiểm toán viên lập, thu thập, phân loại, sử dụng và lưu trữ. Tài liệu trong hồ sơ
kiểm toán được thể hiện trên giấy, trên phim, ảnh, trên phương tiện tin học hay
bất kỳ phương tiện lưu trữ nào khác theo quy định của pháp luật hiện hành.”
Hồ sơ kiểm toán bao gồm mọi thông tin cần thiết liên quan đến cuộc kiểm

toán đủ làm cơ sở cho việc hình thành ý kiến kiểm toán viên và chứng minh
rằng cuộc kiểm toán đã được thực hiện theo đúng các chuẩn mực kiểm toán
Việt Nam (hoặc chuẩn mực kiểm toán quốc tế được chấp nhận).
Theo những chuẩn mực và nguyên tắc chỉ đạo kiểm toán quốc tế thì: “Hồ
sơ kiểm toán là các dẫn chứng bằng tài liệu về quá trình làm việc của kiểm
toán viên, về các bằng chứng thu thập được để hỗ trợ quá trình kiểm toán và
làm cơ sở pháp lý cho ý kiến của kiểm toán viên trên các báo cáo kiểm toán.”
(Những chuẩn mực và nguyên tắc chỉ đạo kiểm toán quôc tế, 1992, trang 85).

NguyÔn ThÞ TuyÕt Trinh KiÓm to¸n 45A
7
Khãa luËn tèt nghiÖp Khoa KÕ to¸n
Theo giáo trình kiểm toán của ALVIN.ARENS - JAMESK.LOEBBECKE
hồ sơ kiểm toán là: “Tư liệu là sổ sách của kiểm toán viên ghi chép về các thủ
tục áp dụng, các cuộc khảo sát thực hiện, thông tin thu được và kết luận thích
hợp đạt được trong công tác kiểm toán. Các tư liệu phải bao gồm tất cả các
thông tin mà kiểm toán viên cho là cần thiết để tiến hành quá trình kiểm tra
đầy đủ và cung cấp căn cứ cho báo cáo kiểm toán.”
(*)
Qua các khái niệm trên chúng ta có thể đưa ra một khái niệm khái quát
nhất về hồ sơ kiểm toán: Hồ sơ kiểm toán là tập hợp tất cả các giấy tờ làm
việc của kiểm toán viên, chứa đựng những thông tin mà kiểm toán viên thu
thập được, những thủ tục mà kiểm toán viên đã áp dụng và những kết luận
kiểm toán viên đã đạt được trong quá trình kiểm toán để làm cơ sở cho việc
quản lý công việc kiểm toán cũng như làm cơ sở để đưa ra ý kiến của mình
thực hiện chức năng “xác minh và bày tỏ ý kiến”. Hồ sơ kiểm toán phải bao
gồm tất cả các thông tin mà kiểm toán viên cho là cần thiết để tiến hành quá
trình kiểm tra đầy đủ và để cung cấp căn cứ cho báo cáo kiểm toán. Hồ sơ
kiểm toán và bằng chứng kiểm toán có mối liên hệ chứa đựng chặt chẽ. Hồ
sơ kiểm toán cất giữ bằng chứng kiểm toán, còn bằng chứng kiểm toán là một

phần của hồ sơ kiểm toán. Vì vậy, phải có các bằng chứng kiểm toán đạt yêu
cầu về tính đầy đủ và tính giá trị, được sắp xếp hợp lý cùng với các giấy tờ
làm việc của kiểm toán viên mới tạo nên một hồ sơ kiểm toán khoa học và
mang tính giá trị đầy đủ.
Nhưng mặt khác các khái niệm này cũng chỉ ra rằng kiểm toán viên không
thể và không phải thu thập mọi tài liệu liên quan đến cuộc kiểm toán mà chỉ
thu thập và lưu trữ những thông tin nào kiểm toán viên cho là cần thiết và liên
quan trực tiếp đến kết luận của kiểm toán viên mà thôi.
(*): Alvin Arens và James K. Loebbecke, Auditing, NXB Thống kê, 1995, trang 137
NguyÔn ThÞ TuyÕt Trinh KiÓm to¸n 45A
8
Khãa luËn tèt nghiÖp Khoa KÕ to¸n
Ngoài ra hồ sơ kiểm toán cũng lưu trữ tất cả các ý kiến bằng văn bản mà
kiểm toán viên đưa ra sau khi tiến hành cuộc kiểm toán.
Toàn bộ những tư liệu của kiểm toán viên tạo thành hồ sơ kiểm toán, cần
phải được lưu trữ, quản lý theo quy định kiểm toán.
1.3.2.Phân loại hồ sơ kiểm toán
Theo tính chất của tư liệu của kiểm toán viên, thì hồ sơ kiểm toán được
phân thành hồ sơ kiểm toán chung và hồ sơ kiểm toán năm.
Hồ sơ kiểm toán chung là các thông tin chung về khách hàng liên quan
từ hai cuộc kiểm toán trở lên và gồm một số hồ sơ được lập riêng để có những
hiểu biết tóm tắt về chính sách và tổ chức của đơn vị cho các kiểm toán viên
và lưu trữ hồ sơ về các khoản mục ít, hoặc không biến động đáng kể giữa các
năm.
Hồ sơ kiểm toán chung thường bao gồm: Các thông tin chung về khách
hàng, các tài liệu về thuế, các tài liệu về nhân sự, các tài liệu về kiểm toán,
các hợp đồng hoặc thỏa thuận với bên thứ ba có hiệu lực trong thời gian dài
và các tài liệu khác. Hồ sơ kiểm toán chung được cập nhật hàng năm khi có
sự thay đổi liên quan đến các tài liệu này.
Hồ sơ kiểm toán năm bao gồm toàn bộ hồ sơ kiểm toán để làm cơ sở

