Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

ĐỀ TÀI: TÁC ĐỘNG VĂN HÓA CỦA PHÁT TRIỂN DU LỊCH Ở HÀ NỘI.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (167.69 KB, 17 trang )

Nhóm 4_đại học thương mại
ĐỀ TÀI: TÁC ĐỘNG VĂN HÓA CỦA PHÁT TRIỂN DU LỊCH Ở
HÀ NỘI.
LỜI MỞ ĐẦU
1. Một số lý luận về tác động văn hóa của phát triển du
lịch.
1.1. Một số khái niệm.
1.1.1. Du lịch
- Du lịch là một hiện tượng xã hội:là hiện tượng rời khỏi nơi cư
trú thường xuyên của khách du lịch để đến một nơi khác và
không vì mục đích kiếm tiền.
- Du lịch là một hoạt động:là hoạt động bao gồm từ việc vượt
ra khỏi nơi cư trú thường xuyên đến những hoạt động được
thực hiện trong chuyến đi nhằm mục đích giải trí,công vụ
hoặc để thỏa mãn nhu cầu khác nhau của con người.
1.1.2. Văn hóa.
Văn hóa là bao gồm tất cả những sản phẩm của con người,
văn hóa bao gồm cả hai khía cạnh: khía cạnh phi vật chất
của xã hội như ngôn ngữ, tư tưởng, giá trị và các khía cạnh
vật chất như nhà cửa, quần áo, các phương tiện, v.v
1.2. Nội dung về tác động văn hóa của phát triển du lịch.
1.2.1. Quan niệm về tác động văn hóa của phát triển du lịch.
Sự phát triển du lịch tác động đến các khía cạnh văn hóa xã
hội của điểm đến.Du lịch có thể có ảnh hưởng quan trọng
đến sự hiểu biết và đánh giá của người dân khu vực này đối
với những người ở khu vực khác,sự hiện diện của du khách ở
một đất nước sẽ làm ảnh hưởng đến các hình mẫu cuộc sống
của những người dân địa phương,cách thức du khách giới
Nhóm 4_đại học thương mại
thiệu về mình và các mối quan hệ cá nhân của họ với cư dân
nước chủ nhà thường có tác động sâu sắc đến cách sống và


thái độ của những người địa phương.Bên cạnh đó du khách
cũng bị ảnh hưởng bởi sự tương phản,sự khác biệt về văn
hóa,đời sống của các nước,các vùng họ đến thăm.Họ có thể
so sánh và đánh giá cao nền văn hóa và cuộc sống ở những
nơi này mặc dù có thể xa lạ.Cơ hội để hiểu biết và học hỏi
các phong cách sống và phong tục tập quán của dân tộc
khác có thể là lợi ích to lớn đối với khách du lịch.
1.2.2. Các tác động văn hóa của phát triển du lịch.
a) Tác động tích cực.
- Sự tương tác giữa du khách và dân cư địa phương : Du khách
quốc tế trở về sau kì nghỉ thì họ có cảm tình với phong cách
sống thú vị và sự thân thiện của người dân nơi đây, nên họ
bộc lộ mong muốn được quay lại hoặc được định cư ở đó để
nhận được sự thoải mái và thư giãn hơn.
- Khía cạnh văn hóa thông qua sự chi tiêu của du khách : qua
chuyến du lịch du khách sẵn sàng mua cho mình và người
thân những món quà kỉ niệm .Việc chi tiêu một khoản tiền
lớn cho du lịch như mua sắm, hưởng thụ của du khách cũng
là một vấn đề ảnh hưởng không nhỏ tới du lịch.
- Sự đánh giá nền văn hóa địa phương của du khách: Du lịch
góp phần nâng cao niềm tự hào dân tộc,tạo ra những cơ hội
cho sự giao lưu,học hỏi những giá trị văn hóa mới từ phía du
khách. Du lịch được xem là "cầu nối" giữa các dân tộc,giữa
các nền văn hóa trên thế giới.Qua hoạt động hướng dẫn
khách du lịch,du khách có cơ hội không chỉ được tận mắt
Nhóm 4_đại học thương mại
nhìn thấy trong thực tế,mà còn được hiểu về giá trị các di
sản văn hóa nơi mình đến du lịch.Nhiều giá trị văn hóa chỉ có
thể cảm nhận được trong những khung cảnh thực tự
nhiên,của nếp sống truyền thống cộng đồng mà không thể

