Tải bản đầy đủ (.pdf) (106 trang)

luận văn thạc sĩ động từ chủ động trong tiếng việt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (761.08 KB, 106 trang )

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
==========






GIA THỊ ĐẬM



ĐỘNG TỪ CHỦ ĐỘNG TRONG TIẾNG VIỆT








Chuyên ngành: Ngôn ngữ học
Mã số: 60.22.01






LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC









Thái Nguyên - 2010

Luận văn tốt nghiệp Thạc sỹ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
1 Học viên: Gia Thị Đậm
LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình hoàn thành luận văn tốt nghiệp Thạc sỹ, em đã
được sự chỉ bảo và giúp đỡ tận tình của các thầy cô giáo.

Qua đây, em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới PGS.TS Nguyễn
Văn Lộc – người đã hướng dẫn em trong suốt quá trình làm luận văn vừa
qua.

Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ và tạo điều kiện của các thầy,
cô giáo trong Viện ngôn ngữ, Viện từ điển, các thầy cô trong Khoa Ngữ
Văn và Khoa sau Đại học –Trường Đại học Sư phạm – Đại học Thái
Nguyên.

Cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo đã đọc và chỉ

ra những thành công và hạn chế của luận văn tốt nghiệp này.

Thái Nguyên, tháng 9 năm 2010
Học viên: Gia Thị Đậm

Luận văn tốt nghiệp Thạc sỹ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
2 Học viên: Gia Thị Đậm
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn
này là trung thực và chƣa đƣợc sử dụng bảo vệ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng các thông tin trích dẫn trong luận văn đều
đƣợc chỉ rõ nguồn gốc.

Luận văn tốt nghiệp Thạc sỹ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
3 Học viên: Gia Thị Đậm

DANH MỤC VIẾT TẮT

N1: Danh từ chủ ngữ
N2, N3: Danh từ bổ ngữ
V1: Động từ vị ngữ
V2: Động từ bổ ngữ
SP: Cụm chủ vị
p : Quan hệ từ


Luận văn tốt nghiệp Thạc sỹ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
4 Học viên: Gia Thị Đậm
MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN 1
LỜI CAM ĐOAN 2
DANH MỤC VIẾT TẮT 3
MỤC LỤC 4
MỞ ĐẦU 6
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 6
II. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ. 7
III. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 9
IV. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU. 9
VI. NGỮ LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. 10
VI. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN 10
CHƢƠNG I 12
CƠ SỞ LÝ LUẬN 12
1. Động từ trong hệ thống từ loại. 12
1.1. Vị trí của động từ trong hệ thống từ loại. 12
1.2 Khái niệm động từ: 19
1.2.2. Về hình thức: 20
2.1. Các cách phân loại động từ 23
2.1.1. Cách phân loại dựa vào ý nghĩa và hình thức ngữ pháp. 23
2.1.2. Phân loại động từ dựa vào đặc điểm chi phối 24
2.1.3. Phân loại động từ theo kết trị 25
2.2. Khái niệm động từ chủ động. 26
2.3. Ranh giới của động từ chủ động và động từ không chủ động. 27
2.4. Một số khái niệm liên quan khác trong nghiên cứu động từ chủ động trong
tiếng Việt 28
2.4.2. Hình thức ngữ pháp 30

2.4.3. Câu và thành phần câu. 33
CHƢƠNG II 37
ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA ĐỘNG TỪ CHỦ ĐỘNG 37
TRONG TIẾNG VIỆT. 37
1. Đặc điểm về ý nghĩa. 37

Luận văn tốt nghiệp Thạc sỹ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
5 Học viên: Gia Thị Đậm
1.1. Động từ chủ động chỉ hoạt động xuất phát từ chủ thể 37
1.2. Động từ chủ động chỉ hoạt động mà chủ thể có thể làm chủ được, điều khiển
được. 38
1.3. Động từ chủ động chỉ hành động 39
1.4. Động từ chủ động chỉ hành động có chủ đích của chủ thể: 39
2. Đặc điểm hoạt động ngữ pháp. 41
2.1. Khả năng kết hợp với các phó từ: 41
2.2. Khả năng kết hợp của động từ chủ động với các động từ tình thái. 46
2.2.1. Nhận xét chung 46
2.2.2. Khả năng kết hợp của động từ chủ động với các nhóm động từ tình thái. 47
2.3 Khả năng kết hợp của động từ chủ động với bổ ngữ mục đích. 54
2.5. Khả năng kết hợp với bổ ngữ chỉ kẻ hưởng lợi. 68
2.4. Đặc điểm của chủ ngữ bên động từ chủ động 70
2.4.1. Đặc điểm ý nghĩa của chủ ngữ bên các động từ chủ động 70
3.2. Động từ chủ động ngoại hướng. 79
3.3 Đặc điểm đối lập giữa động từ chủ động nội hướng và động từ chủ động ngoại
hướng. 80
CHƢƠNG III: 82
CÁC NHÓM ĐỘNG TỪ CHỦ ĐỘNG 82
1. Động từ chủ động nội hƣớng. 82
1.1.Các tiểu loại của động từ chủ động nội hướng. 82

2. Động từ chủ động ngoại hƣớng. 83
2.1. Các tiểu loại của động từ chủ động ngoại hướng 83
2.1.1. Động từ đòi hỏi một chủ ngữ bắt buộc. 83
2.1.2. Động từ đòi hỏi hai bổ ngữ bắt buộc. 94
KẾT LUẬN 99
TÀI LIỆU THAM KHẢO 101
NGUỒN DỮ LIỆU TRÍCH DẪN 105

