Tải bản đầy đủ (.doc) (97 trang)

Luận văn thạc sĩ nghiên cứu yếu tố nguy cơ loãng xương và dự báo xác suất gãy xương theo mô hình garvan và FRAX ở nam giới từ 60 tuổi trở lên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.88 MB, 97 trang )

1
B GIO DC V O TO B Y T
TRNG I HC Y H NI
o0o
THI VN CHNG
NGHIÊN Cứu YếU Tố NGUY CƠ LOãNG XƯƠNG
Và dự BáO xác suất GãY XƯƠNG THEO MÔ HìNH
GARVAN Và FRAX ở NAM GIớI Từ 60 TUổI TRở LÊN
Chuyờn ngnh: Ni khoa
Mó s: 60.72.20
LUN VN THC S Y HC
Ngi hng dn khoa hc:
PGS.TS. NGUYN VNH NGC
H NI - 2013
2
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, tôi xin chân thành cảm ơn: Ban giám hiệu,
phòng Đào tạo sau đại học, Bộ môn Nội tổng hợp -Trường Đại học Y Hà
Nội; Ban lãnh đạo Bệnh viện Bạch Mai; Bệnh viện Lão khoa Trung ương;
Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu, Khoa Cơ xương khớp, Khoa Khám
bệnh theo yêu cầu - Bệnh viện Bạch Mai; Khoa Cơ xương khớp-Bệnh viên E
Trung ương, Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An đã tạo mọi điều kiện
thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Nguyễn Thị Ngọc Lan
phó trưởng bộ môn Nội tổng hợp, PGS.TS. Nguyễn Vĩnh Ngọc giảng viên Bộ
môn Nội tổng hợp - Trường Đại học Y Hà Nội, người đã hết lòng dạy bảo,
dìu dắt tôi trong suốt quá trình học tập và trực tiếp hướng dẫn tôi hoàn thành
luận văn này.
Với tất cả lòng kính trọng, tôi gửi lời cảm ơn chân thành tới TS. Nguyễn Mai Hồng,
PGS.TS. Trần Thị Minh Hoa, TS. Nguyễn Văn Hùng, các Thầy cô giáo,
các anh chị Bác sỹ, Điều dưỡng trong khoa Cơ xương khớp-Bệnh viện Bạch


mai, những người thầy đã tận tình hướng dẫn, dìu dắt tôi thực hành lâm sàng
hàng ngày trong suốt thời gian học tập và góp ý cho tôi hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn tới các Thầy, cô trong Hội đồng chấm luận
văn đã cho tôi nhiều ý kiến quý báu để hoàn thiện luận văn này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn các Thầy cô trong Bộ môn Nội tổng hợp-Trường
Đại học Y Hà Nội đã hết lòng dạy dỗ, chỉ bảo tôi trong quá trình học tập và hoàn
thành luận văn.
Cuối cùng, tôi cũng xin vô cùng biết ơn gia đình, bạn bè và đồng nghiệp
luôn là những người động viên, khích lệ và ủng hộ nhiệt tình giúp tôi vượt
qua mọi khó khăn trong cuộc sống và học tập

Hà Nội, ngày 02 tháng 09 năm 2013
Thái Văn Chương
3
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, do chính
tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn của PGS.TS. Nguyễn Vĩnh Ngọc. Các số
liệu, kết quả được nêu trong luận văn này là trung thực và chưa được công bố
trong bất kỳ một luận văn nào khác.
Hà Nội, ngày 02 tháng 09 năm 2013
Tác giả
Thái Văn Chương
4
TRƯỜNG ĐẠI HỌC
Y HÀ NỘI
BỘ MÔN NỘI
TỔNG HỢP
ĐỀ NGHỊ DANH SÁCH HỘI ĐỒNG CHẤM
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THẠC SĨ
Của học viên Cao học: Thái Văn Chương

Đề tài: “Nghiên cứu yếu tố nguy cơ loãng xương và dự báo xác suất gãy
xương theo mô hình Garvan và FRAX ở nam giới từ 60 tuổi trở lên”
Chuyên ngành: NỘI KHOA. Khóa 20
Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Vĩnh Ngọc
Căn cứ vào luận văn tốt nghiệp thạc sĩ của học viên, Bộ môn Nội tổng hợp
đồng ý cho học viên:
bảo vệ luận văn của mình trước Hội đồng chấm luận văn và đề nghị Danh
sách Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp thạc sĩ gồm các thành viên sau đây:
TT Họ và tên
Học vị,
chức danh
khoa học
Chuyên
ngành
Đơn vị công
tác
Trách
nhiệm
trong Hội
đồng
1.
Vũ Thị Thanh
Thủy
PGS.TS Nội khoa
Bệnh Viện
Bạch Mai
Chủ tịch

2.
Nguyễn Minh

Sơn
PGS.TS Dịch tễ học
Trường Đại
học Y Hà Nội
Phản biện
1
3.
Nguyễn Mai
Hồng
TS Nội khoa
Bệnh Viện
Bạch Mai
Phản biện
2
4.
Nguyễn Văn
Hùng
TS Nội khoa
Trường Đại
học Y Hà Nội
Thư ký

5. Trần Thị PGS.TS Nội khoa Bệnh Viện Ủy viên
5
Minh Hoa Bạch Mai HĐ
6.
Lê Thu Hà PGS.TS Nội khoa
Bệnh Viện
Quân đội 108
Ủy viên


