Tải bản đầy đủ (.pdf) (115 trang)

nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, sức sản suất và chất lượng thịt của đàn lợn đen nuôi tại huyện trạm tấu - tỉnh yên bái

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.32 MB, 115 trang )

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http//: www.lrc-tnu.edu.vn

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM





DƢƠNG THỊ THU HOÀI



“NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, SỨC SẢN
XUẤT VÀ CHẤT LƢỢNG THỊT CỦA ĐÀN LỢN ĐEN NUÔI
TẠI HUYỆN TRẠM TẤU - TỈNH YÊN BÁI”





LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP












Thái Nguyên, 2010
2

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http//: www.lrc-tnu.edu.vn


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM





DƢƠNG THỊ THU HOÀI


“NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, SỨC SẢN
XUẤT VÀ CHẤT LƢỢNG THỊT CỦA ĐÀN LỢN ĐEN NUÔI TẠI
HUYỆN TRẠM TẤU - TỈNH YÊN BÁI”

Chuyên ngành : Chăn nuôi động vật
Mã số : 60.62.40




LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP


Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:
1. TS. Nguyễn Thị Liên
2. GS.TS. Nguyễn Quang Tuyên


Thái Nguyên, 2010
3

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http//: www.lrc-tnu.edu.vn


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa
từng được sử dụng để bảo vệ một học vị nào khác.
Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã đợc cảm ơn và các
thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc.

Tác giả

Dƣơng Thị Thu Hoài

4

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http//: www.lrc-tnu.edu.vn


Lời cảm ơn
Sau thời gian 3 năm học tập và thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học,
tôi đã nhận được sự giúp đỡ, hướng dẫn tận tình của thầy giáo, cô giáo hướng

dẫn, các tổ chức và cá nhân nơi thực hiện đề tài. Nhân dịp hoàn thành bản
luận văn, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới:
Cô giáo TS. Nguyễn Thị Liên, thầy giáo GS.TS. Nguyễn Quang
Tuyên là người hướng dẫn khoa học đã tận tình giúp đỡ chỉ bảo tôi trong suốt
quá trình thực hiện và hoàn thành bản luận văn.
Khoa Sau Đại học, Khoa chăn nuôi thú y, Khoa Khuyến nông và Phát
triển nông thôn đã tạo điều kiện tốt nhất để tôi học tập và thực hiện đề tài
nghiên cứu.
Phòng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, Trạm Thú y, cán bộ các xã
và bà con nhân dân trong huyện Trạm Tấu đã giúp đỡ tôi trong quá trình triển
khai đề tài.
Nhân dịp này tôi cũng xin đợc bày tỏ lòng biết ơn chân thành đối với
gia đình, bạn bè đồng nghiệp đã tạo điều kiện, động viên khuyến khích tôi
trong quá trình học tập, thực hiện đề tài và hoàn thành bản luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 6 năm 2010
Tác giả


Dƣơng Thị Thu Hoài
5

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http//: www.lrc-tnu.edu.vn


6

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http//: www.lrc-tnu.edu.vn



MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục các ký hiệu và chữ viết tắt
Danh mục các bảng biểu, biểu đồ, đồ thị và phụ lục
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1. Đặt vấn đề 1
2. Mục tiêu của đề tài 3
3. Ý nghĩa khoa học của đề tài 4
PHẦN NỘI DUNG 5
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 5
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài 5
1.1.1. Nguồn gốc và sự thuần hóa giống lợn 5
1.1.2. Đặc điểm sinh học loài lợn 6
1.1.3. Ngoại hình thể chất của lợn 11
1.1.4. Đặc điểm sinh trưởng và phát triển của lợn 15
1.1.5. Đặc điểm sinh lý sinh dục và khả năng sản xuất của lợn nái 22
1.1.6. Cơ sở khoa học nghiên cứu một số chỉ tiêu sinh lý của máu 29
1.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nƣớc 32
1.2.1. Tình hình nghiên cứuchăn nuôi lợn trên thế giới 32
1.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước 33
1.2.3. Một số giống lợn nội Việt Nam 34
CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG - NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU 42
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu 42
2.2. Địa điểm - thời gian tiến hành 42
2.3. Nội dung nghiên cứu 42

2.3.1. Điều tra tình hình chăn nuôi lợn Đen trên địa bàn huyện Trạm Tấu 42
2.3.2. Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của lợn Đen nuôi trên địa bàn
huyện Trạm Tấu 42
2.3.3. Nghiên cứu khả năng sinh trưởng qua các tháng tuổi của lợn thịt 42
7

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http//: www.lrc-tnu.edu.vn


2.3.4. Nghiên cứu khả năng sinh sản 42
2.3.5. Phân tích các chỉ tiêu sinh lý - sinh hóa của máu 43
2.3.6. Xác định các chỉ tiêu mổ khảo sát 43
2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu 43
2.4.1. Phương pháp điều tra 43
2.4.2. Phương pháp đánh giá, giám định ngoại hình thể chất của lợn 44
2.4.3. Phương pháp xác định sức sản xuất của vật nuôi 44
2.4.4. Phương pháp phân tích thành phần hoá học mẫu thịt nạc: 47
2.4.5. Phương pháp phân tích các chỉ tiêu sinh lý - sinh hoá máu 48
2.5. Phƣơng pháp xử lý số liệu 48
CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 50
3.1. Kết quả điều tra về số lƣợng, cơ cấu đàn lợn và phƣơng thức chăn
nuôi 50
3.1.1. Số lượng và cơ cấu đàn lợn của huyện Trạm Tấu qua 3 năm
(2006 - 2008) 50
3.1.2. Cơ cấu đàn lợn nuôi trong một số xã điều tra 55
3.1.3. Kết quả điều tra quy mô đàn và phương thức chăn nuôi lợn Đen địa phương 59
3.2. Kết quả đánh giá một số đặc tính sinh học 62
3.2.1. Kết quả đánh giá mức độ cảm nhiễm bệnh tật của lợn Đen 62
3.2.2. Kết quả điều tra về màu sắc lông - da 63
3.3. Kết quả điều tra về sức sản xuất 66

