Tải bản đầy đủ (.doc) (38 trang)

Tiểu luận môn phân tích chính sách thuế TỔNG QUAN VỀ CHUYỂN GIÁ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (296.39 KB, 38 trang )

GVHD: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Hùng Chuyển giá
Học viên thực hiện:
1. Dương Thị Viên An 4. Lâm Thị Ngọc Cẩm
2. Trần Hồng Nhung 5. Nguyễn Thị Ngọc Hà
3. Trần Thị Thanh Thảo 6. Nguyễn Mạnh Hoằng
Lớp: Ngân hàng Đêm 4 – K20
1

GVHD: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Hùng Chuyển giá
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CHUYỂN GIÁ
1.1.Khái niệm
1.1.1. Công ty đa quốc gia
Công ty đa quốc gia, thường viết tắt là MNC (Multinational corporation) hoặc
MNE (Multinational enterprises), là khái niệm để chỉ các công ty sản xuất hay cung
cấp dịch vụ ở ít nhất hai quốc gia. Các công ty đa quốc gia lớn có ngân sách vượt cả
ngân sách của nhiều quốc gia. Công ty đa quốc gia có thể có ảnh hưởng lớn đến các
mối quan hệ quốc tế và các nền kinh tế của các quốc gia. Các công ty đa quốc gia đóng
một vai trò quan trọng trong quá trình toàn cầu hóa. Một số người cho rằng một dạng
mới của MNC đang hình thành tương ứng với toàn cầu hóa – đó là xí nghiệp liên hợp
toàn cầu.
Công ty đa quốc gia là Công ty hoạt động và có trụ sở ở nhiều nước khác nhau.
(khác với Công ty quốc tế: chỉ là tên gọi chung chung của một công ty nước ngoài tại
một quốc gia nào đó.)
1.1.2. Chuyển giá
Chuyển giá là một hành vi do các chủ thể kinh doanh thực hiện nhằm thay đổi giá
trị mua bán, trao đổi hàng hoá, dịch vụ, tài sản trong quan hệ giữa các bên liên kết.
Hành vi đó có đối tượng tác động là giá cả, hành vi đó được thực hiện thông qua các
hợp đồng kinh tế về mua bán hàng hoá, tài sản, cung cấp dịch vụ.Rất dễ nhầm lẫn
chuyển giá với gian lận về giá, đây là 2 hành vi có sự khác nhau tương đối nhưng
nhiều trường hợp gian lận giá bao hàm cả chuyển giá.
Chuyển giá là thủ thuật của công ty mẹ ở nước ngoài. Công ty mẹ này sẽ thành


lập một công ty con ở nước khác. Sau đó, công ty con sẽ mua nguyên vật liệu với giá
cao ngất ngưỡng. Điều này sẽ làm các nhà cung cấp nguyên vật liệu sẽ sẵn sàng bán
cho các công ty con này. Các công ty con sau khi sản xuất ra sản phẩm lại bán với giá
thấp ra thị trường để cạnh tranh, một phần sản phẩm thì bán về cho công ty mẹ với giá
thấp này. Kết quả là công ty con sẽ bị lỗ dẫn đến không đóng thuế thu nhập doanh
nghiệp cho nhà nước. Còn công ty mẹ thì mua được hàng giá rẻ và bán với giá bằng
giá thị trường nước ngoài. Trường hợp khác là nước công ty mẹ chịu thuế cao còn
nước công ty con chịu thuế thấp. Khi bán hàng ở nước của công ty con và chuyển lợi
2

GVHD: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Hùng Chuyển giá
nhuận cho công ty mẹ. Công ty mẹ sẽ không đóng thuế do đã nộp thuế ở nước của
công ty con.
Chuyển giá là việc dùng một số phương thức khác nhau để trốn tránh được các
khoản thuế, phí thông qua việc báo lỗ trong hoạt động kinh doanh, để rồi chuyển lợi
nhuận về công ty mẹ ở nước ngoài.
Có nhiều định nghĩa chuyển giá, nhóm làm đề tài chọn định nghĩa chuyển giá của
Andrew Lymer & Jonh Hasseldine: “Chuyển giá được hiểu là việc thực hiện chính
sách giá đối với hàng hóa, dịch vụ và tài sản được chuyển dịch giữa các thành viên
trong tập đoàn qua biên giới không theo giá thị trường nhằm tối thiểu hóa số thuế của
các công ty đa quốc gia trên toàn cầu”.
1.2.Chuyển giá xảy ra khi nào
Chuyển giá xảy ra khi có chênh lệch thuế suất giữa các nước và chính sách ưu
đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp của từng quốc gia. MNC tiến hành chuyển giá từ
nước có mức thuế suất cao, không có chính sách ưu đãi thuế TNDN sang nước có mức
thuế suất thấp, có chính sách ưu đãi thuế TNDN.
1.3.Nguyên nhân dẫn đến hành vi chuyển giá của MNC
1.3.1. Từ bên trong
• Tối đa hóa lợi nhuận: Doanh nghiệp nói chung, các tập đoàn đa quốc
gia nói riêng, không bao giờ từ bỏ các cơ hội, các biện pháp nhằm tối đa hoá lợi