7.
Đặng Hồng
Hoa
TS Nội khoa
Bệnh Viện E
Trung ương
Ủy viên


Nội,
ngà
y 28
thá
ng
08

m
201
3
TR
ƯỞ
NG
BỘ

N
Ngô
Qu
ý
Châ

u
6
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
BẢN NHẬN XÉT QUÁ TRÌNH HỌC TẬP
Của học viên cao học: Thái Văn Chương
Chuyên ngành: Nội khoa. Khóa: 20
Tên đề tài: “Nghiên cứu yếu tố nguy cơ loãng xương và dự báo xác suất
gãy xương theo mô hình Garvan và FRAX ở nam giới từ 60 tuổi trở lên”
1. Quá trình học tập
Trong suốt quá trình học tập, học viên Thái Văn Chương tham gia đầy đủ
các buổi lý thuyết và thực hành. Cần cù, chăm chỉ, có ý thức vươn lên trong
học tập và đã đạt kết quả tốt trong các kỳ thi.
2. Về ý thức tổ chức kỷ luật
Luôn chấp hành nghiêm chỉnh các nội quy, quy chế của nhà trường, bộ
môn Nội tổng hợp, cũng như quy chế của bệnh viện nơi thực tập, nơi nghiên
cứu đề tài. Tham gia đầy đủ các buổi trực theo sự phân công của bệnh viện.
3. Quan hệ với thầy cô, đồng nghiệp và bạn bè
Kính trọng và lễ phép đối với các thầy cô giáo ở nhà trường cũng như ở
bệnh viện. Có mối quan hệ tốt với các khoa, phòng trong bệnh viện, cũng như
các khoa phòng, bộ môn của trường Đại học Y Hà Nội. Với bạn bè, tôn trọng
và sẵn sàng giúp đỡ để lại ấn tượng tốt đẹp trong quá trình học tập và nghiên
cứu.
7
Hà Nội, ngày 28 tháng 08 năm 2013
GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Nguyễn Vĩnh Ngọc
8
CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BMC : Bone mineral content (Khối lượng chất khoáng xương).

BMD : Bone mineral density (Mật độ khoáng của xương).
BMI : Body mass index (Chỉ số khối cơ thể).
CS : Cộng sự.
CSTL : Cột sống thắt lưng.
CXĐ : Cổ xương đùi.
DXA : Dual energy X ray absorptiometry (Hấp thụ tia X năng lượng kép).
MĐX : Mật độ xương.
NCGX : Nguy cơ gãy xương.
PTH : Parathyroid hormone.
9
10
ĐẶT VẤN ĐỀ
Loãng xương - một bệnh lý toàn thể của khung xương đặc trưng bởi sự
giảm khối lượng xương, tổn thương vi cấu trúc xương và tăng nguy cơ gãy
xương , . Với tuổi thọ ngày càng cao, tỷ lệ mắc loãng xương cũng gia tăng ở
mức báo động. Hiện nay loãng xương ước tính ảnh hưởng đến 200 triệu người
trên toàn thế giới, hơn 75 triệu người ở Châu Âu, Mỹ và Nhật Bản , . Hàng
năm chi phí cho cho dự phòng, điều trị loãng xương và các biến chứng của
loãng xương là rất lớn ở Châu Âu 30,7 tỷ EUD , ở Mỹ là 13,7 đến 20,3 tỷ
USD , ở Anh 1,8 tỷ Pounds .
Từ lâu loãng xương đã được coi là bệnh của phụ nữ sau mãn kinh, song
các nghiên cứu gần đây đã cho thấy có tới 20% số nam giới toàn cầu có nguy
cơ mắc bệnh loãng xương . Tỉ lệ tử vong và giảm chất lượng cuộc sống sau
gãy xương ở nam giới nặng nề hơn so với nữ giới . Trong số các gãy xương
hông do loãng xương nam giới chiếm 20 - 25% và tỉ lệ tử vong trong 12 tháng
đầu sau gãy xương hông ở nam cao hơn so với nữ , . Do vậy loãng xương ở
nam ngày càng được quan tâm nhiều hơn.
Ở nam giới có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng gây loãng xương và gãy
xương do loãng xương như: Tuổi, chiều cao, cân nặng, hormon, chế độ sinh
hoạt, luyện tập, thói quen sử dụng rượu, hút thuốc lá, tiền sử gia đình, tiền sử

té ngã…, , , . Hiện nay vấn đề nhận định các yếu tố nguy cơ của loãng xương
và tiên lượng nguy cơ gãy xương đóng vai trò quan trọng, là một tiêu chí
trong quyết định dự phòng và điều trị loãng xương. Trên thế giới có nhiều mô
hình đánh giá nguy cơ gãy xương dựa vào các yếu tố nguy cơ lâm sàng và
mật độ xương như: FRISK Score, QFractureScores, FRAX, Garvan…Tuy
nhiên với nhiều ưu điểm dự báo chính xác, đơn giản và sử dụng ít tham số,
nên mô hình tiên lượng gãy xương Garvan và FRAX hiện đang được áp dụng
11
trong những nghiên cứu lớn trên thế giới, góp phần quan trọng trong chiến
lược dự phòng và điều trị loãng xương và biến chứng gãy xương.
Ở Việt Nam đã có nhiều nghiên cứu về loãng xương ở nữ, song các
nghiên cứu về loãng xương ở nam giới chỉ mới bắt đầu. Chưa có nhiều nghiên
cứu về các yếu tố nguy cơ của loãng xương và gãy xương ở nam giới từ 60
tuổi trở lên và chưa có nghiên cứu nào áp dụng mô hình tiên lượng gãy xương
Garvan và FRAX ở đối tượng này. Do vậy chúng tôi tiến hành thực hiện đề
tài “Nghiên cứu yếu tố nguy cơ loãng xương và dự báo xác suất gãy
xương theo mô hình Garvan và FRAX ở nam giới từ 60 tuổi trở lên”
nhằm hai mục tiêu sau:
1. Mô tả một số yếu tố nguy cơ loãng xương ở nam giới từ 60 tuổi trở lên
đến khám tại các cơ sở y tế trên địa bàn Hà Nội năm 2012 và 2013.
2. So sánh hai mô hình Garvan và FRAX trong dự báo nguy cơ gãy
xương ở các đối tượng trên.
12
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
Đại cương về loãng xương
1.1.1. Định nghĩa loãng xương
Cũng như nhiều bệnh khác hiểu biết về loãng xương thay đổi theo thời
gian. Năm 1991, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chủ trì một hội nghị chuyên
đề loãng xương tại Thụy Sỹ đưa ra định nghĩa: Loãng xương là một bệnh với

