Tải bản đầy đủ (.pdf) (80 trang)

HỆ THỐNG ĐIỀU PHỐI VÀ QUẢN LÝ TAXI ỨNG DỤNG NỀN TẢNG ANDROID

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.1 MB, 80 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
VIỆN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG
──────── * ───────









ĐỒ ÁN
TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN






HỆ THỐNG ĐIỀU PHỐI VÀ QUẢN LÝ
TAXI ỨNG DỤNG NỀN TẢNG ANDROID







Sinh viên thực hiện : Nguyễn Tiến Long


Lớp CNPM – K51
Giáo viên hướng dẫn: ThS Lê Tấn Hùng





HÀ NỘI 6-2011

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Tiến Long -20061944 - Khóa 51 - Mẫu bìa K51- Lớp Công nghệ phần mềm
2

LỜI NÓI ĐẦU

Mở đầu báo cáo đồ án tốt nghiệp, em xin dành lời cảm ơn chân thành
đến các thầy cô giáo trong trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội và đặc biệt là
viện công nghệ thông tin và truyền thông đã tận tình chỉ bảo em trong suốt 5
năm học vừa qua.
Em cũng biết ơn thạc sĩ Lê Tấn Hùng, thầy đã định hướng và hướng
dẫn em rất nhiệt tình trong hai năm học cuối và thời gian làm đồ án tốt
nghiệp. Với sự chỉ bảo của thầy, em đã tìm được hướng phát triển riêng cho
mình, đó là phát triển ứng dụng trên thiết bị di động, mở ra con đường đi tươi
sáng mai sau.
Em xin cảm ơn gia đình và bạn bè đã động viên và ủng hộ em trong
quá trình làm đồ án.
Do quy mô của hệ thống khá lớn và thời gian có hạn, trong quá trình
thực hiện đồ án em không tránh khỏi có sai sót. Vì vậy em mong các thầy cô
trong viện góp ý và bổ sung cho em.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn thầy Lê Tấn Hùng và các thầy
cô trong khoa viện, cùng các bạn bè đã giúp đỡ em hoàn thành đồ án tốt

nghiêp này.

Hà Nội, ngày 30 tháng 5 năm 2011

Sinh viên: Nguyễn Tiến Long

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Tiến Long -20061944 - Khóa 51 - Mẫu bìa K51- Lớp Công nghệ phần mềm
3
PHIẾU GIAO NHIỆM VỤ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

1. Thông tin về sinh viên

Họ và tên sinh viên: Nguyễn Tiến Long
Điện thoại liên lạc: 0976267764 Email:
Lớp: Công nghệ phần mềm- K51 Hệ đào tạo: Đại học
Đồ án tốt nghiệp được thực hiện tại: Trường đại học Bách Khoa Hà Nội
Thời gian làm ĐATN: Từ ngày 01/ 02 /2011 đến 30 / 05 /2011

2. Mục đích nội dung của ĐATN

Nghiên cứu xây dựng hệ thống điều phối và quản lý taxi ứng dụng nền tảng Android.

3. Các nhiệm vụ cụ thể của ĐATN

 Nghiên cứu và đánh giá các hệ thống quản lý và điều phối taxi hiện nay.
 Phân tích các thế mạnh của các thiết bị Android tích hợp GPS, công nghệ web
application để ứng dụng vào xây dựng một phương pháp điều phối taxi tiên tiến.
 Thiết kế, xây dựng ứng dụng giám sát taxi trên nền web dành cho tổng đài.
 Thiết kế, xây dựng ứng dụng trên thiết bị Android dành cho lái xe.
 Thiết kế, xây dựng ứng dụng đặt xe trên Android dành cho khách hàng.


4. Lời cam đoan của sinh viên:

Tôi – Nguyễn Tiến Long - cam kết ĐATN là công trình nghiên cứu của bản thân tôi dưới
sự hướng dẫn của thạc sĩ Lê Tấn Hùng
Các kết quả nêu trong ĐATN là trung thực, không phải là sao chép toàn văn của bất kỳ
công trình nào khác.


Hà Nội, ngày 10 tháng 04 năm 2011
Tác giả ĐATN


Nguyễn Tiến Long

5. Xác nhận của giáo viên hướng dẫn về mức độ hoàn thành của ĐATN và cho phép bảo
vệ:
………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………


Hà Nội, ngày 22 tháng 05 năm 2011
Giáo viên hướng dẫn


Thạc sĩ Lê Tấn Hùng



Sinh viên thực hiện: Nguyễn Tiến Long -20061944 - Khóa 51 - Mẫu bìa K51- Lớp Công nghệ phần mềm

4
TÓM TẮT NỘI DUNG ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Đồ án tập trung vào khảo sát, phân tích và thiết kế và xây dựng hệ thống điều phối và
quản lý taxi dựa trên nền tảng Android. Đồ án được chia làm 5 chương chính sau:
Chương I: Đặt vấn đề
Giới thiệu bối cảnh các hệ thống điều phối taxi hiện nay, nhu cầu thực tiễn và mục đích
của đề tài làm luận án tốt nghiệp.
Định hướng xây dựng hệ thống.
Chương II: Hệ thống bản đồ số, nền tảng di động Android và các ứng dụng
Phân tích các nền tảng công nghệ để có thể vận dụng vào xây dựng hệ thống. Bao gồm:
 Nền tảng hệ điều hành Android
 Công nghệ định vị toàn cầu GPS
 Bản đồ số
 Ứng dụng web (web application)
Chương III: Xây dựng hệ thống
Trình bày các giai đoạn xây dựng và phát triển hệ thống, bao gồm
 Khảo sát các hệ thống điều phối taxi hiện nay, trên phạm vi Việt Nam và thế giới.
Đánh giá các hệ thống đó.
 Phân tích yêu cầu và đưa ra đặc tả yêu cầu cho hệ thống mới.
 Thiết kế kiến trúc cho hệ thống.
 Thiết kế chi tiết cho hệ thống. Bao gồm thiết kế cho ứng dụng web, cho lái taxi và
cho khách hàng đi xe.
 Mô tả kết quả xây dựng hệ thống.
 Đánh giá kết quả xây dựng hệ thống. So sánh hệ thống xây dựng được với các yêu
cầu đặt ra và với các hệ thống khác. Đánh giá độ khả thi của hệ thống.
Chương IV: Kết luận
 Đánh giá lại các kết quả vừa thực hiện.
 Đưa ra hướng phát triển trong tương lai của hệ thống.
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Tiến Long -20061944 - Khóa 51 - Mẫu bìa K51- Lớp Công nghệ phần mềm

