Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
NGUYỄN MẠNH TIẾN
PHÂN TÍCH VÀ PHÂN LOẠI CÂU THEO
LÝ THUYẾT KẾT TRỊ
(TRÊN CỨ LIỆU CÂU ĐỘNG TỪ TRONG TIẾNG VIỆT)
Chuyên ngành: Ngôn ngữ học
Mã số: 60.22.01
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC
Người hướng dẫn khoa học: TS. ĐÀO THỊ VÂN
THÁI NGUYÊN - 2010
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
NGUYỄN MẠNH TIẾN
PHÂN TÍCH VÀ PHÂN LOẠI CÂU THEO
LÝ THUYẾT KẾT TRỊ
(TRÊN CỨ LIỆU CÂU ĐỘNG TỪ TRONG TIẾNG VIỆT)
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC
THÁI NGUYÊN - 2010
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
1
Mục lục
Trang
Mở đầu
1
1. Lí do chọn đề tài
1
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3
4. Lịch sử vấn đề
6
5. Phương pháp nghiên cứu
6
6. Dự kiến đóng góp mới của luận văn
7
7. Bố cục luận văn
8
Chƣơng 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn
9
1.1.Lí thuyết kết trị.
9
1.1.1. Lí thuyết kết trị của L. Tesnière.
9
1.1.1.1. Thuật ngữ kết trị
9
1.1.1.2. L. Tesnière và công trình Những cơ sở của ngữ pháp
cấu trúc.
9
1.1.1.3. Khái niệm nút, nút động từ, diễn tố (actant), chu tố
(corconstant).
11
1.1.1.4. Hiện tượng biệt lập của các diễn tố
15
1.1.2. Lý thuyÕt kÕt trÞ trong ng«n ng÷ häc các nước
17
1.2. Một số vấn đề lí luận và thực tiễn của cách vận dụng lí
thuyết kết trị vào việc phân tích, phân loại câu
20
1.2.1. Vấn đề vận dụng lí thuyết kết trị vào việc việc phân tích,
phân loại câu qua một số công trình ngôn ngữ học
20
1.2.2. Nguyên tắc, thủ pháp và quy trình phân tích, phân loại
câu theo lí thuyết kết trị.
24
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
2
1.2.2.1. Một số vấn đề chung về câu
24
1.2.2.2. Nguyên tắc phân tích, phân loại câu theo lí thuyết kết trị
27
1.2.2.3. Các thủ pháp phân tích, phân loại câu theo lí thuyết kết
trị.
31
1.2.2.4. Quy trình phân tích, phân loại câu theo lí thuyết kết trị.
1.3. Tiểu kết
33
35
Chƣơng 2:
Thử nghiệm phân tích, phân loại câu động từ
tiếng Việt theo lí thuyết kết trị
38
2.1. Thành phần chính của câu – vị ngữ.
38
2.1.1. Xác định vị ngữ dựa vào thuộc tính kết trị của động từ.
38
2.1.2. Phân loại vị ngữ dựa vào kết trị bắt buộc của vị từ - vị
ngữ.
50
2.1.2.1. Vị ngữ được biểu hiện bằng động từ vô trị.
51
2.1.2.2. Vị ngữ được biểu hiện bằng động từ đơn trị.
2.1.2.3. Vị ngữ được biểu hiện bằng động từ song trị.
2.1.2.4. Vị ngữ được biểu hiện bằng động từ tam trị.
51
52
54
2.2. Chủ ngữ.
55
2.2.1. Xác định chủ ngữ dựa vào thuộc tính kết trị của vị từ- vị
ngữ.
55
2.2.1.1. Định nghĩa.
55
2.2.1.2. Xác định đặc điểm của chủ ngữ dựa vào kết trị của
động từ - vị ngữ.
55
2.3. Tân ngữ.
60
2.4. Phân biệt chủ ngữ với tân ngữ.
62
2.5. Vấn đề khởi ngữ nhìn từ góc độ lí thuyết kết trị.
71
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
3
2.6. Phân loại câu động từ theo lí thuyết kết trị
87
2.6.1. Vài nét về cách phân loại câu theo quan niệm truyền
thống
87
2.6.2. Cách phân loại câu theo kết trị.
88
2.6.2.1. Tiêu chí phân loại
88
2.6.2.1.1. Dựa vào mức độ hiện thực hóa kết trị của động từ - vị
ngữ (mức độ hoàn chỉnh về cú pháp của câu).
2.6.2.1.2. Dựa vào số lượng thành phần chính…
2.6.2.1.3. Cách mô hình hóa các kiểu câu
88
89
89
2.6.3. Các kiểu câu đơn
90
2.6.3.1. Các kiểu câu đơn xét theo mức độ phức tạp về cấu tạo
của các thành phần bắt buộc. Câu đơn không mở rộng và câu
đơn mở rộng.
90
2.6.3.2. Các kiểu câu đơn xét theo số lượng thành phần phụ bắt
buộc (diễn tố) có bên động từ – vị ngữ.
91
A. Câu có vị ngữ là các động từ không đòi hỏi bổ ngữ bắt buộc
(câu vô trị).
91
B. Câu có vị ngữ là các động từ đòi hỏi một bổ ngữ bắt buộc
(câu đơn trị).
91
C. Câu có vị ngữ là động từ đòi hỏi hai bổ ngữ bắt buộc (câu
song trị)
92
2.6.4. Các kiểu câu ghép.
2.6.4.1. Câu có ý nghĩa liệt kê, trình bày sự việc.
2.6.4.2. Câu có ý nghĩa nối tiếp
2.6.4.3. Câu có ý nghĩa lựa chọn
111
111
112
112
2.6.4.4. Câu có ý nghĩa độc lập (tương phản).
113
Kết luận
Tài liệu tham khảo
115
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
4
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Câu là đơn vị phức tạp, có đặc tính nhiều mặt. Trong việc nghiên cứu câu,
vấn đề phân tích, phân loại câu về mặt cú pháp luôn được coi là vấn đề quan
trọng nhất, thu hút sự quan tâm đặc biệt của các nhà nghiên cứu.
1.2. Mặc dù việc phân tích và phân loại câu về mặt cú pháp đã đạt được những
thành tựu quan trọng nhưng đến nay, trong tiếng Việt, việc định nghĩa, xác định,
phân biệt các thành phần câu, các kiểu câu vẫn còn là những vấn đề nan giải.
Điểm qua việc nghiên cứu câu về mặt cú pháp, có thể thấy rằng đến nay,
khuynh hướng nghiên cứu câu theo truyền thống vẫn là khuynh hướng chủ đạo.
Những thành tựu đạt được của việc nghiên cứu câu theo quan điểm truyền thống
là rất quan trọng và to lớn. Tuy nhiên, ở hướng nghiên cứu này cũng bộc lộ
những nhược điểm, mâu thuẫn mà nhiều nhà nghiên cứu đã chỉ ra. Trong khuôn
khổ của quan niệm truyền thống chưa có sự chứng minh một cách thuyết phục sự
tồn tại của chủ ngữ, vị ngữ với tư cách là hai thành phần chính tạo nên nòng cốt
của câu. Việc định nghĩa chủ ngữ, bổ ngữ, việc phân biệt chủ ngữ với bổ ngữ,
việc phân biệt bổ ngữ với đề ngữ, phân biệt trạng ngữ của từ với trạng ngữ của
câu, phân biệt câu đơn với câu phức, câu ghép vẫn còn là những vấn đề chưa
được giải quyết thỏa đáng. Những hạn chế, mâu thuẫn của cách phân tích câu
theo quan niệm truyền thống chính là lí do thôi thúc các nhà nghiên cứu tìm kiếm
một hướng đi mới.
