Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

GIẢ THIẾT HOẠT ĐỘNG LIÊN tục và các sự KIỆN PHÁT SINH SAU NGÀY KHÓA sổ lập báo cáo tài CHÍNH năm 2014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (212.74 KB, 18 trang )

BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP. HỒ CHÍ MINH
CƠ SỞ THANH HÓA- KHOA KINH TẾ
d&c
BÀI TIỂU LUẬN
MÔN: KIỂM TOÁN PHẦN 1
ĐỀ TÀI: GIẢ THIẾT HOẠT ĐỘNG LIÊN TỤC VÀ CÁC SỰ KIỆN
PHÁT SINH SAU NGÀY KHÓA SỔ LẬP BÁO CÁO TÀI CHÍNH
Giáo viên hướng dẫn : LÊ THỊ HỒNG HÀ
Lớp : CDKT12CTH
Thanh Hóa, tháng 03 năm 2013
Trường Đại học Công nghiệp TP.HCM GVHD: Lê Thị Hồng Hà
DANH SÁCH NHÓM
STT HỌ VÀ TÊN MSSV GHI CHÚ
1 Lê Như Quỳnh 10011763
2 Lê Yến Phương 10011773
3 Trần Thị Nhàn 10011563
SV thực hiện: Nhóm - Lớp: CDKT12CTH
Trường Đại học Công nghiệp TP.HCM GVHD: Lê Thị Hồng Hà
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN













SV thực hiện: Nhóm - Lớp: CDKT12CTH
Trường Đại học Công nghiệp TP.HCM GVHD: Lê Thị Hồng Hà
MỤC LỤC
SV thực hiện: Nhóm - Lớp: CDKT12CTH
Trường Đại học Công nghiệp TP.HCM GVHD: Lê Thị Hồng Hà
LỜI MỞ ĐẦU
1: LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong xu thế hội nhập hiện nay các công ty kiểm toán đã và đang đứng trước
những cơ hội cũng như thách thức lớn. Cơ hội học hỏi nâng cao trình độ, phương
pháp, kỹ thuật kiểm toán đồng thời là những thách thức về khả năng cạnh tranh
gay gắt để đứng vững trên thị trường kiểm toán. Trước những yêu cầu bức thiết đó
việc nâng cao chất lượng và hiệu quả kiểm toán là hết sức cần thiết.
Kiểm toán là một bộ phận của nền kinh tế, viêc hình thành và phát triển hoạt
động kiểm toán vừa là tất yếu khách quan của thị trường, vừa là tố thành quan
trọng của hệ thống công cụ quản lí tài chính vĩ mô và đóng vai trò tích cực trong
việc phát triển nền kinh tế quốc dân.
Hoạt động kiểm toán và tư vấn tài chính kế toán đã và đang góp phần xây
dựng và phổ cập cơ chế chính sách kinh tế, tài chính; thực hiện công khai, minh
bạch BCTC của doanh nghiệp; ngăn ngừa lãng phí, tham nhũng, phục vụ đắc lực
cho công tác quản lí và điều hành kinh tế, tài chính của nhà nước và hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp.
Việc kiểm toán được lập ra để mang lại sự đảm bảo “hợp lý” rằng các báo
cáo tài chính trình bày rõ ràng các hoạt động tài chính của một công ty. Tuy nhiên,
đây không phải là sự đảm bảo tuyệt đối vì kiểm toán viên chỉ kiểm tra bằng chứng
dựa trên số liệu thống kê. Các kiểm toán viên không kiểm tra từng giao dịch và số
lượng giao dịch. Một số phần trong báo cáo thường niên của công ty không được
kiểm toán - ví dụ, thư thông báo của chủ tịch hội đồng quản trị gửi các cổ đông,
các thảo luận và phân tích kết quả của cấp quản lý, và thông tin về giá cổ phiếu.
Nhận thức được điều này, nhóm chúng em chọn đề tài: “Giả thiết hoạt động