5

ABSTRACT OF THESIS

The thesis focuses on the process of analysis, design and construction of the taxi
dispatching and management system based on Android platform. It is divided into five
chapters:
Chapter I: Introduction
Introduce the background of taxi management nowadays, along with the demands of
reality and the target of the thesis.
Conclude a solution for building the system.
Chapter II: Digital map, Android platform and their applications
Learn about the technologies that can be used in the system construction process:
 Android operating system
 Global positioning system
 Digital map
 Web application
Chapter III: System construction
Present steps of system’s construction, including:
 Study the taxi dispatching systems nowadays, both in Vietnam and other countries,
assess these systems.
 Analyze and define the requirements of the new system.
 Design the system architecture.
 Specifically design the system, including web application design, android
application design.
 Present the result of system construction.
 Evaluate the system abilities and possibilities. Compare the new system with the
demands and with other systems in the world.
Chapter IV: Conclusion
 Make the conclusion for the system building and for the thesis.

 Provide the future-oriented development of the system.
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Tiến Long -20061944 - Khóa 51 - Mẫu bìa K51- Lớp Công nghệ phần mềm
6

MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 2
PHIẾU GIAO NHIỆM VỤ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 3
TÓM TẮT NỘI DUNG ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 4
ABSTRACT OF THESIS 5
DANH MỤC HÌNH VẼ 8
DANH MỤC CÁC BẢNG 10
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT VÀ THUẬT NGỮ 11
CHƯƠNG I: ĐẶT VẤN ĐỀ 12
1.1 Bối cảnh 12
1.2 Giới thiệu về đề tài 13
1.3 Định hướng xây dựng hệ thống 13
CHƯƠNG II: HỆ THỐNG BẢN ĐỒ SỐ, NỀN TẢNG DI ĐỘNG ANDROID VÀ
CÁC ỨNG DỤNG 14
2.1 Bản đồ số và hệ thống định vị toàn cầu GPS 14
2.1.1 Bản đồ số 14
2.1.2 Hệ định vị toàn cầu GPS 14
2.2 Hệ điều hành Android 15
2.2.1 Sơ lược về hệ điều hành Android 15
2.2.2 Ứng dụng của Android trong việc xây dựng bản đồ số có tích hợp GPS 17
2.3. Ứng dụng web và khái niệm web service 18
2.3.1 Ứng dụng web 18
2.3.2 Web service 19
2.4. Các hệ thống điều phối taxi có sử dụng bản đồ số hiện nay 20
CHƯƠNG III: XÂY DỰNG HỆ THỐNG 23
3.1 Phân tích yêu cầu hệ thống 23

3.1.1 Phân tích hệ thống cũ 23
3.1.2 Đặc tả yêu cầu hệ thống mới 24
3.2 Thiết kế kiến trúc 29
3.2.1 Kiến trúc phía Server 30
3.2.2 Kiến trúc phía Client 30
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Tiến Long -20061944 - Khóa 51 - Mẫu bìa K51- Lớp Công nghệ phần mềm
7
3.2.3 Kiến trúc phía Device 30
3.2.4 Xây dựng phương thức kết nối 30
3.3 Thiết kế chi tiết hệ thống 30
3.3.1 Thiết kế phía server 31
3.3.2 Thiết kế ứng dụng web - Modul điều phối xe 35
3.3.3 Thiết kế ứng dụng trên taxi 40
3.3.4 Thiết kế ứng dụng cho khách hàng đi xe 47
3.4 Trình bày kết quả sản phẩm 54
3.4.1 Hệ tổng đài 54
3.4.2 Ứng dụng trên taxi 59
3.4.3. Ứng dụng cho khách hàng 63
3.4.4 Các chức năng khác 65
3.5. Các phân tích đánh giá về sản phẩm 65
3.5.1 Đánh giá sản phẩm 65
3.5.2 So sánh sản phẩm với các hệ thống hiện có 68
CHƯƠNG IV : KẾT LUẬN 69
4.1. Các kết quả đạt được 69
4.2. Định hướng cho sản phẩm 69
TÀI LIỆU THAM KHẢO 70
PHỤ LỤC 71

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Tiến Long -20061944 - Khóa 51 - Mẫu bìa K51- Lớp Công nghệ phần mềm
8


DANH MỤC HÌNH VẼ

Hình 1: Xác định vị trí 1 điểm trên mặt đất nhờ vệ tinh GPS 15
Hình 2: Kiến trúc hệ thống Android 16
Hình 3: Android Google map và GPS 17
Hình 4: Mô hình ứng dụng web 19
Hình 5: Hệ thống giám sát xe BA-FMS 21
Hình 6: Mô hình hệ thống cũ 23
Hình 7 : Mô hình hệ thống mới 25
Hình 8: Usecase điều phối viên 26
Hình 9: Usecase người lái xe 27
Hình 10: Usecase khách hàng 28
Hình 11: Kiến trúc hệ thống 29
Hình 12: Các bảng dữ liệu cho mục đích giám sát taxi 31
Hình 13: Toàn cảnh các bảng trong cơ sở dữ liệu 32
Hình 14: Sơ đồ thiết kế class ứng dụng cho tổng đài 33
Hình 15: Interface provider 33
Hình 16: Service provider 34
Hình 17: Sơ đồ class ứng dụng dành cho tổng đài 35
Hình 18: Sơ đồ sequence chức năng khởi tạo và cập nhật taxi 37
Hình 19: Sơ đồ activity chức năng gửi thông điệp bước 1 38
Hình 20: Quy trình gửi tin nhắn phía server 39
Hình 21: Quy trình nhận tin nhắn phía thiết bị Android 40
Hình 22: Sơ đồ class ứng dụng dành cho taxi 41
Hình 23: Sơ đồ sequence chức năng cập nhật thông tin địa điểm 43
Hình 24: Sơ đồ sequence chức năng quản lý khách hàng 44
Hình 25: Sơ đồ sequence điều phối taxi bên phía taxi 45
Hình 26: Sơ đồ thiết kế class ứng dụng dành cho khách hàng 48
Hình 27: Sơ đồ activity ứng dụng dành cho khách hàng 50

