Tải bản đầy đủ (.doc) (39 trang)

TỪ báo cáo tài CHÍNH của CÔNG TY cổ PHẦN THƯƠNG mại TỔNG hợp NÔNG CỐNG PHÂN TÍCH kết QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NĂM 2014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (304.71 KB, 39 trang )

BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP. HỒ CHÍ MINH
CƠ SỞ THANH HÓA- KHOA KINH TẾ
d&c
BÀI TIỂU LUẬN
MÔN: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
ĐỀ TÀI: TỪ BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
THƯƠNG MẠI TỔNG HỢP NÔNG CỐNG, PHÂN TÍCH
KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH, MỘT SỐ BIỆN
PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH
DOANH TẠI CÔNG TY
Giáo viên hướng dẫn: NGUYỄN NGỌC THỨC
Sinh viên thực hiện : LÊ MINH THẮNG
Mã số sinh viên : 10009713
Lớp : CDKT12BTH
Thanh Hóa, tháng 05 năm 2013
Trường Đại học Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh GVHD: Nguyễn Ngọc Thức
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN


















…………………………….Ngày …. Tháng …. Năm 2013
SV Thực hiện: Lê Minh Thắng – MSSV: 10009713
Trường Đại học Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh GVHD: Nguyễn Ngọc Thức
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH
SV Thực hiện: Lê Minh Thắng – MSSV: 10009713
Trường Đại học Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh GVHD: Nguyễn Ngọc Thức
MỤC LỤC
SV Thực hiện: Lê Minh Thắng – MSSV: 10009713
Trường Đại học Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh GVHD: Nguyễn Ngọc Thức
LỜI NÓI ĐẦU
Trong điều kiện sản xuất và kinh doanh theo cơ chế thị trường, để tồn tại và phát
triển đòi hỏi các doanh nghiệp phải có lã1: Để đạt được mục tiêu này nhà quản trị phải
lựa chọn và đưa ra các quyết định tài chính, tổ chức thực hiện những quyết định đó nhằm
đặt mục tiêu là tối đa hoá lợi nhuận, không ngừng làm tăng giá trị doanh nghiệp và khả
năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Trong hoạt động sản xuất cũng như
kinh doanh, có rất nhiều vấn đề nảy sinh mà phần lớn là các vấn đề về tài chính. Do đó,
cơ sở của hầu hết mọi quyết định quản trị đều dựa trên những kết luận rút ra từ những
đánh giá về mặt tài chính trong hoạt động của doanh nghiệp và bằng các công cụ khác
nhau.
Phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh doanh nghiệp là cơ sở quan trọng
giúp nhà quản trị thực hiện tốt chức năng của mình.Việc thường xuyên tiến hành phân
tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ giúp cho các doanh nghiệp và các cơ quan
chủ quản cấp trên thấy rõ thực trạng hoạt động tài chính, kết quả sản xuất kinh doanh
trong kỳ của doanh nghiệp cũng như xác định một cách đầy đủ, đúng đắn nguyên nhân và
mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến kết quả hoạt động hính doanh. Qua đó, giúp
người sử dụng thông tin có thể đánh giá được tiềm năng, hiệu quả sản xuất kinh doanh

cũng như rủi ro và triển vọng trong tương lai của doanh nghiệp, để họ có thể đưa ra các
giải pháp hữu hiệu, những quyết định chính xác nhằm nâng cao chất lượng công tác
quản lý kinh tế, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Báo cáo kế toán rất hữu ích đối với việc quản trị doanh nghiệp đồng thời là nguồn
thông tin tài chính cơ bản đối với người ngoài doanh nghiệp. Do đó, sự phân tích kết quả
hoạt động sản xuất kinh doanh trước hết tập trung vào các số liệu được cung cấp trong
các báo cáo kế toán kết hợp thông tin bổ sung của các bộ phận quản lý. Chính vì thế,
việc lập các báo cáo này một cách có hệ thống, số liệu phản ánh kịp thời sẽ là cầu nối
quan trọng giữa doanh nghiệp với các đối tác liên quan.
Nhận thức được tầm quan trọng của việc lập báo cáo tài chính cũng như công tác
phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh doanh nghiệp, một phần nhỏ đó là
phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của công ty qua đề tài: “Từ báo cáo tài chính
của công ty cổ phần thương mại tổng hợp Nông Cống, phân tích kết quả hoạt động
kinh doanh, một số biện pháp nâng cao hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty”
SV Thực hiện: Lê Minh Thắng – MSSV: 10009713 Trang 1
Trường Đại học Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh GVHD: Nguyễn Ngọc Thức
Chương 1: Cơ sở lý luận
Chương 2: Thực trạng phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty
Cổ Phần Thương Mại Tổng Hợp Nông Cống
Chương 3: Những giải pháp hoàn thiện báo cáo tài chính và kết quả hoạt động hính
doanh của công ty Cổ Phần Thương Mại Tổng Hợp Nông Cống.
SV Thực hiện: Lê Minh Thắng – MSSV: 10009713 Trang 2
Trường Đại học Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh GVHD: Nguyễn Ngọc Thức
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
1.1.1.Khái niệm
Báo cáo hoạt động kinh doanh là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quát
tình hình và kết quả kinh doanh trong một kỳ kế toán của doanh nghiệp chi tiết theo từng
hoạt dộng kinh doanh chính và các hoạt động kinh doanh khác, tình hình thực hiện các
nghĩa vụ với nhà nước về thuế và các khoản phải nộp khác.

