Tải bản đầy đủ (.pdf) (154 trang)

Hoàn thiện chính sách xoá đói giảm nghèo ở miền núi phía Bắc nước Cộng Hòa Dân chủ Nhân dân Lào qua thực tiễn tại tỉnh Xiêng Khoảng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.44 MB, 154 trang )


i
LỜI CẢM ƠN


Con người chúng ta một lần sinh ra muốn trở nên khôn lớn có ích cho
xã hội nếu chỉ tu dưỡng đạo đức con người không thôi thì chưa đủ hoặc chỉ
nghe và làm theo cha mẹ dạy giỗ ở nhà cũng không làm nên. Mái trường và
thầy cô mới đem lại những kiến thức nên khôn. Tôi thực sự súc động khi đã
hoàn thành một chương trình nghiên cứu khoa học của mình, cảm thấy mình
mang nặng công ơn thầy cô và mái trường Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
Hà nội. Tôi không thể hoàn thành luận án tiến sỹ nếu không có sự giúp đỡ tận
tình, sự chia sẻ của các thầy cô và bạn bè, tôi đã nhận được những lời khuyên
tốt lành, sự truyền đạt những kiến thức quý báu từ các thầy cô, tôi cảm thấy
trong quá khứ như màn đêm mập mờ ánh đèn dầu, nhưng bây giờ cảm thấy
những tia sáng lóe lên trong đầu và nó sẽ soi đường cho tôi tiến bước đi phía
trước trong nghiên cứu khoa học. Tôi xin trân thành cảm ơn ban giám hiệu
nhà trường, cảm ơn trưởng khoa Khoa Khoa học quản lý, cảm ơn giáo viên
hướng dẫn và các thầy cô trong Khoa Khoa học quản lý, Trường Đại học
Kinh tế Quốc dân, Hà nội. Cảm ơn các thầy và cán bộ nhân viên Viện đào tạo
sau đại học. Đặc biệt xin cảm ơn gia đình, vợ con đã chịu đựng những năm
tháng xa cách và khó khăn, đã chia sẻ và động viên tôi hoàn thành trong học
tập và nghiên cứu. Cảm ơn bạn bè đã chia sẻ cùng tôi những kinh nghiệm quý
báu và động viên tôi suất những năm tháng học hành và nghiên cứu. Tôi sẽ
nhớ mãi những ký ức này.
Hà Nội, ngày 30 tháng 6 năm 2014

Tác giả luận án


Feuangsy LAOFOUNG



ii
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa
học của riêng tôi. Các số liệu và trích dẫn trong luận án là
trung thực. Các kết quả nghiên cứu của luận án đã được tác
giả công bố trên tạp chí, không trùng với bất kỳ công trình
nào khác.

Tác giả luận án



Feuangsy LAOFOUNG

iii

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN i
LỜI CAM ĐOAN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT v
DANH MỤC BẢNG BIỂU vii
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHÍNH SÁCH
XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO Ở MIỀN NÚI PHÍA BẮC 12
1.1. Đói nghèo ở miền núi 12
1.1.1. Khái niệm đói nghèo 12

1.1.2. Những đặc trưng cơ bản của đói nghèo ở miền núi 18
1.1.3. Nguyên nhân của đói nghèo ở miền núi 20
1.2. Chính sách xóa đói giảm nghèo ở miền núi 27
1.2.1. Khái niệm chính sách xóa đói giảm nghèo ở miền núi 27
1.2.2. Mục tiêu của các chính sách xóa đói giảm nghèo 29
1.2.3. Nguyên tắc thực hiện chính sách XĐGN 33
1.2.4. Chủ thể và đối tượng của chính sách XĐGN 37
1.2.5. Các chính sách bộ phận 38
1.2.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến chính sách xóa đói giảm nghèo ở
miền núi 48
1.3. Kinh nghiệm về chính sách XĐGN ở miền núi của một số nước
khu vực châu Á 52
1.3.1. Kinh nghiệm của Việt Nam 52
1.3.2. Kinh nghiệm của Trung Quốc 54
1.3.3. Kinh nghiệm của Căm Pu Chia 55

iv
1.3.4. Kinh nghiệm của Thái Lan 56
1.3.5. Bài học kinh nghiệm cho nước CHDCND Lào 58
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 60
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH XÓA ĐÓI GIẢM
NGHÈO ĐƯỢC THỰC HIỆN Ở TỈNH XIÊNG KHOẢNG 62
2.1.Đói nghèo và kết quả XĐGN ở nước CHDCND Lào giai đoạn
2006-2012 62
2.1.1.Bối cảnh lịch sử khách quan 62
2.1.2. Bối cảnh kinh tế - xã hội 62
2.1.3. Tình hình phát triển kinh tế-xã hội 64
2.1.4. Tình hình đói nghèo và kết quả XĐGN ở nước CHDCND Lào 67
2.2. Đói nghèo và kết quả XĐGN ở các tỉnh miền núi phía Bắc 78
2.2.1. Tình hình địa lý - kinh tế -xã hội của các tỉnh miền núi phía Bắc

CHDCND Lào 78
2.2.2. Thực trạng đói nghèo và kết quả XĐGN ở các tỉnh miền núi
phía Bắc CHDCND Lào 82
2.3. Thực trạng đói nghèo và kết quả XĐGN ở tỉnh Xiêng Khoảng 88
2.3.1. Tình hình kinh tế - xã hội của Tỉnh Xiêng khoảng 88
2.3.2.Tình hình đói nghèo của tỉnh Xiêng khoảng 90
2.3.3. Kết quả XĐGN ở tỉnh Xiêng Khoảng năm 2005-2012 91
2.4. Thực trạng chính sách xóa đói giảm nghèo được thực thi ở tỉnh
Xiêng Khoảng 104
2.4.1. Mục tiêu của chính sách XĐGN được thực thi ở tỉnh Xiêng
Khoảng 104
2.4.2.Các chính sách XĐGN được thực thi ở tỉnh XK 105
2.4.3. Điều tra người nghèo 110
2.5. Đánh giá các chính sách XĐGN ở tỉnh Xiêng Khoảng 112

v
2.5.1. Những điểm mạnh của các chính sách XĐGN 113
2.5.2. Những điểm yếu của Chính sách XĐGN 114
2.5.3. Nguyên nhân của những điểm yếu 115
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 118
CHƯƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH
XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO Ở MIỀN NÚI PHÍA BẮC NƯỚC
CHDCND LÀO ĐẾN NĂM 2020 119
3.1. Mục tiêu và phương hướng XĐGN ở miền núi phía Bắc nước
CHDCND Lào 119
3.2. Giải pháp hoàn thiện chính sách xoá đói giảm nghèo ở các tỉnh
miền núi phía Bắc CHDCND Lào đến năm 2020 121
3.2.1. Chính sách đất đai và định canh định cư 122
3.2.2. Chính sách tài chính tín dụng cho XĐGN 124
3.2.3. Chính sách phát triển sản xuất kinh doanh trên địa bàn miền núi 126

