Các sự kiện phát sinh sau ngày k
ết thúc kỳ kế
toán năm
Trong nhiều trường hợp, khi xem xét BCTC của một DN, nhà
đầu tư nhận thấy có sự khác biệt giữa số liệu đã công bố trước
đó và số liệu kiểm toán, việc điều chỉnh này là cần thiết để phản
ánh một cách trung thực và khách quan nhất về thực trạng tài
chính của DN.
Tuy nhiên, cũng có trường hợp DN tự điều chỉnh các số liệu tài
chính cuối năm do tính chất trọng yếu của thông tin này tới số
liệu tài chính, trong thời gian từ khi kết thúc năm tài chính đến
ngày phát hành BCTC theo quy định. Đây là trường hợp ít gặp
hơn, nhưng không phải là không tồn tại trong thực tế. Việc DN
xem xét các vấn đề cần điều chỉnh trên số liệu BCTC được quy
định tại Chuẩn mực Kế toán Việt Nam số 23: "Các sự kiện phát
sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm".
Khái niệm về các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế
toán năm:
Là tất cả những sự kiện có ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu c
ực đến
BCTC đã phát sinh trong khoảng thời gian từ sau ngày kết thúc
kỳ kế toán năm đến ngày phát hành BCTC.
Theo chuẩn mực này, các sự kiện sẽ được chia làm 2 loại theo
mức độ tác động đến số liệu tài chính của DN:
- Các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm cần
điều chỉnh: Là những sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế
toán năm cung cấp bằng chứng về các sự việc đã tồn tại trong
năm tài chính cần phải điều chỉnh trước khi lập BCTC;
- Các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm không
cần điều chỉnh: Là những sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ
kế toán năm cung cấp bằng chứng về các sự việc đã t
ồn tại trong
năm tài chính nhưng không phải điều chỉnh trước khi lập BCTC.
Quy định về việc ghi nhận và xác định:
a. Các sự kiện phát sinh sau ngày k
ết thúc kỳ kế toán năm cần
điều chỉnh:
Chuẩn mực số 23 quy định: "DN phải điều chỉnh các số liệu đã
được ghi nhận trong BCTC để phản ánh các sự kiện phát sinh
sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm cần điều chỉnh". Ví dụ: Sau
ngày kết thúc kỳ kế toán năm, DN nhận được kết luận của cơ
quan có th
ẩm quyền về một nghĩa vụ nợ sẽ phát sinh do các hoạt
động trong năm. Khi đó, số liệu cần điều chỉnh theo hướng tăng
thêm các chi phí để trích lập khoản dự phòng cho nghĩa vụ nợ
này…
b. Các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm
không cần điều chỉnh:
DN không phải điều chỉnh các số liệu đã ghi nhận trong BCTC
về các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ k
ế toán năm không
cần điều chỉnh.
Ví dụ: DN không cần thiết phải xem xét việc trích lập dự phòng
cho bất cứ một khoản đầu tư nào đã thực hiện trong năm, ngay
cả trong trường hợp việc suy giảm giá trị của khoản đầu tư này
xảy ra ngay sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm.
c. Khoản cổ tức của các cổ đông:
N
ếu khoản cổ tức của cổ đông được công bố sau ngày kết thúc
kỳ kế toán năm, DN không phải ghi nhận các khoản cổ tức này
như là các khoản nợ phải trả trên bảng cân đối kế toán tại ngày
kết thúc kỳ kế toán năm.
d. Tính hoạt động liên tục:
Tính hoạt động liên tục là một nguyên tắc rất quan trọng cần
xem xét trước, trong và cả sau quá trình lập BCTC của DN.
Chuẩn mực số 23 quy định: nếu ban giám đốc xác nhận sau
ngày kết thúc kỳ kế toán năm có dự kiến giải thể DN, ngừng s
ản
xuất - kinh doanh, thu hẹp đáng kể quy mô hoạt động hoặc phá
sản thì DN không được lập BCTC trên cơ sở nguyên tắc hoạt
động liên tục.
Việc trình bày BCTC trong trường hợp này sẽ được xem xét
điều chỉnh theo Chuẩn mực Kế toán Việt Nam số 21: "Trình b
ày
báo cáo tài chính".
Trình bày BCTC với các sự kiện phát sinh sau ngày k
ết thúc
kỳ kế toán năm:
Ngày phát hành BCTC:
Chuẩn mực kế toán số 23 quy định: “DN phải trình bày ngày
phát hành BCTC và người quyết định phát hành. Nếu chủ sở
hữu DN hoặc người khác có thẩm quyền yêu cầu sửa đổi BCTC
trước khi phát hành, DN phải trình bày việc này”.