nhuận, kể cả các hành vi chuyển giá, gian lận giá, gian lận thương mại, Chuyển giá
thông qua các giao dịch hàng hoá, dịch vụ, vốn đầu tư qua biên giới sẽ khó bị phát
hiện hơn so với các gian lận khác và kể cả trong trường hợp bị phát hiện thì việc xử lý
cũng không hề đơn giản bởi chính phủ của mỗi nước thường có thiên hướng bảo vệ
doanh nghiệp của mình vì lợi ích quốc gia.
• Tạo hình ảnh đẹp về tình hình tài chính: Trong một số trường hợp
khi MNC phạm phải các sai lầm trong kế hoạch kinh doanh, sai lầm trong việc nghiên
cứu và đưa sản phẩm mới vào thị trường, các chi phí quảng cáo, quảng bá sản phẩm
quá cao và hậu quả là tình trạng thua lỗ của MNC tại chính quốc hay của các công ty
thành viên trên các quốc gia khác. Vì thế, để có một hình ảnh đẹp về tình hình tài
chính trước các cổ đông và các bên hữu quan khác, thì chuyển giá là một giải pháp để
3

GVHD: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Hùng Chuyển giá
có thể thực hiện được ý đồ trên. Chuyển giá giúp các MNC chia sẻ việc thua lỗ với các
thành viên, nhờ vậy các khoản thuế phải nộp giảm xuống và tình hình kinh doanh trở
nên sáng sủa hơn một cách giả tạo vi phạm pháp luật các quốc gia.
• Chiếm lĩnh thị trường: MNC sẽ đánh bật các đối thủ, đối tác, đồng
thời chiếm toàn bộ quyền kiểm soát và quyền sở hữu công ty. MNC thực hiện việc này
bằng cách tăng cường các hoạt động quảng cáo, quảng bá sản phẩm trong giai đoạn
mới thâm nhập thị trường, làm cho MNC bị lỗ nặng và kéo dài. Bằng nguồn lực tài
chính dồi dào của mình, các MNC thực hiện hành vi chuyển giá bất hợp pháp để kéo
dài tình trạng thua lỗ nhằm chiếm lấy quyền kiểm soát và quyền quản lý công ty. Tồi
tệ hơn là đẩy các đối tác ra khỏi hoạt động kinh doanh và chiếm toàn bộ quyền kiểm
soát cũng như sở hữu công ty. Sau khi chiếm lĩnh được thị trường, các MNC thực hiện
nâng giá sản phẩm để bù đắp cho phần lỗ lúc trước. Tình trạng này thường thấy ở các
nước đang phát triển như Việt Nam, khi mà trình độ quản lý còn nhiều yếu kém.
Ngoài ra, các MNC còn thực hiện việc chuyển giá nhằm giảm thiểu rủi ro khi
giao dịch các sản phẩm và dịch vụ có tính đặc thù cao, độc quyền và tính bảo mật cao
như trong các ngành công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, dầu khí, y dược …

1.3.2. Từ bên ngoài
Thứ nhất, quyền tự do định đoạt trong kinh doanh thương mại và đầu tư đã tạo
cơ hội cho các doanh nghiệp (DN) được quyền quyết định giá trong các giao dịch. Do
đó, trong quan hệ với các bên liên kết, các DN được toàn quyền định mua, bán, trao
đổi những hàng hoá hoặc dịch vụ theo mức giá họ mong muốn và được thể hiện trong
các văn kiện, hợp đồng được luật pháp quốc tế bảo hộ.
Thứ hai, xuất phát từ mối quan hệ gắn bó chung về lợi ích giữa các nhóm liên
kết, vừa thuận lợi trong điều hành trong phạm vi rộng lớn, vừa có được lợi ích kinh tế
nhiều hơn. Sự khác biệt về mức giá giao dịch được thực hiện giữa các bên so với giá
chung của thị trường sẽ đưa đến kết quả là một bên có thể được lợi ít hơn hoặc thiệt
hại, trong khi bên kia được lợi nhiều hơn nhưng xét về tổng thể lợi ích của toàn cục họ
sẽ được nhiều. Chuyển giá mang lại lợi ích toàn cục được nhiều hơn do “né thuế”, do
đó, các DN có mối quan hệ liên kết không thể bỏ qua hành vi này.
Thứ ba, sự khác biệt về môi trường đầu tư, kinh doanh; sự khác biệt về chính
sách, pháp luật, thể chế giữa các quốc gia,… cũng vừa tạo ra động cơ, đồng thời cũng
4