cho báo cáo kiểm toán của một năm tài chính. Hồ sơ kiểm toán năm thường
bao gồm: các thông tin về người lập, người kiểm tra, soát xét hồ sơ kiểm toán;
các văn bản về tài chính, thuế, kế toán,…của cơ quan Nhà nước và các cấp
trên có liên quan đến năm tài chính; báo cáo kiểm toán, thư quản lý, báo cáo
tài chính; hợp đồng kiểm toán; các sự kiện phát sinh sau khi kết thúc niên độ;
những ghi chép về nội dung, chương trình và phạm vi của những thủ tục kiểm
toán được thực hiện và kết quả thu được; các bút toán điều chỉnh và các bút
toán phân loại,…
NguyÔn ThÞ TuyÕt Trinh KiÓm to¸n 45A
9
Khãa luËn tèt nghiÖp Khoa KÕ to¸n
Khi hoàn thành cuộc kiểm toán, các hồ sơ kiểm toán được tập hợp và
lưu trữ thành bộ hồ sơ theo thứ tự đã đánh số để giúp tra cứu dễ dàng. Hồ sơ
kiểm toán là tài sản của công ty kiểm toán. Phải bảo quản hồ sơ kiểm toán
theo nguyên tắc an toàn và bí mật số liệu. Việc lưu trữ hồ sơ phải đảm bảo
theo đúng các yêu cầu về mặt nghiệp vụ và luật pháp.
1.3.3.Chức năng của hồ sơ kiểm toán
Hồ sơ kiểm toán là một tài liệu đặc biệt quan trọng đối với hoạt động
kiểm toán nói chung và kiểm toán tài chính nói riêng. Trong quy trình kiểm
toán, hồ sơ kiểm toán là một phần rất quan trọng đảm nhận nhiều chức năng
khác nhau. Xuất hiện từ khâu lập kế hoạch cho đến khâu kết thúc kiểm toán,
hồ sơ kiểm toán là một tài liệu lưu trữ bắt buộc, sử dụng nhiều năm sau ngày
kết thúc kiểm toán. Hồ sơ kiểm toán có những chức năng chính sau:
Thứ nhất, hồ sơ kiểm toán phục vụ cho việc phân công và phối hợp kiểm
toán. Công việc kiểm toán thường được tiến hành bởi nhiều người trong một
thời gian nhất định, do đó việc phân công và phối hợp làm việc là một yêu cầu
cần thiết. Hồ sơ kiểm toán là một công cụ hữu hiệu cho mục đích này, biểu
hiện như sau:
- Các kiểm toán viên chính sẽ căn cứ vào chương trình kiểm toán để lập ra
các hồ sơ kiểm toán cho mỗi công việc chi tiết và giao cho các trợ lý kiểm

toán thực hiện. Những công việc do các trợ lý kiểm toán tiến hành và các kết
quả thu được sẽ phản ánh trên hồ sơ kiểm toán. Như vậy, thông qua cách này,
một kiểm toán viên chính sẽ giao việc và giám sát công việc của nhiều trợ lý
kiểm toán.
- Hồ sơ kiểm toán cung cấp thông tin giữa các kiểm toán viên để phối hợp
hoạt động. Kết quả công việc của kiểm toán viên này có thể được sử dụng bởi
các kiểm toán viên khác để tiếp tục công việc đó hay thực hiện các công việc
khác có liên quan.
NguyÔn ThÞ TuyÕt Trinh KiÓm to¸n 45A
10
Khãa luËn tèt nghiÖp Khoa KÕ to¸n
- Mỗi hồ sơ kiểm toán đánh dấu một bước công việc được hoàn thành
trong quá trình kiểm toán. Kiểm toán viên chính căn cứ số hồ sơ kiểm toán đã
phát hành và số hồ sơ kiểm toán đã thu hồi để đánh giá tiến độ và tiếp tục
điều hành công việc.
- Mỗi hồ sơ kiểm toán là nơi lưu trữ toàn bộ thông tin về một đối tượng.
Trong quá trình kiểm toán, các thông tin đã thu thập sẽ được tiếp tục bổ sung,
cập nhật vào hồ sơ kiểm toán của từng đối tượng có liên quan.
Thứ hai, hồ sơ kiểm toán làm cơ sở cho việc giám sát và kiểm tra công
việc của các trợ lý kiểm toán. Việc xem xét và kiểm tra chất lượng công việc
của các trợ lý kiểm toán được tiến hành trên các hồ sơ kiểm toán do họ thực
hiện. Việc xem xét và kiểm tra này được tiến hành từ thấp đến cao: Kiểm toán
viên chính sẽ kiểm tra và yêu cầu các trợ lý kiểm toán giải trình các nội dung
trên hồ sơ kiểm toán của mình, sau đó các hồ sơ kiểm toán này sẽ tiếp tục bởi
các chủ nhiệm, các chủ phần hùn…Quá trình này bảo đảm chất lượng của hồ
sơ kiểm toán và công việc của trợ lý kiểm toán được giám sát đầy đủ. Sau mỗi
lần kiểm tra, người kiểm tra sẽ ký tên trên hồ sơ kiểm toán để xác nhận sự
kiểm tra của mình.
Thứ ba, hồ sơ kiểm toán làm cơ sở cho báo cáo kiểm toán. Đây là chức
năng rất quan trọng của hồ sơ kiểm toán vì mục đích cuối cùng của một cuộc