có phim ảnh,diễn xuất nào có thể truyền tải được.Và chỉ có
du lịch mới có thể đem lại cho du khách những trải nghiệm
đặc biệt,sống động.
- Thương mại hóa các tác phẩm nghệ thuật và đồ thủ công :
Các sản phẩm mĩ nghệ, đồ thủ công, các tác phẩm nghệ
thuật được đưa ra bán cho khách du lịch cũng phần nào
phản ánh được nét văn hóa của họ, nó phản ánh trình độ tay
nghề, sự khéo léo , truyền thống văn hóa, nếp sống và con
người nới đây .Việc này vừa đem lại thu nhập vừa giới thiệu
được vùng miền của họ với khách du lịch, song nó còn thúc
đẩy sự phát triển các làng nghề,mở rộng qui mô sản xuất các
sản phẩm đó. Chính hoạt động du lịch giúp bảo tồn, duy trì
lâu bền những giá trị văn hóa đang dần mai một hoặc bị phá
hủy bởi thời gian, bởi sự lãng quên của người dân bản địa.
b) Tác động tiêu cực
- Sự tương tác giữa du khách và dân cư địa phương
Các du khách trở về sau mọi chuyến đi thường hy vọng cộng
đồng mình cùng chia sẻ các phong tục tập quán thái độ và
lòng tin họ thu nhận được, sự so sánh các nền văn hóa là
một tích cực và mang tính giáo dục tuy vậy cũng xảy ra một
vài điểm tiêu cực:
• Có thể xảy ra sự bất bình của người dân địa phương đối với
du khách do quá chênh lệch về các điều kiện kinh tế, về
Nhóm 4_đại học thương mại
cách ứng xử, dáng vẻ bề ngoài và cả hiệu quả kinh tế thu
được.
• Cầu về hàng hóa, dịch vụ của du khách cũng có thể dẫn đến
việc tăng giá cả và tạo nên cảm giác khó chịu cho người dân
địa phương thậm chí ở cả những nơi đã và đang đón tiếp du
khách rất tốt từ nhiều năm nay.

• Du lịch ở các nước phát triển, cơ sở hạ tầng phát triển tuy
vậy khi số lượng du khách quá lớn nên có thể gây ra sự cạnh
tranh về hàng hóa và dịch vụ với những người dân địa
phương và du khách khác: giá vé tàu, máy bay, tắc nghẽn
giao thông,…
• Tại một số nước đang phát triển các nhà bảo tàng, phòng
trưng bày, nhà thờ… có những sự sắp xếp phù hợp với du
khách chứ không nhất định phải theo tập quán văn hóa
thông thường, điều này có thể gây sự bất bình và không hài
lòng với những người dân địa phương.
- Khía cạnh văn hóa thông qua sự chi tiêu của du khách:
Đối với nhiều người dân địa phương ở các nước đang phát
triển khi thấy một người có thể thoát ly khỏi công việc, dành
thời gian để đi du lịch nước ngoài, đi máy bay, lưu trú khách
sạn dịch vụ hoàn hảo thì quan niệm rằng khách di lịch là
những người giàu có. Tuy nhiên, đánh giá này nhiều khi
không phải lúc nào cũng phản ánh đúng thực chất vấn đề:
• Du khách trẻ đeo ba lô người bán hàng cho rằng họ đi du lịch
là họ không nghèo nên mặc cả các món hàng hóa là điều
qua khó khăn, nhưng kỳ thực họ cũng chỉ là sinh viên và khả
năng kinh tế cũng là hạn chế.
Nhóm 4_đại học thương mại
• Khi đi du lịch các du khách thường mua những món quà
mang về nhác phẩm nghệ thuật, đồ thủ công mỹ nghệ
truyền thống, đồ cổ…nhưng nhiều khi lại không phải sản
xuất từ chính địa phương ấy. nếu là những đồ vật linh thiêng
có ý nghĩa tôn giáo được “sản xuất hàng loạt” thì sẽ taọ ra
sự giảm giá trị đối với các tác phẩm nguyên gốc và sự
thương mại hóa các di sản văn hóa địa phương.
- Sự đánh giá nền văn hóa địa phương của du khách.

Việc du khách được phép tham gia vào các hoạt động văn
hóa hoặc các dịp lễ hội tôn giáo có thể gây ra nhiều ý kiến
khác nhau như:
• Du khách cho rằng các nghi lễ tôn giáo đó chỉ đơn giản là
một sự giải trí, tiêu khiển thêm trong chuyến đi gây ra một
vấn đề chia rẽ nghiêm trọng về văn hóa có thể nảy sinh.
• Du khách biểu lộ sự tiêu khiển, chê bai hoặc ghê rợn trước
những tập tục mà người dân địa phương chấp nhận thì sẽ
gây ra sự thù ghét và các vấn đề rắc rối khác và trong một
số trường hợp có thể xảy ra những phản ứng tiêu cực của
dân chúng đại phương với du khách.
- Thương mại hóa các tác phẩm nghệ thuật và đồ thủ công do
sản xuất số lượng lớn để bán cho du khách
Các tác phẩm nghệ thuật sản xuất để bán cho du khách trở
nên ít chi tiết, ít cẩn thận và chân thực vì họ cho rằng du
khách sẽ mua bất kỳ thứ gì tại nơi đến du lịch nên họ thấy
rằng họ làm ít tinh xảo, tốn ít thời gian mà vẫn bán được
cùng một mức giá. Những tác phẩm có ỹ nghĩa quan trọng
đặc biệt nhưng lại được sẳn xuất hàng loạt với số lượng
lớnđể cung cấp cho du khách sẽ làm giảm giá trị đích thực
Nhóm 4_đại học thương mại
của nó hoặc làm cho du khách cảm nhận giá trị một cách
không phù hợp.
- Đánh mất nhân cách và lòng tự hào về nền văn hóa địa
phương
• Nếu người dân địa phương cảm nhận rằng nền văn hóa của
họ được du khách cho là lạ lùng, kỳ quặc hoặc buồn cười thì
có thể tạo cho họ cảm giác thù địch, hổ thẹn hoặc ngượng
ngùng, thậm chí là sự tự ti và họ sẽ thiếu tôn trọng hoặc
quan niệm tiêu khiển đối với du khách.