GVHD: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Hùng Chuyển giá
tạo ra những điều kiện để các tập đoàn đa quốc gia xây dựng và triển khai thực hiện
được chiến lược chuyển giá của họ. Sự khác biệt trong chính sách thuế, đặc biệt là các
ưu đãi thuế là bức tranh phổ biến và rõ nét trong thời gian vừa qua, có thể nói rất
nhiều, gần như đại đa số các nước đang phát triển đều sử dụng các chính sách ưu đãi
thuế là một trong những công cụ thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Thứ tư, với mục tiêu bảo toàn vốn ban đầu theo nguyên tệ, MNC rút vốn đầu tư
ở quốc gia mà họ kỳ vọng vào việc đồng tiền nước đó sẽ yếu đi trong tương lai. Như
vậy lúc này ngoài lợi nhuận thu được, MNC còn thu được một khoản lợi nhuận chênh
lệch do sự biến động có lợi về tỷ giá.
Thứ năm, MNC sẽ tiến hành chuyển giá ở các nước có tỷ lệ lạm phát cao để
bảo toàn số vốn đầu tư và lợi nhuận trong điều kiện đồng tiền nước đang đầu tư bị mất
giá

Bên cạnh đó, các yếu tố về chính trị, về chính sách đối ngoại của những nơi,
những khu vực bị “lép vế” hơn so với các khu vực khác cũng làm nảy sinh hành vi
chuyển giá và nó được triển khai thực hiện vòng vèo hơn, qua các nước trung gian
khác.
1.3.3. Nguyên nhân chính
Tóm lại, có nhiều nguyên nhân chuyển giá, trong đó có các nguyên nhân quan
trọng như do chênh lệch thuế suất, và ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp. Tuy
nhiên, nguyên nhân chính vẫn là do cơ quan thuế không kiểm soát được.
1.4. Các kĩ thuật chuyển giá quốc tế
Tùy vào hoàn cảnh kinh doanh khác nhau mà các MNC sử dụng các biện pháp
khác nhau để thực hiện chuyển giá nhằm tối đa hóa lợi nhuận trên phạm vi toàn cầu.
1.4.1. Chuyển giá thông qua hình thức nâng cao giá trị tài sản góp vốn
Đầu tư dưới dạng liên doanh: việc nâng giá trị tài sản đóng góp sẽ làm cho phần
vốn góp của bên phía có ý nâng giá trị góp vốn tăng, nhờ đó, sự chi phối trong các
quyết định liên quan đến hoạt động của dự án liên doanh sẽ gia tăng và mức lời được
chia sẽ tăng. Ngoài ra, khi dự án kết thúc hoạt động thì tỷ lệ trị giá tài sản được chia
cao hơn.
5

GVHD: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Hùng Chuyển giá
Đối với các công ty có 100% vốn đầu tư nước ngoài thì việc nâng tài sản góp vốn
sẽ giúp họ tăng mức khấu hao trích hàng năm, làm tăng chi phí đầu vào. Việc tăng
mức khấu hao tài sản cố định sẽ giúp chủ đầu tư:
 Nhanh hoàn vốn đầu tư cố định, nhờ đó giảm thiểu rủi ro đầu tư.
 Giảm mức thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) phải đóng cho nước tiếp nhận
đầu tư
1.4.2. Chuyển giá bằng cách nâng khống trị giá công nghệ, thương hiệu…
(tài sản vô hình)
Việc định giá chính xác được tài sản vô hình của các nhà đầu tư hết sức khó, lợi
dụng việc này mà các MNC chủ ý thổi phồng phần góp vốn bằng thương hiệu, công

