Tải bản đầy đủ (.doc) (92 trang)

LUẬN VĂN THẠC SĨ: Đánh giá tính đa dạng thực vật VQG Bái Tử Long, tỉnh Quảng Ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.3 MB, 92 trang )

ĐẶT VẤN ĐỀ
Việt Nam là một nước nằm trong vùng nhiệt đới có hệ sinh thái rừng vô cùng
phong phú và đa dạng. Do sự tác động của tự nhiên cũng như của con người đã làm
cho các hệ sinh thái này luôn luôn có sự biến đổi. Vì vậy, việc điều tra, đánh giá
tính đa dạng thực vật rừng để xây dựng các biện pháp quản lý và bảo tồn chúng là
rất cần thiết. Tài nguyên rừng không những cung cấp cho con người nguồn thức ăn,
nước uống, dược liệu,…mà còn có một vai trò đặc biệt quan trọng hơn cả đó là
cung cấp nguồn oxi vô tận cho con người và các loài sinh vật có thể tồn tại đến
ngày nay. Do đó, rừng là một bộ phận quan trọng không thể thiếu của môi trường
sinh thái. Ngoài những giá trị to lớn trên, hàng năm, ngành lâm nghiệp cũng đóng
góp một phần không nhỏ cho nền kinh tế quốc dân, rừng luôn gắn liền với đời sống
của nhân dân cùng sự sống còn của tất cả các loài sinh vật trên trái đất. Tuy nhiên,
trong những năm gần đây diện tích rừng trên thế giới nói chung và Việt Nam nói
riêng đang bị suy giảm một cách nhanh chóng, nguyên nhân chủ yếu là do con
người sử dụng nguồn tài nguyên rừng không hợp lý. Mất rừng đồng nghĩa với sự
thay đổi môi trường sinh thái và làm không ít các loài sinh vật đã và đang có nguy
cơ bị tuyệt chủng.
Đứng trước những hiểm hoạ do việc mất rừng gây, ra những năm gần đây
Đảng và Nhà nước ta đã thay đổi, bổ xung nhiều chính sách nhằm bảo vệ nguồn tài
nguyên vô cùng quý giá này. Năm 1962, Chính phủ Việt nam đã quyết định thành
lập Vườn quốc gia (VQG) đầu tiên ở nước ta, đó là VQG Cúc Phương. Đây chính là
cơ sở cho việc thành lập và phát triển hệ thống các khu bảo tồn thiên nhiên trên cả
nước. Tới nay (1-2010) cả nước ta đã có 32 VQG và hàng trăm khu bảo tồn thiên
nhiên (BTTN) được thành lập. Đây là một bước ngoặt quan trọng nhằm mục tiêu
bảo tồn đa dạng sinh học ở Việt Nam.
Nghiên cứu về hệ thực vật rừng là một trong những nhiệm vụ quan trọng
hàng đầu cho công tác nghiên cứu và bảo tồn đa dạng sinh học. Việc nghiên cứu về
hệ thực vật giúp người ta hiểu biết rõ được thành phần, tính chất các hệ thực vật ở
từng nơi, từng vùng, nhằm xây dựng mô hình về khai thác, sử dụng, phát triển và
1
bảo vệ nguồn tài nguyên thực vật một cách bền vững, không gây ảnh hưởng đến


môi trường sống, phục hồi các hệ sinh thái đã bị suy thoái, mang lại lợi ích lâu dài
cho con người.
Vườn quốc gia Bái Tử Long nằm trong vùng vịnh Bái Tử Long, liền kề phía
Bắc vịnh Hạ Long, thuộc huyện đảo Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh. VQG có nhiều hệ
sinh thái điển hình như hệ sinh thái rừng ngập mặn, hệ sinh thái rạn san hô, hệ sinh
thái rừng cây nhiệt đới trên núi đất và núi đá vôi, trong đó hệ sinh thái rừng nhiệt
đới đóng vai trò vô cùng quan trọng. Rừng tự nhiên hiện còn thực sự là sinh cảnh
thích nghi của nhiều loài động vật hoang dã, đặc biệt trên các đảo lớn: Ba Mùn, Sậu
Nam, Sậu Đông, Trà Ngọ Nhỏ, Trà Ngọ Lớn.
Hiện nay, một số nghiên cứu về thực vật đã được triển khai tại VQG Bái Tử
Long nhưng chưa có công trình nào nghiên cứu một cách đầy đủ, toàn diện về đa
dạng thực vật bậc cao có mạch ở nơi đây. Do vậy, chúng tôi đề xuất đề tài: Đánh
giá tính đa dạng thực vật VQG Bái Tử Long, tỉnh Quảng Ninh, để tìm hiểu về
nguồn tài nguyên thực vật, tạo cơ sở sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên này, góp
phần vào công cuộc bảo tồn đa dạng sinh học của Việt Nam cũng như trong khu
vực.
2
Chương 1
TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1. QUAN ĐIỂM NHẬN THỨC VỀ ĐA DẠNG SINH HỌC
Ngày nay, yêu cầu bảo tồn đa dạng sinh học (ĐDSH ), tài nguyên thiên nhiên
và môi trường là một vấn đề hàng đầu. ĐDSH không những có giá trị về mặt môi
trường sinh thái mà còn có giá trị về Văn hoá, Giáo dục, Thẩm mỹ Chính vì vậy
mà công ước về bảo tồn ĐDSH đã được thông qua tại Đại hội Thượng đỉnh tại Rio
de Janeiro (Braxin, 1992), đây là cái mốc đánh giá sự cam kết của các quốc gia trên
toàn thế giới về bảo tồn ĐDSH, đảm bảo việc sử dụng bền vững nguồn tài nguyên
sinh vật. Do mới được quan tâm nên ĐDSH vẫn còn là một khái niệm rất mới và
nghĩa khá rộng nên được nhiều tập thể tác giả đề cập đến.
Trong Công ước Quốc tế về bảo tồn ĐDSH đã định nghĩa: “ĐDSH là tính
khác biệt, muôn hình muôn vẻ về cấu trúc, chức năng và các đặc tính khác giữa các

sinh vật ở tất cả mọi nguồn bao gồm hệ sinh thái trên đất liền và các hệ sinh thái
dưới nước”.
Theo Quỹ quốc tế Bảo tồn Thiên nhiên (WWF, 1990) đề xuất khái niệm
ĐDSH như sau: “ĐDSH là sự phồn thịnh của sự sống trên trái đất, là hàng triệu loài
thực vật, động vật và vi sinh vật, là những gen chứa đựng trong các loài và là những
hệ sinh thái vô cùng phức tạp cùng tồn tại trong một môi trường”. Như vậy, ĐDSH
được xem xét ở cả 3 mức độ: ĐDSH ở cấp độ loài bao gồm toàn bộ các sinh vật
sống trên trái đất, từ vi khuẩn đến các loài động, thực vật và các loài nấm. Ở mức độ
tinh tế hơn, ĐDSH bao gồm cả sự khác biệt về gen giữa các loài, giữa các quần thể
sống cách ly nhau về địa lý cũng như giữa các cá thể cùng chung sống trong một
quần thể. ĐDSH còn bao gồm cả sự khác biệt giữa các quần xã mà trong đó các loài
sinh sống, giữa các hệ sinh thái, nơi mà các loài cũng như các quần xã sinh vật tồn
tại, và cả sự khác biệt của các môi trường sống tương tác giữa chúng với nhau.
Bên cạnh đó ĐDSH còn được định nghĩa như sau: “ĐDSH là tập hợp tất cả
các nguồn sống trên hành tinh chúng ta, bao gồm tổng số các loài động, thực vật,
tính đa dạng và phong phú trong từng loài, tính đa dạng của các hệ sinh thái trong
3
các cộng đồng sinh thái khác nhau hay là tập hợp của các loài sống ở các vùng khác
nhau trên thế giới với các hoàn cảnh khác nhau” trong “Kế hoạch hành động đa
dạng sinh học của Việt Nam”. Định nghĩa này tuy đã đề cập đến mức độ đa dạng
của sinh vật trên hành tinh, song còn quá dài và không cụ thể khiến người đọc khó
hình dung. Mặt khác, định nghĩa trên vẫn chưa đề cập đến mức đa dạng gen (di
truyền), chỉ đề cập đến tính đa dạng của hệ động vật, thực vật mà chưa đề cập đến
các sinh vật khác như vi sinh vật, tảo, nấm,… là một trong những mắt xích không
thể thiếu được trong chuỗi thức ăn để từ đó tạo ra quần xã sinh vật và hệ sinh thái
[16].
Vào năm 1993, Viện Tài nguyên gen và Thực vật Quốc tế (IPJRI) đã cho ra
đời tác phẩm “Đa dạng cho sự phát triển” trong đó ĐDSH được hiểu rằng “ĐDSH
là sự biến dạng của các cơ thể sống và các phức hệ sinh thái mà chúng sống”. Định
nghĩa này tuy ngắn gọn, song chưa chính xác và gây cho người đọc khó hiểu. Tiếp

