Tải bản đầy đủ (.pdf) (120 trang)

nghiên cứu xây dựng tiêu chí rừng sản xuất là rừng nghèo kiệt được phép cải tạo để trồng rừng gỗ lớn, mọc nhanh vùng tây bắc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.25 MB, 120 trang )


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM



NGUYỄ N QUANG HỒ NG





NGHIÊN CỨU XÂY DƢ̣ NG TIÊU CHÍ
RƢ̀ NG SẢ N XUẤ T LÀ RƢ̀ NG NGHÈ O KIỆ T
ĐƢC PHP CẢI TẠO ĐỂ TRNG RỪNG GỖ LỚ N,
MỌC NHANH VNG TÂY BẮC

Chuyên ngành: Lâm học
Mã số: 60 62 60



LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP





Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. TRẦ N VĂN CON





Thái Nguyên, năm 2010



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên



LỜI CÁM ƠN
Luận văn được hoàn thành tại Trườ ng Đạ i họ c Nông Lâm Thá i Nguyên
năm 2010.
Có được kết quả này ngoài sự nổ lực của bả n thân không thể thiếu sự
giúp đỡ của cá c thầ y cô Trườ ng Đạ i họ c Nông Lâm Thá i Nguyên , Phng k
thuậ t Lâm sinh - Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam và các tỉnh Tây Bắ c .
Trong quá trình họ c tậ p và thực hiện luận văn , em đã nhận được sự hỗ
trợ của tập thể giá o viên Khoa Lâm nghiệ p , Khoa Đà o tạ o sau đạ i họ c trườ ng
Đạ i họ c Nông Lâm Thá i Nguyên , Phng Nghiên cứu K thuật lâm sinh , Chi
cục Lâm nghiệp cá c tỉ nh trong vù nng , nhân dịp này em xin chân thà nh cám
ơn về sự quan tâm và giúp đỡ quý báu đó.
Em xin bày tỏ lng biết ơn sâu sắc và kính trọng đến PGS .TS Trầ n văn
Con với tư cách là người hướng dẫn luậ n văn đã dành nhiều công sức giúp đỡ
em hoàn thành luận văn.
Xin chân thành cám ơn sự động viên, giúp đỡ của gia đình và bạn bè

đồng nghiệp.
Học viên

Nguyễ n Quang Hồ ng









Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên



MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chƣơng 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 3
2.1. Ngoài nước 3
2.1.1. Quan niệm về rừng nghèo (kiệt) 3
2.1.2. Qui mô và nguyên nhân hình thành rừng thứ sinh nghèo 5
2.1.3. Các chiến lược phục hồi rừng 12
2.1.4. Cải tạo rừng và một số mô hình cải tạo rừng ở nước ngoài 14
2.2. Trong nước 19
2.2.1. Quan niệm về rừng nghèo kiệt 19
2.2.2. Qui mô và đặc trưng của rừng nghèo ở Việt Nam 21
2.2.3. Các chiến lược quản lý rừng nghèo kiệt ở Việt Nam 27

2.2.4. Một số mô hình cải tạo rừng thành công ở Việt Nam 31
2.3. Thảo luận 34
Chƣơng 2. MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU 40
2.1. Mục tiêu 40
2.2. Nội dung và giới hạn nghiên cứu 40
2.3. Phương pháp nghiên cứu 41
2.3.1. Phương pháp tổng quát 41
2.3.2. Các phương pháp cụ thể 42
Chƣơng 3. ĐIỀU KIỆN CƠ BẢN VNG NGHIÊN CỨU 46
3.1. Vị trí địa lý 46
3.2. Địa hình, địa thế 46
3.3. Khí hậu, thủy văn 46
3.3.1. Khí hậu 46
3.3.2. Thu văn 47
3.4. Đặc điểm thổ nhưỡng 47

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên



3.5. Hiệ n trạ ng tà i nguyên rừ ng 49
3.6. Kinh tế, xã hội 50
3.6.1. Dân số, dân tộc, lao động 50
3.6.2. Tình hình thu nhập đời sống 50
3.7. Đánh giá chung 51
3.7.1. Thuận lợi 51
3.7.2. Hạn chế 51
Chƣơng 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 53
4.1. Qui mô và phân bố rừng nghèo kiệt ở vùng Tây Bắc 53

4.1.1. Quan điểm về rừng nghèo kiệt của đề tài 53
4.2. Các đặc trưng lâm học của rừng nghèo kiệt ở vùng Tây Bắc 59
4.2.1. Trạng thái rừng gỗ nghèo lá rộng thường xanh và nửa rụng lá (RGN) . 60
4.2.2. Trạng thái rừng gỗ phục hồi lá rộng thường xanh và nửa rụng lá
(RGPH) 62
4.2.3. Trạng thái rừng hỗn giao: rừng gỗ + rừng tre nứa 63
4.3. Đánh giá, lựa chọn các tiêu chí lựa chọn rừng nghèo kiệt để chuyển đổi
thành rừng trồng gỗ lớn mọc nhanh 65
4.3.1. Quan điểm xác định tiêu chí rừng nghèo kiệt cần thiế t cải tạo 65
4.3.2. Phân loại rừng có khả năng phục hồi và không có khả năng phục
hồi bằng các quá trình tự nhiên 71
4.3.3. Đề xuất các tiêu chí định lượng và định tính cho rừng thứ sinh
nghèo kiệt được phép cải tạo 72
4.4. Đề xuất phương pháp xác định lập địa rừng nghèo kiệt để trồng rừng gỗ
lớn mọc nhanh vùng Tây Bắc 76
KẾT LUẬN, TN TẠI, KHUYẾN NGHỊ 83
Kết luận 83
Tồn tại 84
TÀI LIỆU THAM KHẢO 86
MỘ T SỐ HÌ NH Ả NH 90
PHỤ LỤC 93

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên



BẢNG KÊ CÁC CHỮ VIẾT TẮT

ADB
Ngân hàng phát triển châu Á

CARD
Cơ quan hợp tác nghiên cứu và phát triển ÚC
CCD
Công ước chống sa mạc hoá
CCR
Chứng chỉ rừng
CDB
Công ước bảo tồn đa dạng sinh học
CITES
Công ước buôn bán động vật hoang dã
ĐCĐC
Định canh định cư
ĐDSH
Đa dạng sinh học
ĐHLN
Đại học lâm nghiệp
ĐTQHR
Điều tra qui hoạch rừng
DTTN
Diện tích tự nhiên
FAO
Tổ chức nông lương thế giới
FSC
Hội đồng quản trị rừng
G IS
Hệ thống thông tin địa lý
GTZ
Cơ quan hợp tác k thuật Đức
HST
Hệ sinh thái

