Một số biện pháp xây dựng“ Nền nếp – kỷ
cương”
trong trường mầm non.
I- ĐẶT VẤN ĐỀ:
“ Nước có quốc pháp – nhà có gia phong” – Tôi rất tâm đắc với câu nói trên. Càng
suy ngẫm, tôi càng thấm thía và thấy rằng: Trong công tác quản lý giáo dục nói chung và
quản lý giáo dục MN nói riêng ngoài tình thương, trách nhiệm đối với trẻ nhỏ, “ Kỷ cương –
nền nếp” của một nhà trường nếu không được đề cao, coi trọng thì kết quả của công tác
quản lý chỉ đạo sẽ không đạt được như mục tiêu đề ra.
Một nhà trường muốn hoạt động có quy củ, nền nếp và có chất lượng cao cần có nhiều
điều kiện , nhiều biện pháp tác động, trong đó ý thức và hành động của từng thành viên có ý
nghĩa quyết định sự thành công.
Trường MN Hoạ Mi từ những ngày đầu mới thành lập, có rất nhiều khó khăn: Về
CSVC, về đội ngũ, cán bộ quản lý thiếu và yếu, đặc biệt xuất phát điểm về trình độ đào tạo,
trình độ văn hoá còn nhiều hạn chế. Chưa xây dựng được nội quy riêng của nhà trường,
GVNV chưa có ý thức cao trong việc thực hiện quy chế của ngành – Ban giám hiệu giải quyết
công việc theo cảm tính, thiên về tình cảm, chưa tạo thành “ Nền nếp – kỷ cương” trong hoạt
động. Điều đó đã ảnh hưởng rất lớn đến việc thực hiện QCCM, ảnh hưởng đến chất lượng
chăm sóc – giáo dục trẻ, và hơn tất cả đã làm chậm lại sự đi lên của nhà trường.
Xuất phát từ thực trạng trên, với cương vị là Hiệu trưởng trong nhà trường, tôi thấy
mình phải có quyết tâm và trách nhiệm rất lớn trong việc xây dựng và hình thành được ý
thức thực hiện “ Nền nếp – kỷ cương” một cách tự giác và thường xuyên cho đội ngũ CBGV
trong mọi hoạt động. Trong những năm gần đây, khi nhà trường phấn đấu đạt danh hiệu
trường tiên tiến xuất sắc Thành phố, đạt danh hiệu “ Trường chuẩn Quốc gia”, tôi đã cùng
đội ngũ CBGV trong trường xây dựng “ Nền nếp – kỷ cương” để đạt được mục tiêu đề ra.
Quá trình xây dựng “ Nền nếp kỷ cương” trong trường Hoạ Mi bản thân tôi đã tích luỹ được
một số kinh nghiệm.
1
Tôi xin trình bày một số biện pháp dưới dạng sáng kiến kinh nghiệm với đề tài : “Một số
biện pháp xây dựng “Nền nếp – kỷ cương” trong trường MN” nhằm mục đích:
+ Tổng hợp lại toàn bộ kinh nghiệm của bản thân tôi trong quá trình xây dựng “ Nền
nếp – kỷ cương” tại trường Hoạ Mi.
+ Nhắc lại những biện pháp đó để một lần nữa cùng đội ngũ cán bộ GVNV trong nhà
trường duy trì, củng cố và nâng cao hơn nữa vấn đề “ Nền nếp – kỷ cương” trong giai đoạn
tiếp theo.
- Giới hạn, phạm vi của SKKN: Áp dụng ở trường MN Hoạ Mi – Quận Cầu giấy.
II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
1- Một số khái niệm liên quan:
- Nền nếp : Là những lề lối, nội quy, quy chế, thói quen làm việc được quy định theo một
trật tự nhất định, có sự sắp xếp khoa học, quy củ làm nền tảng để thực hiện một công việc.
- Kỷ cương: Là kỷ luật hà khắc được tiến hành theo luật định nghiêm túc, có quy định
rõ ràng những hình phạt nếu không thực hiện.
- Nền nếp – kỷ cương : Là những quy định, quy chế bắt buộc phải thực hiện theo điều
khoản hình phạt nếu không thực hiện.