Cách phân tích câu theo cấu trúc cú pháp cơ bản và cách phân tích câu theo
quan điểm ngữ pháp chức năng chính là hai trong số những kết quả bước đầu của
sự tìm tòi này. Những cách phân tích câu được đề xuất theo hai khuynh hướng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
5
trên đây mặc dù soi sáng thêm một số vấn đề thuộc các bình diện khác nhau của
câu tiếng Việt nhưng vẫn chưa giúp giải quyết được các mâu thuẫn.
1.3. Lí thuyết kết trị là một trong những lí thuyết quan trọng, một thành tựu lớn
của ngôn ngữ học thế kỉ XX. Sau khi ra đời, lí thuyết này đã được phát triển, ứng
dụng rộng rãi trong nghiên cứu ngữ pháp ở nhiều nước. Ở Việt Nam, lí thuyết kết
trị đã được nghiên cứu trong công trình chuyên khảo Kết trị của động từ tiếng
Việt của Nguyễn Văn Lộc [23]. Kết quả nghiên cứu của công trình này mở ra một
khuynh hướng nghiên cứu ứng dụng rất thiết thực và phù hợp với ngữ pháp tiếng
Việt đặc biệt là khả năng ứng dụng vào việc phân tích, phân loại câu .
1.4. Việc nghiên cứu câu theo lí thuyết kết trị, theo chúng tôi là một hướng
nghiên cứu có ý nghĩa lí luận, thực tiễn và có nhiều triển vọng.
Về lí luận, việc nghiên cứu câu theo lí thuyết kết trị góp phần làm sáng tỏ
khả năng và cách thức vận dụng lí thuyết này vào việc phân tích, phân loại câu
tiếng Việt theo cấu tạo ngữ pháp, qua đó, góp phần giải quyết một số vấn đề tranh
luận về các thành phần câu (chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ, đề ngữ) và các kiểu câu
(câu đơn, câu phức, câu ghép).
Về thực tiễn, kết quả nghiên cứu của đề tài có thể được sử dụng vào việc
biên soạn các tài liệu phục vụ cho việc dạy học câu tiếng Việt nói riêng, ngữ pháp
tiếng Việt nói chung.
Với những lí do đã trình bày trên đây, chúng tôi mạnh dạn chọn đề tài:
Phân tích và phân loại câu theo lí thuyết kết trị.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.
Việc nghiên cứu đề tài này hướng tới mục đích:
- Làm rõ bản chất, nội dung, khuynh hướng phát triển của lí thuyết kết trị
qua ý kiến của một số tác giả tiêu biểu.
- Làm rõ cơ sở, nguyên tắc và thủ pháp vận dụng lí thuyết kết trị vào việc
phân tích, phân loại câu tiếng Việt.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
6
- Qua thử nghiệm vận dụng lí thuyết kết trị vào việc phân tích, phân loại
câu động từ trong tiếng Việt, góp phần làm sáng tỏ bản chất, đặc điểm, ranh giới
của các thành phần câu, các kiểu câu xét theo cấu tạo ngữ pháp.
- Góp phần thúc đẩy, nâng cao chất lượng, hiệu quả của việc nghiên cứu và
dạy học ngữ pháp tiếng Việt theo quan điểm hiện đại.
Để đạt được mục đích trên đây, luận văn cần thực hiện các nhiệm vụ:
- Nghiên cứu bản chất, nội dung, khuynh hướng phát triển của lí thuyết kết
trị qua các công trình của L. Tesnière và một số nhà ngôn ngữ học khác.
- Đề xuất nguyên tắc và thủ pháp vận dụng lí thuyết kết trị vào việc phân
tích câu động từ trong tiếng Việt.
- Tiến hành phân tích, phân loại câu động từ trong tiếng Việt theo lí thuyết
kết trị.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là câu có vị ngữ là động từ trong tiếng
Việt.
Phạm vi nghiên cứu của luận văn là câu động từ được dùng trong tiếng
Việt hiện đại xét ở bình diện cú pháp.
Do khuôn khổ của luận văn có hạn, việc phân tích câu động từ chỉ chủ yếu
tập trung vào việc làm rõ bản chất cú pháp, đặc điểm và ranh giới của một số
thành phần câu (đặc biệt, các thành phần câu hiện đang có ý kiến tranh luận) và
các kiểu câu nhìn từ góc độ kết trị. Việc miêu tả chi tiết ý nghĩa, hình thức và
việc phân loại tỉ mỉ các thành phần câu, các kiểu câu theo cấu tạo và ý nghĩa sẽ
không được chú ý.
4. Lịch sử vấn đề.
Trong việc phân tích và phân loại câu về mặt cú pháp, khuynh hướng
truyền thống luôn giữ vai trò chủ đạo
Nét chung đồng thời cũng là nét cơ bản của cách phân tích câu truyền
thống là thừa nhận chủ ngữ, vị ngữ là hai thành phần chính (nòng cốt) của câu và
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
7
ngoài hai thành phần chính là chủ ngữ vị ngữ, câu còn có các thành phần phụ như
trạng ngữ, bổ ngữ, định ngữ Cách phân tích câu theo quan niệm trên đây có tính
phổ biến nhất không chỉ trong Việt ngữ học mà trong ngôn ngữ học nước ngoài.
Về ưu điểm, cách phân tích câu theo truyền thống đã phản ánh được tương đối
đầy đủ và trung thực tổ chức ngữ pháp của câu. Nó đã đưa ra được một bức tranh
về thành phần câu tương đối phù hợp với cảm nhận của người bản ngữ. Về mặt
thực tiễn, hệ thống khái niệm ngữ pháp nói chung và thành phần câu nói riêng
của ngữ pháp học truyền thống đã giúp cho người học nắm được một cách khá
thuận lợi tổ chức ngữ pháp của câu và có thể vận dụng có hiệu quả trong nói,
viết. Sự tồn tại lâu dài và tính ổn định tương đối của hệ thống khái niệm ngữ
pháp truyền thống chứng tỏ giá trị lý luận và thực tiễn to lớn của nó. Tuy nhiên,
cách phân tích câu theo truyền thống cũng còn khá nhiều hạn chế. Hạn chế cơ
bản của cách phân tích truyền thống là chưa thấy hết bản chất phức tạp, nhiều
mặt của câu, chưa đưa ra được những tiêu chí thỏa đáng để xác định, phân loại
các thành phần câu. Đúng như N.I.TJapkina đã nhận xét: "Trong khuôn khổ của
quan niệm truyền thống, việc miêu tả một cách không mâu thuẫn hệ thống thành
phần câu vẫn chưa đạt được; hơn nữa, vẫn chưa có được cả phương pháp cho
phép định nghĩa một cách không mâu thuẫn thành phần câu như là thể thống
nhất của hình thức và nội dung của nó" [53; 174].