Luận văn tốt nghiệp Thạc sỹ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
6 Học viên: Gia Thị Đậm
MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Động từ là từ loại có số lƣợng rất lớn và có đặc tính hết sức phức tạp.
Về vai trò ngữ pháp, động từ là trung tâm của tuyệt đại đa số câu tiếng
Việt. Do có địa vị quan trọng trong hệ thống từ loại mà động từ luôn thu
hút sự quan tâm của các nhà nghiên cứu.
Qua một số công trình nghiên cứu nhƣ: Cụm động từ tiếng Việt của
Nguyễn Phú Phong, Các động từ chỉ hướng trong tiếng Việt của Nguyễn
Kim Thản, Kết trị của động từ Tiếng Việt của Nguyễn Văn Lộc ta thấy
diện mạo của động từ ngày càng trở nên rõ ràng hơn. Tuy nhiên, qua đây,
có thể thấy rằng, ở động từ, một từ loại lớn có đặc điểm hết sức phức tạp,
vẫn còn nhiều vấn đề cần đƣợc nghiên cứu sâu rộng hơn. Một trong những
vấn đề đó là việc nghiên cứu, xác lập, miêu tả các đặc điểm ý nghĩa và hoạt
động ngữ pháp của các tiểu loại, các nhóm động từ cụ thể. Trong tiếng
Việt, cùng với một số diện đối lập quan trọng khác, sự đối lập chủ
động/không chủ động có những đặc điểm rất đáng chú ý. Việc nghiên cứu
động từ chủ động có ý nghĩa hết sức quan trọng cả về lý luận lẫn thực tiễn.
Về lý luận, việc nghiên cứu nhóm động từ này sẽ góp phần soi sáng
một số vấn đề lý thuyết về động từ nói chung, đặc điểm của động từ chủ

động, đối lập giữa động từ chủ động và động từ không chủ động cũng nhƣ
đối lập trong nội bộ động từ chủ động nói riêng.
Về thực tiễn, kết quả nghiên cứu động từ chủ động có thể đƣợc sử
dụng để biên soạn các tài liệu phục vụ cho việc dạy học ngữ pháp tiếng
Việt trong nhà trƣờng.

Luận văn tốt nghiệp Thạc sỹ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
7 Học viên: Gia Thị Đậm
II. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ.
Về sự tồn tại của động từ tiếng Việt, từ trƣớc đến nay luôn có rất
nhiều ý kiến nhƣng có hai ý kiến trái ngƣợc nhau. Ý kiến thứ nhất phủ nhận
sự tồn tại của động từ và ý kiến thứ hai thừa nhận sự tồn tại của động từ.
Những ngƣời có ý kiến thứ nhất nhƣ M . Grammong (M. Grammont)
và Lê Quang Trinh phủ nhận khả năng phân định các loại từ trong tiếng
Việt. Do đó, các tác giả cũng phủ nhận sự tồn tại của động từ. Các tác giả
này cho rằng trong tiếng Việt, không có mạo từ, danh từ, đại từ, động từ,
cũng không có giống, số mà chỉ có những từ không thôi; những từ này đều
là đơn âm tiết, nói chung không biến đổi, ý nghĩa của chúng thay đổi hay
đƣợc xác định nhờ những từ đặt trƣớc hay theo sau, nghĩa là nhờ chức
năng, vị trí của chúng ở trong câu.
Ý kiến thứ hai thừa nhận sự tồn tại của động từ, nhƣng những ngƣời
theo ý kiến này lại khác nhau về điểm xuất phát cũng nhƣ về kết quả đạt
đƣợc.
Trong loại ý kiến thừa nhận sự tồn tại của động từ tiếng Việt,
Nguyễn Kim Thản có phân ra làm bốn loại: loại thứ nhất có sự lẫn lộn giữa
động từ và vị ngữ bắt nguồn từ thời cổ Hi Lạp; loại thứ hai xuất phát từ ý
nghĩa; loại thứ ba xuất phát từ hình thức ngữ pháp (hiểu theo nghĩa rộng),
chủ yếu là khả năng kết hợp của từ, loại thứ tƣ chú ý tới cả đặc điểm ý
nghĩa và đặc điểm hình thức của từ.

Những tác giả chủ trƣơng xuất phát từ ý nghĩa để xác định loại từ là
Trần Trọng Kim, Bùi Đức Tịnh, Nguyễn Lân,…
Ngƣời chủ trƣơng dựa vào hình thức ngữ pháp (khả năng kết hợp) để
xác định từ loại là Lê Văn Lý, ông chỉ ra: ngƣời chức năng chủ nghĩa tốt
nhất là làm việc không dựa vào ý nghĩa của các từ, mà dựa vào chức năng
của chúng, sự ứng phó của chúng và kết cấu của chúng… không phải là

Luận văn tốt nghiệp Thạc sỹ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
8 Học viên: Gia Thị Đậm
nhìn vào bản thân từ để tìm ra cái quy định đặc tính của nó, mà phải nhìn
vào hoàn cảnh của nó, tức là khả năng kết hợp với các từ khác trong ngôn
ngữ.
Bằng cách dựa vào khả năng kết hợp và không kết hợp với những từ
chứng, Lê Văn Lý chia từ trong tiếng Việt làm ba loại chính A, B, C. Trong
loại B có hai loại nhỏ hơn: loại B theo tác giả tƣơng đƣơng với động từ và
B’ thì tƣơng đƣơng với tính từ. Theo ông, loại B gồm tám đặc điểm nhƣ
sau:
- Có khả năng đặt trƣớc nhiều, lắm, bao nhiêu và không thể đặt sau
những từ ấy.
- Đặt sau những từ chỉ loại nhƣ người, kẻ, đồ, việc, cái, con thì trở
thành loại A (danh từ).
- Có thể đặt trƣớc một từ chỉ định, một từ chỉ phẩm chất, qua các từ
trung gian, nhƣ cách
- Có thể đặt sau những từ chỉ vị trí, nhƣng phải có một từ môi giới
nhƣ lúc, khi, chỗ,nơi
- Có thể đặt sau những từ chỉ ngôi và những từ nghi vấn.
- Có thể đặt sau những từ hãy, cứ, hẵng, kẻo, chớ, gì, ước gì, vẫn vốn,
đang, đương, sẽ, sắp, đã, chỉ, bị, chịu, đều, thà, đành.
- Có thể đặt sau những hình vị phủ định : không, chưa, chẳng, đừng,

