Tải bản đầy đủ (.pdf) (120 trang)

luận văn thạc sĩ động từ ba diễn tố trong tiếng việt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (824.18 KB, 120 trang )


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM







NGUYỄN THỊ THANH TÂM



ĐỘNG TỪ BA DIỄN TỐ TRONG TIẾNG VIỆT






LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ










Thái Nguyên - 2012





Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên



ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM






NGUYỄN THỊ THANH TÂM



ĐỘNG TỪ BA DIỄN TỐ TRONG TIẾNG VIỆT


Chuyên ngành: Ngôn ngữ học
Mã số: 60.22.01



LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ



Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Văn Lộc







Thái Nguyên - 2012




Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

i

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Nguyễn Văn Lộc,
người thầy đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu để hoàn
thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo Khoa Ngữ văn, Khoa Sau
Đại học - Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên cùng các thầy giáo ở Viện

Ngôn ngữ học, Viện Từ điển học và Bách khoa thư Việt Nam đã tận tình
giảng dạy và giúp đỡ tôi hoàn thành khóa học.
Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, đã động viên
khích lệ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Thái Nguyên, tháng 4 năm 2012
Tác giả luận văn





Nguyễn Thị Thanh Tâm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

ii

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số
liệu và kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực, được các đồng
tác giả cho phép sử dụng và chưa từng được công bố trong bất kỳ một công
trình nào khác.
Tác giả


Nguyên Thị Thanh Tâm




Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

iii

MỤC LỤC
Trang
Trang bìa phụ i
Lời cảm ơn i
Lời cam đoan ii
Mục lục iii
MỞ ĐẦU 1
Chương 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ ĐỘNG TỪ BA DIỄN TỐ 7
1.1. Động từ 7
1.1.1. Khái niệm 7
1.1.2. Cách xác định động từ 7
1.1.3. Một số vấn đề cần chú ý khi xác định động từ 9
1.2. Vị trí của động từ ba diễn tố trong hệ thống động từ tiếng Việt 11
1.2.1. Cách phân loại động từ theo quan điểm truyền thống 11
1.2.2. Cách phân loại động từ theo lý thuyết kết trị 13
1.3. Nguyên tắc, thủ pháp và quy trình nghiên cứu động từ theo lý
thuyết kết trị 29
1.3.1. Nguyên tắc xác định, phân tích kết trị của động từ 29
1.3.2. Thủ pháp pháp xác định, phân tích kết trị của động từ 37
1.3.3. Quy trình xác định, miêu tả kết trị của động từ 38
1.4. Đặc điểm chung của động từ ba diễn tố 40
1.4.1. Nhận xét chung 40
1.4.2. Phân loại động từ ba diễn tố (Các diện đối lập chính trong
động từ ba diễn tố) 42
Tiểu kết 48
Chương 2. ĐỘNG TỪ BA DIỄN TỐ VỚI MÔ HÌNH N

1
– V – N
2
– N
3
49
2.1. Nhận xét chung 49
2.1.1. Đặc điểm chung 49
2.2. Nhóm động từ ban phát 50
2.2.1. Nhận xét chung 50

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

iv
2.2.2. Các diễn tố bên động từ ban phát 51
2.2.3. Các nhóm động từ ban phát, trao tặng 57
2.3.Nhóm động từ thu nhận 63
2.3.1. Đặc điểm chung 63
2.3.2. Các diễn tố bên động từ thu nhận. 64
2.3.2. Các nhóm động từ thu nhận: 68
2.4. Nhóm động từ so sánh đối chiếu. 70
2.4.1. Đặc điểm chung. 70
2.4.2. Các diễn tố bên động từ so sánh đối chiếu 71
2.4.3. Các nhóm động từ so sánh đối chiếu 73
2.5. Nhóm động từ hòa hợp, kết nối. 74
2.5.1. Đặc điểm chung 74
2.5.2. Các diễn tố bên động từ kết nối 75
2.5.3. Các nhóm động từ kết nối: 77
Tiểu kết 78
Chƣơng 3. ĐỘNG TỪ BA TIỀN TỐ VỚI CÁC MÔ HÌNH N

1
- V
1
-
N
2
- V
2
và N
1
– V
1
- N
2
-
2

N
3
79
3.1. Nhận xét chung 79
3.2. Nhóm động từ cầu khiến 80
3.2.1. Nhận xét chung 80
3.2.2. Các diễn tố bên động từ cầu khiến. 82
3.2.3. Các nhóm động từ cầu khiến. 94
3.3. Nhóm động từ bình xét. 103
3.3.1. Đặc điểm chung 103
3.3.2. Các diễn tố bên động từ bình xét 105
3.3.2. Về phân loại nhóm động từ bình xét - đánh giá 109
Tiểu kết 110

KẾT LUẬN 111
TÀI LIỆU THAM KHẢO 112

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

1

MỞ ĐẦU

I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Nghiên cứu hệ thống từ loại tiếng Việt, các nhà nghiên cứu đều khẳng
định vị trí và vai trò hết sức quan trọng của động từ. Động từ là từ loại có số
lượng rất lớn và có đặc tính hết sức phức tạp. Về vai trò ngữ pháp, động từ là
trung tâm tổ chức của tuyệt đại đa số câu tiếng Việt. Do có địa vị quan trọng
trong hệ thống từ loại nên động từ luôn thu hút được sự quan tâm của các nhà
nghiên cứu.
Việc nghiên cứu động từ đã được tiến hành ở nhiều góc độ với những
công trình khác nhau như: Cụm động từ tiếng Việt của Nguyễn Phú Phong,
Động từ trong tiếng Việt của Nguyễn Kim Thản, Ngữ nghĩa và cấu trúc của
động từ của Vũ Thế Thạch, Vị từ hành động và các tham tố của nó của
Nguyễn Thị Quy, Kết trị của động từ trong tiếng Việt của Nguyễn Văn Lộc
Qua những công trình nghiên cứu này, ta thấy rằng động từ là một từ loại lớn,
có đặc điểm hết sức phức tạp, vẫn còn nhiều vấn đề cần được nghiên cứu sâu
rộng hơn. Một trong những vấn đề đó là việc nghiên cứu, xác lập, phân tích,
miêu tả làm rõ đặc điểm của các tiểu loại, các nhóm động từ.
Động từ ba diễn tố trong tiếng Việt là một nhóm động từ có số lượng
khá lớn, có ý nghĩa ngữ pháp quan trọng. Tuy nhiên, đến nay, nhóm động từ
này trong tiếng Việt chưa được nghiên cứu đầy đủ và có hệ thống.
Việc nghiên cứu về động từ ba diễn tố có ý nghĩa không nhỏ cả về lý
luận lẫn thực tiễn.