Các thành phần câu được xác định và miêu tả trong ngữ pháp học truyền
thống như chủ ngữ, vị ngữ, bổ ngữ, định ngữ về thực chất là những phạm trù cú
pháp (hay cú pháp ngữ nghĩa). Tuy nhiên, khi xác định chúng, ngữ pháp học truyền
thống thường không dựa triệt để và nhất quán vào mặt cú pháp. Chủ ngữ truyền
thống về thực chất, chỉ là một diễn tố của vị từ (thành tố thể hiện kết trị của vị từ),
nhưng khi xác định thành phần này, nhiều tác giả không dựa hẳn vào đặc tính cú
pháp mà thường dựa vào đặc tính thông báo.
Việc xác định chủ ngữ là thành phần chính của câu cũng sẽ dẫn đến một số
mâu thuẫn. Chẳng hạn: a) Sẽ luận giải như thế nào vai trò của chủ ngữ trong các
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
8
cụm chủ vị làm thành phần câu và vai trò chủ ngữ trong những câu không có hoặc
không bắt buộc phải có chủ ngữ ? b) Sẽ giải thích như thế nào hiện tượng khi cụm
chủ vị tham gia vào mối quan hệ cú pháp với các yếu tố ngoài cụm thì rất dễ dàng
lược bỏ chủ ngữ, tức là chỉ vị ngữ có quan hệ ý nghĩa và hình thức với yếu tố bên
ngoài đó?. Vì không đứng hẳn trên địa hạt cú pháp để xác định các thành phần cú
pháp của câu nên ngữ pháp học truyền thống đã đề xuất, đưa khởi ngữ vào hệ
thống thành phần cú pháp của câu và xác định nó theo đặc trưng “nêu chủ đề” rõ
ràng không phải là đặc trưng cú pháp.
Cũng do ảnh hưởng của quan niệm về tính hai đỉnh cú pháp của câu, ngữ
pháp truyền thống học đã không xử lý thỏa đáng bản chất cú pháp của trạng ngữ
khi coi nó là thành phần phụ chung cho nòng cốt câu, mặc dù trên thực tế, trạng
ngữ hầu như chỉ có quan hệ có quan hệ ý nghĩa và hình thức với vị từ – vị ngữ.
Để khắc phục những mâu thuẫn, hạn chế trong cách phân tích câu theo
truyền thống, nhiều nhà nghiên cứu tìm tòi những hướng phân tích mới mà cách
phân tích câu theo quan điểm ngữ pháp chức năng của Cao Xuân Hạo và cách
phân tích câu theo cấu trúc cú pháp cơ bản là kết quả của hai trong số những
hướng tìm tòi đó.
Ảnh hưởng tư tưởng của Ch. L. Li và S.A Thompson về tính thiên chủ đề
của một số ngôn ngữ trong đó có tiếng Việt, trong công trình Tiếng Việt - Sơ
thảo ngữ pháp chức năng (1991), Cao Xuân Hạo không thừa nhận cấu trúc chủ vị
là cấu trúc cú pháp của câu tiếng Việt. Theo Cao Xuân Hạo, cấu trúc cú pháp cơ
bản và duy nhất của câu tiếng Việt là cấu trúc đề thuyết. Có thể coi công trình
trên của Cao Xuân Hạo là sự mở đầu cho một hướng mới trong nghiên cứu câu
tiếng Việt: hướng nghiên cứu câu theo bình diện giao tiếp (thông báo). Rõ ràng
đây là hướng nghiên cứu cần thiết và có ý nghĩa mà lâu nay còn ít được chú ý
.Tuy nhiên, về lý luận cũng như thực tiễn, cách phân tích, phân loại câu theo đề
thuyết mà Cao Xuân Hạo chủ trương không loại trừ và thay thế cách phân tích
câu theo bình diện cú pháp.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
9
Theo hướng nghiên cứu câu dựa vào cấu trúc cú pháp cơ bản, câu được
chia thành bốn loại tương ứng bốn kiểu cấu trúc cú pháp cơ bản: cấu trúc một
thành phần - câu một thành phần (ví dụ: Một buổi sáng mùa thu), cấu trúc chủ vị
- câu chủ vị (ví dụ: Mẹ về), cấu trúc dẫn tiếp - câu dẫn tiếp, ví dụ: (Chiều nay,
mẹ về), cấu trúc qua lại - câu qua lại (ví dụ: Dù ai nói ngả, nói nghiêng; lòng ta
vẫn vững như kiềng ba chân). Về hệ thống thành phần câu theo cách phân tích
trên đây, ngoài chủ ngữ, vị ngữ (trong câu chủ vị), các tác giả còn xác định các
thành phần phù hợp với từng loại câu: phần dẫn, phần tiếp (trong câu dẫn tiếp),
phần hô, phần ứng (trong câu qua lại). Có thể nhận thấy những đề xuất trên chưa
thật sự xuất phát từ bản chất cú pháp của câu và thành phần câu và chính điều đó
không cho phép phân biệt các biến thể khác nhau của một kiểu câu (ví dụ: Mẹ về
(vào) chiều nay -> Chiều nay, mẹ về -> Mẹ, chiều nay về) với những kiểu câu
khác nhau.
Việc điểm qua một số hướng phân tích, phân loại câu trên đây cho thấy sự
tìm tòi nhằm khắc phục những mâu thuẫn, hạn chế của cách phân tích câu theo
truyền thống đến nay vẫn chưa đạt được kết quả như mong muốn và những tìm
tòi theo hướng phủ nhận ngữ pháp học truyền thống mà thành tựu hết sức to lớn
tỏ ra không có triển vọng. Trước thực tế đó, chúng tôi chủ trương sự đổi mới cần
dựa trên những nền tảng truyền thống. Với suy nghĩ đó, chúng tôi cho rằng
những hạn chế, mâu thuẫn của cách phân tích, phân loại câu theo truyền thống có
thể khắc phục bằng những bổ sung, điều chỉnh phù hợp về lý thuyết và lý thuyết
kết trị, một lý thuyết ngôn ngữ lớn đã được nghiên cứu, ứng dụng rộng rãi trong
ngôn ngữ học nhiều nước, khi được vận dụng vào phân tích, phân loại câu tiếng
Việt hứa hẹn sẽ đem lại kết quả khả quan. Vì lý thuyết kết trị và cách vận dụng lý
thuyết này vào việc phân tích, phân loaị câu tiếng Việt là những vấn đề rất quan
trọng đối với luận văn nên chúng tôi sẽ trình bày riêng những vấn đề này trong
phần sau.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
10
Để triển khai các nhiệm vụ xác định trên đây, chúng tôi sử dụng các
phương pháp nghiên cứu chính sau đây:
Phương pháp nghiên cứu lí thuyết được sử dụng để xác lập cơ sở lí luận
của đề tài. Vì lí thuyết kết trị và việc vận dụng lí thuyết này vào việc phân tích,
phân loại câu là vấn đề lớn và phức tạp nên chúng tôi cố gắng tiếp cận với các tài
liệu gốc trình bày về những vấn đề này (cuốn Những cơ sở của cú pháp cấu trúc
của L. Tesniere và một số công trình của các nhà ngôn ngữ học Nga và Xô Viết);
qua đó, làm rõ những vấn đề lí thuyết và những khái niệm quan trọng liên quan
đến đề tài luận văn.