đó, Nguyễn Nghĩa Thìn (1997) trong “Cẩm nang nghiên cứu đa dạng sinh vật” đã
đưa ra “ĐDSH là toàn bộ các dạng sống khác nhau của cơ thể sống trên trái đất gồm
từ các sinh vật phân cắt đến động, thực vật ở trên cạn cũng như ở dưới nước, từ mức
độ phân tử AND đến các quần thể sinh vật kể cả xã hội loài người. Khoa học nghiên
cứu về tính đa dạng đó gọi là ĐDSH” [44]. Ở đây, ĐDSH được hiểu theo 3 khía
cạnh:
+ Đa dạng ở mức độ di truyền: mỗi loài sinh vật và thậm chí trong một cá thể của
loài đều có những phân tử AND đặc trưng cho loài. Tính đặc trưng này được thể
hiện qua số lượng và trình tự sắp xếp các nucleotit trong phân tử AND, qua hàm
lượng trong nhân tế bào và tỷ lệ giữa các cặp bazo A+T/G+X. Trật tự các nucleotit
trong các gen có liên quan đến việc qui định các tính trạng và các đặc tính của cơ
thể. Trong quá trình tiến hóa của sinh vật từ thấp đến cao, hàm lượng AND trong
các tế bào cũng được tăng lên. Đó là một sự biểu hiện của đa dạng gen.
+ Đa dạng ở mức độ loài: phạm trù chỉ mức độ phong phú về số lượng các loài
hoặc số lượng các phân loài (loài phụ) trên trái đất, ở một vùng địa lý, trong một
quốc gia hay một sinh cảnh nhất định. Loài là một nhóm cá thể khác biệt với các
4
nhóm cá thể khác về mặt sinh học và sinh thái. Các cá thể trong loài có vật chất di
truyền tương tự nhau và có khả năng trao đổi thông tin di truyền (giao phối, giao
phấn) với nhau và cho ra các thế hệ con cái hữu thụ (có khả năng sinh sản tiếp tục).
Như vậy, các cá thể trong loài chứa toàn bộ thông tin di truyền của loài. Vì vậy, tính
đa dạng loài hoàn toàn bao trùm tính đa dạng di truyền và thường được coi trọng
nhất khi đề cập đến tính ĐDSH.
+ Đa dạng ở mức độ hệ sinh thái: Thể hiện bằng sự khác nhau của các kiểu quần xã
sinh vật tạo nên. Quần xã sinh vật được xác định bởi các loài sinh vật trong một
sinh cảnh nhất định cùng các mối quan hệ qua lại giữa các cá thể trong loài và giữa
các loài với nhau. Quần xã sinh vật cũng quan hệ với môi trường vật lý tạo thành
một hệ sinh thái. Hệ sinh thái là một cấu trúc và chức năng của sinh quyển bao gồm
các quần xã động, thực vật, các quần xã vi sinh vật, thổ nhưỡng (đất) và các yếu tố
khí hậu. Các thành phần này liên hệ với nhau thông qua các chu trình vật chất và

năng lượng (chu trình sinh địa hoá). Cao hơn nữa, định nghĩa này đã đề cập đến xã
hội loài người đó là đa dạng các loại hình văn hóa dân tộc. Đây là một quan điểm
mới được đề cập đến mang tính nhân đạo và sự công bằng xuất phát từ nguyên nhân
đạo đức, đó chính là câu trả lời cho một phần của câu hỏi vì sao phải bảo tồn
ĐDSH.
1.2. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐA DẠNG THỰC VẬT
1.2.1 Nghiên cứu về đa dạng phân loại
1.2.1.1. Trên thế giới
Cho đến nay, vấn đề đa dạng sinh vật và bảo tồn nguồn tài nguyên đã trở
thành chiến lược trên toàn thế giới. Đã có nhiều tổ chức quốc tế được ra đời với
mục tiêu nhằm hướng dẫn, giúp đỡ và tổ chức việc đánh giá, bảo tồn và phát triển
đa dạng sinh vật trên toàn phạm vi toàn cầu như: Hiệp hội Quốc tế Bảo vệ Thiên
nhiên (IUCN), Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP), Quỹ quốc tế bảo
vệ thiên nhiên (WWF), Tổ chức quốc tế bảo tồn các loài và các hệ sinh thái có nguy
cơ trên phạm vi toàn cầu (FFI), Công ước về buôn bán quốc tế các loài động thực
vật nguy cấp (CITES), Loài người muốn tồn tại lâu dài trên hành tinh này thì phải
5
xây dựng các chiến lược phát triển một cách bền vững. Bởi nhu cầu cơ bản và sự
sống còn của con người phụ thuộc hoàn toàn vào các nguồn tài nguyên tự nhiên của
trái đất, nếu những tài nguyên đó bị mất đi hoặc giảm sút thì cuộc sống của chúng ta
và con cháu của chúng ta sẽ bị đe doạ nghiêm trọng. Chúng ta đã quá lạm dụng tài
nguyên của trái đất mà không nghĩ đến các thế hệ tương lai, nên ngày nay loài
người đang đứng trước những hiểm hoạ khôn lường. Để tránh sự huỷ hoại các
nguồn tài nguyên chúng ta phải tôn trọng các quy luật của tự nhiên.
Vì vậy tháng 6 năm 1992, Hội nghị thượng đỉnh bàn về vấn đề môi trường và đa
dạng sinh vật được tổ chức tại Rio de Janeiro (Brazil) có 150 nước đã ký vào Công
ước về đa dạng sinh vật và bảo vệ chúng. Từ đó nhiều hội thảo được tổ chức nhằm
thảo luận và có nhiều cuốn sách mang tính chất chỉ dẫn ra đời. Năm 1990, WWF đã
cho xuất bản cuốn sách nói về tầm quan trọng về đa dạng sinh vật (The importance
of biological diversity) hay IUCN, UNEP và WWF đưa ra chiến lược bảo tồn thế

giới (World conservation strategy), Wri, IUCN và WWF đưa ra chiến lược sinh vật
toàn cầu (Global biological strategy). Năm 1991, Wri, Wcu, WB, WWF xuất bản
cuốn bảo tồn đa dạng sinh vật thế giới (Conserving the World's biological diversity)
hoặc IUCN, UNEP, WWF xuất bản cuốn "Hãy quan tâm tới trái đất" (Caring for the
earth). Cùng năm, Wri, IUCN và UNEP xuất bản cuốn chiến lược đa dạng sinh vật
và chương trình hành động. Năm 1992 – 1995, WCMC công bố một cuốn sách tổng
hợp các tư liệu về đa dạng sinh vật của các nhóm sinh vật khác nhau ở các vùng
khác trên toàn thế giới là (Đánh giá đa dạng sinh vật toàn cầu) (Global biodiversity
assessment) [50]. Tất cả các cuốn sách đó nhằm hướng dẫn và đề ra các phương
pháp để bảo tồn đa dạng sinh học, làm nền tảng cho công tác bảo tồn và phát triển
trong tương lai.
Bên cạnh đó, hàng ngàn tác phẩm, những công trình khoa học khác nhau ra
đời và hàng ngàn cuộc hội thảo khác nhau được tổ chức nhằm thảo luận về quan
điểm, về phương pháp luận và thông báo các kết quả đã đạt được ở khắp mọi nơi
trên toàn thế giới. Nhiều tổ chức quốc tế hay khu vực được nhóm họp tạo thành
mạng lưới phục vụ cho việc đánh giá bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học.
6
1.2.1.2. Ở Việt Nam
Ngay từ thế kỷ 18, Việt Nam đã có một số công trình nghiên cứu về thực vật
như các công trình của Loureiro (1790), sang thế kỷ 19 có công trình của Pierre
(1879 - 1907) và cho đến những năm đầu thế kỷ XX đã xuất hiện một công trình nổi
tiếng, là nền tảng cho việc đánh giá tính đa dạng thực vật Việt Nam, đó là bộ Thực
vật chí Đại cương Đông Dương do Lecomte chủ biên (1907 - 1952). Trong công
trình này, các tác giả người Pháp đã thu mẫu và định tên, lập khoá mô tả các loài
thực vật có mạch trên toàn bộ lãnh thổ Đông Dương, con số kiểm kê và được đưa ra
7004 loài thực vật bậc cao có mạch. Tiếp theo phải kể đến bộ Thực vật chí
Campuchia, Lào và Việt Nam do Aubréville khởi xướng và chủ biên (1960 - 2001)
cùng với nhiều tác giả khác. Đến nay đã công bố 31 tập nhỏ gồm 75 họ cây có mạch
nghĩa là chưa đầy 21% tổng số họ đã có [81]. Tuy nhiên con số này còn ít xa so với
số loài thực có ở 3 nước Đông Dương. Trên cơ sở bộ thực vật chí Đông Dương,