• Nếu du khách làm cho những người dân địa phương cảm
thấy họ thấp kém, các sơ thích văn hóa của họ là thô sơ , khó
chịu và người dân địa phương không có đủ sức mạnh bên
trong đẻ phản bác lại sự đánh giá này thì sẽ dẫn đến giảm
sút lòng tự hào về nền văn hóa của dân tộc mình.
• Nếu cảm giác thấp kém này được kết hợp với sự khao khát
mạnh mẽ bắt chước các du khách, thì đó là vấn đề nghiêm
trọng – đó là sự đánh mất nhân cách văn hóa.
2. Thực trạng về tác động văn hóa của phát triển du lịch.
2.1. Đánh giá tổng quan về tình hình phát triển du lịch ở Hà
Nội.
Hà Nội có vị trí và địa thế đẹp, thuận lợi, là Thủ đô, trung
tâm chính trị, kinh tế, vǎn hoá, khoa học và đầu mối giao
thông quan trọng của cả nước.
Từ lâu, Hà Nội trở thành điểm đến thu hút du khách quốc tế
lớn nhất cả nước bởi vẻ đẹp cổ kính, trầm mặc, thanh lịch.
Thị trường khách du lịch nội địa đến Hà Nội cũng chiếm tỷ
trọng lớn hàng đầu cả nước, với lượng khách trung bình hàng
năm chiếm trên 20 % tổng lượng khách du lịch nội địa
của Việt Nam. Năm 2002, Hà Nội đón 2,8 triệu lượt, đến năm
Nhóm 4_đại học thương mại
2009 đã đón được 9,2 triệu lượt, năm 2010 đã đón được 10,6
triệu lượt, năm 2011 đạt 11,6 triệu lượt và 2012 ước đạt trên
12 triệu lượt khách.
Hà Nội có tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn phong
phú, Hà Nội có hệ thống hồ đẹp, tạo nên giá trị cảnh quan
rất riêng của Hà Nội: như Hồ Tây, hồ Hoàn Kiếm, hồ Quan
Sơn, Suối Hai, đầm Vân Trì đặc biệt Khu di tích Hoàng Thành
Thăng Long, lễ Hội Gióng ở đền Phù Đổng và đền Sóc, Ca trù
được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới, ngoài ra,

hệ thống các văn bia tiến sĩ thời Lê Mạc tại Văn Miếu Quốc
Tử Giám được UNESCO công nhận là di sản tư liệu thế
giới thuộc chương trình ký ức thế giới của UNESCO. Do
vậy, Hà Nội luôn được du khách quốc tế đánh giá là điểm
đến hấp dẫn.
Ðiều này càng có ý nghĩa khi diện tích của Hà Nội được mở
rộng gấp 3,6 lần diện tích cũ, với dân số hơn 6.5 triệu
người, mở ra nhiều tiềm năng cho ngành du lịch. Với gần
5.000 di tích, trong đó 803 di tích đã được xếp hạng, đứng
đầu cả nước về số lượng di tích lịch sử, hội đủ điều kiện để
phát triển du lịch văn hóa, di tích lịch sử, tâm linh Ngoài ưu
thế về các di tích, danh thắng lịch sử của mảnh đất nghìn
năm văn hiến, Hà Nội đang nổi lên là địa điểm lý tưởng cho
du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng và giải trí.
Cùng với việc mở rộng địa giới hành chính, Hà Nội có thêm
nhiều khu điểm du lịch đặc sắc phục vụ khách. Hà Nội hiện
có một số khu du lịch sinh thái chất lượng phục vụ tương đối
tốt là Tản Đà, Ao Vua, Khoang Xanh-Suối Tiên, Asian. Ngoài
Nhóm 4_đại học thương mại
ra còn có thêm một số khu du lịch vui chơi giải trí như Thiên
đường Bảo Sơn (Hoài Đức), Việt Phủ Thành Chương, Công
viên nước Hồ Tây… có quy mô khá lớn đã đi vào hoạt động.
Hà Nội cũng là nơi tập trung hệ thống cơ sở văn hoá, thông
tin của cả nước như trung tâm phát thanh, truyền hình, nhà
hát lớn, các bảo tàng lớn; các nhà biểu diễn nghệ thuật dân
gian như nhà hát chèo, múa rối nước rất hấp dẫn đối với du
khách quốc tế và trong nước.
Từ mấy năm nay, Hà Nội luôn được một số tạp chí Du lịch uy
tín hàng đầu Thế giới như Travel and Leisure (Mỹ), Smart
Travel Asia (HKG) tổ chức bình chọn và đạt danh hiệu Top 10

