Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

nghiên cứu mối tương quan giữa độ dày mỡ lưng với các chỉ tiêu sinh lý sinh dục và sức sản xuất của lợn nái ngoại nuôi tại một số trại chăn nuôi tập trung ở tỉnh thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (926.61 KB, 83 trang )

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
––––––––––––––––––––






ĐẶNG VĂN NGHIỆP






NGHIÊN CỨU MỐI TƢƠNG QUAN
GIỮA ĐỘ DÀY MỠ LƢNG VỚI CÁC CHỈ TIÊU SINH LÝ
SINH DỤC VÀ SỨC SẢN XUẤT CỦA LỢN NÁI NGOẠI
NUÔI TẠI MỘT SỐ TRẠI CHĂN NUÔI TẬP TRUNG
Ở TỈNH THÁI NGUYÊN


L
L
U
U



N
N


V
V
Ă
Ă
N
N


T
T
H
H


C
C


S
S




K

K
H
H
O
O
A
A


H
H


C
C


N
N
Ô
Ô
N
N
G
G


N
N
G

G
H
H
I
I


P
P










THÁI NGUYÊN - 2010
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
––––––––––––––––––––







ĐẶNG VĂN NGHIỆP





NGHIÊN CỨU MỐI TƢƠNG QUAN
GIỮA ĐỘ DÀY MỠ LƢNG VỚI CÁC CHỈ TIÊU SINH LÝ
SINH DỤC VÀ SỨC SẢN XUẤT CỦA LỢN NÁI NGOẠI
NUÔI TẠI MỘT SỐ TRẠI CHĂN NUÔI TẬP TRUNG
Ở TỈNH THÁI NGUYÊN


L
L
U
U


N
N


V
V
Ă
Ă
N

N


T
T
H
H


C
C


S
S




K
K
H
H
O
O
A
A


H

H


C
C


N
N
Ô
Ô
N
N
G
G


N
N
G
G
H
H
I
I


P
P




Chuyên ngành: Chăn nuôi
Mã số: 60.62.40

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: 1. TS. NGUYỄN ĐỨC HÙNG
2. PGS.TS. TRẦN VĂN PHÙNG




THÁI NGUYÊN - 2010
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả trong luận văn là trung thực và chƣa đƣợc công bố trong bất kỳ
công trình nào khác. Mọi sự giúp đỡ trong việc thực hiện đề tài đã đƣợc cám
ơn và các thông tin trích dẫn đều chỉ rõ nguồn gốc .


Tác giả


Đặng Văn Nghiệp
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên



Lời cảm ơn

Sau một thời gian tham gia học tập tại trƣờng, đồng thời tiến hành đề tài:
“Nghiên cứu mối tương quan giữa độ dày mỡ lưng với các chỉ tiêu sinh lý
sinh dục và sức sản xuất của lợn nái ngoại nuôi tại một số trại chăn nuôi
tập trung ở tỉnh Thái Nguyên”, đến nay tôi đã hoàn thành luận văn của mình.
Trong quá trình học tập và thực hiện đề tài, tôi đã đƣợc sự quan tâm
giúp đỡ nhiệt tình của nhà trƣờng, của Khoa sau đại học, Khoa Chăn nuôi Thú
y - trƣờng Đại học Nông Lâm cùng các thầy cô, các cơ quan, gia đình và bạn
bè đồng nghiệp.
Nhân dịp này tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc về sự giúp đỡ quý báu
đó đã giúp tôi hoàn thành chƣơng trình học tập thuận lợi. Đặc biệt, tôi xin cảm
ơn thầy giáo TS. Nguyễn Đức Hùng, Thầy giáo PGS.TS. Trần Văn Phùng đã tận
tình hƣớng dẫn, chỉ bảo giúp tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài để hoàn
thành bản luận văn này.
Một lần nữa tôi xin trân trọng bày tỏ lòng biết ơn và lời cảm ơn chân
thành tới Ban giám hiệu nhà trƣờng, Ban chủ nhiệm khoa Sau Đại học, Ban
chủ nhiệm khoa Chăn nuôi Thú y, thầy giáo hƣớng dẫn và toàn thể các thầy
cô giáo, bạn bè, gia đình giúp tôi hoàn thành bản luận văn này.

Thái Nguyên, tháng 6 năm 2010
Tác giả


Đặng Văn Nghiệp
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


MỤC LỤC


ĐẶT VẤN ĐỀ 0
Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI 3
1.1.1. Tính trạng số lƣợng và sự di truyền tính trạng số lƣợng 3
1.1.2. Các yếu tố ảnh hƣởng tới tính trạng số lƣợng 4
1.1.3. Hệ số di truyền một số tính trạng ở lợn (Heritability coeficient - h
2
) 7
1.1.4. Ƣu thế lai 8
1.1.5. Hoạt động sinh lý sinh dục của lợn cái 10
1.1.6. Các chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh sản của lợn nái 16
1.1.7. Các yếu tố ảnh hƣởng đến khả năng sinh sản của lợn nái 17
1.1.8. Mối quan hệ giữa thể trạng và khả năng sinh sản của lợn nái 27
1.1.9. Các nguyên nhân ảnh hƣởng tới thể trạng của lợn 28
1.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƢỚC 29
1.2.1. Tình hình nghiên cứu trong nƣớc 29
1.2.2. Tình hình nghiên cứu ở ngoài nƣớc 30
Chƣơng 2. ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU 33
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu 33
2.2. Địa điểm nghiên cứu 33
2.3. Nội dung nghiên cứu 33
2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu 33
2.4.1. Phƣơng pháp nghiên cứu cơ cấu đàn lợn nái của các cơ sở chăn nuôi 33
2.4.2. Phƣơng pháp xác định độ dày mỡ lƣng của lợn 33
2.4.3. Các chỉ tiêu theo dõi và phƣơng pháp theo dõi các chỉ tiêu về
sinh lý sinh dục và khả năng sinh sản của lợn nái 36
2.4.4. Phƣơng pháp xử lý số liệu 38
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên



Chƣơng 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 39
3.1. Cơ cấu đàn nái nuôi tại trại chăn nuôi Hùng Chi và Trung tâm chăn
nuôi Thắng Lợi 39
3.2. Kết quả theo dõi độ dày mỡ lƣng của đàn nái sinh sản 41
3.3. Kết quả đo độ dày mỡ lƣng của lợn nái sinh sản theo lứa đẻ 44
3.4. Ảnh hƣởng của độ dầy mỡ lƣng đến hoạt động sinh lý sinh dục của
lợn nái sinh sản 47
3.4.1. Ảnh hƣởng của độ dày mỡ lƣng đến thời gian động dục trở lại
sau đẻ của lợn nái 47
3.4.2. Ảnh hƣởng của độ dày mỡ lƣng tới tỷ lệ phối giống thụ thai của
lợn nái 49
3.5. Ảnh hƣởng của độ dày mỡ lƣng đến khả năng sản xuất của lợn nái
sinh sản 51
3.5.1. Ảnh hƣởng của độ dày mỡ lƣng đến số lợn con 51
3.5.2. Ảnh hƣởng của độ dày mỡ lƣng đến khối lƣợng lợn con 53
3.6. Tƣơng quan giữa độ dày mỡ lƣng và một số chỉ tiêu sinh lý sinh dục
của lợn nái 55
3.7. Tƣơng quan giữa độ dày mỡ lƣng và số lƣợng lợn con đẻ ra/lứa của
lợn nái sinh sản 58
3.8. Mối tƣơng quan giữa độ dày mỡ lƣng và các chỉ tiêu về khối lƣợng
lợn con 60
3.9. Kết quả theo dõi nguyên nhân ảnh hƣởng đến độ dày mỡ lƣng lợn
nái hậu bị và nái sinh sản 61
3.10. Giải pháp để cải thiện khả năng sản xuất của lợn nái trong các cơ sở
chăn nuôi tập trung tại Thái Nguyên 62
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


3.10.1. Ảnh hƣởng của việc can thiệp bằng chế độ dinh dƣỡng đến độ

dày mỡ lƣngcủa đàn nái 63
3.10.2. Ảnh hƣởng của việc can thiệp bằng chế độ dinh dƣỡng đến
sinh lý sinh dục của lợn nái 65
3.10.3. Ảnh hƣởng của việc can thiệp bằng chế độ dinh dƣỡng đến số
con đẻ ra/lứa 66
3.10.4. Ảnh hƣởng của việc can thiệp bằng chế độ dinh dƣỡng đến
khối lƣợng lợn con của nái gày và béo 67
Chƣơng 4. KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ ĐỀ NGHỊ 69
4.1. Kết luận 69
4.2. Tồn tại 70
4.3. Đề nghị 70
TÀI LIỆU THAM KHẢO 71
I. Tài liệu tiếng Việt 71
II. Tài liệu tiếng Anh 73
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BẢNG

Sơ đồ 1.1. Cơ chế điều hoà hoạt động sinh dục ở lợn cái dƣới sự điều tiết
của thần kinh thể dịch (Schmitten và CS, 1989) [41] 12
Bảng 3.1. Cơ cấu đàn nái của các cơ sở chăn nuôi 40
Bảng 3.2. Độ dày mỡ lƣng của lợn nái sinh sản 42
Bảng 3.3. Độ dày mỡ lƣng của lợn nái sinh sản theo lứa đẻ 45
Bảng 3.4. Ảnh hƣởng của độ dày mỡ lƣng đến thời gian động dục của
lợn nái 47
Bảng 3.5. Ảnh hƣởng của độ dày mỡ lƣng tới kết quả phối giống và
loại thải của lợn nái 50
Bảng 3.6. Ảnh hƣởng của độ dày mỡ lƣng đến số lợn con/lứa 51
Bảng 3.7. Ảnh hƣởng của độ dày mỡ lƣng đến khối lƣợng lợn con 54

Bảng 3.8. Mối tƣơng quan giữa độ dày mỡ lƣng và một số chỉ tiêu sinh
lý sinh dục của lợn nái hậu bị 56
Bảng 3.9. Mối tƣơng quan giữa độ dày mỡ lƣng và một số chỉ tiêu sản
xuất của lợn nái 58
Bảng 3.10. Tƣơng quan giữa độ dày mỡ lƣng lợn mẹ và khối lƣợng lợn con 60
Bảng 3.11. Ảnh hƣởng của can thiệp bằng dinh dƣỡng đến độ dày mỡ lƣng 64
Bảng 3.12. Một số chỉ tiêu sinh lý sinh dục của các nhóm lợn nái đƣợc
can thiệp bằng chế độ dinh dƣỡng 65
Bảng 3.13. Số lƣợng lợn con/lứa của các nhóm lợn nái đƣợc can thiệp
bằng chế độ dinh dƣỡng 66
Bảng 3.14. Khối lƣợng lợn con của các nhóm lợn nái đƣợc can thiệp
bằng chế độ dinh dƣỡng 67


1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Đã từ lâu, chăn nuôi là ngành cung cấp thực phẩm chủ yếu phục vụ đời
sống con ngƣời. Cùng với nhu cầu thực phẩm của con ngƣời ngày càng cao,
chăn nuôi cũng đạt nhiều thành tựu nhằm đáp ứng nhu cầu đó. Trong ngành
chăn nuôi, nghề nuôi lợn chiếm vị trí rất quan trọng. Theo thống kê của FAO
(2008), tổng sản lƣợng thịt trên toàn thế giới là 232,1 triệu tấn, trong đó thịt
lợn là 103 triệu tấn, chiếm gần 44%; thịt bò là 52,9 triệu tấn, chiếm 22,79%,
thịt gà là 48,6 triệu tấn, chiếm 20,93%. Ở nƣớc ta, nghề chăn nuôi lợn đã có
từ lâu đời, ngày càng phát triển, và đạt đƣợc nhiều thành tựu quan trọng trên
hầu hết các lĩnh vực nhƣ: chọn tạo giống, dinh dƣỡng, kỹ thuật chăn nuôi, quy
trình vệ sinh và thú y… Do vậy, năng suất và chất lƣợng sản phẩm chăn nuôi
lợn không ngừng đƣợc nâng cao. Số lƣợng đầu lợn tăng với tốc độ ngày càng
nhanh. Theo số liệu của Cục thống kê (năm 2007), tổng đàn lợn ở Việt Nam
năm 2005 đạt 27,434 triệu con, năm 2006 đạt 26,85 triệu con, đã sớm đạt và
vƣợt mục tiêu phấn đấu đến năm 2010 đạt 25 triệu con.

Nâng cao năng suất, chất lƣợng và hiệu quả chăn nuôi luôn là nhu cầu
của các nhà sản xuất và cũng là đòi hỏi của nhà nƣớc với các nhà khoa học.
Nhằm thực hiện mục tiêu nâng cao chất lƣợng đàn lợn và nạc hoá đàn lợn
cũng nhƣ chuyển sang hƣớng chăn nuôi tập trung, Đảng và Nhà nƣớc ta đã có
nhiều dự án, chƣơng trình nhằm cải tạo đàn lợn, tăng dần tỷ lệ đàn nái ngoại
và nái lai trong cơ cấu đàn nhằm đáp ứng nhu cầu sản phẩm có chất lƣợng cao
ở trong nƣớc cũng nhƣ xuất khẩu.
Cùng với xu thế của cả nƣớc, tỉnh Thái Nguyên đã thực hiện các dự án
nạc hoá đàn lợn, đƣa nái ngoại vào chăn nuôi ở các nông hộ từ những năm 90
của thế kỷ XX. Đến nay, đã có rất nhiều cơ sở chăn nuôi lợn nái ngoại quy mô từ
50 - 100 - 150 nái/trại. Đây thực sự là một bƣớc tiến mới trong chăn nuôi lợn của
tỉnh, góp phần cung cấp thực phẩm với tỷ lệ nạc cao cho ngƣời tiêu dùng.