chớ.
- Có thể đặt trƣớc những hình vị phủ định; khi đó, câu đƣợc tạo ra là
câu nghi vấn.
Loại ý kiến thứ tƣ theo phân chia của Nguyễn Kim Thản chủ trƣơng
phân định từ loại dựa vào cả ý nghĩa lẫn hình thức ngữ pháp. Các tác giả
chứng minh sự tồn tại của danh từ và động từ tiếng Việt bằng cách đối lập

Luận văn tốt nghiệp Thạc sỹ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
9 Học viên: Gia Thị Đậm
khả năng kết hợp của hai từ loại, nhƣ khả năng kết hợp với những từ chỉ
định( này, kia…), với từ chỉ sở thuộc, với đại từ (có là và không có là), với
định ngữ tính từ (danh từ thì kết hợp trực tiếp, động từ thì có thể có từ cho),
với những từ phủ định.
Gần đây, qua một số công trình nghiên cứu nhƣ của Cao Xuân Hạo,
Nguyễn Thị Quy, Nguyễn Văn Lộc việc nghiên cứu động từ nói chung
cũng nhƣ động từ chủ động nói riêng đã có phần rõ nét hơn.Tuy nhiên, về
động từ chủ động đến nay hầu nhƣ chƣa có công trình nào nghiên cứu có
hệ thống và chuyên sâu.
III. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
Mục đích của luận văn là: Làm rõ đặc điểm ý nghĩa và hoạt động
ngữ pháp, ranh giới giữa động từ chủ động và động từ không chủ động, các
diện đối lập trong động từ chủ động, cung cấp một tƣ liệu phục vụ cho việc
nghiên cứu và dạy học về động từ chủ động nói riêng, về động từ trong
tiếng Việt nói chung.
Nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn là:
1. Nghiên cứu những vấn đề lý luận chung về động về động từ và kết
quả nghiên cứu về động từ chủ động trong tiếng Việt của các tác giả khác
nhau.
2. Phân tích, miêu tả đặc điểm chung của động từ chủ động.

3. Phân loại động từ chủ động và miêu tả đặc điểm ý nghĩa, hoạt
động ngữ pháp của từng tiểu loại động từ chủ động.
IV. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU.
Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn là động từ chủ động trong tiếng
Việt.

Luận văn tốt nghiệp Thạc sỹ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
10 Học viên: Gia Thị Đậm
Phạm vi nghiên cứu của luận văn là đặc điểm ý nghĩa và đặc điểm
hoạt động của ngữ pháp, các tiểu loại của động từ chủ động trong tiếng
Việt hiện đại.
Những cứ liệu dựa vào khảo sát động từ chủ động là các tác phẩm
văn học, báo chí, một số loại văn bản khác cuả các tác giả có uy tín về sử
dụng tiếng Việt.
VI. NGỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
Để nghiên cứu đề tài này, chúng tôi đã thu thập gần một nghìn phiếu
ngữ cảnh sử dụng động từ chủ động đƣợc lấy từ các diễn ngôn thuộc phong
cách ngôn ngữ nghệ thuật, ngôn ngữ báo chí - công luận.
Phƣơng pháp nghiên cứu chính của luận văn là phương pháp miêu
tả. Chúng tôi đi sâu miêu tả đặc điểm ý nghĩa và đặc điểm hoạt động ngữ
phát của động từ chủ động nhằm phát hiện ra các đặc trƣng của nhóm động
từ này trong tiếng Việt trong tƣơng quan với động từ không chủ động. Bên
cạnh đó, luận văn còn sử dụng phƣơng pháp điều tra ngôn ngữ nhằm thu
thập các tƣ liệu cần thiết. Ngoài ra, chúng tôi còn sử dụng các phƣơng pháp
so sánh, phân tích ngữ pháp để triển khai thực hiện đề tài.Về thủ pháp
nghiên cứu, luận văn kết hợp sử dụng các thủ pháp lược bỏ, bổ sung, thay
thế, cải biến. Các thủ pháp nói trên giúp cho việc miêu tả và phân tích ngữ
pháp hạn chế đƣợc sự chủ quan, cảm tính nhằm đạt đƣợc những mục tiêu
đặt ra của luận văn.

VI. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN.
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận văn có ba chƣơng:
CHƢƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN
Chƣơng này gồm ba nội dung:
1. Động từ trong hệ thống từ loại

Luận văn tốt nghiệp Thạc sỹ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
11 Học viên: Gia Thị Đậm
2. Phân loại động từ - Khái niệm động từ chủ động.
3. Một số khái niệm liên quan khác trong nghiên cứu động từ chủ
động trong tiếng Việt
CHƢƠNG II: ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA ĐỘNG TỪ CHỦ ĐỘNG
TRONG TIẾNG VIỆT.
Chƣơng này gồm ba nội dung:
1. Đặc điểm về ý nghĩa
2. Đặc điểm hoạt động ngữ pháp
3. Phân loại động từ chủ động
CHƢƠNG III: MIÊU TẢ CÁC NHÓM ĐỘNG TỪ CHỦ ĐỘNG
Chƣơng này gồm hai nội dung:
1. Động từ chủ động nội hƣớng
2. Động từ chủ động ngoại hƣớng


Luận văn tốt nghiệp Thạc sỹ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
12 Học viên: Gia Thị Đậm
CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÝ LUẬN
1. Động từ trong hệ thống từ loại.