Thái Văn Trừng (1978, tái bản năm 2000) đã thống kê hệ thực vật Việt Nam có
7004 loài, 1850 chi và 289 họ. Trong đó, ngành Hạt kín có 3366 loài (90,9%), 1727
chi (93,4%) và 239 họ (82,7%). Ngành Dương xỉ và họ hàng Dương xỉ có 599 loài
(8,6%), 205 chi (5,57%) và 42 họ (14,5%). Ngành Hạt trần 39 loài (0,5%), 18 chi
(0,9%) và 8 họ (2,8%) [55].
Gần đây, đáng chú ý nhất phải kể đến bộ Cây cỏ Việt Nam của Phạm Hoàng
Hộ (1991 - 1993) xuất bản tại Canada và đã được tái bản có bổ sung tại Việt Nam
(1999 - 2000); hay bộ sách Danh lục các loài thực vật ở Việt Nam (2001 - 2005).
Đây là những bộ sách đầy đủ nhất và dễ sử dụng nhất góp phần đáng kể cho nghiên
cứu khoa học thực vật ở Việt Nam.
Bên cạnh đó một số họ riêng biệt đã được công bố như họ Lan (Orchidaceae)
Đông Dương của Seidenfaden (1992), họ Lan (Orchidaceae) Việt Nam của Leonid
V. Averyanov (1994), họ Thầu dầu (Euphorbiaceae) Việt Nam của Nguyễn Nghĩa
Thìn (1999), họ Na (Annonaceae) Việt Nam của Nguyễn Tiến Bân (2000), họ Bạc
hà (Lamiaceae) của Vũ Xuân Phương (2000), họ Đơn nem (Myrsinaceae) của Trần
Thị Kim Liên (2002), họ Cói (Cyperaceae) của Nguyễn Khắc Khôi (2002), họ Trúc
7
đào (Apocynaceae) của Trần Đình Lý (2007), họ Cúc (Asteraceae) của Lê Kim
Biên (2007), Đây là những tài liệu quan trọng làm cơ sở cho việc đánh giá về đa
dạng phân loại thực vật Việt Nam.
Để phục vụ công tác khai thác và sử dụng bền vững tài nguyên thực vật Viện
Điều tra Qui hoạch Rừng đã công bố 7 tập Cây gỗ rừng Việt Nam (1971 - 1988)
giới thiệu khá chi tiết cùng với hình vẽ minh hoạ, đến năm 1996 công trình này
được dịch ra tiếng Anh do Vũ Văn Dũng chủ biên. Trần Đình Lý và tập thể (1993)
công bố 1900 cây có ích ở Việt Nam; Võ Văn Chi (1997) công bố từ điển cây thuốc
Việt Nam; Viện Dược liệu (2004) cho ra cuốn Cây thuốc và động vật làm thuốc,
hay 20 tập viết về Tài nguyên Thực vật Đông Nam Á (1991-2003) do các nhà khoa
học các nước Đông Nam Á công bố,
Bên cạnh những công trình mang tính chất chung cho cả nước hay ít ra một
nửa đất nước, có nhiều công trình nghiên cứu khu hệ thực vật từng vùng dưới dạng

danh lục được công bố chính thức như hệ thực vật Tây Nguyên đã công bố 3754
loài thực vật có mạch do Nguyễn Tiến Bân và cộng sự (1984); Danh lục thực vật
Phú Quốc của Phạm Hoàng Hộ (1985) công bố 793 loài thực vật có mạch trong một
diện tích 592 km
2
; Lê Trần Chấn và cộng sự (1990) về hệ thực vật Lâm Sơn, Lương
Sơn (Hoà Bình); Nguyễn Nghĩa Thìn và Nguyễn Thị Thời (1998) đã giới thiệu 2024
loài thực vật bậc cao, 771 chi, 200 họ thuộc 6 ngành của vùng núi cao Sa Pa - Phan
Si Pan [53], hay một loạt các bài báo công bố về đa dạng thành phần loài ở các
vườn quốc gia, các khu bảo tồn thiên nhiên như vùng núi đá vôi Sơn La, vùng ven
biển Nam Trung Bộ, vườn Quốc gia Ba Bể, Cát Bà, Bến En, Phong Nha, Cát Tiên,
Yok Đôn, Phong Nha - Kẻ Bàng, do nhiều tác giả công bố trong những năm gần
đây 1999-2010. Ngoài những công trình là các bài báo, một số tác giả đã công bố
các kết quả nghiên cứu về đa dạng thực vật dưới dạng sách chuyên khảo như Phùng
Ngọc Lan, Nguyễn Nghĩa Thìn và Nguyễn Bá Thụ đã công bố cuốn sách "Tính đa
dạng thực vật Cúc Phương" (1997), Nguyễn Nghĩa Thìn và Mai Văn Phô công bố
cuốn "Đa dạng sinh học khu hệ Nấm và Thực vật ở Vườn quốc gia Bạch Mã"
(2003), Nguyễn Nghĩa Thìn và Nguyễn Thanh Nhàn đã công bố cuốn “Đa dạng
8
thực vật ở Vườn Quốc gia Pù Mát, Nghệ An” (2004), Phân viện điều tra quy hoạch
rừng công bố cuốn “Tài nguyên Động thực vật rừng vườn quốc gia Côn Đảo”
(2004), Nguyễn Nghĩa Thìn và Đặng Quyết Chiến với “Đa dạng thực vật ở Khu
BTTN Na Hang - Tuyên Quang” (2006), Nguyễn Nghĩa Thìn và cộng sự với “Đa
dạng sinh học VQG Hoàng Liên” (2008),
Về đa dạng các đơn vị phân loại: Trên phạm vi cả nước Nguyễn Tiến Bân
(1990) đã thống kê và đi đến kết luận thực vật Hạt kín trong hệ thực vật Việt Nam
hiện biết 8500 loài, 2050 chi trong đó lớp Hai lá mầm 1590 chi và trên 6300 loài,
lớp Một lá mầm 460 chi với 2200 loài [2]. Phan Kế Lộc (1998) đã tổng kết hệ thực
vật Việt Nam có 9628 loài cây hoang dại có mạch, 2010 chi, 291 họ, 733 loài cây
trồng, như vậy tổng số loài lên tới 10361 loài, 2256 chi, 305 họ chiếm 4%, 15% và