Hình 28: Sơ đồ sequence chức năng gọi và đặt xe 51
Hình 29: Sơ đồ sequence chức năng hiển thị bản đồ 53
Hình 30: Màn hình đăng nhập 54
Hình 31: Màn hình giám sát taxi 55
Hình 32: Màn hình hiển thị khách hàng và điểm tắc đường 56
Hình 33: Màn hình context menu và gửi tin nhắn 56
Hình 34: Màn hình xem thông tin cuốc khách của taxi 57
Hình 35: Màn hình giám sát một taxi 58
Hình 36: Liên lạc với taxi 58
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Tiến Long -20061944 - Khóa 51 - Mẫu bìa K51- Lớp Công nghệ phần mềm
9
Hình 37: Màn hình chức năng tắc đường 59
Hình 38: Màn hình đăng nhập 59
Hình 39: Màn hình bản đồ của người lái xe 60
Hình 40: Các chức năng cho bản đồ 60
Hình 41: Màn hình thông tin khách hàng 61
Hình 42: Màn hình thông tin điều phối 61
Hình 43: Màn hình liên lạc và xem tin nhắn 62
Hình 44: Màn hình thông tin 62
Hình 45: Màn hình bản đồ cho khách hàng 63
Hình 46: Màn hình thông tin các hãng taxi 64
Hình 47: Màn hình đặt xe và gọi xe 64
Hình 48-Hình phụ lục 1: Sơ đô chức năng tìm kiếm địa điểm 75
Hình 49-Hình phụ lục 2: Sơ đô chức năng cập nhật xe 75
Hình 50-Hình phụ lục 3: Sơ đồ sequence các chức năng làm việc với một taxi 76
Hình 51-Hình phụ lục 4: Sơ đô chức năng đăng nhập 77
Hình 52-Hình phụ lục 5: Màn hình quản lý khách hàng 78
Hình 53-Hình phụ lục 6: Màn hình tìm kiếm xe 78
Hình 54-Hình phụ lục 7: Lập báo cáo khách hàng 79
Hình 55-Hình phụ lục 8: Báo cáo lái xe 79

Hình 56-Hình phụ lục 9: Báo cáo vùng tiềm năng 80
Hình 57-Hình phụ lục 10: Quản lý lái xe 80
Hình 58-Hình phụ lục 11: Quản lý người dùng 80
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Tiến Long -20061944 - Khóa 51 - Mẫu bìa K51- Lớp Công nghệ phần mềm
10

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1: Đặc tả yêu cầu ứng dụng cho người điều phối 27
Bảng 2: Đặc tả chức năng ứng dụng cho người lái xe 28
Bảng 3: Đặc tả chức năng ứng dụng cho khách hàng 28
Bảng 4: Chi phí cho hệ thống mới 66
Bảng 5: Chi phí cho hệ thống cũ 67
Bảng 6: So sánh sản phẩm với 2 hệ thống khác trên thế giới 68
Bảng 7-Bảng phụ lục 1: Bảng xe 71
Bảng 8-Bảng phụ lục 2: Bảng Trạng thái xe 71
Bảng 9-Bảng phụ lục 3: Bảng loại xe 72
Bảng 10-Bảng phụ lục 4: Bảng thông điệp xe 72
Bảng 11-Bảng phụ lục 5: Bảng tin tức 72
Bảng 12-Bảng phụ lục 6: Bảng loại xe 72
Bảng 13-Bảng phụ lục 7: Bảng tắc đường 73
Bảng 14-Bảng phụ lục 8: Bảng thông tin làm việc 73
Bảng 15-Bảng phụ lục 9: Bảng người lái xe 74
Bảng 16-Bảng phụ lục 10: Bảng khách hàng tạm thời 74
Bảng 17-Bảng phụ lục 11: Bảng khách hàng đã phục vụ 74

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Tiến Long -20061944 - Khóa 51 - Mẫu bìa K51- Lớp Công nghệ phần mềm
11

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT VÀ THUẬT NGỮ


GPS
Global Positioning System
CSDL
Cơ Sở Dữ Liệu
OHA
Open Handset Alliance
GSM
Global System for Mobile Communication
GPRS
General Packet Radio Service
API
Application Programming Interface
HTML
Hyper Text Markup Language
PHP
PHP: Hypertext Preprocessor
AJAX
Asynchronous JavaScript and XML
SOAP
Simple Object Access Protocol
WSDL
Web Services Description Language
UDDI
Universal Description, Discovery and Integration
XML
Extensible Markup Language
SMS
Short Message Service
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Tiến Long -20061944 - Khóa 51 - Mẫu bìa K51- Lớp Công nghệ phần mềm

12
CHƯƠNG I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Bối cảnh
Hiện nay, sự phát triển kinh tế quốc gia đang đi song hành cùng với sự phát triển
của mạng lưới giao thông đô thị. Các loại hình phương tiện vận tải cũng phát triển
ngày càng đa dạng và phục vụ được nhiều đối tượng người dân hơn, đặc biệt là loại
hình vận tải taxi.
Loại hình taxi rất được ưa chuộng chính bởi vì tính tiện dụng của nó. Người dân
có thể gọi xe ở bất cứ đâu chỉ với một cuộc gọi hoặc một cái vẫy tay, và có thể đi
bất cứ đâu họ muốn. Đồng thời, các loại hình thanh toán cũng rất linh động hơn và
được quy định rõ ràng khiến cho người dân có thể thoải mái lựa chọn. Với gần
17.258 taxi đang hoạt động trên địa bàn Hà Nội, loại hình vận tải này đang dần dần
trở thành một kênh di chuyển không thể thiếu của người dân.
Hiện nay tại Hà Nội, số lượng taxi càng ngày càng lớn, tuy nhiên về chất lượng
phục vụ thì về cơ bản còn nhiều bất cập. Qua quan sát và tìm hiểu thực tế tại địa bàn
quận Hai Bà Trưng, có thể nhận thấy các hãng taxi lớn đang gặp vấn đề trong quản
lý và điều phối, khi mà số lượng các taxi của họ ngày càng tăng lên. Dưới đây là
một số ví dụ:
 Khi khách hàng gọi điện nhưng phải chờ đợi rất lâu, hoặc không có xe đến vì
lái xe không biết chính xác vị trí khách hàng.
 Khi khách đi xe, lái xe thường phóng nhanh vượt ẩu, hoặc cố ý chỉnh đồng
hồ, hoặc tự ý thu tiền không đúng để ăn gian cước phí
 Một số trường hợp khách hàng bỏ quên đồ đạc trên xe, khi muốn kiểm tra lại
xem đi xe nào, ngày nào, ở đâu là điều rất khó khăn.
Nguyên nhân cơ bản của các bất cập trên đó là do các hãng taxi vẫn đang sử
dụng phương thức quản lý và điều phối truyền thống, đó là dùng bộ đàm. Khi dùng
bộ đàm thì các giữa lái xe và tổng đài phải liên lạc với nhau bằng giọng nói. Cách
liên lạc này có độ chính xác tương đối và cũng có thể lái xe sẽ thông báo sai thông
tin cho tổng đài…Khiến tổng đài không biết đích xác vị trí của taxi đó trên đường ở
đâu để điều động xe cho đúng.