đặc điểm khối lượng xương suy giảm, vi cấu trúc của xương bị hư hỏng dẫn
đến tình trạng xương bị yếu và hệ quả là tăng nguy cơ gãy xương . Có 3 khía
cạnh trong định nghĩa trên: Khối lượng xương, vi cấu trúc của xương và hệ
quả. Khối lượng xương chính là khối lượng chất khoáng trong xương, một
thành tố quan trọng có ảnh hưởng đến lực và sức bền của xương. Vi cấu trúc
của xương là những thành phần đan xen của các tế bào và mô tạo nên xương,
phản ánh chất lượng của xương. Định nghĩa trên ghi nhận rằng gãy xương là
hệ quả của loãng xương. Nhưng hệ quả ở đây là nguy cơ gãy xương chứ
không phải gãy xương.
Trong vòng 15 năm qua, rất nhiều nghiên cứu về loãng xương đã được
thực hiện qua đó chúng ta đã hiểu và biết nhiều hơn về loãng xương đặc biệt
là chất lượng của xương. Năm 2001, Viện Y tế Hoa Kỳ chủ trì một hội nghị
chuyên đề về loãng xương. Hội nghị đã đúc kết những hiểu biết mới về loãng
xương và đi đến một định nghĩa mới về loãng xương như sau: Loãng xương là
một hội chứng với những đặc điểm sức bền của xương bị suy giảm dẫn đến
gia tăng nguy cơ gãy xương. Sức bền của xương phản ánh sự kết hợp của mật
độ chất khoáng trong xương và chất lượng xương .
Nghiên cứu hai định nghĩa loãng xương trên đây cho chúng ta thấy gãy
xương là một hệ quả của loãng xương và loãng xương là hệ quả của tình trạng
13
sức bền của xương do 2 yếu tố: Lượng (lượng chất khoáng trong xương) và
chất (chất lượng và cấu trúc xương) tác động.
Định nghĩa mới này mở ra một định hướng nghiên cứu loãng xương
trong vòng 10 năm qua là tập trung vào nghiên cứu chất lượng của xương.
Nhiều chuyên gia đều đồng ý rằng chất lượng xương chính là tổng hợp các
yếu tố liên quan đến cấu trúc của xương, chu chuyển của chất khoáng trong
xương, độ khoáng hóa và các đặc điểm của chất keo. Qua định nghĩa trên cho
thấy loãng xương là một yếu tố nguy cơ của gãy xương.
1.1.2. Phân loại loãng xương , ,
1.1.2.1. Loãng xương nguyên phát

Là loại loãng xương không tìm thấy căn nguyên nào khác ngoài tuổi
và/hoặc tình trạng mãn kinh ở phụ nữ.
- Loãng xương nguyên phát typ 1 (loãng xương sau mãn kinh): Thường
gặp ở phụ nữ 50-60 tuổi đã mãn kinh. Tổn thương chủ yếu là mất chất khoáng
ở xương xốp, biểu hiện bằng sự lún các đốt sống hoặc gãy xương Pouteau-
Colles. Loãng xương nhóm này thường xuất hiện sau mãn kinh từ 5-15 năm.
Nguyên nhân ngoài sự thiếu hụt oestrogen, còn có sự giảm tiết hormon cận
giáp trạng, tăng thải calci qua nước tiểu, suy giảm hoạt động enzym 25-OH-
Vitamin D1 alpha hydroxylase.
- Loãng xương nguyên phát typ 2 (loãng xương tuổi già): Loãng xương
liên quan đến tuổi tác và có sự mất cân bằng tạo xương. Loại này xuất hiện cả
ở nam và nữ, thường trên 70 tuổi, mất chất khoáng toàn thể cả xương xốp và
xương đặc. Biểu hiện chủ yếu là gãy cổ xương đùi, liên quan tới hai yếu tố
quan trọng là giảm hấp thu calci, giảm chức năng tạo cốt bào dẫn tới cường
cận giáp trạng thứ phát.
1.1.2.2. Loãng xương thứ phát:
Là loại loãng xương tìm thấy nguyên nhân do một số bệnh hoặc một số
thuốc gây nên.
14
1.1.3. Các biểu hiện lâm sàng của loãng xương ,
Những biểu hiện lâm sàng chỉ xuất hiện khi MĐX giảm trên 30%.
Triệu chứng lâm sàng có thể xuất hiện đột ngột sau một chấn thương nhẹ hoặc
có thể xuất hiện từ từ tăng dần.
- Đau: Thông thường loãng xương gây đau xương và đó là triệu chứng
chính. Thường đau ở vùng xương chịu tải của cơ thể (CSTL, chậu hông), đau
nhiều sau chấn thương, đau âm ỉ nếu là tự phát. Đau tăng khi vận động, đi lại,
đứng ngồi lâu và giảm khi nghỉ ngơi.
- Hội chứng kích thích rễ thần kinh: Có thể có các dấu hiệu chèn ép rễ
thần kinh như đau dọc theo dây thần kinh liên sườn, thần kinh tọa nhưng
không bao giờ gây hội chứng ép tuỷ.