57% tổng số các loài, chi và họ của thế giới. Ngành Hạt kín chiếm 92,47% tổng số
loài, 92,48% tổng số chi và 85,57% tổng số họ. Ngành Dương xỉ kém đa dạng hơn
theo tỷ lệ 6,45%, 6,27%, 9,97% về loài, chi, họ. Ngành Thông đất đứng thứ 3
(0,58%) tiếp đến là ngành Hạt trần (0,47%) hai ngành còn lại không đáng kể về họ,
chi và loài [32]. Nguyễn Nghĩa Thìn (1997) đã tổng hợp và chỉnh lý các tên theo hệ
thống Brummitt (1992) và chỉ ra hệ thực vật Việt Nam hiện biết 11.178 loài, 2582
chi, 395 họ thực vật bậc cao và 30 họ có trên 100 loài với tổng số 5732 loài chiếm
51,3% tổng số loài của hệ thực vật [44].
1.2.1.3. Ở Vườn quốc gia Bái Tử Long
Theo các nguồn tài liệu mà chúng tôi được biết từ khi thành lập khu BTTN
Ba Mùn (về sau đổi tên thành Vườn quốc gia Bái Tử Long) đến nay chỉ có một vài
công trình nghiên cứu như: điều tra đánh giá lại rừng đảo Ba Mùn (Sở Lâm nghiệp
Quảng Ninh, 1996-1997) hoặc điều tra nhanh thảm thực vật Ba Mùn và các đảo kế
cận (Viện điều tra Quy hoạch rừng, 2000), đã đưa ra kết quả điều tra hệ thực vật ở
nơi đây bao gồm khoảng 494 loài, thuộc 337 chi, 117 họ thực vật bậc cao có mạch
[56]. Tuy nhiên con số này vẫn chưa thể hiện hết được mức độ đa dạng của hệ thực
vật ở Vườn quốc gia Bái Tử Long. Từ các năm 2005-2008, Viện Sinh thái và Tài
nguyên sinh vật (có sự tham gia của tác giả luận văn này) đã tiến hành điều tra tại
9
Vườn quốc gia Bái Tử Long, kết quả là một số công trình được công bố tiếp theo
như Nghiên cứu Tính đa dạng thực vật ở VQG BTL, tỉnh Quảng Ninh (Vũ Xuân
Phương và cộng sự, 2007), Đa dạng nguồn tài nguyên cây thuốc tại VQG BTL
(Nguyễn Thế Cường và cộng sự, 2007), Các loài cây ngập mặn tại vườn quốc gia
Bái Tử Long, tỉnh Quảng Ninh (Phạm Khánh Linh, Đỗ Thị Xuyến, 2009).
1.2.2. Đa dạng về hệ sinh thái
1.2.2.1. Trên thế giới
Có rất nhiều tác giả khác nhau đưa ra những lý luận riêng của mình về phân
loại rừng phục vụ cho đánh giá đa dạng về sinh thái. Mỗi lý luận đều đưa ra những
cách thức phân loại riêng theo mục đích của tác giả như phân loại rừng dựa theo cấu
trúc và ngoại mạo: đây là hướng cổ điển được nhiều người áp dụng như A. F.

Schimper (1903), A. Aubréville (1949), UNESCO (1973),… cơ sở phân loại của xu
hướng này thường là đặc điểm phân bố, dạng sống ưu thế, cấu trúc tầng thứ và một
số đặc điểm hình thái khác của quần xã thực vật.
1.2.2.2. Ở Việt Nam
Về đa dạng quần xã thực vật trên phạm vi cả nước: phải kể đến công trình
nổi tiếng của Thái Văn Trừng (1978) về thảm thực vật Việt Nam. Dựa trên quan
điểm sinh thái phát sinh quần thể, tác giả đã phân chia thảm thực vật Việt Nam
thành các kiểu phụ, kiểu trái và thấp nhất các ưu hợp. Trong các yếu tố phát sinh thì
khí hậu là yếu tố phát sinh ra kiểu thực vật, còn các yếu tố địa lý, địa hình, địa chất,
thổ nhưỡng, khu hệ thực vật và con người là yếu tố phát sinh của các kiểu phụ, kiểu
trái và ưu hợp,
Đối với mỗi miền có những tác phẩm lớn: ở miền Nam có công trình thảm
thực vật nam Trung Bộ của Schmid (1974). Ngoài điều kiện khí hậu với chế độ
thoát nước khác nhau, các tiêu chuẩn phân biệt các quần xã là sự phân hoá khí hậu,
thành phần thực vật đai cao. Tác giả xác nhận các loài thuộc về hệ thực vật Malêzi
ở đai thấp dưới 600m còn các loài thuộc hệ thực vật Bắc Việt Nam - Nam Trung
Hoa ở đai trên 1200m, từ 600 - 1200m được coi là đai chuyển tiếp. Ở miền Bắc có
công trình của Trần Ngũ Phương (1970) đã chia các đai trên cơ sở độ cao, sau đó
10
kiểu dựa vào điều kiện địa hình và tính chất sinh thái, các kiểu khu vực dựa vào
thành phần thực vật.
Năm 1995, Nguyễn Vạn Thường xây dựng bản đồ thảm thực vật Bắc Trung
Bộ đã chia 4 vùng sinh thái chính căn cứ vào độ cao so với mặt biển: < 700m nhiệt
đới ẩm, < 700m nhiệt đới ẩm có nửa mùa khô, < 700m hơi khô có mùa mưa rõ và
800 - 1500m nhiệt đới ẩm. Có thể nói, đó là sơ đồ tổng quát nhất về thảm thực vật
Bắc Trung Bộ, Việt Nam. Mãi năm 1985, theo cách phân loại mới của UNESCO
(1973) Phan Kế Lộc đã vận dụng thang phân loại đó để xây dựng thang phân loại
thảm thực vật Việt Nam thành 5 lớp quần hệ, 15 dưới lớp, 32 nhóm quần hệ, 77
quần hệ khác nhau [32, 78].
Đối với các khu bảo tồn: Năm 1995, Nguyễn Nghĩa Thìn và cộng sự đã

nghiên cứu các quần xã thực vật và xây dựng bản đồ thảm thực vật Vườn Quốc gia
Cúc Phương, cùng năm đó có một số thông báo của Vũ Văn Dũng về các kiểu thảm
thực vật ở Khu Bảo tồn Thiên nhiên Vũ Quang, của Nguyễn Đức Ngắn, Lê Xuân Ái
về các kiểu thảm thực vật Côn Đảo, của Nguyễn Duy Chuyên về các kiểu thảm thực
vật ở các khu bảo tồn và Vườn Quốc gia các tỉnh miền Nam Việt Nam, của Trần
Ngọc Bút về các kiểu thảm thực vật Vườn Quốc gia Cát Bà, Lê Đức Giang về các
kiểu thảm thực vật vườn quốc gia Bến En, của Huỳnh Văn Kéo về các kiểu thảm
thực vật Vườn Quốc gia Bạch Mã, của Võ Văn Bền về các kiểu thảm thực vật Đảo
Phú Quốc, của Đặng Huy Huỳnh và cộng sự về các kiểu thảm thực vật Vườn Quốc
gia Nam Cát Tiên, Đỗ Minh Tiến về các kiểu thảm thực vật Vườn Quốc gia Tam
Đảo, Bùi Văn Định, Cao Văn Sung, Phạm Đức Tiến về các kiểu thảm thực vật
Vườn Quốc gia Ba Bể. Những năm gần đây, Nguyễn Nghĩa Thìn và Nguyễn Thị
Thời giới thiệu về các kiểu thảm thực vật vùng Sa Pa - Phan Si Pan (1998), J. W.
Kim, Nguyễn Nghĩa Thìn (1998) và Nguyễn Nghĩa Thìn (1999) về các kiểu thảm ở
Vườn Quốc gia Cát Bà. Gần đây nhất là công trình của Phùng Ngọc Lan và cộng sự
đã công bố trong các cuốn sách: "Tính đa dạng thực vật Cúc Phương" (1997),
Nguyễn Nghĩa Thìn và cộng sự với "Đa dạng thực vật có mạch vùng núi cao Sa Pa -
Phan Si Pan" (1998), "Đa dạng sinh học khu hệ Nấm và Thực vật ở Vườn Quốc gia
11
Bạch Mã" (2003) “Đa dạng thực vật ở Vườn Quốc gia Pù Mát, Nghệ An” (2004),
“Đa dạng thực vật khu BTTN Na Hang, Tuyên Quang” (2006), “Đa dạng sinh học
VQG Hoàng Liên” (2008),
1.2.2.3. Ở Vườn quốc gia Bái Tử Long
Theo các nguồn tài liệu mà chúng tôi được biết thì từ khi thành lập Khu
BTTN đảo Ba Mùn, sau chuyển thành VQG BTL chỉ có công trình “Dự án đầu tư
xây dựng Vườn quốc gia Bái Tử Long, tỉnh Quảng Ninh” của Viện Điều tra Quy
hoạch rừng (2000) đã đưa ra 4 kiểu rừng trên núi đá, trên núi đất và vùng ngập mặn
ở Vườn quốc gia này:
+ Rừng tự nhiên, lá rộng thường xanh trên núi đất, chủ yếu phân bố ở Ba
Mùn, Trà Ngọ Lớn, Trà Ngọ Nhỏ, Sậu Đông, Sậu Nam. Đây là một hệ sinh thái