liên tục và các sự kiện phát sinh sau ngày khóa sổ lập báo cáo tài chính” làm đề
tài thực hiện nhiệm vụ tiểu luận.
2: MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Mục đích nghiên cứu của đề tài gồm các vấn đề sau:
Tìm hiểu về các khái niệm cơ bản – cơ sở lý luận
SV thực hiện: Nhóm - Lớp: CDKT12CTH Trang 5
Trường Đại học Công nghiệp TP.HCM GVHD: Lê Thị Hồng Hà
Tìm hiểu về giả thiết hoạt động liên tục
Tìm hiểu về các sự kiện phát sinh sau ngày khóa sổ lập báo cáo tài chính.
3: HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI
Bài tiểu luận của nhóm chúng em chắc chắn sẽ có nhiều thiếu sót, dù đã cố
gắng rất nhiều, nhưng với thời gian hạn hẹp, kiến thức còn nhiều hạn chế, quá trình
tìm hiểu và điều kiện không được thuận lợi. Chính vì vậy, chúng em rất mong
được sự giúp đỡ và góp ý của cô và các bạn trong lớp.
SV thực hiện: Nhóm - Lớp: CDKT12CTH Trang 6
Thông n cần kiểm tra
Các KTV Đủ năng lực độc lập
Thu thập và đánh giá bằng chứng
Mức độ phù hợp
Báo cáo
Các chuẩn mực được thiết lập
Trường Đại học Công nghiệp TP.HCM GVHD: Lê Thị Hồng Hà
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1: KHÁI NIỆM VỀ KIỂM TOÁN
Kiểm toán là quá trình các kiểm toán viên độc lập và đủ năng lực tiến hành
thu thập và đánh giá các bằng chứng về các thông tin cần được kiểm tra nhằm xác
nhận và báo cáo mức độ phù hợp giữa các thông tin này với các chuẩn mực được
thiết lập
Có thể khái quát hoạt động kiểm toán như sau:

1.2: PHÂN LOẠI KIỂM TOÁN.
1.2.1: Phân loại theo mục đích kiểm toán.
Kiểm toán hoạt động: là kiểm toán để xem xét và đánh giá tính kinh tế, tính
hiệu lực và tính hiệu quả trong hoạt động của một đơn vị.
Kiểm toán tuân thủ: là loại kiểm toán để xem xét bên được kiểm toán có
tuân thủ các thủ tục, các nguyên tắc, các quy chế mà các cơ quan có thẩm quyền
cấp trên hoặc các cơ quan chức năng của nhà nước đã đề ra hay không
Kiểm toán báo cáo tài chính: là việc kiểm tra và xác nhận tính trung thực và
hợp lý của báo cáo tài chính cũng như xem xét báo cáo tài chính có phù hợp với
các nguyên tắc, chuẩn mực kế toán và các yêu cầu của pháp luật hay không
SV thực hiện: Nhóm - Lớp: CDKT12CTH Trang 7
Trường Đại học Công nghiệp TP.HCM GVHD: Lê Thị Hồng Hà
1.2.2: Phân loại theo chủ thể kiểm toán.
Kiểm toán nội bộ: là loại hình do các kiểm toán viên nội bộ của đơn vị tiến
hành
Kiểm toán nhà nước: là loại hình kiểm toán do các kiểm toán viên của cơ
quan kiểm toán nhà nước thực hiện là cơ quan kiểm tra tài chính Nhà nước độc lập
Kiểm toán độc lập: là loại hình kiểm toán do các kiểm toán viên độc lập
thuộc các tổ chức kiểm toán chuyên nghiệp
SV thực hiện: Nhóm - Lớp: CDKT12CTH Trang 8
Trường Đại học Công nghiệp TP.HCM GVHD: Lê Thị Hồng Hà
CHƯƠNG 2: GIẢ THIẾT HOẠT ĐỘNG LIÊN TỤC VÀ CÁC SỰ
KIỆN PHÁT SINH SAU NGÀY KHÓA SỔ LẬP BCTC
2.1: GIẢ THIẾT HOẠT ĐỘNG LIÊN TỤC
2.1.1: Khái niệm về hoạt động liên tục
Giả thiết hoạt động liên tục là một nguyên tắc cơ bản khi lập và trình bày
báo cáo tài chính. Theo giả thiết này, tài sản và nợ phải trả được ghi nhận dựa trên
cơ sở là đơn vị có khả năng thực hiện giá trị các tài sản và thanh toán các khoản nợ
phải trả trong điều kiện kinh doanh bình thường.
Kế toán phải đặt giả thiết là doanh nghiệp sẽ hoạt động liên tục trong một