1.1. Vị trí của động từ trong hệ thống từ loại.
Số lƣợng từ trong mỗi ngôn ngữ là rất lớn. Nhƣng chúng hình thành
những hệ thống lớn nhỏ trên cơ sở những đặc điểm giống nhau nào đó.
Vậy từ loại là gì?
Theo Đinh Văn Đức thì “đó là lớp từ có cùng bản chất ngữ pháp,
đƣợc phân chia theo ý nghĩa, theo khả năng kết hợp với các từ khác trong
ngữ lƣu và thực hiện các chức năng ngữ pháp nhất định ở trong câu. Hệ
thống từ loại có tính chất là cơ sở của cơ cấu ngữ pháp một ngôn ngữ nhất
định” (13. tr.23).
Nhƣ vậy ta có thể hiểu từ loại chính là các lớp từ đƣợc phân định
trên cơ sở những đặc điểm về ngữ pháp của từ. Những đặc điểm ngữ pháp
của từ thể hiện ở cả mặt ý nghĩa và cả mặt hình thức ngữ pháp.
Hệ thống từ loại của tiếng Việt trƣớc hết bao gồm hai phạm trù lớn:
thực từ và hƣ từ.
Thực từ:
Về ý nghĩa: Thực từ thƣờng gắn với chức năng tri nhận và định danh
các đối tƣợng của hiện thực, nghĩa là nó thƣờng mang ý nghĩa từ vựng,
biểu thị các sự vật, hành động, trạng thái, tính chất số lƣợng có trong thực
tế khách quan.
Về hoạt động ngữ pháp: Thực từ có khả năng tham gia xây dựng các
loại kết cấu cú pháp khác nhau với nhiều vai trò khác nhau. Chẳng hạn, từ
là một thực từ có thể làm trung tâm của một cụm từ chính phụ (viết bài, viết

Luận văn tốt nghiệp Thạc sỹ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
13 Học viên: Gia Thị Đậm
sách), làm thành tố phụ cho một thực từ khác hoặc có thể làm thành phần
câu.
Thực từ có khả năng thay thế bằng từ nghi vấn (ai, gì, làm gì, làm
sao, mấy, bao nhiêu…).

Hƣ từ:
Về ý nghĩa: Hƣ từ là những từ cũng có ý nghĩa nhƣng nghĩa của hƣ
từ không thể liên hệ tới một đối tƣợng nào trong thực tế. Do đó hƣ từ
không thể hiện đƣợc chức năng định danh. Hƣ từ chỉ bổ sung ý nghĩa ngữ
pháp nào đó cho thực từ.
Ví dụ:
- Đang học, ở thƣ viện.
- Chiếc bàn bằng gỗ
Về hoạt động ngữ pháp:
Hƣ từ không thể đảm nhiệm vai trò thành phần chính trong cấu tạo
của cụm từ và của câu.
Hƣ từ cũng không có khả năng thay thế bằng từ nghi vấn.
Hƣ từ chỉ có vai trò:
- Đi kèm với thực từ để làm thành tố phụ bổ sung ý nghĩa nào đó cho
thực từ ví dụ nhƣ: sẽ đến, các bạn.
- Dùng biểu thị quan hệ giữa các từ, các cụm từ, các câu (Tôi và nó học
cùng một lớp. Cuốn sách của tôi)
- Dùng làm dấu hiệu cho các ý nghĩa tình thái (Bạn đi học à? Trời đất
ơi!).
Tiếp tục phân chia khối thực từ và hƣ từ dựa vào đặc điểm ý nghĩa và
hình thức đã đƣợc xác định trên đây, ta đƣợc 5 từ loại thực từ (danh từ,

Luận văn tốt nghiệp Thạc sỹ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
14 Học viên: Gia Thị Đậm
động từ, tính từ, số từ, đại từ) và 5 từ loại hƣ từ (phó từ, trợ từ, quan hệ từ,
tiểu từ và thán từ).
Trong tập hợp các thực từ tiếng Việt gồm ba loại chủ yếu: danh từ, động
từ, tính từ. Số từ và đại từ kỳ thực có những điểm không thuần nhất trong
tập hợp các thực từ tiếng Việt nhƣng chúng lại không phải là hƣ từ.

Trong ba từ loại cơ bản này (danh từ, động từ, tính từ) có nhiều sự khác
biệt nhau về ý nghĩa ngữ pháp, về khả năng kết hợp với từ chứng và khả
năng giữ chức năng vị ngữ trong câu.
Trong các ngôn ngữ thuộc họ Ấn – Âu, mức độ khác biệt giữa động từ
và tính từ rất rõ, đặc biệt là ở mặt hoạt động ngữ pháp của chúng. Do đó,
tính từ biểu lộ nhiều đặc điểm gần gũi với danh từ hơn mà khác biệt với
động từ. Chẳng hạn ở tiếng Nga, tính từ có quan hệ chặt chẽ với danh từ và
luôn luôn tƣơng hợp với danh từ về các phạm trù giống, số, cách. Hơn nữa,
tính từ hạn chế vai trò làm vị ngữ độc lập (khi làm vị ngữ, tính từ cần biến
đổi thành hình thức ngắn đuôi hoặc cần có sự trự giúp của động từ).
Ở tiếng Việt, tính từ và động từ gần gũi với nhau ở nhiều phƣơng diện:
Về ý nghĩa: có thể quan niệm cả hai từ loại này đều biểu hiện ý nghĩa
đặc trƣng của thực thể, đối lập với danh từ là từ loại biểu hiện thực thể.
Về khả năng kết hợp trong cụm từ: cả động từ và tính từ đều có thể kết
hợp với các nhóm phó từ nhƣ: không, chưa, chẳng, đã, cũng, đều.
Ví dụ:

Động từ (chạy)
Tính từ (xấu)
Không
+
+
Chƣa
+
+
Chẳng
+
+
Cũng
+

+

Luận văn tốt nghiệp Thạc sỹ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
15 Học viên: Gia Thị Đậm
Đều
+
+
Về khả năng đảm nhiệm các thành phần câu: cả động từ và tính từ
đều có thể đảm nhiệm chức năng của các thành phần câu, đặc biệt là các
chức năng vị ngữ, bổ ngữ, định ngữ. Hơn nữa, cả hai đều có thể làm vị ngữ
trực tiếp. Điều này không xảy ra ở từ loại danh từ (danh từ không thể làm
vị ngữ trực tiếp).
Chính vì sự gần gũi này nên đã từng có ý kiến cho rằng trong tiếng
Việt hai từ loại này nằm trong một phạm trù từ loại chung là vị từ (hoặc
thuật từ). Còn trong ngôn ngữ Ấn - Âu thì tính từ với danh từ hợp thành
một từ loại lớn là tĩnh từ đối lập với động từ. Trong giáo trình ngữ pháp
tiếng Việt, Bùi Minh Toán có đƣa ra sơ đồ biểu hiện các quan hệ ấy nhƣ
sau:
Từ loại
Ngôn ngữ
Danh từ
Tính từ
Động từ
Tiếng Nga, Pháp
Tĩnh từ
Động từ
Tiếng Việt
Danh từ
Vị từ

Trong công trình nghiên cứu Vị từ hành động tiếng Việt và các tham
tố của nó, Nguyễn Thị Quy đã đi xa hơn trong xu hƣớng “Từ chối phân
biệt động từ và tính từ để đi tìm những sự phân biệt có thật ”. Sự phân biệt
có thật đó, theo tác giả, đƣợc thể hiện trong cách phân loại sự thể của Dik:



[± Động]


[+Chủ ý]
[+Động]
Biến cố

[-Động]
Tình trạng

Luận văn tốt nghiệp Thạc sỹ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
16 Học viên: Gia Thị Đậm
[± chủ ý]

Hành động
(đánh, chạy)

(nằm, ở)

[-Chủ ý]
Quá trình
(rơi, phai)


Trạng thái
(to, sợ)
Không thể phủ nhận tính đúng đắn và ý nghĩa quan trọng của chủ
trƣơng phân biệt vị từ theo sự đối lập [±động] và [± chủ ý] của Dik đƣợc
trình bày trên đây. Tuy nhiên, một điều cũng rất quan trọng là vấn đề xác
định các tiêu chí khoa học cho phép vạch đƣợc ranh giới thỏa đáng giữa
các phạm trù trong nội bộ vị từ. Có lẽ những tiêu chí phân biệt động /tĩnh
mà Nguyễn Thị Quy kể ra chƣa đầy đủ và hợp lý nên việc vận dụng các
tiêu chí này vào phân loại vị từ tiếng Việt cho ta những kết quả có chỗ cần
nghiên cứu lại. Ví dụ, theo kết quả phân loại thì phạm trù động (biến cố)
bao gồm hành động (đánh, chạy) và quá trình (rơi, phai); còn phạm trù tĩnh
bao gồm tƣ thế (nằm, ở) và trạng thái (to, sợ). Những thắc mắc, nghi ngờ
mà kết quả phân loại trên đây gây ra là:
a. Nếu việc xếp nằm vào vị từ chỉ tƣ thế, sợ vào vị từ chỉ trạng thái
có thể chấp nhận đƣợc thì việc xếp ở vào vị từ chỉ tƣ thế và to vào vị từ chỉ
trạng thái thật khó hình dung.
b. Nhƣ đã biết, một trong những đặc điểm của quá trình là có sự khởi
đầu, sự tiếp diễn và kết thúc. Xét theo đặc điểm này thì ở, sợ rõ ràng có
nhiều đặc tính của quá trình (có thể nói: bắt đầu ở, bắt đầu sợ,tiếp tục ở,
tiếp tục sợ, không ở nữa, không sợ nữa )
c. Theo Nguyễn Thị Quy, “ một đặc trƣng khiến cho một số sự thể
[+động] khu biệt với các sự thể [- động] là sự có mặt của âm thanh: chỉ một
biến cố, một sự kiện động mới gây ra tiếng động”(31. trang 50). Nếu nhận
xét trên là đúng thì việc tác giả xếp ngủ vào loại vị từ tĩnh là việc làm tự

Luận văn tốt nghiệp Thạc sỹ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
17 Học viên: Gia Thị Đậm
mâu thuẫn (với ngƣời có tật ngủ ngáy hay ngủ mơ thì ngủ có thể gây ra