3.3.1. Kết quả điều tra về các chỉ tiêu khối lượng 66
3.3.2. Kết quả nghiên cứu về đặc điểm sinh sản của lợn Đen 73
3.4. Kết quả mổ khảo sát - đánh giá phẩm chất thân thịt 87
3.5. Kết quả phân tích thành phần hóa học thịt lợn Đen 91
3.6. Các chỉ tiêu sinh lý - sinh hoá của máu 92
3.6.1. Kết quả phân tích các chỉ tiêu sinh lý máu 92
3.6.2. Kết quả phân tích các chỉ tiêu sinh hoá huyết thanh 94
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 95
1. Kết luận 95
2. Đề nghị 96
TÀI LIỆU THAM KHẢO 97
Bảng phụ lục 101
Một số hình ảnh minh họa cho đề tài 103
8

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http//: www.lrc-tnu.edu.vn



9

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http//: www.lrc-tnu.edu.vn


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ đƣợc viết tắt
Cao vây
Cộng sự
Cộng tác viên

Chiều dài
Dài thân
Đơn vị tính
Đại Bạch Ỉ
Follicte Stimulating Hormone
Gam
Gam %
Gam/lít
Hemolglobin
Khối lượng
Kilôgam
Lutein Hormone
Móng Cái
Nhiễm sắc thể
Nhà xuất bản Nông nghiệp
Nhà xuất bản giáo dục
Protein
Sơ sinh
Somato Tropin Hormone
Thức ăn
Trung bình
Viện Chăn nuôi
Chữ viết tắt
CV
CS
CTV
C.dài
DT
ĐVT
ĐBI

FSH
g
g%
g/l
Hb
KL
Kg
LH
MC
NST
NXBNN
NXBGD
Pr
SS
STH
TA
TB
VCN
10

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http//: www.lrc-tnu.edu.vn


Vòng ống
VO

11

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http//: www.lrc-tnu.edu.vn



DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang

Bảng 3.1. Số lượng và cơ cấu đàn lợn qua 3 năm (2006 - 2008)……………52
Bảng 3.2. Cơ cấu đàn lợn nuôi tại vùng điều tra 55
Bảng 3.3. Cơ cấu đàn lợn Đen tại một số xã điều tra năm 2008 57
Bảng 3.4. Tình hình chăn nuôi lợn Đen và quy mô trong các hộ 59
Bảng 3.5. Phương thức chăn nuôi 60
Bảng 3.6. Mức độ cảm nhiễm bệnh tật của lợn Đen 62
Bảng 3.7. Màu sắc lông - da của đàn lợn Đen 64
Bảng 3.8. Sinh trưởng tích lũy của lợn Đen qua các tháng tuổi 68
Bảng 3.9. Sinh trưởng tuyệt đối và tương đối của lợn Đen qua
các tháng tuổi 70
Bảng 3.10. Sinh lý sinh dục của lợn nái Đen hậu bị 75
Bảng 3.11. Kết quả xếp cấp ngoại hình lợn nái Đen kiểm định 77
Bảng 3.12. Khối lượng, kích thước các chiều đo của lợn nái Đen sinh sản 79
Bảng 3.13. Khả năng sản xuất của lợn nái Đen cơ bản 83
Bảng 3.14. Khả năng sản xuất của lợn Đen nuôi tại một số địa điểm 86
Bảng 3.15. Tỷ lệ phần thân thịt có giá trị 89
Bảng 3.16. Thành phần hoá học của thịt lợn Đen địa phương 91
Bảng 3.17. Một số chỉ tiêu sinh lý máu lợn Đen 92
Bảng 3.18. Các chỉ tiêu sinh hoá huyết thanh 94
12

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http//: www.lrc-tnu.edu.vn


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ
Trang


Biểu đồ 3.1. Số lượng và cơ cấu đàn lợn qua 3 năm 53
Biểu đồ 3.2. Cơ cấu đàn lợn tại vùng điều tra 56
Biểu đồ 3.3. Cơ cấu đàn lợn Đen tại một số xã điều tra 2008 57
Đồ thị 3.1. Sinh trưởng tích lũy lợn Đen qua các tháng tuổi 66
Biểu đồ 3.5. Sinh trưởng tương đối của lợn Đen qua các tháng tuổi 72
1

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http//: www.lrc-tnu.edu.vn


PHẦN MỞ ĐẦU

Tên đề tài:
“Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, sức sản xuất và chất lƣợng
thịt của đàn lợn Đen nuôi tại huyện Trạm Tấu - tỉnh Yên Bái”
1. Đặt vấn đề
Chăn nuôi là một ngành cung cấp thực phẩm không thể thiếu trong đời
sống con người như: thịt, trứng, sữa, bơ, phomat Trong các ngành chăn nuôi
gia súc trên thế giới cũng như ở nước ta thì chăn nuôi lợn chiếm một ví trí rất
quan trọng, đó là một nguồn cung cấp thực phẩm với tỷ trọng cao và chất
lượng tốt cho con người như thịt, mỡ và các sản phẩm chế biến từ thịt. Theo
thống kê của FAO (2007) thì sản lượng thịt trên toàn thế giới là 217,159 triệu
tấn; năm 2008 là 217 triệu tấn trong đó 92,992 triệu tấn là thịt lợn và dự tính
đến năm 2010 sản lượng thịt lợn là 101,9 triệu tấn. Sản lượng thịt trung bình
trên thế giới đạt 42 kg/người/năm.
Việt Nam là một trong những nước nuôi nhiều lợn và có ngành chăn
nuôi lợn phát triển mạnh, con lợn được coi là non vật truyền thống của nước
ta. Theo thống kê sơ bộ của cục Khuyến nông - Khuyến lâm - Bộ Nông
nghiệp và phát triển nông thôn năm 2002 đàn lợn nước ta có 23,146 triệu con,

