Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

Hướng dẫn giải bảo hiểm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (193.88 KB, 22 trang )

Chương I. Tổng quan về bảo hiểm
I. Khái niệm cơ bản
Giá trị bảo hiểm (GTBH): Giá trị thực tế = tiền của đối tượng bảo hiểm tại thời điểm giao kết
HĐBH
Số tiền bảo hiểm( STBH): Là khoản tiền nhất định ghi trong đơn bảo hiểm để xác định giới hạn
trách nhiệm bồi thường hoặc trả tiền bảo hiểm
Phí bảo hiểm: Là khoản tiền mà người tham gia bảo hiểm phải trả cho nhà bảo hiểm theo quy
định
II. Một số qui tắc cơ bản trong bồi thường, trả tiền bảo hiểm
1. Qui tắc áp dụng mức miễn thường.(MMT)
GTTH <=MMT => NBH k phải bồi thường
GTTH>MMT => NBH phải bồi thường trong 2 trường hợp sau:
-MMT không khấu trừ: STBT=GTTH
-MMT có khấu trừ: STBT=GTTH-MMT
2. Qui tắc tỷ lệ
a. STBH < GTBH
STBT=
b. Số phí đã nộp< số phí lẽ ra phải nộp
STBH=
3. Qui tắc bồ thường theo rủi ro đầu tiên
GTTH<STBH => STBT=GTTH
GTTH>=STBH => STBT=STBH
4. Áp dụng các qui tắc
a. Vừa thoả thuận MMT vừa mua bảo hiểm dưới giá trị
STBT=
b. Mua bảo hiểm dưới giá trị, sai xót trong đóng tỷ lệ phí
STBT=
Chương II. BẢO HIỂM TÀI SẢN
Bảo hiểm tài sản (BHTS)
STBH<=GTBH
STBT<=GTTH


1. Nguyên tắc thế quyền
B1. Xác định GTTH, lỗi người thứ 3( NT3)
B2: Xác định STBT của NBH trả cho người được BH theo hợp đồng( vận dụng các qui tắc
đã học)
B3: Xác định trách nhiệm BT của NT3 theo luật
GTTH*% lỗi NT3
B4: Xác định số tiền NBH thế quyền người được bảo hiểm đòi NT3
B2*% lỗi NT3
B5: Xác định số tiền người được bảo hiểm còn khiếu nại đòi nốt NT3
B3-B4
B6: Số tiền NBH thực chi B2-B4
B7: Tính tổng STBT người được bảo hiệm nhận được B2+B5
VD1:Ts trị giá 400 triệu được mua bảo hiểm 80% giá trị. Tài sản thiệt hại giảm giá trị 50%
do lỗi người thứ 3 là 50%. Tính STBT của NBH, số tiền NBH thế quyền đòi NT3, số tiền
người được bảo hiểm còn khiếu nại đòi NT3( nếu có). Tính tổng STBT người được bảo hiểm
nhận được
BG: ĐVT: triệu đồng
GTTH=50%*GTBH=50%*400=200
STBT nhà bảo hiểm phải trả cho người được bảo hiểm theo hợp đồng= 200*80%=160
Trách nhiệm bồi thường NT3 theo luật =200*50%=100
STBT nhà BH thế quyền người được BH đòi NT3= 160*50%=80
ST người được bảo hiểm còn khiếu nại để đòi nốt NT3=100-80=20
ST nhà bảo hiểm thực chi=160-80=80
STBT người được bảo hiểm nhận được 160+20=180
VD2: Ts trị giá 500 triệu, được bảo hiểm với STBH=450 triệu. Mức khấu trừ 10 triệu. Tài
sản thiệt hại giảm giá trị 200 triệu do lỗi NT3 gây ra, lỗi NT3 là 70%. Tính tất cả các bước
BG ĐVT: triệu đồng
GTTH=200
STBT nhà bảo hiểm trả cho người được bảo hiểm theo hợp đồng= 200*(450/500)-10=170
Trách nhiệm bồi thường NT3 theo luật= 70%*200=140

ST nhà BH thê quyền người được BH đòi NT3=170*70%=119
ST người được bảo hiểm còn khiếu nại đòi nốt NT3=140-119=21
ST nhà bảo hiểm thực chi= 170-119=51
STBT người được BH nhận được= 170+21=191
2. Bảo hiểm trùng
+ Cùng 1 đối tượng bảo hiểm
+ Được bảo hiểm với nhiều hợp đồng khác nhau, có cùng điều kiện, phạm vi, rủi ro, sự kiện
bảo hiểm
+ Thoả mãn điều kiện:
Nguyên tắc: Không được giao kết bảo hiểm trùng cho tài sản
Công thức:
VD: Một tài sản trị giá 400 triệu, được bảo hiểm bởi 2 HĐBH cho cùng 1 loại rủi ro. Hợp
đồng 1 có STBH=220 triệu, hợp đồng 2 có STBH= 280 triệu. Tính STBT mà chủ tài sản
nhận được khi sự kiện bảo hiểm xảy ra gây tổn thất 300 triệu
Tổng STBH=220+280=500 => Bảo hiểm trùng
STBT HĐ 1= 300*(220/500)=
STBT HĐ 2= 300*(280/500)=
3. Bảo hiểm hang hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển
Đặc điểm: Bắt buộc phải mua bảo hiểm
CIF: Tiền hang + vận chuyển + bảo hiểm ( có lợi cho bên bán)
FOR: Tiền hang
CFR: Tiền hang+ vận chuyển
Đối với bảo hiểm hang hải GTBH được xác định theo giá CIF
a. GTBH
+ Mua bảo hiểm không bao gồm lãi ước tính
GTBH <= CIF
+ Mua bảo hiểm gồm cả lãi ước tính ( a=10%)
GTBH <= 110% CIF
b. STBH
+ Trong bảo hiểm hằng hải, STBH giao kết trong hợp đồng = GTBH=CIF