thời gian vô hạn định hay sẽ hoạt động cho đến khi nào các tài sản cố định hoàn
toàn bịhư hỏng và tất cả trách nhiệm cung cấp sản phẩm, hàng hóa hay dịch vụ của
đơn vị đã được hoàn tất hoặc ít nhất là không bị giải thể trong tương lai gần.
Giả định này được vận dụng trong việc định giá các loại tài sản đang sử
dụng trong doanh nghiệp. Doanh nghiệp đang sử dụng cho nên chưa bán hoặc
không thể bán được do đó giá trị của những tài sản này sẽ được tính toán và phản
ánh trên cơ sở giá gốc và sự đã hao mòn do sử dụng. Tức là giá trị tài sản hiện còn
là tính theo số tiền mà thực sự doanh nghiệp đã phải trả khi mua sắm hay xây dựng
trừ đi giá trị đã hao mòn chứ không phải là giá mua bán ra trên thị trường. Mặt
khác giả thiết về sự hoạt động lâu dài của doanh nghiệp còn là cơ sở cho các
phương pháp tính khấu hao để phân chia giá phí của các loại tài sản cố định vào
chi phí hoạt động của doanh nghiệp theo thời gian sử dụng của nó.
2.1.2: Phân tích nguyên tắc hoạt động liên tục ảnh hưởng đến các thủ tục
kiểm toán
“BCTC phải được lập trên cơ sở giả định là doanh nghiệp đang hoạt động
liên tục và sẽ tiếp tục hoạt động kinh doanh bình thường trong tương lai gần, nghĩa
là doanh nghiệp không có ý định cũng như không buộc phải ngừng hoạt động hoặc
thu hẹp đáng kể quy mô hoạt động của mình. Khi đánh giá nếu Giám đốc (hoặc
người đứng đầu) doanh nghiệp biết được có những điều không chắc chắn liên quan
tới các sự kiện hoặc các điều kiện có thể gây ra sự nghi ngờ lớn về khả năng hoạt
SV thực hiện: Nhóm - Lớp: CDKT12CTH Trang 9
Trường Đại học Công nghiệp TP.HCM GVHD: Lê Thị Hồng Hà
động liên tục của doanh nghiệp thì những điều không chắc chắn đó cần phải nêu
rõ. Nếu BCTC không được lập trên cơ sở hoạt động liên tục, thì sự kiện này cần
được nêu rõ, cùng với cơ sở dùng để lập BCTC và lý do khiến doanh nghiệp không
được coi là hoạt động liên tục. Đánh giá về khả năng hoạt động liên tục của doanh
nghiệp, Giám đốc (hoặc người đứng đầu) doanh nghiệp cần phải xem xét đến mọi
thông tin có thể dự đoán được tối thiểu trong vòng 1 tháng kể từ ngày kết thúc niên
độ kế toán”, “một đơn vị được coi là hoạt động liên tục trong tương lai gần có thể
dự đoán được (ít nhất là 1 năm kể từ ngày kết thúc niên độ kế toán) khi không có ý

định hoặc yêu cầu phải giải thể, ngừng hoạt động hoặc thu hẹp đáng kể quy mô
hoạt động, tìm kiếm sự bảo hộ từ các chủ nợ theo pháp luật và các quy định hiện
hành”.
Vậy nội dung cơ bản của nguyên tắc hoạt động liên tục này là gì và mức độ
ảnh hưởng của nó như thế nào đối với kiểm toán viên (KTV) và công ty kiểm toán
trong quá trình thực hiện kiểm toán sẽ được phân tích làm rõ sau đây:
Khi lập kế hoạch và thực hiện kiểm toán cũng như khi đánh giá và trình bày
ý kiến nhận xét trong báo cáo kiểm toán (BCKT), KTV và công ty kiểm toán phải
luôn xem xét sự phù hợp của giả định “hoạt động liên tục” mà doanh nghiệp đã sử
dụng để lập và trình bày Báo cáo tài chính”. Dấu hiệu về các sự kiện hoặc điều
kiện riêng rẽ hoặc kết hợp với nhau có thể gây ra sự nghi ngờ đáng kể về sự phù
hợp của nguyên tắc hoạt động liên tục có thể phân ra thành ba mặt tiêu biểu:
-Về mặt tài chính (đơn vị lâm vào tình trạng nợ phải trả lớn hơn tài sản lưu
động; đơn vị có các khoản nợ phải trả ngắn hạn lớn hơn tài sản lưu động; đơn vị có
các khoản nợ dài hạn sắp đến hạn trả mà không có khả năng thanh toán, hoặc đơn
vị phụ thuộc quá nhiều vào các các khoản vay ngắn hạn để tài trợ các tài sản dài
hạn; dấu hiệu về việc cắt bỏ các hỗ trợ về mặt tài chính của khách hàng và chủ nợ;
luồng tiền từ hoạt động kinh doanh bị âm thể hiện trên BCTC hay dự đoán trong
tương lai; đơn vị có các chỉ số tài chính xấu dưới mức bình thường; lỗ hoạt động
kinh doanh lớn hơn hoặc có sự suy giảm lớn về giá trị của tài sản được dùng để tạo
ra các luồng tiền; nợ tồn đọng hoặc ngừng thanh toán cổ tức; không có khả năng
SV thực hiện: Nhóm - Lớp: CDKT12CTH Trang 10
Trường Đại học Công nghiệp TP.HCM GVHD: Lê Thị Hồng Hà
thanh toán nợ đến hạn; không có khả năng tuân thủ các điều khoản của hợp đồng
tín dụng; chuyển đổi từ các giao dịch mua chịu sang thanh toán ngay với nhà cung
cấp; không có khả năng tìm kiếm các nguồn tài trợ cho sự phát triển các sản phẩm
mới thiết yếu hoặc các dự án đầu tư thiết yếu…);
-Về mặt hoạt động (đơn vị bị thiếu thành phần lãnh đạo chủ chốt mà chưa
được thay thế; đơn vị bị mất một phần thị trường lớn, mất giấy phép bản quyền
hoặc mất một nhà cung cấp quan trọng; đơn vị gặp khó khăn về tuyển dụng lao