1.1.2. Kết cấu của bảng báo cáo kết quả kinh doanh
Báo cáo kết quả kinh doanh gồm 3 phần :
Phần 1 :Lãi ,lỗ.
Phần này phản ánh kết quả kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm kết quả hoạt
động sản xuất kinh doanh ,hoạt động tài chính và hoạt động bất thường.
Phần 2:Tình hình thực hiện nghĩa vụ với nhà nước.
Phần này phản ánh tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước về thuế, phí,lệ phí và
các khoản phải nộp khác.
Phần 3 : Thuế GTGT được khấu trừ, đã khấu trừ, thuế GTGT được hoàn lại, thuế
GTGT được giảm, thuế GTGT hàng bán nội địa.
Phản ánh số thuế GTGT được khấu trừ đã khấu trừ, còn được khấu trừ cuối kỳ; thuế
GTGT được giảm, đã giảm và còn được giảm cuối kỳ thuế GTGT hàng bán nội địa còn
phải nộp đầu kỳ, thuế GTGT đầu ra phát sinh, thuế GTGT hàng bán nội địa đã nộp vào
Nhà nước và còn phải nộp cuối kỳ.
1.1.3. Nguồn gốc số liệu để lập báo cáo
- Căn cứ vào báo cáo kết quả kinh doanh của kỳ trước
- Căn cứ vào sổ kế toán trong kỳ dùng cho các tài khoản từ loại 5 cho đến loại 9 và
tài khoản 133 “ Thuế GTGT được khấu trừ’’.Tài khoản 333 “ Thuế và các khoản phải
nộp Nhà nước’’.
1.2. NỘI DUNG PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
1.2.1. Phân tích mối quan hệ và tình hình biến động các khoản mục trong báo
cáo kết quả kinh doanh.
Để kiểm soát các hoạt động kinh doanh và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp,
cần đi sâu phân tích mối quan hệ và tình hình biến động các khoản mục trong báo cáo
SV Thực hiện: Lê Minh Thắng – MSSV: 10009713 Trang 3
Trường Đại học Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh GVHD: Nguyễn Ngọc Thức
kinh doanh.Khi phân tích cần tính ra và so sánh mức tỷ lệ biến động của kỳ phân tích so
với kỳ gốc trên từng chỉ tiêu. Đồng thời, so sánh tình hình biến động của từng chỉ tiêu so
với doanh thu thuần.
1.2.2. Phân tích hiệu quả kinh doanh

Hiệu quả kinh doanh là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn
nhân tài vật lực của doanh nghiệp để đạt kết quả cao nhất cho quá trình kinh doanh với
tổng chi phí thấp nhất.
- Để đánh giá chính xác, có cơ sở khoa học hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp,
cần phải xây dựng hệ thống chỉ tiêu phù hợp bao gồm các chỉ tiêu tổng hợp (khái quát) và
chỉ tiêu chi tiết(cụ thể). Các chỉ tiêu đó phản ánh được sức sản xuất, suất hao phí cũng
như sức sinh lời của từng yếu tố, từng loại vốn(kể cả tổng số và phần gia tăng) và phải
thống nhất với công thức đánh giá hiệu quả chung:
Hiệu quả kinh doanh =
Kết quả đầu ra
Yếu tố đầu vào
Công thức (*) phản ánh sức sản xuất (hay sức sinh lời) của các chỉ tiêu phản ánh
đầu vào, được tính cho tổng số và cho riêng phần gia tăng.
- Kết quả đầu ra được được đo bằng các chỉ tiêu như: Giá trị tổng sản lượng, tổng
doanh thu thuần, lợi tức gộp…Còn yếu tố đầu vào bao gồm lao động, tư liệu lao động,
đối tượng lao động,vốn chủ sở hữu,vốn vay…Từ các chỉ tiêu trên ta có các tiêu thức để
đánh giá hiệu quả kinh doanh chung sau:
* Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu = Lãi / Doanh thu
* Tỷ suất lợi nhuận rên chi phí = Lãi / chi phí
* Tỷ suất chi phí trên chi phí = Chi phí/Doanh thu
a-Phân tích hiêu quả sử dụng tài sản cố định
Hiệu quả sử dụng TSCĐ được tính toán bằng các chỉ tiêu :
Sức sản xuất của TSCĐ =
Tổng doanh thu thuần
Nguyên giá bình quân TSCĐ
b-Phân tích hiêu quả sử dụng tài sản lưu động
Hiệu quả sử dụng TSLĐ cũng được phản ánh qua các chỉ tiêu như sức sản xuất,
sức sinh lời của TSLĐ.
Sức sản xuất của VLĐ
=

Doanh thu thuần
VLĐ bình quân
SV Thực hiện: Lê Minh Thắng – MSSV: 10009713 Trang 4
Trường Đại học Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh GVHD: Nguyễn Ngọc Thức
Sức sinh lời của VLĐ =
Lợi nhuận thuần(hay lãi gộp)
Vốn lưu động bình quân
Đồng thời, hiệu quả sử dụng TSLĐ được thể hiện ở tốc độ luân chuyển VLĐ. Để
xác định tốc độ luân chuyển vốn lưu động người ta sử dụng các chỉ tiêu sau :
Số vòng quay của VLĐ
=
Tổng số doanh thu thuần
LĐ bình quân
Thời gian của một vòng vốn luân
chuyển
=
Thời gian của kỳ phân tích
Số vòng quay của VLĐ
Hệ số đảm nhiệm VLĐ
=
VLĐ bình quân
Tổng số doanh thu thuần
c- Phân tích khả năng sinh lợi của vốn .
Ngoài việc xem xét hiệu quả kinh doanh dưới góc độ sử dụng TSCĐ và TSLĐ khi
phân tích cân xem xét cả hiệu quả sử dụng vốn dưới góc độ sinh lời đặc biệt là vốn chủ
sở hữu.
Hệ số sinh lời vốn chủ sở hữu =
Lợi nhuận trước thuế
Vốn chủ sở hữu
Hệ số sinh lời tài sản =

Lợi nhuận +Tiền lãi phải trả
Tổng tài sản
SV Thực hiện: Lê Minh Thắng – MSSV: 10009713 Trang 5
Trường Đại học Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh GVHD: Nguyễn Ngọc Thức
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT
ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI
TỔNG HỢP NÔNG CỐNG
2.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI TỔNG
HỢP NÔNG CỐNG
2.1.1: Lịch sử hình thành công ty Cổ Phần Thương Mại Tổng Hợp Nông
Cống:
Công cổ phần thương mại tổng hợp nông cống được thành lập từ năm 1998, thực
hiện chủ trương cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, năm 2004 công ty tiến hành cổ
phần hóa theo hình thức bán toàn bộ số vốn nhà nước tại doanh nghiệp cho người lao
động.
Công ty cổ phần thương mại tổng hợp Nông Cống được thành lập theo quyết định số
907/QĐ/UB ngày 10/09/2004 của UBND tỉnh Thanh Hóa.
Từ ngày 01/01/2005 công ty chính thức đi vào hoạt động theo phương án điều lệ
vàphương án sản xuất kinh doanh đã được thông qua tại Đại Hội cổ đông lần 1 theo luật
doanh nghiệp và pháp luật nhà nước CHXHCN Việt Nam.
-Tên DN: Công ty cổ phần thương mại tổng hợp nông cống
-Địa chỉ: tiểu khu Bắc Giang _Huyện Nông Cống _Tỉnh Thanh Hóa
-Loại hình DN: Công ty cổ phần
-Giấy phép ĐKKD 28001203** do Sở KH đầu tư tỉnh Thanh Hóa cấp ngày
01/10/1998
- Công ty đăng kí thuế tại cục thuế tỉnh Thanh Hóa với MST: 2800120331
-Công ty có vốn điều lệ là 2.800.000.000 đ, bao gồm 28000 cổ phần với mệnh giá là
100000 đ/CP.
-Lĩnh vực kinh doanh:
+ Kinh doanh xăng dầu