+ Mua bảo hiểm không lãi ước tính: STBH <= CIF
+ Mua bảo hiểm có lãi ước tính : STBH <= 110% CIF
c. Phí bảo hiểm I
I= STBH*R
TH1: Mua bảo hiểm không gồm lãi ước tính: STBH= CIF
I= CIF * R, CIF= C+I+F + C: Tiền hang ghi trên hoá đơn
+ I: Phí bảo hiểm
+F : Chi phí vận chuyển ( cước phí0
+ R: tỷ lệ phí bảo hiểm
CIF= C+CIF*R+F = STBH
I=
TH2: Mua bảo hiểm gồm lãi ước tính a ( a=10%)
STBH =110% CIF =(1+a)* CIF
STBH= (1+a)
I=STBH*R*R
4. Bảo hiểm thiệt hại vật chất xe cơ giới
a. Cơ sở bồi thường
-Căn cứ vào GTTH thực tế của xe
-Căn cứ vào các chi phí liên quan khác được nhà bảo hiểm chấp nhận bồi thường
+Chi phí giám định
+Chi phí đề phòng hạn chế tổn thất
+Chi phí cẩu kéo xe
b. Nguyên tắc bồi thường
-NBH ngoài BTTH do bản thân chiếc xe được BH còn bồi thường chi phí liên quan nhưng
đảm bảo
<= STBH
-Xe mua bảo hiểm dưới giá trị thì phần chi phí liên quan được NBH bồi thường cũng phải áp
dụng tỉ lệ mua bảo hiểm dưới giá trị
-Xe mua bảo hiểm bộ phận thì phần chi phí cẩu kéo được NBH trả cũng phải phân bổ tương
ứng bộ phận xe tham gia bảo hiểm

c. Tính STBT
B1: Xác định GTTH được xét bồi thường
+ Mua bảo hiểm toàn bộ ( thân xe)
GTTH dxbh= Toàn bộ GTTH xe + chi phí cẩu kéo( nếu có)
+ Mua bảo hiểm bộ phân ( thân vỏ)
GTTH dxbh = GTTH bộ phận xe tham gia BH + chi phí cẩu kéo phân bổ cho bộ phận đó
B2: Tính STBT
Áp dụng các quy tắc đã học
VD1: Xe tải A được mua bảo hiểm vật chất xe cơ giới với STBH = 80% giá trị có thoả thuận
MKT = 2 triệu đồng. Xe bị tai nạn thiệt hại
Thân vỏ :250tr
Động cơ: 50tr
Chi phí điều trị người lái xe : 15tr
Hàng hoá trên xe: 10tr
Chi phí cẩu kéo: 5tr
BG ĐVT: triệu đồng
GTTH dxbt = 250+50+5=305
STBT = 305 *80% -2 =242
( Trong BH VCXCG chi phí điều trị, hàng hoá trên xe không được tính vào GTTH dxbt)
VD2: Một vụ tai nạn giao thông xảy ra gây thiệt hại cho oto A như sau:
Thân vỏ : 50%
Động cơ: 100%
Chi phí cẩu kéo : 4tr
Biết xe trị giá 600tr, đã được mua bảo hiểm thân vỏ = 80% giá trị với MKT = 10% GTTH nhưng
không thấp hơn 10 tr. Yêu cầu tính STBT biết thân vỏ chiếm 70% tổng giá trị xe. Động cơ chiếm
20% tổng giá trị xe
BG ĐVT: triệu đồng
GTTH được xét bồi thường
Thân vỏ: 600*70%*50%=210
Chi phí cẩu kéo =4*70%=2.8