tiếng động). Cũng nhƣ vị từ sợ mà tác giả xếp vào loại vị từ tĩnh không
phải hoàn toàn không gắn với tính chất động: trạng thái sợ có thể biểu hiện
tính chất động của mình qua run (Anh ta sợ run lên).
d. Một trong những đặc điểm của hành động là gắn liền với phƣơng
thức (cách thức, công cụ). Xét theo tiêu chí này thì đứng phải đƣợc coi là vị
từ hành động (hoặc có mang tính chất của vị từ hành động) vì đứng đòi hỏi
công cụ. (Ví dụ: Lúc ngủ, vịt chỉ đứng bằng một chân). Nếu thừa nhận
đứng là vị từ hành động thì cần phải xem xét lại các vị từ ngồi, nằm có
nhiều nét tƣơng đồng với đứng.
Nhƣ vậy, có thể nói rằng so với cách phân loại vị từ thành động từ và
tính từ cách phân loại vị từ thành vị từ động và vị từ tĩnh (xét ở mặt tiêu chí
và cách vạch ranh giới cụ thể mà Nguyễn Thị Quy trình bày ở trên) chƣa
hẳn đã ít khiếm khuyết hơn. Chúng tôi cho rằng trong việc phân loại vị từ,
điều quan trọng không phải chỉ là tên gọi, là hƣớng đi mà còn là hiệu lực
của tiêu chí đƣợc xác định. Về thực chất, cách phân loại vị từ thành vị từ
động, vị từ tĩnh không đối lập, cũng không khác quá xa mà rất gần với cách
phân loại vị từ thành động từ, tính từ. Đối với hai cách phân loại này, vấn
đề quan trọng cần giải quyết là vƣợt qua những khó khăn để xác định rõ
ràng, đúng đắn nội hàm và ngoại diên của các khái niệm đƣợc biểu thị.
Không giống với tiếng Anh, Pháp…, tiếng Việt là một ngôn ngữ
không biến hình (do trong thành phần cấu tạo của từ không có bộ phận biến
tố) nên giữa các từ loại không có sự đối lập về hình thái. Chẳng hạn, trong
tiếng Anh “số nhiều” đƣợc biểu thị bằng phụ tố s và “số ít” bằng phụ tố
zêrô.So sánh:
Student ( sinh viên ) - students ( những sinh viên).
Table ( cái bàn ) - tables ( những cái bàn).

Luận văn tốt nghiệp Thạc sỹ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
18 Học viên: Gia Thị Đậm

Dog ( con chó) - dogs ( những con chó).
Hệ quả của điều này là trong tiếng Việt, những từ đồng âm cùng gốc
rất phổ biến, trong đó phải kể đến sự đồng âm của khá nhiều động từ và
danh từ. Chẳng hạn:
Danh từ Động từ
cƣa cƣa
bào bào
đục đục
cuốc cuốc
cày cày
muối muối
sơn sơn
suy nghĩ suy nghĩ
khóa khóa
Sự đối lập không rõ ràng về hình thức giữa các từ loại trong tiếng
Việt đã khiến một số nhà nghiên cứu tỏ ý nghi ngờ, thậm chí phủ nhận sự
tồn tại của phạm trù từ loại trong tiếng Việt. Thực ra, dù không có sự đối
lập về hình thái, giữa các từ loại tiếng Việt vẫn có sự đối lập về ý nghĩa ngữ
pháp và về hình thức ngữ pháp theo nghĩa rộng, tức là đối lập thể hiện ra ở
khả năng kết hợp và chức năng ngữ pháp. Chính nhờ những dấu hiệu khu
biệt về cú pháp mà ta phân biệt đƣợc động từ và danh từ. Nhƣ ở động từ, ta
có thể dựa vào quan hệ thời - thể. Tất cả các động từ ở cột bên phải dễ dàng
tiếp nhận các tiêu chí ngữ pháp thời- thể (đã, sẽ, đang, từng), còn các danh
từ ở cột bên trái thì không có khả năng ấy. Ta có thể nói: tôi đã cày được

Luận văn tốt nghiệp Thạc sỹ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
19 Học viên: Gia Thị Đậm
một thửa ruộng, chị ấy đã cuốc xong khu vườn, họ đã suy nghĩ thấu đáo
mọi chuyện….

1.2 Khái niệm động từ:
Khi nghiên cứu về từ loại tiếng Việt, các nhà nghiên cứu dành nhiều
tâm huyết của mình cho việc nghiên cứu động từ. Điều đó cho thấy tầm
quan trọng cũng nhƣ sự phức tạp của từ loại này.Vai trò của động từ đã
đƣợc Nguyễn Kim Thản khẳng định: “ Trong câu, động từ gần nhƣ là trung
tâm của các mối quan hệ của các từ, nó không những có quan hệ tƣờng
thuật với từ chỉ chủ thể mà còn có quan hệ chính phụ với những từ chỉ đối
tƣợng, chỉ hoàn cảnh, trạng thái…”. [34. tr.97]. Động từ chủ động là một
tiểu loại của động từ tiếng Việt nên trƣớc khi tìm hiểu về nó, ta cần có một
cách hiểu khái quát về động từ. Từ loại động từ có những đặc điểm sau:
1.2.1. Về ý nghĩa:
Theo Từ điển tiếng Việt, động từ là “từ chuyên biểu thị hành động,
trạng thái hay quá trình, thƣờng làm vị ngữ trong câu”.[30. tr.346].
Trong cuốn Việt Nam văn phạm Trần trọng Kim có nêu ra định nghĩa
về động từ nhƣ sau: “Động từ là tiếng biểu diễn cái dụng của chủ từ” [dẫn
theo 36.tr.14].
Trong cuốn Ngữ pháp Việt Nam, Nguyễn Lân cho rằng: “ Động từ là
thứ tự dùng để biểu diễn một tác động, một hành vi,một ý nghĩ hoặc một
cảm xúc, một trạng thái hoặc sự phát triển, sự biến hóa của một trạng
thái”.[ dẫn theo 36.tr.15].
Trong cuốn Ngữ pháp tiếng Việt, tác giả Diệp Quang Ban cho rằng:
“ Động từ là những từ biểu thị ý nghĩa khái quát về quá trình - ý nghĩa quá
trình thể hiện trực tiếp đặc trƣng vận động của thực thể. Đó là ý nghĩa hành
động, ý nghĩa trạng thái đƣợc khái quát hóa trong mối liên hệ với vận động
của thực thể trong thời gian và không gian”.[ 1.tr.90].