Hiện tại trên thế giới đang có những hệ thống quản lý taxi tiên tiến, đó là sử
dụng các thiết bị định vị toàn cầu GPS. Các thiết bị GPS được gắn trên xe và sẽ
chuyển tự động các thông tin về vị trí của xe cho tổng đài. Tuy nhiên, điểm yếu của
các hệ thống này là sử dụng quá nhiều loại thiết bị, ví dụ như thiết bị định vị GPS,
thiết bị liên lạc, thiết bị thu âm, thiết bị thu hình… dẫn đến giá thành cao và cài đặt
khó khăn. Hơn nữa, hầu như các thiết bị GPS mới chỉ giải quyết vấn đề quản lý địa
điểm của taxi, nhưng chưa giải quyết vấn đề điều động xe, và chưa có sự cải tiến
nhiều về liên lạc giữa khách hàng và lái xe.
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Tiến Long -20061944 - Khóa 51 - Mẫu bìa K51- Lớp Công nghệ phần mềm
13
Vậy nhu cầu đặt ra là cần phải có một hệ thống thống nhất dành cho ba phía, là
tổng đài, lái xe và khách hàng, giúp giải quyết được các vấn đề trên.
1.2 Giới thiệu về đề tài
Em đã có một thời gian nghiên cứu thực tập tại công ty cổ phần giải pháp công
nghệ thông tin và truyền thông Sunnet. Trong thời gian đó em đã tập trung tìm hiểu
các vấn đề liên quan đến nền tảng di động Android, em nhận thấy nền tảng này có
rất nhiều tiềm năng phát triển. Từ nền tảng di động này ta có thể xây dựng nên các
hệ thống làm việc mọi nơi mọi lúc với các tiện ích văn phòng, giải trí, định vị toàn
cầu, bản đồ…Hơn nữa, càng ngày các thiết bị thông minh giá thành càng rẻ hơn và
chất lượng cao hơn. Điều đó cho thấy, ứng dụng các điện thoại thông minh vào xây
dựng hệ thống quản lý taxi là khả quan. Do đó, nhóm em cùng thầy Lê Tấn Hùng đã
đi đến quyết định xây dựng thử nghiệm một hệ thống điều phối và quản lý taxi sử
dụng nền tảng di động Android.
1.3 Định hướng xây dựng hệ thống
Về cơ bản, nhóm em đã xây dựng một hệ thống mạng taxi, dành cho ba phía: lái
taxi, tổng đài điều phối và khách hàng. Tùy theo nhóm người dùng mà phân định ra
các chức năng cơ bản của hệ thống, sau đây là bản mô tả sơ lược hệ thống theo nhu
cầu của ba nhóm người dùng.
 Với nhóm người lái xe:
o Ứng dụng này cho phép người lái xe có thể quan sát vị trí của xe và

của khách hàng trên bản đồ, để họ có thể đi đón đúng lúc, đúng nơi.
Cho phép quản lý thông tin khách hàng như ngày giờ đi đón, địa
điểm, nơi đến, số người…
o Ứng dụng phải bao hàm các phương tiện liên lạc giữa lái xe và tổng
đài, để lái xe có thể thông báo cho tổng đài các thông tin cần thiết.
 Với nhóm người điều phối và quản lý:
o Ứng dụng xây dựng trên nền web, cho đa người dùng.
o Ứng dụng có chức năng quản lý các thông tin của xe như vị trí, trạng
thái xe, khách hàng…
o Ứng dụng cho phép lập các phân tích về khách hàng, các báo cáo lái
xe. Từ đó tạo cơ sở tính toán doanh thu, lợi nhuận
 Với nhóm người khách hàng đi xe:
o Cho phép họ đặt xe nhanh chóng và chính xác.
Nhóm em gồm hai thành viên, trong đó vai trò của em là xây dựng ứng dụng
dành cho người lái taxi và người dùng, đồng thời xây dựng phần chức năng giám sát
thông tin taxi của người điều phối.
Chương tiếp theo em xin trình bày các vấn đề lý thuyết và công nghệ cần thiết
để xây dựng hệ thống này.
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Tiến Long -20061944 - Khóa 51 - Mẫu bìa K51- Lớp Công nghệ phần mềm
14
CHƯƠNG II: HỆ THỐNG BẢN ĐỒ SỐ, NỀN TẢNG DI ĐỘNG
ANDROID VÀ CÁC ỨNG DỤNG
2.1 Bản đồ số và hệ thống định vị toàn cầu GPS
2.1.1 Bản đồ số
Ngày nay, các hệ thống bản đồ số đang ngày càng phổ biến trong đời sống. Các
hệ thống bản đồ số có thể được hiểu là kết quả của việc đưa các thông tin địa lý trên
bản đồ giấy lên các thiết bị số, hay qua quá trình số hóa. Nhờ quá trình này mà
người sử dụng có thể sử dụng được các tính năng của bản đồ một cách hiệu quả. Ví
dụ: hệ thống bản đồ số Google map là một dịch vụ bản đồ số được cung cấp bởi
Google, dịch vụ này cho phép người dùng:

 Quan sát cụ thể bản đồ của hầu hết các thành phố trên thế giới. Trong đó
cung cấp các thông tin về tuyến đường, địa điểm tùy loại, loại đường…
 Tìm kiếm một địa điểm bất kì trên thế giới thông qua từ khóa, địa điểm có
thể là nhà hàng, văn phòng, tên đường…
 Cung cấp thông tin cho các địa điểm trên bản đồ, các thông tin có thể là tên
địa điểm, loại địa điểm
 Xác định lộ trình giữa 2 điểm bất kì trên thế giới, đưa ra độ dài quãng đường
ngắn nhất và quy cách đi con đường đó.
2.1.2 Hệ định vị toàn cầu GPS
2.1.2.1 Định nghĩa
Hệ thống định vị toàn cầu GPS là hệ thống xác định vị trí dựa trên vị trí của các
vệ tinh nhân tạo. Hệ thống này do Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ thiết kế, xây dựng, vận
hành và quản lý. Nguyên tắc cơ bản của nó là: Trong cùng một thời điểm, ở cùng vị
trí trên mặt đất nếu xác định được khoảng cách đến ba vệ tinh (tối thiểu) thì sẽ tính
được tọa độ của vị trí đó.
2.1.2.2 Hoạt động của GPS
Hệ thống Định vị toàn cầu GPS là một mạng gồm 24 vệ tinh Navstar quay xung
quanh trái đất tại độ cao 11.000 dặm (17.600 km), được Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ ấn
định chi phí ban đầu vào khoảng 13 tỷ USD, song việc truy nhập tới GPS là miễn
phí đối với mọi người dùng, kể cả những người ở các nước khác. Các số liệu định vị
và định thời được sử dụng cho vô số những ứng dụng khác nhau, bao gồm đạo hàng
hàng không, đất liền và hàng hải, theo dõi các phương tiện giao thông trên bộ và tàu
biển, điều tra khảo sát và vẽ bản đồ, quản lý tài sản và tài nguyên thiên nhiên.
Các vệ tinh GPS bay vòng quanh Trái Đất hai lần trong một ngày theo một quỹ
đạo rất chính xác và phát tín hiệu có thông tin xuống Trái Đất. Các máy thu GPS
nhận thông tin này và bằng phép tính lượng giác tính được chính xác vị trí của
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Tiến Long -20061944 - Khóa 51 - Mẫu bìa K51- Lớp Công nghệ phần mềm
15
người dùng. Về bản chất máy thu GPS so sánh thời gian tín hiệu được phát đi từ vệ
tinh với thời gian nhận được chúng. Sai lệch về thời gian cho biết máy thu GPS ở

cách vệ tinh bao xa. Rồi với nhiều quãng cách đo được tới nhiều vệ tinh máy thu có
thể tính được vị trí của người dùng và hiển thị lên bản đồ điện tử của máy.


Hình 1: Xác định vị trí 1 điểm trên mặt đất nhờ vệ tinh GPS
Máy thu phải nhận được tín hiệu của ít nhất ba vệ tinh để tính ra vị trí hai chiều
(kinh độ và vĩ độ) và để theo dõi được chuyển động. Khi nhận được tín hiệu của ít
nhất 4 vệ tinh thì máy thu có thể tính được vị trí ba chiều (kinh độ, vĩ độ và độ cao).
Một khi vị trí người dùng đã tính được thì máy thu GPS có thể tính các thông tin
khác, như tốc độ, hướng chuyển động, bám sát di chuyển, khoảng hành trình, quãng
cách tới điểm đến, thời gian Mặt Trời mọc, lặn và nhiều thứ khác nữa.
2.2 Hệ điều hành Android
2.2.1 Sơ lược về hệ điều hành Android
Android là hệ điều hành trên các thiết bị di động được phát triển bởi Google và
nhóm liên minh thiết bị cầm tay mở rộng (OHA). Hệ điều hành này được xây dựng
từ năm 2005, và bắt đầu phát triển trên thị trường từ năm 2008, tới nay hệ điều hành
Android đã trở thành một trong số những nền tảng di động phổ biến nhất trên thế
giới.
Nói về tính năng của Android, thì đây là hệ điều hành hỗ trợ các thiết bị di động
thông minh với nền tảng đồ họa tiên tiến, hỗ trợ đầy đủ các kết nối di động như
GSM, 3G, WIFI. Một điều rất hấp dẫn các nhà phát triển ứng dụng Android đó là sử
dụng ngôn ngữ lập trình Java vốn rất được ưa chuộng, cộng thêm với nền tảng phát
triển ứng dụng được hỗ trợ rất tốt, như bộ giả lập thiết bị, bộ debug… Đó là lý do
mà hiện nay kho ứng dụng của Android đã lên đến hơn 400 nghìn ứng dụng, và số
lượng tải ứng dụng đã lên đến hơn 4 tỉ lượt theo ước tính của Android market.
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Tiến Long -20061944 - Khóa 51 - Mẫu bìa K51- Lớp Công nghệ phần mềm
16
Về kiến trúc của hệ điều hành Android thì gồm có 5 tầng theo mô tả dưới đây,
phần nhân của Android là Linux V2.6. Các tầng phía trên lần lượt là các thư viện hỗ
trợ, các API để lập trình ứng dụng, và các ứng dụng nguồn của hệ điều hành.

Android cũng bao gồm máy ảo Dalvik vốn là một máy ảo cải tiến từ máy ảo Java
nhằm mục đích cài đặt trên các nền tảng di động cấu hình thấp.


Hình 2: Kiến trúc hệ thống Android
Đó là về phần kiến trúc hệ thống của Android, về cơ bản thì người phát triển ứng
dụng sẽ xây dựng các ứng dụng nằm ở tầng trên cùng, và sử dụng các thư viện ở
bên dưới để lập trình. Khi phát triển một ứng dụng Android, người dùng cần quan
tâm đến các khái niệm cơ bản như sau:
 Activities: Activity là các thành phần cài đặt giao diện của một ứng dụng
Android. Activity được Android quản lý với vòng đời cụ thể, người dùng
không phải quan tâm đến việc tắt các ứng dụng của Android.
 Service: Là các thành phần của ứng dụng không có giao diện, và chạy bên
dưới hệ thống để thực hiện các tác vụ ngầm.
 Intent: Một dạng thông điệp bên trong ứng dụng, dùng để triệu gọi các
activity.
 Content provider: Là một thành phần cung cấp tài nguyên cho ứng dụng
Android. Trong các ứng dụng Android lớn hoặc các ứng dụng mà cần chia sẻ
tài nguyên cho nhau, thì mới cần đến content provider.
Xây dựng một ứng dụng Android cần quan tâm đến các thành phần trên. Android
yêu cầu các thành phần trên phải được khai báo trong một file xml là Manifest.xml.
Ngoài ra, file này còn chứa các thông tin về phiên bản, các khai báo thư viện để
cài đặt được ứng dụng Android lên thiết bị.
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Tiến Long -20061944 - Khóa 51 - Mẫu bìa K51- Lớp Công nghệ phần mềm
17
2.2.2 Ứng dụng của Android trong việc xây dựng bản đồ số có tích hợp GPS
Như đã trình bày ở trên, hệ thống bản đồ số hiện này giúp ích rất lớn cho người
dùng trong đời sống, như việc tìm đường, tìm địa điểm Và với sự kết hợp của hệ
thống định vị toàn cầu GPS, bản đồ số trở nên vô cùng hữu dụng với con người. Đi
theo xu hướng phát triển của bản đồ số, hãng Google đã tích hợp bản đồ số và hệ