năm 2004 tăng lên 26,144 triệu con, đến 2005 là 27,435 triệu con, năm 2008
là 26,7 triệu con và năm 2009 là 26,8 triệu con. Trong giai đoạn từ 1990 -
2002, đàn lợn tăng bình quân 6,84%/ năm, đàn nái tăng 2,6%, tổng sản lượng
thịt hơi tăng 16,75%. Bình quân khối lượng xuất chuồng tăng 2,75% và bình
quân thịt hơi trên đầu người tăng 8,34%. Sản lượng thịt tăng lên 1,653 triệu
tấn vào năm 2002, và năm 2005 sản lượng thịt lợn bình quân 28
kg/người/năm; đến 2008 là 32 kg/người/năm. Mục tiêu đến năm 2010, chỉ
tiêu tăng đàn đạt 2,6%/năm, số lượng đầu lợn đạt trên 32,811 triệu con với
yêu cầu chất lượng đàn lợn thịt có tỷ lệ nạc cao trên 50%, sản xuất thịt lợn đạt
35kg thịt lợn hơi/người/năm.
2

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http//: www.lrc-tnu.edu.vn


Chương trình quốc gia định hướng năm 1999 - 2005 đã xác định: Vai trò
con giống giữ vị trí quan trọng trong việc cải thiện đặc tính di truyền, nâng cao
năng suất và chất lượng sản phẩm trong chăn nuôi. Để thực hiện chương trình
đó chúng ta đã áp dụng nhiều chương trình về công tác giống lợn như “Móng
cái hoá” đàn nái, chương trình “nạc hoá” đàn lợn thịt, nhập nội giống lợn có
năng suất cao để lai tạo với lợn nội và đã cho những kết quả nhất định. Năm
1981, Viện chăn nuôi đã tạo được giống lợn ĐBI - 81, (Hoàng Gián và cs,
1985) [9]: Edel x Lang Hồng cho tỷ lệ nạc 43,14%. Bên cạnh đó chúng ta vẫn
tiến hành song song công tác giống lợn nội, tận dụng, phát huy tối đa các ưu
thế của các giống lợn này. Phát triển ngành chăn nuôi bền vững dựa trên cơ sở
quản lý và bảo tồn giống nội, hướng sự thay đổi của kỹ thuật và tổ chức sao
cho đảm bảo và thoả mãn được nhu cầu của con người hiện tại và trong tương
lai. Tuy nhiên, sự thách thức đối với các giống có giá trị thấp là sự thay thế
giống và sự lai giống. Các kỹ thuật di truyền đã có đóng góp to lớn vào việc cải
tiến về mặt số lượng và chất lượng, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Đó là mặt tích

cực, còn mặt trái của nó thì sao? Đó là sự xói mòn các giống nuôi địa phương
có năng suất thấp nhưng rất hợp với vùng sinh thái địa phương.
Hiện nay ở các cộng đồng dân cư Việt Nam vẫn có nhiều giống lợn tốt
như: Lợn Mẹo ở vùng Tây Nghệ An, lợn Ba Xuyên ở Nam Bộ, lợn Mường
Khương ở Lào Cai, lợn Đen do một số cộng đồng dân tộc ở vùng Tây Bắc
nuôi Các giống lợn này đều có đặc điểm chung là thích nghi tốt với điều kiện
tự nhiên, chịu đựng kham khổ tốt, thành thục sớm, ăn tạp, khéo nuôi con Đàn
lợn Đen nuôi trên địa bàn tỉnh Yên Bái là một giống lợn bản địa được nuôi
nhiều ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số như Mông, Thái trong đó Trạm Tấu
một huyện miền Tây của tỉnh Yên Bái nuôi khá phổ biến. Đây là một giống lợn
nội tốt, tầm vóc trung bình, khả năng cho thịt tốt, chất lượng thịt và mỡ thơm
ngon, lại có khả năng chịu đựng kham khổ cao và thích ứng tốt với tập quán
chăn nuôi còn lạc hậu.
3

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http//: www.lrc-tnu.edu.vn


Tuy nhiên, cho đến nay các số liệu điều tra cơ bản về đàn lợn Đen nuôi
trên địa bàn các tỉnh Tây Bắc đã có nhưng chưa nhiều, số lượng đàn lợn Đen
hiện nay đang có xu hướng tăng lên và trở thành một con vật nuôi không thể
thiếu trong các gia đình đồng bào dân tộc thiểu số Tây Bắc nhưng vẫn chưa được
công bố là một giống lợn chính thức. Các đặc điểm sinh vật học và các chỉ tiêu
sản xuất như khả năng sinh trưởng, sinh sản của đàn lợn này ra sao? Nhiều vấn
đề khoa học và thực tiễn về đàn lợn này vẫn là những vấn đề cần làm sáng tỏ.
Mặt khác trong xu thế tiêu dùng hiện nay thịt lợn nội nói chung, lợn Đen nói
riêng đang rất được ưa chuộng và trở thành “đặc sản” có giá trên thị trường bởi
ưu thế về chất lượng, nhất là trong các dịp lễ tết cuối năm.
Yên Bái là một tỉnh miền núi phía Bắc của nước ta có diện tích đất đai
rộng lớn thuận lợi cho ngành chăn nuôi phát triển. Tuy nhiên dân cư nơi đây