Tổng GTTH dxbt = 210+ 2.8=212.8
MMT = 10%*GTTH=10% * 212.8 =21.28 >10 => MMT = 21.28
MMT < GTTH dxbt nên NBH phải bồi thường
STBT = 212.8*80%-21.28=148.96
VD3: Ô tô A đâm va ô tô B gây thiệt hại như sau
Xe A:
Thân vỏ: 150 tr
Động cơ: 20tr
Hàng hoá: 10tr
Xe B
Thân vỏ: 200tr
Động cơ: 30
Hàng hoá: 10
Lỗi A là 40%, B là 60%. Biết xe A đã mua bảo hiểm thân xe với STBH =80% giá trị. Xe B mua
bảo hiểm thân vỏ đúng giá trị. Biết A mua bảo hiểm tại Bảo Việt, B mua tại bảo minh
Yêu cầu: tính STBT mà bảo việt, bảo minh thực chi. Tính STBT nhà BH thế quyền đòi NT3.
Tính STBT người được bảo hiểm còn khiếu nại đòi nốt NT3 nếu có. Tính tổng STBT người
được bảo hiểm nhận được.
BG
Xét hợp đồng bảo hiểm Bảo Việt ( bảo hiểm toàn bộ)
GTTH dxbt =150+20=170
STBT bảo việt trả cho xe A = 170*80%=136
Trách nhiệm chủ xe B bồi thường chủ xe A theo luật
(150+20+10)*60%=108
STBT bảo việt thế quyền xe B đòi xe A
136*60%=81.6
STBT bảo việt thực chi
136-81.6=54.4
STBT chủ xe A còn khiếu nại đòi xe B
108-81.6=26.4

Tổng STBT xe A nhận được = 136+ 26.4=162.4
Xét hợp đổng Bảo Minh
GTTH dxbt =200
STBT bảo minh trả cho xe B theo hợp đồng =GTTH dxbt =200
Trách nhiệm bồi thường chủ xe A theo luật
( 200+30+10)*40%=96
STBT bảo minh thế quyền chủ xe B đòi xe A
200*40%=80
STBT bảo min thực chi = 200-80=120
STBT chủ xe B còn khiếu nại đòi nốt chủ xe A
96-80=16
Tổng số tiền chủ xe B nhận được = 200+16=216
Chương 3: BẢO HIỂM TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ
1. Đối tượng bảo hiểm
Trong BHTNDS đối tượng bảo hiểm mang tính trừu tượng. Đối tượng bảo hiểm là phần
TNDS hay nghĩa vụ bồi thường phát sinh của người được bảo hiểm với NT3. Đối tượng bảo
hiểm khi kí hợp đồng không xác định được GTBH, chỉ xác định được GTTH khi sự kiện bảo
hiểm xảy ra
2. Nguyên tắc bồi thường trong BHTNDS
Khi tính STBT của nhà bảo hiểm cần tuân thue nguyên tắc
STBT <= phần thiệt hại mà người được bảo hiểm phải gánh chịu bồi thường cho NT3
3. BHTNDS chủ xe cơ giới với NT3 ( BHTNDSCXCG với NT3)
a. Nội dung
- TNDS của chủ xe cơ giới với NT3 là phần trách nhiệm do pháp luật quy định rằng chủ xe
cơ giới phải có nghĩa vụ bồi thường những thiệt hại do phương tiện của mình gây ra cho
NT3
- TNBT = Mức độ lỗi chủ xe (%) * thiệt hại NT3
- Phạm vi bảo hiểm : TNDS về tài sản, về người, và các chi phí phát sinh
b. Thiệt hại không thuộc phạm vi bồi thường của nhà bảo hiểm
- Thiệt hại chính bản thân chiếc xe được bảo hiểm

- Thiệt hại tài sản, hàng hoá chở trên chiếc xe được bảo hiểm
- Thiệt hại về người, sức khoẻ, lái xe hay bất kì ai đó đi trên xe được bảo hiểm
- Thiệt hại do 2 xe cùng chủ đâm va nhau
- Các khoản tiền phạt mà lái xe phải chịu
c. Hạn mức trách nhiệm (HMTN)
- Moto
Về người : 70tr/1người/1vụ
Về tài sản: 40tr/ 1vụ
- Otô
Về người: 70tr/1 người/ 1 vụ
Về tài sản: 70tr/ 1 vụ
d. Bồi thường bảo hiểm
B1: Xác định GTTH của NT3 và % lỗi của người được bảo hiểm
-Về tài sản
-Về người
B2: Xác định TNBT của NDBH với NT3
-Về tài sản
-Về người + người 1
+ người 2
B3: Tính STBT của NBH
+ Nếu TNBT <= HMTN => STBT = TNBT
+Nếu TNBT > HMTN => STBT =HMTN
Ví dụ 1: Xe ô tô A đâm va xe ô tô B gây thiệt hại như sau
Thiệt hại Xe A Xe B
Xe 20 120
Người 5 10
Lỗi 100% 0
Tính STBT của NBH biết cả 2 xe đã tham gia BHTNDS chủ xe cơ giới với NT3 ở mức
trách nhiệm tối thiểu
BG DVT: tr đồng