định vị toàn cầu GPS vào hệ điều hành Android.
Về cơ bản, bất cứ thiết bị Android nào cũng được cài đặt một ứng dụng nguồn là
Google map. Ứng dụng này cho phép người dùng thực hiện đầy đủ chức năng được
kể đến ở trên như tìm kiếm địa điểm, tìm đường… Còn đối với hệ thống định vị
toàn cầu GPS, hãng Google đã tích hợp vào hệ điều hành Android bộ xử lý tín hiệu
GPS theo 2 dạng:
 Xác định vị trí theo tín hiệu thu được từ bộ thu sóng vệ tinh. Tùy theo điều
kiện môi trường mà tín hiệu thu được có tốt hay không.
 Xác định vị trí tín hiệu thu được theo bộ nhận dạng địa điểm bằng địa chỉ IP.
Tức là thông qua địa chỉ IP của thiết bị để tính ra được vị trí hiện tại của
người dùng. Và cũng theo đó thì cách này có độ chính xác không cao so với
cách trên.


Hình 3: Android Google map và GPS
Tùy theo thiết bị Android có tích hợp bộ thu sóng GPS hay không để người dùng có
thể tùy chọn một trong hai loại định vị trên.
Đó là đối với người dùng ứng dụng bản đồ và hệ định vị GPS, còn đối với người
phát triển ứng dụng, thì Android cung cấp đầy đủ các thư viện cần thiết để xây dựng
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Tiến Long -20061944 - Khóa 51 - Mẫu bìa K51- Lớp Công nghệ phần mềm
18
một ứng dụng bản đồ cụ thể. Đối với mỗi ứng dụng bản đồ, nhà phát triển chỉ việc
đăng kí một api key với Google để đăng kí cho sản phẩm, và được phép sử dụng các
dịch vụ bản đồ của Google miễn phí. Các dịch vụ này bao gồm:
 Hiển thị bản đồ theo khu vực. Bản đồ có đi kèm các công cụ điều khiển như
phóng to thu nhỏ, dịch chuyển vị trí
 Định vị địa điểm trên bản đồ theo hệ tọa độ (kinh độ, vĩ độ).
 Đặt các đối tượng đồ họa trên bản đồ dựa theo tọa độ của chúng.
Để sử dụng các dịch vụ này, người phát triển cần thêm vào ứng dụng thư viện
com.google.android.maps.

Thêm vào đó, Android cho phép ứng dụng có thể truy cập đến các thông tin thu
được từ bộ định vị trí GPS thông qua một gói thư viện là android.location. Thành
phần chủ yếu của gói thư viện này là bộ LocationManager, cho phép xác định và
phân tích các thông tin lấy về từ bộ định vị, đồng thời thông báo cho ứng dụng mỗi
khi có tín hiệu thay đổi tọa độ GPS.
2.3. Ứng dụng web và khái niệm web service
2.3.1 Ứng dụng web
Nhắc đến ứng dụng web là nhắc đến các ứng dụng nổi tiếng hiện nay như
Google Docs hay Google Calendar. Đó là các ứng dụng được truy cập thông qua
mạng internet, và được thực thi trên một môi trường trình duyệt, như là Internet
explorer hay Firefox.
Thực tế với tốc độ phát triển chóng mặt của internet hiện nay, việc đưa các ứng
dụng lên web đã càng ngày càng trở nền phổ biến. Nhờ vào việc đưa ứng dụng lên
web mà người dùng từ khắp nơi trên thế giới có thể truy cập và sử dụng phần mềm
đó mà không mất công download về cài đặt phần mềm trên máy họ. Lợi thế của
kiểu ứng dụng này rất lớn, đó là rất dễ nâng cấp và bảo trì, không cần phải cài trên
máy của người dùng nên giảm thiểu công sức và chi phí. Hơn nữa, lại không phụ
thuộc vào nền tảng máy tính người dùng là gì.
Về cơ bản, khi người dùng sử dụng ứng dụng web cũng chính là khi họ tải các
nội dung HTML về máy để sử dụng tương tự như việc xem một trang tin bình
thường. Tuy nhiên, điểm khác biệt chính là việc ứng dụng web tương tác với người
dùng tương tự như một ứng dụng chạy trên máy tính để bàn bình thường, khiến cho
người dùng có cảm giác như họ đang chạy phần mềm cài trên chính máy tính của
họ. Để thực hiện được điều đó, phải nhờ vào các công nghệ cài đặt ứng dụng web
hiện nay, như HTML, JavaScript, PHP, Ajax
HTML(Hyper Text Markup Language): Là ngôn ngữ mô tả trang web. Mỗi một
trang web gồm nhiều các thẻ đánh dấu để chỉ ra một đối tượng dữ liệu của trang
web đó, ví dụ như một dòng chữ, một bức ảnh…Một ứng dụng web hầu như được
xây dựng dựa trên ngôn ngữ HTML. Ngoài ra, để xây dựng được một ứng dụng
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Tiến Long -20061944 - Khóa 51 - Mẫu bìa K51- Lớp Công nghệ phần mềm

19
web hoàn chỉnh còn cần đến các ngôn ngữ hỗ trợ thiết kế giao diện là
CSS(Cascading Style Sheets).
JavaScript: Là ngôn ngữ kịch bản được xây dựng cho các trang web, nhằm mục
đích là tạo nên sự tương tác cho các trang web, ví dụ như tạo dialog, kiểm tra
form Đối với một ứng dụng web thì JavaScript là một thành phần không thể thiếu,
vì nó tạo nên sự tương tác giữa người dùng và trang web. Một đặc điểm nổi bật của
JavaScript đó là nó hỗ trợ lập trình hướng đối tượng với đầy đủ các đặc điểm của
lập trình hướng đối tượng như lớp, kế thừa, đa hình…
PHP(PHP: Hypertext Preprocessor): Khi xây dựng một ứng dụng web, nếu
JavaScript là ngôn ngữ thực thi phía client thì PHP được thực thi phía server. Thông
thường việc cài đặt một ứng dụng phía server nhằm mục đích là để phục vụ các yêu
cầu từ phía client, ví dụ như truy xuất cơ sở dữ liệu.
Ajax(Asynchronous JavaScript and XML): Nếu như ta có ngôn ngữ
JavaScript ở phía client và PHP ở phía server thì Ajax là một kĩ thuật không thể
thiếu để kết nối 2 ứng dụng đó. Một ứng dụng web thông thường phải thực hiện các
tương tác với người dùng, và với server, tuy nhiên nó vẫn là một trang web thông
thường, vậy nó phải cần đến Ajax. Chức năng của Ajax là để cập nhật trang web
một cách không đồng bộ bằng cách trao đổi từng phần nhỏ thông tin với phía server
phía sau các sự kiện xảy ra ở client. Khiến cho trang web hầu như không phải tải lại
toàn bộ như các trang web thông thường.
Vậy tổng kết lại để xây dựng được một ứng dụng web, ta cần các thành phần
trên, đó là ứng dụng phía client, ứng dụng phía server và một bộ kết nối. Về cơ bản
thì mô hình xây dựng ứng dụng web sẽ như sau:

Hình 4: Mô hình ứng dụng web
2.3.2 Web service
Nhắc đến ứng dụng web thì không thể không nhắc đến webservice với tính phổ
biến của nó. Định nghĩa web service mô tả một cách thức đã có sự chuẩn hóa để có
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Tiến Long -20061944 - Khóa 51 - Mẫu bìa K51- Lớp Công nghệ phần mềm

20
thể tích phối các ứng dụng web lại với nhau. Các ứng dụng web này có cung cấp
các dịch vụ nhất định, chúng có thể cung cấp các dịch vụ này ra bên ngoài bằng
cách sử dụng chuẩn webservice. Nhờ chuẩn này mà bất cứ nền tảng nào cũng có thể
sử dụng được dịch vụ được cung cấp, bất kể là java, .NET hay PHP…mà không cần
quan tâm đến cấu trúc bên trong của bộ cung cấp dịch vụ. Nhờ vào webservice, ta
có một phương thức kết nối các ứng dụng web hoàn toàn thuận tiện và được chuẩn
hóa.
Webservice có các khái niệm chính là XML, SOAP, WSDL và chuẩn mở UDDI.
Trong đó:
 XML được sử dụng để đánh dấu dữ liệu, các thông tin lưu chuyển đến và đi
khỏi một dịch vụ web đều đặt ở dạng XML.
 SOAP là một dạng thông điệp của dịch vụ web, dùng để chuyển dữ liệu. Bản
thân SOAP cũng là một file XML, nó chứa nội dung thông điệp và các mã
hóa khác bao bọc thông điệp đó.
 WSDL là ngôn ngữ mô tả dịch vụ web. Căn cứ vào WSDL, các ứng dụng
khác sẽ biết làm thế nào để sử dụng được các dịch vụ mà một dịch vụ web
cung cấp.
 UDDI có nhiệm vụ liệt kê ra các dịch vụ có thể được cung cấp.
Mục đích khi nhắc đến webservice ở đây chính là để xây dựng một phương thức
giao tiếp giữa máy chủ và thiết bị di động nào. Khi đó người dùng có thể cài đặt
ứng dụng trên bất cứ loại điện thoại nào nhưng vẫn làm việc được với máy chủ.
Như vậy báo cáo đã trình bày hầu hết các khái niệm liên quan đến việc xây dựng
một hệ thống điều phối taxi dựa trên nền tảng Android và web. Phần tiếp theo của
báo cáo sẽ trình bày về các hệ thống điều phối taxi sử dụng GPS đang có mặt trên
thị trường hiện nay.
2.4 Các hệ thống điều phối taxi có sử dụng bản đồ số hiện nay
Giải pháp quản lý sử dụng hệ thống định vị toàn cầu (GPS) để quản lý phương
tiện giao thông được đánh giá là thuận tiện và cực kì hiệu quả. Phương pháp này
hiện đang được áp dụng rộng rãi trên thế giới.

Cách thức hoạt động của hệ thống GPS Tracking gồm một thiết bị liên lạc được
gắn trên xe, đảm nhận việc thu tín hiệu vệ tinh từ hệ thống định vị toàn cầu GPS để
xác định tọa độ chính xác của xe. Thiết bị cũng thu thập các thông tin hữu ích khác
như trạng thái tắt/mở của động cơ, tốc độ vận hành, hướng di chuyển của xe…
Những thông tin này được chuyển về trung tâm xử lý dữ liệu thông qua mạng
điện thọai di động hiện hành (sử dụng kết nối GPRS hoặc SMS). Tại đây thông tin
được kết hợp với hệ thống bản đồ để xác định vị trí thực tế của xe, đồng thời có thể
được xử lý và đưa ra các báo cáo theo các yêu cầu khác nhau của các nhà quản lý.
Thông thường, các thông tin sau khi xử lý sẽ được đưa lên mạng internet hoặc
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Tiến Long -20061944 - Khóa 51 - Mẫu bìa K51- Lớp Công nghệ phần mềm
21
intranet để tiện cho việc quản lý nhanh chóng và chính xác. Dưới đây là một mô
hình ví dụ, hệ thống BA-FMS.
Hệ thống BA-FMS là giải pháp tối ưu cho công tác quản lý, điều hành, giám sát,
cảnh báo phương tiện giao thông dựa trên hệ thống định vị vệ tinh toàn cầu, mạng
viễn thông di động và bản đồ số phù hợp mọi mô hình quản lý phương tiện giao
thông. Hệ thống gồm hai phần chính:
 BA-Blackbox (hộp đen): thiết bị nhỏ gọn lắp đặt trên mỗi xe.
 Trung tâm điều hành: hệ thống máy tính kết nối internet có cài đặt phần mềm
bản đồ số và phần mềm quản lý để giám sát phương tiện.

Hình 5: Hệ thống giám sát xe BA-FMS

Sản phẩm được sử dụng với các mục đích sau:
 Quản lý, điều hành phương tiện taxi.
 Quản lý xe khách đường dài.
 Quản lý giám sát xe buýt.
 Giảm sát xe cho các doanh nghiệp cần thuê xe tự lái.
Các tính năng cơ bản của hệ thống gồm có:
 Sử dụng công nghệ GPS/GPRS để kiểm soát vị trí xe.