3.2.4. Chính sách xây dựng cơ sở hạ tầng 128
3.2.5. Chính sách giáo dục đào tạo, y tế và môi trường 129
3.3. Điều kiện thực hiện các giải pháp 133
3.3.1. Việc ban hành các chính sách XĐGN 133
3.3.2. Chính quyền địa phương mạnh và khả năng tổ chức thực thi các
chính sách XĐGN có hiệu quả 134
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 136
KẾT LUẬN 137
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ 139
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 140
PHỤ LỤC 146

v
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

STT

Chữ viết tắt Nghĩa tiếng Việt
1

ADB
Ngân hàng phát triển châu Á
Asian Development Bank
2

BAAC
Ngân hàng nông nghiệp và các hợp tác xã tín dụng
(Thái Lan)
Bank of Agriculture and Agricultural Cooperatives
(Thailand)

3

BBC
Đài tiếng nói Anh
British Broadcasting Corporation
4

BCTTƯĐ Bộ chính trị trung ương Đảng
5

BK Bo kẹo
6

BPN&XĐGNTU
Ban chỉ đạo phát triển nông thôn và xóa đói giảm
nghèo cấp trung ương.
7

BTKTƯĐ Ban thư ký trung ương Đảng
8

CS Chính sách
9

CHDCND Cộng hòa dân chủ nhân dân
10

DTTS Dân tộc thiểu số
11


FAO
Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc
Food and Agriculture Organization
12

HP Hủa Phăn
13

KCHTKT Kết cấu hạ tầng kỹ thuật
14

KHXĐGN Kế hoạch xoá đói giảm nghèo
15

LNT Luông Nặm Tha
16

LPB Luổng Pha Bang

vi
17

NXB Nhà xuất bản
18

OTOP
Một bản một sản phẩm
One Tambon One Product
19


PSL Phộng Sa Ly
20

PTNT Phát triển nông thôn
21

SNBL Say Nha Bu Ly
22

SXKD Sản xuất kinh doanh
23

TTCP Thủ tướng Chính phủ
24

TTg Thủ tướng
25

TƯĐ Trung ương Đảng
26

UĐS U Đôm Say
27

VKK Vùng khó khăn
28

VOA
Đài tiếng nói Hoa kỳ
Voice of America

29

WB
Ngân hàng thế giới
World Bank
30

XĐGN Xóa đói giảm nghèo
31

XK Xiêng Khoảng


vii

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng
Bảng 1.1: Bảng tổng hợp một số chuẩn nghèo của CHDCND Lào 18

Bảng 2.1: Tổng sản lượng (GDP) và thu nhập bình quân đầu người từ 1985-
2012 64

Bảng 2.2: Cơ cấu kinh tế và tỷ lệ tăng trưởng các ngành kinh tế trong 5 năm
2006-2012 66

Bảng 2.3: Cơ cấu ngành kinh tế trong 5 năm 2006-2012 và tỷ lệ lạm phát (%) . 67

Bảng 2.4: Số lượng và tỷ lệ bản, hộ nghèo của các tỉnh thành phố 68

Bảng 2.5: So sánh tỷ lệ tiếp cận cơ sở hạ tầng giữa người nghèo và người bình

thường 73

Bảng 2.6:Các thông tin về kinh tế - xã hội của các tỉnh miền núi phía Bắc
CHDCND Lào năm 2012: 79

Bảng 2.7: Số liệu về Bản và Cụm bản phát triển của các tỉnh miền núi phía
Bắc 81

Bảng 2.8: So sánh tỷ lệ nghèo ở các tỉnh miền núi phía Bắc giai đoạn1993-
1998 82

Bảng 2.9: Tổng kết kết quả XĐGN ở các tỉnh miền núi phía Bắc năm 2011 . 84

Bảng 2.10: Tổng kết kết quả XĐGN ở Các tỉnh miền núi phía Bắc năm 2012
86

Bảng 2.11: Số liệu dân sự tỉnh Xiêng Khoảng 88

Bảng 2.12: Một số kết quả về giáo dục ở tỉnh XK 95

Bảng 2.13: Một số kết quả về y tế năm 2008 ở tỉnh XK 96

Bảng 2.14: Một số chỉ tiêu về y tế của tỉnh XK năm 2008 97

Bảng 2.15: Tình hình giải quyết đói nghèo ở các huyện của tỉnh năm 2012 102

Bảng 2.16: Tình hình XĐGN ở tỉnh Xiêng khoảng năm 2011 và 2012 103

Bảng 2.17: Bảng tổng kết xây dựng - sửa chữa đường giao thông năm 2011-
2012 108



viii
Biểu
Biểu đồ 2.1: Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Lào giai đoạn 2005-2012 65

Biểu đồ 2.2: Thu nhập bình quân đầu người giai đoạn 2005-2012 65

Biểu đồ 2.3: Cơ cấu sản phẩm ngành dịch vụ giai đoạn 2006-2010 66

Biểu đồ 2.4: Bản và hộ nghèo của các tỉnh miền núi phía Bắc Lào năm 2011 69

Biểu đồ 2.5: Tỷ lệ % bản và hộ nghèo của các tỉnh miền núi phía Bắc Lào
năm 2011 70

Biểu đồ 2.6: So sánh tỷ lệ huyện, bản và hộ nghèo của các tỉnh miền núi
phía bắc 85

Biểu đồ 2.7: So sánh tỷ lệ huyện, bản và hộ nghèo của các tỉnh miền núi
phía bắc năm 2012 86