Phương pháp điều tra ngôn ngữ được sử dụng để thu thập các câu động từ
dùng làm đối tượng khảo sát, phân tích. Những câu động từ được thu thập chủ
yếu từ các tác phẩm văn chương Việt Nam hiện đại mà tác giả là những người có
uy tín về sử dụng ngôn ngữ.
Phương pháp miêu tả đồng đại được sử dụng để xác định, phân tích, miêu
tả các thành phần câu, các kiểu câu về cú pháp theo lí thuyết kết trị. Để xác định,
miêu tả các thành phần câu về cú pháp, chúng tôi dựa vào những nguyên tắc của
việc miêu tả cú pháp. Cụ thể, khi phân tích, phân loại câu về cú pháp, phải căn cứ
vào cả đặc điểm về nội dung (ý nghĩa) lẫn đặc điểm về hình thức cú pháp, đồng
thời, phải chú ý đến tính hệ thống của ngữ pháp. Vì chỗ dựa lí thuyết để phân
tích, phân loại câu là lí thuyết kết trị nên khi miêu tả các thành phần câu, các kiểu
câu, chúng tôi luôn xuất phát từ thuộc tính kết trị của từ, nhất là của động từ - vị
ngữ. Đối với tiếng Việt là một ngôn ngữ đơn lập (không biến hình), để tránh sự
chủ quan cảm tính, khi phân tích, miêu tả các thành phần câu, các kiểu câu,
chúng tôi sử dụng một số thủ pháp hình thức như lược bỏ, bổ sung, thay thế, cải
biến mà theo chúng tôi, tỏ ra rất phù hợp và có hiệu quả đối với việc phân tích,
miêu tả ngữ pháp trong các ngôn ngữ đơn lập.
Ngoài các phương pháp chủ yếu trên đây, khi phân tích, miêu tả các thành
phần câu và các kiểu câu, chúng tôi còn sử dụng phương pháp mô hình hóa (chủ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
11
yếu để miêu tả các kiểu câu) phương pháp so sánh đối chiếu (ở mức độ nhất định
và trong một số trường hợp cần thiết).
6. Dự kiến đóng góp mới của luận văn.
Với những kết quả nghiên cứu đạt được, luận văn sẽ có những đóng góp
mới sau đây:
- Làm rõ hơn bản chất, nội dung và sự phát triển của lí thuyết kết trị, một lí
thuyết ngôn ngữ quan trọng nhưng ở Việt Nam còn ít được biết đến hoặc được
biết đến chưa đầy đủ, toàn diện.
- Làm rõ tình hình vận dụng lí thuyết kết trị vào việc phân tích câu trong
ngôn ngữ học ở một số nước và khả năng, nguyên tắc, cách thức vận dụng lí
thuyết kết trị vào việc phân tích, phân loại câu tiếng Việt.
- Làm rõ cấu trúc cú pháp của câu nhìn từ góc độ kết trị của từ, bản chất,
đặc điểm, ranh giới của thành phần câu (chủ ngữ, bổ ngữ, trạng ngữ) với tư cách
là các yếu tố phụ (diễn tố và chu tố) thể hiện kết trị của động từ trong vai trò vị
ngữ; qua đó góp phần tìm kiếm giải pháp vượt qua những khó khăn, mâu thuẫn
về lí luận và thực tiễn trong việc nghiên cứu và dạy học câu tiếng Việt.
- Đề xuất cách phân loại câu dựa vào thuộc tính kết trị của động từ trong
vai trò vị ngữ.
7. Bố cục của luận văn.
Ngoài Mở đầu và Kết luận, Luận văn gồm hai chương:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn
Chương này trình bày ba vấn đề chính: lí thuyết kết trị của L. Tesnière và
sự phát triển nó trong ngôn ngữ học các nước, câu trong hệ thống các đơn vị ngữ
pháp, vấn đề vận dụng lí thuyết kết trị vào việc phân tích, phân loại câu.
Chƣơng 2: Thö nghiÖm phân tích, ph©n lo¹i câu theo lí thuyết kết trị
Chương này tập trung vào việc xác định, phân tích thành phần chính duy
nhất (đỉnh cú pháp) của câu là vị ngữ và làm rõ bản chất, ranh giới của các thành
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
12
phần phụ của câu (chủ ngữ, tân ngữ, khởi ngữ), trình bày kết quả phân loại câu
động từ theo lí thuyết kết trị bằng phương pháp mô hình hóa.
CHƢƠNG 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn
1.1.Lí thuyết kết trị.
1.1.1. Lí thuyết kết trị của L. Tesnière.
1.1.1.1. Thuật ngữ kết trị
Thuật ngữ kết trị (hóa trị, ngữ trị, tiếng Pháp: valence, tiếng Nga:
valentnost) vốn được dùng trong hóa học để chỉ thuộc tính kết hợp của các
nguyên tử với một số lượng xác định các nguyên từ khác. Thuật ngữ này mới chỉ
được dùng rộng rãi trong ngôn ngữ học từ cuối những năm bốn mươi của thế kỉ
XX để chỉ khả năng kết hợp của các lớp từ hoặc các lớp hạng đơn vị ngôn ngữ
nói chung.
1.1.1.2. L. Tesnière và công trình Những cơ sở của cú pháp cấu trúc.
Người khởi xướng lí thuyết kết trị là L. Tesnière, nhà ngôn ngữ học nổi
tiếng người Pháp. Những tư tưởng của lí thuyết kết trị được L. Tesnière trình bày
trong cuốn Những cơ sở của cú pháp cấu trúc (Elements de synture structurale)
xuất bản ở Paris vào năm 1959, sau khi ông mất năm năm. Cuốn sách được coi là
một trong những công trình nổi tiếng nhất về những vấn đề cú pháp trong nửa sau
của thế kỉ XX. Sự hấp dẫn của sách được chứng tỏ bởi những lần tái bản liên tiếp
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
13
vào các năm 1966, 1969, 1976 và 1982. Với công trình nổi tiếng này, L. Tesnière
mà sinh thời được biết đến chưa nhiều đã trở thành nhà kinh điển của ngôn ngữ
học Pháp. Nhiều nhà ngôn ngữ học nghiên cứu những vấn đề khác nhau của ngôn
ngữ học hiện đại coi L. Tesnière như bậc tiền bối của mình. Với tư tưởng sâu sắc
và mới mẻ, lí thuyết của L. Tesnière là cơ sở cho việc nghiên cứu ngữ pháp phụ
thuộc, lí thuyết kết trị, cú pháp ngữ nghĩa, ngữ pháp cách. (Theo V.G.Gak trong
lời giới thiệu bản dịch tiếng Nga [63;6]).
Trong cuốn sách trên đây của L. Tesnière, lí thuyết kết trị được trình bày
gắn liền với tư tưởng về ngữ pháp phụ thuộc của ông. Lấy câu : Quy tắc cao nhất
là sự phụ thuộc và tính phụ thuộc làm lời đề cho chương 2 (Tôn ti của quan hệ cú
pháp), L. Tesnière viết: “Quan hệ cú pháp xác lập giữa các từ mối quan hệ phụ
thuộc. Mỗi quan hệ thống nhất một vài yếu tố đứng trên với yếu tố đứng dưới.