Về lý luận, việc nghiên cứu nhóm động từ này theo lý thuyết kết trị sẽ
góp phần soi sáng thêm một số vấn đề lý thuyết về động từ nói chung, lý thuyết
kết trị động từ nói riêng trên cứ liệu của động từ ba diễn tố trong tiếng Việt.
Về thực tiễn, kết quả nghiên cứu kết trị của động từ ba diễn tố có thể
được sử dụng để biên soạn các tài liệu phục vụ cho việc dạy học ngữ pháp
tiếng Việt trong nhà trường.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

2
Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi chọn nghiên cứu đề tài “Động
từ ba diễn tố trong tiếng Việt”
II. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ
Về sự tồn tại của động từ tiếng Việt, từ trước đến nay có rất nhiều ý
kiến nhưng có hai ý kiến trái ngược nhau. Ý kiến thứ nhất phủ nhận sự tồn tại
của động từ. Còn ý kiến thứ hai thừa nhận sự tồn tại của động từ.
Những người có ý kiến thứ nhất như M. Grammong (M.Grammont) và
Lê Quang Trinh phủ nhận khả năng phân định các loại từ trong tiếng Việt. Do
đó, các tác giả cũng phủ nhận sự tồn tại của động từ.Các tác giả này cho rằng
trong tiếng Việt, không có mạo từ, danh từ, đại từ, động từ, cũng không có
giống và số mà chỉ có những từ không thôi: những từ này đều là đơn âm tiết,
nói chung không biến đổi, ý nghĩa của chúng thay đổi hay được xác định nhờ
những từ đặt trước hay theo sau, nghĩa là nhờ chức năng, vị trí của chúng ở
trong câu.
Ý kiến thứ hai thừa nhận sự tồn tại của động từ, nhưng những người
theo ý kiến này lại khác nhau về điểm xuất phát cũng như về kết quả đạt
được. Có thể kể ra một số ý kiến như sau:
Nguyễn Kim Thản phân động từ ra làm bốn loại: loại thứ nhất có sự lẫn
lộn giữ động từ và vị ngữ bắt nguồn từ thời cổ Hy Lạp, loại thứ hai xuất phát
từ ý nghĩa, loại thứ ba xuất phát từ hình thức ngữ pháp (hiểu theo nghĩa rộng),

chủ yếu là khả năng kết hợp của từ, loại thứ tư chú ý tới cả đặc điểm ý nghĩa
và đặc điểm hình thức của từ.
Những tác giả chủ trương xuất phát từ ý nghĩa để xác định từ loại là
Trần Trọng Kim, Bùi Đức Tịnh, Nguyễn Lân,
Người chủ trương dựa vào hình thức ngữ pháp (khả năng kết hợp) để
xác định từ loại là Lê Văn Lý. Ông chỉ ra rằng: Người chức năng chủ nghĩa
tốt nhất là làm việc không dựa vào ý nghĩa của từ, mà dựa vào chức năng của
chúng, sự ứng phó và kết cấu của chúng không phải là nhìn vào bản thân từ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

3
để tìm ra cái quy định đặc tính của nó, mà phải nhìn vào hoàn cảnh của nó,
tức là khả năng kết hợp các từ với các từ khác trong ngôn ngữ.
Trong loại ý kiến thứ tư, Nguyễn Kim Thản chủ trương phân định từ
loại dựa vào cả ý nghĩa lẫn hình thức ngữ pháp, tác giả chứng minh sự tồn tại
của danh từ và động từ tiếng Việt bằng cách đối lập khả năng kết hợp của hai
từ loại như khả năng kết hợp với những từ chỉ định (này, kia ). với từ chỉ sở
thuộc, với đại từ (có là và không có là), với định ngữ tính từ (danh từ thì kết
hợp trực tiếp, động từ thì có thể có từ cho), với những từ phủ định.
Trong hai loại ý kiến trên, ý kiến thứ hai đã dần chiếm ưu thế và được
công nhận. Bởi thế, động từ bắt đầu được nghiên cứu một cách nghiêm túc và
đầy đủ. Quá trình ấy có thể được tóm tắt như sau:
Từ cuối thế kỉ XIX đến đầu những năm sáu mươi của thế kỉ XX, việc
nghiên cứu về động từ chưa đạt được những thành tựu đáng kể, chưa có nhiều
công trình nghiên cứu một cách đầy đủ về động từ. Chỉ từ giữa những năm
sáu mươi đến nay, việc nghiên cứu về động từ mới thực sự được chú ý và đi
vào chiều sâu. Bên cạnh những công trình chung về ngữ pháp thường có đề
cập đến động từ, có thể kể đến một số chuyên luận tiêu biểu trong và ngoài
nước như:

Ở nước ngoài có:
- Phân loại động từ tiếng Việt của I.S. Bystov (1966)
- Cụm động từ tiếng Việt của Nguyễn Phú Phong (1973)
Ở trong nước có:
- Các động từ chỉ hướng trong tiếng Việt của Nguyễn Lai (1976)
- Động từ trong tiếng Việt của Nguyễn Kim Thản (1977)
- Ngữ nghĩa và cấu trúc của động từ của Vũ Thế Thạch (1984)
- Vị từ hành động và các tham tố của nó của Nguyễn thị Quy (1995)
- Kết trị của động từ tiếng Việt của Nguyễn Văn Lộc (1995)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