ITTO
Tổ chức gỗ nhiệt đới quốc tế
JICA
Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản
KHSXLN
Khoa học sản xuất lâm nghiệp
KNPHR
Khoanh nuôi phục hồi rừng
KTLS
K thuật lâm sinh
LNCĐ
Lâm nghiệp cộng đồng
LNXH
Lâm nghiệp xã hội
LSNG
Lâm sản ngoài gỗ
LTQD
Lâm trường quốc doanh
MDF
Medium density Fibre (Nhà máy ván ép sợi mật độ vừa)
NWG
Nhóm công tác quốc gia

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên



NCLN
Nghiên cứu lâm nghiệp
NLKH

Nông lâm kết hợp
NN&PTNT
Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
ODA
Vốn viện trợ chính thức, trực tiếp nước ngoài
ÔTC
Ô tiêu chuẩn
P&C&I
Bộ tiêu chuẩn QLRBV
PHR
Phục hồi rừng
PARA
Đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia
PTLNBV
Phát triển lâm nghiệp bền vững
QLRBV
Quản lý rừng bền vững
QSDĐ
Quyền sử dụng đất
RĐD
Rừng đặc dụng
RPH
Rừng phng hộ
RSX
Rừng sản xuất
SIDA
Cơ quan hợp tác quốc tế Thủ y Điển
STTNSV
Sinh thái tài nguyên sinh vật
TBKHKT

Tiến bộ khoa học k thuật
TCLN
Tổng cục Lâm nghiệp
TSTN
Tái sinh tự nhiên
UBND
U ban nhân dân
VKHLNVN
Viện Khoa học lâm nghiệp Việt Nam
VQG
Vườn quốc gia
WB
Ngân hàng thế giới
WFP
Chương trình lương thực thế giới
WWF
Quĩ bảo vệ động vật hoang dã
XTTSTN
Xúc tiến tái sinh tự nhiên


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên



DANH MỤ C CÁ C BẢ NG

Bảng 1.1. Sự khác nhau giữa ba trạng thái chính của rừng nghèo và rừ ng
phục hồi thứ sinh 6
Bảng 1.2. Các cường độ tác động dẫn tới suy thoái rừng 8

Bảng 1.3: Sinh trưởng của các loài cây trồng và cây tái sinh 32
Bảng 1.4: Sinh trưởng của các loài cây làm giàu tại Kon Hà Nừng 33
Bảng 1.5: So sánh sản xuất bậc một với các thảm thực vật thứ sinh sau
khi rừng bị phá ở Việt Nam (Thomasius, 1979) 37
Bảng 2.1. Phân bố số lượng ôtc trên các dạng rừng và tỉnh điều tra 44
Bảng 4.1. So sánh một số chỉ tiêu lâm học của các trạng thái rừng 55
Bảng 4.2. Sai số tương đối ∂ (%) của diện tích RGN và RGPH là RSX ở
các vùng và tỉnh điều tra 57
Bảng 4.3. So sánh diện tích các trạng thái RSX là rừng tự nhiên từ các
nguồn khác nhau 58
Bảng 4.4. Một số chỉ tiêu lâm học của RGN vùng TB 61
Bảng 4.5. Một số chỉ tiêu lâm học của RGPH vùng TB 62
Bảng 4.6. Một số chỉ tiêu lâm học của RHG vùng TB 64
Bảng 4.7. Phân loại rừng có khả năng phục hồi và không có khả năng
phục hồi 71
Bảng 4.8. Tiêu chí các trạng thái rừng theo năng suất 72
Bảng 4.9. Phân nhóm các tiêu chí xác định đối tượng rừng được phép cải
tạo vùng Tây Bắc 73
Bảng 4.10. Các chỉ tiêu lâm học đối với các loại rừng nghèo được phép
cải tạo 75
Bảng 4.11. Trữ lượng bình quân của rừng Việt Nam 76


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên



DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1: Sơ đồ mô phỏng năng suất thực tế và tiềm năng của lập địa có

khả năng phục hồi 37
Hình 2.1. Sơ đồ bố trí ô tiêu chuẩn điều tra 43
Hình 4.1: Sơ đồ so sánh quá trình suy thoái rừng 54
Hình 4.2. Phân bố qui mô diện tích RSX là rừng nghèo ở vùng Tây Bắc 59
Hình 4.3: Sơ đồ quá trình lựa chọn các giải pháp lâm sinh trong kinh
doanh rừng tự nhiên 70



















Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Nhu cầu gỗ nguyên liệu ngày càng tăng trong khi tiềm năng cung cấp

của rừng tự nhiên ngày càng giảm, thực tế này đã thúc đẩy các quốc gia, đặc
biệt là các nước đang phát triển ở khu vực nhiệt đới gia tăng diện tích rừng
trồng. Theo một đánh giá lâm nghiệp toàn cầu của FAO năm 2002 thì diện
tích rừng trồng trên phạm vi toàn cầu tăng từ 17,8 triệu ha năm 1980 lên 43,6
triệu ha vào năm 1990 và 187 triệu ha năm 2000. FAO ước tính t lệ trồng
rừng mới hàng năm trên thế giới vào khoảng 4,5 triệu ha trong đó châu Á
chiếm 79%, và Nam M chiếm 11%. Có sự tăng trưởng chắc chắn của diện
tích rừng trồng công nghiệp trong giai đoạn 1991-2000, các rừng trồng công
nghiệp này chủ yếu là cây gỗ mọc nhanh, như là kết quả việc gia tăng sự tham
gia của khu vực tư nhân. Ở Việt Nam, diện tích rừng trồng hiện nay đã có trên
2,3 triệu ha và đang gia tăng với tốc độ khá nhanh, trong đó rừng trồng công
nghiệp cây mọc nhanh cũng có xu hướng gia tăng kể cả để cung cấp nguyên
liệu giấy và cung cấp gỗ lớn. Trồng rừng gỗ lớn mọc nhanh là một xu hướng
đang được quan tâm nghiên cứu ở Việt Nam. Tuy nhiên, một trong những vấn
đề khó khăn cho người trồng rừng là qu đất để trồng rừng rất hạn chế và
ngày càng khan hiếm.
Tại Tờ trình số 1699/BNN-LN ngày 8/7/2005 của Bộ NN&PTNT trình
Chính phủ phê duyệt đề án trồng rừng nguyên liệu phục vụ cho chế biến, sản
xuất sản phẩm gỗ xuất khẩu, trong đó đề xuất giải pháp thực hiện là: xác định
trạng thái rừng thứ sinh nghèo kiệt thuộc đối tượng sản xuất không có khả
năng phục hồi thành rừng để trồng rừng theo phương thức thâm canh có năng
suất, chất lượng cao.
Khái niệm rừng giàu, rừng trung bình và rừng nghèo được dùng để chỉ
trạng thái (chủ yếu là trữ lượng) của rừng. Các chỉ tiêu để phân biệt trạng thái