chủ yếu là dân tộc ít người, trình độ dân trí còn thấp nên việc tuyên truyền mở
rộng chăn nuôi theo hướng bán công nghiệp và chăn nuôi giống lợn lai hay
lợn ngoại là thực sự khó khăn và chưa thể phù hợp. Do đặc điểm tập quán
chăn nuôi vẫn còn lạc hậu, thiếu kiến thức khoa học kỹ thuật. Vì vậy, muốn
đẩy nhanh sự phát triển chăn nuôi lợn tại đây, mà lại phù hợp với điều kiện
thực tại của địa phương là điều khó khăn.
Xuất phát từ thực trạng trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, sức sản xuất và chất lƣợng thịt của
đàn lợn Đen nuôi tại huyện Trạm Tấu tỉnh - Yên Bái”.
Kết quả của đề tài sẽ góp phần định hướng phát triển ngành chăn nuôi
lợn cho một số khu vực ở Yên Bái nói riêng và miền núi phía Bắc nói chung
đang có ngành chăn nuôi chậm phát triển.
2. Mục tiêu của đề tài
- Đánh giá một số đặc điểm sinh học, sức sản xuất và chất lượng thịt
của đàn lợn Đen nuôi tại Yên Bái.
- Trên cơ sở đó đề ra biện pháp chăn nuôi lợn Đen trong điều kiện tại
địa phương.
4

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http//: www.lrc-tnu.edu.vn


3. Ý nghĩa khoa học của đề tài
Kết quả nghiên cứu của đề tài làm tài liệu tham khảo cho các nghiên
cứu khoa học tiếp theo về đàn lợn Đen.
5

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http//: www.lrc-tnu.edu.vn



PHẦN NỘI DUNG
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài
Theo Nguyễn Thiện, Nguyễn Khánh Quắc (1997) [41]: Tổ tiên xa xưa
của tất cả các loài vật nuôi hiện nay đều là các động vật hoang dã được con
người thuần hoá, chọn lọc và nhân giống mà thành.
Giống (breed) là một quần thể vật nuôi đủ lớn trong cùng một loài, có
một nguồn gốc chung, có một số đặc điểm chung về hình thái và ngoại hình,
sinh lý và năng suất, sinh vật học và có khả năng chống đỡ bệnh tật, đồng thời
có thể truyền đạt các đặc điểm đó cho đời sau.
Như vậy đặc điểm của một giống thường được xác định qua 3 tính trạng:
- Tính trạng hình thái học hoặc ngoại hình: màu sắc lông da, hình dạng
đầu, sừng
- Tính trạng sinh lý và năng suất: đó là các tính trạng phản ánh khả
năng sản xuất của con vật như khả năng sinh sản, sinh trưởng và cho thịt
- Tính trạng sinh vật học và bệnh học như nhóm máu, các gen chống đỡ
bệnh tật
1.1.1. Nguồn gốc và sự thuần hóa giống lợn
Nguồn gốc lợn nhà hiện nay là do lợn rừng tiến hoá mà thành và bắt
nguồn từ hai nhóm lợn rừng hoang dại. Đó là lợn rừng Châu Âu (Sus scrofa
ferus) và lợn rừng Châu Á (Sus orientalis, Sus cristatus sus vittatus) được con
người thuần hoá trong thời gian dài mà thành. Căn cứ vào hình dáng của tai
mà người ta chia cả hai nhóm lợn nguyên thuỷ Châu Âu và Châu Á thành hai
loại: Lợn tai dài và lợn tai ngắn.
Giống lợn cổ đại là do giống lợn nguyên thuỷ Châu Âu và nguyên thuỷ
Châu Á tạp giao mà thành. Giống lợn này được nuôi chủ yếu tại các nước dọc
theo Địa Trung Hải. Trong đó, lấy giống lợn lông xoăn La Mã và lợn ở bán
đảo Ban Căng lai với lợn Trung Quốc là giống lợn thành thục sớm, phẩm chất
thịt ngon, mềm, ở đời sau cho tự giao và hình thành giống lợn lai Cổ Đại. Các
giống lợn nhà nuôi hiện nay là do các giống lợn Cổ đại trước kia thông qua

các phương pháp tạp giao cải lương khác nhau mà dần hình thành nên, (Trần
Văn Phùng và cs, 2004) [25].
6

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http//: www.lrc-tnu.edu.vn


Trong quá trình thuần hoá lợn rừng, do điều kiện tự nhiên của các vùng
khác nhau, điều kiện lịch sử và trình độ phát triển sản xuất không giống nhau
dẫn đến việc hình thành giống lợn khác nhau.
Để giải quyết nhu cầu về thịt, con người đã cải thiện các điều kiện
chăm sóc nuôi dưỡng và tạo nên giống lợn nguyên thuỷ Châu Á từ lợn rừng
Châu Á có đặc điểm dễ béo, sớm thành thục. Ở Châu Âu, cũng do điều kiện
tự nhiên đã hình thành nên các giống lợn nguyên thuỷ Châu Âu có đặc điểm
như thành thục muộn, khả năng chịu đựng kham khổ cao.
Theo Nguyễn Thiện và cs (2005) [39] cho biết khi đã được thuần hoá,
lợn hoang đã có nhiều thay đổi. Điều trông thấy rõ nhất là thân hình bé hẳn đi,
nên các loại lợn nhà nguyên thuỷ đều bé nhỏ. ë Châu Âu, mãi đến cuối thời
kỳ Trung Cổ mới có các loại lợn to lớn, có những đặc điểm bên ngoài như tai
rủ, mãi về sau này do lai tạo có ý thức nên khối lượng lợn mới đa dạng hơn về
hình dáng dần và dài thêm, cao chân, móng phát triển.
Vào thế kỷ 20, ở Việt Nam chúng ta đã nhập nhiều giống lợn cao sản từ
nhiều nơi trên thế giới trong từng thời kỳ khác nhau. ë Miền Nam từ những
năm 1950 đã tuần tự nhập các giống Bershire, Yorkshire, Larrgge white,
Landrace Miền Bắc từ những năm 60 - 70 của thế kỷ trước nhập hàng loạt
lợn Tân Kim, Tân Cương từ Trung Quốc. Sau đó toàn quốc vào những năm
70 - 80 đã nhập các giống có tỷ lệ nạc cao như: Landrace, Yorkshire, Largge
white và vài chục năm trở lại đây các dòng Hybrid, các tổ hợp siêu nạc từ
các nước Đông Âu, Tây Âu, Mỹ để phát triển lợn lai các loại. Các giống lợn
lai cao sản thường được dùng để cho lai với các giống lợn địa phương như:

Đại Bạch x Ø, Landrace x Móng Cái, Yorkshire x Ba Xuyên hoặc để pha
máu với các dòng lợn cao sản khác.
1.1.2. Đặc điểm sinh học loài lợn
Lợn là một loài gia súc có nhiều đặc điểm quý phù hợp với nhu cầu của
con người, tuy nhiên phải tạo ra những điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng hợp lý
thì những đặc điểm quý ấy mới có thể phát huy tốt nhất. Nuôi dưỡng chăm sóc
hợp lý không những làm cho các đặc tính tốt thể hiện và phát huy một cách đầy
đủ mà còn có thể ảnh hưởng đến tính di truyền, làm cho nó phát triển theo
những hướng nhất định, đồng thời nâng cao khả năng sản xuất có lợi cho việc
7

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http//: www.lrc-tnu.edu.vn


tạo các giống mới. Muốn vậy chúng ta phải hiểu biết sâu sắc các đặc điểm sinh
vật học của lợn để khai thác ứng dụng trong sản xuất cho có hiệu quả.
1.1.2.1. Đặc điểm về di truyền
Cũng như các loài gia súc khác đặc điểm di truyền các tính trạng chất
lượng và số lượng trên lợn cũng tuân theo các quy luật di truyền của Mendel.
Màu sắc lông da như trắng, đen, vàng là những tính trạng chất lượng, còn
tính trạng số lượng được thể hiện qua các chỉ tiêu như: Số con/lứa, khả năng
tăng trọng, phẩm chất phần thân thịt có giá trị Đó là những tính trạng do
nhiều đôi gen quy định và chịu sự tác động của ngoại cảnh với nhiều mức độ
khác nhau, (Nguyễn Thiện và cs, 1996) [36].
Giá trị kiểu hình của một tính trạng được ký hiệu là P (phenotype);
Giá trị kiểu gen được ký hiệu là G (Genotype) và sai lệch môi trường
được ký hiệu bằng E (Enviroment). Mối quan hệ này được biểu thị bằng công
thức: P = G +E.
Giá trị kiểu gen (G) của giá trị số lượng do nhiều gen có hiệu ứng nhỏ
(minorgene) cấu tạo thành. Các gen này có hiệu ứng riêng bệt của từng gen

thì rất nhỏ, nhưng tập hợp nhiều gen nhỏ sẽ ảnh hưởng rất rõ rệt tới tính trạng
nghiên cứu, hiện tượng này gọi là hiệu ứng đa gen (Polygen). Các minorgen
này tác động lên tính trạng theo 3 phương thức: cộng gộp và át gen. Vì vậy
giá trị kiểu gen hoạt động thể hiện qua công thức:
G = A + D + I
Trong đó: G - Giá trị kiểu gen
A - Giá trị cộng gộp
D - Giá trị sai lệch trội
I - Giá trị sai lệch cộng gộp
A là thành phần quan trọng nhất của kiểu gen vì nó ổn định, có thể xác
định được và di truyền cho đời sau. Hai thành phần D và I cũng có vai trò
quan trọng vì đó là giá trị giống đặc biệt và chỉ xác định thông qua con đường
thực nghiệm.
Theo J.F.Lasley (1974) [11] cho biết những tính trạng có hệ số di
truyền (h
2
) từ 0,12 - 0,3 là những tính trạng có hệ số di truyền thấp. Những
tính trạng có hệ số di truyền bằng 0,4 - 0,5 là những tính trạng có hệ số di
truyền trung bình. Những tính trạng có hệ số di truyền > 0,5 là những tính
8

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http//: www.lrc-tnu.edu.vn


trạng có hệ số di truyền cao và cho hệ quả chọn lọc cao; còn những tính trạng
có hệ số di truyền thấp sẽ cho ưu thế lai cao (Nguyễn Thiện và cs, 1996) [36].
Từ kết quả phân tích trên cho thấy, các tính trạng về năng suất ở lợn
cũng như các vật nuôi khác là kết quả tác động giữa các yếu tố di truyền và
các yếu tố môi trường. Yếu tố di truyền được thể hiện cao hay thấp phụ thuộc
nhiều vào môi trường sống như: Khí hậu, dinh dưỡng, thức ăn Vì thế trong

thực tiễn công tác giống, muốn vật nuôi đạt năng suất chất lượng cao thì
ngoài việc thay đổi kiểu gen tạo ra những tổ hợp gen mới có năng suất chất
lượng tốt, cần phải chú ý đến việc cải tiến môi trường nuôi dưỡng, chăm sóc
đối với con vật.
1.1.2.2. Đặc điểm về cấu tạo hệ tiêu hoá và sinh lý tiêu hoá
Lợn là loài gia súc có dạ dày thuộc loại trung gian giữa dạ dày đơn và
dạ dày kép, bao gồm 5 phần: dạ dày đơn vùng thực quản (nhỏ), vùng manh
nang, vùng thượng vị, vùng thân vị và vùng hạ vị. Vùng thực quản không có
tuyến, vùng manh nang và thượng vị có tuyến tiết ra dịch nhầy không có
pepsin và HCl (Hoàng Toàn Thắng và cs, 2006) [33].
Theo Nguyễn Thiện và cs, (1998) [38] ruột non của lợn dài gấp 14 lần
chiều dài cơ thể bao gồm 3 phần: phần tá tràng, không tràng và hồi tràng.
Ruột già dài khoảng 4 - 5m gồm 3 phần: manh tràng, kết tràng và trực tràng.
Hệ tiêu hoá của lợn thay đổi khối lượng, kích thước và thể tích tuỳ theo
giống, thức ăn, phương thức chăn nuôi. Lợn nuôi theo hướng mỡ, chăn thả,
quảng canh ăn nhiều thức ăn thô thì bộ máy tiêu hoá to hơn, dài hơn so với
lợn hướng nạc. Do đặc điểm cấu tạo ống tiêu hoá mà lợn có các đặc điểm tạp
ăn, chịu đựng kham khổ và có khả năng lợi dụng thức ăn thô xanh cao, nhất là
nơi các giống lợn ít được chọn lọc. Lợn có thể sử dụng tốt nhiều loại thức ăn
nên nguồn thức ăn nuôi lợn rất phong phú, từ thức ăn thô xanh đến các loại
thức ăn hạt, từ các loại thức ăn có nguồn gốc động vật đến các loại thức ăn
khoáng, vitamin…
Lợn có thể sử dụng các loại thức ăn thô xanh cao, đặc biệt là lợn nội,
do tập quán chăn nuôi của nhân dân ta từ trước đến nay chủ yếu sử dụng thức
ăn thô xanh để nuôi lợn. Thức ăn xanh tốt có chứa nhiều chất dinh dưỡng, mặt
khác có hệ số choán cao có tác dụng tăng cường nhu động ruột và dạ dày,
kích thích tiết dịch tiêu hoá và tăng cường quá trình tiêu hoá. Do ăn nhiều
9