2- Đặc điểm tình hình nhà trường:
2.1: Đặc điểm chung của nhà trường:
Trường MN Hoạ Mi đóng tại khu tập thể Đồng Xa – Phường Mai Dịch – Quận Cầu
giấy. Trường liên tục đạt tiên tiến cấp Quận, 10 năm liền đạt tiên tiến xuất sắc về TDTT , từ
năm học 2002 – 2003 đến nay liên tục đạt tiên tiến xuất sắc cấp Thành phố, được nhiều
Bằng khen của UBNDTP Hà Nội, LĐLĐ Thành phố, TW ĐTNCSHCM. Đặc biệt, với nhiều
cố gắng vượt bậc của nhà trường, tháng 11/2003 trường đã được Bộ GD&ĐT công nhận
trường MN đạt chuẩn Quốc gia đầu tiên của Quận Cầu giấy.
* Đặc điểm về đội ngũ cán bộ GVNV:
- Tổng số có 52 cán bộ GVNV, trong đó: BGH có 03 đ/c, GV có 31 đ/c, NV phục vụ
có 18 đ/c.
- Trình độ chuyên môn nghiệp vụ: ĐH và cao đẳng có: 31, Trung cấp: 16đ/c; Bảo vệ:
05. GV đứng lớp 100% đạt chuẩn – Trên chuẩn có 77,4%.
- Đặc điểm về CSVC: + Có 14 lớp, bếp đảm bảo VSATTP – 1 chiều, các phòng chức
năng tương đối đầy đủ.
2
+ Trang thiết bị chăm sóc – nuôi dưỡng – giáo dục trẻ khá đồng bộ và hiện đại - đồ
dùng đồ chơi trong trường phong phú, đảm bảo an toàn – vệ sinh - đẹp, được sắp xếp hợp lý.
- Đặc điểm về học sinh:
+ Tổng số có 590 cháu/ 14 lớp. Trong đó: Nhà trẻ 2 lớp – 70 trẻ, MG bé 3 lớp – 160, MG
nhỡ 4 lớp – 180 trẻ, MG lớn 4 lớp – 180 trẻ.( Có 02 trẻ khuyết tật học hoà nhập tại trường).
+ Phụ huynh học sinh: Đa số có trình độ dân trí cao, ủng hộ mọi hoạt động của nhà trường.
2.2 Đặc điểm ( Thực trạng) của việc thực hiện “ Nền nếp – kỷ cương” trong trường:
- Nội quy, quy chế của ngành, Điều lệ trường MN được học tập tới 100% cán bộ GV
đầu năm học.
- Quy chế chuyên môn, chương trình, kế hoạch chăm sóc – giáo dục trẻ, thực hiện
đổi mới tại 100% nhóm – lớp, các chuyên đề được triển khai thực hiện tốt.
- Quy chế tuyển sinh được thông báo công khai sau khi được giao chỉ tiêu từ đầu
tháng 7 hàng năm. Phân công trong BGH: đ/c nào trực hè thì người đó tuyển sinh.
- Tuyển dụng GVNV: Được thông báo công khai trong nhà trường về số lượng và
tiêu chuẩn, khi được tuyển dụng đều phải qua thử việc và được đánh giá nhận xét của liên
tịch nhà trường.
- Quy định về lương – công tác tài chính : Thực hiện nghiêm túc chế độ chính sách
của các cấp, các ngành . Xét duyệt lương đúng đối tượng, đúng tiêu chuẩn. Thu chi theo quy
định của cấp trên – Có quy chế chi tiêu nội bộ được thông qua HNCNVC hàng năm.
- Thực hiện dân chủ hoá: Chính quyền cùng Công đoàn - ĐTN dưới sự lãnh đạo của
Chi bộ xây dựng được quy chế thực hiện dân chủ trong nhà trường, quy chế làm việc trong
BGH, quy chế phối hợp giữa chính quyền và Công đoàn.
- Mọi chủ trường của nhà trường đều được thông qua liên tịch và hội đồng GV, Hiệu
trưởng là người phải ra quyết định và chịu trách nhiệm hoàn toàn về quyết định đó.
- Ý thức tự giác của cán bộ GV – NV khảo sát qua 3 năm học gần đây:
* Ý thức ( Bảng 1):
Năm học
Xếp loại : Tốt Xếp loại : Khá Xếp loại : TB - Yếu
Số lượng Tỉ lệ
Số
lượng
Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ
2002 – 2003 : 49
26
BGH: 3/3
53,1% 10 20,4% 13 26,5%
3
2003 – 2004: 50
35
BGH: 3/3
70% 13 26% 2 4%
2004 – 2005: 52
40
BGH: 3/3
76,9% 12 23,1% 0 0
* Hành vi ( thói quen) thực hiện ( Bảng 2):
Năm học
Xếp loại : Tốt Xếp loại : Khá Xếp loại : TB – Yếu
Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ
2002 – 2003: 49 20
BGH: 3/3
40,8% 24 49,9% 5 9,3%
2003 – 2004: 50 35
BGH: 3/3
70% 15 30% 0 0
2004 – 2005: 52 42
BGH: 3/3
80,7% 10 19,3% 0 0
Nhận xét về bảng 1 và bảng 2:
- BGH luôn gương mẫu từ lời nói tới việc làm.