điểm đến Du lịch hấp dẫn nhất Châu Á.
2.2. Thực trạng tác động văn hóa của phát triển du lịch
ở Hà Nội.
2.2.1. Tác động tích cực.
- Sự tương tác của du khách với người dân tại các điểm đến ở
Hà Nội.
• Khách quốc tế trở về nhà sau khi tham quan Hà Nội thường
có cảm tình với phong cách sống và sự thân thiện của người
dân Hà Nội.
Theo các nhà nghiên cứu, đô thị Việt Nam truyền thống được
hình thành bởi quốc gia. Thăng Long – Hà Nội cũng không
nằm ngoài quy luật ấy. Ba mươi sáu phố phường của Thăng
Long ban đầu có tiền thân là những dãy hàng sản vật của
các địa phương lân cận, phục vụ cho cư dân của kinh thành.
Mỗi phố một mặt hàng, mỗi mặt hàng tiêu biểu cho một
vùng quê: Hàng Tre, Hàng Cót, Hàng Bồ, Hàng Chĩnh, Hàng
Đào, Hàng Mắm, Hàng Lược…
Nhóm 4_đại học thương mại
Người dân của các miền quê không chỉ mang tới nơi đô
thành những sản vật đặc trưng của địa phương mình mà còn
mang đến cả lời ăn tiếng nói, lối ứng xử… góp chung thành
nền văn hiến ngàn năm. Rồi trên địa bàn Hà Nội, từ năm cửa
ô đổ vào, có bao nhiêu tên phố và cũng bao nhiêu tên làng.
Rõ ràng là những làng truyền thống: làng hoa Ngọc Hà, làng
Bưởi, làng Vòng, làng Láng, làng Mọc, làng Yên Phụ…
• Kiến trúc Hà Nội rất đặc sắc và đa dạng. Những khu phố cổ
có nhà nhỏ thấp, chen chúc nhau với mái ngói mũi hài,
những vết tích của hàng ngàn năm trước. Du khách đến Hà
Nội bị thu hút bởi vẻ đẹp của thu đô, một vẻ đẹp được tạo
nên bởi sự kết hợp hài hoà giữa vẻ kiếnt rúc cổ kính và màu

xanh của cây cối hồ nước. Kiến trúc của Hà Nội mang đậm
dấu ấn của lịch sử dài lâu, chùa chiền, đền miếu có ở khắp
nơi trên đất Hà Nội. Kiến trúc đơn sơ, giản dị, gần gũi với con
người được du khách hết sức thích thú và thu nhận, học tập
cho đất nước mình.
• Những chuyến du lịch tham quan tại các di tích lịch sử, các
công trình văn hóa có tác dung giáo dục tinh thần yêu nước,
khơi dậy lòng tự hào dân tộc. Khi tiếp xúc trực tiếp với các
thành tựu văn hóa của dân tộc, được sự giải thích cặn kẽ của
hướng dẫn viên (HDV), du khách sẽ thực sự cảm nhận được
giá trị to lớn của các di tích có thể không có quy mô đồ sộ
trước mặt mà thường ngày họ không để ý đến. Có lẽ không
ai trong chúng ta không ít nhất mộ lần được nghe đến Văn
Miếu Quốc Tử Giám, Hoàng thành Thăng Long, Lễ hội Thánh
Gióng…
Nhóm 4_đại học thương mại
- Sự đánh giá của du khách về văn hóa tại Hà Nội
Hà Nội là thủ đô 1000 năm tuổi của Việt Nam, là một thành
phố có truyền thống, lịch sử và văn hóa lâu đời, đa dạng và
giàu bản sắc dân tộc. Khu phố cổ và thành cổ thu hút du
khách với vẻ cổ kính của các con phố nghề đặc trưng và các
di tích nổi bật như Văn Miếu – Quốc Tử Giám. Khu phố Pháp
có Nhà Hát Lớn và Chùa Một Cột là hai điểm tham quan nổi
tiếng không thể bỏ qua khi du lịch Hà Nội. Du khách cũng
không quên ghé qua các di tích và thắng cảnh khác ở Hà Nội
như: Lăng Hồ Chí Minh, Hồ Gươm, Đền Ngọc Sơn, Hồ Tây,
Chùa Hương và các bảo tàng nổi tiếng như Bảo tàng Dân tộc
học….
Đến Hà Nội, du khách không quên những món ăn thật độc
đáo và khoái khẩu, vừa giản dị, vừa hợp túi tiền như: hồng