2
Hiệu quả chăn nuôi lợn nái phụ thuộc rất nhiều vào các chỉ tiêu kinh tế
kỹ thuật nhƣ: tỷ lệ phối giống, số con đẻ ra trên lứa, số con cai sữa trên lứa,
trọng lƣợng sơ sinh toàn ổ, khối lƣợng cai sữa toàn ổ
Tuy nhiên, hiện nay tại rất nhiều cơ sở chăn nuôi, khả năng sinh sản
của đàn nái có xu hƣớng giảm, mà một trong các nguyên nhân là do việc
chăm sóc nuôi dƣỡng chƣa hợp lý, đàn lợn nái thƣờng bị béo sớm, có hiện
tƣợng chậm động dục, tỷ lệ phối giống đạt yêu cầu thấp, đẻ ít con, phải loại
thải sớm, tỷ lệ viêm nhiễm đƣờng sinh dục nhiều do quá béo … Điều đó đã và
đang ảnh hƣởng không nhỏ đến hiệu quả chăn nuôi của các trang trại.
Vì vậy, nghiên cứu yếu tố thể trạng ảnh hƣởng đến khả năng sinh sản
của đàn lợn nái ngoại là rất cần thiết. Thông qua việc nghiên cứu yếu tố thể
trạng có thể đề xuất các biện pháp nuôi dƣỡng thích hợp nhằm cải thiện thể
trạng góp phần nâng cao khả năng sinh sản của lợn nái.
Từ những lý do đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu
mối tương quan giữa độ dày mỡ lưng với các chỉ tiêu sinh lý sinh dục và
sức sản xuất của lợn nái ngoại nuôi tại một số trại chăn nuôi tập trung ở

tỉnh Thái Nguyên”.
MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
- Đánh giá ảnh hƣởng của độ dày mỡ lƣng tới khả năng sinh sản của
lợn nái ngoại nuôi tại tỉnh Thái Nguyên.
- Xác định mối tƣơng quan giữa độ dày mỡ lƣng với các chỉ tiêu sinh
sản của nái ngoại.
- Đề xuất các giải pháp chăm sóc nuôi dƣỡng hợp lý để nâng cao khả
năng sinh sản của đàn nái ngoại.
Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI
- Cung cấp cho các cơ sở chăn nuôi hiểu đầy đủ về mối tƣơng quan
giữa độ dày mỡ lƣng đến năng suất sinh sản của lợn nái.
- Góp phần cải thiện và nâng cao sức sinh sản của nái ngoại nuôi tại
địa phƣơng.
- Nghiên cứu mối tƣơng quan giữa độ dày mỡ lƣng và các chỉ tiêu sinh
sản của nái ngoại.

3
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI
1.1.1. Tính trạng số lƣợng và sự di truyền tính trạng số lƣợng
Tính trạng số lƣợng là những tính trạng mà sự sai khác giữa các cá thể
là sự sai khác nhau về mức độ hơn là sự sai khác về chủng loại. Tính trạng số
lƣợng còn đƣợc coi là tính trạng đo lƣờng vì sự nghiên cứu chúng phụ thuộc
vào đo lƣờng. Hầu hết những tính trạng có giá trị kinh tế của vật nuôi đều là
những tính trạng số lƣợng và phần lớn những sự thay đổi trong quá trình tiến
hoá của sinh vật cũng là sự thay đổi của các tính trạng số lƣợng.
Đề giải thích hiện tƣợng di truyền các tính trạng số lƣợng. Nilson và
Ehle (1908) (đƣợc Trần Đình Miên trích dẫn, 1975) [11] đã đƣa ra giả thuyết

đa gen với nội dung sau: Tính trạng số lƣợng chịu tác động của nhiều cặp gen.
Phƣơng thức di truyền của các cặp gen này tuân theo các quy luật cơ bản của
di truyền: phân li, tổ hợp, liên kết… Mỗi gen thƣờng có tác dụng một phần rất
nhỏ tới kiểu hình, nhƣng nhiều kiểu gen có giá trị cộng gộp lớn hơn. Tác dụng
của nhiều gen khác nhau trên cùng một tính trạng có thể là không cộng gộp
cũng có thể là cộng gộp.
Theo Nguyễn Văn Thiện (1995) [13], trƣớc hết là sự giống nhau giữa
các con vật thân thuộc (Relative); quan hệ thân thuộc càng gần, con vật càng
giống nhau. Đó là cơ sở di truyền của sự chọn lọc (Selection); thứ nữa là sự
suy thoái cận thân (Inbreeding depression) và hiện tƣợng ngƣợc lại về sức
sống của con lai (Heterosis). Đây là cơ sở của sự chọn phối để nhân thuần và
tạp giao.

4
1.1.2. Các yếu tố ảnh hƣởng tới tính trạng số lƣợng
Kiểu hình chịu tác động của kiểu gen và môi trƣờng. Giá trị đo lƣờng
đƣợc của tính trạng số lƣợng trên một cá thể gọi là kiểu hình của cá thể đó.
Các giá trị có liên quan với kiểu gen là giá trị cộng gộp và sai lệch môi
trƣờng. Giá trị kiểu hình của bất kỳ một tính trạng số lƣợng nào cũng đƣợc
biểu thị thông qua giá trị của kiểu gen và sai lệch môi trƣờng. Quan hệ trên
đƣợc biểu diễn nhƣ sau:
P = G + E
Trong đó: P: Giá trị kiểu hình (Phenotype Value)
G: Giá trị kiểu gen (Genotype Value)
E: Sai lệch môi trƣờng (Enviromental Value)
* Ảnh hưởng của kiểu gen
G = A + D + I
“A” (Additive Value) là giá trị cộng gộp của các gen, là thành phần
quan trọng nhất, cố định không thay đổi, có thể di truyền đƣợc và còn gọi là
giá trị giống của cá thể (Breeding Value), là cơ sở di truyền của việc chọn

giống. Chúng ta biết rằng, bố mẹ chỉ truyền cho con các gen của chúng chứ
không phải truyền đạt kiểu gen cho đời sau. Kiểu gen phải đƣợc sáng tạo mới
ở mỗi thế hệ. Giá trị gen truyền đạt từ bố mẹ cho đời con gọi là “hiệu ứng
trung bình” của các gen.
Hiệu ứng trung bình của một gen là sai lệch trung bình của cá thể so
với trung bình của quần thể mà nó đã nhận đƣợc gen đó từ một bố hoặc mẹ
nào đó, còn gen kia nhận đƣợc từ bố hoặc mẹ khác trong quần thể. Tổng các
hiệu ứng trung bình của các gen mà nó đang mang đƣợc gọi là giá trị cộng
gộp hoặc giá trị giống của cá thể.
Giá trị giống của cá thể có thể đƣợc biểu thị bằng đơn vị tuyệt đối,
nhƣng để tiện lợi chúng thƣờng để dƣới dạng sai lệch so với trung bình quần
thể và dùng chữ A để biểu thị. Giá trị giống là thành phần quan trọng của kiểu
gen, vì nó cố định và có thể di truyền đƣợc.