Xét HDBHTNDSCXCG với NT3 ( bên A mua)
Lỗi của A: 100%
TNBT của A cho B
Về tài sản: 120*100% =120 > HMTN (70) nên STBT = 70
Về người: 10*100% =10 < HMTN (70) nên STBT =10
Tổng STBT = 70+10=80
VD2: Xe máy A đâm va xe ô tô B gây thiệt hại
Thiệt hại Xe máy A Xe ô tô B
Xe 90 220
Lái xe 8 9
phụ xe 0 10
Lỗi 70% 30%
Cả 2 chủ xe mua BHTNDS chủ xe cơ giới với NT3. Xe B mua ở mức tối thiểu, xe A mua
mức trách nhiệm về tài sản 100tr/ 1 vụ, về người 70tr/ 1 vụ. Tính STBT
BG ĐVT: tr đồng
-Xét HĐBHTNDS CXCG với NT3( bên A mua)
Lỗi của A : 70%
TNBT của A cho B
Về tài sản: 220*70% =154 > HMTN(100) nên STBT =100
Về người:
Lái xe: 9*70%=6.3 < HMTN(70) nên STBT =6.3
Phụ xe: 10*70% = 7 < HMTN(70) nên STBT =7
Tổng STBT của A cho B: 100+6.3+7=113.3
-Xét HĐBHTNDS CXCG với NT3 ( bên B mua)
Lỗi của B: 30%
TNBT của B cho A
Về tài sản: 90*30%=27 < HMTN(70) nên STBT= 27
Về người:
Lái xe: 8*30%=2.4 <HMTN (70) nên STBT =2.4
Tổng STBT của B cho A: 27+ 2.4 =29.4

VD3: Ô tô A đâm va vơi ô tô B thiệt hại như sau
Thiệt hại Xe A Xe B
Thân vỏ 100 155
Động cơ 30 20
Chi phí cẩu kéo 4 5
Hàng hoá 10 0
Lái xe 9 20
Lỗi 40% 60%
Biết cả 2 chủ xe tham gia BHTNDS CXCG với NT3 ở mức trách nhiệm tối thiểu. Ngoài
ra xe A còn mua BHVC XCG với STBH = 80% giá trị của xe. Xe B mua bảo hiểm thân
vỏ đúng giá trị. A mua tại bảo việt, B mua tại Bảo Minh. Tính STBT của từng nhà BH
BG ĐVT: tr đồng
-Xét HDBHTNDS CXCG với NT3( bên A mua)
Lỗi của A: 40%
TNBT của A cho B
Về tài sản: (155+20+5+0)*40%=72 >HMTN(70) nên STBT=70
Về người:
Lái xe: 20*40%=8 <HMTN(70) nên STBT=8
Tổng STBT của A cho B: 70+8=78
-Xét HDBHTNDS CXCG với NT3 ( bên B mua)
Lỗi của B: 60%
TNBT của B cho A
Về tài sản: (100+30+4+10)*60%=86.4 >HMTN( 70) nên STBT =70
Về người: 9*60%=5.4 <HMTM(70) nên STBT =5.4
Tổng STBT của B cho A: 70+5.4 =75.4
-Xét HDBH VCXCG xe A mua ( toàn bộ)
STBT= (100+30+4)*80%*40%= 42.88
-Xét HDBH VCXCG xe B mua ( thân vỏ)
STBT= 155*100%*60%=93
STBT của Bảo Việt : 78+42.88=120.88

STBT của Bảo Minh: 75.4+93=168.4
Bài 3: SGK- 205
2 xe A và B cùng xí nghiệp nên k phát sinh TNBT của HDBH TNDS CXCG giữa 2 xe A và B
-Xét HDTNDS CXCG của 2 xe A và B với xe máy
Về tài sản : 24*50%*(30%+70%)=12 <HMTM (70) nên STBT=12
Về người: 0.2*100%=0.2
Tổng STBT: 12+0.2=12.2
-Xét HDBH VCXCG của xe A và B ( toàn bộ)
STBT=(6+8)*80%=11.2
Tổng STBT =12.2+11.2=23.4
Bài 4:SGK-205
Xe tải X hỏng phanh đột ngột lao vào xe Toyota nên lỗi xe tải là 100%
Xét HDBH TNDS CXCG với NT3 ( xe tải X mua)
Lỗi 100%
TNBT của X cho xe Toyota
Về tài sản: 200*80%*100%=160 > HMTN (70) nến STBT=70
Về người:
Người thứ nhất: 16*100%=16 < HMTN (70) nên STBT =16
Người thứ hai: 18* 100% = 18 < HMTN (70) nên STBT =18
Tổng STBT của Bảo Việt: 70+16+18=104
Bai 10- SGK-207
Xe tải X xuống dốc bị hỏng phanh đột ngột lao vào xe du lịch Y nên lỗi xe X là 100%
Xét HDBH TNDS CXCG với NT3( xe X mua)
TNBT của X cho xe Y
Vè tài sản: 30*100%=30 < HMTN( 70) nên STBT =30
Về người: 20*100%=20 <HMTN( 70) nên STBT =20
Tổng STBT =30+20=50
Bài 11-SGK-208
Xét HDBH TNDS CXCG với NT3( Xe A mua)
Lỗi của A: 30%