điển hình cho vùng núi đất phía Bắc Việt Nam, đây cũng là kiểu rừng chủ yếu của
VQG BTL. Mặc dù theo báo cáo khẳng định không còn trạng thái rừng già, rừng
nguyên sinh trên các đảo nhưng rừng ở trạng thái trung bình khá, kém hoặc nghèo,
rừng non đang phục hồi đều có xu hướng tái sinh mạnh, sinh trưởng khoẻ, thành
phần các loài cây đặc hữu hoặc bản địa thông thường đều ít biến đổi.
+ Rừng lá rộng thường xanh trên núi đá vôi, tập trung rải rác ở Trà Ngọ Lớn,
Trà Ngọ Nhỏ.
+ Rừng Tre nứa, chỉ có một phần nhỏ trên Trà Ngọ Lớn, Trà Ngọ Nhỏ.
+ Rừng trồng chỉ có một phần nhỏ trên Trà Ngọ Lớn, Trà Ngọ Nhỏ.
+ Rừng ngập mặn, bao quanh tất cả các đảo Ba Mùn, Trà Ngọ Lớn, Trà Ngọ
Nhỏ, Sậu Đông, Sậu Nam,.…
Đây là báo cáo lưu hành nội bộ, ngoài những nét sơ bộ về báo cáo này, chưa
có một công trình nào nghiên cứu sâu hơn về kiểu thảm thực vật rừng ở nơi đây.
1.2.3. Nghiên cứu về yếu tố địa lý cấu thành hệ thực vật (HTV).
1.2.3.1. Trên thế giới
Các loài thực vật cấu thành nên một HTV nào đó không chỉ khác nhau về
thành phần phân loại mà còn khác nhau về sự phân bố địa lý, nguồn gốc địa lý và cả
tuổi xuất hiện trong HTV. Phân tích các yếu tố địa lý thực vật là một trong những
12
nội dung quan trọng khi nghiên cứu một hệ thực vật hay bất kỳ một khu hệ sinh vật
nào để hiểu bản chất cấu thành của nó làm cơ sở cho việc định hướng bảo tồn và
dẫn giống vật nuôi, cây trồng, Phân tích các loài thành các nhóm căn cứ vào sự
giống nhau ít hay nhiều về khu phân bố của chúng. Tập hợp tất cả các loài của một
HTV có khu phân bố ít nhiều giống nhau tập hợp lại thành một yếu tố địa lý. Tập
hợp tất cả các yếu tố địa lý của hệ thực vật (tính %) là phổ các yếu tố địa lý của
HTV đó. Mặc dù vậy, việc nghiên cứu về yếu tố địa lý cấu thành của HTV cũng rất
phức tạp và phải phụ thuộc vào khả năng của từng tác giả cũng như nguồn tài liệu
cho phép. Việc chia nhóm khu phân bố rộng hay hẹp khác nhau đều phải đảm bảo
nguyên tắc chung là “mỗi yếu tố địa lý của HTV bao gồm tất cả các loài của HTV
đó có khu phân bố ít nhiều giống nhau”. Các yếu tố địa lý thực vật này được phân ra

làm 2 nhóm yếu tố chủ đạo là yếu tố đặc hữu và yếu tố di cư, các loài thuộc yếu tố
đặc hữu thể hiện ở sự khác biệt giữa các hệ thực vật với nhau, còn các loài thuộc
yếu tố di cư sẽ chỉ ra sự liên hệ giữa các hệ thực vật đó. Một số tác giả tiêu biểu như
E. Gail et al. (1979), Maguran (1995), Gagnepain (1926),
1.2.3.2. Ở Việt Nam
Phân tích và đánh giá các yếu tố cấu thành hệ thực vật Việt Nam về mặt địa
lý trước tiên phải kể đến các công trình của Gagnepain: “Góp phần nghiên cứu hệ
thực vật Đông Dương” (1926) và “Giới thiệu về hệ thực vật Đông Dương” (1944).
Theo tác giả, hệ thực vật Đông Dương bao gồm các yếu tố (ghi theo M. Schmid,
1974) [84]: Yếu tố Trung Quốc 33,8%
Yếu tố Xích Kim - Himalaya 18,5%
Yếu tố Malaysia và nhiệt đới khác 15,0%
Yếu tố đặc hữu bán đảo Đông Dương 11,9%
Yếu tố nhập nội và phân bố rộng 20,8%
Theo Pócs Tamás (1965) khi nghiên cứu hệ thực vật Bắc Việt Nam đã phân
tích về phương diện địa lý thực vật của miền Bắc Việt Nam, đã phân biệt 3 nhóm
các yếu tố như sau [70]:
* Nhân tố bản địa đặc hữu 39,90 %
13
Đặc hữu Việt Nam 32,55 %
Đặc hữu Đông Dương 7,35 %
* Nhân tố di cư từ các vùng nhiệt đới: 55,27 %
Từ Trung Quốc 12,89 %
Từ ấn Độ và Himalaya 9,33 %
Từ Malaysia - Indonesia 25,69 %
Từ các vùng nhiệt đới khác 7,36 %
* Nhân tố khác 4,83 %
Ôn đới 3,27 %
Thế giới 1,56 %
Tổng: 100,00 %

* Nhân tố nhập nội, trồng trọt 3,08 %
Thái Văn Trừng (1978, tái bản 2000) căn cứ vào bảng thống kê các loài của
hệ thực vật Bắc Việt Nam đã cho rằng ở Việt Nam có 3 % số chi và 27,5% số loài
đặc hữu. Nhưng khi thảo luận tác giả đã gộp các nhân tố di cư từ nam Trung Hoa và
nhân tố đặc hữu bản địa Việt Nam làm một và căn cứ vào khu phân bố hiện tại,
nguồn gốc phát sinh của loài đó đã nâng tỷ lệ các loài đặc hữu bản địa lên 50% (t-
ương tự 45,7% theo Gagnepain và 52,79% theo Pócs Tamás), còn yếu tố di cư
chiếm tỷ lệ 39% (trong đó từ Malaysia - Indonesia là 15%, từ Hymalaya - Vân Nam
- Quí Châu là 10% và từ Ấn Độ - Miến Điện là 14%), các nhân tố khác theo tác giả
chỉ chiếm 11% (7% nhiệt đới, 3% ôn đới và 1% thế giới), nhân tố nhập nội vẫn là
3,08% [55].
Năm 1997 và 2007, Nguyễn Nghĩa Thìn căn cứ vào các khung phân loại của
Pócs (1965) và Ngô Chính Dật (1993) đã xây dựng thang phân loại các yếu tố địa lý
thực vật cho hệ thực vật Việt Nam và áp dụng cho việc sắp xếp các chi thực vật
Việt Nam vào các yếu tố địa lý như sau [44, 48]:
1. Yếu tố toàn cầu
2. Yếu tố Liên nhiệt đới
2-1. Yếu tố Á - Úc - Mỹ
14
2-2. Yếu tố Á - Phi - Mỹ
2-3. Yếu tố Á - Mỹ
3. Yếu tố Cổ nhiệt đới
3-1. Yếu tố Á - Úc
3-2. Yếu tố Á - Phi
4. Yếu tố nhiệt đới châu Á
4-1. Yếu tố Đông Dương - Malêzi
4-2. Yếu tố Đông Dương - Ấn Độ
4-3. Yếu tố Đông Dương - Himalaya
4-4. Yếu tố Đông Dương - Nam Trung Hoa
4-5. Yếu tố Đông Dương