thức pha chế, chuyển giao công nghệ… nhằm tăng phần góp vốn của mình lên. Một số
trường hợp phía góp vốn bằn tài sản vô hình có xuất trình gấy chứng nhận của công ty
kiểm toán nhưng độ tin cậy, trung thực của các giấy chứng nhận này rất khó kiểm
định.
1.4.3. Nhập khẩu nguyên vật liệu từ công ty mẹ ở nước ngoài, hoặc từ công
ty đối tác trong liên doanh với giá cao
Đây là hình thức chuyển một phần lợi nhuận ra nước ngoài thông qua việc thanh
toán tiền hàng nhập khẩu. Ngoài ra, việc mua hàng nhập khẩu với giá đắt làm chi phí
sản xuất tăng, dẫn tới lợi nhuận chịu thuế TNDN giảm.
1.4.4. Chuyển giá thông qua hình thức nâng chi phí các đơn vị hành chính
và quản lý
Các công ty mẹ thường sử dụng các hợp đồng tư vấn hay thuê trung gian. Một số
đối tác liên doanh còn bị ép nhận chuyên gia với chi phí rất cao nhưng hiệu quả lại
thấp. Chi phí này phía liên doanh nước chủ nhà gánh chịu.
Một số công ty thuê người quản lý doanh nghiệp FDI với lương cao, ngoài ra còn
phải trả một khoản tiền lớn cho công ty nước ngoài cung cấp nhà quản lý. Ở một số
trường hợp cũng có hiện tượng chuyển giá ở khâu này khi công ty cung cấp nguồn
nhân lực cũng là công ty con của cùng một tập đoàn.
Một số trường hợp còn thực hiện chuyển giá thông qua hình thức đào tạo ở nước
ngoài: cử chuyên viên, công nhân sang học tập, thực tập tại công ty mẹ với chi phí cao.
6

GVHD: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Hùng Chuyển giá
Một hình thức chuyển giá của công ty có vốn FDI là trả lương, chi phí cho
chuyên gia tư vấn được gởi đến từ công ty mẹ. Loại hình tư vấn này rất khó xác định
số lượng và chất lượng để xác định chi phí cao hay thấp. Lợi dụng điều này, nhiều
công ty FDI thực hiện hành vi chuyển giá mà thực chất là chuyển lợi nhuận về nước
dưới danh nghĩa là phí dịch vụ tư vấn.
1.4.5. Thực hiện chuyển giá thông qua việc điều tiết giá mua bán hàng hóa
Khi thuế nhập khẩu cao thì công ty mẹ bán nguyên liệu, hàng hóa với giá thấp

nhằm tránh nộp thuế nhập khẩu nhiều. Trong trường hợp này, công ty mẹ sẽ tăng
cường hoạt động tư vấn, huấn luyện, hỗ trợ tiếp thị với giá cao để bù đắp lại hoặc mua
lại sản phẩm với giá thấp. Đối với hàng hóa nhập khẩu mà thuế suất thấp, thì công ty
ký hợp đồng nhập khẩu với giá cao nhằm nâng chi phí để tránh thuế.
1.4.6. Chuyển giá thông qua hình thức tài trợ bằng nghiệp vụ vay từ công ty
mẹ
Bằng hình thức này, các công ty con tạo ra cơ cấu vốn và nguồn vốn bất hợp lý
như dùng nguồn vốn vay từ công ty mẹ để tài trợ cho tài sản cố định và tài sản đầu tư
dài hạn mà không tăng vốn góp và vốn chủ sở hữu nhằm đẩy chi phí hoạt động tài
chính lên cao như chi phí chênh lệch tỷ giá, chi phí lãi vay… và chuyển một phần lợi
nhuận về nước dưới dạng lãi vay, chi phí bảo lãnh vay vốn để tránh thuế, tránh lỗ do
chênh lệch tỷ giá về sau.
1.4.7. Chuyển giá thông các trung tâm tái tạo hóa đơn
Trung tâm tái tạo hóa đơn đóng vai trò người trung gian giữa công ty mẹ và các
công ty con. Hàng hóa trên chứng từ hóa đơn thì được bán từ công ty nơi sản
xuất hàng hóa qua trung tâm tái tạo hóa đơn và sau đó thì trung tâm này lại bán lại
cho công ty phân phối bằng cách xuất hóa đơn và chứng từ kèm theo. Thông qua
việc này sẽ định vị lại loại ngoại tệ của cả đơn vị sản xuất và trung tâm tái tạo hóa
đơn. Nhưng trên thực tế, hàng hóa được chuyển giao trực tiếp từ công ty sản xuất
qua thẳng công ty phân phối mà không qua trung tâm tái tạo hóa đơn. Hình thức này
thường xảy ra trong ngành dược phẩm.
1.5. Tác động của chuyển giá
1.5.1. Đối với MNCs
7

GVHD: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Hùng Chuyển giá
Tác động tích cực
 Được hưởng lợi từ chính sách ưu đãi đầu tư (như thuế suất, lĩnh vực đầu
tư…) tạo điều kiện cho các MNC dễ dàng trong việc thực hiện giảm thiểu
trách nhiệm ở quốc gia MNC đang đầu tư.