kiểm toán là đưa ra báo cáo kiểm toán thể hiện ý kiến của kiểm toán viên về
tình hình tài chính của đơn vị khách hàng. Hồ sơ kiểm toán chính là những
dẫn chứng bằng tài liệu cho các bằng chứng kiểm toán, những phân tích đánh
giá của kiểm toán viên. Vì thế hồ sơ kiểm toán chính là cơ sở để các kiểm
toán viên đưa ra báo cáo kiểm toán và các kết luận kiểm toán sau khi tiến
hành cuộc kiểm toán.
Thứ tư, hồ sơ kiểm toán làm tài liệu cho kỳ kiểm toán sau. Để tiến hành
cuộc kiểm toán có kết quả tốt, chi phí thấp cần phải xây dựng một kế hoạch
NguyÔn ThÞ TuyÕt Trinh KiÓm to¸n 45A
11
Khãa luËn tèt nghiÖp Khoa KÕ to¸n
chiến lược, kế hoạch chi tiết và dự toán sát với tình hình thực tế. Như vậy để
giảm bớt công việc thu thập các tài liệu và nâng cao hiệu quả của công việc
lập kế hoạch kiểm toán, kiểm toán viên sẽ sử dụng hồ sơ kiểm toán kỳ trước
như là nguồn thông tin phong phú cho việc lập kế hoạch và cuộc kiểm toán kỳ
sau, cụ thể là:
- Cho biết thời gian cần thiết để tiến hành công việc kiểm toán dựa vào
thời gian thực tế của kỳ trước.
- Cung cấp một cái nhìn thấu đáo về hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn
vị.
- Cho biết các vấn đề “nổi cộm” cần đặc biệt quan tâm.
- Một số tài liệu, thông tin chỉ cần cập nhật, bổ sung là có thể sử dụng
được cho kỳ sau.
- Làm mẫu cho các trợ lý kiểm toán viên thực hiện công việc dựa vào hồ
sơ kiểm toán kỳ trước. Nhờ đó, kiểm toán viên chính sẽ đỡ tốn thời gian
hướng dẫn cụ thể và chi tiết.
Tuy nhiên việc sử dụng hồ sơ kiểm toán của kỳ trước đòi hỏi phải chú ý các
vấn đề như sự thay đổi về các mặt hoạt động, hệ thống kiếm soát nội bộ của
đơn vị và khả năng nâng cao hiệu quả của công việc kiểm toán.
Thứ năm, hồ sơ kiểm toán là cơ sở pháp lý công việc kiểm toán. Kiểm

toán viên, nhất là kiểm toán viên độc lập phải chứng minh được rằng công
việc kiểm toán đã được tiến hành trên cơ sở tuân thủ các Chuẩn mực kiểm
toán hiện hành thông qua hồ sơ kiểm toán. Muốn vậy, hồ sơ kiểm toán phải
đầy đủ, rõ ràng và có tính thuyết phục, không chứa đựng những vấn đề không
thể giải thích được, các lập luận thiếu vững chắc, các thay đổi không giải
thích được…
Thứ sáu, hồ sơ kiểm toán làm tài liệu cho đào tạo. Với những người mới
bắt đầu bước vào nghề kiểm toán thì hồ sơ kiểm toán những năm trước được
NguyÔn ThÞ TuyÕt Trinh KiÓm to¸n 45A
12
Khãa luËn tèt nghiÖp Khoa KÕ to¸n
coi là tài liệu đào tạo rất quan trọng kết hợp với sự hướng dẫn của những
kiểm toán viên có kinh nghiệm. Hồ sơ kiểm toán là những tài liệu thực tế nhất
mà người cộng sự mới vào nghề cần phải tiếp cận để làm quen dần với công
tác kiểm toán.
1.3.4.Ý nghĩa của hồ sơ kiểm toán
Công việc kiểm toán được tiến hành bởi nhiều người trong một thời gian
nhất định do vậy việc phân công và phối hợp kiểm toán cũng như việc giám
sát công việc của ban kiểm soát phải được tiến hành một cách khoa học và
chặt chẽ. Thông qua hồ sơ kiểm toán, kiểm toán viên chính có thể đánh giá
tiến độ và tiếp tục điều hành công việc. Đồng thời hồ sơ kiểm toán là hệ thống
tài liệu căn bản để giúp các cấp lãnh đạo công ty kiểm toán có thể kiểm tra
tính đầy đủ của những bằng chứng kiểm toán thích hợp làm cơ sở cho kết
luận của kiểm toán viên. Chính vì thế, có thể kết luận rằng hồ sơ kiểm toán là
một phần không thể thiếu được trong mỗi cuộc kiểm toán. Hồ sơ kiểm toán có
ý nghĩa to lớn trong cuộc kiểm toán:
Thứ nhất, hồ sơ kiểm toán là cơ sở, là căn cứ cho kiểm toán viên đưa ra ý
kiến của mình. Chức năng của kiểm toán tài chính là hướng tới việc xác minh
và bày tỏ ý kiến dựa trên cơ sở các bằng chứng kiểm toán. Mà các bằng
chứng kiểm toán được thu thập bằng nhiều cách khác nhau và từ nhiều nguồn