động hoặc thiếu hụt các nguồn cung cấp quan trọng).
- Những biểu hiện khác (không tuân thủ các quy định về vốn cũng như các
quy định về vốn cũng như các quy định khác của pháp luật; đơn vị đang bị kiện và
các vụ kiện này chưa được xử lý mà nếu đơn vị thua kiện có thể dẫn đến các khoản
bồi thường không có khả năng đáp ứng được; thay đổi về luật pháp hoặc chính
sách của Nhà nước làm ảnh hưởng bất lợi tới đơn vị …)
Tại khâu lập kế hoạch kiểm toán: KTV và công ty kiểm toán phải xem xét
đến những sự kiện hoặc điều kiện có thể gây ra nghi ngờ đáng kể về khả năng hoạt
động liên tục của đơn vị, đồng thời xem xét mức độ ảnh hưởng của các sự kiện,
điều kiện này đến đánh giá của KTV và công ty kiểm toán về rủi ro kiểm toán.
- Xem xét các đánh giá ban đầu của Ban Giám đốc đơn vị được kiểm
toán:KTV và công ty kiểm toán phải xem xét các sự kiện và điều kiện liên quan
đến giả định hoạt động liên tục trong suốt quá trình lập kế hoạch kiểm toán, bởi vì
việc này giúp cho KTV và công ty kiểm toán có thể thảo luận với Ban giám đốc
đơn vị được kiểm toán một cách kịp thời, đồng thời xem xét lại kế hoạch và các
giải pháp của Ban giám đốc về các vấn đề liên quan đến khả năng hoạt động liên
tục được phát hiện.
+ Nếu ngay từ đầu Ban giám đốc đơn vị được kiểm toán chưa đưa ra các
đánh giá ban đầu về khả năng hoạt động liên tục, thì KTV cần phải thảo luận với
Ban giám đốc đơn vị được kiểm toán về cơ sở áp dụng giả định hoạt động liên tục
khi lập BCTC, cũng như các biểu hiện của khả năng hoạt động không liên tục và
KTV có thể yêu cầu Ban giám đốc đánh giá các biểu hiện này.
SV thực hiện: Nhóm - Lớp: CDKT12CTH Trang 11
Trường Đại học Công nghiệp TP.HCM GVHD: Lê Thị Hồng Hà
+ Nếu ngay từ đầu cuộc kiểm toán Ban giám đốc đơn vị được kiểm toán đã
đưa ra đánh giá ban đầu về khả năng hoạt động liên tục, thì ngay tại thời điểm Ban
giám đốc đơn vị được kiểm toán đưa ra đánh giá KTV và công ty kiểm toán cần
xem lại các đánh giá của đơn vị được kiểm toán đã phát hiện hết các sự kiện và
điều kiện về các biểu hiện không hoạt động liên tục hay chưa. Trường hợp đánh
giá của Ban giám đốc về khả năng hoạt động liên tục của đơn vị được kiểm toán