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

2
trữ lượng của rừng trong các hệ thống phân loại rừng hiện nay chưa có sự
thống nhất. Quan niệm thế nào là rừng nghèo kiệt; căn cứ vào các cơ sở khoa

học nào để xây dựng các chỉ tiêu xác định rừng nghèo kiệt được phép cải tạo
là những vấn đề đang đặt ra rất cấp bách trong thực tiễn quản lý rừng hiện
nay. Theo các hệ thống phân loại trạng thái rừng hiện tại thì, rừng nghèo kiệt
là rừng tự nhiên thứ sinh có trữ lượng dưới 60 m
3
/ha. Trên thực tế, có một
diện tích rất lớn rừng nghèo kiệt không có khả năng phục hồi bằng con đường
khoanh nuôi tái sinh tự nhiên. Tuy nhiên, theo các qui chế quản lý rừng tự
nhiên trước đây thì không cho phép khai hoang rừng tự nhiên nghèo kiệt để
trồng lại rừng. Do vậ y, để tiến hành cải tạo rừng tự nhiên nghèo kiệt trồng lại
rừ ng vớ i năng xuấ t , chấ t lượ ng cao hơn , trên thự c tế hiệ n nay cầ n giả i đá p 3
câu hỏi sau:
(i) Quan niệ m thế nà o là rừ ng nghè o kiệ t ?
(ii) Cơ sở khoa họ c nà o để xây dự ng tiêu chí rừ ng nghè o kiệ t ?
(iii) Tiêu chí định lượ ng và định tính củ a rừ ng nghè o kiệ t như thế nà o ?
Là hết sức cần thiết. Vì vậy, trong khuôn khổ của một luận văn thạc sĩ, học
viên chọn đề tài: “Nghiên cứu xây dựng tiêu chí rừng sản xuất là rừng nghèo
kiệt được phép cải tạo để trồng rừng gỗ lớn, mọc nhanh vùng Tây Bắc ”với
mong muốn đóng góp một phần nhỏ bé vào việc phân tích các cơ sở lý luận
và thực tiễn để đề xuất tiêu chí rừng nghèo kiệt được phép cải tạo để trồng
rừng kinh tế, đặc biệt các loài gỗ lớn mọc nhanh.











Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

3
Chƣơng 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Ngoài nƣớc
2.1.1. Quan niệm về rừng nghèo (kiệt)
Sự suy thoái rừng được hiểu một cách khái quát: là quá trình dẫn đến
phá vỡ cấu trúc rừng, mất sự đa dạng của loài cây bản địa, các quá trình sinh
thái đặc trưng cho hiện trạng rừng tự nhiên và năng suất của chúng. Sự suy
thoái rừng có thể xẩy ra ở nhiều hình thức và được biểu hiện ở nhiều qui mô
khác nhau. Sự suy thoái xẩy ra khi các sự kiện phi tự nhiên gây ra những xáo
trộn trong các quá trình tự nhiên làm tổn hại đến sự cân bằng sinh thái. Một số
tác giả quan niệm suy thoái rừng chỉ bao gồm sự giảm sút hoặc suy yếu khả
năng sản xuất gỗ của một diện tích rừng do ảnh hưởng của các yếu tố bên
ngoài, đặc biệt là các hoạt động của con người; sự giảm bớt về diện tích
không thuộc khái niệm suy thoái rừng (Serna,1986) [28]. Một số khác quan
niệm suy thoái rừng bao gồm cả sự chuyển đổi mục đích sử dụng rừng và sử
dụng rừng theo kiểu bóc lột, dù cho nó thoả mãn các lợi ích kinh tế và xã hội
(Wil de Jong, Đỗ Đình Sâm, Triệu Văn Hùng, 2006) [20]. Grainger (1988)
[23] đã đưa ra khái niệm suy thoái thảm thực vật bằng cách định nghĩa đó là
một sự giảm sút tạm thời hoặc vĩnh viễn về mật độ, cấu trúc, tổ thành loài
hoặc năng suất của thảm thực vật. Sự suy thoái có thể là kết quả của các hoạt
động ảnh hưởng trực tiếp đến thảm thực vật (như khai thác, đốt cháy rừng, gió
bão) hoặc các thành phần trong hệ sinh thái rừng (HSTR) nhưng không ảnh
hưởng trực tiếp đến rừng (như nước, tính chất đất và không khí). Trong môi
trường nhiệt đới, suy thoái rừng ở qui mô lớn và cường độ cao là hiện tượng
thường xẩy ra do sự bùng nổ về dân số và nhu cầu ngày càng cao về các sản
phẩm gỗ nhiệt đới trong quá trình phát triển của các quốc gia. Rừng nhiệt đới

đang trong quá trình giảm sút với tốc độ chưa từng thấy và dẫn đến các HSTR

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

4
bị suy thoái. Kết quả của quá trình suy thoái rừng là rừng thứ sinh bị suy thoái
(nghèo). Các chỉ thị vật lý chính về mức độ của sự suy thoái rừng được biểu
hiện ở các nhân tố: cấu trúc đứng, mật độ lâm phần, thành phần tổ thành loài
và năng suất như sau:
(i). Cấu trúc đứng của một lâm phần rừng bị suy thoái có thể bị thiếu
một vài tầng tán đặc trưng cho rừng nguyên sinh. Khai thác là nguyên nhân
gây ra sự phá vỡ cấu trúc này vì nhiều cây ở tầng ưu thế đã bị chặt hạ.
(ii). Mật độ cây biểu hiện cấu trúc ngang của lâm phần. Trong rừng bị
suy thoái (rừng nghèo), nó có thể được đặc trưng qua sự khép tán, chất lượng
tán, sự tan vở, mật độ cây và mật độ sinh khối. Rừng bị suy thoái so với rừng
chưa bị tác động, thường biểu lộ nhiều lỗ trống hơn. Tuy nhiên, rừng chưa bị
tác động (nguyên sinh) cũng có thể chứa các lỗ trống do các nguyên nhân tự
nhiên như cây bị sét đánh và chết tự nhiên. Quá trình khai thác các cây to tạo
ra những lỗ trống lớn. Độ tàn che của rừng bị thoái hoá thường không bình
thường so với rừng nguyên sinh. Việc khai thác quá mức có thể tạo ra rừng
thưa gần với cấu trúc trảng cây bụi. Rừng bị suy thoái có thể có độ tàn che
thấp hơn rừng chưa bị tác động. Trong nhiều trường hợp của rừng suy thoái,
các lổ trống do chặt cây to sẽ được thay thế bởi các cây bụi có kích thước nhỏ
và chất lượng kém hơn nhiều.
(iii). Thành phần tổ thành loài có thể bị biến đổi một cách tạm thời hoặc
lâu dài trong rừng bị thoái hoá so với rừng nguyên sinh. Việc khai thác các
loài có giá trị thương mại làm giảm tổ thành loài trong rừng. Quá trình TSTN
có thể bổ sung các loài thứ sinh, hoặc các loài được trồng bổ sung sẽ dẫn đến
sự thay đổi trong cấu trúc tổ thành của rừng.
(iv). Biến động trong cấu trúc, mật độ và tổ thành loài dẫn đến thay đổi