Xuân Đỉnh, bánh trôi – bánh chay, chè đỗ đen, thập cẩm,
thạch đen. Nhưng Hà Nội có những món ăn nổi tiếng mà ai
cũng biết như chả cá Lã Vọng, bún thang, bánh tôm Hồ Tây,
bánh cốm Hàng Than,… đó là những món ăn mang những
nét riêng mà chỉ có Hà Nội mới có.
- Thương mại hóa các tác phẩm nghệ thuật và đồ thủ công tại
Hà Nội: Chính hoạt động du lịch giúp bảo tồn, duy trì lâu bền
những giá trị văn hóa đang dần mai một hoặc bị phá hủy bởi
thời gian, bởi sự lãng quên của người dân bản địa.
Tiêu biểu phải kể tới là làng nghề Bát Tràng truyền thống.
Nơi đây không chỉ góp phần dựng lại diện mạo kinh tế Thăng
Long - Hà Nội trong lịch sử mà còn giúp người dân Thủ đô và
cả nước thấy được sự phát triển tiếp nối của nó theo tiến
Nhóm 4_đại học thương mại
trình thời gian. Mặt khác, chính sự đa dạng của các sản
phẩm văn hóa vật thể từ làng gốm Bát Tràng qua giao lưu
kinh tế, yếu tố văn hóa đã lan toả góp phần tạo nên sức sống
văn hóa của cả dân tộc và in đậm bản sắc văn hóa của
Thăng Long - Hà Nội. Điều đó có ý nghĩa giáo dục truyền
thống sâu sắc và cũng là niềm tự hào của người dân Hà Nội
về truyền thống lịch sử của mình. Những sản phẩm gốm
được sản xuất ra đã mang tính cá biệt về phong cách của
mỗi nghệ nhân và nét đặc trưng văn hóa của mỗi làng nghề,
hay nói cách khác, yếu tố văn hóa tinh thần đã kết tinh trong
văn hóa vật thể. Bàn tay tài khéo của thợ gốm Bát Tràng đã
tạo ra những sản phẩm: độc bình, chân đèn, đôn, bình vôi,
nậm rượu, choé, ấm bằng gốm men ngọc, men rạn, men
hoa lam độc đáo. Những sản phẩm này được tạo dáng và
trang trí với những con rồng, những hoa văn đắp nổi, khắc
chìm hoặc trổ thủng với những màu sắc đa dạng. Men sử

dụng trong chế tác các sản phẩm gốm có men trắng ngà cổ
truyền và nhiều men màu khác. Trong chế tác, những nghệ
nhân đã vẽ màu dưới men, giữa men, trên men nhằm tạo
nên những sản phẩm độc đáo về màu sắc. Việc tìm đất, chọn
nguồn đất nguyên liệu thích hợp, tạo các loại men từ tro, đất
phù sa, đá màu, rỉ đồng, rỉ sắt, cùng sự cải tiến kỹ thuật lò
nung đã thể hiện tài năng của những nghệ nhân và thợ gốm
ở làng gốm Bát Tràng qua nhiều thế hệ.
2.2.2. Tác động tiêu cực.
Nhóm 4_đại học thương mại
- Sự tương tác của du khách với người dân tại các điểm đến ở
Hà Nội.
Mỗi khi có đoàn khách thăm quan đến, hàng chục người đủ
mọi lứa tuổi bu chặt lấy đoàn khách, dí vào người họ đủ loại
món hàng, sách du lịch, áo phông in hình lưu niệm, từ bưu
thiếp, mũ, nón, ép họ phải mua với giá trên trời. Thậm chí
những người này còn không ngại lớn tiếng, văng tục nếu
khách hàng nhất quyết không mua.
Việc lợi dụng lúc đông người để móc túi, trộm cắp tiền bạc và
tư trang của khách du lịch. Hà Nội là thành phố du lịch rẻ
nhất, nhưng cũng là 1 trong 10 thành phố du lịch nhiều
“đạo chích” nhất thế giới (theo TripAdvior). Du khách từ nơi
khác đến, chưa thông thạo và còn nhiều bỡ ngỡ luôn là “con
mồi” béo bở cho những “ma cô” đất Kẻ Chợ. Hành lý, máy
ảnh, hộ chiếu, ví tiền, túi xách, là mục tiêu trộm cắp đầu tiên
của những kẻ liều lĩnh này. Sự phản cảm này xuất hiện nhiều
ở khu vực quận Hoàn Kiếm như địa điểm đền Ngọc Sơn, xung
quanh Hồ Gươm, Nhà hát lớn, phố cổ và một vài điểm khác
thuộc quận Ba Đình, Tây Hồ…
- Khía cạnh văn hóa thông qua chi tiêu của khách hàng:

Khách du lịch luôn phải trả giá cao gấp đôi, thậm chí gấp ba,
gấp bốn lần so với giá trị thực của món hàng, dịch vụ được
hưởng là tình trạng phổ biến mà nhiều du khách không chỉ ở
nước ngoài mà ngay cả ở các địa phương khác khi đến Hà
Nội đều gặp.
Rất nhiều hàng rong và đanh đá “bám trụ” xung quanh
những di tích, danh lam thắng cảnh nổi tiếng của Hà Nội đến
Nhóm 4_đại học thương mại
những cửa hàng, cửa hiệu bán hàng ăn, đồ lưu niệm ngay
trên phố, hay thậm chí cả những gallery tranh, ảnh, những
nhà hàng sang trọng được gắn mác “dành cho khách nước
ngoài” bởi mức giá trên trời luôn là những “điểm đen” trong
bản đồ du lịch Hà Nội.
- Sự đánh giá của du khách về văn hóa Hà Nội:
Hàng hóa không rõ nguồn gốc, chất lượng chưa được kiểm
định được bán với giá cao cùng thái độ thô lỗ, điều này đã
gây ra tâm lý vô cùng bực bội và chán nản cho du khách.
Hay việc thương mại hóa các sản phẩm dịch vụ dẫn đến việc
lôi kéo khách hàng, gây mất trật tự xã hội. Ở một số nơi nếu
du khách không đồng ý mua hàng thì có thể văng tục, chửi
xấu…tạo cho du khách sự bất bình và hiểu sai về người Việt
Nam.
Trong những trường hợp du khách tham gia vào các hoạt
động văn hóa, nghi lễ tôn giáo cổ truyền ở việt nam như thắp
hương ở các đền chùa: Ngọc sơn, chùa Hương, chùa Thầy…
một số du khách khi chưa hiểu đầy đủ ỹ nghĩa của tín
ngưỡng này cho rằng nó không quan trọng chỉ là tập quán
đơn thuần sẽ gây ra những vấn đề nảy sinh khi mà người dân
không đồng tình với thái độ này.
Khi du khách đến các địa phương tham gia các lễ hội làng ở

Hà Nội nhất là khu vực Hà Nội mở rộng, có rất nhiều các tập
tục truyền thống làng xã còn lưu giữ cúng bái, cầu khấn. Du
khách có buông lời than phiền là rườm rà rồi bày đặt quá hay
trong các lễ hội truyền thống :thổi cơm, làm bánh… du khách
Nhóm 4_đại học thương mại
cho đó là mất vệ sinh gây ra những bất bình xung đột cho
người dân.
- Thương mại hóa các tác phẩm nghệ thuật và đồ thủ công tại
Hà Nội
Trước tiên, du lịch thâm nhập vào cộng đồng làm thương mại
hóa những giá trị văn hóa thuần túy của Hà Nội. ngày nay dễ
dàng nhận thấy những hình ảnh khách sạn,nhà hàng,quán
ăn,các cửa hàng bán đồ ăn theo mọc lên nhan nhản với
các hoạt động kinh doanh manh mun,xô bồ xung quanh khu
vực đền,chùa-nơi vốn là chốn thiêng,không gian tĩnh mịch
của tâm linh. Phủ tây hồ, chùa hương, mùa lễ hội là 1 ví dụ.
Gần đây, do chạy theo nền kinh tế thị trường nhiều tư nhân
cho đến các cấp quản lý đã vô tình phá đi sự tôn nghiêm và
sự cân bằng tổng thể trong các sắc thái văn hóa đứng vững
từ ngàn đời. Các khu phố cổ với những mặt hàng ngày bán
lung tung làm mất đi cảnh quan của một phố từ lâu đã đi vào
tiềm thức của biết bao thế hệ người Tràng An… Phố Cổ Hà
Nội là khu buôn bán rất nhộn nhịp một số phố vẫn còn giữ
được sản phẩm truyền thống như phố Hàng Mã, Hàng Tre,
Hàng Thiếc, phố Thuốc Bắc, Ngoài ra một số phố tuy
không giữ nghề truyền thống, nhưng cũng tập trung chuyên
bán một loại hàng hóa, như phố Hàng Quạt bán đồ thờ, phố
Hàng Buồm bán bánh kẹo, phố Mã Mây chuyên dịch vụ du
lịch Đồ cổ, đồ thờ cũng, thủ công mỹ nghệ cũng được bày la
liệt, bán quá tràn lan tại đây mà nó khong được sản xuất