+ Kinh doanh đa mặt hàng
SV Thực hiện: Lê Minh Thắng – MSSV: 10009713 Trang 6
Trường Đại học Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh GVHD: Nguyễn Ngọc Thức
2.1.2: Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất và quản lý sản xuất kinh doanh
của công ty.
2.1.2.1: Chức năng nhiệm vụ của Công ty cổ phần thương mại tổng hợp nông cống.
*/ Đặc điểm các mặt hàng và ngành nghề kinh doanh:
+ Công ty trực tiếp kinh doanh.
+ Làm dịch vụ giữ hộ hàng gửi (Hàng dự trữ ) hàng của các doanh nghiệp khác
kinh doanh các mặt hàng như xăng dầu , quặng …
Bảng số 2.1: Một số chỉ tiêu kinh tế công ty đã thực hiện qua các năm
STT
Chỉ tiêu Đ. Vị tính
Thực hiện
2010 2011 2012
1. Tổng doanh thu Tỷđồng 3.986,771 3.993,386 4078,144
2. Lợi nhuận Tỷ đồng 5,766 7,000 5,435
3. Nộp ngân sách Tỷ đồng 1.138,500 1.143,600 1.480,52
4. Thu nhập bình quân đ/ng /tháng 1.135.600 1.517.500 1.795.000
5. Nguồn vốn kinh doanh Tỷ đồng 117,97 121,95 137,31
2.1.2.2: Cơ cấu bộ máy quản lý
Cơ cấu bộ máy quản lý kinh doanh của công ty thuộc dạng trực tuyến chức năng
được thể hiện qua hình 02.
SV Thực hiện: Lê Minh Thắng – MSSV: 10009713 Trang 7
Trường Đại học Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh GVHD: Nguyễn Ngọc Thức
Hình 2.1: cơ cấu bộ máy quản lý của công ty
2.2: THỰC TRẠNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH VÀ VIỆC PHÂN TÍCH KẾT
QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY.
2.2.1: Tình hình thực tế về báo cáo tài chính, phân tích kết quả hoạt động sản
xuất kinh doanh của công ty cổ phần thương mại tổng hợp nông cống.


Về việc lập báo cáo tài chính - nguồn thông tin sử dụng cho việc phân tích kết quả hoạt
động sản xuất kinh doanh.
+Nguồn thông tin chủ yếu phục vụ cho công tác phân tích tài chính của công ty bao
gồm BCĐKT và báo cáo kết quả kinh doanh. Định kỳ, hằng năm phòng tài chính kế toán
tiến hành thu thập tổng kết và lập báo cáo này. Các báo cáo này được lập theo sự chỉ đạo
của kế toán trưởng cho các phó phòng và các kế toán viên sau khi tổng hợp được số liệu
của năm.
SV Thực hiện: Lê Minh Thắng – MSSV: 10009713 Trang 8
BAN GIÁM ĐỐC
Phòng
kinh
doanh
Phòng
Kế
toán
Phòng
QLKT
đầu tư
Phòng
Xây
dựng
cơ bản
Phòng
tổ chức
cán bộ
LĐTL
Phòng
tin
học

Phòng
Thanh
tra bảo
vệ
Phòng
kỹ thật
xăng
dầu
Phòng
hành
chính
XNXD
Khu
bãi
quặng
XNXD
A10
XNXD
K131
CNXD
Tế lợi
CNXD
Thị
Trấn
Trường Đại học Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh GVHD: Nguyễn Ngọc Thức
Tuy nhiên, hạn chế của công ty là việc lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ hằng năm chưa
được công ty thực hiện. Điều này sẽ ảnh hưởng đến tính cập nhật và gây khó khăn cho
việc phân tích trong tương lai và khả năng thanh toán các khoản nợ của công ty .
•Về nhân sự cho công tác phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh đóng một
vai trò quan trọng và có ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng phân tích kết quả hoạt động

sản xuất kinh doanh. Tại công ty công việc này do cán bộ phòng tài chính kế toán phụ
trách chưa có một bộ phận chuyên trách đảm nhận đây cũng là hạn chế của công ty cần
phải giải quyết để có thể nắm chắc hơn về kết quả hoạt động hính doanh của mình .Nhìn
chung đội ngũ cán bộ của công ty giỏi về chuyên môn nghiệp vụ kế toán nắm vững đặc
điểm hoạt động kinh doanh của công ty ,hiểu rõ môi trường kinh tế vĩ mô cũng như
chính sách nhà nước ,các chính sách thuế biến động kinh tế trong và ngoài nước. Song
việc phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh chưa được quan tâm đúng mức nên
việc phân tích còn hạn chế . Theo đó ,công tác bồi dưỡng nghiệp vụ phân tích kết quả
hoạt động sản xuất kinh doanh cho cán bộ đảm nhận công tấc này chưa được quan tâm
đúng mức. Đây cũng là vấn đề ảnh hưởng tới chất lượng phân tích .

Về nội dung và phương pháp phân tích
Nội dung phân tài chính tại công ty còn sơ sài, mới chỉ dựa trên một số các chỉ tiêu
tài chính như tỷ suất lợi nhuận / vốn kinh doanh, tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu,doanh
thu,lợi nhuận, thu nhập cán bộ công nhân viên. Như vậy mảng nội dung phân tích khái
quát hoạt động tài chính doanh nghiệp (phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn;
phân tích tình hình đảm bảo cho vốn hoạt động sản xuất kinh doanh ) đều bị bỏ ngỏ.
Các chỉ tiêu về khả năng thanh toán tức thời, khả năng thanh toán lãi vay chưa được tính
toán phân tích một cách cụ thể. Mặc dù, công ty hoạt động chủ yếu bằng vốn đi vay và
chiếm dụng vốn. Bên cạnh đó, các chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng VLĐ, sử dụng TSCĐ đến
mức nào cũng chưa được quan tâm .
Tuy nhiên, dựa trên một số mục trong thuyết minh báo cáo tài chính công ty cũng đã
lập các báo cáo chi tiết theo mẫu biểu của bộ tài chính và như vậy đã góp phần cung cấp
thêm được nhiều thông tin cho việc phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh.