về năng suất sinh học của rừng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

5
Mức độ thay đổi các nhân tố chỉ thị này so với thảm thực vật gốc biểu
hiện mức độ suy thoái của rừng; căn cứ vào đó chúng ta có thể xác định hệ
thống các chỉ tiêu để phân loại các trạng thái rừng bị suy thoái:
Rừng nguyên sinh => Rừng nguyên sinh bị suy thoái nhẹ => Rừng nguyên
sinh bị suy thoái trung bình => Rừng nguyên sinh bị suy thoái mạnh =>Trảng
bụi/trảng cỏ => Đất rừng bị thoái hoá (đất tróng).
2.1.2. Qui mô và nguyên nhân hình thành rừng thứ sinh nghèo
Việc thống kê thứ sinh và rừng nghèo thường gặp những khó khăn do
các quan niệm và định nghĩa về rừng nghèo và thứ sinh phục hồi ở các nước
rất khác nhau. Tuy vậy, một số ước lượng về quy mô rừng nghèo và rừng
phục hồi cũng đã được đưa ra, ví dụ FAO (1993 [21]) ước tính có 532 triệu ha
bằng 29% tổng diện tích rừng nhiệt đới đã bị suy thoái thành rừng nghèo hoặc
rừng phục hồi sau khi bị tác động mạnh, Wadsworth (1997) [30] ước lượng
trên phạm vi thế giới có khoảng 494 triệu ha rừng nhiệt đới đã bị khai thác
kiệt và có đến 402 triệu ha rừng phục hồi sau bỏ hóa nương rẫy. ITTO (2002)
[24] dựa trên cơ sở số liệu thống kê từ nhiều nguồn khác nhau đã đưa ra một
ước lượng về quy mô rừng nhiệt đới bị suy thoái của 77 nước nhiệt đới vào
năm 2000 là khoảng 850 triệu ha , xấp xĩ 60% tổng diện tích được thống kê là
rừng nhiệt đới. Trong đó khoảng 500 triệu là rừng nghèo và rừng phục hồi thứ
sinh và 350 triệu ha rừng hoàn toàn trong giai đoạn từ 1950-2000. Diện tích
rừng tự nhiên nhiệt đới bị mất hàng năm, trong những năm 1990 được ước
lượng là khảng 15,2 triệu ha, trong đó 14,2 triệu bị chuyển đổi sang các dạng
sử dụng đất khác và khoảng 1 triệu ha được phục hồi sau khi ngừng canh tác
nông nghiệp bằng quá trình tái sinh tự nhiên (FAO, 2001) [22].
Rừng nghèo, rừng phục hồi thứ sinh và đất rừng bị thoái hóa thường

tồn tại trong cảnh quan tổng hợp và luôn luôn biến động. Các giai đoạn hiện
tại và/hoặc sự phối hợp của các trạng thái rừng này tồn tại rất gần nhau trong

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

6
không gian và thời gian và thường rất khó phân biệt giữa chúng với nhau. Tuy
nhiên, mỗi trạng thái đều có những đặc trưng (được mô tả ở bảng 1.1) cần
phải được chú ý khi xây dựng các chiến lược quản lý chúng.
Sự hình thành và động thái tiến triển của rừng nghèo và rừng phục hồi
thứ sinh được gây ra bởi các tác động liên quan với nhau trong một cảnh quan
rộng lớn. Các tác động dẫn đến suy thoái rừng tồn tại thông qua sự liên tục
của cường độ sử dụng. (xem bảng 1.2).
Bảng 1.1. Sự khác nhau giữa ba trạng thái chính của rừng nghèo
và rừng phục hồi thứ sinh

Rừng nghèo
Rừng phục hồi
thứ sinh
Đất rừng
thoái hóa
Cường
độ bị phá
Nhẹ đến trung bình
trong phạm vi của
các xáo trộn tự nhiên
bình thường
Cường độ nhiều, bị
chặt ít nhất là 90%
thảm thực vật gốc

Cường độ mạnh và
lặp lại nhiều lần,
mất toàn bộ thảm
thực vật gốc, xói
mn đất mặt và thay
đổi tiểu khí hậu
Các
nguyên
nhân của
sự xáo
trộn
 Khai thác gỗ quá
mức
 Khai thác LSNG
quá mức
 Các sự kiện tự
nhiên như cháy
rừng, bão
 Chăn thả quá
mức
 Chặt trắng, đốt
làm rẫy và bỏ
hóa
 Các sự kiện thiên
tai như cháy,
bão, lũ, lở đất
 Sử dụng qúa
mức, cháy rừng
lặp đi lặp lại,
chăn thả, quản lý

kém
 Xói mn đất
Quá trình
phát triển
của thảm
thực vật
 Biến động tương
đối ít trong động
thái sinh trưởng
và tái sinh, ngoại
trừ những nơi có
chăn thả hạn chế
tái sinh tự nhiên.
 Một quá trình
diễn thế phục hồi
sẽ diễn ra. Trong
quá trình này có
thể phân biệt
được nhiều pha
hoặc giai đoạn
 Diễn thế phục
hồi phát triển rất
chậm sau khi
rừng bị phá.
 Quá trình này
thường dẫn từ
thảm rừng đến