5. Yếu tố ôn đới
5-1. Yếu tố Đông Á - Nam Mỹ
5-2. Yếu tố ôn đới Cổ thế giới
5-3. Yếu tố ôn đới Địa Trung Hải
5-4.Yếu tố Đông Nam Á
6. Yếu tố đặc hữu Việt Nam
6-1. Cận đặc hữu.
6-2. Yếu tố đặc hữu miền Bắc - Trung
7. Yếu tố cây trồng.
Từ khung phân loại các yếu tố địa lý đó Nguyễn Nghĩa Thìn và cộng sự đã
lần lượt xác định các yếu tố địa lý thực vật của hệ thực vật một số Vườn Quốc gia
và Khu bảo tồn thiên nhiên của nước ta. Tài liệu mới nhất về các yếu tố địa lý thực
vật của hệ thực vật được tác giả công bố về Vườn Quốc gia Bạch Mã (2003), Vườn
Quốc gia Pù Mát (2004), Khu BTTN Na Hang (2006), VQG Hoàng Liên (2008).
1.2.3.3. Ở Vườn quốc gia Bái Tử Long
Tính đến thời điểm chúng tôi tiến hành nghiên cứu thì chưa có một nghiên
cứu nào về yếu tố địa lý thực vật ở Vườn quốc gia Bái Tử Long.
15
1.2.4. Nghiên cứu về phổ dạng sống của hệ thực vật
Dạng sống là một đặc tính biểu hiện sự thích nghi của thực vật với điều kiện
môi trường. Vì vậy, việc nghiên cứu dạng sống sẽ cho thấy mối quan hệ chặt chẽ
của các dạng với điều kiện tự nhiên của từng vùng và biểu hiện sự tác động của điều
kiện sinh thái đối với từng loài thực vật. Khi người ta lập được phổ dạng sống (phổ
sinh học) của hệ thực vật, nghĩa là tính được tỷ số % số loài của mỗi nhóm dạng
sống nhất định thì người ta có thể hiểu được bản chất sinh thái của một hệ thực vật
và có thể so sánh với các hệ thực vật khác.
1.2.4.1. Trên thế giới
Trên thế giới, người ta thường dùng thang phân loại của Raunkiaer (1934) về
phổ dạng sống, thông qua dấu hiệu vị trí chồi so với mặt đất trong thời gian bất lợi
(do lạnh, khô hay cả hai) của năm. Thang phân loại này gồm các nhóm dạng sống

cơ bản sau.
1- Cây có chồi trên đất (Ph) trong đó:
a- Cây gỗ lớn cao trên 30m (Mg)
b- Cây lớn có chồi trên đất cao 8 - 30m (Me)
c- Cây nhỏ có chồi trên đất 2 - 8m (Mi)
d- Cây có chồi trên đất lùn dưới 2m (Na)
e- Cây có chồi trên đất leo cuốn (Lp)
f- Cây có chồi trên đất sống nhờ và sống bám (Ep)
g- Cây có chồi trên đất thân thảo (Hp)
2- Cây chồi sát đất (Ch)
3- Cây chồi nửa ẩn (Hm)
4- Cây chồi ẩn (Cr) (trong đó có cây thủy sinh – Cr (Hy))
5- Cây chồi một năm (Th)
Tác giả đã tính toán cho hơn 1000 loài cây ở các vùng khác nhau trên trái đất và
tìm được tỷ lệ phần trăm trung bình cho từng loài, gộp lại thành phổ dạng sống tiêu
chuẩn (SN).
SN = 46 Ph + 9 Ch + 26 Hm + 6 Cr + 13 Th
16
Đây là cơ sở để so sánh phổ dạng sống của thảm thực vật ở các vùng khác
nhau trên trái đất. Do đó, khi đã tổng hợp được khối lượng các kiểu sống trong kiểu
thảm thực vật, chúng ta có thể tính phần trăm của từng dạng sống trên phổ dạng
sống của kiểu đó, tức SB để so sánh với SN.
Thông thường, ở các vùng nhiệt đới, trong rừng ẩm thì Ph là 80%, Ch
khoảng gần 20%, còn Hm, Cr, Th ít gần như không có. Trái lại trong vùng khô hạn
thì Th và Cr có thể có tỷ lệ khá cao, còn Ph thì giảm xuống.
1.2.4.2. Ở Việt Nam
Ở Việt Nam, trong công trình nghiên cứu hệ thực vật Bắc Việt Nam, tác giả
Pócs Tamás (1965) đã đưa ra công thức phổ dạng sống như sau :
SB = 52,21 Ph + 40,68 (Ch, H, Cr) + 7,11 Th [70]
Hay đối với một số vườn quốc gia, khu BTTN:

+ Phùng Ngọc Lan, Nguyễn Nghĩa Thìn, Nguyễn Bá Thụ (1997), đã công bố
dạng sống của Vườn Quốc gia Cúc Phương như sau: SB = 57,78Ph + 10,46Ch +
12,38Hm + 8,37Cr + 11,01Th [29]
+ Nguyễn Nghĩa Thìn, Mai Văn Phô (2003) đã công bố dạng sống của Vườn
Quốc gia Bạch Mã như sau: SB = 75,71Ph + 5,78Ch + 4,83Hm + 10,23Cr + 3,45Th
[52].
+ Nguyễn Nghĩa Thìn, Nguyễn Thanh Nhàn (2004) đã lập được phổ dạng sống
của vườn Quốc gia Pù Mát: SB = 78,88Ph + 4,14Ch + 5,76Hm + 5,97Cr + 5,25Th.
[51]
+ Nguyễn Nghĩa Thìn, Đặng Quyết Chiến (2006) đã lập được phổ dạng sống
của khu BTTN Na Hang như sau: SB = 70,14Ph + 4,33Ch + 3,50Hm + 11,98Cr +
10,05Th. [50]
+ Nguyễn Nghĩa Thìn và cộng sự (2008) đã lập được phổ dạng sống của VQG
Hoàng Liên như sau: SB = 79,26Ph + 7,82Ch + 1,43Hm + 5,06Cr + 6,44Th. [49]
1.2.4.3. Ở Vườn quốc gia Bái Tử Long
17
Tính đến thời điểm chúng tôi tiến hành nghiên cứu thì chưa có một nghiên
cứu nào về phổ dạng sống thực vật ở Vườn quốc gia Bái Tử Long, đây cũng là lý do
thúc đẩy chúng tôi thực hiện đề tài này.
18
Chương 2
MỤC TIÊU - ĐỐI TƯỢNG - NỘI DUNG VÀ
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
+ Kiểm kê thành phần loài của HTV, VQG BTL
+ Phân tích và đánh giá tính đa dạng của hệ thực vật về các mặt: đa dạng về
phân loại, đa dạng về các yếu tố địa lý, về dạng sống, về giá trị tài nguyên và quần
xã thực vật.
2.2. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
Toàn bộ các loài thực vật bậc cao có mạch thuộc VQG BTL với 3 cụm đảo

chính là cụm Ba Mùn, cụm Trà Ngọ, cụm Sậu, chủ yếu thuộc các đảo Ba Mùn, Trà
Ngọ Lớn, Trà Ngọ Nhỏ, Sậu Đông, Sậu Nam, với tổng diện tích 15.873 ha (trong
đó 6.125 ha đảo và 9.658 ha thềm, biển xen kẽ các đảo), gồm 3 nhóm: Thực vật có
bào tử (Khuyết lá thông, Thông đất, Cỏ tháp bút, Dương xỉ), thực vật Hạt trần và
thực vật Hạt kín.
2.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
2.3.1. Xây dựng bảng danh lục thực vật của VQG BTL
Thu thập và xử lý mẫu vật, xác định tên khoa học cho các loài thực vật và
xây dựng danh lục.
2.3.2. Phân tích tính đa dạng thực vật
Phân tích tính đa dạng thực vật về các mặt như sau:
+ Thành phần loài
+ Dạng sống
+ Yếu tố địa lý thực vật.
+ Quần xã thực vật
+ Giá trị tài nguyên và mức độ bị đe dọa
2.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
2.4.1. Điều tra theo hệ thống tuyến và ô tiêu chuẩn
19
Để thu thập số liệu một cách đầu đủ và đại diện cho một khu vực nghiên cứu,
chúng ta không thể đi xuyên hết các điểm trong khu vực nghiên cứu đó. Cho nên
cần phải dựa vào bản đồ địa hình, ống nhòm quan trắc ngoài thực địa, la bàn và sự
giúp đỡ của người dân địa phương để tiến hành chọn tuyến điều tra và lập ô tiêu
chuẩn.
2.4.1.1. Điều tra theo tuyến
Dựa vào đặc điểm địa hình để phân tuyến điều tra VQG BTL. Do các đảo
thường có hình thể hẹp bề ngang, chạy dài theo hướng kiến tạo Đông Bắc – Tây
Nam, gần như song song với hướng bờ đất liền, với đỉnh cao nhất là hơn 300 m
thuộc đảo Ba Mùn, giữa các đảo là những lạch biển, có những vùng lầy có rừng
ngập mặn. Do vậy khi lập tuyến điều tra thường phải có tuyến đi hết chiều dài của