- Biến dạng cột sống:
+ Mất đường cong sinh lý như gù ở vùng lưng, thắt lưng, có thể CSTL
quá ưỡn về phía trước, gù ở mức độ nặng gây tình trạng còng lưng.
+ Gù vẹo cột sống là hậu quả của đau và nén cột sống lưng, thắt lưng
kéo dài không được điều trị. Những trường hợp gù vẹo cột sống do loãng
xương thường xảy ra từ từ, gù có đường cong rộng, không có điểm gồ.
+ Trong trường hợp nặng có nhiều đốt sống bị xẹp, lún sẽ dẫn đến còng
lưng và gập các xương sườn cuối sát với xương chậu, khiến cho người bệnh
ngồi lâu, đứng lên hoặc đi lại đều rất khó chịu.
- Chiều cao của cơ thể giảm: Mỗi một đốt sống bị xẹp hoàn toàn có thể
làm chiều cao của cơ thể giảm 1cm và trong những trường hợp nặng khi nhiều
đốt sống bị xẹp chiều cao của cơ thể có thể giảm từ 10 - 20cm.
- Gãy xương: Gãy xương do loãng xương thường là những gãy xương
tự nhiên hoặc sau một sang chấn rất nhỏ như ho hắt hơi, ngã nhẹ
+ Những loại gãy xương chủ yếu gặp ở người già gồm gãy xương cẳng
tay, gãy đốt sống, gãy xương chậu và gãy CXĐ. Tần suất gãy xương tăng dần
theo tuổi và tăng ở phụ nữ do tình trạng mất xương nhanh sau mãn kinh. Thường
15
gãy xương cẳng tay xẩy ra khoảng 10 năm sau mãn kinh, xẹp lún đốt sống xảy ra
sau 15-20 năm sau mãn kinh và gãy CXĐ xảy ra sau 70 tuổi. Trong đó gãy
xương cẳng tay là loại gãy xương gặp nhiều nhất trước tuổi 75. Tuy nhiên gãy
CXĐ là loại gãy xương đáng phải lưu tâm nhất do tỷ lệ tử vong sau gãy CXĐ
cao, gây mất vận động nghiêm trọng và đòi hỏi phải chi phí nhiều trong việc
điều trị.
1.1.4. Các phương pháp chẩn đoán loãng xương
1.1.4.1. Chẩn đoán bằng X quang quy ước
Chụp X quang là phương pháp thường quy để đánh giá loãng xương và
gãy xương. Chụp cột sống có thể thấy hình ảnh tăng thấu quang, mất phần thớ
ngang của bè xương, chỉ nhìn rõ thớ dọc, có thể nhìn thấy hình ảnh lún đốt
sống dạng hình chêm, lõm hai mặt hoặc hình lún ép đốt sống. Hình ảnh loãng

xương trên X quang thường là biểu hiện muộn, lúc này có nghĩa là lượng khối
xương có thể đó mất đi từ 30-50%. Hơn nữa, độ chính xác của phương pháp
này không cao và phụ thuộc vào nhiều yếu tố: Máy chụp, người chụp và
người đọc kết quả.
1.1.4.2. Chẩn đoán loãng xương bằng sinh thiết xương
Sinh thiết xương tại vị trí cánh chậu sẽ thấy tình trạng giảm khối
xương, hủy cốt bào tăng và những rối loạn ở tủy xương. Phương pháp này có
thể đánh giá được chất lượng xương và là phương pháp chính xác nhất để có
thể đánh giá được sự chuyển hóa tuần hoàn của xương. Tuy nhiên nó không
phải là một xét nghiệm thường quy.
1.1.4.3. Chẩn đoán loãng xương sử dụng các marker chu chuyển xương
Quá trình chuyển hoá xương là kết quả của hai hoạt động huỷ xương
(các huỷ cốt bào) và tạo xương (các tạo cốt bào) diễn ra liên tục. Bình thường
hai hoạt động này diễn ra cân bằng, bổ sung cho nhau để duy trì MĐX. Tuy
16
nhiên hai hoạt động này có thể không cân bằng trong suốt quá trình tăng
trưởng. Chúng phụ thuộc nhiều vào các hormone điều hoà chuyển hoá xương
như calcitonin, PTH, hormone tuyến giáp
Một số thông số sinh học của quá trình tạo xương và huỷ xương:
-Tạo xương: Osteocalcin, Phosphatase kiềm, Các peptid của procollagen.
- Huỷ xương: Phosphatse acid kháng Tartrate (TRAP), Pyridinoline (PYD),
Desoxypyridinoline (DPD), Hydroxyproline, Calci, Glycosides hydroxylysine.
Sử dụng các marker chu chuyển xương có ưu điểm đánh giá được quá
trình chuyển hóa xương, có giá trị trong theo dõi điều trị loãng xương. Tuy
nhiên độ nhạy và độ đặc hiệu không cao trong chẩn đoán loãng xương.
1.1.4.4. Các phương pháp đo mật độ xương
Đo MĐX là phương pháp thăm dò không xâm lấn thực hiện dễ dàng để
đánh giá khối lượng xương và nguy cơ gãy xương. Có rất nhiều phương pháp
đã được sử dụng gồm:
-Chụp cắt lớp vi tính định lượng (Quantitative computer tomography - QCT).