Luận văn tốt nghiệp Thạc sỹ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
20 Học viên: Gia Thị Đậm
Nhƣ vậy, căn cứ vào các định nghĩa về động từ của các tác giả nêu

trên, ta có thể đƣa ra cách hiểu khái quát về động từ nhƣ sau: Động từ là
một từ loại thực từ dùng để chỉ hoạt động (hành động và trạng thái) của sự
vật, hiện tƣợng.
1.2.2. Về hình thức:
a. Về khả năng kết hợp:
* Động từ có khả năng kết hợp với các phó từ để biểu thị các ý nghĩa
quan hệ có tính tình thái giữa quá trình với cách thức và quá trình với các
đặc trƣng vận động của quá trình trong không gian, thời gian và trong hiện
thực. Cụ thể là:
- Động từ có khả năng kết hợp về phía trƣớc với các phó từ thời thể
nhƣ: đã, sẽ, đang hãy, đừng, chớ…
Ví dụ: đã ăn, đang học,hãy chờ, đừng đi,….
- Động từ có khả năng kết hợp về phía sau với các thành tố phụ khác
để tạo thành nhóm động từ.
+ Các thành tố phụ chỉ phƣơng hƣớng: ra, vào,lên, xuống…
Ví dụ: đi lên, trèo xuống…
+ Các thành tố phụ chỉ kết quả: xong, rồi…
Ví dụ : ăn rồi, làm xong
* Động từ kết hợp với các thực từ để phản ánh các quan hệ trong nội
dung vận động của quá trình.
b. Về chức năng cú pháp:
Động từ có khả năng giữ nhiều chức năng ngữ pháp khác nhau
nhƣng chức năng ngữ pháp quan trọng nhất của động từ là làm vị ngữ của
câu. Theo thống kê của Nguyễn Kim Thản, những câu có vị ngữ làm động

Luận văn tốt nghiệp Thạc sỹ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
21 Học viên: Gia Thị Đậm
từ chiếm khoảng 88%. Ngoài ra, động từ còn tham gia đảm nhiệm nhiều
chức năng khác trong câu nhƣ: bổ ngữ, chủ ngữ, định ngữ, trạng ngữ

- Động từ làm bổ ngữ: Tôi muốn đi thành phố.
- Động từ làm chủ ngữ: Lao động là vinh quang.
- Động từ làm định ngữ: Bút này là bút kí.
- Động từ làm trạng ngữ: Nói xong, nó bỏ đi ngay.
Tóm lại, động từ là một từ loại thực từ cơ bản trong kho từ vựng của
bất kỳ một ngôn ngữ nào.Ý nghĩa khái quát của động từ là chỉ hoạt động của
sự vật, hiện tƣợng trong thế giới khách quan cũng nhƣ trong đồi sống tinh
thần của con ngƣời. Động từ có khả năng kết hợp về phía trƣớc với các phó từ
thời thể, về phía sau với các phó từ chỉ sự hoàn thành, kết thúc, chỉ hƣớng tạo
thành nhóm. Chức năng cơ bản của động từ là làm vị ngữ trong câu.
Khi xếp loại các từ, có thể gặp khá phổ biến hiện tƣợng thƣờng gọi là
“chuyển loại”, nghĩa là hiện tƣợng một từ vốn thuộc từ này lại phát triển thêm
ý nghĩa và có thêm những dấu hiệu hình thức đặc trƣng cho từ loại khác.
So sánh:
Tôi về
1
quê.
Chúng tôi bàn về
2
ngôn ngữ .
Bố tôi mua cưa
1
.
Bố tôi cưa
2
gỗ.
Đối với trƣờng hợp trên đây, mỗi trƣờng hợp dùng của từ sẽ đƣợc xếp
vào một từ loại: Chẳng hạn, trong các ví dụ dẫn ra ở trên, “về
1
” là động từ, còn

“về
2
” là quan hệ từ, “cƣa
1
” là danh từ, còn “cƣa
2
” là động từ.
Khi phân định động từ, trƣớc hết ta xác định đƣợc một nhóm lớn bao
gồm những từ có đầy đủ các đặc điểm nêu trên đây của động từ. Thuộc nhóm

Luận văn tốt nghiệp Thạc sỹ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
22 Học viên: Gia Thị Đậm
này là những từ kiểu nhƣ: đi, chạy, ăn, đọc, viết, trao…có thể gọi những từ
thuộc nhóm này là những động từ điển hình hay những động từ - thực từ tạo
nên khu vực trung tâm của từ loại động từ.
Bên cạnh các động từ - thực từ còn có một nhóm không lớn bao gồm
những từ có không đầy đủ các đặc điểm nêu trên đây của động từ. Thuộc
nhóm này là những từ kiểu nhƣ: trở thành, trở nên, phải, bị, được,
khiến…Khác với các động từ - thực từ, những tƣ thuộc nhóm này rất trống
nghĩa từ vựng. Chúng chỉ các hoạt động trừu tƣợng, khái quát (hoạt động theo
kiểu nghĩa ngữ pháp). Chính do sự trống vắng, nghèo nàn về ý nghĩa từ vựng
mà về hình thức, các từ thuộc nhóm này chỉ có khả năng thay thế bằng từ nghi
vấn một cách hạn chế, có điều kiện. Khi trả lời các câu hỏi “làm gì”,”làm
sao” đặc trƣng cho động từ, chúng thƣờng phải kết hợp vào mình một thực từ
khác. Với những đặc điểm chỉ ra trên đây, các từ thuộc nhóm thứ hai rõ ràng
mang tính trung gian giữa động từ và hƣ từ. Ở đây, chúng tôi xếp chúng vào
động từ - ngữ pháp. Động từ ngữ pháp chính là nhóm động từ không điển
hình tạo thành khu vực biên của từ loại động từ.
Cũng cần lƣu ý rằng những đặc điểm nêu trên đây của động từ là thuộc