Yếu tố đứng trên chúng tôi sẽ gọi là yếu tố chi phối hoặc yếu tố chính, còn yếu tố
đứng dưới là yếu tố phụ thuộc. Chẳng hạn, trong câu Alfred parle (Anphret nói),
parle (nói) là yếu tố chính, còn Anphred là yếu tố phụ” [63; 24]. Trong câu, một
từ có thể đồng thời vừa là yếu tố chi phối (yếu tố chính) vừa là yếu tố phụ thuộc.
Chẳng hạn, trong câu Mon ami parle (Bạn tôi nói), từ ami (bạn) vừa phụ thuộc
vào từ parle (nói) vừa chi phối từ mon ( tôi). Toàn bộ các từ đi vào thành phần
câu lập thành tôn ti (thứ bậc) của mối quan hệ cú pháp. Chẳng hạn, trong câu
Mon ami parle (Bạn tôi nói), từ mon (tôi) phụ thuộc vào ami (bạn), còn từ này
đến lượt mình lại phụ thuộc vào parle (nói), ngược lại, từ parle (nói) chi phối từ
ami (bạn), còn từ này lại chi phối từ mon (tôi). Mối quan hệ cú pháp với tính tôn
ti như trên được trình bày bằng sơ đồ sau:
parle (nói) parle (nói)
Alfred ami (bạn)
mon (tôi)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
14
Cùng với nguyên tắc phụ thuộc và tính tôn ti của quan hệ cú pháp như
trình bày trên đây, L. Tesnière cũng lưu ý đến tính chất một chức năng của yếu tố
phụ thuộc: “Về nguyên tắc, không một yếu tố phụ thuộc nào có thể phụ thuộc vào
hơn một yếu tố chính. Ngược lại, yếu tố chính có thể chi phối một vài yếu tố phụ
thuộc ”[63;25]. Chẳng hạn, trong câu Mon vierl ami chante cette jolie chanson
(Người bạn già của tôi hát bài hát tuyệt vời này), từ chính chante (hát) chi phối
hai từ là ami (bạn) và chanson (bài hát) trong khi với các từ còn lại, mỗi từ chỉ
phụ thuộc vào một từ duy nhất (mon (tôi) và vierl (già) phụ thuộc vào ami (bạn),
ami (bạn) phụ thuộc vào chante (hát), cette (này) và jolie (tuyệt vời) phụ thuộc
vào chanson (bài hát), còn chanson (bài hát) phụ thuộc vào chante (hát). [63; 25].
Tư tưởng về tính phụ thuộc trong cú pháp mặc dù không hoàn toàn mới
nhưng cái mới ở L. Tesnière là tính phụ thuộc được đưa lên thành nguyên tắc
hàng đầu của cú pháp: Ở L. Tesnière, cấu trúc của câu được xác định bởi toàn bộ
các mối quan hệ cú pháp phụ thuộc giữa các thành tố của nó. Khác với ngữ pháp
học truyền thống trong đó có sự thừa nhận rộng rãi quan niệm về tính hai đỉnh cú
pháp của câu (chủ ngữ, vị ngữ), tư tưởng ngữ pháp phụ thuộc của L. Tesnière mà
hạt nhân là lí thuyết kết trị chỉ xác lập trong câu một đỉnh cú pháp duy nhất
(tương đương với vị ngữ truyền thống). Đó là trung tâm của nút mà ở câu động
từ, đó là động từ. Quan niệm này, theo L. Tesnière, thực sự xuất phát từ mặt cấu
trúc (mặt ngữ pháp), khác với quan niệm truyền thống thường xuất phát từ mặt
logic hoặc ngữ nghĩa [63; 118 - 124].
1.1.1.3. Khái niệm nút, nút động từ, diễn tố (actant), chu tố (corconstant).
Theo quan niệm của L. Tesnière, mỗi yếu tố chính mà ở nó có một hay
một vài yếu tố phụ lập thành cái ông gọi là nút (tiếng Pháp: noeut, tiếng Nga:
uzel). Nút được L. Tesnière xác định là “tập hợp bao gồm từ chính và tất cả các
từ trực tiếp hay gián tiếp phụ thuộc vào nó” [63; 25]. Nút được tạo thành bởi từ
thu hút vào mình, trực tiếp hay gián tiếp, tất cả các từ của câu gọi là nút trung
tâm. Nút này đảm bảo sự thống nhất cấu trúc của câu bởi nó gắn tất cả các yếu tố
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
15
của câu thành chuỗi thống nhất. Trong ý nghĩa nhất định, nó đồng nhất với cả câu
[63; 26]. Nút trung tâm thường được cấu tạo bởi động từ (như trong các ví dụ
trên đây) nhưng cũng có thể là danh từ, tính từ, trạng từ. Về nguyên tắc, chỉ các
thực từ mới có khả năng tạo nút. Phù hợp với các loại thực từ, L. Tesnière phân
biệt bốn kiểu nút: nút động từ, nút danh từ, nút tính từ và nút trạng từ.
Nút động từ là nút mà trung tâm của nó là động từ, ví dụ: Alfred frappe
Bernard (Anphret đánh Becna).
Nút danh từ là nút mà trung tâm của nó là danh từ, ví dụ: six forts chevaux
(sáu con ngựa khỏe).
Nút tính từ là nút có tính từ làm trung tâm, ví dụ: extremement jeune (cực
kì trẻ trung).
Nút trạng từ là nút có trạng từ làm trung tâm, ví dụ: relativement vite
(tương đối nhanh)
Theo L. Tesnière, nút động từ là trung tâm của câu trong phần lớn các
ngôn ngữ châu Âu và nó biểu thị cái tương tự như một vở kịch nhỏ với các vai
diễn (gắn với hành động) và hoàn cảnh. Nếu đi từ mặt thực tế của vở kịch sang
bình diện cú pháp cấu trúc thì hành động, các vai diễn và hoàn cảnh sẽ trở thành
các yếu tố tương ứng là động từ, actants (diễn tố, kết tố, bổ ngữ) và circonstants
(chu tố, trạng ngữ). Động từ biểu thị quá trình (frappe – đánh trong Alfred frappe
Bernard). Các diễn tố chỉ người hay vật tham gia vào quá trình với tư cách bất kì
(chủ động hay bị động). Chẳng hạn, trong câu trên, các diễn tố là Alfred và
Bernard [63;117]. Các diễn tố (actants) có những đặc điểm chung là: a) Đều phụ
thuộc vào động từ, là kẻ thể hiện kết trị của động từ, kể cả diễn tố chủ thể (chủ
ngữ). b) Đều có tính bắt buộc, nghĩa là sự xuất hiện của chúng do nghĩa của động
từ đòi hỏi và việc lược bỏ chúng sẽ làm cho nghĩa của động từ trở nên không xác
định. c) Về hình thức, chúng được biểu hiện bằng danh từ hoặc các yếu tố tương
đương. (Các yếu tố này theo L. Tesniere, gồm đại từ, động từ nguyên dạng và
mệnh đề phụ bổ ngữ mà ông gọi là mệnh đề phụ diễn tố).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
16
Các diễn tố (actants) được L. Tesnière phân loại dựa vào chức năng khác
nhau mà chúng thực hiện theo mối quan hệ với động từ. Dựa vào số lượng chức
năng (và cũng là số lượng tối đa diễn tố có thể có bên động từ), L. Tesnière xác
định 3 kiểu diễn tố mà ông gọi tên theo số thứ tự: diễn tố thứ nhất, thứ hai và thứ
ba. Về nguyên tắc, số thứ tự của diễn tố không bao giờ vượt quá số lượng diễn tố
phụ thuộc vào động từ. Chẳng hạn, động từ không diễn tố không thể chi phối
diễn tố, động từ một diễn tố không thể chi phối diễn tố thứ hai và thứ ba, động từ
hai diễn tố không thể chi phối diễn tố thứ ba. Như vậy, diễn tố thứ nhất có thể
gặp trong câu gồm một, hai và ba diễn tố. Diễn tố thứ hai có thể gặp trong câu có
hai và ba diễn tố còn diễn tố thứ ba chỉ có thể gặp trong câu có ba diễn tố [63;
123].