khác nhau. Do đó, chúng cần được thể hiện thành các tài liệu theo những dạng
nhất định sắp xếp theo những nguyên tắc nhất định giúp kiểm toán viên lưu
trữ và dẫn chứng khi cần thiết để bảo vệ ý kiến của mình. Đồng thời hồ sơ
kiểm toán bảo đảm cho kiểm toán khác và những người không tham gia vào
cuộc kiểm toán cũng như người kiểm tra, soát xét công việc kiểm toán hiểu
được công việc kiểm toán.
Thứ hai, hồ sơ kiểm toán là bằng chứng quan trọng chứng minh cuộc kiểm
toán đã được thực hiện theo đúng các chuẩn mực kiểm toán. Hồ sơ kiểm toán
NguyÔn ThÞ TuyÕt Trinh KiÓm to¸n 45A
13
Khãa luËn tèt nghiÖp Khoa KÕ to¸n
có các kế hoạch, chương trình kiểm toán, các thủ tục kiểm toán đã áp
dụng….cũng cần được ghi chép dưới dạng tài liệu để phục vụ cho chính quá
trình kiểm toán cũng như làm cơ sở để chứng minh việc kiểm toán đã được
tiến hành theo đúng những chuẩn mực thực hành.
1.3.5.Nội dung của hồ sơ kiểm toán
Nội dung của hồ sơ kiểm toán tiến hành khác nhau ở những đơn vị kiểm
toán khác nhau tùy thuộc vào quy định của mỗi công ty kiểm toán và quyết
định của kiểm toán viên. Mặc dù vậy, hồ sơ kiểm toán bao giờ cũng gồm hai
loại: Hồ sơ kiểm toán chung và hồ sơ kiểm toán năm.
1.3.5.1.Hồ sơ kiểm toán chung
Hồ sơ kiểm toán chung là hồ sơ kiểm toán chứa đựng những thông tin
chung về khách hàng liên quan đến hai hay nhiều cuộc kiểm toán trong nhiều
năm tài chính của khách hàng. Hồ sơ này nhằm lưu giữ những dữ kiện có tính
chất lịch sử hoặc tính liên tục thích hợp với quá trình kiểm toán được quan
tâm thường xuyên qua nhiều kỳ.
Hồ sơ kiểm toán chung thường gồm:
- Tên và số hiệu hồ sơ; ngày tháng lập và ngày tháng lưu trữ;
- Các thông tin chung về khách hàng:
+ Các ghi chép hoặc bản sao các tài liệu pháp lý thỏa thuận và biên bản

quan trọng: Quyết định thành lập; Điều lệ công ty; Giấy phép thành lập;
Đăng ký kinh doanh; Bố cáo thành lập; Biên bản họp Hội đồng quản trị;
Biên bản họp Ban giám đốc;…(tên, địa chỉ, chức năng và phạm vi hoạt
động, cơ cấu tổ chức,…)
+ Các thông tin liên quan đến môi trường kinh doanh, môi trường pháp luật
có ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của khách hàng; quá trình phát
triển của khách hàng.
NguyÔn ThÞ TuyÕt Trinh KiÓm to¸n 45A
14
Khãa luËn tèt nghiÖp Khoa KÕ to¸n
- Các tài liệu về thuế: Các văn bản chế độ thuế riêng trong lĩnh vực hoạt
động của khách hàng được cơ quan thuế cho phép, các tài liệu về thực hiện
nghĩa vụ thuế hàng năm.
- Các tài liệu về nhân sự: Các thỏa ước lao động, hợp đồng lao động, các
quy định riêng của khách hàng về nhân sự; quy định về quản lý và sử dụng
quỹ lương;…
- Các tài liệu về kế toán:
+ Văn bản chấp thuận chế độ kế toán được áp dụng
+ Các nguyên tắc kế toán áp dụng: Phương pháp xác định giá trị hàng tồn
kho, phương pháp tính dự phòng,…
- Các hợp đồng hoặc thỏa thuận với bên thứ ba có hiệu lực trong thời gian
dài (ít nhất là hai năm tài chính): Hợp đồng kiểm toán, hợp đồng cho thuê,
hợp đồng bảo hiểm, thỏa thuận vay,…
- Các tài liệu khác:
Hồ sơ kiểm toán chung được cập nhật hàng năm khi có sự thay đổi liên
quan đến các tài liệu đề cập trên đây.
1.3.5.2.Hồ sơ kiểm toán năm
Hồ sơ kiểm toán năm là hồ sơ kiểm toán chứa đựng những thông tin về
khách hàng chỉ liên quan trực tiếp đến cuộc kiểm toán của một năm tài chính.
Hồ sơ kiểm toán năm bao gồm tất cả những tư liệu mà kiểm toán viên sử