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http//: www.lrc-tnu.edu.vn



thức ăn thô xanh cho nên trong cơ quan tiêu hoá của lợn nội, ruột già thường
phát triển hơn lợn ngoại, vì ruột già và manh tràng là bộ phận chủ yếu của lợn
lợi dụng sự phát triển của hệ vi sinh vật để phân giải cellulose, do đó trong
điều kiện sử dụng nhiều rau xanh để nuôi lợn thì các giống lợn nội của ta vẫn
có khả năng sinh trưởng tốt, ngược lại các giống lợn nhập nội sinh trưởng
kém hơn. Song nếu trong điều kiện thức ăn tốt (chủ yếu là thức ăn tinh) thì
các giống lợn ngoại sinh trưởng phát triển tốt hơn lợn nội. Đây cũng là một
minh chứng cho khả năng chịu đựng kham khổ của giống lợn nội tốt hơn so
với lợn ngoại. Hệ số trao đổi cơ bản của lợn thấp hơn các loài gia súc khác, do
đó tiêu tốn thức ăn/1kg tăng khối lượng của lợn so với các loài gia súc khác như
bò, dê, cừu thì thấp hơn nhiều, do vậy nuôi lợn rất kinh tế. Để sản xuất ra một
khối lượng cơ thể, lợn chỉ sử dụng hết 4 - 6 kg thức ăn, trong khi đó bò phải ăn
hết 8 - 12 kg và dê cừu phải ăn hết 6 - 10 kg (Trần Văn Phùng và cs, 2004) [25].
Dựa vào các đặc điểm sinh học của hệ tiêu hoá nói trên chúng ta có thể
nghiên cứu phối hợp khẩu phần ăn cho phù hợp với hệ tiêu hoá của lợn nhằm
nâng cao năng suất trong chăn nuôi lợn.
1.1.2.3. Lợn là loài gia súc có khả năng sinh trưởng, năng suất thịt cao và
chất lượng thịt mỡ tốt
Lợn là loài gia súc có khả năng thành thục sớm, nhất là các giống lợn
nội của Việt Nam, do quá trình chọn lọc, nuôi dưỡng, tập quán chăn nuôi và
ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, khí hậu nhiệt đới. Lợn đực 40 - 50 ngày
tuổi đã có biểu hiện động dục và có khả năng giao phối, cơ quan sinh sản có
khả năng sản sinh ra tinh trùng. Lợn cái 3 - 4 tháng tuổi đã biểu hiện động
dục. Như vậy, nếu đem so sánh với các giống lợn khác trên thế giới thì lợn
nội thành thục rất sớm.
Theo Trần Văn Phùng và cs, (2004) [25] do khả năng sinh sản của lợn
nái cao, một năm một lợn nái có thể sản suất được 20 - 25 lợn con, nếu đem
nuôi vỗ béo thì sau 1 năm một lợn nái có thể góp phần sản xuất khoảng 2 tấn

thịt. Mặt khác, lợn có tốc độ sinh trưởng nhanh, có khả năng tích luỹ mỡ và
protein cao. Nếu so với các loài gia súc khác thì lợn có hệ số sinh trưởng và tỷ
lệ thịt xẻ cao nhất.
Lợn không những có khả năng sản xuất thịt cao mà phẩm chất thịt cũng
tốt. Thịt lợn có nhiệt lượng trong 1 kg thịt cao đạt tới 2680 Kcal/kg, trong khi
10

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http//: www.lrc-tnu.edu.vn


đó 1 kg thịt bò có 1710 Kcal. Trong thành phần dinh dưỡng của thịt lợn,
protein chiếm tỷ lệ tương đối cao. Protein của thịt lợn có chứa tất cả các axít
min cần thiết cho cơ thể con người. Thành phần lipit trong thịt vừa làm cho
thịt có giá trị năng lượng cao hơn vừa tăng mùi vị thơm ngon của thịt. So với
thịt của một số loài gia súc khác, thịt lợn có hàm lượng protein tương đương
(đạt 19% trong thịt nạc).
1.1.2.4. Lợn là loài gia súc có khả năng thích nghi cao, dễ huấn luyện
Lợn là loài gia súc có khả năng thích nghi cao với các điều kiện khí hậu
khác nhau, do đó địa bàn phân bố của chúng tương đối rộng rãi trên thế giới.
Khả năng thích nghi của lợn còn thể hiện ở khả năng duy trì được các đặc điểm
về sinh trưởng phát triển, tính năng sản xuất và di truyền các đặc điểm tốt này
cho đời sau. Khi di chuyển từ vùng này sang vùng khác, từ vùng ôn đới sang
vùng nhiệt đới và ngược lại thì lợn vẫn giữ được các đặc điểm của giống.
Lợn là loài gia súc dễ huấn luyện. Trong thực tiễn sản xuất, người ta lợi
dụng đặc điểm này để tập cho lợn các phản xạ có điều kiện thuận lợi cho việc
chăm sóc, nuôi dưỡng và quản lý lợn như tập cho lợn có phản xạ bài tiết phân,
nước tiểu đúng nơi quy định, tập cho lợn ăn đúng chỗ, đúng giờ, huấn luyện
đực giống nhảy giá để khai thác tinh trong truyền giống nhân tạo (Trần Văn
Phùng và cs, 2004) [25].
1.1.2.5. Đặc điểm về khả năng sinh sản của lợn