dựa trên cơ sở khoảng thời gian ít hơn 12 tháng kể từ ngày kết thúc niên độ kế
toán, thì KTV và công ty kiểm toán phải yêu cầu Ban giám đốc đơn vị được kiểm
toán kéo dài khoảng thời gian đánh giá ra thành 12 tháng kể từ ngày kết thúc niên
độ kế toán. Tại thời điểm này KTV và công ty kiểm toán cũng phải cân nhắc quá
trình Ban giám đốc đơn vị được kiểm toán đưa ra đánh giá, các giả định được sử
dụng làm cơ sở cho các đánh giá và các kế hoạch của Ban giám đốc về các hoạt
động trong tương lai dựa trên các thông tin liên quan sẵn có mà KTV và công ty
kiểm toán biết được. Trường hợp mà đơn vị được kiểm toán liên tục hoạt động có
lãi và có khả năng tiếp cận dễ dàng với các nguồn lực tài chính thì KTV và công ty
kiểm toán có thể kết luận về tính hợp lý mà không cần thực hiện các thủ tục kiểm
toán chi tiết, tuy nhiên khi các sự kiện hoặc điều kiện được xác định có thể gây
nghi ngờ đáng kể về khả năng hoạt động liên tục của đơn vị được kiểm toán thì
KTV và công ty kiểm toán vẫn phải thực hiện các thủ tục kiểm toán bổ sung.
- Sau thời điểm Ban giám đốc đơn vị được kiểm toán đưa ra ý kiến đánh giá
về khả năng hoạt động liên tục, KTV và công ty kiểm toán vẫn phải lưu ý khả năng
có thể có các sự kiện, điều kiện xảy ra sau giai đoạn đã được Ban giám đốc đơn vị
được kiểm toán đánh giá có thể phát sinh nghi ngờ về tính hợp lý của giả định hoạt
động liên tục mà Ban giám đốc đã sử dụng để lập BCTC. Mức độ không chắc chắn
của sự kiện và điều kiện này được xem xét trong tương lai càng xa, do vậy khi xem
xét các sự kiện hoặc điều kiện nếu có dấu hiệu các ảnh hưởng nghiêm trọng đến
khả năng hoạt động liên tục đến đơn vị được kiểm toán thì KTV và công ty kiểm
toán mới quyết định tiến hành thêm các thủ tục kiểm toán. KTV có thể yêu cầu
Ban giám đốc đơn vị được kiểm toán đánh giá ảnh hưởng tiềm tàng của các sự kiện
SV thực hiện: Nhóm - Lớp: CDKT12CTH Trang 12
Trường Đại học Công nghiệp TP.HCM GVHD: Lê Thị Hồng Hà
hoặc điều kiện liên quan đến đánh giá của họ đến khả năng hoạt động liên tục.
Bên cạnh đó, KTV và công ty kiểm toán cũng cần phải đánh giá ảnh hưởng
của các sự kiện, các điều kiện đối với rủi ro kiểm toán và ảnh hưởng tới nội dung,
lịch trình, phạm vi của các thủ tục kiểm toán…
2.2: CÁC SỰ KIỆN PHÁT SINH SAU NGÀY KHÓA SỔ LẬP BÁO CÁO

TÀI CHÍNH
2.2.1: Khái niệm về các sự kiện phát sinh
Các sự kiện phát sinh sau ngày khóa sổ lập BCTC là những sự kiện có ảnh
hưởng đến BCTC đã phát sinh trong khoảng thời gian từ sau ngày khóa sổ kế toán
lập BCTC đến ngày kí báo cáo kiểm toán, và những sự kiện được phát hiện sau
ngày lí báo cáo kiểm toán.
Có 2 loại sự kiện xảy ra sau ngày khóa sổ kế toán lập BCTC:
-Những sự kiện cung cấp thêm bằng chứng về các sự việc đã tồn tại vào
ngày khóa sổ kế toán lập BCTC.
-Những sự kiện cung cấp dấu hiệu về các sự việc đã phát sinh tiếp sau ngày
khóa sở kế toán lập BCTC.
Các sự kiện phát sinh sau ngày khóa sổ kế toán lập BCTC lien quan đến
trách nhiệm của KTV và công ty kiểm toán gồm 3 giai đoạn:
-Các sự kiện phát sinh đến ngày kí báo cáo kiểm toán
-Các sự kiện được phát hiện sau ngày kí báo cáo kiểm toán nhưng trước ngà
công bố báo cáo tài chính.
-Các sự kiện được phát hiện sau ngày công bố BCTC
2.2.2: Các giai đoạn phat sinh sự kiện sau ngày khóa sổ kế toán lập bctc
2.2.2.1: Các sự kiện phát sinh đến ngày kí báo cáo kiểm toán
Kiểm toán viên phải xây dựng và thực hiện các thủ tục kiểm toán nhằm thu
thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp để xác định tất cả những sự kiện đã
phát sinh đến ngày ký báo cáo kiểm toán xét thấy có thể ảnh hưởng đến báo cáo tài
chính, và phải yêu cầu đơn vị điều chỉnh hoặc thuyết minh trong báo cáo tài
SV thực hiện: Nhóm - Lớp: CDKT12CTH Trang 13
Trường Đại học Công nghiệp TP.HCM GVHD: Lê Thị Hồng Hà
chính. Các thủ tục này bổ sung cho các thủ tục thông thường được áp dụng cho các
sự kiện đặc biệt xảy ra sau ngày khoá sổ kế toán lập báo cáo tài chính nhằm thu
thập thêm bằng chứng kiểm toán về số dư của các tài khoản vào thời điểm lập báo
cáo tài chính. Tuy nhiên, kiểm toán viên không bắt buộc phải xem xét tất cả các
vấn đề mà những thủ tục kiểm toán trong năm đã đưa ra kết luận thoả đáng. Ví dụ:

Kiểm tra nghiệp vụ bán hàng tồn kho và thanh toán công nợ sau ngày khoá sổ kế
toán cung cấp bằng chứng về giá trị hàng tồn kho trong báo cáo tài chính.
Thủ tục nhằm xác nhận sự kiện có thể dẫn đến yêu cầu đơn vị được kiểm
toán phải điều chỉnh hoặc phải thuyết minh trong báo cáo tài chính cần phải được
tiến hành vào thời điểm gần ngày ký báo cáo kiểm toán nhất và thường gồm những
bước sau:
* Xem xét lại các thủ tục do đơn vị quy định áp dụng nhằm bảo đảm mọi sự
kiện xảy ra sau ngày khoá sổ kế toán lập báo cáo tài chính đều được xác định.
* Xem xét các biên bản Đại hội cổ đông, họp Hội đồng quản trị, họp Ban
kiểm soát, họp Ban Giám đốc sau ngày khoá sổ kế toán lập báo cáo tài chính, kể cả
những vấn đề đã được thảo luận trong các cuộc họp này nhưng chưa được ghi
trong biên bản.
* Xem xét báo cáo tài chính kỳ gần nhất của đơn vị và kế hoạch tài chính
cũng như các báo cáo quản lý khác của Giám đốc.
* Yêu cầu đơn vị hoặc luật sư của đơn vị cung cấp thêm thông tin về các vụ
kiện tụng, tranh chấp đã cung cấp trước đó, hoặc về các vụ kiện tụng, tranh chấp
khác (nếu có).
* Trao đổi với Giám đốc đơn vị để xác định những sự kiện đã xảy ra sau
ngày khoá sổ kế toán lập báo cáo tài chính nhưng có khả năng ảnh hưởng trọng
yếu đến báo cáo tài chính, như:
SV thực hiện: Nhóm - Lớp: CDKT12CTH Trang 14
Trường Đại học Công nghiệp TP.HCM GVHD: Lê Thị Hồng Hà
- Những số liệu tạm tính hoặc chưa được xác nhận;
- Những cam kết, khoản vay hay bảo l•nh mới được ký kết;
- Bán hay dự kiến bán tài sản;
- Những cổ phiếu hay trái phiếu mới phát hành;
- Thoả thuận sáp nhập hay giải thể đã được ký kết hay dự kiến;
- Những tài sản bị trưng dụng hay bị phá huỷ do hoả hoạn hay lụt b•o,
- Những rủi ro hay sự kiện có thể xảy ra;
- Những điều chỉnh kế toán bất thường đã thực hiện hay dự định thực hiện

- Những sự kiện đã xảy ra hoặc có khả năng xảy ra làm cho các chính sách kế
toán đã được sử dụng để lập báo cáo tài chính không còn phù hợp. Ví dụ: Phát sinh
sự kiện nợ phải thu khó đòi làm cho giả thiết về tính liên tục hoạt động kinh doanh
không còn hiệu lực.
Trường hợp một đơn vị cấp dưới (chi nhánh trong công ty, công ty trong
tổng công ty) được công ty kiểm toán độc lập khác thực hiện kiểm toán thì kiểm
toán viên kiểm toán đơn vị cấp trên phải xem xét các thủ tục mà kiểm toán viên
của công ty kiểm toán kia đã áp dụng liên quan đến những sự kiện xảy ra sau ngày
khoá sổ kế toán lập báo cáo tài chính và xem có cần phải thông báo cho công ty
kiểm toán kia về ngày dự kiến ký báo cáo kiểm toán của mình không.
Khi nhận thấy các sự kiện xảy ra sau ngày khoá sổ kế toán lập báo cáo tài
chính có ảnh hưởng trọng yếu đến báo cáo tài chính thì kiểm toán viên phải xác
định xem các sự kiện này có được tính toán đúng đắn và trình bày thích hợp trong
báo cáo tài chính đã được kiểm toán hay không.
SV thực hiện: Nhóm - Lớp: CDKT12CTH Trang 15
Trường Đại học Công nghiệp TP.HCM GVHD: Lê Thị Hồng Hà
2.2.2.2: Các sự kiện được phát hiện sau ngày kí báo cáo kiểm toán nhưng trước
ngày công bố báo cáo tài chính
Kiểm toán viên không bắt buộc phải áp dụng các thủ tục hoặc phải xem xét
những vấn đề có liên quan đến báo cáo tài chính sau ngày ký báo cáo kiểm toán.
Tuy nhiên, Giám đốc của đơn vị được kiểm toán có trách nhiệm thông báo cho
kiểm toán viên hoặc công ty kiểm toán biết về các sự kiện đã xảy ra trong khoảng
thời gian từ ngày ký báo cáo kiểm toán đến ngày công bố báo cáo tài chính có thể
ảnh hưởng đến báo cáo tài chính đã được kiểm toán.
Trường hợp kiểm toán viên biết được có sự kiện có khả năng ảnh hưởng
trọng yếu đến báo cáo tài chính phát sinh sau ngày ký báo cáo kiểm toán nhưng
trước ngày công bố báo cáo tài chính, thì kiểm toán viên phải cân nhắc xem có nên
sửa lại báo cáo tài chính và báo cáo kiểm toán hay không và phải thảo luận vấn đề
này với Giám đốc của đơn vị được kiểm toán để có những biện pháp phù hợp trong
từng trường hợp cụ thể.