Về phương pháp phân tích :
Phương pháp chủ yếu được công ty sử dụng trong phân tích kết quả hoạt động sản
xuất kinh doanh là phương pháp tỷ lệ. Ngoài ra, công ty cũng đã kết hợp với việc so sánh
SV Thực hiện: Lê Minh Thắng – MSSV: 10009713 Trang 9
Trường Đại học Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh GVHD: Nguyễn Ngọc Thức

các tỷ lệ tài chính qua một vài năm (thường là hai năm ).
Tóm lại, để công tácphân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh thực sự phát huy
vai trò trong quản trị tài chính doanh nghiệp trước mắt công ty cần phải đổi mới nhận
thức, tư duy về phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
2.2.2: Phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần
thương mại tổng hợp nông cống thông qua báo cáo tài chính.
Công việc này cung cấp cho chúng ta những thông tin tài chính trong kỳ là khả
quan hay không khả quan .
2.2.2.1: Phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn .
Nội dung phân tích này cho chúng ta biết trong một kỳ kinh doanh nguồn vốn tăng
(giảm )bao nhiêu ? Tình hình sử dụng vốn như thế nào ? những chỉ tiêu nào là chủ yếu
ảnh hưởng tới sự tăng (giảm )nguồn vốn và sử dụng vốn của công ty ? Từ đó, có các giải
pháp khai thác các nguồn vốn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của công ty. Để tiến
hành phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn của công ty trước hết ta lập phân tích
diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn.
2.2.2.2: Phân tích khả năng thanh toán
Bên cạnh việc sử dụng và huy động vốn khả năng tự đảm bảo về mặt tài chính, khả
năng thanh toán cũng cho thấy một cách khái quát về kết quả hoạt động hính doanh công
ty .

SV Thực hiện: Lê Minh Thắng – MSSV: 10009713 Trang 10
Trường Đại học Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh GVHD: Nguyễn Ngọc Thức
Bảng số 2.3 : Bảng phân tích khả năng thanh toán
Đơn vị:tỷ đồng
Chỉ tiêu 2011 2012
Chênh lệch
2011/2012
Lượng %
Nguồn vốn chủ sở hữu 127,14 156,42 29,28 123,02
2.Tổng số nguồn vốn(TS) 665,68 438,12 -227,56 65,81

3.Tổng số TSLĐ 562,24 339,83 -222,41 60,44
4.Tổng số nợ ngắn hạn 535,99 279,24 -256,75 52
5.Tổng số nợ dài hạn 2,55 2,46 - 0,09 96,47
6.Tổng số vốn bằng tiền 21,2 42,23 21,03 199,1
7.Tỷ suất tài trợ (1/2) 0,19 0,357 0,167
8.Tỷ suất thanh toán nợ hiện hành(3/4) 1,048 1,216 0,168
9.Tỷ suất vốn bằng tiền trong TSLĐ (5/3) 0,037 0,124 0,087
10.Tỷ suất thanh toán tức thời 0,0395 0,151 0,0095
11.Hệ só thanh toán tổng quát(2/(4+5). 1,236 1,555 0,319
2.2.2.3: Phân tích tình hình bảo đảm nguồn vốn cho quá trình sản xuất kinh doanh
+Phân tích tình hình vốn lưu động thường xuyên
Đối với một doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường, việc đánh giá tình hình đảm
bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh có ý nghĩa thực sự to lớn. Nó giúp doanh nghiệp
xem xét rủi ro tài chính hiện tại và xu hướng biến động trong tương la1: Công ty Xăng
dầu tuy có sự bảo trợ vốn của nhà nước ban đầu, trên cơ sở đó phải bảo toàn và phát triển
nguồn vốn được giao, làm ăn sao có hiệu quả. Vì vậy, với số vốn được giao, công ty
không ngừng đẩy mạnh sản xuất kinh doanh đầu tư đem lại lợi nhuận tối đa. Do đó, để
đạt được hiệu quả cao hơn nữa công ty cần phải chú trọng việc phân tích tình hình bảo
đảm nguồn vốn sao cho có cái nhìn toàn diện hơn.
Khi tiến hành sản xuất kinh doanh công ty có TSCĐ và TSLĐ. Để hình thành hai loại
tài sản này có nguồn vốn tài trợ tương ứng bao gồm nguồn vốn ngắn hạn và dài hạn .
Chênh lệch giữa nguồn vốn ngắn hạn với TSCĐ và giữa nguồn vốn ngắn hạn với TSLĐ
được gọi là vốn lưu động thường xuyên .
+VLĐ thường xuyên =Nguồn vốn dài hạn - TSCĐ hoặc
= Nguồn vốn ngắn hạn - TSLĐ
Ta xem xét chỉ tiêu qua bảng :
Bảng số 2.4: Bảng phân tích tình hình VLĐ thường xuyên
đơn vị: tỷ đồng
SV Thực hiện: Lê Minh Thắng – MSSV: 10009713 Trang 11
Trường Đại học Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh GVHD: Nguyễn Ngọc Thức

Chỉ tiêu 2010 2011 2012
2011/2010 2012/2011
Lượng % Lượng %
1.Nguồn vốn
chủ sở hữu
127,14 156,42 216,92 29,28 123,02 60,50 138,67
2.Nợ dài hạn 2,55 2,46 2,1 - 0,09 96,47 -0,36 85,36
3. TSCĐ 94,97 95,08 111,45 0,11 100,10 16,37 117,21
4.VLĐ thường
xuyên
34,72 63,8 107,57 29,08 183,75 43,77 168,60