TNBT của A cho B
Về tài sản: 40*30%=12<HMTN( 70) nên STBT=12
Về người: 20*30%=6 <HMTN(70) nên STBT=6
Tổng STBT=12+6=18
Xét HDBH TNDS CXCG với NT3 ( Xe B mua)
Lỗi của B: 70%
TNBT của B cho A
Về tài sản: 50*70%=35<HMTN(70) nên STBT=35
Về người: 26*70%=18.2 <HMTN( 70) nên STBT=18.2
Tổng STBT: 35+18.2=53.2
Tổng STBT của Bảo Việt: 18+53.2=71.2
Bài 15-SGK-209
-Xét HDBH TNDS CXCG với NT3( xe A mua)
Lỗi của A: 70%
TNBT của A cho B
Về tài sản: (20+6+4)*70%=21<HMTN(70) nên STBT=70
Tổng STBT=70
-Xét HDBH TNDS CXCG với NT3( B mua)
Lỗi của B: 30%
TNBT của B cho A
Về tài sản: (10+4+0)*30%=4.2<HMTN(70) nên STBT=4.2
Tổng STBT=4.2
-Xét HDBH VCXCG xe A mua( thân vỏ)
STBT=10*70%=7
-Xét HDBH VCXCG xe B mua ( toàn bộ)
STBT= (20+6)*80%*30%=6.24
Tổng STBT của Bảo Việt: 70+4.2+7+6.24=87.44
Bài 19-SGK-210( tương tự 15)
4. Bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới với hành khách trên xe
a. Đối tượng bảo hiểm

-TNDS của chủ xe cơ giới với hành khách đi trên xe được bảo hiểm
-Chỉ hành khách được bảo hiểm ( phụ xe, lái xe không được bảo hiểm)
-Áp dụng xe cơ giới kinh doanh vận chuyển hành khách
b. Hạn mức trách nhiệm
Về người: 70tr/ 1 vụ/ 1 người
Về tài sản: 70tr/ 1 vụ
c.Tính số tiền bồi thường
B1: Xác định giá trị thiệt hại của hành khách trên xe được bảo hiểm
% lỗi của chủ xe được bảo hiểm
B2: Tính trách nhiệm bồi thường của chủ xe với hành khách đi trên xe của mình
=Thiệt hại của hành khách* % Lỗi của chủ xe ( tính độc lập cho từng hành khách)
B3: Tính STBT của NBH áp dụng qui tắc bồi thường rủi ro đầu tiên
Bài 21-SGK-211 ĐVT: tr đồng
-Xét HDBH TNDS CXCG với NT3( Xe X mua)
Lỗi của X:30%
TNBT của X cho Y
Về tài sản: 120*30%=36 <HMTN( 70) nến STBT=36
Về người:
Lái xe:20*30%=6<HMTN(70) nên STBT=6
Hành khách: 10*30%=3 <HMTN(70) nên STBT=3
Tổng STBT= 36+6+3=45
-Xét HDBH TNDS CXCG với NT3( Xe Y mua)
Lỗi của Y: 70%
TNBT của Y cho X
Về tài sản: 80*70%=56 <HMTN(70) nên STBT=56
Về người:
Lái xe: 10*70%=7<HMTN(70) nên STBT=7
Tổng STBT=56+7=63
-Xét HDBH TNDS CXCG với hành khách ( Xe Y mua)
TNBT của chủ xe Y với HK

TNBT=10*70%=7 <HMTN(70) nên STBT=7
Tổng STBT của NBH= 45+63+7=115
Ví dụ: Xe khách A đâm va xe tải B thiệt hại như sau
Thiệt hại xe A Xe B
Thân vỏ 100 150
Động cơ 20 10
Hàng hoá 10 0
Lái xe 30 20
Phụ xe 18 10
Hành khách 25 0
Lỗi 60% 40%
Biết 2 xe đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ bảo hiểm bắt buộc ở mức trách nhiệm tối thiểu. Xe A
mua bảo hiểm vật chất xe cơ giới với STBH=80% giá trị xe. Xe B mua bảo hiểm thân vỏ đúng
giá trị mức khấu trừ 2tr. A mua tại Bảo Việt, B mua tại Bảo Minh. Tính STBT của từng nhà bảo
hiểm
BG ĐVT: tr đồng
-Xét HĐBHTNS CXCG với NT3( xe A mua)
Lỗi của A: 60%
TNBT của A cho B
Về tài sản: (150+10+0)*60%=96 >HMTN(70) nên STBT=70
Về người:
Lái xe: 20*60%=12 <HMTN(70) nên STBT=12
Phụ xe: 10*60%=6 <HMTN(70) nên STBT=6
Hành khách: 0
Tổng STBT=70+12+6=88
-Xét HDBH TNDS CXCG với NT3( B mua)
Lỗi của B: 40%
TNBT của B cho A
Về tài sản: (100+20+10)*40%=52 <HMTN(70) nên STBT=52
Về người:

Lái xe: 30*40%=12 <HMTN(70) nên STBT=12
Phụ xe: 18*40%=7.2 <HMTN(70) nên STBT=7.2
Hành khách: 25*40%=10 <HMTN(70) nên STBT=10
Tổng STBT=52+12+7.2+10=81.2
-Xét HDBH VCXCG xe A mua ( toàn bộ)
STBT= (100+20)*80%*60%=57.6
-Xét HDBH VCXCG xe B mua ( thân vỏ)
MKT= 2 <GTTH dxbt (150) nên NBH phải bồi thường
STBT= (150*100%-2)*40%=59.2
-Xét HDBH TNDS CXCG với HK ( xe A mua)
Lỗi chủ xe A: 60%
TNBT chủ xe A cho hành khách trên xe A: 25*60%=15<HMTN(70) nên STBT=15
Tổng STBT của Bảo Việt: 88+57.6+15=160.6
Tổng STBT của Bảo Minh: 81.2+59.2=140.4
Chương 4: Bảo hiểm con người
a. Đối tượng bảo hiểm, STBH
-Tính mạng, sức khoẻ, khả năng lao động và tuổi thọ của con người
-ĐTBH không xác định được giá trị tại thời điểm mua ( không có GTBH). Vì vậy trong bảo
hiểm con người không sử dụng GTBH, không xảy ra trường hợp bảo hiểm trên-đúng-dưới
giá trị, bảo hiểm trùng
-Khi sự kiện bảo hiểm xảy ra k xác định được GTTH nên k được gọi là STBT mà gọi là số
tiền trả bảo hiểm hay trợ cấp
b. Nội dung chính
-STBH trong BHCN được xác định vào căn cứ tài chính của người tham gia bảo hiểm
- Cùng 1 người có thể ký kết nhiều HĐBH con người khác nhau với STBH bằng hoặc khác
nhau. Khi sự kiện bảo hiểm xảy ra thì việc trả tiền các hợp đồng là độc lập nhau
- Không có sự thế quyền hợp pháp của NBH: Khi có NT3 gây thiệt hại cho NĐBH thì
NĐBH vừa nhận tiền trả từ BHCN vừa nhận tiền bồi thường từ NT3 1 cách độc lập
VD: Ông A mua 2 HĐBHCN như sau:
HĐBH nhân thọ hỗn hợp với STBH=100tr. HĐBH tai nạn với STBH=10tr( tử vong do tai

nạn 10tr, bị thương trả tiền theo tỷ lệ)
Trong thời hạn cả 2 HĐ, ông A bị ô tô X đâm gây tử vong. Chí phí mai táng, thu nhập bị mất
của gia đình ông A là 75tr. Tính STBT và chi trả của NBH biết rằng chủ xe ô tô X đã mua
BHTNDS CXCG với NT3 ở mức trách nhiệm tối thiểu và lỗi hoàn toàn do chủ xe X
BG ĐVT: tr đồng
Xét BHCN ông A mua
Số tiền chi trả từ HĐ 1 =STBH=100
Số tiền chi trả từ HĐBH tai nạn STBH=10
Tổng số tiền chi trả từ 2 HĐBH=100+10=110
-Xét HĐBH TNDS CXCG với NT3 ( X mua)
Lỗi chủ xe X:100%
TNBT của X cho ông A=75*100%=75 > HMTN(70) nên STBT=70
Vậy tổng STBT và chi trả của NBH = 110+70=180
Tổng STBT gia đình ông A được hưởng 185 tr( 5 triệu đòi nốt chủ xe X)
III. Các nghiệp vụ bảo hiểm con người
a. Bảo hiểm nhân thọ
-TH còn sống: hết hạn hợp đồng mà còn sống thì được trả tiền
-TH tử vong: trả tiền =STBH đã giao kết
b. Bảo hiểm tai nạn thân thể ( bắt buộc)
-Tử vong do tai nạn: số tiền trả BH= STBH
-Thương tật do tai nạn: Số tiền trợ cấp =STBH*Tỷ lệ trả tiền tương ứng với từng loại thương
tật
( Lưu ý: TH có nhiều thương tật xảy ra, số tiền trả tính cho từng thương tật 1 cách độc lập
nhưng tổng số tiền trả <= STBH)
b. Bảo hiểm sức khoẻ
Phương pháp trả tiền:
-Tử vong do bệnh tật: Số tiền trả BH=STBH
-Trợ cấp chi phí điều trị:
Trợ cấp chi phí nằm viện = STBH*Tỷ lệ trợ cấp nằm viện*Số ngày nằm viện thực tế
Trợ cấp chi phí phẫu thuật= STBH* tỷ lệ trợ cấp phẫu thuật tương ứng với từng loại phẫu