Biểu đồ 2.8: So sánh bản, Hộ và người nghèo của tỉnh XK năm 2012 102

Biểu đồ 2.9: Kết quả XĐGN ở tỉnh XK 103


Sơ đồ

Sơ đồ: Khung lý thuyết nghiên cứu 9


Sơ đồ 1.1: Cây mục tiêu 33

Sơ đồ 1.2: Mô hình điểm tối ưu cho con người 36

Sơ đồ 1.3: Quá trình chính sách 38

Sơ đồ 2.1: Bản đồ các tỉnh miền núi phí Bắc CHDCND Lào 80


1
MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của nước CHDCND Lào,
việc xóa đói giảm nghèo được coi là một chiến lược phát triển quan trọng
trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Lào. Tình hình đói nghèo ở
Lào hiện nay tương đối trầm trọng, nhất là ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng
xa của các tỉnh miền núi phía Bắc của Lào. Chính phủ Lào nhận định rằng
việc phát triển kinh tế của đất nước nhằm mục đích chính là xây dựng đất
nước giàu mạnh, nhân dân ấm no hạnh phúc, có nghĩa là đời sống của nhân
dân các bộ tộc Lào ngày càng được nâng cao, trước hết là giải quyết vấn đề
đói nghèo cho dân. Trong thời gian qua, Nhà nước cũng đã có nhiều chính
sách phát triển kinh tế - xã hội, chính sách xóa đói giảm nghèo trong cả nước,
trong đó quan trọng nhất là chiến lược tăng trưởng và XĐGN đã hoàn thành
từ những năm 2000 - 2002, nhưng đối với các tỉnh miền núi phía bắc của
Lào thì chưa có chính sách XĐGN riêng. Cho nên việc thực hiện XĐGN ở
khu vực miền núi phía bắc phải dựa vào các chính sách chung của cả nước,
nhiều khi kết quả đạt được không cao, thiếu hiệu quả và không đạt được mục
tiêu. Nguyên nhân là ở chỗ các chính sách XĐGN còn mang tính chung
chung, nội dung CS chưa sát với thực tiễn của các tỉnh niền núi về điều kiện

tự nhiên, địa lý, khí hậu, văn hóa, phong tục tập quán của từng vùng. Cho
nên, việc XĐGN ở các tỉnh miền núi nhất thiết phải có hệ thống các chính
sách riêng phù hợp với nó và đúng với nguyện vọng của người bản sứ. Hiện
nay tình hình xóa đói giảm nghèo ở các tỉnh miền núi phía bắc Lào tuy đã
tiến hành tổ chức thực hiện qua nhiều năm, kết quả cũng khá tốt, tình hình
đói nghèo có nhiều biến đổi theo hướng tốt. Song vẫn còn nhiều khó khăn trở
ngại, nhiều bất cập, tỷ lệ hộ nghèo và người nghèo ở các tỉnh miền núi còn
cao, sự tiến triển trong XĐGN ở các tỉnh miền núi chậm hơn ở đồng bằng và

2
thành thị. Ngoài ra cũng do vì sự khác nhau giữa miền núi và đồng bằng về
tiềm năng trong phát triển nông nghiệp, kết cấu hạ tầng và chất lượng các
dịch vụ cơ bản của Nhà nước và xã hội. Trong thực tế Nhà nước cũng đã
phân vùng để lập chiến lược phát triển kinh tế - xã hội ở nông thôn miền núi,
chẳng hạn như việc nâng cao chất lượng trong quản lý hành chính, sử dụng
đất đai theo hình thức bền vững, tăng thu nhập cho người nghèo và tăng
cường đầu tư phát triển ở nông thôn nhất là các huyện nghèo. Nhưng chỉ có
như thế vẫn chưa đủ, đòi hỏi Chính phủ phải hoàn thiện một số chính sách
phù hợp để tăng cường xóa đói giảm nghèo ở các tỉnh miền núi phía Bắc Lào.
Làm được như vậy việc giải quyết đói nghèo ở các tỉnh miền núi sẽ đạt kết
quả tốt hơn và sẽ góp phần vào việc giải quyết đói nghèo chung trong cả
nước, phấn đấu thực hiện chiến lược tăng trưởng và xóa đói giảm nghèo của
Chính phủ đạt theo các chỉ tiêu đề ra, tạo cơ sở vững chắc đưa nước Lào
thoát khỏi tình trạng kém phát triển năm 2020. Vì vậy đề tài “Hoàn thiện
chính sách xóa đói giảm nghèo ở miền núi phía Bắc nước Cộng Hòa Dân
chủ Nhân dân Lào qua thực tiễn tại tỉnh Xiêng Khoảng” là đề tài cấp thiết
và được tác giả chọn làm đề tài nghiên cứu của mình.
2. Tổng quan những công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài
luận án
Vấn đề nghèo đói và xóa đói giảm nghèo ở nước CHDCND Lào là vấn

đề được Đảng, Nhà nước và các cấp, các ngành cũng như nhiều cơ quan, nhà
kinh tế quan tâm nghiên cứu. Từ đầu những năm 2000 của thế kỷ XXI đến
nay đã có nhiều công trình khoa học, đề tài nghiên cứu, bài viết liên quan đến
đề tài xóa đói giảm nghèo của Lào, Việt Nam và một số nước khác được
công bố, cụ thể là các công trình sau:
- Luận văn thạc sỹ xã hội “Thực trạng đói nghèo trong các hộ gia đình
ở vùng nông thôn tỉnh Chăm pa sắc, kiến nghị về chính sách và giải pháp”,
tác giả: Khăm Bay MALASINH (Nghiên cứu trường hợp tại huyện Mun la

3
pa mộc) CHDCND Lào, năm 2007. Trong luận văn này tác giả đã thể hiện
tương đối đầy đủ các khía cạnh của hộ nghèo và đưa ra một số kiến nghị và
giải pháp hoàn thiện các chính sách giải quyết đói nghèo của hộ nghèo ở
huyện Mun la pa mộc, tỉnh Chăm Pa Sắc, thuộc miền Nam CHDCND Lào.
Trong luận văn này tác giả chỉ đi sâu thực trạng đói nghèo của hộ nghèo ở
cấp huyện và bản, nêu một số đặc trưng đói nghèo của hộ nghèo ở đồng bằng
miền nam Lào ngay cả các điều kiện sinh sống và sản xuất nông nghiệp, điều
kiện thuận lợi về cơ sở hạ tầng, giáo dụ, y tế và môi trường. Cho nên nội
dung của luận văn này khác với nội dung đề tài luận án tiến sỹ mà NCS chọn
nghiên cứu về các chính sách XĐGN ở miền núi phía Bắc Lào.
- Luận văn thạc sỹ “Thực trạng và giải pháp xóa đói giảm nghèo ở tỉnh
Bo Ly Khăm Xay, nước CHDCND Lào, tác giả: Sổm Phết KHĂMMANI,
năm 2002. Trong luận văn, tác giả đã tổng hợp tương đối đầy đủ tình hình đói
nghèo và đề suất một số giải pháp xóa đói giảm nghèo ở tỉnh Bo Ly Khăm
Xay, nước CHDCND Lào. Tỉnh Bo Ly Khăm Xay tuy có một phần địa thế là
miền núi nhưng có địa thế đồng bằng nhiều hơn, dân sống chủ yếu ở đồng
bằng dọc theo bờ sông Mê kông, những người nghèo một số sống ở miền núi,
một số sống ở đồng bằng, sự đói nghèo ở tỉnh này mang đặc trưng của sự đói
nghèo ở đồng bằng và ở cả miền núi. Nhưng trong luận văn này chỉ đề cập
đến đói nghèo ở tỉnh Bo Ly Khăm Xay và kiến nghị một số giải pháp giải