 Theo dõi lộ trình xe liên tục: Vị trí, vận tốc, lỗi tốc độ, thời điểm xuất bến, về
bến… Quãng đường di chuyển…
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Tiến Long -20061944 - Khóa 51 - Mẫu bìa K51- Lớp Công nghệ phần mềm
22
 Cập nhật thông tin về mức tiêu thụ nhiên liệu, các trạng thái của xe như bật
tắt máy, điều hòa, tiền cước…
 Tạo báo cáo, thống kê về các thông tin trên.
 Tìm kiếm xe dựa trên bản đồ.
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Tiến Long -20061944 - Khóa 51 - Mẫu bìa K51- Lớp Công nghệ phần mềm
23

CHƯƠNG III: XÂY DỰNG HỆ THỐNG

3.1 Phân tích yêu cầu hệ thống
3.1.1 Phân tích hệ thống cũ
3.1.1.1 Mô hình hệ thống cũ
Sau một tháng nghiên cứu thực tế tại 2 công ty taxi lớn trên địa bàn Hà Nội là
taxi CP và taxi Mai Linh, em đã rút ra được mô hình làm việc chung của các hãng
taxi trên địa bàn hiện nay, cũng như các điểm mạnh và điểm yếu của nó. Hầu hết
các hãng taxi hiện nay đang sử dụng hệ thống bộ đàm để liên lạc và điều phối các
taxi của họ. Cách thức làm việc của các hãng này được tổng quát hóa như sau:

Hình 6: Mô hình hệ thống cũ
3.1.1.2 Mô tả mô hình
a) Về lái xe
Mỗi lái xe được quản lý bởi một mã số riêng, họ nhận xe vào buổi sáng và làm
theo ca. Lượng tiền thu được từ việc lái xe sẽ được chia phần trăm với công ty.
 Lái xe nhận thông tin điều phối từ tổng đài, và đăng kí đi đón khách.
 Trong thời gian làm việc, họ phải chịu các chi phí đi đường, xăng, tiền
phạt… Đồng thời phải đảm bảo an toàn cho khách hàng.

 Lái xe có nhiệm vụ quản lý đồng hồ tính tiền, và phải ghi lại thông tin khách
hàng để đối chiếu.
b)Về liên lạc
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Tiến Long -20061944 - Khóa 51 - Mẫu bìa K51- Lớp Công nghệ phần mềm
24
Tổng đài và lái xe liên lạc bằng bộ đàm. Mỗi khi có khách hàng đặt xe, tổng đài
sẽ đều đặn 3 phút một lần thông báo về thông tin khách hàng cho tất cả các xe, đợi
đến khi có một xe đăng kí đi đón khách.
 Trong suốt quá trình đón và chở khách đi, lái xe phải thông báo cho tổng đài
địa điểm của họ và thông tin về tình trạng xe.
 Lái xe có nhiệm vụ thông báo cho tổng đài khi họ đi xa hoặc có sự cố hoặc
có vấn đề đặc biệt xảy ra.
c) Về tổng đài
Ghi lại thông tin khách hàng đặt xe, thông báo qua bộ đàm liên tục cho lái xe
cho đến khi có xe đi đón thành công.
 Ghi lại các thông tin của từng xe, từng khách để đảm bảo cho việc quản lý,
bao gồm các thông tin về địa điểm bắt khách, quãng đường, số tiền… Tất cả
đều do lái xe thông báo.
 Liên lạc với khách hàng.
3.1.1.3 Ưu nhược điểm
Tổng quát lại hệ thống điều phối và quản lý taxi cổ truyền này có các ưu nhược
điểm như sau:
a) Ưu điểm:
 Hệ thống đơn giản, dễ cài đặt và sử dụng. Taxi và tổng đài có thể liên lạc với
nhau trên một tần số sóng nhất định
 Chi phí xây dựng hệ thống thấp, chi phí duy trì cũng thấp.
b) Nhược điểm
 Độ chính xác không cao: Độ tin cậy phụ thuộc vào người nói, điều này dẫn
đến việc lái xe đón khách sai và tổng đài điều phối không đúng vị trí.
 Sử dụng bộ đàm liên tục gây ồn ào, ảnh hưởng đến khách hàng.

 Hành khách quên hành lý, có nhu cầu tìm lại nhưng không nhớ xe nào.
 Khách hàng mất nhiều tiền điện thoại để gọi taxi, vì tổng đài thường không
biết hiện tại ở khu vực khách hàng có bao nhiêu xe trống mà chỉ báo địa chỉ,
khách hàng chờ lâu sẽ gọi điện thoại và khó chịu.
3.1.2 Đặc tả yêu cầu hệ thống mới
3.1.2.1 Đề xuất mô hình hệ thống mới
a) Mô hình hệ thống mới
Trên cơ sở ứng dụng các công nghệ mới tìm hiểu và cơ sở hạ tầng của hệ thống
hiện tại, em đề xuất xây dựng mô hình hệ thống mới có dạng như sau:

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Tiến Long -20061944 - Khóa 51 - Mẫu bìa K51- Lớp Công nghệ phần mềm
25

Hình 7 : Mô hình hệ thống mới
b) Mô tả mô hình:
Hệ thống trên có các thành phần chính là:
 Taxi có gắn thiết bị định vị GPS: Mục đích là để xác định vị trí của xe trên
bản đồ và gửi thông tin liên lạc về cho máy chủ trung tâm thông qua sóng
GPRS/3G.
 Hệ thống web server: Làm nhiệm vụ lưu trữ dữ liệu về các xe đang lưu hành
trên thực tế. Cung cấp và xử lý dữ liệu cho trạm điều phối taxi.
 Các trạm điều phối có nhiệm vụ quản lý điều phối xe dựa trên thông tin thu
được từ các taxi.
 Thông tin lưu trữ lại từ việc quản lý và điều phối taxi sẽ được chuyển đến
cho người quản lý, làm nhiệm vụ phân tích các báo cáo, quản lý người dùng,
quản lý xe…
c) Cách thức làm việc của hệ thống
Các taxi trên đường được trang bị thiết bị định vị GPS sẽ liên tục thu về các
thông tin về tọa độ GPS của taxi. Sau đó các taxi có nhiệm vụ gửi thông tin này đều
đặn về tổng đài để tổng đài lưu trữ và xử lý. Phía tổng đài có nhiệm vụ nhận các

cuộc gọi của khách hàng, đưa ra các tiêu chí để tìm đúng taxi gần khách hàng nhất
và gửi thông tin khách hàng cho các xe phù hợp. Đồng thời họ phải quan sát bản đồ
để giám sát các xe. Khách hàng có thể gọi điện trực tiếp đến tổng đài hoặc dùng
phần mềm đặt xe tự động.

×