đảo. Các tuyến điều tra thu thập được thiết lập theo đường dông chính, các bãi rừng
ngập mặn, từ tuyến chính các tuyến phụ theo kiểu xương cá được mở về 2 phía và
đi qua các quần xã khác nhau. Trung bình 1,5 km chiều dài tuyến chính lại có 2
tuyến phụ được mở ra.
Trên mỗi tuyến tiến hành điều tra tất cả các loài thực vật nằm ở phạm vi 10
m mỗi bên. Mỗi loài lấy từ 5-6 tiêu bản. Điều tra tất cả các loài thực vật bậc cao có
mạch.
Sau thời gian một năm với hai chuyến điều tra thực địa, được sự giúp đỡ của
VQG BTL và các Trạm Kiểm lâm trực thuộc trong vườn quốc gia, chúng tôi đã tiến
hành điều tra, khảo sát và thu mẫu trong phạm vi khu vực nghiên cứu.
2.4.1.2. Điều tra ô tiêu chuẩn
Hệ thống các ô tiêu chuẩn và các ô dạng bản sẽ đại diện cho tính chất của
thảm thực vật của khu vực nghiên cứu, do đó nó phải được chọn một cách ngẫu
nhiên và đảm bảo phải đại diện cho hầu hết các khu vực khác nhau (các sinh cảnh
khác nhau) trong phạm vi nghiên cứu.
Trước khi tiến hành các hoạt động thực địa, cần phải xác định các khu vực
cần thiết lập ô định vị trên bản đồ để sau đó, khi ra thực địa, sẽ được chọn những vị
20
trí trùng khớp với vị trí đã chọn trên bản đồ, đảm bảo được tính ngẫu nhiên và đại
diện cho toàn bộ thảm thực vật của khu vực nghiên cứu.
Để đạt được những phân tích chính xác về thành phần loài và xác định được
các loài ưu thế trong cấu trúc thảm thực vật thì tất cả các loài được đo đạc trong ô
phải được thu mẫu. Trong trường hợp có thể xác định được chính xác tên khoa học
của loài ngoài thực địa thì có thể không cần thu mẫu, tuy nhiên việc có mẫu để phân
tích vẫn đảm bảo độ tin cậy cao hơn và bổ sung cho nghiên cứu về đa dạng loài.
Các mẫu thu ưu tiên có đầy đủ hoa, quả, tuy nhiên trong nghiên cứu cấu trúc
thảm thì có rất nhiều loài cần thu mẫu để xác định nhưng lại không có được các tiêu
chuẩn này, do đó chấp nhận việc thu mẫu chỉ có cành và lá. Trong trường hợp này,
các mẫu (nếu có thể) thu nhiều tiêu bản để tiện cho việc phân tích và xác định tên
khoa học, điều đó sẽ đảm bảo tính chính xác cao hơn. Các mẫu thu được ghi kèm

các thông tin liên quan đến địa điểm và đặc tính của thực vật cần thiết cho việc xác
định, đồng thời cũng ghi những nhận định tạm thời cho những loài có thể.
Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi đã chọn 04 ô tiêu chuẩn, ngoài việc
đánh giá tính đa dạng của thảm thực vật, các nghiên cứu đó còn làm cơ sở cho
những đánh giá sự tái sinh, phát triển của rừng. 1 OTC đại diện cho quần xã ở chân
núi tại Ba Mùn, 2 OTC đại diện cho quần xã ở sườn núi đất (tại Ba Mùn) và sườn
núi đá vôi (tại Trà Ngọ Lớn), 1 OTC đại diện cho rừng ngập mặn tại Ba Mùn.
Trong mỗi ô tiêu chuẩn có kích thước 50 x 10 m. Tiến hành đo đường kính
cách mặt đất 1,3m (D1,3), chiều cao dưới cành (Hc), chiều cao vút ngọn (Hn),
đường kính tán cây (D tán) của tất cả các cây gỗ có D1,3 ≥ 10 cm, đối với rừng
ngập mặn D1,3 ≥ 3 cm, chiều cao 2,5 m trở lên. Lấy hai cạnh của giải này làm trục
tung và trục hoành rồi lần lượt đo vị trí từng cây gỗ so với trục tung và trục hoành
cùng với bán kính của tán cây theo bốn hướng Đông, Tây, Nam và Bắc.
Đối với khu hệ thực vật mặt đất: trong các ô tiêu chuẩn, thiết lập các ô kích
thước nhỏ (ô dạng bản, kích thước khoảng 2x2 m) để xác định khu hệ thực vật mặt
đất và các cây con, cây non. Các ô dạng bản được thiết lập theo đường chéo của ô
chính, chiếm khoảng 5% diện tích ô tiêu chuẩn chính (ô lớn). Trong các ô dạng bản:
21
tiến hành đếm số lượng cá thể (từng loài) của tất cả những cây con có đường kính
ngang ngực (D1.3) dưới 6 cm. Cũng như vậy, tất cả các loài cây thân thảo cũng
được đo đếm.
2.4.2. Xử lý số liệu
+ Từ các tiêu bản tươi được thu thập ngoài thực địa tiếp tục được xử lý trong
phòng thí nghiệm tại Phòng Thực vật, Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật. Các
mẫu sau khi sấy khô được ngâm tẩm bằng dung dịch cồn chứa 3 - 5 % HgCl
2
để diệt
khuẩn và chống côn trùng phá hoại. Các mẫu tiêu bản đã được sấy khô và ép phẳng,
sau đó trình bày và khâu đính trên bìa giấy cứng crôki kích thước 28 cm x 42cm.
+ Xác định và kiểm tra tên khoa học: Đồng thời với việc xử lý mẫu thành

những tiêu bản đạt yêu cầu, tiến hành phân loại từng họ, trong họ phân loại từng
chi. Để tiến hành xác định tên loài, thực hiện theo trình tự gồm các bước như sau:
Phân họ, chi. Để làm được việc đó phải dùng phương pháp chuyên gia, có như vậy
mới giảm nhẹ được gánh nặng trong khâu xác định tên khoa học, so mẫu, xác định
tên loài. Dựa vào một số tài liệu chính như: Cây cỏ Việt Nam (Phạm Hoàng Hộ,
1991 - 1993; 1999 - 2000); Cây gỗ rừng Việt Nam (1971 - 1988); Vân Nam thực
vật chí (Tiếng Trung); Thực vật chí Đông Dương (Flore générale de l’ Indo-chine,
H. Lecomte, 1907 - 1952); Thực vật chí Cam-pu-chia, Lào, Việt Nam (Flore du
Cambodge, du Laos et du Vietnam, Aubréville A. et al., 1960 - 2001); Flora of
China (1994 - 2009); Thực vật chí Việt Nam (the Flora of Vietnam): tập 1-11
(2000-2007); Khoá xác định và phân loại họ Thầu dầu Việt Nam (Nguyễn Nghĩa
Thìn, 1999); Identification guide to Vietnamse Orchids (Orchidaceae Juss.)
(Averyanov L. V., 1991); Lan Việt Nam (The Orchids of Vietnam) (Nguyễn Thiện
Tịch, 2001),
+ Kiểm tra tên khoa học: Khi đã có đầy đủ tên loài, tiến hành kiểm tra lại các
tên khoa học để đảm bảo tính hệ thống, tránh sự nhầm lẫn và sai sót. Điều chỉnh
khối lượng họ và chi theo hệ thống của Brummitt trong "Vascular Plant Families
and Genera" (1992), điều chỉnh tên loài theo "Danh lục các loài thực vật Việt Nam"
(2000 - 2005).
22
+ Bổ sung thông tin: Việc xác định các thông tin về đa dạng sinh học của các
loài về dạng sống, về yếu tố địa lý, về công dụng và tình trạng đe doạ, bảo tồn,
ngoài các tài liệu trên, còn sử dụng các tài liệu khác như: 1900 cây có ích (Trần
Đình Lý, 1993); Sách đỏ Việt Nam (1996 và 2007); Từ điển cây thuốc Việt Nam
(Võ Văn Chi, 1997); Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam (Đỗ Tất Lợi, 1977,
1999); Cây cỏ có ích ở Việt Nam (Võ Văn Chi - Trần Hợp, tập I-1999, tập II-2002);
Tài nguyên thực vật Đông Nam Á (PROSEA); Từ điển thực vật thông dụng (Võ
Văn Chi, 2003), Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam (2004),
+ Xây dựng bảng danh lục thực vật: Lập bảng danh lục thực vật theo nguyên tắc
xếp vần ABC đối với các họ, chi, loài và được căn cứ theo hệ thống phân loại của