quyết đói nghèo cho người nghèo ở tỉnh này mà không thể đặc trưng cho đói
nghèo ở miền núi phía bắc.
- Luận văn thạc sỹ “Xóa đói giảm nghèo ở tỉnh Xê Kong, nước
CHDCND Lào, thực trạng và giải pháp, tác giả: Kẹo Đa la Kon
SOULIVÔNG, năm 2005. Trong luận văn, tác giả đã tổng hợp tương đối đầy
đủ thực trạng đói nghèo của huyện, bản và hộ nghèo ở tỉnh Xê Kong, đã nêu
được một số khái niệm chung về đói nghèo của một số nước trong vùng và
khái niệm đói nghèo của Lào, trong đó tác giả cũng nêu được một số đặc

4
trưng đói nghèo ở vùng miền núi và đồng bằng của tỉnh và đề xuất một số
giải pháp xóa đói giảm nghèo ở tỉnh Xê Kong, nước CHDCND Lào. Nhưng
với luận văn thạc sỹ thì nội dung chỉ giới hạn ở mức độ tình hình chung ở
một số vùng điển hình của tỉnh, tổng quát thực trạng và một số thành quả
trong XĐGN trong những năm qua nhưng kết quả đạt được rất hạn chế ngay
cả việc thực hiện một số chính sách XĐGN và chính sách phát triển nông
thôn ở tỉnh cũng còn hạn chế rất nhiều, còn lại hầu như các chính sách tài
chính tín dụng vì người nghèo, CS định canh định cư, CS phát triển cơ sở hạ
tầng, giáo dục và y tế v.v thì chưa làm được.
- Luận án tiến sỹ “Quan điểm và chính sách phát triển thị trường hàng
hóa nông thôn ở CHDCND Lào”. Tác giả: Phon Vi Lay, năm 2002. Tác giả
đã nêu lên những vấn đề cơ bản, quan điểm về thị trường hàng hóa nông
thôn, phân tích thực trạng thị trường hàng hóa của Lào, rút ra một số quan
điểm và chính sách trong phát triển thị trường hàng hóa nông thôn ở
CHDCND Lào. Trong luận án tiến sỹ trên tuy chỉ xét đến thị trường hàng hóa
và sự phát triển hàng hóa ở nông thôn nhưng cũng có sự đóng góp cho sự
phát triển sản xuất ở nông thôn, tạo việc làm, giải quyết đói nghèo v.v
- Luận án tiến sỹ “Những giải pháp kinh tế - xã hội chủ yếu nhằm xóa
đói giảm nghèo ở Hà Tĩnh”. Tác giả: Trần Đình Đàn, năm 2002. Tác giả đã
phân tích thực trạng đói nghèo và khẳng định phát triển kinh tế - xã hội đóng

vai trò quan trọng để giải quyết đói nghèo, nêu lên một số giải pháp xóa đói
giảm nghèo ở Hà Tĩnh. Trong đề tài này, tác giả đã nêu được tương đối kỹ về
vai trò của những giải pháp kinh tế-xã hội trong việc XĐGN ở tỉnh Hà tĩnh
CHXHCN Việt Nam, một số đặc điểm về kinh tế-xã hội, địa hình, cơ sở hạ
tầng và một số điều kiện sản xuất về nông nghiệp tương đối giống như ở một
số tỉnh miền trung và miền bắc CHDCND Lào, cho nên cách giải quyết đói
nghèo có những giải pháp thực thi các chính sách có thể áp dụng cho một số
tỉnh miền núi của Lào.

5
- Luận án tiến sỹ “Quản lý Nhà nước về xóa đói giảm nghèo vùng cao
dân tộc Bắc Lào trong giai đoạn hiện nay”. Tác giả: Bun lý THONG PHẾT,
năm 2011. Trong luận án này tác giả đã hệ thống hóa lý luận và kinh nghiệm
thực tiễn của Lào và vùng cao dân tộc thiểu số trong việc giải quyết nghèo
đói, xây dựng và hệ thống hóa cơ sở lý luận của công tác quản lý Nhà nước
về XĐGN nói chung và ở khu vực miền núi. Tác giả đã hình thành cách tiếp
cận mới và cách giải quyết mới về vai trò của Nhà nước trong công cuộc
XĐGN. Phần thực trạng tác giả đã nêu khái quát tình hình nghèo đói và
nguyên nhân nghèo đói của nhân dân vùng cao các dân tộc Lào, những đặc
điểm và điều kiện kinh tế, văn hóa - xã hội, điều kiện tự nhiên, ngôn ngữ và
tôn giáo v.v của nhân dân vùng cao miền núi Bắc Lào. Tác giả đã tập trung
phân tích thực trạng quản lý Nhà nước về XĐGN ở vùng cao dân tộc từ đó đã
nêu lên những phương hướng và giải pháp quản lý Nhà nước nhằm XĐGN ở
vùng cao dân tộc thiểu số miền núi Bắc Lào. Tuy nhiên tác giả chỉ đi sâu vấn
đề quản lý Nhà nước, giải pháp trong quản lý Nhà nước để XĐGN ở vùng
cao các dân tộc thiểu số, chưa nêu lên được những đặc trưng cơ bản về đói
nghèo ở miền núi phía Bắc Lào, những nguyên nhân đói nghèo và các chính
sách XĐGN ở miền núi phía bắc Lào và điều quan trọng là tác giả luận án
chưa nêu được giải pháp hoàn thiện chính sách XĐGN ở miền núi phía bắc
Lào.