dụng cho cuộc kiểm toán đang tiến hành. Các thông tin trong hồ sơ kiểm toán
năm thường bao gồm các thông tin chủ yếu sau:
- Các thông tin về người lập, người kiểm tra (soát xét) hồ sơ kiểm toán:
+ Họ tên kiểm toán viên, trợ lý kiểm toán viên thực hiện kiểm toán và lập
hồ sơ kiểm toán;
+ Họ tên người kiểm tra (soát xét), ngày tháng kiểm tra;
+ Họ tên người xét duyệt, ngày tháng xét duyệt.
NguyÔn ThÞ TuyÕt Trinh KiÓm to¸n 45A
15
Khãa luËn tèt nghiÖp Khoa KÕ to¸n
- Các văn bản về tài chính, kế toán, thuế,…của cơ quan Nhà nước và cấp
trên liên quan đến năm tài chính.
- Báo cáo kiểm toán, thư quản lý, báo cáo tài chính và các báo cáo khác,
…(bản dự thảo và bản chính thức).
- Hợp đồng kiểm toán, thư hẹn kiểm toán, phụ lục hợp đồng (nếu có) và
bản thanh lý hợp đồng.
- Những bằng chứng về kế hoạch chiến lược kế hoạch kiểm toán chi tiết,
chương trình làm việc và những thay đổi của kế hoạch đó.
- Những bằng chứng về thay đổi hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát
nội bộ của khách hàng.
- Những bằng chứng và kết luận trong việc đánh giá rủi ro tiềm tàng, rủi
ro kiểm soát và những đánh giá khác.
- Những bằng chứng đánh giá của kiểm toán viên về những công việc và
kết luận của kiểm toán viên nội bộ.
- Các sự kiện phát sinh sau khi kết thúc niên độ;
- Những ghi chép về nội dung, chương trình và phạm vi của những thủ tục
kiểm toán được thực hiện và kết quả đạt được;
- Những phân tích của kiểm toán viên về các nghiệp vụ kinh tế phát sinh
và số dư các tài khoản;
- Những phân tích các tỷ lệ, xu hướng quan trọng đối với tình hình hoạt

động của khách hàng;
- Những bằng chứng về việc kiểm tra và soát xét của kiểm toán viên và
người có thẩm quyền với những công việc do kiểm toán viên, trợ lý kiểm toán
hoặc chuyên gia khác thực hiện;
- Các chi tiết về những thủ tục kiểm toán mà kiểm toán viên khác thực
hiện khi kiểm toán báo cáo tài chính của đơn vị cấp dưới;
NguyÔn ThÞ TuyÕt Trinh KiÓm to¸n 45A
16
Khãa luËn tèt nghiÖp Khoa KÕ to¸n
- Các thư từ liên lạc với kiểm toán viên khác, các chuyên gia khác và các
bên hữu quan;
- Các văn bản hoặc những chú giải về những vấn đề đã trao đổi với khách
hàng, kể cả các điều khoản của hợp đồng kiểm toán.
- Bản giải trình của Giám đốc (hoặc người đứng đầu) đơn vị được kiểm
toán;
- Bản xác nhận do khách hàng hoặc bên thứ ba gửi đến;
- Các kết luận của kiểm toán viên về những vấn đề trọng yếu của cuộc
kiểm toán, bao gồm cả những vấn đề bất thường (nếu có) cùng với các thủ tục
mà kiểm toán viên đã thực hiện để giải quyết các vấn đề đó.
Công ty kiểm toán có quyền lưu trữ hồ sơ kiểm toán và hồ sơ kiểm toán là
tài sản của công ty kiểm toán. Kiểm toán viên phải đảm bảo tính bí mật, an
toàn và không được tiết lộ những thông tin về đơn vị được kiểm toán.
1.3.5.3.Ứng dụng của hồ sơ kiểm toán trong các giai đoạn của quy trình kiểm
toán trong kiểm toán báo cáo tài chính
Hồ sơ kiểm toán được lập và sử dụng từ trước khi cuộc kiểm toán bắt đầu
và được bổ sung hoàn thiện dần từ quá trình lập kế hoạch, thực hiện kiểm
toán cho đến khi kết thúc kiểm toán.
• Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán
Nội dung chủ yếu của các giấy tờ làm việc được lập và sử dụng trong giai
đoạn này gồm: những thông tin thu thập được về khách hàng, những đánh giá,

kết luận của kiểm toán viên về những vấn đề cần xác định và kế hoạch kiểm
toán của kiểm toán viên. Đây là những thông tin cơ bản rất quan trọng quyết
định sự thành công hay thất bại của một cuộc kiểm toán.
Trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán, khi cân nhắc xem nên tiếp tục
một khách hàng cũ hay tiếp nhận một khách hàng mới thì kiểm toán viên phải
thực hiện một công việc là liên lạc với kiểm toán viên tiền nhiệm hay xem xét
NguyÔn ThÞ TuyÕt Trinh KiÓm to¸n 45A
17
Khãa luËn tèt nghiÖp Khoa KÕ to¸n
hồ sơ kiểm toán của kiểm toán viên tiền nhiệm. Xem xét hồ sơ kiểm toán của
các kiểm toán viên trước để có được những thông tin như: tính liêm chính của
ban giám đốc công ty khách hàng, những bất đồng của ban giám đốc với kiểm
toán viên tiền nhiệm về các nguyên tắc kế toán, thủ tục kiểm toán,…hoặc các
vấn đề quan trọng khác.
Các hồ sơ kiểm toán các năm trước thường chứa đựng rất nhiều thông tin
về khách hàng: về công việc kinh doanh, cơ cấu tổ chức và các đặc điểm hoạt
động khác. Vì vậy qua kiểm tra hồ sơ kiểm toán chung của khách hàng (bao
gồm sơ đồ bộ máy, điều lệ công ty, chính sách tài chính, kế toán,…) kiểm
toán viên sẽ tìm thấy những thông tin chung hữu ích về hoạt động kinh doanh
của khách hàng. Đó là việc xác định xem các quyết định của nhà quản lý có
hợp lý hay không, việc hiểu được bản chất và sự biến động của các số liệu
trên báo cáo tài chính đã được kiểm toán.
Kế hoạch chi tiết cho từng lĩnh vực, chương trình kiểm toán được lập và
lưu giữ trong hồ sơ kiểm toán. Chương trình kiểm toán đã thiết kế có thể thay
đổi trong quá trình thực hiện. Tuy nhiên những thay đổi này phải được ghi rõ
trong hồ sơ kiểm toán. Những tài liệu này cùng với những tài liệu về lập kế
hoạch tổng quát được lưu giữ trong hồ sơ kiểm toán chung. Đối với những
khách hàng quen thuộc, công ty kiểm toán chỉ cần cập nhật những thay đổi
chứ không phải tiến hành lập mới các tài liệu như đối với khách hàng mới.
• Giai đoạn thực hành kiểm toán