-Hấp thụ photon đơn (Single photon absorptiometry - SPA).
-Hấp thụ photon kép (Dual photon absorptiometry – DPA).
-Siêu âm định lượng (Quantitative ultrasound – QUS).
-Hấp thụ tia X năng lượng đơn (Single energy Xray absorptiometry – SXA).
-Hấp thụ tia X năng lượng kép (Dual energy Xray abssorptiometry – DXA).
Tuy nhiên với độ chính xác cao và nhiều ưu điểm phương pháp nên
phương pháp đo MĐX bằng tia X năng lượng kép (DXA – Dual Energy
Xray Absorptiometry) hiện nay được xem là tiêu chuẩn vàng trong chẩn
đoán loãng xương.
Nguyên lý của đo MĐX bằng DXA: Sử dụng hai chùm photon có năng
lượng khác nhau, năng lượng cao >70 KV cho mô xương và năng lượng thấp
30 – 50 KV cho mô mềm. Phép đo được thực hiện ở nhiều vị trí khác nhau
như CSTL, đầu trên xương đùi, cẳng tay và toàn bộ xương cơ thể. MĐX
17
không được đo trực tiếp bằng các thiết bị DXA mà phải đo khối lượng khoáng
của xương (BMC) ở một đoạn xương nhất định (tính bằng gram) và diện tích
vùng được đo (tính bằng cm
2
), kết quả MĐX của vùng xương vừa đo được
tính bằng g/cm
2
.
Trong số các phương pháp đo MĐX, DXA là kỹ thuật phát triển tốt
nhất được ứng dụng trên lâm sàng. Từ năm 2003, Tổ chức Y tế Thế giới coi
DXA là kỹ thuật tham chiếu để đo MĐX. Người ta cũng thấy MĐX đo bằng
DXA có tương quan khá cao với nguy cơ gãy xương, vị trí tiên đoán tốt nhất
là đo ở vị trí CXĐ.
Ưu điểm: Độ chính xác cao, thời gian thăm dò ngắn, liều tia thấp, mức
độ sai số thấp, đánh giá tách biệt giữa xương bè và xương vỏ. Có thể đo được
ở những vị trí có nguy cơ cao như CSTL, CXĐ và các vị trí ngoại biên như cổ

tay, xương gót hoặc đo toàn thân. Ngoài ra phương pháp này còn cho phép
ước tính khối lượng nạc và mỡ của toàn thân.
Nhược điểm: Bị hạn chế khi đánh giá nếu gặp các gai xương và calci
hoá động mạch.
Tiêu chuẩn chẩn đoán loãng xương theo Tổ chức Y tế thế giới
(WHO) 1994 dựa vào MĐX , , , :
- Bình thường: MĐX ≥-1
- Khối lượng xương thấp: MĐX từ -1 đến -2,5
- Loãng xương: MĐX ≤-2,5
- Loãng xương nặng: MĐX ≤-2,5 và có ≥1 lần gãy xương
1.2. Loãng xương nam giới
1.2.1. Dịch tễ học loãng xương ở nam giới
Loãng xương là một vấn đề đang được thế giới rất quan tâm, vì quy mô
lớn và hệ quả nghiêm trọng của nó trong cộng đồng. Nhiều nghiên cứu trong
18
vòng 30 năm qua cho thấy ở nam giới tuổi từ 60 trở lên có khoảng 20% người
mắc chứng loãng xương , . Loãng xương là một căn bệnh âm thầm, bởi vì
trong nhiều trường hợp bệnh không biểu hiện triệu chứng và do đó người mắc
bệnh không biết được cho đến khi bị gãy xương. Khoảng 20-30% nam giới
trên 60 tuổi có triệu chứng loãng xương ở cột sống mà bệnh nhân không hề
hay biết .
Hệ quả nghiêm trọng nhất của chứng loãng xương là gãy xương. Gãy
xương là một vấn đề y tế có tầm vĩ mô, bởi vì tần suất mắc trong dân số khá
cao, nguy cơ tử vong và ảnh hưởng đến kinh tế của mỗi quốc gia. Theo một
nghiên cứu dịch tễ học, trong các quần thể người da trắng cứ 3 đàn ông sống
sống đến 80 tuổi thì có 1 người bị gãy xương , . Các tần suất này tương đương
với tần suất mắc bệnh tim mạch và ung thư.
Gãy xương là một trong những nguyên nhân làm giảm tuổi thọ. Khoảng
50% nam giới bị gãy xương chết trong vòng 5 năm. Nam giới bị gãy xương
họ có nguy cơ chết sớm hơn nữ giới đến 2 năm . Đối với những bệnh nhân