4
Trong các công trình trên đây, một số nghiên cứu tương đối hoàn toàn
diện về động từ nói chung. Đó là những công trình của Nguyễn Phú Phong và
Nguyễn Kim Thản Ở những công trình này, diện mạo chung của động từ đã
hiện lên khá rõ rệt. Bên cạnh đó có những công trình đi sâu vào một khía cạnh
nào đó của động từ như: I.S. Bystov đi vào phân loại động từ, Nguyễn Lai tìm
hiểu về nhóm động từ chỉ hướng, Vũ Thế Thạch tìm hiểu về mặt ngữ nghĩa,
Nguyễn Thị Quy tìm hiểu về vị từ hành động và các tham tố của nó, Nguyễn
Văn Lộc đi sâu vào mặt kết trị. Tuy nhiên, có một khía cạnh của động từ còn ít
được chú ý đến, đó là việc tìm hiểu về các nhóm, các tiểu loại động từ trong đó
có động từ ba diễn tố. Vì vậy, ở đề tài này chúng tôi sẽ đi sâu vào việc tìm hiểu
về động từ ba diễn tố trong tiếng Việt theo lý thuyết kết trị.
III. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
Mục đích của đề tài này là miêu tả làm rõ đặc điểm ý nghĩa và thuộc
tính kết trị của nhóm động từ ba diễn tố trong tiếng Việt. Qua đó, góp phần
soi sáng thêm một số vấn đề về lý thuyết kết trị và kết trị của động từ trên cứ
liệu của một nhóm động từ cụ thể trong một ngôn ngữ thuộc loại hình ngôn
ngữ đơn lập.

Nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn là:
1. Nghiên cứu những vấn đề lý luận chung (về động từ, lý thuyết kết trị
và kết trị của động từ, phân loại động từ theo kết trị, khái niệm động từ ba
diễn tố).
2. Xác lập nguyên tắc và thủ pháp phân tích, miêu tả động từ ba diễn tố
theo lý thuyết kết trị.
3. Phân loại, miêu tả các nhóm động từ 3 diễn tố theo đặc điểm ý nghĩa
và thuộc tính kết trị.
IV. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là động từ ba diễn tố trong tiếng
Việt hiện đại.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

5
Phạm vi nghiên cứu là các nhóm động từ ba diễn tố trong tiếng Việt
hiên đại được khảo sát trong các tác phẩm văn học, báo chí và một số loại văn
bản của các tác giả có uy tín về sử dụng ngôn ngữ.
V. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Phương pháp thống kê, phân loại
Phương pháp này được sử dụng để khảo sát, thống kê việc sử dụng
động từ ba diễn tố trong văn bản và tiến hành phân loại chúng thành các
nhóm nhỏ.
2. Phương pháp miêu tả
Phương pháp này được sử dụng để miêu tả đặc điểm ý nghĩa và đặc
điểm hoạt động ngữ pháp (thuộc tính kết trị) của động từ ba diễn tố trong các
tác phẩm văn học, báo chí và một số văn bản của các tác giả có uy tín về sử
dụng ngôn ngữ. Từ đó phát hiện ra đặc trưng của nhóm động từ này trong
tiếng Việt.
2. Những phương pháp khác: So sánh, đối chiếu. Những phương pháp

này dùng kết hợp để triển khai thực hiện đề tài.
3. Về thủ pháp nghiên cứu, luận văn kết hợp sử dụng các thủ pháp như
lƣợc bỏ, bổ sung, thay thế, cải biến.Các thủ pháp nói trên giúp cho việc
miêu tả và phân tích ngữ pháp hạn chế được sự chủ quan, cảm tính nhằm đạt
được những mục tiêu đặt ra của luận văn.
VI. DỰ KIẾN ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN
Với những kết quả nghiên cứu đạt được, luận văn sẽ có những đóng
góp mới sau đây:
Thứ nhất, việc nghiên cứu nhóm động từ này theo lý thuyết kết trị sẽ
góp phần soi sáng thêm một số vấn đề lý thuyết về động từ nói chung, lý
thuyết kết trị về động từ nói riêng trên cứ liệu của động từ ba diễn tố trong
tiếng Việt.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

6
Thứ hai, từ việc nghiên cứu các nhóm động từ ba diễn tố cụ thể theo lí
thuyết kết trị, chúng ta sẽ thấy được sự phong phú, đa dạng của động từ tiếng
Việt nói chung và động từ ba diễn tố nói riêng.
Thứ ba, về thực tiễn, kết quả nghiên cứu kết trị của động từ ba diễn tố
có thể được sử dụng để biên soạn các tài liệu phục vụ cho việc dạy học ngữ
pháp tiếng Việt trong nhà trường.
VII. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, Luận văn gồm có ba chương:
Chƣơng 1: Một số vấn đề chung về động từ ba diễn tố
Chương này tập chung tìm hiểu những lí thuyết về động từ, nguyên tắc
thủ pháp và quy trình nghiên cứu động từ theo lí thuyêt kết trị. Vị trí, đặc
điểm chung của động từ ba diễn tố trong tiếng Việt.
Chƣơng 2: Động từ ba diễn tố với mô hình N
1

– V – N
2
– N
3
Chương này tập trung miêu tả đặc điểm chung, thuộc tính kết trị của
các diễn tố, phân loại các nhóm động từ thuộc các nhóm động từ ban phát;
nhóm động từ thu nhận; nhóm động từ so sánh, đối chiếu; nhóm động từ kết
nối. Kể thêm nhưng không phân tích sâu hai nhóm động từ cũng thuộc mô
hình này là nhóm động từ chia tách đối tượng và nhóm động từ làm chuyển
dời các đối thể.
Chƣơng 3: Động từ ba diễn tố với mô hình N
1
– V
1
– N
2
– V
2
Chương này tập trung miêu tả đặc điểm chung, thuộc tính kết trị, phân
loại các nhóm động từ thuộc các nhóm động từ cầu khiến; nhóm động từ bình
xét; kể thêm nhưng không phân tích sâu nhóm động từ biến hóa.