- GV khá chuẩn trong nhận thức và hành vi, tỉ lệ GV đạt khá - tốt có chiều hướng
tăng rõ sau khi áp dụng các biện pháp tích cực trong thực hiện “ Nền nếp – kỷ cương” . Tuy
nhiên vẫn còn một số GV cắt xén thao tác – quy chế chuyên môn, đối phó khi kiểm tra.
- Nhân viên : Có nhiều cố gắng trong công tác, có tiến bộ trong thực hiện giờ giấc
làm việc, giao tiếp với mọi người xung quanh, vẫn còn một số nhân viên có sức ỳ, chưa tự
giác, nhận lỗi rồi lại tái phạm, về những năm sau đã chuyển biến tích cực hơn.
3- Phân tích những điều kiện thuận lợi và khó khăn của nhà trường:
3.1: Thuận lợi: - 100% BGH có ý thức và cùng có quyết tâm xây dựng “ Nền nếp – kỷ
cương” trong nhà trường.
- Tỉ lệ GV đạt tốt và khá cao – Khi có khuyết điểm tiếp thu sửa chữa nhanh - Đặc biệt
các đ/c tổ trưởng chuyên môn ý thức được vai trò gương mẫu của mình tại vị trí công tác.
- Mọi vấn đề lãnh đạo nhà trường đưa ra phù hợp, đúng và sát thực tế - > nhận được
sự ủng hộ cao của tập thể.
3.2: Khó khăn:
- Lương thấp, cường độ làm việc cao, thời gian làm việc kéo dài.
- Động viên khen thưởng rất khiêm tốn, còn tư tưởng cào bằng trong bình xét thi đua.
4
- Thực hiện quy chế dân chủ: Đôi khi có GVNV chưa phân biệt rõ sự khác nhau giữa
quyền lợi và nghĩa vụ của cán bộ công chức.
- Ý thức và hành vi còn mâu thuẫn trong một số cán bộ GVNV.
4- Hệ thống các biện pháp:
4.1: Xây dựng kế hoạch – chỉ đạo thực hiện kế hoạch nghiêm túc:
- Xây dựng kế hoạch có tầm quan trọng đặc biệt vì kế hoạch như kim chỉ nam, dẫn
đường chỉ lối cho người cán bộ thực hiện kế hoạch một cách nhanh chóng nhất. Xây dựng
được kế hoạch tức là ta đã tiến đến thành công được một nửa, bởi kế hoạch sẽ giúp ta làm
việc khoa học, không chồng chéo và không bỏ sót việc nào.
- Xây dựng kế hoạch bằng cách xác định đâu là điểm yếu nhất để tập trung thành mũi
nhọn làm trong từng tháng, từng giai đoạn.
Ví dụ: Năm học 2003 – 2004, tôi xây dựng kế hoạch thực hiện “ Nền nếp – kỷ cương”:
Thời gian Nội dung xây dựng “ Nền nếp – kỷ cương”
8/2003
- Học tập nhiệm vụ năm học của Sở – PGD.
- Thông báo kết quả tuyển dụng GVNV hợp đồng do tăng lớp, thay cô nghỉ
thai sản.
9/2003
- Học tập và ôn luyện quy chế chuyên môn cho 100% GVNV.
- Điều chỉnh lại phân công cô - sự phối hợp giữa lớp 2 cô; lớp 3 cô; chức
năng cô của tổ nuôi.
- Xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ, chỉ tiêu thi đua của trường, lớp, từng
cá nhân…
VV…VV
*Kết quả: + 100% CBGVNV nắm được nhiệm vụ năm học, nhận thức được đó là pháp lệnh
của ngành, 100% có trách nhiệm phải thực hiện nghiêm túc.
+ Mọi vấn đề được thông suốt - > Không có thắc mắc khiêu kiện, sẵn sàng tương trợ
giúp nhau tiến bộ.
+ Tiếp tục phát huy được điểm mạnh, thường xuyên rút kinh nghiệm khắc phục tồn tại.