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


7

Rừng nghèo
Rừng phục hồi
thứ sinh
Đất rừng
thoái hóa
 Các loài cây củ
thường bị ảnh
hưởng (tán,
thân), hoặc mất
tiềm năng tái
sinh.
 Phục hồi chủ yếu
bằng tái sinh tự
nhiên bằng chồi
hoặc hạt.
 Thành phần loài
thay đổi so với
rừng nguyên
sinh.
 Biến động diễn
thế hạn chế so
với các vùng bị
tác động mạnh.
với những đặc
trưng thành phần
loài, cấu trúc và
động thái khác
nhau. Thành

phần loài thay
đổi trong kết cấu
ưu thế từ giai
đoạn đầu đến giai
đoạn cuối của
diễn thế.
 Bắt đầu một quá
trình sinh trưởng
nhanh với tốc độ
tích lũy sinh khối
và carbon cao.
thảm cỏ, cây bụi
hoặc trong
trường hợp xấu
nhất là đất trống.
Các đặc
trưng
 Cấu trúc rừng
chưa hoàn toàn bị
mất
 Trong các khu
rừng đã chăn thả
quá mức, tầng
dưới phát triển
kém và thiếu lớp
cây con tái sinh.
 Các loài ưa sáng
tái sinh sau khi bị
tác động thường
giống như trong

rừng nguyên
sinh.
 Rừng phục hồi
có thành phần
loài và ngoại
mạo khác hẳn so
với nguyên sinh.
Các loài ưu thế
ưa sáng mạnh.
 Thiếu thảm thực
vật rừng, có thể
có rải rác các cây
hoặc nhóm cây
tiên phong.


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

8
Bảng 1.2. Các cƣờng độ tác động dẫn tới suy thoái rừng
Giai đoạn
sử dụng thấp
Giai đoạn
khai thác mạnh
Giai đoạn
rừng bị mất
* Hệ sinh thái rừng giảm
chậm do khai thác chọn
lọc



* Diện tích rừng phục
hồi thứ sinh còn ít

* Cảnh quan rừng
nguyên sinh chiếm ưu
thế.
* Hệ sinh thái rừng
giảm mạnh do khai thác
gỗ, các LSNG quá mức
và/hoặc canh tác nương
rẫy
* Các vùng rừng nghèo
và rừng phục hồi thứ
sinh rộng lớn
* Cảnh quan rừng nghèo
và rừng phục hồi thứ
sinh tăng nhanh
* Chỉ cn lại những
đám rừng rãi rác trong
cảnh quan trống.

* Rừng chỉ cn lại ở
trên đất rìa khó trồng
trọt

* Cảnh quan nông
nghiệp chiếm ưu thế
Trong các vườn quốc
gia, khu bảo tồn và một

số vùng xa của Tây
Nguyên, Trung trung bộ.
Các vùng Trung du
miền núi phía Bắc,
Đông nam bộ, Duyên
hải miền Trung
Vùng đồi Trung du ở
các tỉnh miền núi phía
Bắc.
Căn cứ theo các nguyên nhân hình thành, có thể chia rừng phục hồi thứ
sinh thành các loại sau đây:
(i). Rừng thứ sinh phục hồi sau khai thác kiệt (post-extraction secondary
forests) (RPHSKT): rừng tái sinh sau khi cấu trúc của thảm thực vật gốc bị
suy giảm mạnh đến một mức độ nhất định.
RỪNG => KHAI THÁC => TÁI SINH
RPHSKT chiếm một diện tích khá lớn ở Việt Nam và chiếm cảnh quan
khá lớn ở nhiều vùng sinh thái ở Việt Nam, đặc biệt là ở vùng Tây bắc, địa

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

9
bàn nghiên cứu của luận án. Loại rừng này được hình thành từ rừng nguyên
sinh bị khai thác lặp đi lặp lại nhiều lần trong một thời gian dài mà chủ yếu là
do mục đích đáp ứng các nhu cầu tại chổ hơn là khai thác gỗ thương mại.
RPHSKT có vai tr quan trong trong việc đáp ứng các nhu cầu tại chổ về
LSNG và gỗ củi của các cộng đồng dân địa phương, chúng đang bị đe dọa
cao bởi các sức ép của sự gia tăng dân số và các nguyên nhân như: khai thác
trái phép, quản lý kém, quyền sử dụng không rõ ràng hoặc chồng chéo, cháy
rừng, suy thoái đất và chuyển đổi sang các mục đích sử dụng khác. Nói
chung là chúng ta đạng thiếu một chính sách thích hợp cho quản lý rừng thứ

sinh phục hồi.
(ii). Rừng thứ sinh phục hồi sau nương rẫy (swidden fallow secondary
forests) (RPHSNR): rừng tái sinh sau khi canh tác nương rẫy rồi bỏ hóa để
chờ chu kỳ canh tác tiếp theo
RỪNG => CHẶT => ĐỐT => CANH TÁC NÔNG NGHIỆP => BỎ HÓA

RPHSNR cũng có diện tích khá lớn ở những vùng có các cộng đồng dân
bản địa sống chủ yếu bằng hệ canh tác nương rẫy truyền thống. Trong rất nhiều
trường hợp, RPHSNR bỏ hóa được coi là đất chưa sử dụng, nhưng trong thực tế
đây là một giai đoạn trong quá trình canh tác nương rẫy truyền thống.
(iii). Vườn rừng thứ sinh (secondary forest gardens) (VRTS): là rừng thứ
sinh hình thành từ rừng trồng quản canh quy mô nhỏ hoặc trên đất bỏ hóa sau
nương rẫy có trồng bổ sung làm giàu:
RỪNG => RỪNG TRỒNG NHỎ QUẢNG CANH + TÁI SINH TỰ NHIÊN
Hoặc:
RỪNG => CHẶT => ĐỐT => CANH TÁC NN => BỎ HÓA CÓ TRỒNG LÀM GIÀU
Loại rừng này được đặc trưng bởi thành phần cây trồng, và các cây được
chăm sóc bảo vệ, nhưng thành phần chủ yếu của chúng vẫn là các cây tái sinh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

10
tự nhiên. Rừng trồng quảng canh quy mô nhỏ không được chăm sóc không tốt
nhưng quá trình tái sinh tự nhiên đã bổ sung vào thành rừng phục hồi thứ
sinh; rừng phục hồi sau nương rẫy có trồng bổ sung làm giàu, ở những nơi có
sự gia tăng công tác chăm sóc, chúng sẽ trở thành hệ canh tác nông lâm kết
hợp được gọi là vườn rừng.
(iv). Rừng thứ sinh phục hồi sau cháy (post-fire secondary forests)
(RPHSC): rừng tái sinh sau cháy rừng dô nhân tác hoặc tự nhiên
RỪNG => CHÁY => TÁI SINH