may mắn sống sót sau gãy xương, họ cũng bị mắc nhiều biến chứng và chất
lượng cuộc sống bị giảm đáng kể. Vì một số bệnh nhân bị gãy xương mất khả
năng lao động, hay giảm khả năng đi đứng, mức độ năng động cũng như năng
suất lao động. Đó là chưa kể đến tổn phí và thời gian bệnh nhân phải nằm
bệnh viện một thời gian. Theo phân tích của các nhà kinh tế số tiền mà xã hội
bị mất đi vì gãy xương lên đến 14 tỉ USD ở Mỹ và 6 tỉ USD ở Úc. Mức độ
thiệt hại kinh tế này còn lớn hơn cả chi phí cho các bệnh như tim mạch, ung
thư và bệnh hen .
Vì loãng xương thường hay xảy ra ở người cao tuổi và cộng với tình
hình dân số ngày càng lão hóa, tình trạng loãng xương sẽ gia tăng đáng kể
trong tương lai. Gia tăng quy mô loãng xương đặt ra nhiều vấn đề cho kinh tế
xã hội. Vì thế, hiểu khái niệm và nhận định các yếu tố nguy cơ là một khâu
quan trọng trong phòng chống loãng xương.
19
1.2.2. Các yếu tố nguy cơ loãng xương ở nam giới
Cơ chế sinh bệnh học của loãng xương ở nam giới rất phức tạp, có sự
tham gia của nhiều yếu tố trong đó phải kể đến những yếu tố chính sau :
- Khối lượng xương đỉnh.
- Sự mất xương liên quan đến tuổi, lối sống.
- Loãng xương thứ phát.
1.2.2.1. Khối lượng xương đỉnh
Khối lượng xương đỉnh (PBM) được định nghĩa là khối lượng tối đa
của mô xương đạt được lúc kết thúc giai đoạn trưởng thành. Khối lượng
xương đỉnh có một vai trò rất quan trọng vì nó là một trong hai yếu tố cơ bản
quyết định khối lượng xương của toàn bộ khung xương. Bởi vậy, khối lượng
xương đỉnh cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng tới tình trạng gãy
xương do loãng xương sau này. Thời kỳ đạt đến độ đỉnh của khối xương bắt
đầu từ 17-18 tuổi và kết thúc muộn nhất vào tuổi 35 .
Những yếu tố ảnh hưởng tới sự hình thành MĐX đỉnh bao gồm: Tính
chất di truyền, chế độ tập luyện, cân nặng, vai trò của các hormon, chế độ

dinh dưỡng và môi trường. Tuy vậy hai yếu tố quan trọng quyết định sự khác
nhau của khối lượng xương đỉnh là yếu tố di truyền và hàm lượng calci trong
chế độ ăn .
Genetic
Dinh dưỡng Khối lượng xương đỉnh Các hormone
Lối sống
Sơ đồ 1.1. Các yếu tố quyết định khối lượng xương đỉnh
Nguồn: Manolagas S.C (1995)
- Tính chất di truyền: Theo Ralston (2002) trong các yếu tố trên thì yếu
tố gene giữ vai trò quyết định khối lượng xương đỉnh quan trọng nhất 60-80%
do yếu tố gene. Một số gene liên quan đến giảm MĐX là những gene điều hòa
sự tổng hợp collagen, các thụ thể estrogen, vitamin D .
20
- Calci: Calci giữ một vai trò quan trọng đối với trẻ em. Người ta nhấn
mạnh đến ảnh hưởng của calci đến sự hình thành khối lượng xương đỉnh. Sự
thiếu hụt calci gây tình trạng mỏng vùng xương vỏ và làm xương bè thưa hơn.
Khi lượng calci được đưa vào ít hơn nhu cầu, quá trình huỷ xương ở các bè
xương có xu hướng tăng lên và sự cân bằng giữa tạo xương và huỷ xương
(vẫn được xem là dương tính trong quá trình phát triển cơ thể) sẽ bằng 0. Điều
này xảy ra do sự tham gia của PTH, làm tăng quá trình huỷ xương trên bề mặt
các bè xương nhằm duy trì nồng độ calci ion ở ngoài tế bào. Nồng độ PTH sẽ
tiếp tục tăng cao cho đến khi sự cân bằng giữa tạo xương và huỷ xương bằng
0 hoặc thậm chí âm tính. Sự tăng cao của nồng độ PTH sẽ làm giảm nồng độ
phospho ngoài tế bào thấp tới mức quá trình khoáng hoá bị hạn chế và dẫn tới
tình trạng còi xương mặc dù nồng độ vitamin D có thể vẫn bình thường, lúc
này bộ xương phát triển chậm lại. Sự thiếu hụt calci trong quá trình phát triển
của cơ thể sẽ dẫn đến tình trạng khối lượng xương và số lượng các mô xương
thấp trong khi hình dạng và kích thuốc xương vẫn bình thường .
- Phospho: Mặc dù phospho là một nguyên tố rất quan trọng trong việc
hình thành và duy trì khối lượng xương nhưng nó không được quan tâm nhiều

như calci vì trong thực phẩm rất giàu phospho đặc biệt là những thức uống có gaz.
- Vitamin D: Đã từ lâu vitamin D vẫn được biết giữ một vai trò quan
trọng trong sự hấp thu calci nhưng chúng lại không có sẵn trong thức ăn. Sự
thiếu hụt vitamin D và calci trầm trọng sẽ gây ra còi xương. Những trường
hợp thiếu hụt vitamin D và calci nhẹ sẽ không biểu hiện ra bên ngoài nhưng
cũng ảnh hưởng nhiều đến sự hình thành khối lượng xương đỉnh và là yếu tố
nguy cơ loãng xương và gãy xương sau này.
- Chế độ tập luyện: Ở người lớn tập luyện là một yếu tố cơ bản quyết
định đến MĐX hay khối xương. Với trẻ em dường như chế độ tập luyện cũng
giữ một vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ. Tập luyện làm
21
tăng sức chịu tải sẽ làm tăng MĐX, nếu ít hoạt động sẽ hạn chế đạt đỉnh cao
của khối xương.
- Cân nặng: Là yếu tố ảnh hưởng nhiều đến khối lượng xương đỉnh.
Nếu như ở phụ nữ cả khối mỡ và khối nạc đều ảnh hưởng đến mật độ khoáng
của xương thì ở nam giới khối nạc có vai trò quan trọng hơn. Trong mọi
trường hợp những người nặng cân sẽ có bộ xương nặng hơn và có chu chuyển
xương ít nhạy cảm với PTH, bởi vậy khối lượng xương được duy trì.
- Hormon: Nhiều tuyến nội tiết tham gia vào sự phát triển của bộ xương
như tuyến yên, tuyến thượng thận, tuyến giáp và đặc biệt là tuyến sinh dục.
Trước tuổi dậy thì sự phát triển của bộ xương không bị ảnh hưởng bởi
hormon sinh dục mà chủ yếu phụ thuộc vào các hormon tăng trưởng, tuyến
giáp, cận giáp, calcitolin, vitamin D và glucocoticoid. Nhưng ở giai đoạn dậy
thì, ngoài vai trò của hormon kể trên còn có sự tham gia của hormon sinh dục.
Hormon sinh dục của nam giới là testosterone và của nữ là estrogen. Tuy
nhiên người ta thấy cả hai hormon này đều có cả ở nam và nữ. Gần đây người
ta đã tìm thấy các receptor của estrogen và testosterone trên các tế bào tạo
xương ở cả hai giới. Điều này gợi ý rằng cả hai loại hormon sinh dục nam và
nữ đều có tác dụng lên sự phát triển của bộ xương.
1.2.2.2. Sự mất xương liên quan tới tuổi