thuật
Bài 20-SGK-211
-HĐ bảo hiểm toàn diện chi trả:
Chấn thương sọ não: 10*20%=2
Gãy xương hàm: 10*15%=1.5
Tổng số tiền chi trả: 2+1.5=3.5
-Xét HĐBH TNDS CXCG với NT3 ( A mua)
Lỗi A: 100%
TNBT A cho gia đinh An về người =12*100%=12 <HMTN(70) nên STBT=12
Tổng STBT và trả tiền của BH= 3.5+12=15.5
Bài 22-SGK-212
Bảo hiểm tai nạn người ngồi trên xe trả cho:
Anh Tâm: 10*20%=2
Chị Tình: 10*(6%+8%)=1.4
Tổng ST trả BH =2+1.4=3.4
Bài 12-SGK-208
ST trả của BH tai nạn =STBH=10
Trách nhiệm bồi thường của chủ xe ô tô với người đi xe máy: 20*100%=20
Tổng ST xe máy nhận được=10+20=30
HĐBHTNDS CXCG với NT3 do chủ xe ô tô mua không bồi thường vì rơi vào trường hợp
loại từ bảo hiểm ( say rượu)
HĐBH TNDS CXCG do xe máy mua không bồi thường vì chủ xe không phát sinh trách
nhiệm dân sự ( bị đâm)
Chú ý quan trọng:
Để giải các dạng toán này, chúng ta liệt kê các hợp đồng bảo hiểm đã học như BHVCXCG,
BHTNDSCXCG với NT3, BHTNCXCG với hành khách, BH tai nạn,…
Áp dụng các qui tắc bồi thường đã học
Những loại bảo hiểm bắt buộc: không nêu trong bài cũng phải tự tính
+ Bảo hiểm TNDS CXCG với NT3: ( về tài sản tính cả hàng hoá trên xe)
+Bảo hiểm TNDS CXCG với hành khách(áp dụng cho những xe chở khách và chỉ hành

khách mới được bảo hiểm, còn lại k được bảo hiểm)
Loại bảo hiểm tự nguyện
Bảo hiểm VCXCG: khi tính GTTH dxbt tính thân vỏ đối với bảo hiểm bộ phận, với bảo hiểm
toàn bộ thì tính cả thân vỏ + động cơ. Nếu có chi phí cẩu kéo thì tính thêm vào ( Lưu ý:
không tín thiệt hại với hàng hoá trên xe)
Chương 5: Bảo Hiểm Xã Hội
Mức lương tối thiểu 1.150.000đ
1. Đối tượng tham gia BHXH bắt buộc
Là công dân Việt Nam, người lao động, người sử dụng lao động làm việc trong các DN có sử
dụng từ 10 lao động trở lên
2. Các chế độ BHXH bắt buộc ở Việt Nam
A. Chế độ ốm đau
*Bản thân NLĐ bị ốm đau, tai nạn phải nghỉ việc có xác nhận của cơ sở y tế
+Làm việc trong điều kiện bình thường thì hưởng 30 ngày/ 1 năm nếu đóng BHXH < 15
năm; 40 ngày/ 1 năm nếu đóng BHXH từ đủ 15 năm – 30 năm
+Làm việc trong điều kiện độc hại thì cộng thêm 10 ngày
*Có con dưới 7 tuổi bị ốm đau có xác nhận của cơ sở y tế ( tính cho mỗi con bị ốm đau)
+Nếu con dưới 3 tuổi thì hưởng tối đa 20 ngày/ 1 năm
+Nếu con đủ từ 3-7 tuổi hưởng tối đa 15 ngày/ 1 năm
*Thời gian được hưởng chế độ ốm đau
Qui định mức tối đa cho 1 năm, tính theo ngày làm việc của người lao động không kể ngày
nghỉ lễ, tết hàng tuần
Ví dụ anh A nằm viện 6 ngày trong đó có 1 ngày chủ nhật =>Số ngày được hưởng chế độ
ốm đau: 6-1 =5 ngày
*Qui định về mức hưởng trợ cấp ốm đau 1 ngày = Tiền lương, tiền công căn cứ đóng
BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ / 26 ngày * 75%
B. Chế độ thai sản
*Điều kiện hưởng
-NLĐ nữ mang thai
-NLĐ nữ sinh con

-NLĐ nhận nuôi con < 4 tháng tuổi
-NLĐ thực hiện các biện pháp kế hoạch hóa gia đình
Chú ý: Trường hợp 2-3 phải có thêm điều kiện là NLĐ đóng BHXH đủ 6 tháng trở lên trong
vòng 12 tháng trước khi nghỉ sinh con và nhận nuôi.
*Qui định về thời gian hưởng chế độ sinh con: phụ thuộc 3 yếu tố ( đk làm việc,tình trạng sk
của mẹ, số con trong 1 lần sinh)
+Nếu NLĐ làm việc trong điều kiện bình thường sinh 1 con/ 1 lần sinh thì thời gian là 6
tháng hưởng tính theo lịch kể cả các ngày nghỉ lễ, tết, hàng tuần
+Nếu NLĐ sinh đôi trở lên thì căn cứ vào mỗi con đẻ thêm trong 1 lần sinh người mẹ được
hưởng thêm 30 ngày tính từ đứa thứ 2 trở đi
Ví dụ chị A sinh đôi thì số ngày nghỉ = 6 tháng + 30 ngày = 7 tháng
+NLĐ có thể nghỉ trước hoặc sau sinh trong thời gian nghỉ hưởng chế độ nhưng nghỉ trước
sinh không quá 2 tháng. Thời gian nghỉ NLĐ không phải đóng BHXH nhưng vẫn được tính
tham gia vào BHXH
*Qui định về mức hưởng trợ cấp( mức trợ cấp = 100% mức lương bình quân của 6 tháng liền
kề trước khi nghỉ việc). Mức trợ cấp gồm 2 khoản:
+Khoản 1: Mức trợ cấp thai sản (TH 2-3)=Mức lương bình quân đóng BHXH của 6
tháng trước nghỉ * số tháng được nghỉ theo qui định
+Khoản 2: Trợ cấp 1 lần sinh = 2 tháng lương tối thiểu chung cho mỗi đứa con
B. Chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
*Được hưởng chế độ tai nạn lao động 2 đk :
-Bị tai nạn tại nơi làm việc trong giờ làm việc hoặc ngoài nơi ngoài giờ làm việc khi thực
hiện công việc của người sử dụng lao động hoặc bị tai nạn trên tuyến đường đi và về từ nơi ở
tới nơi làm việc trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý
-Bị suy giảm từ 5% trở lên khả năng lao động do tai nạn lao động thuộc các trường hợp đã
nêu
*Được hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp 2 điều kiện:
-Bị bệnh nghề nghiệp theo danh mục bệnh nghề nghiệp qui định trong điều kiện môi trường
có yếu tố độc hại
-Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở nên do mắc bệnh nghề nghiệp