Thực hành kiểm toán bao gồm việc thực hiện và đánh giá các thủ tục kiểm
soát, thủ tục kiểm tra chi tiết số dư và thủ tục phân tích. Dựa vào những tài
liệu đã lưu về đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ, kiểm toán viên đưa ra
quyết định có thể dựa vào hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng hay
không. Nếu quyết định là có thì việc thu thập bằng chứng có thể chủ yếu qua
các thủ tục kiểm soát và một số ít các thử nghiệm cơ bản. Nếu quyết định là
NguyÔn ThÞ TuyÕt Trinh KiÓm to¸n 45A
18
Khãa luËn tèt nghiÖp Khoa KÕ to¸n
không thì kiểm toán viên phải thực hiện các thử nghiệm cơ bản với số lượng
lớn.
Cần lưu trữ vào hồ sơ kiểm toán các tài liệu chủ yếu như: tính chất, thời
gian và phạm vi của các biện pháp kiểm soát nội bộ và những phát hiện của
kiểm toán viên. Những phát hiện này lại được đem ra so sánh với những đánh
giá ban đầu trong kế hoạch kiểm toán. Nếu trùng khớp thì các thủ tục kiểm
toán cơ bản sẽ được thực hiện đúng theo kế hoạch. Trong trường hợp ngược
lại có thể phải thay đổi đánh giá trong phần lập kế hoạch và mở rộng phạm vi
của các thủ tục cơ bản.
Việc thực hiện các thủ tục cơ bản này được thực hiện trên các bảng tổng
hợp, bảng tính toán, bảng phân tích các nghiệp vụ, các giấy tờ xác minh…Khi
tiến hành kiểm toán các khoản mục đã được lựa chọn, kiểm toán viên phải
đưa ra các kết luận của mình về từng khoản mục kèm theo các dẫn chứng cho
các kết luận đó trên giấy tờ làm việc. Các giấy tờ này được tập hợp lại trong
hồ sơ kiểm toán phục vụ cho việc ra quyết định của kiểm toán viên. Phần lớn
các tài liệu trong hồ sơ kiểm toán được lập vào giai đoạn này. Tất cả các bằng
chứng có giá trị và những ghi chép của kiểm toán viên phải được lưu lại trên
giấy tờ làm việc, đảm bảo cho hồ sơ kiểm toán được lập một cách đầy đủ, hợp
lý và hợp lệ.
• Giai đoạn kết thúc kiểm toán
Các tài liệu trong hồ sơ kiểm toán chính là căn cứ để các kiểm toán viên

đưa ra các kết luận của mình. Giai đoạn này bổ sung nốt những tài liệu cuối
cùng trong hồ sơ, đó là báo cáo kiểm toán và thư quản lý.
Người soát xét lại cuộc kiểm toán tiến hành đánh giá chất lượng cuộc kiểm
toán hoàn thành thông qua việc xem xét hồ sơ kiểm toán.
NguyÔn ThÞ TuyÕt Trinh KiÓm to¸n 45A
19
Khãa luËn tèt nghiÖp Khoa KÕ to¸n
Hồ sơ kiểm toán được lưu giữ theo những quy định nghiêm ngặt. Đây sẽ là
những tài liệu dùng cho các cuộc kiểm toán sau và là bằng chứng pháp lý để
giải quyết các sự kiện phát sinh sau ngày kiểm toán.
1.4.Các yếu tố ảnh hưởng đến hồ sơ kiểm toán
Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến nội dung của hồ sơ kiểm toán nhưng
có thể nêu lên một số điểm chủ yếu sau:
- Mục đích và nội dung của cuộc kiểm toán.
- Hình thức báo cáo kiểm toán.
- Đặc điểm và tính phức tạp của hoạt động kinh doanh của khách hàng.
- Bản chất và thực trạng của hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội
bộ.
- Phương pháp, kỹ thuật kiểm toán được sử dụng trong quá trình kiểm
toán.
- Nhu cầu về hướng dẫn, kiểm tra và soát xét những công việc do trợ lý
kiểm toán và cộng tác viên thực hiện trong một số trường hợp cụ thể.
1.5.Các mô hình hồ sơ kiểm toán
Cách thức tổ chức tài liệu trong hồ sơ kiểm toán được tiến hành tùy
thuộc vào quy định của mỗi công ty kiểm toán và quyết định của kiểm toán
viên nhưng phải đảm bảo tính hệ thống của một hồ sơ: các tài liệu phải được
sắp xếp theo từng mục, từng vấn đề, từng vụ việc,… thuận tiện cho việc lưu
trữ, bảo quản cũng như việc tra cứu tài liệu trong hồ sơ đó. Bởi cuộc kiểm
toán không chỉ kết thúc ở việc đưa ra báo cáo kiểm toán và thư quản lý mà hồ
sơ kiểm toán còn làm cơ sở cho việc kiểm tra soát xét và khi cần có thể còn là