Trường hợp Kiểm toán viên yêu cầu và Giám đốc đơn vị được kiểm toán
chấp nhận sửa đổi báo cáo tài chính thì kiểm toán viên sẽ thực hiện những thủ tục
cần thiết, phù hợp với tình hình thực tế và sẽ cung cấp cho đơn vị được kiểm toán
một báo cáo kiểm toán mới dựa trên báo cáo tài chính đã được sửa đổi. Báo cáo
kiểm toán mới này phải được ký cùng ngày, tháng hoặc ngay sau ngày, tháng ký
báo cáo tài chính đã sửa đổi. Trường hợp này kiểm toán viên phải thực hiện các thủ
tục kiểm toán quy định ở đoạn 10, 11 cho đến ngày ký báo cáo kiểm toán đã sửa
đổi.
Trường hợp Kiểm toán viên yêu cầu nhưng Giám đốc đơn vị được kiểm toán
không chấp nhận sửa đổi báo cáo tài chính, và báo cáo kiểm toán chưa được gửi
đến đơn vị được kiểm toán thì kiểm toán viên và công ty kiểm toán sẽ lập lại báo
cáo kiểm toán với ý kiến chấp nhận từng phần hoặc ý kiến không chấp nhận.
SV thực hiện: Nhóm - Lớp: CDKT12CTH Trang 16
Trường Đại học Công nghiệp TP.HCM GVHD: Lê Thị Hồng Hà
Trường hợp báo cáo kiểm toán đã được gửi đến đơn vị được kiểm toán mới
phát hiện có sự kiện ảnh hưởng trọng yếu đến báo cáo tài chính, thì kiểm toán viên
phải yêu cầu người đứng đầu đơn vị được kiểm toán không công bố báo cáo tài
chính và báo cáo kiểm toán cho bên thứ ba. Nếu đơn vị vẫn quyết định công bố các
báo cáo này, thì kiểm toán viên phải áp dụng những biện pháp thích hợp để ngăn
chặn các bên thứ ba sử dụng báo cáo kiểm toán của mình. Các biện pháp ngăn chặn
được thực hiện tùy thuộc vào quyền hạn và nghĩa vụ pháp lý của kiểm toán viên
cũng như những khuyến nghị của luật sư của kiểm toán viên.
2.2.2.3: Các sự kiện được phát hiện sau ngày công bố bctc
Sau ngày công bố báo cáo tài chính và báo cáo kiểm toán, kiểm toán viên
không bắt buộc phải xem xét, kiểm tra bất cứ số liệu hay sự kiện nào có liên quan
đến báo cáo tài chính đã được kiểm toán.
Sau ngày công bố báo cáo tài chính và báo cáo kiểm toán nếu kiểm toán viên
nhận thấy vẫn còn sự kiện xẩy ra đến ngày ký báo cáo kiểm toán cần phải sửa đổi
báo cáo kiểm toán, thì kiểm toán viên phải cân nhắc xem có nên sửa lại báo cáo tài
chính và báo cáo kiểm toán hay không; phải thảo luận vấn đề này với Giám đốc