- Loãng xương tuổi già xuất hiện ở cả nam và nữ, thường trên 70 tuổi
với tỉ lệ nữ so với nam là 2/1. Đây là hậu quả của sự mất xương từ từ trong
nhiều năm. Biểu hiện gãy xương hay gặp là gãy CXĐ, gãy lún đốt sống do tổn
thương xuất hiện đồng đều cả trên xương đặc cũng như xương xốp. So với nữ
giới tình trạng mất xương ở nam giới diễn ra chậm hơn, tuy nhiên có tới 25%
nam giới sau tuổi 50 có nguy cơ gãy xương trọn đời do loãng xương .
- Sau khi đạt được khối lượng xương đỉnh MĐX của nam giới sẽ duy
trì ổn định trong những năm tiếp theo và suy giảm dần ở tuổi già. Mỗi năm
trôi qua người đàn ông mất 0,3% khối lượng xương ở CXĐ . Những bằng
22
chứng mô bệnh học cho thấy giảm quá trình tạo xương, giảm số lượng các bè
xương mặc dù chu chuyển xương vẫn có xu hướng tăng.
1.2.2.3. Những yếu nguy cơ loãng xương ở nam giới
Mặc dù sự giảm sút khối lượng chất xương là một hiện tượng sinh lý
bình thường trong cơ thể, song rất nhiều yếu tố nội và ngoại sinh tác động làm
cho tình trạng mất xương ở một số đối tượng trở nên nhanh hơn, mạnh mẽ
hơn và họ có một nguy cơ bị loãng xương và gãy xương cao hơn. Không có
một nguyên nhân đặc biệt nào gây loãng xương, các yếu tố sau đây đều góp
vai trò trong sự làm cho xương mỏng và xốp dần , , , . Những yếu tố được
nhiều tác giả thừa nhận gồm:
- Chủng tộc: Tỷ lệ loãng xương thay đổi đáng kể từ nước này đến nước
khác. Ở Mỹ, người da trắng và nguồn gốc Châu Á có tỷ lệ loãng xương cao
hơn những người da đen và trên thực tế những người da đen này có khối
lượng xương cao hơn .
- Yếu tố di truyền và gia đình: Người ta thấy có những cá thể dễ dàng
gãy xương hơn những người khác. Trong gia đình có bà, mẹ hoặc một người
nào khác bị loãng xương thì con cháu họ cũng có nguy cơ bị loãng xương.
Theo Rao S.S (2010) tiền sử gia đình là một yếu tố nguy cơ gãy loãng xương,
điều này nói lên yếu tố gene là một mắt xích trong cơ chế bệnh sinh của loãng
xương . Nghiên cứu của Diaz (1997) cho thấy những người có mẹ đẻ bị gãy

xương thì có nguy cơ gãy lún đốt sống do loãng xương cao hơn người bình
thường .
- Tuổi: Người già có sự mất căng bằng giữa tạo xương và hủy xương
tạo nên những cân bằng âm tại những vị trí mất xương làm cho vỏ xương bị
mỏng đi, liên kết giữa các bó xương bị đứt gãy do hậu quả của sự thiếu hụt
của nhiều yếu tố kích thích tại xương do đó gián tiếp làm các yếu tố kích thích
23
hủy xương tăng lên. Đồng thời có sự giảm hấp thu calci ở ruột và giảm tái hấp
thi calci ở ống thận do đó làm tăng khả năng mắc loãng xương.
- Yếu tố dinh dưỡng: Là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến tình trạng của bộ
xương. Chế độ ăn không đủ calci, vitamin D, thiếu hoặc quá thừa protein,
không cân đối calci và phospho sẽ ảnh hưởng tới sự đạt được đỉnh cao của
khối lượng xương và mất xương sau này .
- Yếu tố cân nặng: Ở những người nhẹ cân sự mất xương xảy ra nhanh hơn
và tần suất gãy CXĐ và xẹp đốt sống cao hơn. Ngược lại, cân nặng cao là một yếu
tố bảo vệ cơ thể khỏi tình trạng mất xương thông qua việc tạo xương và tăng
chuyển androgen của tuyến thượng thận thành estron ở mô mỡ , , .
- Yếu tố chiều cao: Những người có tầm vóc nhỏ có khối lượng xương
thấp hơn nên dễ có nguy cơ loãng xương . Nhiều nghiên cứu ở Việt Nam và trên
thế giới chỉ ra rằng yếu tố chiều cao có liên quan đến MĐX , , .
- Chỉ số khối cơ thể (BMI): Có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng cùng với
cân nặng thì chỉ số khối cơ thể có ảnh hưởng đến MĐX. Nghiên cứu của
Asomaning K (2006) cho thấy người có BMI thấp co nguy cơ mắc loãng
xương gấp 1,8 lần người bình thường .
- Yếu tố vận động: Sự giảm vận động ở những người lớn tuổi cũng là
yếu tố nguy cơ dẫn tới sự mất xương. Sự vận động của các cơ kích thích sự
tạo xương và tăng khối lượng xương. Ngược lại, sự giảm vận động dẫn tới
mất xương nhanh . Ngoài ra tập thể dục thường xuyên làm cho cơ chắc khỏe
và giảm bớt nguy cơ té ngã.
- Rượu: Nhiều nghiên cứu trên thế giới đã cho thấy rằng uống nhiều