5
“D” (Dominance deviation) là sai lệch trội, là tác động giữa các cặp
alen ở trong cùng một locus. Khi xem xét một locus duy nhất, sự khác nhau
giữa giá trị kiểu gen G và giá trị gen A của một kiểu gen nào đó chính là sự
sai lệch trội (D), do đó:
G = A + D
Sai lệch trội đƣợc sản sinh từ các tác động qua lại giữa các cặp alen ở
trong cùng một locus, đặc biệt là các cặp alen dị hợp tử. Nếu không có tính
trội thì giá trị kiểu gen và giá trị cộng gộp là trùng hợp với nhau.
Có thể hình dung sai lệch trội của các cặp gen nhƣ sau: Giả sử locus A
có cặp gen tƣơng ứng là A
1
và A
2
với hiệu ứng trung bình của các gen là a
1


a
2
thì tác dụng của các gen A
1
và A
2
tới cá thể là:
G = a
1
+ a
2
+ d
Trong đó, d là giá trị của sai lệch trội; có nghĩa là G = A + D.
“I” (Interaction deviation) là sai lệch tƣơng tác hoặc sai lệch át gen của
các cặp gen không cùng alen. Khi kiểu gen do từ 2 locus trở lên cấu thành, giá
trị kiểu gen có thể thêm một sai khác do sự tƣơng tác giữa các gen thuộc locus
khác nhau.
Gọi: G
A
là giá trị kiểu gen của một cá thể thuộc locus A; G
B
là giá trị
kiểu gen của một cá thể thuộc locus B; G là giá trị kiểu gen của 2 locus. Khi
đó ta sẽ có:
G = G
A
+ G
B
+ I

AB

Trong đó: I
AB
là sai lệch của giá trị kiểu gen so với tổng giá trị cộng gộp
lại. Sai lệch I đƣợc gọi là sai lệch tƣơng tác hoặc sai lệch át gen. Loại sai lệch
này thƣờng thấy trong di truyền học số lƣợng.
Về mặt lý thuyết có nhiều tƣơng tác át gen khác nhau. Đầu tiên là loại
tƣơng tác át gen tuỳ theo số lƣợng nhân tố (locus) tham gia. Khi có sự tƣơng
tác giữa 2 locus thì gọi là tƣơng tác át gen 2 nhân tố, khi có sự tƣơng tác giữa
3 locus thì gọi là tƣơng tác át gen 3 nhân tố… Những tƣơng tác nhƣ vậy gọi là
tƣơng tác át gen tuỳ theo số lƣợng nhân tố (locus) tham gia.

6
D và I không cố định, không di truyền, nó phụ thuộc vào sự tƣơng tác
giữa các gen nên nó là cơ sở di truyền về lai giống.
* Ảnh hưởng của môi trường
Có 2 loại môi trƣờng chính, đó là sai lệch môi trƣờng chung và sai lệch
môi trƣờng riêng.
Sai lệch môi trƣờng biểu diễn bằng công thức:
E = E
g
+ E
S

Trong đó:
- E
g
(General environmental deviation): là sai lệch môi trƣờng chung,
các sai lệch do các nhân tố môi trƣờng tác động đến toàn bộ cá thể trong một

nhóm vật nuôi hoặc tác động lên cả đời con vật… Do đó, sai lệch môi trƣờng
chung là sai lệch giữa các nhóm cá thể.
- E
S
(Special environmental deviation): là sai lệch môi trƣờng riêng -
môi trƣờng đặc biệt; là sai lệch giữa các cá thể do hoàn cảnh tạm thời hoặc
cục bộ gây ra.
Tóm lại, khi một kiểu hình của một cá thể đƣợc cấu tại từ 2 locus trở
lên thì giá trị kiểu hình của nó đƣợc biểu thị nhƣ sau:
P = A + D + I + E
g
+ E
S
Qua việc phân tích các nhân tố ảnh hƣởng tới tính trạng số lƣợng ở
trên, có thể thấy muốn nâng cao năng suất của vật nuôi cần phải thông qua:
- Tác động về mặt di truyền (G) nhƣ: Tác động vào hiệu ứng cộng gộp
(A) bằng phƣơng pháp chọn lọc. Tác động vào hiệu ứng trội (D) và át gen (I)
bằng cách phối giống tạp giao (chọn giống).
- Tác động vào môi trƣờng (E) bằng cách cải tiến điều kiện chăn nuôi:
thức ăn, thú y, chuồng trại, nuôi dƣỡng, chăm sóc tốt, phòng chống dịch bệnh
và các yếu tố bất lợi khác.
Nhƣ vậy, tác động về mặt di truyền là nhiệm vụ của công tác giống,
còn về mặt môi trƣờng là trách nhiệm của các kỹ thuật chăn nuôi, thú y.

7
1.1.3. Hệ số di truyền một số tính trạng ở lợn (Heritability cofficient - h
2
)
Hệ số di truyền là tỷ lệ phần do gen quy định trong việc tạo nên giá trị
kiểu hình. Hệ số di truyền có hai loại: hệ số di truyền theo nghĩa rộng và hệ số

di truyền theo nghĩa hẹp.Hệ số di truyền theo nghĩa rộng biểu thị phần
phƣơng sai của giá trị kiểu hình của cá thể, đƣợc quyết định bởi các phƣơng
sai giá trị kiểu gen.
h
2
G
= V
G
/ V
P
Trong đó: V
P
là phƣơng sai giá trị kiểu hình.
V
G
là phƣơng sai giá trị kiểu gen.
Hệ số di truyền theo nghĩa hẹp biểu thị giá trị kiểu hình đƣợc quyết
định bởi các gen truyền đạt từ bố mẹ cho đời con.
h
2
G
= V
A
+ V
P.
Năng suất sinh sản phụ thuộc vào nhiều chỉ tiêu, nhƣng xét về mặt di
truyền chọn giống, ngƣời ta chỉ quan tâm một số tính trạng năng suất sinh sản
nhất định (Holness, 1991) [33]. Vandersteen (1986) [45] cho rằng, các tính trạng
năng suất sinh sản chủ yếu ở lợn nái bao gồm: tuổi động dục lần đầu, tỷ lệ thụ
thai, số con còn sống trong ổ, thời gian từ khi cai sữa tới động dục trở lại.