Hiện không có số liệu thống kê về loại rừng này, tuy nhiên ở Việt Nam
chắc chắn có không ít rừng thứ sinh được phục hồi sau cháy rừng, đặc biệt là ở
các kiểu rừng Tràm (ở U Minh Thượng), rừng Thông ở Lâm Đồng và Kon Tum.
(v). Rừng thứ sinh phục hồi từ đất rừng thoái hóa (rehabilitated
secondary forests): rừng phục hồi thứ sinh từ đất rừng thoái hóa (tức là đất
không cn rừng do nhiều nguyên nhân khác nhau) nhờ các nổ lực phục hồi
như khoanh nuôi, xúc tiến tái sinh tự nhiên và/hoặc trồng bổ sung.
RỪNG => ĐẤT RỪNG BỊ THOÁI HÓA => PHỤC HỒI + TÁI SINH
Một số đặc trƣng cơ bản của rừng phục hồi
Quá trình diễn thế phục hồi rừng hoạt động thông qua các chuỗi biến đổi
được mô tả bằng các giai đoạn khác nhau và chúng có thể được phân biệt
bằng độ ưu thế của các nhóm loài cây rừng. Các nghiên cứu lâm học về diễn
thế phục hồi rừng thường phân biệt 4 giai đoạn như sau:
(1). Giai đoạn tái sinh: giai đoạn này được khởi sự khi rừng bị tác động
và tạo ra những khoảng trống (gaps). Giai đoạn này thường kéo dài đến
khoảng 10 đến 15 năm và có thể chia thành 3 pha như đã được mô tả ở mục
trên. Thành phần tham gia vào quá trình này chủ yếu là các loài tiên phong ưa
sáng, mọc nhanh và trong một chừng mực nào đó là các cây con đã tái sinh
trong rừng nguyên sinh nhưng do không đủ điều kiện ánh sáng đang ở trong

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

11
trạng thái bị chèn ép và chờ đợi cơ hội có đủ ánh sáng để phát triển. Một số
loài cây được tái sinh từ chồi (rễ hoặc gốc) của các cây trong rừng nguyên
sinh đã bị chặt. Một tán rừng được thiết lập nhanh chóng nhờ sự phát triển rất
nhanh của các loài cây bụi tiên phong.
(2) Giai đoạn hình thành rừng: Giai đoạn này bắt đầu khi các cây tái
sinh đã lấp đầy khoảng trống tạo thành tán rừng và hình thành tiểu khí hậu
của rừng và tạo điều kiện thuận lợi cho các cây chịu bóng tái sinh và phát

triển. Tiến trình của giai đoạn này phụ thuộc vào kích thước ban đầu của các
khoảng trống và khả năng tái sinh của lập địa, tổ thành của các cây con tái
sinh đã tồn tại và điều kiện phát tán của các loài nhập cư. Các loài cây tiên
phong ưa sáng chiếm ưu thế tuyệt đối trong giai đoạn này và độ dài chu kỳ
sống của chúng quyết định thời gian tồn tại của giai đoạn diễn thế này. Khả
năng sinh trưởng về chiều cao là nhân tố quyết định sự thành công hay thất
bại của các loài cạnh tranh nhau trong giai đoạn này. Đây là giai đoạn mà
động thái của rừng diễn ra mạnh nhất và thời gian của giai đoạn này cũng rất
ngắn (từ 5 đến 10 năm) và nó sẽ kết thúc khi đại đa số các loài tiên phong có
đời sống ngắn bị đào thải.
(3) Giai đoạn trưởng thành (cực đỉnh): giai đoạn này bắt đầu khi các
loài chịu bóng và trung tính bắt đầu đạt được vị trí đồng ưu thế hoặc ưu thế
trong tán rừng và phần lớn các loài tiên phong đã bị đào thải. Chiều cao rừng
đạt chiều cao của tán rừng nguyên sinh và lúc này các cây trong tầng ưu thế
chủ yếu gia tăng sinh trưởng về đường kính. Cạnh tranh sinh trưởng chiều cao
chỉ hạn chế ở tầng dưới của rừng. Giai đoạn này có thể kéo dài vài thập k
nếu không phải là thế k (thường là từ 75-100 năm). Các loài định cư chịu
bóng chiếm vai tr chủ đạo trong giai đoạn này và các giai đoạn tiếp theo của
rừng trưởng thành.
(4) Giai đoạn suy thoái: Giai đoạn này được đặc trưng bởi sự chết cục
bộ của các cây thành thục sinh lý để tạo ra các khoảng trống có kích thước rất

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

12
khác nhau và các khoảng trống này lại nhanh chóng được lấp đầy bằng quá
trình tái sinh (lặp lại giai đoạn 1).
2.1.3. Các chiến lược phục hồi rừng
Phục hồi rừng (PHR) được hiểu một cách khái quát nhất chính là quá
trình ngược lại của sự suy thoái. Nếu một khu rừng nguyên sinh bị tác động

làm phá vỡ sự cân bằng của nó; với khả năng tự điều chỉnh tự nhiên thì nó
luôn luôn có xu hướng vận động quay trở lại trạng thái ban đầu, quá trình này
được gọi là diễn thế phục hồi. Trong nhiều trường hợp, khi sự tác động quá
mạnh, vượt quá khả năng tự điều chỉnh của HST thì quá trình phục hồi lại
trạng thái ban đầu không thể xẩy ra, hoặc xẩy ra rất chậm. Lúc này cần đến sự
trợ giúp của con người. Do đó, hoạt động PHR được hiểu là các hoạt động có
ý thức của con người nhằm làm đảo ngược quá trình suy thoái rừng. Để phục
hồi lại các HSTR đã bị thoái hoá, chúng ta có rất nhiều lựa chọn tuỳ thuộc vào
từng đối tượng và mục đích cụ thể. Lamb và Gilmour (2003)[25] đã đưa ra ba
chiến lược nhằm làm đảo ngược quá trình suy thoái rừng là cải tạo, khôi phục
và PHR. Các khái niệm này được định nghĩa như sau:
- Cải tạo hay là thay thế (reclamation or replacement): khái niệm này
được hiểu là sự tái tạo lại năng suất và độ ổn định của một lập địa bằng cách
thiết lập một thảm thực vật hoàn toàn mới để thay thế cho thảm thực vật gốc
đã bị thoái hoá mạnh. ở vùng nhiệt đới, các xã hợp thực vật được thay thế
này thường đơn giản nhưng lại có năng suất cao hơn thảm thực vật gốc. Các
lập địa rừng nghèo kiệt, trảng cây bụi… là đối tượng của hoạt động này và
cũng là những cơ hội cho việc thiết lập các rừng công nghiệp sử dụng các
loài cây nhập nội sinh trưởng nhanh hơn và có giá trị kinh tế cao hơn so với
thảm thực vật gốc. Cải tạo rừng là chiến lược lâm sinh thường áp dụng cho
đối tượng rừng nghèo kiệt mà khả năng phục hồi không đạt những gì mà chủ
rừng mong muốn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