- Luận văn thạc sỹ “Thực trạng đói nghèo và một số giải pháp xóa đói,
giảm nghèo đối với các dân tộc thiểu số tại Tây nguyên”. Tác giả: Bùi Minh
Đạo, năm 2005. Trong luận văn, tác giả đã tổng hợp tương đối đầy đủ thực
trạng đói nghèo của hộ nghèo của một số dân tộc ở Tây nguyên, về địa hình
cũng có một số huyện miền núi, một số huyện có địa hình là cao nguyên, có
đặc trưng nghèo đói tương tự như một số tỉnh của Lào như tỉnh Sa La Văn,
tỉnh Sê Kong và tỉnh Át Ta Pư ở miền nam Lào, trong đó nổi bật nhất là điều
kiện sản xuất nông nghiệp, điều kiện tự nhiên, khí hậu, về cơ sở hạ tầng cũng

6
rất khó khăn, giáo dục, y tế cũng chưa phát triển lắm. Tác giả đã đề xuất một
số giải pháp xóa đói giảm nghèo ở Tây nguyên. Tuy nhiên đây là luận văn
thạc sỹ, tác giả nghiên cứu thực trạng đói nghèo ở tỉnh Tây nguyên
CHXNCN Việt Nam, không phải ở miền núi phía bắc CHDCND Lào.
3. Mục tiêu nghiên cứu:
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về chính sách xóa đói giảm nghèo ở các
tỉnh miền núi.
- Tham khảo một số kinh nghiệm nước ngoài trong chính sách xóa đói
giảm nghèo ở các tỉnh miền núi phía Bắc để rút ra các bài học mà Lào có thể
nghiên cứu và áp dụng.
- Đánh giá thực trạng đói nghèo và chính sách xóa đói giảm nghèo của
các tỉnh miền núi phía Bắc nước CHDCND Lào và đi sâu phân tích thực
trạng và tình hình thực thi CSXĐGN ở tỉnh Xiêng Khoảng giai đoạn vừa qua
(2006 - 2012) đại diện cho các tỉnh miền núi phía bắc bởi vì tỉnh Xiêng
Khoảng cũng là một tỉnh nằm ở các tỉnh miền núi phía bắc, đều có chung các
điều kiện tự nhiên, địa lý, kinh tế - xã hội, văn hóa và phong tục tập quán, các
kết quả chính sách đã đạt được, những hạn chế và nguyên nhân của các hạn
chế cần khắc phục trong chính sách xóa đói giảm nghèo ở tỉnh Xiêng Khoảng
đều phản ảnh được tình hình chung và đại diện cho các tỉnh miền núi phía
bắc CHDCND Lào.

- Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách xóa đói giảm
nghèo ở các tỉnh miền núi phía Bắc CHDCND Lào.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của luận án là chính sách XĐGN đối với các
tỉnh miền núi phía bắc của Lào.
Phạm vi nghiên cứu về không gian: Tỉnh Xiêng Khoảng; về nội dung:
chính sách XĐGN của trung ương được thực thi ở tỉnh Xiêng Khoảng để đại
diện cho các tỉnh miền núi phía bắc Lào bởi vì phần lớn đều có chung nhau

7
về các điều kiện tự nhiên và kinh tế-xã hội. Nếu làm rõ được tình hình thực
hiện CSXĐGN ở tỉnh Xiêng Khoảng sẽ thấy được cả các tỉnh miền núi phía
bắc của nước CHDCND Lào và kể cả việc hoàn thiện được CSXĐGN cho
các tỉnh miền núi phía bắc Lào.
Phạm vi về thời gian: Số liệu lấy từ năm 2000-2012 và giải pháp đến
năm 2020.
5. Phương pháp nghiên cứu:
Luận án sử dụng các phương pháp sau để nghiên cứu:
- Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp: Dựa vào các bản báo cáo,
bản tổng kết tình hình thực hiện kế hoạch chính sách phát triển kinh tế - xã
hội hàng năm của Nhà nước và của Ban chỉ đạo phát triển nông thôn và xóa
đói giảm nghèo cấp trung ương, chính sách để tổng hợp, chọn lọc các thông
tin có liên quan về việc thực hiện các chính sách xóa đói giảm nghèo ở các
tỉnh miền núi phía bắc của Lào.
- Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp: Tác giả chọn phương pháp
điều tra người nghèo bằng cách phỏng vấn trực tiếp các đối tượng nghèo để
nắm được thông tin cần thu thập, bởi vì người nghèo là đối tượng thực hiện
XĐGN, các chính sách XĐGN tuy có nhiều và tổ chức thự thi trong nhiều
năm nhưng kết quả vẫn chưa đạt được là bao nhiêu, tác giả muốn biết lý do
và cụ thể người nghèo có tiếp cận được các chính sách và có được hưởng lợi

từ các chính sách đó không để đánh giá sát thực hơn tình hình XĐGN ở miền
núi phía bắc hiện nay. Mẫu điều tra tác giả thiết kế theo 5 chính sách mà tác
giả đã dùng để phân tích tình hình đói nghèo và giải pháp hoàn thiện chính
sách XĐGN ở miền núi phía bắc CHDCND Lào, đó là chính sách (CS) đất
đai định canh định cư, CS tài chính tín dụng vì người nghèo, CS phát triển
sản xuất kinh doanh trên địa bàn miền núi, CS phát triển giáo dụ đào tạo, y tế
và môi trường và CS phát triển cơ sở hạ tầng. Ngoài ra có thể thu thập trực
tiếp các tài liệu báo cáo, tài liệu ghi chép của cán bộ tỉnh hoặc cán bộ huyện

8
và bản để bổ sung, điều chỉnh một số thông tin và số liệu cho đúng và chính
xác hơn. Ở đây tác giả không chọn điều tra chủ thể chính sách, đó là cán bộ
lãnh đạo các cấp và cán bộ chuyên viên ở trung ương và địa phương, vì cán
bộ cấp lãnh đạo tất nhiên họ sẽ bảo vệ tính đúng đắn của CS và chủ thể CS,
mặt khác khi phỏng vấn chủ thể CS nhiều khi sẽ dẫn đến sự hiểu sai lệch về
CS. Tác giả đã chọn một góc phố người nghèo ngay trong thị trấn Phôn sa
vẳn, tỉnh Xiêng Khoảng để điều tra, đó là bản Phôn Sa Vẳn Xay, với mẫu
điều tra khoảng 80 người.
- Phương pháp xử lý thông tin: áp dụng thống kê mô tả, thống kê so
sánh để tìm ra tác động của các chính sách trong phạm vi thời gian nghiên
cứu.