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

7
Chƣơng 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ ĐỘNG TỪ BA DIỄN TỐ

1.1. Động từ

1.1.1. Khái niệm
Khi nghiên cứu về từ loại tiếng Việt, các nhà nghiên cứu đã dành rất
nhiều tâm huyết của mình cho việc nghiên cứu động từ. Điều đó cho thấy tầm
quan trọng cũng như sự phức tạp của từ loại này. Vai trò của động từ dã được
Nguyễn Kim Thản khẳng định: “Trong câu, động từ gần như là trung tâm của
các mối quan hệ của các từ, nó không những có mối quan hệ tường thuật với
từ chỉ chủ thể mà còn có quan hệ chính phụ với những từ chỉ đối tượng, chỉ
hoàn cảnh, trạng thái ” [34, tr.97]. Động từ ba diễn tố là một tiểu loại của
động từ nhưng trước khi tìm hiểu về nó, ta cần có một cách hiểu khái quát về
động từ với những đặc điểm chính sau đây:
Theo “Từ điển tiếng Việt”, động từ là “từ chuyên biểu thị hành động,
trạng thái hay quá trình, thường làm vị ngữ trong câu”. [25, tr.346].
Trong cuốn “Ngữ pháp tiếng Việt”, tác giả Diệp Quang Ban cho rằng:
“Động từ là những từ biểu thị ý nghĩa khái quát về quá trình – ý nghĩa quá
trình thể hiện trực tiếp đặc trưng vận động của thực thể. Đó là ý nghĩa hành
động, ý nghĩa trạng thái được khái quát hóa trong mối liên hệ với vận động
của thực thể trong thời gian và không gian”. [2, tr.90]
Như vậy, căn cứ vào các định nghĩa về động từ của các tác giả nêu
trên, ta có thể đưa ra cách hiểu khái quát về động từ như sau: Động từ là một
từ loại thực từ dùng để chỉ hoạt động (hành động hay trạng thái) của sự vật,
hiện tượng.
1.1.2. Cách xác định động từ
1.1.2.1. Dựa vào ý nghĩa
Như trên đã trình bày, Động từ là một loại thực từ dùng để chỉ hoạt
động (hành động hay trạng thái) của sự vật, hiện tượng, vì vậy, khi xác định
động từ, cần dựa vào chức năng này.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

8

1.1.2.2. Dựa vào khả năng kết hợp
- Động từ có khả năng kết hợp với các phụ từ để biểu thị các ý nghĩa
quan hệ có tính tình thái giữa quá trình với cách thức và quá trình với các đặc
trưng vận động của quá trình trong không gian, thời gian và trong hiện thực.
Cụ thể là:
+ Động từ có khả năng kết hợp về phía trước với các phụ từ thời thể
như: đã, sẽ, đang, hãy, đừng, chớ
Thí dụ: đang học, đã ăn
+ Động từ có khả năng kết hợp về phía sau với các thành tố phụ khác
để tạo thành các nhóm động từ.
Các thành tố phụ chỉ phương hướng: ra, vào, lên, xuống,
Thí dụ: đi lên, trèo xuống,
Các thành tố chỉ kết quả: xong, rồi
Thí dụ: ăn xong, làm rồi
- Động từ kết hợp với các thực từ để phản ánh các quan hệ trong nội
dung vận động của quá trình.
1.1.2.3. Dựa vào chức năng cú pháp
Động từ có khả năng giữ nhiều chức năng ngữ pháp khác nhau nhưng
chức năng ngữ pháp quan trọng nhất của động từ là làm vị ngữ của câu. Theo
thống kê của Nguyễn Kim Thản, những câu có vị ngữ là động từ chiếm
khoảng 88% tổng số câu trong tiếng Việt. Ngoài ra, động từ còn tham gia
đảm nhiệm nhiều chức năng khác trong câu như: bổ ngữ, định ngữ, chủ ngữ,
trạng ngữ
- Động từ làm bổ ngữ: Tôi muốn đi thành phố
- Động từ làm chủ ngữ: Lao động là vinh quang.
- Động từ làm định ngữ: Bút này là bút kí
- Động từ làm trạng ngữ: Nói xong, nó bỏ đi ngay.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


9
Khi một chức vụ cú pháp nhất định, động từ thường có khả năng thay
thế bằng các từ nghi vấn hoặc trả lời cho câu hỏi: làm gì? làm sao?
Tóm lại, động từ là một loại thực từ cơ bản trong kho từ vựng của bất
kì một ngôn ngữ nào. Ý nghĩa khái quát của động từ là chỉ hoạt động của sự
vật, hiện tượng trong thế giới khách quan cũng như trong đời sống tinh thần
con người. Động từ có khả năng kết hợp về phía trước với các phụ từ thời thể,
về phía sau với các phụ từ chỉ sự hoàn thành, kết thúc sự việc, chỉ hướng để
tạo thành nhóm. Chức năng cơ bản của động từ là làm vị ngữ trong câu.
1.1.3. Một số vấn đề cần chú ý khi xác định động từ
Khi xác định động từ, trước hết, ta xác định được một nhóm lớn bao
gồm những từ có đầy đủ các đặc điểm nêu trên đây của động từ. Thuộc nhóm
này là những từ kiểu như: đi, chạy, ngã, ăn, đọc, viết, trao, tặng,…Có thể gọi
những từ thuộc nhóm này là những động từ điển hình hay những động từ - thực
từ. Những động từ - thực từ tạo nên khu vực trung tâm của từ loại động từ.
Bên cạnh các động từ - thực từ còn có một nhóm không lớn bao gồm
những từ có không đầy đủ các đặc điểm nêu trên đây của động từ. Thuộc
nhóm này là những từ kiểu như: trở thành, trở nên, phải, bị, được, khiến,…
Khác với các động từ - thực từ, những từ thuộc nhóm này rất trống nghĩa từ
vựng. Chúng chỉ các hoạt động trừu tượng, khái quát (hoạt động kiểu theo
nghĩa ngữ pháp). Chính do sự trống vắng nghèo nàn về ý nghĩa từ vựng mà
về hình thức, các từ thuộc nhóm này chỉ có khả năng thay thế bằng từ nghi
vấn một cách hạn chế, có điều kiện. Khi trả lời các câu hỏi “làm gì”, “làm
sao” đặc trưng cho động từ, chúng thường phải kết hợp vào mình một thực từ
khác. Với những đặc điểm chỉ ra trên đây, các từ thuộc nhóm thứ hai rõ ràng
mang tính chất trung gian giữa động từ và hư từ. Ở đây, chúng tôi xếp chúng
vào động từ và gọi chúng là động từ - ngữ pháp. Động từ ngữ pháp chính là
nhóm động từ không điển hình tạo thành khu vực biên của từ loại động từ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