Perrocheau M, (1994) [18] cho biết, hệ số di truyền về một số tính
trạng của lợn nái sinh sản nhƣ sau: chỉ số lứa đẻ/nái/ năm là từ 0,10 - 0,15;
tuổi động dục lần đầu là 0,30; số vú là 0,30.
Nguyễn Văn Thiện (1995) [13] thông báo hệ số di truyền một số tính trạng
là: số con đẻ ra /ổ là 0,13; số con cai sữa/ ổ là 0,12; khối lƣợng cai sữa/ ổ là 0,17.
Kết quả nghiên cứu của Rydhmer L, (1995) [38] cho thấy, tuổi đẻ lứa
đầu của lợn nái có hệ số di truyền là 0,27 và khoảng giữa hai lứa đẻ có hệ số
di truyền là 0,08.

8
Nguyễn Thị Viễn, Hà Thanh Hải, Nguyễn Văn Đức và cs (2005) [22]
cho biết, giá trị giống (EBV) trung bình về khả năng sinh sản và sinh trƣởng
của giống lợn Yorkshire các cơ sở chăn nuôi nhƣ sau: Ở các thế hệ 1, 2, 3 ở
lợn Yorkshire giá trị giống (EBV) trung bình về dày mỡ lƣng 90kg là 0,03;
0,05; 0,01. Đối với lợn Landrace lần lƣợt là 0,20; 0,01; -0,05. Đối với lợn
Duroc lần lƣợt là 0,01; -0,04; -0,07 và lợn Pietrain là -0,22; -0,13 và - 0,10.
Thông qua hệ số di truyền, ngƣời ta có thể quyết định phƣơng pháp
hiệu quả để cải tiến năng suất vật nuôi. Khi hệ số di truyền thấp thì không nên
thông qua phƣơng pháp chọn lọc mà nên thông qua biện pháp nuôi dƣỡng,
chăm sóc hoặc chú trọng việc tạp giao để nâng cao năng suất của chúng
(Nguyễn Văn Thiện, 1995) [13].
Các tính trạng chủ yếu phản ánh năng suất sinh sản của lợn nái là: tuổi
đẻ lứa đầu, số con đẻ ra/ ổ, và khối lƣợng lợn con lúc cai sữa… Nhìn chung,
các tính trạng này có hệ số di truyền thấp và phụ thuộc nhiều vào yếu tố
ngoại cảnh (Chế độ dinh dƣỡng, mùa vụ, phƣơng thức và thời điểm phối
giống, điều kiện kỹ thuật chăm sóc, nuôi dƣỡng…). Nhƣ vậy, có nghĩa là các
biến dị cộng gộp, tƣơng tác gen là thấp. Vấn đề đặt ra là các nhà chọn giống
cần phải tìm cách nâng cao hệ số di truyền và tính trạng số lƣợng mới tăng
hiệu quả chọn lọc.
1.1.4. Ƣu thế lai

Ƣu thế lai là hiện tƣợng sinh vật học biểu hiện sự phát triển mạnh mẽ
của những cơ thể do lai tạo các con giống gốc không cùng huyết thống. Ƣu
thế lai có thể hiểu theo nghĩa rộng là sự phát triển mạnh mẽ của toàn bộ khối
lƣợng cơ thể, sự tăng cƣờng trao đổi chất, tăng trọng nhanh hơn, chống đỡ
bệnh tật tốt hơn, rút ngắn thời gian nuôi… Mặt khác, ƣu thế lai hiểu theo từng
tính trạng, có tính trạng phát triển, có tính trạng giữ nguyên, thậm chí có tính
trạng giảm sút so với giống gốc (Trần Huê Viên, 2001) [21].

9
Theo Nguyễn Văn Thiện (1995) [13], ƣu thế lai là hiện tƣợng liên quan
tới sự phát triển mạnh mẽ ở đời sau nhƣ: sức để kháng tốt hơn, sức sản suất
cao hơn bố mẹ.
Trong nhiều trƣờng hợp, ƣu thế lai là biểu hiện cao hơn trung bình cộng
của hai giống gốc. Để tạo ra ƣu thế lai ngƣời ta phải cho con vật giao phối
không cận huyết nhằm tăng mức độ dị hợp tử, bằng cách lai giữa các dòng,
giữa các giống. Tuy nhiên, mức độ biểu hiện ƣu thế lai còn phụ thuộc vào
nguồn gốc di truyền của bố mẹ, tính trạng cần xem xét, công thức lai và điều
kiện nuôi dƣỡng. Nếu gọi ƣu thế lai là H, ta có công thức:
t1 bm
bm
X -X
H%=
X
x 100
Trong đó: -
1t
X
: Bình quân giá trị tính trạng đời sau
-
bm

X
: Bình quân giá trị tính trạng bố mẹ
F. Haring J. Steinbach và cộng sự (1966) (trích theo Trần Huê Viên,
2001) [21] đã tiến hành lai giống tƣơng hỗ giữa lợn đực Đức cải tiến với lợn Ỉ
Việt Nam và thu đƣợc kết quả nhƣ sau: Khả năng tăng khối lƣợng cơ thể của
các tổ hợp lai giữa lợn bố Đức và lợn mẹ Đức về khối lƣợng sơ sinh, cai sữa,
24 tuần tuổi lần lƣợt là 1,40; 14,89; 93,30. Ở tổ hợp lợn bố Việt Nam, lợn mẹ
Đức lần lƣợt là 1,18; 14,00; 62,80. Ở tổ hợp lai lợn bố Đức và lợn mẹ Việt
Nam là 0,47; 7,00; 40,70 và ở tổ hợp lai lợn bố Việt Nam, lợn mẹ Việt Nam
là 0,34; 5,20, 23,70.
Nhƣ vậy ƣu thế lai còn phụ thuộc vào việc chọn con giống nào làm bố,
làm mẹ.
Có nhiều thuyết khác nhau giải thích ƣu thế lai, song có một số thuyết
đƣợc nhiều đồng thuận hơn cả, đó là thuyết trội và thuyết siêu trội.
- Thuyết trội: Trong điều kiện chọn lọc lâu dài, gen trội và á gen lặn
(phần lớn các gen có lợi), qua tạp giao có thể đem các gen trội của cả 2 bên bố
mẹ tổ hợp ở đời lai, làm cho đời lai có giá trị hơn hẳn bố mẹ.