*Qui định về mức trợ cấp
-Trợ cấp 1 lần: Nếu NLĐ bị suy giảm khả năm lao động từ 5-30% thì được hưởng trợ
cấp 1 lần
Mức trợ cấp 1 lần = Mức trợ cấp tính theo mức suy giảm khả năng lao động(1)+ Mức trợ
cấp tính theo BHXH(2)
(1)Suy giảm 5%: trợ cấp 5 tháng lương tối thiểu sau đó suy giảm thêm 1% thì trợ cấp 0,5
tháng lương tối thiểu
(2)Từ 1 năm trở xuống được trợ cấp 0,5 tháng tiền lương hoặc tiền công đóng BHXH của
tháng liền kề trước nghỉ sau đó cứ thêm mỗi năm đóng BHXH được trợ cấp thêm 0,3 tháng
tiền lương, tiền công làm căn cứ đóng BHXH của tháng liền kề trước nghỉ
Suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên được hưởng mức trợ cấp hàng tháng
Mức trợ cấp hàng tháng = Mức trợ cấp tính theo mức suy giảm khả năng lao động(1)+
Mức trợ cấp tính theo BHXH(2)
(1)Suy giảm 31% khả năng lao động trợ cấp 30% tháng lương tối thiểu sau đó cứ suy giảm
thêm 1% thì trợ cấp thêm 2% tháng lương tối thiểu
Ví dụ: suy giảm 45%= 30% tháng lương tối thiểu( 1150000đ)+(14*2)% tháng lương tối thiểu
= 58% tháng lương tối thiểu( 1150000đ)
(2)Từ 1 năm trở xuống được trợ cấp 0,5% tháng lương đóng BHXH của tháng liền kề trước
nghỉ. Sau đó cứ thêm 1 năm đóng BHXH được trợ cấp 0,3% tháng lương đóng BHXH của
tháng liền kề trước nghỉ
Ví dụ 15 năm = 0,5% tháng lương đóng BHXH+ 14*0,3% tháng lương đóng BHXH
= 4,7% tháng lương đóng BHXH
C. Chế độ hưu trí
*Điều kiện hưởng
-Đủ tuổi đời và thời gian đóng theo qui định trong điều kiện làm việc bình thường
+Nam đủ 60 tuổi
+Nữ đủ 55 tuổi
+Thời gian đóng BHXH trên 20 năm
*Mức hưởng trợ cấp
B1: Tính tỷ lệ hưởng lương hưu hàng tháng

15 năm đầu đóng BHXH tỷ lệ hưởng 45%. Sau đó cứ thêm mỗi năm đóng BHXH được tăng
thêm 2% nam, 3% với nữ nhưng tỷ lệ lương hưu tối đa là 75%
Ví dụ: Ông A đóng BHXH được 25 năm
15 năm đầu: Tỷ lệ hưởng lương hưu 45%, 10 năm tiếp theo mỗi năm tăng thêm 2% là
20% => tỷ lệ hưởng lương hưu : 45%+20%=65%
Trường hợp về hưu sớm trước tuổi qui định cứ mỗi năm nghỉ hưu sớm tỷ lệ giảm 1% nhưng
mức lương hưởng thấp nhất = lương tối thiểu
Ví dụ Ông A đóng BHXH được 25 năm về hưu lúc 57 tuổi
Tỷ lệ hưởng lương hưu: 65%-3%=62%( về hưu sớm trước 3 tuổi)
B2: Tính mức lương hưu được hưởng hàng tháng = Tỷ lệ hưởng lương hưu * Lương bình
quân đóng BHXH làm căn cứ tính lương hưu
D.Chế độ tử tuất
Hy vọng sẽ giúp ích được cho các bạn học tốt
được môn bảo hiểm
Hoàng Nam
hps://www.facebook.com/nam.kfc

×