Sinh sản là hoạt động sinh lý cơ bản của động vật để duy trì nòi giống,
là sự truyền đạt thông tin di truyền từ thế hệ này sang thế hệ kia thông qua các
tế bào sinh dục là trứng và tinh trùng. Sự kết hợp giữa trứng và tinh trùng tạo
thành hợp tử và phát triển thành phôi, thai và sinh ra thế hệ mới.
Quá trình hoạt động sinh sản của gia súc là do hệ thống thần kinh thể dịch
của cơ thể điều tiết, chịu ảnh hưởng của các yếu tố di truyền và ngoại cảnh (thời
tiết, khí hậu, thức ăn, dinh dưỡng ). Trong chăn nuôi người ta đánh giá lợn là loài
gia súc có khả năng sinh sản cao, thành thục sớm, đẻ dễ và ít gặp khó khăn trong
khi đẻ. Nhất là các giống lợn nội, con đực 30 ngày tuổi có phản xạ nhảy, 40 ngày
tuổi đã có thể có tinh trùng non, 50 - 60 ngày tuổi cho phối thì con cái đã có thể có
chửa. Lợn cái nội 3 - 4 tháng tuổi đã động dục. Lợn là loài gia súc đa thai, trong
điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng hợp lý có thể đẻ 1,8 - 2,4 lứa/năm và đạt 10 - 12
con/lứa. Lợn nái có số vú nhiều, khả năng tiết sữa cao, các giống nội thường có từ
11

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http//: www.lrc-tnu.edu.vn


10 vú trở lên, lợn Móng Cái thường có 12 - 16 vú. Thời gian chửa đẻ của lợn ngắn
từ 113 - 114 ngày (Nguyễn Thiện và cs, 1998) [38].
1.1.2.6. Tập tính sinh hoạt của lợn
Trong tự nhiên lợn rừng sống theo bầy đàn, khi giao phối tự nhiên vào
mùa sinh sản của lợn thường xuyên xảy ra các cuộc chiến tranh giành giật lợn
cái giữa các con đực. Lợn nhà thích nghi nhanh với những tập luyện do con
người như hiệu lệnh, đúng giờ ăn, nơi thải phân, nước tiểu và nằm ngủ đúng
chỗ quy định
Lợn còn có những tập tính sinh hoạt và đặc thù riêng bịêt như: khi lợn
con bú lợn mẹ nằm nghiêng, lợn con mới sinh ra có thể đứng ngay dậy và tìm
vú mẹ để bú, lợn mẹ có thể vừa đẻ vừa cho con bú. Hiểu biết những tập tính
đó sẽ có tác dụng rất tốt đối với việc xây dựng quy trình kỹ thuật chăn nuôi,

huấn luyện lợn theo phản xạ có điều kiện làm cho khả năng thích nghi của lợn
trong điều kiện chăn nuôi tập trung trở nên phong phú hơn.
1.1.3. Ngoại hình thể chất của lợn
1.1.3.1. Đánh giá ngoại hình vật nuôi
a) Khái niệm ngoại hình
Các tính trạng về ngoại hình, sinh trưởng, năng suất và chất lượng sản
phẩm chăn nuôi là những tiêu chuẩn chọn lọc vật nuôi, giữ chúng lại làm
giống, nhằm tạo ra đời sau theo mong muốn của người chăn nuôi. Với các
tính trạng ngoại hình, người ta có thể đánh giá bằng quan sát để mô tả; còn
đối với các tính trạng sinh trưởng, năng suất và chất lượng thịt, người ta chỉ có thể
mô tả đánh giá chúng bằng các phép đo (Dương Mạnh Hùng và cs, 2004) [14].
Ngoại hình của vật nuôi là hình dáng bên ngoài của vật nuôi. Tuy
nhiên, trên những khía cạnh nhất định, ngoại hình phản ánh được cấu tạo của
các bộ phận cấu thành cơ thể, tình trạng cơ thể, tình trạng sức khoẻ, cũng như
năng suất vật nuôi. Để đánh giá ngoại hình vật nuôi, người ta dùng mắt quan
sát, dùng tay để sờ nắn, dùng thước để đo một số chiều nhất định. Ngoại hình
còn biểu hiện sự thích nghi với môi trường. Đánh giá ngoại hình vật nuôi là
bước đầu tiên tìm hiểu trạng thái sức khoẻ, sức sản xuất, hướng sản xuất của
vật nuôi để từ đó giúp chọn lọc những vật nuôi tốt hơn.
b) Đặc điểm ngoại hình của lợn
* Các bộ phận chính trên cơ thể lợn
12

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http//: www.lrc-tnu.edu.vn


Theo Trần Văn Phùng và cs, (2004) [25] muốn xác định chính xác ưu,
khuyết điểm về ngoại hình, người làm công tác giống phải nắm vững từng bộ
phận trên cơ thể lợn và đặc điểm cấu tạo của chúng.
- Đầu và cổ: Bao gồm có các bộ phận sau: Đầu, trán, mõm, tai, mắt, hàm, cổ.