rượu bia có liên quan đến MĐX. Tuy nhiên mối tương quan giữa lượng rượu
uống vào với MĐX thì chưa được chứng minh rõ ràng. Rượu làm giảm hấp
thu calci và các chất khoáng ở ruột đồng thời do các chất độc sinh ra khi
chuyển hóa làm ngăn cản hoạt động của tạo cốt bào .
24
- Thuốc lá: Khói thuốc lá có ảnh hưởng rõ rệt tới MĐX CXĐ và CSTL.
Ảnh hưởng của thuốc lá đến MĐX có thể do thuốc lá làm giảm tạo xương do
gây độc trực tiếp lên các tế bào tạo xương. Khói thuốc còn làm cho cơ thể
giảm hấp thu calci, làm tăng nồng độ cortisol và hormone giáp trạng trong
máu, đồng thời làm giảm hoạt động của calcitonin do đó làm tăng nguy cơ
loãng xương , .
- Loãng xương thứ phát: Là loãng xương liên quan đến những bệnh lý,
những yếu tố có thể gây ra hậu quả loãng xương. Kiểu loãng xương này có
thể thấy ở mọi lứa tuổi. Ngoài các nguyên nhân do bệnh lý như cường vỏ
thượng thận, cường giáp trạng, cường cận giáp nguyên phát, hội chứng kém
hấp thu, bệnh gan mật mạn tính Đặc biệt loãng xương hay gặp ở những
người phải điều trị kéo dài bằng glucocorticoid, heparin, thuốc chống co
giật…, , .
1.3. Gãy xương do loãng xương và các mô hình tiên lượng gãy xương
1.3.1. Đặc điểm gãy xương do loãng xương
Về phương diện lý thuyết, bất kỳ một trường hợp gãy xương nào có
liên hệ với tình trạng mật độ chất khoáng trong xương (MĐX) thấp hơn so với
trị số tham khảo của quần thể có thể được coi là gãy xương do loãng xương.
Trong số các loại gãy xương thì gãy xương đốt sống, gãy xương hông (bao
gồm gãy CXĐ, gãy liên mấu chuyển và gãy dưới mấu chuyển) và gãy xương
cổ tay được xem là các thể đặc trưng của gãy xương do loãng xương . Nhưng
trong thực tế thì các nghiên cứu cho thấy hầu hết các gãy xương ở người có
tuổi đều có liên quan với tình trạng MĐX thấp , . Vì vậy mà đại đa số các loại
gãy xương có liên quan đến người có tuổi đều có thể coi là gãy xương do
loãng xương.

Tuy nhiên, có những ý kiến khác nhau về việc xác định thế nào là gãy
xương do loãng xương ở người có tuổi. Theo Kanis và CS đề nghị xem xét
25
gãy xương do loãng xương là các gãy xương ở bất kỳ vị trí nào có liên quan
với tình trạng MĐX thấp và có tỉ lệ phát sinh trong quần thể gia tăng sau tuổi
50 . Theo định nghĩa này thì các vị trí sau đây được cho là gãy xương do
loãng xương ở nam giới: Xương đốt sống, xương hông, xương cổ tay, xương
cánh tay, xương sườn, xương chậu, xương đòn, xương bả vai và xương ức.
Các xương sọ, mặt, xương bàn ngón tay, xương bàn ngón chân, xương mắt cá,
xương bánh chè đều xếp vào xếp vào loại xương không do loãng xương .
Theo cách hiểu thông thường, gãy xương do loãng xương được xác
định thêm vào các gãy xương xảy ra do các sang chấn tối thiểu (nghĩa là do
ngã trong tư thế đứng hoặc thấp hơn). Trong các nghiên cứu dịch tễ học loãng
xương, gãy xương do chấn thương mạnh (ví dụ như tai nạn giao thông) hoặc
có liên quan với một số bệnh lý có liên quan đến xương (như ung thư hoặc
các bệnh lý có gây tổn thương ở xương) đều bị loại ra khỏi nghiên cứu. Tuy
nhiên, trong một nghiên cứu dựa trên số liệu quần thể cho thấy rằng tỷ lệ
loãng xương đối với những người bị gãy xương do chấn thương mạnh (nghĩa
là do ngã ở vị trí cao hơn vị trí đứng hoặc do tai nạn giao thông) cũng tương
đương so với nhóm bị gãy xương do sang chấn tối thiểu. Vì vậy mà các tác
giả này kết luận nếu loại trừ gãy xương do sang chấn mạnh ra khỏi nghiên
cứu dịch tễ học loãng xương, có thể sẽ không đánh giá đúng mức tỷ lệ gãy
xương do loãng xương trong cộng đồng .
1.3.2. Nguy cơ tuyệt đối của gãy xương do loãng xương
Nhận dạng các yếu tố nguy cơ của gãy xương là điều cần thiết để
phòng chống gãy xương. Loãng xương và hậu quả cuối cùng là gãy xương
liên quan mật thiết với tuổi, mật độ xương và các yếu tố nguy cơ do đó điều
cần thiết là phải xác định được đâu là những người có nguy cơ cao để can
thiệp kịp thời.

×