+ Phân tích nhu cầu vốn lưu động thường xuyên.
- Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên là lượng vốn ngắn hạn công ty cần để tài
trợ cho một phần TSLĐ. Đó là hàng tồn kho và các khoản phải thu.
Nhu cầu VLĐ thường xuyên = Tồn kho và các khoản phải thu - Nợ ngắn hạn
Bảng số 2.5: Bảng phân tích nhu cầu VLĐ thường xuyên
Đơn vị:tỷ đồng
Chỉ tiêu 2010 2011 2012
2011/2010 2012/2011
Lượng % Lượng %
1.Hàng tồn kho 185,51 258,98 241,41 - 26,53 85,69 82,43 151,84
2. Các khoản phải
thu
352,54 135,86 280,22 - 216,68 38,53 144,36 206,25
3.Nợ ngắn hạn 535,99 279,24 434,81 -256,75 52,69 155,57 155,70
4. Nhu cầu vốn lưu
động thường xuyên
2,06 15,60 86,82 13,54 757,28 71,22 556,53
+ Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên của ba năm đều > 0 nghĩa là nguồn vốn ngắn

hạn từ bên ngoài không đủ tài trợ các sử dụng ngắn hạn mà cần phải bổ xung. Với chỉ
tiêu VLĐ > 0 và nhu cầu VLĐ >0 qua bảng ta thấy vốn bằng tiền qua ba năm đều đạt
mức dương.
Bảng số 2.6: Bảng vốn bằng tiền
Đơn vị:Tỷ đồng
Chỉ tiêu
2011 2012
1.Vốn lưu động thường xuyên 34,72 63,80
2. Nhu cầu VLĐ thường xuyên 2,06 15,60
Vốn bằng tiền
32,66 48,20
SV Thực hiện: Lê Minh Thắng – MSSV: 10009713 Trang 12
Trường Đại học Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh GVHD: Nguyễn Ngọc Thức
2.2.2.4: Phân tích mối quan hệ và tình hình biến động của các khoản mục trong bảng
cân đối kế toán.
+Phân tích mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn.
-Với bảng cân đối kế toán của công ty ta thấy mối quan hệ giưa tài sản và nguồn
vốn được thể hiện qua cân đối giữa nguồn vốn chủ sở hữa vốn vay với tài sản hiện có tức
là:
B. Nguồn vốn +A. Nguồn vốn [I(1) + II ] =A.Tài sản [I +III + IV(2) +V]
+B.Tài sản [I+II]
- Qua bảng trên ta thấy nguồn vốn chủ sở hữu và vốn vay huy động không đủ
trang trải các loại tài sản cho hoạt động cơ bản .Đây cũng là số vốn mà công ty đi chiếm
dụng .
+ Xét cân đối :
[A.II,IV(1)] Tài sản - [A.I(2,3, 6,III].Nguồn vốn (b)
- Chênh lệch giữa tài sản phải thu và công nợ phải trả đúng bằng số vốn mà công ty đi
chiếm dụng.
♦- Để có thể rõ thêm về thực trạng tài chính của công ty ta cần phải phân tích cơ cấu
tài sản, nguồn hình thành tài sản. Từ đó, xem xét biến động cụ thể của tài nguồn vốn

trong BCĐKT.
+Phân tích cơ cấu tài sản và nguồn vốn của công ty.
Phân tích cơ cấu tài sản
+Từ bảng cân đối ta có thể lập bảng phân tích cơ cấu tài sản như sau:
Như trên đã phân tích tài sản của công ty bao gồm hai bộ phận TSLĐ và TSCĐ. Do điều
kiện trong những năm gần đây kinh doanh trong sự bất thường của giá cả Xăng dầu thế
giới, dưới sự chỉ đạo của Tổng công ty để bình ổn giá cả nên đã áp đặt giá trần theo quy
định của nhà nước do vậy mà lượng TSLĐ tăng giảm không ổn định rõ rệt nhất. Tuy
nhiên, để có cái nhìn sâu sắc hơn ta cũng cần xem xét đến TSCĐ.
+ Về tài sản lưu động: Hằng năm, TSLĐ của doanh nghiệp luôn đạt ở mức cao bởi
khác với các doanh nghiệp công nghiệp sản xuất tỷ trọng của TSLĐ chiếm cao .
+ Phân tích cơ cấu nguồn vốn
Xem xét qua bảng phân tích cơ cấu nguồn vốn, ta thấy tổng nguồn vốn mà công ty
sử dụng và quản lý trong ba năm qua tăng giảm bất thường.
SV Thực hiện: Lê Minh Thắng – MSSV: 10009713 Trang 13
Trường Đại học Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh GVHD: Nguyễn Ngọc Thức
Nhìn chung, cơ cấu nguồn vốn của công ty là hợp lý. Nguồn vốn chủ sở hữu tuy thấp
hơn công nợ phải trả nhưng với đặc điểm là công ty kinh doanh nên việc chiếm dụng
được vốn để kinh doanh là rất tốt thể hiện sự năng động sáng tạo của toàn thể cán bộ
công nhân viên toàn công ty, và tình hình qua các năm cho thấy công ty ngày càng tự chủ
hơn về mặt tài chính và làm ăn có hiệu quả cao.
2.2.3: Phân tích hiệu quả kinh doanh .
Bất kỳ một doanh nghiệp nào khi tiến hành sản xuất kinh doanh cũng đều mong
muốn đạt kết quả cao nhất với chi phí thấp nhất. Chính vì vậy, việc sử dụng các yếu tố
của quá trình sản xuất kinh doanh là vấn đề phức tạp được công ty rất quan tâm. Để đánh
giá chính xác, có cơ sở khoa học hiệu quả kinh doanh của công ty phải dựa vào hệ thống
các chỉ tiêu phù hợp sau:
+ Phân tích các chỉ tiêu trong báo cáo kết quả kinh doanh.
Việc phân tích báo cáo kết quả kinh doanh của công ty cho phép đánh giá các mặt
hoạt động của công ty trên các chỉ tiêu doanh thu chi phí, lợi nhuận.