Diễn tố thứ nhất từ góc độ ngữ nghĩa, chính là diễn tố chỉ kẻ hành động và
chính vì vậy, trong ngữ pháp học truyền thống, nó được gọi là chủ thể (sujet). L.
Tesnière đề nghị giữ lại thuật ngữ này. Trong câu Alfred parle (Anphret nói),
Anphret từ góc độ cấu trúc là diễn tố thứ nhất, từ góc độ ngữ nghĩa, chỉ chủ thể
của hành động nói.
Diễn tố thứ hai về cơ bản, phù hợp với bổ ngữ đối thể trong ngữ pháp học
truyền thống. L. Tesnière đề nghị gọi đơn giản là đối thể. Chẳng hạn trong câu
Alfred frappe Bernard, (Anphret đánh Bécna), Bécna về mặt cấu trúc là diễn tố
thứ hai, về mặt nghĩa chỉ đối thể của hành động. Khi so sánh diễn tố chủ thể (chủ
ngữ) với diễn tố đối thể (bổ ngữ), L.Tesnière lưu ý rằng chúng chỉ đối lập nhau
về ngữ nghĩa, còn về mặt cấu trúc (cú pháp), giữa chúng không có sự đối lập [63;
124]. Tác giả nhấn mạnh rằng: “Trên thực tế, từ góc độ cấu trúc, không phụ thuộc
vào chỗ trước chúng ta là diễn tố (actant) thứ nhất hay thứ hai, yếu tố bị phụ
thuộc luôn luôn là bổ ngữ”[63; 124]. Xuất phát từ cách nhìn nhận đó, L. Tesnière
đề nghị khi sử dụng các thuật ngữ truyền thống mà không có sự điều chỉnh, cần
khẳng định rằng diễn tố chủ thể (chủ ngữ truyền thống) chính là bổ ngữ cũng như
những bổ ngữ khác. [63; 124].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
17
Diễn tố thứ ba, từ góc độ ngữ nghĩa đó là diễn tố mà hành động được thực
hiện có lợi hay gây thiệt hại cho nó. Diễn tố này về cơ bản, tương ứng với bổ ngữ
gián tiếp trong ngữ pháp học truyền thống. Chẳng hạn, trong câu Alfred donne le
livre à Charles (Anphret đưa cuốn sách cho Sáclơ), diễn tố thứ ba là Sac lơ. Như
vậy, ở câu có ba diễn tố, cả ba loại diễn tố: thứ nhất, thứ hai, thứ ba đều xuất
hiện. Lược đồ của câu ba diễn tố trên đây như sau:
Donne (đưa)
Alfred le livre (cuốn sách) à Charles
(actant 1) (actant 2) (actant 3)
Cùng nằm trong thành phần cấu trúc của câu động từ, bên cạnh các diễn tố
còn có các chu tố (circonstant). Về nghĩa, các chu tố biểu thị hoàn cảnh (thời
gian, vị trí, phương thức…) trong đó quá trình được mở rộng. Chẳng hạn trong
câu: Alfred fourve toujours son nez partout (Anphrét ở đâu cũng luôn ngoáy cái
mũi của mình), có hai chu tố là toujours (luôn luôn) và partout (ở mọi nơi). Về
cấu tạo, các chu tố luôn luôn là trạng từ (thời gian, vị trí, phương thức…) hoặc
yếu tố tương đương (trong đó có các mệnh đề phụ); ngược lại, trong câu, các
trạng từ luôn đảm nhiệm chức năng chu tố [63;118].
Chẳng hạn, trong câu Alfred parl bien (Anphret nói hay), từ bien (hay) là
chu tố. Lược đồ của câu này như sau:
Parl
Alfred bien
Về chức năng, cũng như diễn tố, chu tố phụ thuộc trực tiếp vào động từ.
Quan niệm này của L. Tesnière khác với quan niệm truyền thống coi trạng ngữ là
thành phần phụ cho cả nòng cốt câu (chủ ngữ, vị ngữ).
1.1.1.4. Hiện tƣợng biệt lập của các diễn tố
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
18
Trên cơ sở sự phân biệt cấu trúc và ngữ nghĩa, khi khảo sát cấu trúc của
nút động từ, cụ thể là mối quan hệ giữa động từ và các diễn tố của nó, L. Tesnière
nhận thấy hiện tượng mà ông gọi là “sự biệt lập của các diễn tố”. Ông viết:
“Trong một vài ngôn ngữ, các diễn tố đôi khi có tính độc lập lớn đến mức hầu
như vượt ra ngoài phạm vi của nút động từ và dường như gắn với nó không phải
bởi quan hệ cú pháp (cấu trúc) thực sự mà chỉ bởi quan hệ ngữ nghĩa gián
tiếp”[63;187]. Chẳng hạn, câu Con sói ăn thịt con cừu (Le loup a mange
l’agneau) thường có biến thể trong khẩu ngữ, đặc biệt trong ngôn ngữ trẻ em là:
Con sói, nó ăn thịt con cừu (Le loup il a mange l’agneau). Trong câu sau, mặc dù
có mối quan hệ ngữ nghĩa giữa con sói (loup) và ăn (mange) nhưng mối quan hệ
cấu trúc giữa chúng rất yếu và diễn tố (con sói) có tính độc lập cấu trúc nhất định.
Sư độc lập này được biểu hiện ở chỗ nghỉ và trên văn tự được biểu hiện bằng dấu
phẩy [63;187]. Diễn tố độc lập được nhấn mạnh và dường như tách khỏi nút động
từ. Trong trường hợp này, theo L. Tesnière, có thể nói về diễn tố biệt lập hay sự
biệt lập của diễn tố. [63;188]. Diễn tố biệt lập có thể là diễn tố thứ nhất (như câu
ở trên đây), thứ hai hoặc thứ ba. Ví dụ: Con cừu, con sói ăn thịt nó rồi (L’agneau,
le loup l’a marge). Người bạn nghèo của tôi, tôi tặng anh ấy cuốn sách tuyệt vời
(Mon malheureux ami, Je lui ai offerst un beau livre). Trong câu thứ nhất, diễn tố
biệt lập là diễn tố thứ hai (con cừu). Trong câu thứ hai, diễn tố biệt lập là diễn tố
thứ ba (người bạn nghèo). Ngoài kiểu biệt lập đơn thường gặp như miêu tả trên
đây, đôi khi còn có thể gặp kiểu biệt lập kép nghĩa là trong câu có hai diễn tố biệt
lập. Chẳng hạn, trong câu Con ong nó đốt trúng đây, ngón tay của tôi (L abeille,
elle l’a pique mon doigt). Ý kiến của L. Tesnière về tính biệt lập của diễn tố và
diễn tố biệt lập phản ánh một hiện tượng đặc trưng cho khẩu ngữ và không chỉ có
trong tiếng Pháp. Đây là sự gợi ý bổ ích cho chúng ta khi xem xét cấu trúc cú
pháp của câu trong tiếng Việt.