chính tại mảnh đất văn hiến, trăm nghề này, như vậy giá trị
truyền thống cũng dần bị lu mờ vì mục đích kinh tế. Nghệ
Nhóm 4_đại học thương mại
thuật được phúc chế bán cho du khách, làm cho nền văn hóa
bị giả mạo. Ngày nay ở một số điểm du lịch ở Hà Nội để du
khách xem các loại hình nghệ thuật lễ hội tại chính Thủ đô
nhiều công ty du lịch tổ chức ngay trên sân khấu và nghệ
nhân trở thành diễn viên làm đánh mất giá trị quý báu của
một lễ hội thiêng liêng.Những người tham dự không phải để
thưởng thức mà là thực thi bổn phận của mình.
Phong tục tập quán dân gian và các hoạt động lễ hội truyền
thống có thể tổ chức bất cứ lúc nào và bất cứ đâu, kiến trúc
phỏng cổ,đền thần giả, đò cổ giả, thư hạo giả lan tràn thành
tai họa, lối sống nguyên thủy được sáng tạo, nghi thức tôn
giáo trở thành trò diễn kiếm tiền, những điều này xảy ra phổ
biến ở các làng xã phát triển du lịch lễ hội trên địa bản Hà
Nội mở rộng.
- Đánh mất nhân cách và lòng tự hào về nền văn hóa địa
phương
Tầm thường hóa văn hóa dân tộc và lòng tự hào song song
với việc mua vui cho du khách, du khách hiểu sai ý nghĩa tín
ngưỡng với thái độ không tôn trọng còn gây tổn thương
nghiêm trọng lòng tự tôn của người dân, tổn thương tình cảm
dân tộc.
Đa số khách quốc tế đến với thủ đô là từ các nước kinh tế
phát triển, họ giàu có và làm cho dân cư nơi điểm du lịch
sinh ra cảm giác sung bái a dua nước ngoài, thâm chí vứt bỏ
quan niệm đạo đức và lối sống truyền thống để bắt trước du
khách . một trong những xu hướng thường thấy hiện nay là
người dân , nhất là giới trẻ ngày càng chối bỏ truyền thống

Nhóm 4_đại học thương mại
và thay đổi cách sống theo mốt du khách. Điển hình là văn
hóa ngôn ngữ và giao tiếp do thường xuyên tiếp xúc với
khách nước ngoài. Có lẽ khi đi dạo ở các khu phố Cổ, thương
mại sầm uất, các công viên, hay trong chính các lễ hội :
Chùa Hương thì không lạ gì những chị bán hàng, anh đánh
giầy, rồi những bạn trẻ, những người chèo kéo khách đi hội
với một thứ tiếng Anh lơ lớ mà gọi nôm na là “tiếng bồi” với
những khách tây to lớn.Hay giới trẻ ngày nay có trào lưu đặt
tên tiếng Anh, xuất hiện những cái tên nửa tây nửa ta : Julia
Thủy hay Anna Trương rồi Cristiano Trần…
Hà Nội là điểm du lịch thu hút rất nhiều khách trong và ngoài
nước, các doanh nghiệp tại đây cũng nhập khẩu hàng để
cung cấp cho du khách. Người dân có thể so sánh tiêu dung
một số hàng ngoại có chất lượng tốt và giá rẻ hơn hàng nội
địa. Rất nhiều thanh thiếu niên đang cố gắng chạy theo
“mốt” xài “hàng hiệu” đánh bong tên tuổi với các nhãn hiệu
được ưa chuộng: Levi’s, prada, Vercase,iphone… thay vì
những hàng việt nam chất lượng cao, điều này làm gia tăng
nhập khẩu giảm bớt hiêu quả của du lịch.
3. Đề xuất các giải pháp khắc phục các tác động tiêu cực
đến văn hóa của phát triển du lịch.
- Củng cố và hoàn thiện cơ quan quản lý nhà nước về kinh
doanh du lịch trên địa bàn.
Hiện nay trên địa bàn hà nội tình trạng nhiều ngành nhiều
cấp tham gia quản lý kinh doanh du lịch đã tạo ra hiện trạng
thiếu sự thống nhất quản lý Nhà Nước về kinh doanh du lịch,
Nhóm 4_đại học thương mại
đã xảy ra hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh không
chấp hành nghiêm chỉnh luật pháp của nhà nước, đã làm