13
- Khôi phục (restoration): hiểu một cách chính xác về mặt lý thuyết thì
khôi phục lại một khu rừng bị suy thoái (rừng nghèo) là đưa khu rừng đó trở
về nguyên trạng ban đầu của nó. Đưa về nguyên trạng bao gồm cả các thành
phần thực vật, động vật và toàn bộ các quá trình sinh thái dẫn đến sự khôi

phục lại hoàn toàn tính tổng thể của HSTR. Đây là một định nghĩa quá nhiều
tham vọng; chứa đựng nhiều thách thức về mặt k thuật và cũng sẽ rất tốn
kém nhưng có thể đạt được xét về mặt sinh thái. Tuy nhiên, về mặt thực tế
việc khôi phục rừng nghèo có thể được hiểu là một loạt các chiến lược, nhằm
chuyển những khu rừng nghèo vào dãy diễn thế đi lên của rừng, để đạt được
các trạng thái mong muốn trong tương lai. Khôi phục là chiến lược lâm sinh
thường áp dụng đối với rừng nguyên sinh bị suy thoái.
- Phục hồi (rehabilitation): khái niệm PHR được định nghĩa như là gạch
nối (= trung gian) giữa cải tạo và khôi phục. Trong trường hợp này, một vài
cố gắng có thể được thực hiện để thay thế thành phần dễ thấy nhất của thảm
rừng gốc, đó thường là tầng cây cao bao gồm cả các loài bản địa được thay
thế bằng các loài có giá trị kinh tế và sinh trưởng nhanh hơn. Phục hồi là
chiến lược áp dụng cho đối tượng đất rừng đã bị thoái hoá (tức là đất không
có rừng, nó có thể bao gồm các nhóm hoạt động: (i) Trồng rừng
(afforestation): trồng rừng được hiểu là sự chuyển đổi từ đất không có rừng
thành rừng thông qua trồng cây, gieo hạt thẳng hoặc XTTSTN (Smith, 2002)
[29]. (ii) Trồng lại rừng (reforestation): là hoạt động trồng rừng trên đất
không có rừng do bị mất rừng trong một thời gian nhất định.
Như vậy, sự khác nhau giữa trồng lại rừng và trồng rừng nằm ở thời gian
không có rừng của đối tượng (=đất trồng rừng), hoạt động trồng rừng ở đối
tượng có thời gian rất lâu không phải là rừng thì gọi là trồng rừng; cn hoạt
động đó trên đối tượng mới không có rừng trong thời gian ngắn thì gọi là
trồng lại rừng. Trong nhiều trường hợp, trồng rừng, trồng lại rừng được hiểu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

14
đồng nghĩa với sự cải tạo (hay là sự thay thế). Theo chúng tôi thì nên hiểu cải
tạo rừng là hoạt động thay thế rừng nghèo kiệt thành rừng trồng có năng suất
cao hơn, cn trồng rừng và trồng lại rừng là hoạt động gây lại rừng trên đất

trống đồi núi trọc. PHR có thể được giải thích như một phương pháp phối hợp
giữa các hoạt động thay thế, phục hồi và khôi phục. Hoạt động phục hồi có
thể thay đổi tuỳ thuộc vào mục đích, điều kiện của đối tượng (= rừng nghèo)
và rừng mong muốn đạt đến. Sự lựa chọn chiến lược PHR được quyết định từ
các điều kiện cụ thể của rừng hoặc thảm thực vật của lập địa cần phục hồi; do
đó, việc phân loại rừng nghèo để xác định đối tượng cho các chiến lược phục
hồi là hết sức quan trọng và có tính quyết định về mặt k thuật.
2.1.4. Cải tạo rừng và một số mô hình cải tạo rừng ở nước ngoài
Cải tạo rừng hiểu theo nghĩa rộng là: Thông qua các biện pháp tác động
lâm sinh để thay đổi thành phần và cấu trúc của rừng tự nhiên, tuỳ theo mức
độ tác động và sự thay đổi của cấu trúc rừng so với trạng thái gốc của nó,
người ta có thể chia thành hai nhóm:
(i) Cải tạo dần dần (chuyển hoá rừng)
(ii) Cải tạo toàn diện
Chuyển hoá: các phương pháp chuyển hoá rừng được chia thành hai
phạm trù:
a. Chuyển hoá dần lâm phần thông qua các biện pháp chặt nuôi dưỡng
(tỉa thưa cải thiện) và các k thuật làm giàu rừng. Các biện pháp này thường
áp dụng cho các lâm phần rừng non đến rừng trung niên.
b. Chuyển hoá rừng dựa vào quá trình tái sinh tự nhiên và hệ thống chặt
chọn để tái cấu trúc lại các thế hệ cây trong lâm phần. Các hệ thống lâm sinh
thuộc nhóm này bao gồm:
- Chuyển hoá thành rừng có dạng đồng đều cao (Malaysian Uniform
system=MUS; Tropical Shelterwood System=TSS; Trinidad TSS;

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

15
Uniformisation par le haut (nghĩa là phương pháp tỉa thưa đồng hoá);
Methode Martineau (khác với các phương pháp trên là không dựa vào quá