1.1.1.5. Khái niệm kết trị và việc phân loại động từ theo kết trị.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
19
Trong khuôn khổ của vấn đề quan hệ cú pháp (được trình bày trong phần 1
của cuốn sách), sau khi đã đề cập và luận giải nhiều khái niệm quan trọng liên
quan đến lý thuyÕt kết trị như quan hệ cú pháp, sự phụ thuộc, nút động từ, diễn
tố, chu tố…, L. Tesnière dành chương 97 (kết trị và dạng) để trình bày về khái
niệm kết trị. Theo L. Tesnière, cũng giống như sự tồn tại của các kiểu diễn tố
khác nhau (diễn tố thứ nhất, thứ hai, thứ ba), thuộc tính của động từ chi phối các
kiểu diễn tố được phân biệt dựa vào chỗ chúng chi phối một, hai hay ba diễn tố.
Ông viết: “Có thể hình dung động từ ở dạng như nguyên tử với những cái móc có
thể hút vào mình một số lượng nhất định diễn tố phù hợp với số lượng móc mà
nó có để giữ bên mình các diễn tố này – số lượng các móc có ở động từ và số
lượng diễn tố mà nó có khả năng chi phối lập thành bản chất của cái mà chúng
tôi sẽ gọi là kết trị của động từ (valence verbe)”[63;250], Như vậy, theo cách
hiểu của L. Tesnière, kết trị của động từ chính là thuộc tính hay khả năng của
động từ thu hút vào mình một số lượng nhất định các diễn tố cũng tương tự như
khả năng của nguyên tử kết hợp với một số lượng xác định các nguyên tử khác.
Với cách hiểu trên đây, L. Tesnière làm rõ thuộc tính kết trị của động từ
qua phạm trù dạng mà thuộc tính của nó phụ thuộc chủ yếu vào số lượng và đặc
tính của các diễn tố mà động từ chi phối.
Dựa vào số lượng diễn tố, L. Tesnière chia động từ thành động từ không
diễn tố hay động từ vô trị (verb avalent), động từ một diễn tố hay động từ đơn trị
(verb monovalent), động từ hai diễn tố hay động từ song trị (verb trivalent), động
từ ba diễn tố hay động từ tam trị (verb divalent), [63;251].
Các động từ không thể có diễn tố theo cách hiểu của L. Tesnière trong ngữ
pháp học truyền thống thường được gọi là động từ vô nhân xưng (conpersonnels)
hay đơn nhân xưng (unipersonnels). Ví dụ: pleuevoir (mưa), il pleout (Trời mưa).
Tuy nhiên, theo L. Tesnière cả hai cách gọi trên đây đều không phù hợp vì trên
thực tế, các động từ này vừa có thể dùng theo kiểu vô nhân xưng (plevour) vừa
có thể dïng theo kiểu đơn nhân xưng (il pleout). Ông đề nghị gọi các động từ này
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
20
là động từ không kết trị hay động từ không diễn tố (động từ vô trị: verb avalent).
Sự vắng mặt của các diễn tố bên các động từ vô trị, theo L. Tesnière có thể giải
thích bởi lí do: Chúng chỉ các sự kiện diễn ra mà không có sự tham gia thực sự
của bất kì diễn tố nào. Còn về chủ ngữ có thể gặp bên các động từ kiểu này trong
một số ngôn ngữ (Ví dụ trong tiếng Pháp: il pleout) thì theo L. Tesnière, đó chỉ là
chủ ngữ giả có tác dụng hình thức đơn thuần [63; 251].
Động từ một kết trị hay một diễn tố theo cách hiểu của L. Tesnière phù hợp
với đồng từ nội hướng (nội động) trong ngữ pháp học truyền thống. Đó là các
động từ kiểu như sommeiller (mơ màng), voyager (du lịch, du hành), jaillir (tuôn
tràn)…
Động từ hai kết trị hay hai diễn tố theo cách hiểu của L. Tesnière phù hợp
với động từ ngoại hướng (ngoại động) trong ngữ pháp học truyền thống. Các
động từ này chỉ hành động chuyển từ chủ thể đến đối thÓ. Chẳng hạn, trong câu
Alfred frappe Bernard (Anphrét đánh Bécna), hoạt động chuyển từ Anphret đến
Bécna.
Động từ hai kết trị được đặc trưng bởi phạm trù dạng . Theo miêu tả của L.
Tesnière, ở lớp động từ này có bốn dạng mà đặc tính của chúng có thể phản ánh
bằng sơ đồ ở dưới (trong đó mũi tên chỉ ra hướng của hành động).
Dạng chủ động A -> B (Alfred frappe Bernard), (Anphret đánh Bécna).
Dạng bị động A <- B ( Bernard est frappe par Alfred), (Bécna bị Anphret
đánh).
Dạng phản thân AB (Anfred se tue), (Anphret tự giết mình = tự
sát).
Dạng tương hỗ A B (Alfred et Bernard s’ entretuent) (Anphret và
Bécna giết nhau).
Động từ ba diễn tố hay ba kết trị theo cách phân loại của L. Tesnière trong
ngữ pháp học truyền thèng được gọi chung là động từ ngoại hướng (ngoại động).
Mặc dù được xếp chung vào lớp động từ ngoại hướng nhưng theo L. Tesnière, ở
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
21
nhóm động từ ba kết trị có những đặc điểm phức tạp mà việc nghiên cứu có ý
nghĩa rất quan trọng, nhất là với những người học ngoại ngữ. Thực tế cho thấy
khả năng tham gia cải biến bị động của các diễn tố bên nhóm động từ này ở các
ngôn ngữ khác nhau là không như nhau. Chẳng hạn, theo L. Tesnière, trong tiếng
Pháp, câu với trung tâm là động từ ba kết trị donne: Alfred donne le livre à
Charles (Anphret đưa cuốn sách cho Sáclơ) về nguyên tắc, chỉ có một dạng bị
động duy nhất là: Le livre est donne par Alfred à Charles (Cuốn sách được
Anphret đưa cho Sáclơ). Diễn tố thứ ba (à Charles) trong cả hai trường hợp
(dạng chủ động và dạng bị động) vẫn giữ lại ý nghĩa và hình thức của mình
[63;269]. Tuy nhiên, trong tiếng Anh, câu tương ứng với câu ba diễn tố trên đây
lại cho phép có hai dạng cải biến bị động. Chẳng hạn, câu Alfred gives the book
to Charles cho phép có hình thức bị động không chỉ với diễn tố thứ hai (Ví dụ:
The book is given to Charler by Alfred) mà cả đối với diễn tố thứ ba (Charles is
given the book by Alfred). Ngoài ra, trong các ngôn ngữ có phạm trù cách, động
từ ba diễn tố chi phối dường như không phải diễn tố thứ hai và thứ ba mà diễn tố
thứ nhất và hai diễn tố thứ hai. Chẳng hạn trong câu tiếng Nga…(Anton dạy các
cậu bé ngữ pháp) hai diễn tố sau động từ có ý nghĩa và hình thức giống như diễn
tố thứ hai.