Đầu: Khi giám định ngoại hình lợn, cần quan sát hình dáng đầu, mức
độ to nhỏ của nó. Đầu to hay nhỏ thường thống nhất với thân hình và tỷ lệ
thuận với nhau: dài đầu thường chiếm 18 - 24% dài thân.
Trán: Nhìn chung khi lợn có trán rộng thì thân cũng rộng và phát dục
nhanh. Những giống lợn đã được cải tiến thì trán rộng, các giống lợn nguyên
thuỷ thì trán hẹp. Do đó khi chọn giống cần chọn những cá thể có trán rộng.
Mõm: Hình dáng và độ dài của mõm là đặc trưng cho từng giống lợn.
Mõm cong và quá ngắn hoặc mõm quá dài đều không tốt. Khi chọn lợn nên
chọn những con có mõm vừa phải, có sự kết hợp tốt giữa hàm trên và dưới.
Tai: Hình dáng và độ to nhỏ của tai là đặc trưng của giống: Lợn Ỉ tai
nhỏ và đứng, lợn Landrace tai to và rủ xuống. Về độ dày và mỏng của tai thể
hiện thể chất của lợn. Nếu lợn có tai dày chứng tỏ thể chất thô, tai mỏng thể
chất thanh. Lợn tốt có tai mỏng và gốc tai hơi cứng.
Mắt: Mắt phải sáng, tròn nhanh nhẹn, không lồi và lõm quá sâu, mắt
không có nhiều nếp nhăn ở mi mắt. Mắt nhanh nhẹn là mắt tốt và thể chất
khoẻ mạnh.
Hàm: Hàm phải phát triển bình thường, cân đối. Hàm trên và hàm dưới
phải khít nhau, không chọn lợn có hàm lệch để làm giống.
Cổ: Cổ lợn ngắn hay dài, dày hay mỏng đều liên quan đến sinh trưởng,
phát dục của lợn. Yêu cầu có cổ dài vừa phải, cơ phát triển đều đặn, kết hợp
giữa đầu và cổ, cổ với vai phải chặt chẽ, không có vết lõm. Cổ của lợn đực
thường thô và ngắn hơn cổ lợn nái.
- Phần thân trước: Gồm có vai, ngực và hai chân trước. Yêu cầu chung
là cơ phát triển tốt ở vai, ngực sâu rộng, 2 chân trước chắc khoẻ.
Vai: Yêu cầu phải rộng, phẳng, cơ phát triển tốt vì thịt vai có chất
lượng tốt. Sự kết hợp giữa 2 xương cánh tay và xương bả vai cần có tỷ lệ nhất
định. Giữa bả vai với cổ lưng cần bằng phẳng. Khi quan sát ngoài không thấy
rõ ranh giới giữa các bộ phận là biểu hiện phát dục tương đối tốt.
13


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http//: www.lrc-tnu.edu.vn


Ngực: ngực cần rộng và sâu, vòng ngực lớn. Các chiều sâu và rộng
ngực có thể dùng thước để đo. Ở lợn phát triển bình thường, sâu ngực chiếm
60 - 65% cao thân, rộng ngực chiếm 40 - 50% cao thân.
Chân trước: Yêu cầu chân trước phải thẳng, không được choãi ra trước
hoặc ra sau, khoảng cách giữa 2 chân rộng không khép lại hình chữ X. Ngón
chân yêu cầu to, hơi chếch so với mặt phẳng ngang, nếu ngón chân quá dài,
yếu hoặc có cục bướu đều không tốt.
- Phần thân giữa: Phần này kéo dài từ xương bả vai đến hông. Gồm có:
lưng, bụng, hông, sườn, bầu vú và núm vú. Phần này gồm những phần thịt có
chất lượng tốt, do vậy khi chọn giống cần chú ý.
Lưng: Lưng phải thẳng, rộng, dài. Kết hợp giữa bả vai và thân sau tốt
có nghĩa là không bị lồi lõm. Lưng võng là biểu hiện của thể chất yếu hoặc
xương sống phát triển kém. Lợn nội của nước ta nói chung còn một nhược
điểm lớn là lưng võng. Vì vậy, trong quá trình chọn lọc cần chú ý để có thể
nâng cao được phẩm chất của giống.
Bụng: Đối với lợn nái, bụng phải to, nhưng không sệ sát đất. Bụng quá
to và sệ là biểu hiện của thể chất yếu. Bụng lợn đực cần thon gọn, nhưng
không quá nhỏ, không lõm.
Hông: rộng, phẳng, đẫy đà, dài vừa phải. Chỗ tiếp giáp giữa lưng và
mông ít nếp nhăn chứng tỏ kết hợp tốt nếu hông dài và hẹp là không tốt.
Sườn: yêu cầu rộng, tròn, nếu nhiều nếp nhăn là biểu hiện cơ phát triển
không tốt thể chất yếu.
Bầu vú và núm vú: Bầu vú lợn nái yêu cầu to. Số lượng vú của lợn đực,
lợn cái phải có 10 - 12 trở lên. Khoảng cách giữa các núm vú phải rộng, sắp
xếp đều và thẳng hàng, những vú như thế đảm bảo có nhiều sữa. Nếu số núm
vú ít, sắp xếp không thẳng hàng và có nhiều vú nép là không tốt. Những vú
như vậy tiết sữa ít, thậm chí không tiết sữa.

- Phần thân sau: Bao gồm có mông, đùi, chân sau, đuôi.
Mông: Yêu cầu dài, rộng, phẳng hoặc hơi chếch, thịt đầy đặn. Khi tiến
hành giám định do bộ phận này rất quan trọng, phải giám định tỷ mỉ ở 3 mặt:
phía trên, phía sau và 2 bên. Đứng hai bên để quan sát có thể phân biệt rõ
mông dài hay ngắn, dốc hay không dốc, rộng hay hẹp. Mông của lợn nái cần
rộng vì như vậy xương chậu phát triển tốt, lợn nái đẻ dễ dàng hơn.

×