10
Khi xác định các động từ ngữ pháp, không thể không đề cập đến
trường hợp của từ “là” trong những cấu trúc kiểu “Tôi là sinh viên”. Theo ý
kiến của một số tác giả thì “là” vốn là động từ thực thụ có ý nghĩa như “làm”
nhưng đã hư hóa trở thành hư từ. Những tác giả theo quan niệm này xếp “là”
vào loại hệ từ hoặc từ nối (quan hệ từ). Một số tác giả coi “là” là động từ
nhưng không phân biệt nó với động từ - thực từ.
Xem xét đặc điểm của từ “là” trong những cấu trúc kiểu “Tôi là sinh
viên”, ta thấy nó vẫn còn có những đặc điểm của động từ. “Là” vẫn có khả năng
tiếp nhận các yếu tố chỉ thời thể như các động từ khác (Thí dụ: Tôi đang là sinh
viên. Tôi sẽ là sinh viên). Mặt khác, trong nhiều trường hợp, “là” còn có khả
năng thay thế cho “làm”, “trở thành” là những từ được thừa nhận là động từ.
So sánh:
- Nó sẽ trở thành giáo viên – Nó sẽ là giáo viên
- Tôi làm tổ trưởng – Tôi là tổ trưởng.
Ngoài ra, nếu so sánh “là” trong những cấu trúc trên đây với từ “là” đã
hư hóa thực sự và trở thành quan hệ từ thì ta thấy giữa chúng có sự khác nhau
rất rõ. “Là” với tư cách quan hệ từ không có khả năng tiếp nhận các các yếu
tố chỉ thời thể, mặt khác nó luôn có khả năng thay thế bằng quan hệ từ
“rằng”. So sánh:
- Vợ hắn biết là chồng đã hết giận ->
- Vợ hắn biết rằng chồng đã hết giận…
- Em tin là con mình còn sống ->
- Em tin rằng con mình còn sống.
Ở từ “là” trong những cấu trúc đưa ra xem xét trên đây không hề có
những đặc điểm này. Vì những lẽ trên, chúng tôi tạm xếp “là” vào số các
động từ ngữ pháp, mặc dù cũng thừa nhận rằng trong số các động từ ngữ
pháp, “là” ngữ pháp hóa cao nhất và gần với hư từ nhất.


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

11
Khi xác định động từ, cũng cần lưu ý rằng những đặc điểm nêu trên
đây của động từ là thuộc tính chung của động từ với tư cách là đơn vị trừu
tượng của ngôn ngữ được khái quát từ những biến thể của nó trong lời nói.
Khi hoạt động trong lời nói, động từ luôn tồn tại dưới những biến thể cụ thể.
Trong số các biến thể của động từ có biến thể là cơ bản (điển hình) và có
những biến thể không cơ bản (không điển hình). Biến thể cơ bản là biến thể
phổ biến nhất và có đầy đủ các đặc điểm của động từ. (Chẳng hạn, trong tiếng
Nga, biến thể cơ bản của động từ thường được coi là hình thức được chia
(sprjagajemara forma) của động từ, còn biến thể không cơ bản là các hình
thức nguyên dạng, tính động từ, trạng động từ). Trong tiếng Việt, hình thức
cơ bản của động từ có thể coi là hình thức thời thể (tức là hình thức có khả
năng kèm thêm các yếu tố chỉ thời thể). Chẳng hạn, trong cấu trúc: “Tôi đang
đọc sách” và “Tôi bước vào phòng đọc sách”, “đọc” mặc dù đều là động từ
nhưng ở cấu trúc thứ nhất, nó là biến thể điển hình, còn ở cấu trúc thứ hai, nó
là biến thể không điển hình.
1.2. Vị trí của động từ ba diễn tố trong hệ thống động từ tiếng Việt
1.2.1. Cách phân loại động từ theo quan điểm truyền thống
Động từ là môt loại từ lớn bao gồm hàng vạn từ và rất không thuần
nhất. Trong nội bộ động từ, có thể phát hiện những tiểu loại, những nhóm đối
lập với nhau theo những tiêu chí nhất định. Vấn đề phân loại động` từ được
nhiều chuyên khảo đề cập đến. Dưới đây là một số cách phân loại truyền
thống thường gặp:
1.2.1.1. Cách phân loại dựa vào ý nghĩa và hình thức ngữ pháp:
Theo cách phân loại này, có thể xác định trong nội bộ động từ những
diện đối lập chính sau:
a. Trước hết, đó là sự đối lập giữa động từ thực từ và động từ ngữ
pháp (động từ bán thực từ, bán hư từ)


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

12
Động từ - thực từ là những động từ có ý nghĩa cụ thể, chân thực, có khả
năng thay thế bằng từ nghi vấn (Thí dụ: làm gì, làm sao) và có khả năng độc
lập làm vị ngữ. (Thí dụ: đi, chạy, viết, đọc ) Động từ ngữ pháp là những
động từ không có ý nghĩa cụ thể, chân thực, không có khả năng thay thế bằng
từ nghi vấn (khả năng độc lập trả lời câu hỏi), không có khả năng độc lập giữ
vai trò vị ngữ. (Thí dụ: có thể, trở nên, bị, được ) Động từ ngữ pháp được
chia thành động từ tình thái (có thể, nên ). và động từ quan hệ (là, khiến ).
b. Các động từ - thực từ được chia tiếp thành động từ chủ động và
động từ không chủ động.
Động từ chủ động là những động từ chỉ hoạt động có chủ ý, tức là hoạt
động xuất phát từ chủ thể và chủ thể có thể điều khiển hoạt động theo ý muốn
của mình (Thí dụ: đi, ăn, chạy )
Động từ không chủ động chỉ hoạt động không xuất phát từ chủ thể và
chủ thể không điều khiển được họat động theo ý muốn của mình (Thí dụ: tan,
cháy, đổ, vỡ ).
Tiếp tục phân chia động từ chủ động ta có hai nhóm động từ: động từ
tác động (biểu thị những hoạt động mà kết quả những hoạt động đó làm cho
đối tượng bị thay đổi về phương diện nào đó (nảy sinh hoặc tiêu biến đi): ăn,
đập, phá ). và động từ không tác động (không có những đặc điểm như từ tác
động): đi, bơi, chạy Trong động từ tác động có hai diện đối lập: động từ tạo
tác (chỉ những hoạt động tạo ra đối tượng: đào, nặn ) và động từ chuyển tác
(chỉ những hoạt động làm chuyển biến đối tượng ở một mặt nào đó: đánh,
đốt, phá ). Động từ không tác động cũng được chia tiếp thành: động từ chỉ
hoạt động chuyển động (đi, chạy ) và động từ chỉ hoạt động không chuyển
động (ngủ, nghĩ ). Như vậy, căn cứ vào ý nghĩa và hình thức ngữ pháp, ta có
thể chia động từ thành nhiều tiểu loại với những dấu hiệu ý nghĩa và hình

thức đặc trưng của từng tiểu loại.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