1.1.2. Lý thuyết kết trị trong ngôn ngữ học các nƣớc.
Trong ngôn ngữ học Xô Viết, lý thuyết kết trị đã được trình bày rõ ràng và
có hệ thống trong các công trình của S.D.Kasnelson. Theo S.D.Kasnelson thì "kết
trị là thuộc tính của lớp từ nhất định kết hợp vào mình những từ khác"[55; 31].
Kết trị của từ được xác định theo số lượng các vị trí mở (các ô trống) bao quanh
từ mà theo S.D.Kasnelson, về nguyên tắc, không lớn (chẳng hạn, ở động từ th-
ường không quá bốn vị trí). Những yếu tố làm đầy các vị trí mở bên động từ (các
aktant) gồm các thành tố: chủ thể, đối thể trực tiếp, gián tiếp của hoạt động và
một số thành tố khác có ý nghĩa phụ thuộc vào ý nghĩa của động từ. Tất cả các
thành tố này được S.D.Kasnelson gọi là những yếu tố "bổ sung" hay bổ ngữ của
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
22
động từ. Các thành tố tự do có mặt bên tất cả hoặc phần lớn các động từ (trạng
ngữ truyền thống) không thuộc về số các yếu tố làm đầy các vị trí mở bên động
từ do đó không được tính đến khi xác định kết trị của động từ. Căn cứ vào số l-
ượng các vị trí mở bên động từ , S.D.Kasnelson chia động từ tiếng Nga thành
động từ một vị trí (ví dụ: plakat, prigat, lezat ), động từ hai vị trí (lovit, ubivat,
nakhodit ) động từ ba vị trí (dat, vruchit ) v.v Đi sâu vào khái niệm kết trị,
S.D.Kasnelson còn phân biệt kết trị nội dung (mối quan hệ ngữ nghĩa gắn với mặt
nghĩa của từ) và kết trị hình thức (mối quan hệ về hình thức giữa các từ gắn với
mặt hình thái của từ) [55; 26-28].
Cũng đề cập đến kết trị của từ nhưng với tư cách hiểu có phần rộng hơn,
N.I.Tjapkina cho rằng kết trị của động từ được xác định dựa vào toàn bộ các mối
quan hệ cú pháp có thể có đối với nó (53; 300). Cách hiểu này về thực chất đã
đồng nhất kết trị của từ với khả năng của từ tham gia vào các mối quan hệ cú
pháp nói chung. Khi tính đến các kiểu kết trị của động từ, N.I.Tjapkina phân biệt
kết trị chung (được xác định dựa vào toàn bộ các mối quan hệ cú pháp có thể có
đối với động từ) với kết trị hạt nhân (được xác định dựa vào mối quan hệ của
động từ với các thành tố chỉ chủ thể và đối thể của hoạt động). Theo
N.I.Tjapkina, kết trị hạt nhân là cơ sở mà dựa vào đó, có thể tiến hành phân tích
và phân loại câu động từ thành những kiểu nhất định [53; 301].
A.M.Mukhin khi bàn về kết trị của động từ cũng cho rằng, ngoài khả năng
kết hợp của động từ với các thành tố bắt buộc, cần tính đến cả khả năng kết hợp
của động từ với các thành tố tự do. Với quan niệm này, khi xác định kết trị của
động từ, ngoài kết trị bắt buộc, A.M.Mukhin còn xác định các kiểu kết trị tự do
như kết trị nguyên nhân, mục đích, công cụ [61; 60-63].
Khác với những tác giả chỉ áp dụng khái niệm kết trị ở cấp độ từ và ở mặt
khả năng kết trị cú pháp, một số tác giả chủ trương mở rộng khái niệm kết trị
sang cả các cấp độ và các bình diện khác của ngôn ngữ. Theo hướng này, thuật
ngữ kết trị được dùng với nghĩa rất rộng. Chẳng hạn, trong cuốn Lý thuyết kết trị
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
23
và việc phân tích kết trị (Teorija valentnosti i analiz valentnosti), M.D.Stepanova
viết: "Với mục đích tiêu chuẩn hóa về mặt thuật ngữ và xuất phát từ cách hiểu
phổ biến nhất trong ngôn ngữ học Xô Viết, trong công trình này, chúng tôi sẽ
dùng thuật ngữ kết trị theo cách hiểu rộng, nghĩa là kết trị được hiểu là khả năng
kết hợp của các đơn vị ngôn ngữ cùng cấp độ. Với cách hiểu này, chúng tôi xem
kết trị vừa là tiềm năng kết hợp vừa là sự hiện thực hóa tiềm năng này, nghĩa là,
kết trị đồng thời vừa là sự kiện của ngôn ngữ vừa là sự kiện của lời nói"[62; 8].
Theo quan niệm này thì ngoài kết trị của từ còn có thể nói về kết trị của các đơn
vị ngôn ngữ thuộc các cấp độ khác, (chẳng hạn, kết trị của các thân từ - kết trị cấu
tạo từ), ngoài kết trị chủ động (kết trị của các thành tố chính của mô hình có tính
lựa chọn chủ động ), còn có kết trị bị động (kết trị của thành tố bị phụ thuộc,
thành tố được lựa chọn của mô hình), ngoài kết trị cú pháp còn có kết trị ngữ
nghĩa và kết trị lôgic.
Những ý kiến được trình bày trên đây cho thấy rõ khuynh hướng phát triển
của lý thuyết kết trị. Đó là hướng mở rộng khái niệm kết trị từ cấp độ từ (lúc đầu
là động từ) sang các cấp độ khác của ngôn ngữ (cấp độ âm vị, hình vị, cấu tạo
từ ), từ bình diện cú pháp sang bình diện lôgic - ngữ nghĩa. Khuynh hướng này
có thể thấy cả trong các công trình của G.Helbig, T.M.Beljaeva và một số tác giả
khác.
Ở Việt Nam, lý thuyết kết trị lần đầu tiên đã được nghiên cứu có hệ thống
trong chuyên luận Kết trị của động từ tiếng Việt của Nguyễn Văn Lộc. Tiếp thu
tư tưởng của L. Tesnirère và các nhà ngôn ngữ học Xô Viết, trong công trình
này, Nguyễn Văn Lộc hiểu kết trị của động từ là khả năng của động từ tạo ra
xung quanh mình các vị trí mở cần hoặc có thể làm đầy bởi các thành tố cú pháp
(các thực từ) mang ý nghĩa bổ sung nhất định. [23; 34].
Kết trị của động từ được xác định theo số lượng và đặc tính của các vị trí
mở bao quanh nó, còn bản thân số lượng và đặc tính của các vị trí mở lại được
xác định dựa vào số lượng và đặc tính của các thành tố cú pháp bổ sung làm đầy