- Khung lý thuyết: Để quy định rõ trong phương pháp nghiên cứu cần
vạch ra được hướng, trình tự, nội dung nghiên cứu đó là khung lý thuyết.
Khung lý thuyết bao gồm cây mục tiêu và hệ thống các chính sách bộ phận
của vấn đề nghiên cứu. Mục tiêu chính của sự nghiên cứu trong luận án là hệ
thống lại toàn bộ các chính sách XĐGN, các văn bản liên quan đến vấn đề
XĐGN trong cả nước và đánh giá quá trình thực thi các chính sách XĐGN ở
miền núi phía Bắc CHDCND Lào, rút ra những điểm tồn tại và bài học kinh
nghiệm trong thực thi chính sách XĐGN và kiến nghị giải pháp hoàn thiện

chính sách XĐGN ở miền núi phía bắc CHDCND Lào. Các văn bản chính
sách XĐGN của Nhà nước đều nhằm mục tiêu tạo mọi điều kiện thuận lợi về
các mặt cần thiết để người nghèo ở miền núi phía bắc Lào có cơ hội tiếp cận
với các điều kiện do Nhà nước hỗ trợ từ các CS XĐGN và tự thoát nghèo. Về
các chính sách bộ phận, để cụ thể hóa các CS XĐGN, Nhà nước ban hành
một số CS bộ phận phù hợp với điều kiện sản xuất nông nghiệp, địa hình khó
khăn, khí hậu khắc nghiệt, đáp ứng nhu cầu của người nghèo ở miền núi phía
bắc để tổ chức thự thi có hiệu quả, dưới đây là sơ đồ khung lý thuyết nghiên
cứu:

9
Sơ đồ khung lý thuyết nghiên cứu
























Sơ đồ: Khung lý thuyết nghiên cứu
Nguồn: Tác giả tổng hợp
Bước thứ nhất

- Xác định đề tài nghiên
cứu
- Xác định mục tiêu và mục
đích nghiên cứu
- Xác định phương pháp
nghiên cứu
- Xác định giới hạn nghiên
cứu: Không gian, thời
gian, vùng miền và đối
tượng nghiên cứu
- Xác định cơ cấu luận án
(Chương, mục…)



Cơ sở lý luận
Các khái niệm cơ
bản
Tổng quan tình
hình nghiên cứu
Xác định khoảng

trống để nghiên
cứu
Bước thứ hai

Xác định nội dung chính
trong các chương của luận
án (Tên chương, tên các tiểu
mục …)


Kinh nghiệm
Kết quả mong đợi
từ việc nghiên
cứu này
Bước thứ ba

Tiến hành nghiên cứu, phân
tích các số liệu, dữ liệu, các
thông tin và tài liệu tham
khảo…

Tiến hành thu
thập số liệu,
thông tin và tài
liệu tham khảo
Đánh giá kết quả
nghiên cứu
(5 CS)
Rút ra những ưu,
khuyết điểm và

nguyên nhân
Bước thứ tư

Kiến nghị và các giải pháp,
kết luận

Hoàn thiện 5
chính sách cơ bản

10
6. Những đóng góp của luận án
Những đóng góp mới luận án như sau:
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và xây dựng khung lý thuyết nghiên cứu
chính sách XĐGN cho các tỉnh miền núi.
- Rút ra một số bài học cho CHDCND Lào đối với các tỉnh miền núi
phía bắc từ việc nghiên cứu kinh nghiệm nước ngoài trong việc xây dựng và
thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo.
- Đánh giá thực trạng nghèo đói và chính sách xóa đói giảm nghèo của
nước CHDCND Lào giai đoạn 2006- 2012, những điểm mạnh, điểm yếu
trong chính sách đó.
Luận án đã nghiên cứu và đánh giá thực trạng chính sách XĐGN được
thực thi ở tỉnh Xiêng Khoảng CHDCND Lào đại diện cho các tỉnh miền núi
phía bắc, nhằm khắc phục những tồn đọng trong quá trình chính sách và thực
thi chính sách XĐGN ở các tỉnh miền núi phía bắc CHDCND Lào. Qua quá
trình đánh giá thấy rằng:
1. Còn thiếu một số chính sách cần thiết để phục vụ công tác XĐGN,
một số chính sách XĐGN được lồng ghép với các chính sách xã hội khác
hoặc các dự án phát triển nông thôn, không thể hiện rõ mục tiêu XĐGN
(Chính sách xây bản và cụm bản phát triển, chính sách gộp nhiều bản nhỏ
thành bản lớn, chính sách phát triển sản xuất hàng hóa, chính sách xây thị

trấn nhỏ ở nông thôn và chính sách 3 xây v.v )
2. Việc hoạch định chính sách chưa sâu chưa sát với nhu cầu thực tế
của người nghèo.
3. Nội dung chính sách chưa rõ ràng, toàn diện và chưa bao trùm nhiều
mặt, thiếu tính hiệu lực và tính khả thi.
4. Năng lực của các ngành, cơ quan Nhà nước từ trung ương đến địa
phương trong quá trình chính sách và thực thi chính sách còn yếu kém, trình
độ học vấn của cán bộ địa phương thấp, khả năng tổ chức thực thi chính sách
yếu kém, thiếu nguồn nhân lực và nguồn ngân sách.

11
5. Việc giám định và thẩm định yếu kém, cơ chế không thông thoáng,
còn nhiều tham nhũng làm thất thoát tài sản nhà nước, người nghèo thì vẫn
nghèo, người giàu thì càng giàu lên.
Vậy muốn hoàn thành mục tiêu XĐGN ở các tỉnh miền núi phía bắc
CHDCND Lào phải có hệ thống chính sách có nội dung tương đối đầy đủ,
toàn diện, thể hiện mục tiêu rõ ràng, phù hợp với tình hình thực tế và nhu cầu
của người nghèo, có tính hiệu lực, hiệu quả và khả thi cao, cho nên cần thiết
phải hoàn thiện chính sách XĐGN và đưa ra một số giải pháp hoàn thiện
chính sách mà không lồng ghép với các chính sách khác, dự kiến nghiên cứu,
phân tích, đánh giá và hoàn thiện 5 chính sách cơ bản như sau:  Chính sách
tài chính tín dụng XĐGN,  Chính sách đất đai và định canh định cư, 
Chính sách phát triển sản xuất kinh doanh trên địa bàn miền núi,  Chính
sách phát triển cơ sở hạ tầng và  Chính sách phát triển giáo dục đào tạo, y
tế và môi trường.
Cho nên trong nghiên cứu đề tài này tác giả sẻ phải cố gắng đưa ra
được những giải pháp mới hoàn thiện chính sách mà các công trình nghiên
cứu khác chưa có để góp phần nâng cao tính khả thi của các chính sách đã
nêu trên.
7. Bố cục của luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, luận án được
trình bày trong 3 chương:
CHƯƠNG 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn trong xóa đói giảm nghèo ở miền núi
phía Bắc.
CHƯƠNG 2: Thực trạng chính sách xóa đói giảm nghèo được thực hiện ở
tỉnh Xiêng Khoảng
CHƯƠNG 3: Một số giải pháp hoàn thiện chính sách xóa đói giảm nghèo ở
miền núi phía Bắc nước CHDCND Lào đến năm 2020.