13
1.2.1.2. Phân loại động từ dựa vào đặc điểm chi phối
Sự chi phối của động, từ theo cách hiểu chung, (áp dụng cho cả ngôn
ngữ biến hình và ngôn ngữ không biến hình) là khả năng của động từ đòi hỏi
sự có mặt và quy định đặc tính (ý nghĩa và hình thức) của các bổ ngữ.
Theo cách phân loại này, động từ được chia thành hai loại chính: động
từ nội hướng (nội động) và động từ ngoại hướng (ngoại động). Động từ nội
hướng là động từ không chi phối bổ ngữ (Thí dụ: nằm, đứng, ngủ, thức, ).
còn động từ ngoại hướng là động từ có khả năng chi phối các bổ ngữ (Thí dụ:
ăn, viết, đánh, đọc, ). Tuy nhiên, cũng như sự đối lập giữa các nhóm động từ
phân loại theo ý nghĩa và hình thức ngữ pháp, sự đối lập giữa động từ nội
hướng và động từ ngoại hướng trong cách phân loại này không hẳn rõ ràng và
dứt khoát. Bằng chứng là giữa hai nhóm động từ này vẫn tồn tại nhóm động
từ trung tính (Thí dụ: tan, cháy, lắc, gật, ).
1.2.2. Cách phân loại động từ theo lý thuyết kết trị
1.2.2.1. Vài nét về lý thuyết kêt trị
a, Thuật ngữ kết trị
Thuật ngữ kết trị (hóa trị, ngữ trị, tiếng Pháp: valence, tiếng Nga:
valentnost) vốn được dùng trong hóa học để chỉ thuộc tính kết hợp của các
nguyên tử với một số lượng xác định các nguyên tử khác. Thuật ngữ này mới
chỉ được dùng rộng rãi trong ngôn ngữ học từ cuối những năm bốn mươi của
thế kỉ xx để chỉ khả năng kết hợp của các lớp từ hoặc các lớp hạng đơn vị
ngôn ngữ nói chung.
b, Ngữ pháp phụ thuộc của L. Tesnière – cơ sở của lý thuyết kết trị.
Người khởi xướng lí thuyết kết trị là L. Tesnière, nhà ngôn ngữ học nổi
tiếng người Pháp. Những tư tưởng về lý thuyết kết trị được L. Tesnière trình

bày trong cuốn Các yếu tố của cú pháp cấu trúc (Elements de syture
structurale) xuất bản ở Paris vào năm 1959, sau khi ông mất năm năm.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

14
Trong cuốn sách trên đây của L. Tesnière, lý thuyết kết trị đã được
trình bày gắn liền với tứ tưởng về ngữ pháp phụ thuộc của ông. Lấy câu “Quy
tắc cao nhất là sự phụ thuộc và tính phụ thuộc” làm lời đề cho chương 2 (Tôn
ti của quan hệ cú pháp), L. Tesnière viết: “Quan hệ cú pháp xác lập giữa các
từ mối quan hệ phụ thuộc. Mỗi quan hệ thống nhất một vài yếu tố đứng trên
với yếu tố đứng dưới.Yếu tố đứng trên chúng tôi sẽ gọi là yếu tố chi phối
hoặc yếu tố chính,còn yếu tố đứng dưới là yếu tố phụ thuộc. Chẳng hạn, trong
câu Alfred parle (Anphret nói) parle (nói) là yếu tố chính, còn Anphred là yếu
tố phụ” [28, tr.64]. Trong câu, một từ có thể đồng thời vừa là yếu tố chi phối
(yếu tố chính) vừa là yếu tố phụ thuộc. Chẳng hạn, trong câu Mon ami parle
(Bạn tôi nói), từ ami (bạn) vừa phụ thuộc vào từ parle (nói) vừa chi phối mon
(tôi). Toàn bộ các từ đi vào thành phần câu lập tôn ti (thứ bậc) của mối quan
hệ cú pháp. Chẳng hạn, trong câu Mon ami parle (Bạn tôi nói), từ mon (tôi)
phụ thuộc vào ami (bạn), còn từ này đến lượt mình lại phụ thuộc vào parle
(nói), ngược lại, từ parle (nói) chi phối từ ami (bạn), còn từ này lại chi phối
mon (tôi). Mối quan hệ với tính tôn ti như trên được trình bày với sơ đồ sau:
parle (nói) parle (nói)


Alfred ami (bạn)


mon (tôi)
Cùng với nguyên tắc phụ thuộc và tính tôn ti của quan hệ cú pháp như

trình bày trên đây, L. Tesnière cũng lưu ý đến tính chất một chức năng của
yếu tố phụ thuộc: “Về nguyên tắc, không một yếu tố phụ thuộc nào có thể
phụ thuộc vào hơn một yếu tố chính. Ngược lạị, yếu tố chính có thể chi phối
một vài yếu tố phụ thuộc” [28, tr.25]. Chẳng hạn, trong câu Mon vierl ami