4.2 Bồi dưỡng cán bộ giáo viên ( Nâng cao nhận thức):
Trong xã hội hiện nay, kiến thức của con người ngày càng phát triển và mở rộng,
từng cá nhân nếu không được bồi dưỡng, cập nhật thông tin thường xuyên sẽ trở thành lạc
hậu, tụt hậu. Bên cạnh đó, yêu cầu về chất lượng chăm sóc – giáo dục trẻ MN ngày càng cao;
5
CBGV nếu dậm chân tại chỗ, không có ý thức học tập vươn lên sẽ không đảm đương được
nhiệm vụ .
Với suy nghĩ như trên, tôi đã bồi dưỡng cho CBGV như sau:
- Đối với 2 đ/c Hiệu phó: Hiệu phó là những người giúp việc đắc lực cho Hiệu trưởng, vì
vậy tôi đã tận tình giúp đỡ, chỉ bảo phân công rõ và phù hợp với khả năng từng người để cùng
nhau làm việc nhịp nhàng, chu đáo, hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học.
- Đối với giáo viên: Bầu ra tổ trưởng chuyên môn có uy tín, vững vàng, nghiêm túc
trong thực hiện quy chế chuyên môn, nắm bắt sâu sát từng việc nhỏ tại từng khối – lớp. Đặc
biệt đối với GV, thường xuyên giáo dục, động viên kịp thời những việc làm tốt, yêu cầu cao
về “ Kỷ cương – tình thương – trách nhiệm” đối với các cháu trong các hoạt động chăm sóc
giáo dục trẻ vì GV là người trực tiếp với các cháu trong suốt thời gian trẻ ở trường, xây dựng
mối quan hệ giao tiếp đúng mực gần gũi, phối hợp chặt chẽ với CMHS trong việc thống nhất
nội dung, kiến thức, biện pháp chăm sóc – giáo dục trẻ . Chất lượng hồ sơ, sổ sách, chương
trình dạy được kiểm tra thường xuyên. Hiệu phó dạy phải chịu trách nhiệm về mảng này
trước Hiệu trưởng.
- Đối với nhân viên phục vụ: Tận tình, liêm khiết, không vi phạm tiêu chuẩn của trẻ.
Sử dụng kinh phí phụ huynh đóng góp hiệu quả, không lãng phí, đặc biệt là tổ nuôi phải thực
hiện nghiêm túc công khai: giao nhận – chế biến – chia khẩu phần ăn, chăm sóc trẻ chu đáo.
Hiệu phó chăm sóc nuôi dưỡng phải chịu trách nhiệm về mảng này trước Hiệu trưởng.
- Đối với các tổ chức đoàn thể: Công đoàn - ĐTN là những tổ chức hoạt động độc lập
nhưng vẫn là những thành viên quan trọng trong nhà trường, tôi đã tạo mọi điều kiện thuận
lợi cho Công đoàn - ĐTN hoạt động tích cực, thường xuyên phối hợp góp phần nâng cao
chất lượng toàn diện trong nhà trường.
- Tổ chức hội thảo cấp trường về các nội dung xây dựng “ Nền nếp – kỷ cương” để
chị em trao đổi tìm ra những điểm yếu, cùng bàn bạc tìm cách khắc phục thiết thực, cụ thể .
Mời các chuyên gia bồi dưỡng, nâng cao trình độ nhận thức về chính trị, chuyên môn,
nghiệp vụ, lòng yêu nghề, văn hoá giao tiếp ứng xử…
* Kết quả : CBGVNV đã tiến bộ rõ về trình độ chuyên môn, tay nghề, sáng tạo, linh hoạt
trong thực hiện phương pháp đổi mới, học sinh mạnh dạn, thông minh. Không còn tình trạng
vi phạm QCCM, không khí thi đua, làm việc sôi nổi, đoàn kết , người có lỗi tự giác nhận
ngay khi bình xét thi đua từ tổ.
6
4.3: Xây dựng ý thức tự giác, phát huy tinh thần trách nhiệm, làm việc vì danh dự của
trường chuẩn Quốc gia ( Thực hiện QCDC):
Để làm được điều này, tôi đặc biệt chú ý tạo bầu không khí tâm lý đoàn kết, chân
thành – dân chủ – tôn trọng mọi người, phát huy sức mạnh tập thể, tạo điều kiện cho chị em
không ngừng sáng tạo, tự giác trong hoạt động bằng cách:
- Tin tưởng trao quyền cho CBGVNV, khuyến khích chị em làm việc tự giác với suy
nghĩ “ Mỗi người vì mọi người – mọi người sẽ vì mình”, làm việc dù ở bất cứ vị trí nào
nhưng với tinh thần trách nhiệm cao và hoàn thành tốt đều được đánh giá như nhau và chị
em đều hiểu rằng: trong thành tích chung của tập thể đều có công sức đóng góp của mình, vì
sự tiến bộ đi lên của nhà trường, chứ không phải mang lại thành tích cho riêng Hiệu trưởng.