Từ bảng số liệu trên cho thấy, tổng doanh thu và doanh thu thuần đều có xu hướng
gia tăng.
+ Về giá vốn hàng bán năm tốc độ tăng giá vốn hàng bán lần lượt là: 103,36%;
102,09% và tốc độ tăng lợi nhuận gộp là :114,32% ;102,9%. Điều đó cho thấy đây là xu
hướng không tốt mặc dù tốc độ tăng lợi nhuận của năm 2001 là khá cao 114,32% so với
tốc độ tăng giá vốn 103,36% và tốc độ tăng doanh thu là 100,86% .Công ty cần có biện
pháp tích cực hơn để duy trì tốc độ tăng lợi nhuận gộp như năm 2001 và nâng cao hơn
nữa việc quản lý chi phí.
+ Về chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp công ty cần có biện pháp chính sách
hợp lý để tiết kiện hơn.
Để có cái nhìn tổng quát hơn ta đi tính các tỷ số để thấy được sự biến động của các
chỉ tiêu trong báo cáo kết quả kinh doanh.
Nhìn chung, công ty là đơn vị kinh doanh có hiệu quả mặc dù có nhiều biến động
bởi giá cả thế giới lên xuống thất thường nhưng lợi nhuận sau thuế luôn dương.
+Phân tích hiệu quả sử dụng TSCĐ
Hiệu quả sử dụng TSCĐ phản ánh hiệu quả sử dụng máy móc thiết bị nhà xưởng
phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và nó được tính toán bằng
SV Thực hiện: Lê Minh Thắng – MSSV: 10009713 Trang 14
Trường Đại học Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh GVHD: Nguyễn Ngọc Thức
các chỉ tiêu: Sức sản xuất của TSCĐ, sức sinh lời của TSCĐ.
Về sức sản xuất của TSCĐ có xu hướng năm sau giảm so với năm trước nhưng
xét về chất lượng và quy mô thì sức sản xuất của TSCĐ là rất cao cụ thể: Năm 2011 cứ
một đồng nguyên giá TSCĐ bình quân đem lại 19,33 đồng doanh thu năm 2012 là 18,03 .
Chứng tỏ việc đầu tư vào TSCĐ đem lại cho công ty hiệu quả rất cao, công ty cần phát
huy.
Về sức sinh lời của TSCĐ năm 2011 đạt 0,598 tức là 1 đồng nguyên giá TSCĐ
bình quân đem lại 0,598 đồng lợi nhuận. Có thể nói chỉ tiêu này của công ty khá cao bởi
lẽ trang thiết bị và cơ sở vật chất của công ty khá hiện đại đáp ứng tốt với thị trường
trong quá trình sản xuất kinh doanh .
+ Phân tích hiệu quả sử dụng TSLĐ

Để đánh giá hiệu quả chung về sử dụng TSLĐ của công ty ta dùng chỉ tiêu sưc sản
suất, sức sinh lời của TSLĐ.
Qua bảng trên ta thấy sức sản xuất của TSLĐ qua ba năm đều tăng lên và đạt hiệu
quả khá cao, tuy nhiên sức sinh lời TSLĐ còn chưa được cao là do tốc độ tăng doanh thu
và tăng lãi gộp lớn hơn tốc độ TSLĐ bình quân. Cụ thể:
-Về sức sản xuất của TSLĐ.
Năm 2010 và 2011 tốc độ tăng doanh thu đạt 100,86% 100,12% lớn hơn tốc độ tăng
TSLĐ bình quân đạt 100,26% và 97,2%.
-Về sức sinh lời của TSLĐ. Năm 2010, 2011 tốc độ tăng lợi nhuận gộp đạt 105,08%
năm 2011 lớn hơn tốc độ tăng TSLĐ bình quân, xét về lợi nhuận có thể nói tuy TSLĐ có
tăng, giảm song lợi nhuận của công ty vẫn tăng lên chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn của
công ty là khá tốt.
- Phân tích luân chuyển của VLĐ
Trong quá trình sản xuất kinh doanh vốn lưu động vận động không ngừng, thường
xuyên qua các giai đoạn. Chính vì vậy, đẩy nhanh tốc độ luân chuyển của VLĐ sẽ góp
phần giải quyết nhu cầu cho doanh nghiệp, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Xác
định tốc độ luân chuyển VLĐ của công ty ta dựa vào một số chỉ tiêu: Hệ số luân chuyển,
thời gian của một vòng luân chuyển, hệ số đảm nhiệm VLĐ.
Phải nói thêm rằng, vốn lưu động có rất nhiều cách phân loại khác nhau để quản lý
sử dụng vốn có hiệu quả. Riêng đối với công ty , VLĐ là số vốn thuộc quyền sở hữu của
SV Thực hiện: Lê Minh Thắng – MSSV: 10009713 Trang 15
Trường Đại học Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh GVHD: Nguyễn Ngọc Thức
công ty và vốn này được Tổng công ty cấp cho phần lớn bằng cách thanh toán chậm tiền
hàng. Có thể nói với tỷ trọng VLĐ khá lớn trong tổng số vốn là một điều rất thuận lợi cho
việc kinh doanh của công ty Số vòng quay VLĐ của công ty chứng tỏ hiệu quả sử dụng
vốn tăng lên bởi cùng một mức VLĐ nhưng năm 2011 quay được 14,89 vòng vốn, năm
2012 là 15,02 vòng . Điều này cũng có nghĩa là cứ đầu tư bình quân một đồng VLĐ trong
kỳ sẽ tạo ra lần lượt 14,89; 15,02; đồng doanh thu thuần.
- Thời gian của một vòng luân chuyển :Phản ánh trung bình một vòng quay năm
2011 hết 24,17 ngày con số này giảm xuống còn 23,96 ngày năm 2012 . Thời gian một

vòng luân chuyển giảm là điều kiện thuận lợi cho việc sử dụng sử dụng VLĐ đạt hiệu
quả cao).
+.Phân tích khả năng sinh lời của vốn
Một trong những nội dung phân tich được các nhà đầu tư, các nhà tín dụng đặc biệt quan
tâm là hiệu quả sử dụng vốn dưới góc độ sinh lờ1: Để đánh giá
khả năng sinh lời của vốn ta tính và so sánh chỉ tiêu hệ số doanh lợi vốn chủ sở hữu.

SV Thực hiện: Lê Minh Thắng – MSSV: 10009713 Trang 16
Trường Đại học Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh GVHD: Nguyễn Ngọc Thức
Bảng số 2.7: Bảng tính doanh lợi vốn chủ sở hữu
đơn vị:tỷ đồng.
Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2011/2010 2012/2011
Lượng % Lượng %
1.Lợi nhuận trước
thuế
7,611 9,240 7,174 1,629 121,40 2,066 77,6
2.Doanh thu thuần 3.959,126 3.993,386 4.078,144 34,260 100,86 84,758 102,12
3.Vốn chủ sở hữu 127,140 156,420 216,92 29,280 123,02 60,50 138,67
4.Tổng tài sản 665,680 438,120 653,830 -227,560 65,81 215,710 149,23
5.Hệ số sinh lời
tài sản(1/4)
0,01143 0,02109 0,01090 0,00966 184,51 -0,01019 51,68
6.Hệ số quay vòng
VCSH (Vc =2/3)
31,140 25,530 18,80 -5,610 -6,73
7.Hệ số doanh lợi
DTT(Dd =1/2)
0,0019 0,0023 0,0017 0,0004 -0,0006
8.Hệ số doanh lợi
VCSH(Dc =1/3)