trình tái sinh tự nhiên mà dựa vào việc trồng bổ sung dưới tán rừng).
- Chuyển hoá rừng thành rừng chặt chọn: trong khi mục tiêu của các
phương pháp chuyển vừa nói trên đây là nhằm đồng đều hoá cấu trúc và thành
phần loài của lâm phần gốc, thì mục tiêu của các biện pháp sẽ nói đến trong
nhóm này là tạo ra một lâm phần có cấu trúc đa tầng theo hệ thống kinh
doanh chặt chọn (Philippine Selective Logging System=PSLS); Indonesian
Selective Logging System =ISLS; Améleoration des peuplements naturels
=APN nghĩa là: hệ thống cải thiện lâm phần tự nhiên; Queensland System.
Một số khía cạnh k thuật cần lưu ý trong các biện pháp lâm sinh
chuyển hoá rừng tự nhiên:
+ Loại bỏ dây leo và các loài phi mục đích
+ Điều chỉnh mật độ lâm phần
+ Chu kỳ sản xuất (một lần hay nhiều lần: monocyclic and polycyclic):
monocyclic nghĩa là toàn bộ cây có giá trị thương mại được khai thác một lần
để tạo ra lâm phần có sự đồng tuổi cao (MUS hay TSS); polycyclic nghĩa là
mỗi kỳ khai thác chỉ chặt hạ một phần hạn chế các cây có giá trị thương mại
để tạo thành rừng có cấu trúc chặt chọn, quản lý bền vững (PSLS và ISLS).
Cải tạo toàn diện: Cải tạo toàn diện được hiểu là việc thay đổi thảm
rừng gốc bằng một lâm phần rừng nhân tạo trên một diện tích tương đối lớn
(không thuộc phạm trù lỗ trống). Tức là diện tích rừng củ được khai thác
trắng và thiết lập lại thảm rừng mới. Cải tạo rừng khác với trồng rừng trên đất
trống ở các khía cạnh sau đây:
- Chặt hạ cây và dọn diện tích được chặt hạ cần nhiều công lao động và
chi phí cho việc này thường vượt quá tiền thu được từ bán gỗ đã khai thác,
nhất là những diện tích rừng cải tạo thường là rừng nghèo kiệt, gỗ có giá trị

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

16
không nhiều. Việc nâng cao hiệu quả lao động bằng các phương pháp cơ giới

lại thường gặp vấn đề về tác động môi trường (phá vở cấu trúc đất).
- Điều kiện lập địa, ít nhất là các tính chất vật lý của đất thích hợp hơn
cho việc trồng cây rừng so với đất trống (vì đất cn tính chất đất rừng).
Sự đâm chồi và phát triển nhanh của dây leo bụi rậm có thể cạnh tranh
với cây mới trồng, nhưng mặt khác lại có tác dụng che phủ đất và tạo môi
trường cho quá trình tái sinh tự nhiên để hình thành rừng thứ sinh.
Những khía cạnh này sẽ tạo ra sự khác nhau trong k thuật thiết lập và
chăm sóc rừng cải tạo so với rừng trồng trên đất không cn rừng; các kết quả
thì không khác nhau mấy: thường là tạo ra rừng đồng tuổi, một tầng, độc canh
một loài sinh trưởng nhanh (chủ yếu là nhập nội). Có rất nhiều mô hình cải
tạo rừng tự nhiên tương tự nhau đã được áp dụng trên toàn thế giới. Sâu đây
là một số mô hình điển hình:
(1) Phƣơng pháp limba (Mesthode limba)
Mô hình này được phát triển ở Công Gô và bao gồm các bước sau:
- Khu rừng cải tạo được điều tra và chia thành các lô 1-km
2
, sau đó chia
thành các ô nhỏ 1 ha. Trong quá trình điều tra chia lô này, các diện tích không
thích hợp cho trồng rừng (đầm lầy, độ dốc quá cao,…) sẽ được loại ra.
- Cây bụi ở tầng lâm hạ được phát trắng bằng dao và/hoặc rìu tương tự
như phát rẫy. Cây (không có giá trị thương mại) có đường kính D1,3 lớn hơn
30 cm được ken chết. Công việc này được thực hiện vào đầu mùa khô, vào
cuối mùa khô sẽ đốt các vật liệu trên diện tích.
- Trên rạch trồng cây, dọn sạch các vật liệu không cháy hết để cuốc hố.
- Cự ly trồng 6 x 6 m (một nửa mật độ cuối cùng) hoặc 12 x 12 m (mật
độ cuối cùng). Cây con nuôi trong vườn ươm 15-18 tháng đạt chiều cao từ 1-
1,5 m kể cả rễ, được cắt thành stump có độ dài 30-35 cm để đem trồng.
- Chăm sóc 3 lần trong một năm đối với rừng từ 1-4 tuổi, từ 2-3 lần/năm
đối với rừng có tuổi từ 5-7 tuổi. Ở tuổi 7, cây limba (Terminalia superba) đạt


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

17
chiều cao trên 10 m, vượt tầng cạnh tranh lâm hạ thì không cần chăm sóc nữa.
(Catinot, 1965) [1].
(2) Phƣơng pháp okome (Mesthode okoumes)
Mô hình này được áp dụng tại Gabon và khác với mô hình mesthode limba ở
việc áp dụng một loài cây khác (Aucoumea klaineana) và các k thuật sau:
- Máy kéo bánh xích D7 được dùng để ủi các cây nhỏ có đường kính
D1,3 dưới 30 cm.
- Cự ly trồng: 5 x 4 m dày hơn nhiều so với mật độ cuối cùng là 12 x 12m.
- Phương pháp trồng có thể bằng gieo hạt thẳng, cây con có bầu hoặc stumps.
- Các biện pháp chăm sóc nhằm mục đích loại bỏ sự cạnh tranh của cây
bụi và dây leo đối với cây trồng. Cây trồng okoumes cần được giữ ở mật độ
dày cho đến khi thấy rõ xu thế phân cành của nó. Khó khăn đáng kể nhất là sự
xâm lấn của loài cây Musanga cecropioides) có mặt ở khắp nơi đất trống vì
sự phát triển chồi cực nhanh của chúng. Tỉa thưa được tiến hành một lần ở
tuổi 15 để có mật độ cuối cùng. Luân kỳ kinh doanh của okoumé là 60 năm,
với sản lượng từ 60 đến 65 cây có đường kính khoảng 80cm, khoảng từ 200-
300 tấn gỗ vener trên mỗi ha.
(3) Các hệ thống nông lâm kết hợp (Taungya systems)
Về nguồn gốc taungya là tên gọi của hệ thống canh tác nương rẫy của
người Karen (một bộ tộc miền núi Miến Điện). Theo lời khuyên của nhà thực
vật học người Đức Dietrich Brandis từ năm 1855, người nông dân đã gieo hạt
Tếch xen vào cây nông nghiệp của họ là lúa cạn và cây bông. Sau khi người
nông dân bỏ hoá rẫy, rừng Tếch non được chuyển cho cơ quan lâm nghiệp
quản lý. Sự tham gia trồng Tếch theo cách này của người làm nương rẫy đã
tạo ra mô hình cải tạo rừng theo hình thức nông lâm kết hợp dưới cái tên nổi
tiềng là Taungya systems. Hệ thống này được áp dụng trên qui mô lớn từ năm
1868 khi cơ quan dịch vụ lâm nghiệp Anh đánh giá sự thành công của việc

×