- Tạo điều kiện cho GV tăng cường trao đổi kinh nghiệm trong công tác chuyên môn,
nêu gương những điển hình tiên tiến, những việc làm tốt dù là nhỏ . Phát huy được các giờ
dạy tốt. Tạo cảm giác: mọi người đều được tôn trọng trong nhà trường.
- Phát huy tinh thần làm chủ tập thể, để GV mạnh dạn góp ý , lệ kế hoạch hoạt động
trong ngày linh hoạt, sáng tạo, lên thời khoá biểu mở theo hướng đổi mới nhưng vẫn đảm
bảo sự thống nhất trong chỉ đạo của nhà trường.
- Đội ngũ nhân viên phục vụ: Tuy không lên lớp trực tiếp nhưng là lực lượng đóng
góp 50% kết quả thành công chung của nhà trường. Tôi phân công lao động hợp lý, luôn tạo
điều kiện để chị em không xa rời chuyên môn, gần gũi các cháu như: Tổ chức thi QCCM, thi
làm đồ dùng dạy học đồ chơi cho 100% CBGVNV tham gia, hỗ trợ GV các lớp trong các
hoạt động tập thể, hoạt động ngoại khoá, hỗ trợ các giờ ăn – ngủ, vào lớp thay cô nghỉ….
- Có biện pháp đặc biệt đối với cá nhân đặc biệt: Đó là những chị em có hoàn cảnh
khó khăn , nhà xa, tuổi lớn, chuyên môn yếu, nhận thức yếu, cá biệt có chị em có biểu hiện
chống đối, tuỳ tiện trong làm việc Tôi dùng biện pháp gặp riêng, tế nhị góp ý, khơi gợi
điểm mạnh của họ,biểu dương kịp thời khi tiến bộ, góp ý xây dựng tại chỗ, giải quyết thắc
mắc, tồn tại kịp thời, nghiêm khắc,khéo léo trong yêu cầu thực hiện QCCM.
- Xây dựng nội quy, quy định chức trách, quyền hạn, nghĩa vụ làm việc từ BGH đến
cấp dưới. 100% chị em trực tiếp tham gia góp ý, xây dựng thông qua HNCNVC, thực hiện 3
công khai “Kế hoạch – tài chính – thi đua” trong nhà trường, trong mọi hoạt động.
- Thành lập hội đồng thi đua khen thưởng, các Ban chỉ đạo ( CSSK ban đầu, thực
hiện QCDC trong nhà trường, xây dựng nếp sống văn hoá công nghiệp, xây dựng “ Nhà
7
trường văn hoá…….”) , tổ chuyên môn giỏi giúp BGH đắc lực trong xây dựng tiết giỏi, tiết
kiến tập. Tăng cường kiểm tra đột xuất.
- Tăng cường vai trò và tạo mọi điều kiện để Ban TTND hoạt động tích cực, giúp
BGH giải quyết điều chỉnh kịp thời những thắc mắc, những lệch lạc trong thực hiện nghị
quyết HNCNVC, thực hiện nhiệm vụ cấp trên giao.
- Căn cứ tiêu chuẩn và quy chế “ Xây dựng nhà trường văn hoá- Nhà giáo mẫu mực –
học sinh thanh lịch” của Sở GD&ĐT, xây dựng quy chế “Nhà trường văn hoá- Nhà giáo
mẫu- Trẻ có nền nếp thói quen lễ giáo” của trường MN Hoạ Mi
* Kết quả:Với sự chuyển biến về nhận thức tốt, hành vi của CBGVNV đã tiến bộ rõ, mẫu
mực – nhất là những cá nhân “ Đặc biệt” đã thể hiện ý thức tự giác cao trong điều chỉnh
hành vi, văn hoá giao tiếp ứng xử, có nhiều cố gắng hoàn thành công tác được giao, mọi
người đi làm đúng giờ theo ca được phân công, tác phong, quan hệ với phụ huynh học sinh
và học sinh đã được cải thiện, tiến bộ rõ.