0,05986 0,05907 0,033072 -0,00079 -0,02599
2.3: MỘT SỐ NHẬN XÉT VỀ BÁO CÁO TÀI CHÍNH, KẾT QUẢ HOẠT
ĐỘNG HÍNH DOANH TẠI CÔNG TY.
Nhìn chung, hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty là khá khả quan. Mặc dù
công ty luôn gặp khó khăn về chủ quan cũng như khách quan nhưng kết quả mà công ty
đạt được là rất đáng khâm phục.
2.3.1: Về công tác lập báo cáo tài chính
Hằng năm, các báo cáo tài chính của công ty đều lập đúng thời hạn . Đây cũng là
cơ sở để công ty lập báo cáo quyết toán tài chính giúp cho quá trình quản lý cũng như
quá trình phân tích được thuận lợ1: Hơn nữa, với đội ngũ nhân viên kế toán dày dạn kinh
nghiệm, luôn trau dồi kiến thức chuyên môn nghiệp vụ là yếu tố qaun trọng hàng đầu để
việc lập báo cáo taì chính nhanh và chính xác. Việc công ty cập nhật số liệu trên mạng vi
tính đã giúp giảm nhẹ rất nhiều trong quá trình xử lý dữ liệu, nhất là khi quá trính kinh
doanh của công ty đòi hỏi phải luôn cần cập nhật phục vụ nhanh chóng cho việc ra quyết
định.
SV Thực hiện: Lê Minh Thắng – MSSV: 10009713 Trang 17
Trường Đại học Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh GVHD: Nguyễn Ngọc Thức
2.3.2: Về công tác quản lý tài chính
-Dưới sự chỉ đạo của Tổng công ty ngay từ đầu năm công ty đã chỉ đạo các đơn vị
tổ chức tốt công tác điều động, có phương bơm chuyển hàng hoá hợp lý đồng thời đa
dạng hoá các phương thức bán hàng, tăng cường giữ vững thị trường, thực hiện tiết kiệm
chi phí góp phần tăng lợi nhuận. Ngoài ra, công ty còn chỉ đạo thực hiện cơ chế khoán
chi phí với các khoản chi có thể khoán được, nhất là hao hụt.
Công ty luôn tổ chức sắp xếp lại các vị trí, chức năng sao cho bộ máy được gọn
nhẹ,có hiệu quả nhất.
Hằng năm, công ty luôn đầu tư thêm trang thiết bị cho hoạt động kinh doanh của
mình bằng công nghệ hiện đạ1:
- Quản lý và sử dụng vốn của công ty là khá hiệu quả thể hiện lợi nhuận của các
năm đếu đạt ở mức cao. Có được kết quả như vậy chính là nhờ vào sự nỗ lực không
ngừng của công ty tạo được niềm tin đối với bạn hàng và sự giao phó của Tổng công ty.

- Quản lý công nợ cũng từng quan tâm ðúng mức, tích cực thu hồi công nợ cũ, không
có nợ khó ðòi phát sinh, luôn tận dụng mọi nguồn vốn nhàn rỗi để phục vụ cho kinh
doanh.
Trên đây là sự cố gắng của công ty trong công tác kinh doanh.Vì vậy, công ty luôn
đứng vững trong điều kiện cạnh tranh gay gắt (với các công ty trực thuộc cũng như các
công ty nhập khẩu khác ) và có lợi nhuận đạt mức dương.
• Cụ thể kết quả hoạt động hính doanh của công ty có các mặt mạnh sau :-Nguồn vốn
và sử dụng vốn của công ty qua hai năm 2011, 2012, đều tăng ; Xét về mục tiêu tăng
trưởng thì đây là kết quả tốt bởi quy mô sản xuất kinh doanh được mở rộng không ngừng,
ngày nay sự gia tăng nguồn vốn là một trong những điều kiện thuận lợi giúp công ty có
thể đứng vững trên thị trường đồng thời tận dụng được các thời cơ trong kinh doanh.
-Về tình hình bảo đảm nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong những
năm qua VLĐ thường xuyên của công ty > 0 cho thấy khả năng thanh toán các khoản nợ
ngắn hạn và TCSĐ của công ty đều được tài trợ một cách vững chắc bằng nguồn vốn dài
hạn. Từ đó, công ty luôn có một lượng vốn bằng tiền > 0 .
Với đặc điểm là công ty tiếp nhận và kinh doanh hàng hoá. Xuất phát từ đặc điểm này
mà kết cấu nguồn vốn và tài sản của công ty có đặc điểm tỷ trọng: TSLĐ chiếm phần lớn
là hợp lý hay TSLĐ > TSLĐ và trong nguồn vốn: - Nguồn vốn chủ sở hữu luôn chiếm tỷ
SV Thực hiện: Lê Minh Thắng – MSSV: 10009713 Trang 18
Trường Đại học Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh GVHD: Nguyễn Ngọc Thức
trọng nhỏ hơn công nợ phải trả. Chính vì điều này mà tài trợ đối với các hoạt động của
công ty mới được đảm bảo, công ty cũng luôn quan tâm và không ngừng nâng cao hiệu
quả sử dụng TSLĐ.
-Xét về khả năng thanh toán của công ty có nhiều thuận lợi bởi đặc điểm riêng của
nghành , vì tất cả nguồn hàng nhập vào được Tổng công ty bảo trợ về vốn, được phép
thanh toán chậm với Tổng công ty, ngoài ra công ty còn có thể huy động từ các nguồn
khác như vay ngân hàng, thanh toán chậm tiền hàng và trả lãi cho Tổng công ty. Nên việc
huy động vốn là tương đối dễ dàng, có khả năng đáp ứng các khoản nợ tới hạn.
Sức sinh lời, sức sản xuất của TSCĐ đạt ở mức khá cao cho thấy hiệu quả kinh doanh
tiến triển tốt. Hệ số sinh lời vốn chủ sở hữu tuy còn chưa ổn định theo tính toán nhưng có