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

15
chante cette jolie chanson (Người bạn già của tôi hát bài hát tuyệt vời này),
từ chings (hát) chi phối hai từ là ami (bạn) và chanson (bài hát) trong khi với
các từ phụ thuộc, mỗi từ chỉ phụ thuộc vào một từ duy nhất mon (tôi) và vierl
(già) phụ thuộc vào ami (bạn), ami (bạn) phụ thuộc vào chante (hát), cette
(này) và jolie (tuyệt vời) phụ thuộc vào chanson (bài hát) phụ thuộc vào
chante (hát). [28, tr.25].
Tư tưởng về tính phụ thuộc trong cú pháp mặc dù không hoàn toàn mới
nhưng cái mới ở L. Tesnière là tính phụ thuộc được đưa lên thành nguyên tắc
hàng đầu của cú pháp: Ở L. Tesnière, cấu trúc của câu được xác định bởi toàn
bộ các mối quan hệ cú pháp phụ thuộc giữa các thành tố của nó. Khác với
ngữ pháp học truyền thống trong đó có sự thừa nhận rộng rãi quan niệm về
tính hai đỉnh cú pháp của câu (chủ ngữ, vị ngữ), tư tưởng ngữ pháp phụ thuộc
của L. Tesnière mà hạt nhân là lý thuyết kết trị chỉ xác định trong câu một
đỉnh cú pháp duy nhất (tương đương với vị ngữ truyền thống). Đó là trung
tâm của nút mà ở câu động từ, đó là động từ. Quan niệm này, theo L. Tesnière,
thực sự xuất phát từ mặt cấu trúc (mặt ngữ pháp), khác với quan niệm truyền
thống thường xuất phát từ mặt logic hoặc ngữ nghĩa [28, tr.118 - 124]
c, Khái niệm nút, nút động từ, diễn tố (actant), chu tố (circonstant)
Theo quan niệm của L. Tesnière, mỗi yếu tố chính mà ở nó có một hay
một vài yếu tố phụ lập thành cái ông gọi là nút (tiếng Pháp: noeut, tiếng Nga:
uzel). Nút được L. Tesnière xác định là “tập hợp bao gồm từ chính và tất cả
các từ trực tiếp hay gián tiếp phụ thuộc vào nó” [28, tr.25]. Nút được tạo

thành bởi từ thu hút vào mình, trực tiếp hay gián tiếp, tất cả các từ của câu gọi
là nút trung tâm. Nút này đảm bảo sự thống nhất cấu trúc của câu bởi nó gắn
tất cả các yếu tố của câu thành một chuỗi thống nhất. Trong ý nghĩa nhất
định, nó đồng nhất với cả câu [28, tr.26] Nút trung tâm được cấu tạo bởi động
từ (như trong các Thí dụ trên đây) nhưng cũng có thể là danh từ, tính từ, trạng
từ. Về nguyên tắc, chỉ các thực từ mới có khả năng tạo nút. Phù hợp với các
loại thực từ, L. Tesnière phân bốn loại kiểu nút: nút động từ, nút danh từ, nút
tính từ và nút trạng từ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

16
Nút động từ là nút mà trung tâm của nó là động từ, thí dụ: Alfred
frappe Bernard (Anphret đánh Becna).
Nút danh từ là nút mà trung tâm của nó là danh từ, thí dụ: six forts
chevaux (sáu con ngựa khỏe).
Nút tính từ là nút có tính từ làm trung tâm, thí dụ: extremement jeune
(cực kì trẻ trung).
Nút trạng từ là nút có trạng từ làm trung tâm, thí dụ: relativement vite
(tương đối nhanh)
Theo L. Tesnière, nút động từ là trung tâm của câu trong phần lớn các
ngôn ngữ châu Âu và nó biểu thị cái tương tự như một vở kịch nhỏ với các
vai diễn (diễn tố, bổ ngữ) và circonstants (chu tố, trạng ngữ). Động từ biểu thị
quá trình (frappe – đánh trong Alfred frappe Bernanrd). Các diễn tố chỉ người
hay vật tham gia vào quá trình với tư cách bất kì (chủ động hay bị động).
Chẳng hạn, trong câu trên, các diễn tố là Alfred và Bernanrd [28, tr.117]. Các
diễn tố (actant) có những đặc điểm chung là:
- Đều phụ thuộc vào động từ, là kẻ thể hiện kết trị của động từ, kể cả
diễn tố chủ thể (chủ ngữ).
- Đều có tính bắt buộc, nghĩa là sự xuất hiện của chúng do nghĩa của

động từ đòi hỏi và việc lược bỏ chúng sẽ làm cho nghĩa của động từ trở nên
không xác định.
- Về hình thức, chúng được biểu hiện bằng các danh từ hoặc các yếu tố
tương đương. (Các yếu tố này theo L. Tesnière, gồm đại từ, động từ nguyên
dạng và mệnh đề phụ bổ ngữ mà ông gọi là mệnh đề phụ diễn tố).
Các diễn tố (actants) được L. Tesnière phân loại dựa vào chức năng
khác nhau mà chúng thực hiện theo mối quan hệ với động từ. Dựa vào số
lượng chức năng (và cũng là số lượng tối đa diễn tố có thể có bên động từ), L.
Tesnière xác định ba kiểu diễn tố mà ông gọi tên theo số thứ tự: diễn tố thứ
nhất, thứ hai và thứ ba. Về nguyên tắc, số thứ tự của diễn tố không bao giờ
vượt quá số lượng diễn tố phụ thuộc vào động từ. Chẳng hạn, động từ không

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

17
diễn tố không thể chi phối bất kì diễn tố nào, động một diễn tố không thể chi
phối diễn tố thứ hai và thứ ba, động từ hai diễn tố không thể chi phối diễn tố
thứ ba. Như vậy, diễn tố thứ nhất có thể gặp trong câu gồm một, hai và ba
diễn tố. Diễn tố thứ hai có thể gặp trong câu có hai và ba diễn tố còn diễn tố
thứ ba chỉ có thể gặp trong câu có ba diễn tố [28, tr.123].
Diễn tố thứ nhất từ góc độ ngữ nghĩa, chính là diễn tố chỉ kẻ hành động
và chính vì vậy, trong ngữ pháp học truyền thống, nó được gọi là chủ thể
(sujet) L. Tesnière đề nghị giữ lại thuật ngữ này. Trong câu Alfred parle
(Anphret nói), Anphret từ góc độ cấu trúc là diễn tố thứ nhất, từ góc độ ngữ
nghĩa chỉ chủ thể của hành động nói.
Diễn tố thứ hai về cơ bản, phù hợp với bổ ngữ đối thể trong ngữ pháp
học truyền thống. L. Tesnière đề nghị gọi đơn giản là đối thể. Chẳng hạn trong
câu Alfred frappe Bernard (Anphret đánh Bécsna), Bécsna về mặt cấu trúc là
diễn tố thứ hai, về mặt nghĩa chỉ đối thể của hành động. Khi so sánh diễn tố
chủ thể (chủ ngữ) với diễn tố đối thể (bổ ngữ), L. Tesnière lưu ý rằng chúng