10
- Thuyết siêu trội: Tác động của các cặp alen dị hợp tử Aa là lớn hơn
tác động của các cặp alen đồng hợp tử AA và aa.
Aa > AA > aa
Giả thuyết siêu trội, đƣợc Shull đƣa vào năm 1914, là sự phát triển tiếp
theo của thuyết về tính dị hợp. Vì vậy, alen ở trạng thái dị hợp tử mạnh hơn so
với các alen ở trạng thái đồng hợp tử, dẫn đến các hiệu ứng ƣu thế lai ở con
lai F1 lớn hơn tất cả các alen ở cả hai bên bố mẹ.
- Thuyết gia tăng tác động tƣơng hỗ của các gen không cùng locus: Tác
động tƣơng hỗ các gen không cùng locus là tác động át gen.
Ƣu thế lai phụ thuộc vào:
- Nguồn gốc di truyền của bố mẹ: Bố mẹ có nguồn gốc di truyền càng

xa thì ƣu thế lai càng cao, ngƣợc lại bố mẹ có nguồn gốc di truyền càng gần
nhau thì ƣu thế lai càng thấp.
- Tính trạng xem xét: Các tính trạng có hệ số di truyền thấp thì ƣu thế
lai cao, ngƣợc lại các tính trạng có hệ số di truyền cao thì ƣu thế lai thấp.
- Công thức giao phối: Ƣu thế lai còn phụ thuộc việc dùng con vật nào
làm bố và con vật nào làm mẹ.
- Điều kiện nuôi dƣỡng chăm sóc: Trong điều kiện nuôi dƣỡng chăm
sóc kém thì ƣu thế lai có đƣợc sẽ thấp, ngƣợc lại trong điều kiện nuôi dƣỡng
tốt thì ƣu thế lai có đƣợc sẽ cao.
1.1.5. Hoạt động sinh lý sinh dục của lợn cái
Sinh sản là quá trình sinh lý quan trọng và cơ bản nhất của gia súc trong
việc duy trì nòi giống, là một quá trình mà ở đó có con đực và con cái đã
thành thục về tính dục, con đực sản sinh ra tinh trùng và con cái sản sinh ra
trứng. Tinh trùng và trứng đƣợc thụ tinh với nhau khoảng 1/3 phía trên ống
dẫn trứng, hình thành hợp tử, sau đó di chuyển và phát triển thành phôi, thai
trong tử cung con cái.

11
Sự thành thục về tính dục đƣợc thể hiện qua sự phát triển các bộ phận
sinh dục phụ, hoàn thiện các chức năng sinh sản và xuất hiện các biểu hiện
sinh dục đầu tiên nhƣ động dục. Đối với lợn cái ngoại, tuổi thành thục ở tính
dục ở lúc 6 - 8 tháng tuổi và phụ thuộc vào phẩm giống, điều kiện nuôi
dƣỡng, chăm sóc, khí hậu thời tiết. Tuổi sử dụng lợn cái và nhân giống là
khác nhau, phạm vi biến động từ 135 - 250 ngày tuổi (Hughes S.P.E. và CS,
1980 [39], Etienne M., Legault C., 1974 [37]; Self H.L., 1995) [40].
Theo Nguyễn Tấn Anh, (1995) [1], tuổi thành thục và khả năng điều
hoà chu kỳ động dục của lợn hậu bị chịu ảnh hƣởng của các yếu tố giống, loại
hình, nuôi dƣỡng và mùa vụ trong năm. Trong thời kỳ thành thục về tính dục,
lợn cái hậu bị đƣợc nuôi nhốt hoặc thả, nếu đƣợc tiếp xúc thƣờng xuyên với
lợn đực thì chúng sẽ thành thục ở tuổi sớm hơn so với lợn cái hậu bị không

đƣợc tiếp xúc với lợn đực.
Sự khác biệt về mùa vụ đƣợc sinh ra cũng ảnh hƣởng tuổi động dục lần
đầu. Lợn cái hậu bị sinh ra vào mùa thu thành thục sớm hơn so với lợn cái
hậu bị sinh ra vào mùa đông.
Chu kỳ động dục là khoảng thời gian tính từ lần động dục trƣớc đến lần
động dục sau. Lợn cái sau khi thành thục về tính thì có biểu hiện động dục,
lần thứ nhất thƣờng không rõ ràng, cách sau đó 15-16 ngày lại động dục, lần
này biểu hiện rõ ràng hơn, sau đó đi vào quy luật mang tính chu kỳ. Chu kỳ
động dục của lợn nái bình quân 21 ngày (biến động 18-24 ngày). Một chu kỳ
tính của lợn thƣờng chia làm 4 giai đoạn đó là giai đoạn trƣớc động dục, giai
đoạn động dục, giai đoạn sau động dục và giai đoạn yên tĩnh.
* Cơ chế điều hoà hoạt động sinh dục của lợn nái
Sinh dục là quá trình sinh lý quan trọng và cơ bản nhất của gia súc
trong việc duy trì nòi giống. Sau khi đƣợc sinh ra cơ thể gia súc tiếp tục sinh
trƣởng và phát triển đến khi đạt ổn định gọi là sự thành thục về thể vóc. Sự
thành thục về tính dục đƣợc thể hiện qua sự phát triển các bộ phận sinh dục
phụ, hoàn thiện các chức năng sinh sản và xuất hiện các biểu hiện sinh dục

12
đầu tiên nhƣ động đực. Điều kiện nuôi dƣỡng, chăm sóc khác nhau có thể ảnh
hƣởng đến tuổi thành thục. Nếu sinh trƣởng đƣợc thúc đẩy nhanh do nuôi
dƣỡng tốt thì con vật sẽ thành thục sớm và ngƣợc lại. Ngoài ra, các yếu tố về
mùa vụ cũng ảnh hƣởng tới sự thành thục về tính.
Các nghiên cứu cho thấy, tuổi thành thục về tính dục của các giống lợn
nội khoảng 4-5 tháng tuổi và sớm hơn so với các giống lợn ngoại (khoảng 6 - 8
tháng tuổi). Điều hoà hoạt động của chu kỳ tính và đảm bảo thống nhất hoạt
động của các giai đoạn sinh dục là một quá trình phức tạp đƣợc điều khiển do
hai cơ chế thần kinh và thể dịch. Cơ chế thần kinh - thể dịch điều hoà hoạt
động sinh dục của lợn cái đƣợc biểu diễn ở sơ đồ 1.1.
Sơ đồ 1.1. Cơ chế điều hoà hoạt động sinh dục ở lợn cái dƣới sự điều tiết của

thần kinh thể dịch (Schmitten và CS, 1989) [41]
