cơ sở pháp lý mà công ty kiểm toán đưa ra để minh chứng cho công việc của
mình. Tuy nhiên, chúng ta cần biết rằng hồ sơ kiểm toán và phương pháp
kiểm toán là hai vấn đề có liên quan chặt chẽ với nhau, cuộc kiểm toán được
tiến hành bằng phương pháp nào thì hồ sơ kiểm toán được tổ chức theo
NguyÔn ThÞ TuyÕt Trinh KiÓm to¸n 45A
20
Khãa luËn tèt nghiÖp Khoa KÕ to¸n
phương pháp đó. Hồ sơ kiểm toán chịu sự chi phối trực tiếp của phương pháp
kiểm toán.
Hiện nay trên thế giới phổ biến hai mô hình hồ sơ kiểm toán là mô hình
hồ sơ kiểm toán Tây Âu và mô hình hồ sơ kiểm toán Bắc Mỹ.
1.5.1.Mô hình hồ sơ kiểm toán Tây Âu
Mô hình này gắn liền với phương pháp thủ công, đưa ra phương pháp tổ
chức giấy làm việc và cách đánh tham chiếu theo chữ cái La Tinh như sau:
Bảng 1.1.: Bảng hệ thống tham chiếu mô hình hồ sơ kiểm toán Tây Âu
Mục lục Có Không
1. Tổng hợp
2. TGNH và tiền mặt
3. Đầu tư ngắn hạn
4. Các khoản phải thu
5. Hàng tồn kho
6. Tài sản lưu động khác
7. Chi sự nghiệp
8. Tài sản cố định hữu hình
9. Cam kết vốn
10. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang
11. Ký quỹ ký cược ngắn hạn
12. Các kinh phí trả ngắn hạn
13. Vốn kinh doanh và quỹ
14. Nguồn kinh phí

15. Kết quả hoạt động kinh doanh
16. Kết quả tài chính
17. Kết quả bất thường
Các tài khoản ngoài bảng
A
B
C
D
E
F
G
H
I
J
K
O
P
Q
R
S
T
U
NguyÔn ThÞ TuyÕt Trinh KiÓm to¸n 45A
21
Khãa luËn tèt nghiÖp Khoa KÕ to¸n
Cột “có” hoặc “không” để kiểm toán viên tích vào tùy theo tài liệu đó
hoặc không có trong hồ sơ.
Theo cách đánh tham chiếu trên, hồ sơ làm việc được sắp xếp theo thứ
tự các mục của bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả kinh doanh của Việt
Nam. Các mục này sẽ được đánh theo thứ tự chữ cái.

Riêng mục A bao gồm tất cả các phần kiểm tra chung (đối chiếu giữa
bảng cân đối kế toán với sổ cái, đối chiếu giữa kế toán tổng hợp và kế toán
chi tiết) các báo cáo. Mục này bao gồm các giấy tờ làm việc chủ yếu sau:
Bảng 1.2.: Các giấy tờ làm việc trong mô hình hồ sơ kiểm toán Tây Âu
Phần tổng hợp Có Không
1. Báo cáo kiểm toán
2. Thư quản lý
3. Ghi chú soát xét
4. Tổng kết công việc kiểm toán của niên độ
5. Các vấn đề còn vướng mắc
6. Các ghi chú cho cuộc kiểm toán năm sau
7. Thư giải trình của ban giám đốc
8. Báo cáo tài chính trước điều chỉnh
9. Bảng cân đối kế toán
10.Báo cáo kết quả kinh doanh
11.Bảng tổng hợp các bút toán điều chỉnh
12.Các bút toán phân loại lại
13.Các bút toán điều chỉnh chi tiết
14.Kiểm tra số dư đầu kỳ và các sự kiện phát sinh
sau ngày lập báo cáo kiểm toán năm trước
15.Các nghĩa vụ với các bên có liên quan
16.Các sự kiện phát sinh sau ngày khóa sổ
17.Hợp đồng kiểm toán
18.Phân tích soát xét báo cáo tài chính trước khi lập
kế hoạch
19.…
A
A1
A5
A12

A16
A20
A22
A25
A26
A32
A33
A34
A35
A42
A40
A45
A46
A48
Mô hình hồ sơ kiểm toán Tây Âu có những ưu điểm sau:
NguyÔn ThÞ TuyÕt Trinh KiÓm to¸n 45A
22
Khãa luËn tèt nghiÖp Khoa KÕ to¸n
- Trang thiết bị phục vụ cho kiểm toán không quá lớn, giảm được chi phí.
- Kết cấu hồ sơ cũng rất khoa học nên người sử dụng hồ sơ có thể dễ dàng
đi từ giấy tờ làm việc chi tiết đến tổng hợp và ngược lại.
- Khả năng xét đoán và hoạt động độc lập của kiểm toán viên được phát
huy tối đa.
- Trong điều kiện ở Việt Nam hiện nay là phù hợp khi sử dụng mô hình
trên.
Tuy nhiên mô hình này cũng bộc lộ một số hạn chế sau:
- Tốn thời gian công sức mà độ chính xác lại không cao.
- Các giấy tờ làm việc không có mối liên hệ chặt chẽ vì chưa có sự liên
kết theo chiều ngang.
- Việc soát xét, giám sát kết quả trong bước kiểm toán gặp nhiều khó