chỉ đối lập nhau về ngữ nghĩa, còn về cấu trúc (cú pháp), giữa chúng không có
sự đối lập [28, tr.124]. Tác giả nhấn mạnh rằng: “Trên thực tế, từ góc độ cấu
trúc, không phụ thuộc vào chỗ trước chúng ta là diễn tố (actant) thứ nhất hay
thứ hai, yếu tố bị phụ thuộc luôn luôn là bổ ngữ” [28, tr.124]. Xuất phát từ
cách nhìn nhận đó, L. Tesnière đề nghị khi sử dụng các thuật ngữ truyền thống
mà không có sự điều chỉnh, cần khẳng định rằng diễn tố chủ thể (chủ ngữ
truyền thống) chính là bổ ngữ cũng như những bổ ngữ khác. [28, tr.124].
Diễn tố thứ ba, từ góc độ ngữ nghĩa đó là diễn tố mà hành động được
thực hiện có lợi hay gây thiệt hại cho nó. Diễn tố này về cơ bản, tương ứng
với bổ ngữ gián tiếp trong ngữ pháp học truyền thống. Chẳng hạn, trong câu
Alfred donne le livre à Charler (Anphret đua cuốn sách cho Sáclơ), diễn tố
thứ ba là Sáclơ. Như vậy, ở câu có ba diễn tố, cả ba loại diễn tố: thứ nhất, thứ
hai, thứ ba đều xuất hiện. Lược đồ của ba diễn tố trên đây như sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

18
Donne (đưa)



Alfred le livre (cuốn sách) à Charler
(actant 1) (actant 2) (actant 3)
Cùng nằm trong phần cấu trúc của câu động từ, bên cạnh các diễn tố
còn có các chu tố (circonstant). Về nghĩa, các chu tố biểu thị hoàn cảnh (thời
gian, vị trí, phương thức ). trong đó quá trình được mở rộng. Chẳng hạn,
trong câu: Alfred fourve toujours son nez partout (Anphret ở đâu cũng luôn
ngoáy cái mũi của mình), có hai chu tố là toujours (luôn luôn) và partout (ở
mọi nơi).Về cấu tạo, các chu tố luôn luôn là trạng từ (thời gian, vị trí, phương
thức ). hoặc yếu tố tương đương (trong đó có các mệnh đề phụ); ngược lại,

trong câu, các trạng từ luôn đảm nhiệm chức năng chu tố [28, tr.118].
Chẳng hạn, trong câu Alfred parl bien (Anphret nói hay), từ bien (hay)
là chu tố. Lược đồ của câu này như sau:
Parl

Alfred bien
Về chức năng, cũng như diễn tố, chu tố phụ thuộc trực tiếp vào động
từ. Quan niệm này của L. Tesnière khác với quan niệm truyền thống coi trạng
ngữ là thành phần phụ của cả nòng cốt câu (chủ ngữ, vị ngữ).
d, Khái niệm kết trị và các kiểu kết trị của động từ
* Khái niệm kết trị
Trong khuôn khổ của vấn đề quan hệ cú pháp (được trình bày trong
phần 1 của cuốn sách), sau khi đã đề cập và luận giải nhiều khái niệm quan
trọng liên quan đến lí thuyết kết trị như quan hệ cú pháp, sự phụ thuộc, nút
động từ, diễn tố, chu tố…, L. Tesnière dành chương 97 (kết trị và dạng) để

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

19
trình bày về khái niệm kết trị. Theo L. Tesniere, cũng giống như sự tồn tại
của các kiểu diễn tố khác nhau (diễn tố thứ nhất, thứ hai, thứ ba), thuộc tính
của động từ chi phối các kiểu diễn tố được phân biệt dựa vào chỗ chúng chi
phối một, hai hay ba diễn tố. Ông viết: “Có thể hình dung động từ ở dạng
nguyên tử với những cái móc có thể hút vào mình một số lượng diễn tố phù
hợp với số lượng móc mà nó có để giữ bên mình các diễn tố này - số lượng
các móc có ở động từ và số lượng diễn tố mà nó có khả năng chi phối lập
thành bản chất của cái mà chúng tôi sẽ gọi là kết trị của động từ (valence
verbe)” [28, tr.250]. Như vậy theo cách hiểu của L. Tesnièrre, kết trị của động
từ chính là thuộc tính hay khả năng của động từ thu hút vào mình một số
lượng nhất định các diễn tố tương tự như khả năng của nguyên tử kết hợp với

một số lượng các nguyên tử khác.
Với cách hiểu trên đây, L. Tesnière làm rõ thuộc tính kết trị của động
từ qua phạm trù dạng mà thuộc tính của nó phụ thuộc chủ yếu vào số lượng
và các đặc tính của các diễn tố mà động từ chi phối.
Sau này, lí thuyết kết trị đã được phát triển và vận dụng vào việc
nghiên cứu các đơn vị ngôn ngữ thuộc các cấp độ khác nhau.
Theo nghĩa rộng, kết trị được hiểu là thuộc tính kết hợp của các đơn vị
ngôn ngữ cùng cấp độ. Ở cấp độ từ, kết trị theo nghĩa rộng được là thuộc
tính hay khả năng của lớp từ nhất định tham gia vào các mối quan hệ cú
pháp nói chung. Cách hiểu này đồng nhất kết trị của từ với thuộc tính kết
hợp cú pháp của từ (theo đó, quan hệ cú pháp đồng nhất với quan hệ kết trị)
Ở Việt Nam, lý thuyết kết trị lần đầu tiên được nghiên cứu trong
chuyên luận Kết trị của động từ tiếng Việt của Nguyễn Văn Lộc. Tiếp thu tư
tưởng của L. Tesnière và các nhà ngôn ngữ học Xô Viết, trong công trình
này, Nguyễn Văn Lộc hiểu kết trị của động từ là khả năng của động từ tạo ra
xung quanh mình các vị trí mở cần hoặc có thể làm đầy bởi các thành tố cú
pháp (các thực từ) mang ý nghĩa bổ sung nhất định. [17, tr.23-24]. Nói cách

×