Kích thích ngoại cảnh
(Âm thanh, hình ảnh, mùi con đực, ánh sáng )
VỎ NÃO
Dƣới đồi
(Hypothalamus)
Tuyến yên
GnRH
(LRF và
FRF)
Prolactin
FSH
LH


Buồng trứng
Estrogen
Thể vàng
Progesteron
Cơ quan sinh dục
(Tăng sinh, tiết
dịch)
Prostagladin
Tuyến sữa
(tăng sinh, tiết
dịch)

+
+


13
Dƣới tác dụng kích thích của pheromon, hình ảnh, âm thanh của con
đực vỏ đại não hƣng phấn và truyền kích thích đến vùng dƣới đồi
(Hypothalamus). Tại đây, vùng dƣới đồi sẽ tiết ra GnRH, gồm 2 loại chính:
FRF (Foliculo Releasing Factor) và LRF (Luteo Releasing Factor). Các
hocmôn này đến thùy trƣớc tuyến yên và kích thích tuyến yên tiết ra các loại
hocmôn sau:
- FSH (Folliculine Stimiline Hormone) có tác dụng kích thích bao noãn
phát triển và tiết ra kích tố Estrogen.
- LH (Lutein Hormone) thúc đẩy bao noãn chín và hình thành thể vàng.
- Prolactin có tác dụng kích thích tuyến vú phát triển và sản sinh ra sữa
Khi noãn bào phát triển, nó sẽ tiết ra hormone Estrogen, làm cho lƣợng
Estrogen trong máu tăng lên từ 64 mg% tới 112 mg%, gây kích thích toàn
thân, làm xuất hiện biểu hiện động dục. Đồng thời, cơ quan sinh dục cũng

biến đổi theo, tử cung hé mở, âm đạo xung huyết có màu đỏ, dịch nhờn tiết ra
đặc, keo dính; sừng tử cung và ống dẫn trứng tăng sinh, tạo điều kiện cho sự
làm tổ của hợp tử sau này.
Tuỳ theo giống lợn mà thời gian trứng rụng dài hay ngắn, trung bình 6 -
8 giờ (ở lợn cái hậu bị thì có thể là 10 giờ), ở lợn trƣởng thành số trứng rụng
trong một chu kỳ động dục từ 15 - 25 trứng. Tuy nhiên, số trứng rụng nhiều
hay ít còn phụ thuộc vào giống, tuổi và nồng độ FSH có trong máu và chế độ
nuôi dƣỡng.
Khi trứng rụng đƣợc thụ tinh sẽ tạo thành hợp tử, hợp tử làm tổ ở sừng
tử cung và phát triển thành bào thai. Đồng thời ở vị trí trứng rụng sẽ hình
thành thể vàng. Thể vàng sau khi hình thành, bắt đầu sản sinh ra Progesteron
và Progesteron có tác dụng ngƣợc âm tính đến vùng dƣới đồi, tuyến yên làm
ngừng tiết GnRH và FSH, LH, làm dừng các biểu hiện động dục. Nếu lợn cái

14
có chửa, chu kỳ động dục trong thời gian có chửa bị gián đoạn. Nếu lợn cái
không có chửa, thể vàng sẽ tồn tại đến ngày thứ 17-18 của chu kỳ, sau đó tiêu
biến đi làm cho tác động ngƣợc âm tính của progesteron lên vùng dƣới đồi,
tuyến yên bị cắt đứt và lợn lại chuẩn bị bƣớc vào chu kỳ động dục mới.
* Chu kỳ động dục
Chu kỳ động dục là khoảng thời gian tính từ lần động dục trƣớc cho
đến lần động dục sau. Thông thƣờng, lợn cái sau khi thành thục về tính thì bắt
đầu có biểu hiện động dục, lần thứ nhất thƣờng biểu hiện không rõ ràng sau
đó 15 - 16 ngày lợn động dục trở lại. Lần động dục này có biểu hiện rõ ràng
hơn và sau đó đi vào quy luật mang tính chu kỳ. Chu kỳ động dục của lợn nái
bình quân là 21 ngày, dao động từ 17 - 21 ngày. Thời gian động dục phụ
thuộc vào các giống lợn. Các giống lợn nội thì thời gian động dục kéo dài từ 3
- 4 ngày, lợn lai từ 4 - 5 ngày và lợn ngoại từ 3 - 7 ngày, (Nguyễn Khánh
Quắc và CS, 1995) [15].
Lê Xuân Cƣơng và CS (1986) [2] cho biết, chu kỳ động dục của lợn nái

nội trung bình là 18,7 ngày, dao động từ 16 - 25 ngày. Chu kỳ động dục nái
lai thƣờng dài hơn nái nội. Cần xác định ngày động dục đầu tiên của mỗi cá
thể, số ngày của mỗi chu kỳ động dục và theo dõi chặt chẽ để phối giống
chính xác.
Kết quả nghiên cứu của Redlmer L., Lundehim N. and Johanson K
(1995) [38] cho rằng, lợn cái hậu bị có chu kỳ dộng dục ngắn hơn lợn nái
truởng thành. Lứa thứ hai và thứ ba chu kỳ động dục là 19,4 ngày; lứa đẻ thứ
4 và thứ 5 chu kỳ là 20,8 ngày; lứa đẻ thứ 6 và thứ 7 là 21,5 ngày; lứa đẻ thứ
8 và 9 chu kỳ là 22,4 ngày. Chu kỳ động dục của lợn nái nội trung bình là
18,7 ngày, dao động từ 16-25 ngày. Chu kỳ đông dục nái lai thƣờng dài hơn
nái nội.

15
Chu kỳ động dục của lợn nái đƣợc chia làm 4 giai đoạn:
+ Giai đoạn trƣớc động dục (kéo dài 1 - 2 ngày đầu): Đây là giai đoạn
chuẩn bị cho đƣờng sinh dục cái tiếp nhận tinh trùng, đón trứng rụng và thụ
tinh. Lúc này con vật có biểu hiện bên ngoài nhƣ kém ăn, bồn chồn, nhảy lên
lƣng con khác, nhƣng không cho con khác nhảy lên, phá chuồng, âm hộ sƣng
mọng, xung huyết có màu đỏ hồng, có ít dịch nhờn chảy ra nhƣng còn lỏng
trong suốt, độ keo dính kém. Nếu lấy một ít nƣớc nhờn vào giữa đầu hai ngón
tay để kéo dài ra thì dễ đứt, không kéo thành sợi đƣợc (Nguyễn Đức Hùng và
CS, 2003) [8].
+ Giai đoạn động dục (kéo dài từ ngày 2 đến ngày thứ 3): gồm 3 thời
kỳ nhỏ là hƣng phấn, chịu đực, hết chịu đực. Giai đoạn này dài hay ngắn phụ
thuộc vào giống lợn. Lợn nội thƣờng kéo dài 3 - 4 ngày, lợn ngoại và lợn lai
thƣờng kéo dài 2 - 5 ngày.
Lợn bắt đầu yên tĩnh hơn, ít kêu rít, biểu hiện trầm lặng, thỉnh thoảng
thích nhảy lên lƣng con khác nhƣng vẫn chƣa chịu để con khác nhảy lên.
Sang thời kỳ chịu đực âm hộ giảm xung huyết chuyển sang màu tím tái, chất
dịch từ âm đạo chảy ra nhiều bắt đầu keo dính có thể kéo thành sợi dài 2 - 3