12
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHÍNH SÁCH
XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO Ở MIỀN NÚI PHÍA BẮC

1.1. Đói nghèo ở miền núi
1.1.1. Khái niệm đói nghèo
Trong lịch sử phát triển của loài người, sau khi loài người bắt đầu có giai
cấp và xã hội phát triển, các nước trên thế giới bắt đầu xuất hiện sự khác biệt
nhau về quyền sở hữu, mức độ chênh lệch và cách xa về lợi ích, xã hội loài
người càng phát triển và sự phân hóa giai cấp thống trị càng cao thì sự cách
biệt về quyền sở hữu và lợi ích càng cao đó là sự phân cách giữa người giàu và
người nghèo. Do đó trong xã hội loài người luôn luôn tồn tại người có lợi ích
hoặc nhiều tài sản gọi là người giàu có và người có ít hoặc không có tài sản gì
gọi là người nghèo. Người giàu thường là giai cấp thống trị, người có quyền
thế, nhà tư sản, quỹ tộc, nhà thương mại và kinh doanh v.v Còn người nghèo
thường là giai cấp bị thống trị, giai cấp công nhân, nông dân và những người
vô sản. Trong sự phát triển đó, giai cấp thống trị và giai cấp bị thống trị luôn
luôn tồn tại cùng nhau, người giàu và người nghèo cũng luôn luôn tồn tại song
song với nhau. Trải qua bao nhiêu thập kỷ khi loài người có trình độ phát triển
kinh tế-xã hội cao và thấy rằng sự đói nghèo là một trở ngại lớn trong việc phát

triển kinh tế-xã hội của đất nước thì mới bắt đầu quan tâm và có chủ trương
đường lối để tiến hành xóa đói giảm nghèo.
Vậy thế nào gọi là nghèo; chuẩn nghèo được thế giới quy định như thế
nào? Trong Bách khoa toàn thư WiKipedia có viết: "Nghèo diễn tả sự thiếu
cơ hội để có thể sống một cuộc sống tương ứng với các tiêu chuẩn tối thiểu
nhất định".

13
Một người bị coi là nghèo đó là sự thiếu hụt so với một mức sống nhất
định, mà sự thiếu hụt này được xác định theo các chuẩn mực xã hội và phụ
thuộc vào không gian và thời gian [67].
Trên thế giới hiện nay đều dùng 2 tiêu chuẩn nghèo là thu nhập bằng
đôla Mỹ và lượng ca-lo của một đầu người trong một ngày.
Thế nào gọi là đói; Đói là một phần dân cư sống dưới mức tối thiểu và
thu nhập không bảo đảm nhu cầu về vật chất để duy trì cuộc sống đó thu
nhập bình quân đầu người không đến 1 đô la một ngày, tức là thấp hơn 8.000
kíp một ngày. Cuộc sống thiếu thốn bấp bênh, nay đây mai đó kiếm sống qua
ngày qua tháng và sống nhờ người khác giúp đỡ cho vay mà không có khả
năng trả nợ được, không có nhà ở, nay ăn mai đói, một năm có thể đói từ 1
đến 3 tháng, thậm chí không có tiền chi phí y tế và không có điều kiện tiếp
cận các hoạt động văn hóa - kinh tế - xã hội, giáo dục v.v Nhưng đói có hai
dạng và có thể khái niệm như sau:
Đói kinh niên: Là bộ phận dân cư đói kéo dài nhiều năm liền cho đến
thời điểm đang xét.
Đói cấp tính: Là bộ phận của dân cư rơi vào tình trạng đói đột xuất do
nhiều nguyên nhân như bị tai nạn, gặp thiên tai, bệnh dịch, ốm đau, rủi ro
khác tại thời điểm đang xét.
Quan niệm của thế giới về đói nghèo:
Trong thời gian qua nhiều nước trên thế giới đã đưa ra nhiều quan niệm
về đói nghèo khác nhau tùy theo điều kiện kinh tế - xã hội của mỗi nước hoặc

vùng. Ông Robert MacNamara, khi là giám đốc của Ngân hàng Thế giới
(WB), đã đưa ra khái niệm nghèo tuyệt đối và nghèo tương đối. Ông định
nghĩa nghèo tuyệt đối như sau: "Nghèo ở mức độ tuyệt đối là sống ở ranh
giới ngoài cùng của tồn tại. Những người nghèo tuyệt đối là những người
phải đấu tranh sinh tồn trong các thiếu thốn tồi tệ và trong tình trạng bỏ bê

14
và mất phẩm cách vượt quá sức tưởng tượng mang dấu ấn của cảnh ngộ may
mắn của giới trí thức chúng ta" [73].
Với định nghĩa trên Ngân hàng Thế giới đã đưa ra chuẩn nghèo tuyệt
đối trên thế giới với thu nhập 1 đô la Mỹ/ngày để thỏa mãn nhu cầu cuộc
sống là chuẩn tổng quát cho nạn nghèo tuyệt đối. Nhưng chuẩn nghèo tuyệt
đối trên còn tuỳ theo tình hình của từng vùng, từng quốc gia mà quy định
chuẩn nghèo tuyệt đối khác nhau chẳng hạn ở châu Mỹ La tinh và Carribean
quy định 2 đôla Mỹ, đối với các nước Đông Âu là 4 đô la Mỹ và đối với các
nước công nghiệp là 14,40 đô la Mỹ [29] . Theo định nghĩa trên người nghèo
tuyệt đối thật sự là người khốn khổ, hầu như không có áo mặc, không có cơm
ăn, phải nương tựa vào sự chia sẻ của người khác, không có một thứ tài sản
nào gọi là tài sản có chút ít giá trị ngay cả nhà ở và các quyền lợi khác cũng
không có, không có cơ hội về giáo dục, y tế, không được tham gia các hoạt
động văn hoá-xã hội. Những người nghèo này thường có ở các nước nghèo
trên thế giới.
Ngoài nghèo tuyệt đối ra còn có nghèo tương đối. Định nghĩa về nghèo
tương đối cũng dựa vào hoàn cảnh xã hội cá nhân, cụ thể như sau:
Nghèo tương đối có thể được xem như là việc cung cấp không đầy đủ
các nguồn lực vật chất cho những người thuộc về một số tầng lớp xã hội nhất
định so với sự sung túc của xã hội đó. Nghèo tương đối có thể là khách quan
tức là sự hiện hữu không phụ thuộc vào cảm nhận của những người trong
cuộc, còn nghèo tuyệt đối có thể là chủ quan khi sự nghèo không phụ thuộc
vào sự xác định khách quan. Ngoài thiếu sự cung cấp các nguồn lực vật chất,