Brummitt (1992). Trên cơ sở danh lục, căn cứ vào, Sách đỏ Việt Nam (1996, 2007),
Danh lục đỏ Việt Nam (2007) và các Nghị định của Chính phủ Việt Nam để lập
danh sách các loài quí hiếm ở VQG BTL. Danh lục ngoài tên khoa học và tên Việt
Nam của các loài còn các thông tin khác gồm: dạng sống, yếu tố địa lý và công
dụng như mô hình ở Bảng 2.1.
Bảng 2.1. Bảng danh lục các loài thực vật (mẫu)
STT Tên khoa học Tên Việt Nam Yếu Tố
ĐL
Dạng sống Công dụng
1
2

2.4.3. Phân tích đánh giá đa dạng thực vật
2.4.3.1. Đánh giá đa dạng thực vật về phân loại
+ Đánh giá đa dạng các taxon trong ngành
Thống kê số loài, chi và họ theo từng ngành thực vật từ thấp đến cao, trên cơ
sở dựa vào bảng danh lục thực vật đã xây dựng, tính tỷ lệ % của các taxon để từ đó
thấy được mức độ đa dạng của nó.
23
+ Đánh giá đa dạng loài của các họ
Xác định họ có nhiều loài, tính tỷ lệ % số loài các chi đó so với toàn bộ số
loài của cả hệ thực vật.
+ Đánh giá đa dạng loài của các chi
Xác định chi nhiều loài, tính tỷ lệ % số loài các chi đó so với toàn bộ số loài
của cả hệ thực vật.
2.4.3.2. Đánh giá đa dạng về các yếu tố địa lý thực vật
Mỗi một khu hệ thực vật được hình thành ngoài mối tương quan của các sinh
vật với các yếu tố sinh thái như khí hậu, đất đai, địa hình, địa mạo còn phụ thuộc
vào các điều kiện địa lý, địa chất xa xưa ít khi thấy được một cách trực tiếp. Chính
các yếu tố này đã tạo nên sự đa dạng về thành phần loài của từng khu vực. Vì vậy,

trong khi xem xét sự đa dạng về thành phần loài, cần xem xét bản chất cấu thành
nên hệ thực vật của một vùng và các yếu tố địa lý thực vật của vùng nghiên cứu.
Việc thiết lập phổ các yếu tố địa lý, áp dụng dựa vào thang phân chia của tác
giả Nguyễn Nghĩa Thìn (2007) [48], chúng tôi phân chia hệ thực vật khu nghiên
cứu bao gồm các yếu tố chính như sau:
1. Yếu tố toàn thế giới: Gồm các taxon phân bố khắp nơi trên thế giới
2. Yếu tố liên nhiệt đới : Gồm các taxon mà chúng phân bố ở vùng nhiệt đới
châu Á, châu Úc, châu Phi và châu Mỹ. Một số có thể mở rộng tới vùng ôn đới.
2.1. Yếu tố nhiệt đới Á - Úc - Mỹ.
2.2. Yếu tố nhiệt đới Á - Phi - Mỹ.
2.3. Yếu tố nhiệt đới Á - Mỹ: Gồm các taxon mà chúng phân bố ở vùng nhiệt
đới châu Á đến vùng nhiệt đới châu Mỹ, một số có thể mở rộng tới Đông Bắc châu
Úc và các đảo Tây Nam Thái Bình Dương.
3. Yếu tố cổ nhiệt đới : Gồm các taxon mà chúng phân bố ở vùng nhiệt đới châu
Á, châu Úc, châu Phi và các đảo lân cận.
3.1. Yếu tố nhiệt đới Á - Úc: Gồm các taxon mà chúng phân bố ở vùng nhiệt đới
châu Á tới châu Úc và các đảo lận cận. Nó nằm cánh đông của Cổ nhiệt đới và mở
rộng đến các đảo ấn Độ nhưng không bao giờ tới lục địa châu Phi.
24
3.2. Yếu tố nhiệt đới Á - Phi : Gồm các taxon mà chúng phân bố ở vùng nhiệt
đới châu Á, châu Phi và các đảo lân cận. Đây là cánh tây của vùng Cổ nhiệt đới mà
có thể mở rộng tới Phi-gi và các đảo Nam Thái Bình Dương nhưng không bao giờ
tới châu Úc.
4. Yếu tố châu Á nhiệt đới (Ấn Độ-Malêzi) : Gồm các taxon mà chúng phân bố
ở vùng nhiệt đới châu Á từ Ấn Độ, Srilanka, Mianma, Thái Lan, Philippines đến
Niu Ghinê và mở rộng tới Phi-gi và các đảo Nam Thái Bình Dương (vùng Malêsia)
nhưng không bao giờ tới châu Úc. Kiểu này thường tách thành các kiểu phụ sau:
4.1. Yếu tố Đông Nam Á - Malêzi: Gồm các taxon mà chúng phân bố ở vùng
nhiệt đới châu Á từ lục địa Đông Nam Á (Mianma, Thái Lan, Đông Dương và Tây
Nam Trung Quốc), đến Malaixia, Inđônêxia, Philippin, Niu Ghinê và mở rộng tới

Phi-gi và các đảo Nam Thái Bình Dương nhưng không bao giờ tới châu Úc ở phía
Nam và Ấn Độ ở phía Tây.
4.2. Yếu tố Đông Dương - Ấn Độ hay lục địa châu Á nhiệt đới : Gồm các taxon
mà chúng phân bố ở vùng nhiệt đới châu Á từ Ấn Độ, Srilanka, Mianma, Thái Lan,
Đông Dương và Tây Nam - Trung Quốc không tới vùng Malêsia.
4.3. Yếu tố lục địa Đông Dương - Himalaya: Gồm các taxon mà chúng phân bố
ở vùng nhiệt đới châu Á từ chân Himalaya, Mianma, Thái Lan, Đông Dương và Tây
Nam Trung Hoa một số chúng có thể mở rộng đến bán đảo Malaixia ở phía Nam.
Đây là nhóm thực vật phân bố chủ yếu trên núi cao.
4.4. Yếu tố Đông Dương - Nam Trung Quốc: Gồm các taxon mà chúng phân bố
chủ yếu ở Đông Dương và Nam Trung Hoa đặc biệt xung quanh biên giới Trung
Hoa (chỉ có ở Vân Nam, Quảng Tây, Quảng Đông, Đài Loan, Hải Nam) và Đông
Dương.
4.5. Yếu tố Đặc hữu Đông Dương: Gồm các taxon mà chúng phân bố ở trong
phạm vi 3 nước Đông Dương và đôi khi có thể gặp ở Thái Lan.
5. Yếu tố ôn đới Bắc: Gồm các taxon chúng phân bố ở trong vùng ôn đới châu
Á, châu Âu, Châu Mỹ và có thể mở rộng tới vùng núi nhiệt đới và thậm chí tới vùng
ôn đới nam bán cầu.
25

×