giảm sút hiệu quả kinh doanh du lịch. Do đó, Sở du lịch
thành phố cần phải thực hiện chức năng quản lý đánh giá
tình trạng sản xuất kinh doanh, thực trạng tình hình di sản
văn hóa. Trên cơ sở phân loại đó, nghiên cứu phân loại xác
định ưu tiên đối với các di sản văn hóa cần được bảo vệ.
Thành lập và củng cố các trung tâm bảo quản lưu trữ tư liệu,
các “ Ngân hàng dữ liệu” nhằm cho phép khai thác và thông
tin 1 cách dễ dàng, tiện lợi về các loại hình di sản văn hóa.
+ Tiến hành tập trung quy hoạch tổng thể phát triển du lịch
văn hóa Hà Nội.
Hà nội với cơ sở hạ tầng đường xá giao thông còn nhiều điều
bất cập.Việc đưa đón khách du lịch đã góp thêm sự tắc
nghẽn giao thông. Nhiều địa điểm lẽ ra phải xây dựng các
khách sạn cao cấp nhiều tầng lại xây dựng các biệt thử nhỏ,
đã làm giảm hiệu quả trong việc sử dụng quỹ đất đai thành
phố.
+ Đối với các khu phố cổ, cần có được hướng chỉnh trang,
tôn tạo.Ở đây, các biệt thự, các công trình kiến trúc có giá trị
được bảo tồn khai thác hợp lý.Không mở rộng đường phố
chính, giữ gìn vẻ đẹp truyền thống của Hà Nội với khoảng
không gian xanh.Cần đưa các công trình công nghiệp không
hợp lý ra ngoài khu vực này để lấy đất xây dựng các công
trình dân dụng thích hợp. kiến trúc trong khu vực này nên có
độ cao vừa phải, hài hòa với cảnh quan. Khu trung tâm Hồ
Nhóm 4_đại học thương mại
Gươm là trung tâm truyền thống của hà nội, cần đặc biệt chú
ý. Đây là nới chuyển tiếp giữa khu phố mới và khu phố cũ.
- Xây dựng kế hoạch đào tạo bồi dưỡng đội ngũ quản lý cán bộ
chuyên môn. Đặc biệt là đội ngũ cán bộ làm công tác quản
trị doanh nghiệp và hướng dẫn viên:

Hiện nay, trình độ kinh doanh du lịch ở nước ta, trong đó có
Hà Nội, còn nhiều yếu kém, đòi hỏi phái cấp bách đào tạo,
nâng cấp trình độ theo kịp các nước tiên tiến ở khu vực và
trên thế giới.
Dưới góc độ của các nhà kinh doanh du lịch, ta có thể nhận
thấy rằng “ Nguồn thu chủ yếu của du lịch văn hóa chỉ là
những dịch vụ: thuyết minh, bán hàng lưu niệm, mang đậm
nét bản sắc quê hương, dân tộc nới du khách đến”. Một lần
nữa chúng ta càng thấy rõ hơn công tác đào tạo hướng dẫn
viên cho ngành du lịch ngày càng trở nên quan trọng., cấp
thiếp không những thông thạo ngoại ngữ mà còn phải thông
thạo văn hóa, lịch sử của đất nước mình. Tăng cường nâng
cao không những về mặt chất lượng cũng như một số lương
hướng dẫn viên du lịch.
- Tuyên truyền quảng cáo du lịch và giáo dục dân trí
Cần có kế hoạch đẩy mạnh công tác tuyên truyền và quảng
cáo giá trị truyền thống, nền văn hiến của du lịch Hà Nội,
thông qua việc tham gia vào các hội nghị, hội thảo, hội chợ
du lịch quốc tế, việc dặt đại diện du lịch Việt nam tại một số
thị trường du lịch trọng điểm.
Ngoài ra còn cần chủ động phối hợp cùng các ngành liên
quan để tổ chức phát động những sự kiện thu hút khách du
Nhóm 4_đại học thương mại
lịch như: Hội chợ du lịch năm du lịch Việt Nam, năm văn hóa
nghệ thuật Việt Nam.
Muốn phát triển du lịch văn hóa thì không một quốc gia nào
không nghĩ đến việc nâng cao dân trí, hiểu biết về vai trò
của văn hóa- du lịch của đất nước.Muốn phát triển du lịch
văn hóa cần tạo sự chuyển biết sâu sắc về nhận thức trong
quần chúng nhân dân. Do vậy ngành du lịch cần phải tổ chức

thường xuyên các cuộc thi tìm hiểu về du lịch cho mỗi người
dân nhận thức đúng về sự phát triển du lịch, lôi cuốn mọi
người tham gia vào dòng du lịch góp phần vào sự phát triển
của du lịch văn hóa. Quần chúng có vai trò rất quan trọng
trong việc giữ gìn nâng cao nét đeph truyền thống tâm tinh
của con người Hà Nội nói riêng và Việt Nam nói chung.
- Phối hợp chặt chẽ với các ngành có liên quan
Ngành du lịch Hà Nội cần phối hợp với các ngành có liên
quan tiếp tục giải quyết những khó khăn vướng mặc trong
việc làm thủ tục cho khác để thu hút khách đảm bảo an toàn
và thỏa mãn nhu cầu của họ.
Hướng tới du lịch Hà Nội sẽ kết hợp với các ngành hàng
không mở thêm các tuyến quốc tế, tăng số lượng khacsm tổ
chức đưa đón khách ngay tại sân bay, phối hợp với các
ngành văn hóa thu hút vốn đầu tư vào việc tôn tạo, giữ gìn
danh lam thắng cảnh, di tích lịch sự văn hóa phối hợp với
ngành ngoại giao trong việc cải tiến các thủ tục xuất nhập
cảnh, quá cảnh, phù hợp với tình hình thực tế của nước ta và
thông lệ quốc tế đồng thời kết hợp với các ngành công an,
Nhóm 4_đại học thương mại
bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ môi
trường, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển du lịch.

×