thể nói hệ số sinh lời vốn chủ sở hữu là khả quan nhờ vậy mà thu nhập của công nhân
viên những năm qua đều tăng lên.
Bên cạnh những ưu điểm nêu trên kết quả hoạt động hính doanh của công ty còn
phải đối mặt những tồn tại cần khắc phục.
-Xét về diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn:Trong các năm qua thì việc công ty cung
cấp tín dụng cho khách hàng là rất lớn do đó gây nhiều khó khăn cho việc huy động và sử
dụng vốn mặt khác công ty còn bị khách hàng nợ đọng dây dưa kéo dà1: Điều này sẽ làm
cho công ty bị chiếm dụng vốn.
Hằng năm, ngoài vốn được huy động từ việc vay ngân hàng công ty còn đi chiếm dụng
vốn chiếm tỷ trọng lớn năm . Nếu tình trạng này kéo dài, lâu huặc vốn đi chiếm dụng
nhiều sẽ khiến tài chính công ty bị phụ thuộc thụ động.Mặt khác, vì điều kiện kinh doanh
bất thường nên các khoản phải thu, vòng quay các khoản phải thu tăng giảm không ổn
định, do đó để xác định vốn bị chiếm dụng của công ty tăng giảm là khó khăn.
SV Thực hiện: Lê Minh Thắng – MSSV: 10009713 Trang 19
Trường Đại học Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh GVHD: Nguyễn Ngọc Thức
CHƯƠNG 3: NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN BÁO
CÁO TÀI CHÍNH VÀ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG HÍNH DOANH
CỦA CÔNG TY
3.1: ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY TRONG THỜI GIAN
TỚI .
3.1.1: Những thuận lợi và khó khăn của công ty cổ phần thương mại tổng hợp
nông cống.
- Về khách quan :
Thị trường thế giới vẫn trong tình trạng diễn biến bất thường, lên hay xuống phụ
thuộc vào thái độ. Khó khăn về giá mua nội bộ: Khi giao giá thì giá nhập cao, nhưng giữa
kỳ thì giá giá nhập đã giảm, như vậy các đầu mối khác dễ dàng cạnh tranh bán hàng vào
địa bàn bán hàng thông qua các đầu mối tiêu thụ lớn như thông qua Tổng đại lý và Đại
lý.
-Bán tái xuất, vẫn bị ảnh hưởng bởi hình thức chuyển khẩu có ưu thế hơn về giá. Như
vậy, thị trường tái xuất vẫn bị chia nhỏ và luôn diễn ra sự cạnh tranh có lợi thế của hình

thức chuyển khẩu .Mặt khác thị trường bán tái xuất là khó dự đoán, khi thế giới luôn luôn
biến động. Do vậy, khả năng bán tái xuất có thể sẽ khó khăn hơn
-Về chủ quan : Quy mô kinh doanh của các doanh nghiệp khác được nhà nước
cho phép nhập và kinh doanh các mặt hàng ngày càng mở rộng, tạo sức ép cạnh tranh
ngày càng mạnh hơn trên tất cả các vùng, ở tất cả các mặt hàng; mặt khác thị trường luôn
biến động theo hướng bất lợi, Tổng công ty giao cho công ty có trách nhiệm tích luỹ
nguồn lực ở các thời kỳ để Ngành tự bù đắp lỗ lãi giữa các giai đoạn; trong khi đó khả
năng tiết giảm chi phí có hạn, đây là khó khăn trong quyết định giá hợp lý để tăng khả
năng cạnh tranh bán hàng và có được lợi nhuận hợp lý.
3.1.2: Những định hướng của công ty .
Tiếp tục giữ thị phần kinh doanh ,mở rộng thị trường và khách hàng ra ngoài địa
bàn khi có điều kiện và thời cơ, thúc đẩy sản lượng bán ra, nhưng phải trên cơ sở gắn với
hiệu quả kinh doanh (đảm bảo lợi nhuận hợp lý) và an toàn về tài chính. Cùng với các
chính sách kinh doanh buôn bán,đại lý, khuyến khích việc đa dạng hoá các hình thức bán
SV Thực hiện: Lê Minh Thắng – MSSV: 10009713 Trang 20
Trường Đại học Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh GVHD: Nguyễn Ngọc Thức
hàng.Trên cơ sở tính toán tiết giảm được chi phí và đã tích luỹ được nguồn lực, thì các
khách hàng tiêu thụ lớn và khách hàng truyền thống, khách hàng trả tiền trước thì có thể
được hưởng ưu đãi hơn về giá.
- Về bán lẻ thực hiện tốt văn minh thương nghiệp, dịch vụ sau bán hàng, luôn giữ
uy tín bằng việc đảm đủ số và chất lượng, tiếp thị thu hút khách hàng, nhằm mục tiêu
nâng cao sản lượng tại các cửa hàng bán lẻ. Thực hiện nghiêm chỉnh các quy định về
quản lý giá của Chính Phủ, Tổng công ty và Công ty.
Sau hơn một năm thực hiện cơ chế kinh doanh mới từ công ty đến các đơn vị đã có
thay đổi về tổ chức, quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm tạo ra sự phù hợp phát
triển. Tuy nhiên, còn có mặt hạn chế trong tổ chức quản lý và điều hành .Vì vậy, yêu cầu
từ các phòng nghiệp vụ công ty đến các đơn vị, phân tích đánh giá rút ra bài học kinh
nghiệm trong quá trình thực hiện, để có biện pháp chấn chỉnh khắc phục kịp thời, sản
xuất kinh doanh có hiệu quả.
- Trẻ hoá cán bộ từ cơ sở đến lãnh đạo Công ty tạo sức bật mớ1: Tăng cường kỹ sư

tự động hoá, tin học nhất là các kỹ sư giỏi có khả năng thiết kế mạng và cử nhân Luật
giỏi để bảo đảm cho mọi hoạt động của công ty đều diễn ra theo đúng luật định cũng như
thông lệ quốc tế.
- Rà soát bổ sung hoàn thiện các loại văn bản về công tác quản lý: Các quy chế nội
quy, quy phạm nhằm hạn chế đến mức cao nhất không để xảy ra các vi phạm nhất là các
vi phạm pháp luật.
-Triển khai thực hiện có hiệu quả các phương án phòng chống bão lụt, khôngđể xảy
ra mất an toàn về cháy nổ và thất thoát tài chính.
-Thực hiện nghiêm túc “quy chế dân chủ”,phong trào tự quản an ninh trật tự,
“Phong trào xây dựng đơn vị không ma tuý”.
-Phát động phong trào thi đua trong toàn thể cán bộ công nhân viên, nâng cao hiệu
quả sản xuất kinh doanh.
3.2: CÁC GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÁC BÁO CÁO TÀI CHÍNH
NÂNG CAO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG HÍNH DOANH CỦA CÔNG TY
3.2.1: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
Vốn hiệu quả sử dụng vốn, luôn là chỉ tiêu được các nhà quản trị quan tâm, việc
đảm bảo nhu cầu vốn thường xuyên cũng như việc tiết kiệm vốn đồng nghĩa với việc
SV Thực hiện: Lê Minh Thắng – MSSV: 10009713 Trang 21

×