đơn vị được kiểm toán và có những biện pháp thích hợp tuỳ theo từng trường hợp
cụ thể.
Trường hợp Giám đốc đơn vị được kiểm toán chấp nhận sửa đổi báo cáo tài
chính thì kiểm toán viên phải thực hiện những thủ tục cần thiết, phù hợp và phải
kiểm tra các biện pháp mà đơn vị được kiểm toán áp dụng nhằm bảo đảm vấn đề
này đã được thông báo đến các bên nhận báo cáo tài chính và báo cáo kiểm toán đã
công bố, đồng thời kiểm toán viên và công ty kiểm toán phải công bố một báo cáo
kiểm toán mới căn cứ trên báo cáo tài chính đã sửa đổi.
Trong báo cáo kiểm toán mới phải có đoạn giải thích nguyên nhân phải sửa
đổi báo cáo tài chính và báo cáo kiểm toán đã được công bố. Báo cáo kiểm toán
SV thực hiện: Nhóm - Lớp: CDKT12CTH Trang 17
Trường Đại học Công nghiệp TP.HCM GVHD: Lê Thị Hồng Hà
mới này được ký cùng ngày, tháng hoặc ngay sau ngày, tháng ký báo cáo tài chính
đã sửa đổi.
Trường hợp Giám đốc đơn vị được kiểm toán không thông báo vấn đề đến
các bên đã nhận được báo cáo tài chính và báo cáo kiểm toán đã công bố trước đó
và cũng không sửa đổi báo cáo tài chính theo yêu cầu của kiểm toán viên thì kiểm
toán viên và công ty kiểm toán phải thông báo cho Giám đốc đơn vị được kiểm
toán biết về những biện pháp mà kiểm toán viên sẽ áp dụng để ngăn chặn việc các
bên thứ ba sử dụng báo cáo kiểm toán. Các biện pháp ngăn chặn được thực hiện
tùy thuộc vào quyền hạn và nghĩa vụ pháp lý của kiểm toán viên cũng như khuyến
nghị của luật sư của kiểm toán viên.
*Trường hợp đơn vị được kiểm toán phát hành chứng khoán
Trường hợp đơn vị được kiểm toán phát hành chứng khoán trên thị trường
thì kiểm toán viên phải xem xét đến các quy định pháp lý liên quan đến việc phát
hành chứng khoán. Ví dụ: Kiểm toán viên có thể phải thực hiện những thủ tục
kiểm toán bổ sung khác cho đến thời điểm đơn vị được kiểm toán niêm yết thông
tin về phát hành chứng khoán.

SV thực hiện: Nhóm - Lớp: CDKT12CTH Trang 18

Trường Đại học Công nghiệp TP.HCM GVHD: Lê Thị Hồng Hà
KẾT KUẬN
Các sự kiện phát sinh sau ngày khóa sổ kế toán lập Báo cáo tài chính đã quy
định những nguyên tắc, thủ tục cơ bản trong kiểm toán Báo cáo tài chính về cách
xử lý khi gặp các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm. Các nguyên
tắc, thủ tục cơ bản và hướng dẫn thể thức áp dụng các nguyên tắc, thủ tục cơ bản
liên quan đến trách nhiệm của kiểm toán viên và công ty kiểm toán khi xem xét các
sự kiện phát sinh sau ngày khoá sổ kế toán lập báo cáo tài chính để kiểm toán
trong quá trình kiểm toán báo cáo tài chính
Nhìn chung do nhu cầu khách quan của nền kinh tế thị trường hàng loạt các
công ty kiểm toán Việt Nam ra đời đồng nghĩa với việc cạnh tranh gay gắt để có
thể đứng vững trên thị trường kiểm toán. Bên cạnh đó việc gia nhập tổ chức
thương mại thế giới WTO mang đến những cơ hội cũng như là những thách thức
mới đối với các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và các công ty kiểm toán trong
nước nói riêng. Vì thế, vấn đề nghiên cứu và vận dụng phù hợp các thủ tục phân
tích nhằm nâng cao hiệu quả kiểm toán trong thực tế là hết sức cần thiết đối với
các công ty kiểm toán Việt Nam, để đứng vững được trên thị trường của chính
mình và xa hơn nữa là có thể đưa ngành kiểm toán Việt Nam theo kịp với trình độ
hoạt động kiểm toán của khu vực và thế giới.
Mặc dù đã có những bước phát triển quan trọng, song hoạt động của hệ
thống kiểm toán VN vẫn còn có nhiều hạn chế, vì vậy Nhà nước cần xác định mục
tiêu, định hướng phát triển hệ thống kiểm toán và phải thực hiện đồng bộ các giải
pháp cho sự phát triển và phát huy vai trò của kiểm toán đối với nền kinh tế. Mục
tiêu phát triển hệ thống kiểm toán VN đến năm 2020 cần xác định như sau: “Phát
triển đồng bộ hệ thống kiểm toán VN trở thành công cụ mạnh để thiết lập, củng cố
và duy trì các quan hệ tài chính – tiền tệ lành mạnh trong nền kinh tế, đáp ứng yêu
cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong điều kiện phát triển kinh tế thị
trường và hội nhập kinh tế quốc tế, hình thành mạng lưới kiểm tra, kiểm soát tài
SV thực hiện: Nhóm - Lớp: CDKT12CTH Trang 19
Trường Đại học Công nghiệp TP.HCM GVHD: Lê Thị Hồng Hà

chính – tiền tệ từ nội bộ các cơ quan, đơn vị, các tổ chức kinh tế thuộc mọi thành
phần kinh tế”.
SV thực hiện: Nhóm - Lớp: CDKT12CTH Trang 20

×