tính chung của động từ với tƣ cách là đơn vị trừu tƣợng của ngôn ngữ đƣợc
khái quát từ những biến thể của nó trong lời nói. Khi hoạt động trong lời nói,
động từ luôn tồn tại dƣới những biến thể cụ thể. Trong số các biến thể của
động từ có biến thể là cơ bản (điển hình) và có những biến thể không cơ bản
(không điển hình). Biến thể cơ bản là biến thể phổ biến nhất và có đầy đủ các
đặc điểm của động từ. Trong tiếng Nga biến thể cơ bản của động từ thƣờng
đƣợc coi là hình thức đƣợc chia của động từ, còn biến thể không cơ bản là các
hình thức nguyên dạng, tính động từ, trạng động từ. Trong tiếng Việt “ hình
thức cơ bản của động từ có thể coi là hình thức thời thể (tức là hình thức có
khả năng kèm thêm các yếu tố chỉ thời thể)” (Kết trị của ĐTTV – tr.
25).Chẳng hạn, trong các cấu trúc: “Tôi đang đọc sách” và “Tôi bước vào

Luận văn tốt nghiệp Thạc sỹ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
23 Học viên: Gia Thị Đậm
phòng đọc sách”, “đọc” mặc dù đều là động từ nhƣng ở cấu trúc thứ nhất, nó
là biến thể điển hình, còn ở cấu trúc thứ hai, nó là biến thể không điển hình.
2. Về phân loại động từ
Động từ là một từ loại lớn bao gồm hành vạn từ và rất không thuần
nhất. Trong nội bộ động từ,có thể phát hiện những tiểu loại, những nhóm
đối lập với nhau theo những đặc điểm nhất định. Vấn đề phân loại động từ
đã đƣợc nhiều chuyên khảo đề cập đến. Dƣới đây là một số cách phân loại
thƣờng gặp:
2.1. Các cách phân loại động từ
2.1.1. Cách phân loại dựa vào ý nghĩa và hình thức ngữ pháp.
Theo cách phân loại này, có thể xác định trong nội bộ động từ những
diện đối lập chính sau đây:
2.1.1.1 Trước hết, đó là sự đối lập giữa động từ - thực từ và động từ ngữ
pháp (động từ hư).
Động từ- thực từ là những động từ có ý nghĩa cụ thể, chân thực, có

khả năng thay thế bằng từ nghi vấn (làm gì, làm sao) và có khả năng độc
lập làm vị ngữ (ví dụ: đi, chạy, viết, đọc ). Động từ ngữ pháp là những
động từ không có ý nghĩa cụ thể, chân thực, không có khả năng thay thế
bằng từ nghi vấn (khả năng độc lập trả lời câu hỏi), không có khả năng độc
lập giữ vai trò vị ngữ (Ví dụ: có thể, trở nên, bị, được ). Động từ ngữ pháp
thƣờng đƣợc chia thành động từ tình thái (có thể, nên ) và động từ quan hệ
(là, khiến ).
2.1.1.2. Các động từ - thực từ được chia tiếp thành động từ chủ động và
động t ừ không chủ động.
Động từ chủ động là những động từ chỉ hoạt động có chủ ý, tức là
hoạt động xuất phát từ chủ thể và chủ thể có thể điều khiển được theo ý

Luận văn tốt nghiệp Thạc sỹ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
24 Học viên: Gia Thị Đậm
muốn của mình (ví dụ:đi, ăn, chạy ). Động từ không chủ động chỉ hoạt
động không xuất phát từ của chủ thể và chủ thể không điều khiển đƣợc
hành động theo ý muốn của mình (ví dụ: tan, cháy, đổ, vỡ ). Tiếp tục phân
chia các động từ chủ động ta có hai nhóm động từ: động từ tác động (biểu
thị những hoạt động mà kết quả những hoạt động đó làm cho đối tƣợng bị
thay đổi về phƣơng diện nào đó (nảy sinh hoặc tiêu biến): ăn, đập, phá và
động từ không tác động (không có những đặc điểm nhƣ động từ tác động):
đi, bơi, chạy Trong động từ tác động có hai diện đối lập: động từ tạo tác
(chỉ những hoạt động tạo ra đối tƣợng: đào, nặn ) và động từ chuyển tác
(chỉ những hoạt động làm chuyển biến đối tƣợng về mặt nào đó: đánh, đốt
,phá ). Còn động từ không tác động cũng đƣợc chia tiếp thành: động từ
chỉ hoạt động chuyển động (đi, chạy ) và động từ chỉ hoạt động không
chuyển động (ngủ, nghĩ ). Nhƣ vậy căn cứ vào ý nghĩa và hình thức ngữ
pháp, ta có thể chia động từ thành nhiều tiểu loại với những dấu hiệu hình
thức đặc trƣng của từng tiểu loại.

2.1.2. Phân loại động từ dựa vào đặc điểm chi phối
Sự chi phối của động từ, theo cách hiểu chung, (áp dụng cho cả ngôn
ngữ biến hình và ngôn ngữ không biến hình) là khả năng của động từ đòi
hỏi sự có mặt và quy định đặc tính (ý nghĩa và hình thức) của các bổ ngữ.
Theo cách phân loại này,động từ đƣợc chia thành hai loại chính:
động từ nội hƣớng (nội động) và động từ ngoại hƣớng( ngoại động). Động
từ nội hƣớng là động từ không chi phối bổ ngữ bắt buộc (ví dụ: nằm, đứng,
ngủ, thức ) còn động từ ngoại hƣớng là động từ có khả năng chi phối bổ
ngữ bắt buộc (ví dụ: ăn, viết, đánh, đọc ). Tuy nhiên, cũng nhƣ sự đối lập
giữa các nhóm động từ phân loại theo ý nghĩa và hình thức ngữ pháp, sự
đối lập giữa động từ nội hƣớng và động từ ngoại hƣớng trong cách phân
loại này không hẳn rõ ràng và dứt khoát. Bằng chứng là giữa hai nhóm

×