khăn.
- Bảo quản cần nơi an toàn, tốn kém mà nguy cơ thất lạc, hư hỏng cao.
- Rủi ro kiểm toán cao đặc biệt là với những khách hàng lớn.
1.5.2.Mô hình hồ sơ kiểm toán Bắc Mỹ
Mô hình hồ sơ kiểm toán Bắc Mỹ có đại diện là mô hình hồ sơ kiểm toán
AS/2 với phương pháp lập tự động có hệ thống tham chiếu. AS/2 là phương
pháp kiểm toán tiên tiến giúp kiểm toán viên giảm nhẹ một phần lao động,
tránh được rủi ro nghề nghiệp trên cơ sở sự hiểu biết, năng lực và sự năng
động của mỗi nhân viên. Phương pháp AS/2 bao gồm: phương pháp kiểm
toán, hệ thống hồ sơ kiểm toán và phần mềm kiểm toán.
Hồ sơ kiểm toán AS/2 được sắp xếp theo một hệ thống chỉ mục thống
nhất gọi là “chỉ mục hồ sơ kiểm toán” tương tự như danh mục hệ thống tài
khoản kế toán. Chỉ mục hồ sơ kiểm toán là danh mục các giấy tờ làm việc của
kiểm toán viên được sắp xếp theo một trình tự sẵn và thống nhất. Danh mục
này được chia thành các phần tương ứng với các giai đoạn thực hiện cuộc
NguyÔn ThÞ TuyÕt Trinh KiÓm to¸n 45A
23
Khãa luËn tèt nghiÖp Khoa KÕ to¸n
kiểm toán hoặc thể hiện các mục, tiểu mục của các phần hành kiểm toán trên
báo cáo tài chính. Nội dung của hệ thống chỉ mục tổng hợp như sau:
Bảng 1.3. : Nội dung các chỉ mục tổng hợp của hồ sơ kiểm toán


Hồ sơ được xây dựng bao gồm chỉ mục tổng hợp được đánh số thứ tự từ
1000 đến 8000. Trong đó các chỉ mục từ 1000 đến 4000 chứa đựng những
thông tin chủ yếu trong phần hồ sơ kiểm toán chung và hồ sơ tổng hợp (của
hồ sơ năm). Những chỉ mục này bao gồm thông tin chung về khách hàng, về
những phân tích sơ bộ ban đầu, về kế hoạch kiểm toán, về báo cáo kiểm toán.
Từ chỉ mục 5000 đến 8000 thuộc phần hồ sơ làm việc chứa đựng những thông
tin về kiểm toán chi tiết các khoản mục trên báo cáo tài chính. Bao gồm các

chỉ mục lớn như: kiểm tra chi tiết tài sản, công nợ phải trả, vốn chủ sở hữu,
báo cáo lãi lỗ.
Các giấy tờ làm việc cơ bản trong các chỉ mục của hồ sơ kiểm toán AS/2
đều sử dụng mẫu quy định như trong hồ sơ chuẩn của hệ thống hồ sơ kiểm
toán AS/2. Các giấy tờ làm việc này có mẫu thống nhất trong phần mềm AS/2
được đánh số cụ thể theo từng chỉ mục. Trong thực hành kiểm toán, kiểm toán
viên sử dụng những giấy tờ làm việc này để hoàn thiện nên hồ sơ kiểm toán.
NguyÔn ThÞ TuyÕt Trinh KiÓm to¸n 45A
24
Chỉ mục hồ sơ kiểm toán tổng hợp
1000 Lập kế hoạch kiểm toán
2000 Báo cáo
3000 Quản lý cuộc kiểm toán
4000 Hệ thống kiểm soát
5000 Kiểm tra chi tiết - tài sản
6000 Kiểm tra chi tiết - công nợ phải trả
7000 Kiểm tra chi tiết - vốn chủ sở hữu
8000 Kiểm tra chi tiết - báo cáo lãi lỗ
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Kế toán
Do c thự khỏc nhau ca tng khỏch hng m kim toỏn viờn cú th cú
nhng thay i nh v giy t lm vic cho phự hp.
Vic ghi chộp giy t lm vic ca kim toỏn viờn hu ht c thc hin
bng mỏy vi tớnh vi phn mm AS/2 nờn vic liờn kt thụng tin gia giy t
lm vic trong h s kim toỏn l rt cht ch. Vic liờn kt gia cỏc giy t
lm vic khụng ch c thc hin theo quan h dc m chỳng cũn c
liờn kt cht ch theo quan h ngang trong mi ch mc v gia cỏc ch mc
vi nhau.
Mụ hỡnh h s kim toỏn Bc M cú nhng u im sau:
- Mụ hỡnh ny c vi tớnh húa nờn cỏc giy t lm vic c hỡnh thnh
nhanh chúng v chớnh xỏc, c s dng thng nht. Cỏc cụng thc c vi

tớnh húa nờn gim nh c cụng vic m cú chớnh xỏc cao.
- Giy t lm vic khi lm xong cú mi liờn kt cht ch, t ng húa.
- Vic soỏt xột, giỏm sỏt kt qu trong bc kim toỏn n gin hn rt
nhiu.
- H s kim toỏn c lu tr c bng hai cỏch l trờn giy t lm vic
v trờn a mm nờn m bo an ton cao, gn nh v thun tin cho tra
cu.
- Ri ro kim toỏn thp.
CHNG 2: THC T T CHC H THNG H S
KIM TON TRONG KIM TON BO CO TI CHNH
Nguyễn Thị Tuyết Trinh Kiểm toán 45A
25

×