người nghèo tương đối còn thiếu thốn về tài nguyên vật chất, thiếu văn hoá,
không được tham gia các hoạt động xã hội do thiếu hụt tài chính.
Vậy chuẩn nghèo là mốc quan trọng để đánh giá nghèo khổ thu nhập. Về
khái niệm, chuẩn nghèo là ngưỡng chi tiêu tối thiểu cần thiết cho việc tham

15
gia các hoạt động trong đời sống kinh tế. Ngân hàng Thế giới đã đưa ra
nguyên lý chung để xác định chuẩn nghèo, tức là xác định mức chi tiêu tối
thiểu và được chia thành hai bộ phận: Chi cho tiêu dùng lương thực thực
phẩm (C
1
-70% tổng nhu cầu chi tiêu) và chi cho các nhu cầu vật chất khác
(C
2
-30%). Xác định nhu cầu chi tiêu tối thiểu cho lương thực thực phẩm
được xác định theo một căn cứ khoa học đó là nhu cầu hấp thụ calori trung
bình một ngày đêm cho một người (theo WB thì con số trung bình là 2.100
kilocalori) [37].
Quan niệm nghèo của Lào:
Chính phủ CHDCND Lào đã đưa ra khái niệm về nghèo theo tình hình
thực tế của Lào như sau:
“Nghèo là sự thiếu thốn các nhu cầu cơ bản trong cuộc sống hàng ngày
như: Thiếu lương thực thực phẩm không thể đáp ứng được 2.100 Ca-
lo/người/ngày), thiếu quần áo mặc, không có nhà ở cố định, không có khả
năng chi tiền thuốc men khi ốm đau, không có khả năng chi tiền phí giáo dục
cơ bản, không có điều kiện tiếp cận cơ sở hạ tầng và dịch vụ xã hội.” Theo
nghị định của Thủ tướng Chính phỉ CHDCND Lào số 285/TTg, ban hành
ngày 13/10/2009 về chuẩn nghèo và tiêu chuẩn phát triển giai đoạn 2010-
2015. Để đo mức độ nghèo ở CHDCND Lào có hai cách đo bằng khối lượng
và đo bằng chất lượng. Cách thứ nhất đo bằng khối lượng thì dùng hai đường

nghèo về lương thực và đường nghèo chung, đường nghèo về lương thực
biểu hiện ranh giới nghèo tức là quy định mức lương thực thực phẩm thấp
nhất là 2.100 ca-lo một người trong một ngày như một số nước trên thế giới,
nếu ai được nhận mức lương thực thấp hơn mức quy định trên là nghèo bởi vì
cuộc sống của người đó thấp hơn mức bình thường. Còn đường thứ hai là
đường nghèo chung nghĩa là cộng thêm 20% của các điều kiện sinh hoạt khác
vào đường nghèo khối lượng trên (nhà cửa, quần áo ) cho nên ai mà nằm

16
dưới đường nghèo chung sẽ rơi vào tình trạng nghèo chung. Còn việc đo mức
nghèo về chất lượng là sự thực hiện khảo sát, phân tích nghèo theo chất
lượng là việc thẩm định mức nghèo bằng chất lượng: nguyên nhân nghèo,
khái niệm và sự nhận thức về nghèo của nhân dân nhất là những người
nghèo, phong tục tập quán, mê tín dị đoan, ảnh hưởng của trình độ văn hóa-
giáo dục, kinh tế - xã hội, chính trị, điều kiện thiên nhiên, môi trường sống
v.v Theo nghị định số 285/TTg trên, Chính phủ còn đưa ra chuẩn nghèo của
Lào theo cá nhân, hộ, bản và huyện nghèo như sau:
1) Người nghèo: Chuẩn nghèo của người nghèo là dựa vào mức thu
nhập bình quân đầu người trong một tháng không phân biệt giới tính, tuổi thọ
và đánh giá theo tiền kíp:
- Chuẩn nghèo bình quân cả nước là 261.000 kíp/người/tháng.
- Chuẩn nghèo ở nông thôn miền núi là 253.000 kíp/người/tháng.
- Chuẩn nghèo ở thành thị là 284.000 kíp/người/tháng.
2) Hộ nghèo: Hộ được coi là nghèo là hộ có tất cả các khoản thu nhập
cộng lại (hoặc vật chất có giá trị tương ứng) bình quân thấp hơn Chuẩn nghèo
đã quy định ở phần 1 trên thì được khoảng 24 đô la Mỹ (1$=8.000 kíp theo
giá hiện hành), nếu quy ra một ngày thì được khoảng 0,8 đô la Mỹ trên một
người một ngày, so với chuẩn nghèo của thế giới là 1 đô la Mỹ trên đầu
người trong một ngày và phù hợp với chuẩn nghèo quốc gia. Với số tiền
192.000 kíp/người/tháng (khoảng 6.400 kíp/người/ngày) này chỉ đủ mua gạo

được khoảng 4 kg (50.000 kíp/kg gạo loại rẻ nhất) cho một người trong một
tháng và không thể cân đối để mua các thứ khác chẳng hạn: quần áo, nhà ở,
học phí và mua thuốc chữa bệnh v.v Ngoài ra còn hiểu về quan điểm hộ
nghèo và hộ thoát nghèo theo sự chỉ đạo trong Sắc lệnh hướng dẫn về việc
xây bản và cụm bản phát triển của Thủ tướng Chính phủ Số 09/TTg, ký ngày
07/05/ 2007 là: Ở nông thôn vùng dân tộc thiểu số hộ nghèo là hộ có thu

×