4.4: Thực hiện nghiêm túc quy trình quản lý ( Kế hoạch – Tổ chức – Chỉ đạo - Kiểm tra):
Bản thân tôi luôn ghi nhớ bài học: “Làm quản lý mà không kiểm tra coi như không
quản lý”, tôi đã phối hợp với các đ/c trong BGH, các tổ chức trong nhà trường để quản lý –
chỉ đạo, nắm bắt tình hình hàng ngày bằng cách:
- Phân công tách nhiệm, trực giao ban nghiêm túc trong BGH – Yêu cầu từng đ/c phải
xây dựng kế hoạch cụ thể từng tháng – tìm ra nguyên nhân thành công và tồn tại trong từng
tháng để rút kinh nghiệm kịp thời.
- Gương mẫu, nghiêm túc thực hiện “ Kỷ cương trong quản lý, thực chất trong đánh
giá, kiểm tra”, không chạy theo thành tích, phong trào – Tăng cường kiểm tra đột xuất, kiểm
tra toàn diện, kiểm tra chuyên đề, đi sâu vào điểm yếu, tồn tại để có biện pháp sửa chữa
nhanh chóng.
- BGH: Tự bồi dưỡng, học tập nâng cao trình độ, năng lực quản lý, chỉ đạo, rèn luyện
tác phong làm việc khoa học, chu đáo, chịu trách nhiệm đến cùng với nhiệm vụ được giao.
Thẳng thắn trong góp ý xây dựng, không né tránh, đổ lỗi cho khách quan, từ bỏ thói quen
làm việc dễ dãi, không tuân thủ nguyên tắc: Tập trung – Dân chủ.
* Kết quả: Với quy trình quản lý như trên, nề nếp, tác phong làm việc, hiệu lực hiệu quả của
công tác quản lý chỉ đạo, thực hiện nhiệm vụ đề ra đã đạt được kết quả khả quan. Năng lực,
8
trình độ của từng đ/c trong BGH đã tiến bộ rõ. Kết quả kiểm tra đánh giá của BGH đối với
các hoạt động trong nhà trường đảm bảo đúng thực chất, công bằng, khách quan.
4.5: Không ngừng phấn đấu, rèn luyện bản thân, nâng cao uy tín của người lãnh đạo.
Tôi đã định hướng cho mình một số mục tiêu cần phấn đấu:
* Các phẩm chất đạo đức cần tu dưỡng:
- Tính nguyên tắc cộng sản chủ nghĩa.
- Có tinh thần trách nhiệm , có lòng vị tha, bao dung, gương mẫu trong mọi công việc.
- Có lòng tốt và tình yêu vô tư trong sáng của một người mẹ đối với các con; tình
thương trách nhiệm , sự tận tuỵ của người chị cả đối với chị em trong toàn trường.
- Biết quan tâm giúp đỡ mọi người, không thành kiến, biết cảm thông, không tự cao
tự mãn, coi mình là trên hết.
- Luôn cởi mở, chân tình nhưng vẫn đảm bảo nguyên tắc làm việc, sự đúng mực của
người thủ trưởng: biết đòi hỏi hiệu quả của công việc và yêu cầu cao với mọi người.
- Có ý thức trong việc thường xuyên rèn luyện phong thái diện mạo của người Hiệu
trưởng ở mọi lúc mọi nơi.
- Trung thực và liêm khiết trong quản lý, chỉ đạo, không lãng phí, thực hành tiết
kiệm, quản lý thu – chi, công tác tài chính rõ ràng, minh bạch.
* Các phẩm chất năng lực:
- Biết phân tích nhận định tình hình, xác định rõ nhu cầu mục tiêu ngắn và dài hạn.
- Cụ thể được các nhiệm vụ, chỉ tiêu, chỉ đạo triển khai nghiêm túc nội dung chương
trình, các văn bản hướng dẫn của cấp trên.
- Thực hiện tốt kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn, bồi dưỡng đội ngũ phát triển toàn
diện về mọi mặt.
- Biết chăm lo đời sống, cải thiện điều kiện làm việc, xây dựng môi trường giáo dục
và cảnh quan sư phạm đẹp, phù hợp với trẻ MN.
- Thực hiện dân chủ hoá thực chất trong mọi hoạt động của nhà trường.
- Giám sát chặt chẽ các hoạt động tài chính trong nhà trường.
- Biết quản lý, bảo quản tốt hồ sơ và hợp đồng GVNV.
- Thực hiện nghiêm túc công tác kiểm tra, thanh tra chuyên môn, đánh giá đúng chất
lượng công tác của từng CBGVNV.
