Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

043_Xây dựng hệ thống điều khiển luồng công việc (workflow)ứng dụng công nghệ hướng đối tượng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (224.42 KB, 2 trang )

-50-

XÂY DỰNG HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN LUỒNG CÔNG
VIỆC (WORKFLOW) ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ HƯỚNG
ĐỐI TƯỢNG

Lê Thanh Hoàng
MSV: 0320135
Email:

Người hướng dẫn: ThS. Đào Kiến Quốc
1. Giới thiệu
Workflow là một công nghệ có giá trị và
đang được các tổ chức, công ty quan tâm, ứng
dụng và phát triển. Do tính chất quan trọng
trong việc tìm hiểu về lý thuyết workflow,
trong luận văn này, tôi có phối hợp cùng làm
với bạn Nguyễn Hồng Phong. Tuy là làm việc
chung nhưng chúng tôi cũng tách biệt theo hai
hướng nghiên cứu khác nhau. Trong khuôn khổ
luận văn này, chương 1 và chương 2 về lý
thuyết workflow được chúng tôi dùng làm cơ
sở lý thuyết cho nghiên cứu của mình. Từ
chương 3 trở đi, bài toán của tôi đi theo một
hướng nghiên cứu khác với bạn Phong và tôi
xin được trình bày ở phần dưới đây
Trong khóa luận này, chúng tôi có ý đồ xây
dựng một ứng dụng workflow cho phép người
dùng tự định nghĩa một workflow và điều khiển
nó, và tiếp đó là xây dựng một workflow cho
việc quản lý quy trình theo tiêu chuẩn ISO để


làm ví dụ minh họa cho mục đích của ứng dụng
trên. Tôi đảm nhận phần xây dựng ứng dụng và
bạn Phong đảm nhận phần ví dụ về ISO.
Trong khuôn khổ luận văn này, chúng tôi chỉ
đưa ra mô hình cho một cơ chế workflow
(workflow engine) chứ không tập trung xây
dựng ứng dụng về mặt giao diện người sử dụng.
2. Workflow và các khái niệm có liên
quan.
Mục đích của Workflow là: Quản lý luồng
công việc thực sự như là công việc được thực
hiện tại đúng thời điểm bởi những người có
trách nhiệm.
Định nghĩa workflow như sau:
Sự tự động của toàn bộ hoặc một bộ phận
qui trình nghiệp vụ, khi các tài liệu, thông tin
hoặc nhiệm vụ truyền từ thành viên này đến
thành viên khác để hoạt động, theo một tập các
qui tắc mang tính thủ tục.

Một hệ thống workflow phải đảm bảo một
mục tiêu quan trọng là quá trình tái kĩ nghệ
nghiệp vụ, vì vậy các hệ thống workflow kết
hợp phải đủ linh động để phù hợp với một
nghiệp vụ luôn thay đổi. Đồng thời cần có một
kiến trúc chung để các sản phẩm có thể tích hợp
với nhau. Một kiến trúc chung của workflow
như sau:

1) Dịch vụ thi hành workflow.

Dịch vụ thi hành workflow cung cấp môi
trường chạy, trong đó tiến trình được khởi tạo
và hoạt động, sử dụng một hay nhiều engine
quản lí workflow, khả năng thông dịch và hoạt
động một phần, hoặc tất cả của định nghĩa tiến
trình và tương tác với các tài nguyên ngoài cần
thiết cho xử lí nhiều loại hoạt động khác nhau.
2) Công cụ định nghĩa qui trình.
Là những công cụ phân tích, mô hình hóa,
mô tả và tài liệu hóa một qui trình nghiệp vụ
Những công cụ này có thể được hỗ trợ như một
phần của sản phẩm workflow hay như một sản
phẩm riêng.
3) Ứng dụng workflow khách.
Bộ điều khiển danh sách công việc là phần
mềm tương tác với người dùng cuối trong
những hoạt động liên quan đến con người.
Trong trường hợp khác, workflow có thể tích
hợp trong một môi trường để bàn thông thường
cùng các ứng dụng văn phòng như thư điện tử
-51-

và sắp xếp công việc theo nhóm để cung cấp
một hệ thống quản lí công việc thống nhất cho
người dùng.
4) Ứng dụng được gọi.
Cần xây dựng một chuẩn về truyền dữ liệu
chương trình ứng dụng hay dữ liệu liên quan
đến workflow theo một định dạng chung, cách
mã hóa chung để các chương trình ứng dụng có

thể trao đổi thông tin trong môi trường mạng
hay các hệ điều hành khác nhau.
5) Khả năng liên tác của workflow.
Có nhiều mô hình liên tác giữa các
workflow engine không đồng nhất, có thể thao
tác trong nhiều mức từ truyền nhiệm vụ đơn
giản đến khả năng liên tác ứng dụng workflow
đầy đủ với sự trao đổi toàn bộ định nghĩa qui
trình, dữ liệu liên quan đến workflow và giao
diện chung.
3. Mô hình hóa workflow.
Dưới góc độ đồ thị, một workflow có thể mô
hình hoá các công đoạn trong vai trò của nút và
các kích hoạt trong vai trò của các liên kết có
hướng. Như vậy mỗi workflow có thể mô hình
bằng một tập các công đoạn và một tập các liên
kết mà mỗi liên kết có liên quan tới 2 hay nhiều
hơn các công đoạn liền kề.
Trong cách giải quyết này, chúng ta xem xét
mỗi công đoạn là một đối tượng . Và bản thân
các kích hoạt cũng là các đối tượng. Workflow
là một tập hợp của các đối tượng tương tác với
nhau.
Phần này sẽ mô tả hai mô hình: mô hình các
trạng thái của công đoạn và mô hình hoạt động
của những thành phần trong workflow.
4. Phân tích thiết kế hệ thống điều khiển
công việc theo workflow.
Trong phần này, chúng ta sẽ mô hình hóa
một hệ thống workflow như một tập hợp của

các đối tượng. Khi ghép nối các đối tượng này
cho ta kiến trúc của một workflow. Mục đích
cuối cùng là đưa ra kiến trúc tổng quát nhất cho
mỗi đối tượng, để người sử dụng có thể sử dụng
những mẫu này đồng thời chi tiết hóa chúng để
thiết kế lên một workflow
Phần này sẽ mô hình các thành phần của
workflow như các đối tượng với các thuộc tính
và phương thức tương ứng.
5. Cài đặt.
Phần này sẽ cài đặt minh họa một số đối tượng
đã được mô tả trong phần 4 để làm rõ hơn về
ứng dụng đang xây dựng.
5. Kết luận.
Qua quá trình tìm hiểu, chúng tôi nhận thấy
tầm quan trọng của workflow trong các quy
trình làm việc cũng như quy trình hành chính.
Việc mô hình hóa các đối tượng trong
workflow đảm bảo việc xây dựng và quản lý
các workflow dễ dàng hơn. Mục tiêu của chúng
tôi là xây dựng một ứng dụng cho phép người
dùng thiết kế một workflow và quản lý nó, tuy
trong khuôn khổ luận văn chưa xây dựng được
một ứng dụng hoàn thiện nhưng chúng tôi sẽ
xây dựng nó trong thực tế ho
ặc trong một báo
cáo cao học gần đây.
6. Tài liệu tham khảo:
[1] WfMC. The workflow reference model.
19/1/1995.

[2] XDoC-WFMS- A Framework for
Document Centric Workflow Management
System.
[3] Workflow parterns – Van Der Aalst.

×