cm, có màu vàng đục. Lúc này nếu có lợn đực đến gần, con cái sẽ sẵn sàng
cho giao phối. Khi lợn đực đến gần hoặc ngƣời chăn nuôi đặt tay lên mông thì
lợn đứng yên, lƣng võng xuống, 2 chân sau chụm lại, đuôi đƣa sang một bên,
hai mép âm hộ có những co rút nhẹ, hé mở thỉnh thoảng đái dắt. Biểu hiện
nhƣ vậy gọi là phản xạ “mê ì” của lợn cái, là dấu hiệu đặc trƣng để nhận biết
thời điểm phối giống thích hợp (Nguyễn Đức Hùng và CS, 2003) [8].
+ Giai đoạn sau động dục (kéo dài từ ngày 3 - 4 tiếp theo): ở giai đoạn
này dấu hiệu hoạt động sinh dục bên ngoài giảm dần, âm hộ teo lại, lợn nái
không muốn gần lợn đực, ăn uống tốt hơn.

16
+ Giai đoạn yên tĩnh: Là giai đoạn bắt đầu từ ngày thứ 4 sau khi trứng
rụng và không đƣợc thụ tinh đến khi thể vàng tiêu biến (Khoảng 14 - 15 ngày
kể từ lúc trứng rụng). Đây là giai đoạn dài nhất trong chu kỳ sinh dục của lợn.
Lợn không có biểu hiện về hành vi sinh dục, là giai đoạn lợn trở về trạng thái
nghỉ ngơi, yên tĩnh hoàn toàn, chuẩn bị cho kỳ động dục tiếp theo (Trần Văn
Phùng và CS, 2004) [14].
1.1.6. Các chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh sản của lợn nái
Để đánh giá khả năng sản xuất của lợn nái ngƣời ta thƣờng theo dõi các
chỉ tiêu sau:
- Tuổi động dục lần đầu: là thời gian từ khi sơ sinh cho đến khi lợn cái
hậu bị động dục lần đầu.
- Tuổi phối giống lần đầu: là thời gian từ khi sơ sinh cho đến khi lợn
cái hậu bị đƣợc phối giống lần đầu. Thông thƣờng ở lần động dục lần đầu tiên
ngƣời ta chƣa cho phối giống vì thời kỳ này thể vóc chƣa phát triển hoàn
chỉnh. Ngƣời ta thƣờng phối giống lợn nái vào chu kỳ thứ 2 hoặc thứ ba.
- Tuổi đẻ lứa đầu: Là thời gian từ sơ sinh đến khi con nái đẻ lứa đầu tiên.
- Số lợn con sơ sinh còn sống: Là tổng số lợn còn sống sau khi lợn mẹ
đẻ xong.
- Số con để lại nuôi: Là số con để lại sau khi đã loại đi những con nhỏ

hoặc dị dạng. Đối với lợn ngoại, khối lƣợng sơ sinh phải lớn hơn 0,8kg; lợn
nội, khối lƣợng sơ sinh phải lớn hơn 0,3kg.
- Số con cai sữa: Là số lợn con còn sống cho đến khi cai sữa.
- Khối lƣợng sơ sinh: Là khối lƣợng lợn con đƣợc cân sau khi đẻ ra,
đƣợc cắt rốn, lau khô, bấm số tai và trƣớc khi cho bú lần đầu tiên. Khối
lƣợng sơ sinh toàn ổ là chỉ tiêu nói lên khả năng nuôi dƣỡng thai của lợn mẹ,
đặc điểm giống, khả năng chăm sóc quản lý và phòng bệnh cho lợn nái chửa.

17
Do đó, thành tích này phụ thuộc vào lợn nái và nuôi dƣỡng của con ngƣời.
Khối lƣợng sơ sinh toàn ổ là khối lƣợng của tất cả lợn con sinh ra còn sống.
Khối lƣợng sơ sinh của các giống lợn khác nhau thì khác nhau. Khối lƣợng
sơ sinh lợn nội (Ỉ, Móng Cái) thƣờng từ 0,6- 0,8kg/con; của lợn lai trung
bình từ 0,8- 1kg/con và của lợn ngoại trung bình từ 1,2 - 1,4kg/con. Nhìn
chung, lợn con có khối lƣợng sơ sinh càng cao thì khả năng sinh trƣởng càng
nhanh, khối lƣợng cai sữa cao thì khối lƣợng khi xuất chuồng sẽ lớn. Cho
nên khi lợn có chửa cần đƣợc nuôi dƣỡng và chăm sóc tốt để đàn con có
khối lƣợng sơ sinh cao.
- Khối lƣợng lợn con 21 ngày tuổi: là khối lƣợng lợn con đƣợc cân lúc
21 ngày tuổi.
- Khối lƣợng lợn cai sữa: là khối lƣợng lợn đƣợc cân lúc cai sữa. Tuỳ
theo điều kiện và phƣơng thức chăn nuôi mà ngƣời ta tiến hành cai sữa ở lúc
21, 28, 35, 42 ngày tuổi.
- Khoảng cách lứa đẻ: là thời gian từ khi con nái đẻ lứa trƣớc đến khi
đẻ lứa tiếp theo, bao gồm thời gian chửa, thời gian nuôi con, thời gian động
dục trở lại sau cai sữa và phối có chửa.
1.1.7. Các yếu tố ảnh hƣởng đến khả năng sinh sản của lợn nái
Việc theo dõi năng suất sinh sản của lợn nái đƣợc đánh dấu thông qua
rất nhiều chỉ tiêu. Năng suất sinh sản của lợn nái bao gồm nhiều chỉ tiêu khác
nhau cấu thành. Trong đó chỉ tiêu tổng khối lƣợng lợn con cai sữa và số lợn

con cai sữa/nái/năm là những chỉ tiêu quan trọng nhất để đánh giá sức sản
xuất lợn nái. Chỉ tiêu này phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, nhƣ: Giống,
phƣơng pháp nhân giống, tuổi, khối lƣợng phối giống đầu tiên, thứ tự các lứa
đẻ, kỹ thuật phối giống, dinh dƣỡng và mùa vụ phối giống

×