9
- Biết lắng nghe ý kiến của cấp dưới, xử lý chính xác khách quan các thông tin ngược
và dư luận trong nhà trường.
5- Kết quả đạt được:
Với sự quyết tâm lớn của BGH, sự đồng lòng cố gắng rèn luyện của đội ngũ, với một
số biện pháp thiết thực, phù hợp với đặc điểm tình hình của nhà trường, công tác
“ Nền nếp – kỷ cương” của trường Họa Mi đã đạt được một số kết quả sau:
*Về nhận thức:
- 100% CBGVNV đều ủng hộ và có ý thức cao trong việc thực hiện “ Nền nếp – kỷ
cương – Tình thương – Trách nhiệm” trong chăm sóc – giáo dục trẻ.
- 85% có ý thức tốt trong thực hiện “Nền nếp – kỷ cương”, 15% có ý thức khá, không
còn TB và yếu.
*Về hành vi:
- 84% GVNVthực hiện nghiêm túc “ Nền nếp – kỷ cương” trong thực hiện QCCM,
các nội quy – quy định của ngành, trường.
- 16% thực hiện đạt khá, chưa cẩn thận, không còn tình trạng vi phạm cố ý, bảo thủ.
- Kết quả kiểm tra toàn diện qua 2 năm học ( 2003 – 2004 và 2004 – 2005):
Nội dung Năm học 03 – 04: 11 lớp. Năm học 04 – 05: 14 lớp.
Tốt - % Khá - % TB - % Tốt - % Khá - % TB - %
1-KT toàn diện các lớp 8 = 72,7% 3 = 27,3% 0 13 = 92,9% 1= 7,1% 0
2-KT toàn diện GVNV 28= 60,9% 16= 34,8% 2= 4,3% 45 = 91,8% 4= 8,2% 0
- Các tổ chức chính trị, đoàn thể: Chi bộ – Công đoàn - Đoàn thanh niên – Hội
CMHS hoạt động có nền nếp, đi sâu vào chất lượng, thật sự có vai trò rất lớn thúc đẩy các
phong trào thi đua trong nhà trường.
- Tập thể đội ngũ nêu cao ý thức tự giác, có trách nhiệm cao khi thực hiện nhiệm vụ
được giao, nhất là các đ/c tổ trưởng – khối trưởng đã có nhiều kinh nghiệm kiểm tra, đôn
đốc, giải quyết giúp việc rất đắc lực cho hiệu trưởng ngay tại các tổ của mình.
- Nền nếp nhà trường được củng cố duy trì thường xuyên, mọi hoạt động có tiến bộ rõ
về số lượng và chất lượng, các đoàn về kiểm tra đột xuất kết quả vẫn tốt do không còn tình
trạng đối phó, tuỳ tiện trong làm việc, dù Hiệu trưởng đi vắng, mọi hoạt động vẫn diễn ra
nghiêm túc thường xuyên, tự giác, được CMHS và cấp trên tin tưởng.
10
*Năm học 2004 – 2005 được đánh giá là năm đạt được nhiều thành công trong việc thực
hiện “ Nền nếp – kỷ cương” của nhà trường. Sau đây là nhận xét đánh giá của các đoàn
kiểm tra về trường:
- Học kỳ I: Quận thanh tra toàn diện: Xếp loại tốt.
- Trường thanh tra 08 GV: 8/8 xếp loại tốt – Quận thanh tra 6 GV: 6/6 được xếp loại tốt.
- Kiểm tra công tác giáo dục thể chất cấp TP: xếp loại tốt.
- Liên ngành Sở GD – Sở YT kiểm tra các yếu tố – nguy cơ gây tai nạn thương tích
cho trẻ MN: Xếp loại tốt.
- TTYT Quận – Chữ thập đỏ – PGD: Kiểm tra vệ sinh y tế học đường: Xếp loại tốt
( được đánh giá đạt điểm cao nhất Quận).
- Các hội thi: Đạt giải ba thi GV giỏi TP, 02 huy chương Bạc, hội diễn văn nghệ TP,
giải nhì “ Giáo viên tài năng duyên dáng” cấp Quận.
- Hiệu trưởng và nhà trường được khen xuất sắc trong thực hiện cuộc vận động “ Kỷ
cương – tình thương – trách nhiệm”5 năm.
- Được LĐLĐTP khen xuất sắc phong trào lao động giỏi CNVCLĐTĐ ( 1984 – 2004).
- Bản thân đạt CSTĐ cấp Quận năm 2003, 2004, đại biểu người tốt việc tốt TP 2004;
được Bộ GD&ĐT tặng Bằng khen năm 2004.
- Nhà trường tiếp tục được đề nghị xét tặng danh hiệu trường tiên tiến xuát sắc năm
học 2004 – 2005.
6- Nguyên nhân thành công , bài học kinh nghiệm:
6.1: Nguyên nhân thành công: Công tác “ Nền nếp – kỷ cương” của trường MN Hoạ Mi
theo tôi bước đầu đã thành công nhờ các biện pháp:
* Xây dựng kế hoạch và chỉ đạo thực hiện kế hoạch nghiêm túc.
* Bồi dưỡng đội ngũ toàn diện về nhận thức và hành vi.
* Xây dựng ý thức tự giác, phát huy tinh thần trách nhiệm cao, làm việc vì danh dự trường
chuẩn Quốc gia.
* Thực hiện nghiêm túc quy trình quản lý của người Hiệu trưởng.
*Không ngừng phấn đấu, tu dưỡng, rèn luyện bản thân để có được những phẩm chất đạo đức
và phẩm chất năng lực của người cán bộ quản lý để hoàn thành được nhiệm vụ trong giai
đoạn hiện nay.
6.2: Bài học kinh nghiệm:
11
Để đạt được thành công và uy tín nhất định trong công tác quản lý, có nhiều con
đường , nhiều nguyên nhân – Song theo tôi, để có được uy tín nhất định trong quản lý nhà
trường, người Hiệu trưởng phải không ngừng phấn đấu , tu dưỡng , rèn luyện, nâng cao trình
độ chuyên môn, năng lực quản lý chỉ đạo toàn diện để không những có
“ TÂM” mà phải có “ TẦM” nhìn xa, có chiến lược xây dựng nhà trường đi đúng hướng, hoạt
động đạt hiệu quả cao để đội ngũ GVNV coi đó là một tấm gương sáng, một bài học ngay trong
chính nhà trường của mình. Tôi thấy người Hiệu trưởng phải là vầng trán của nhà trường, là nơi
tập trung mọi mối liên kết các tổ chức trong nhà trường để phát huy sức mạnh tổng hợp của
từng thành viên – Có như vậy thì chất lượng của nhà trường sẽ đạt được đỉnh cao.
III- KẾT THÚC VẤN ĐỀ
1- Cảm nghĩ: Khi đã xây dựng được “ Nền nếp – kỷ cương” chặt chẽ trong nhà trường, tôi
nhận thấy:
- Từng thành viên trong nhà trường đều rất vui vẻ, phấn khởi, tin tưởng vào sự quản
lý chỉ đạo của BGH.
- Khi Hiệu trưởng ra quyết định nào đó đều được mọi người hưởng ứng tích cực, chấp
hành một cách tự giác.
- Các hoạt động trong nhà trường diễn ra nền nếp, có chất lượng. Tinh thần trách
nhiệm, sự đoàn kết, tương trợ, thân ái của mọi người được nâng lên rõ nét.
2- Một số đề xuất:
* Với Sở GD&ĐT:
- Lương của ngành giáo dục MN quá khiêm tốn, lương Đại học không được điều
chỉnh theo bằng cấp -> Chưa động viên được GV.
- Trong năm học có quá nhiều hội thi của trẻ, của GV -> Vấn đề chuyên môn sẽ bị lơ là.
- QCCM chặt chẽ nhưng đôi khi gò bó, có thể cho phép linh hoạt hơn ( Ví dụ: Trẻ
phải dùng 02 khăn nhưng nếu cô không bao quát kịp thời trẻ lại dùng 01khăn -> Thành sai
sót về chuyên môn…).
- Nhiều thói quen, nền nếp của trẻ được rèn dạy rất chu đáo ở trường MN nhưng khi
lên lớp 1 hầu như không được duy trì.
* Với phòng giáo dục: - GV mới sinh con, thời gian chăm sóc con nhỏ rất eo hẹp -> Có
thể thông cảm khi có sơ xuất nhỏ.
12
- Các hoạt động khác của ngành chiếm nhiều thời gian trong giờ chính quyền, mà GV
mầm non rất khó rời lớp đi làm việc khác vì phải đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ.
- Thưởng các danh hiệu khi sơ kết, tổng kết, các phong trào thi đua còn hạn chế,
chưa xứng với sự nỗ lực phấn đấu của các tập thể và cá nhân có thành tích.
Hà nội, ngày 10 tháng 4 năm 2005.
Người viết.
Vũ Thanh Thanh
13