 Thực hiện chuyển giá, các MNC sẽ bảo toàn được nguồn vốn đầu tư, nhanh
chóng có được dòng ngân lưu cho các cơ hội đầu tư khác.
 Thực hiện chuyển giá sẽ giúp các MNC nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường
ở các nước đang đầu tư.
Tác động tiêu cực
 Nếu bị các quốc gia phát hiện và thực hiện chế tài thì các MNC phải chịu
một khoản phạt rất lớn, bị rút giấy phép kinh doanh tại quốc gia đó hoặc ảnh
hưởng nghiêm trọng trên thương trường quốc tế dẫn tới sự chú ý nhiều và
chặt chẽ hơn của các cơ quan thuế ở những nước MNC đi đầu tư sau đó.
1.5.2. Đối với các quốc gia tiếp nhận dòng vốn đầu tư
Tác động tích cực:
 Khi có hoạt động chuyển giá ngược, do nước thu hút đầu tư có mức thuế thu
nhập thấp làm tăng thu nhập cho nước tiếp nhận vốn.
Tác động tiêu cực:
 Cơ cấu vốn của nền kinh tế ở quốc gia tiếp nhận vốn sẽ bị đột ngột thay đổi
do việc thực hiện hành vi chuyển giá của các MNC làm các luồng vốn chảy
vào nhanh mạnh, sau đó lại có xu hướng chảy ra trong thời gian ngắn. Hậu
quả là tạo ra một bức tranh kinh tế bị sai lệch ở các quốc gia này trong các
thời kì khác nhau.
 Đối với các quốc gia được coi là thiên đường về thuế, họ là người được
hưởng lợi từ hoạt động chuyển giá trong ngắn hạn, nhưng trong dài hạn, họ
phải đương đầu với các khó khăn tài chính khi các MNC thoái vốn do các
thu nhập không bền vững trước đây trong ngắn hạn không phản ánh chính
xác sức mạnh của nền kinh tế.
 Với việc thực hiện hành vi chuyển giá và thao túng thị trường, chính phủ
các nước tiếp nhận đầu tư sẽ khó khăn hơn trong việc hoạch định chính sách
điều tiết nền kinh tế vĩ mô và khó khăn trong việc thúc đẩy các ngành sản
xuất trong nước phát triển.
 Hoạt động chuyển giá sẽ phá vỡ cán cân thanh toán quốc tế và các kế hoạch
kinh tế của các quốc gia tiếp nhận đầu tư, chính vì thế nếu không kiểm soát

8

GVHD: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Hùng Chuyển giá
tốt sẽ dễ dẫn tới lệ thuộc vào nền kinh tế của chính quốc, về lâu dài có thể
dẫn tới lệ thuộc về chính trị.
1.5.3. Đối với các quốc gia xuất khẩu đầu tư
Tác động tích cực:
 Nước xuất khẩu vốn thu được ngoại tệ nhiều hơn nhờ đó góp phần cải thiện
cán cân thương mại, cán cân thanh toán quốc tế. Sự hoạt động của các công
ty mẹ tốt hơn về hình thức thì cũng tác động tốt hơn đến hiệu quả kinh tế xã
hội: đóng góp nhiều thuế hơn cho nhà nước, tác động tốt tới tăng trưởng
GNP của nước xuất khẩu vốn đầu tư.
Tác động tiêu cực:
 Nếu thuế suất ở các quốc gia tiếp nhận đầu tư thấp hơn thuế suất ở chính
quốc, sẽ làm cho các nước xuất khẩu đầu tư bị mất cân đối trong kế hoạch
thuế của nước này do việc thất thu một khoản thu nhập từ thuế.
 Mục tiêu quản lý nền kinh tế vĩ mô ở các quốc gia này sẽ gặp một số khó
khăn nhất định do việc các dòng vốn đầu tư dịch chuyển không theo ý muốn
quản lý của chính phủ.
1.6.Nhận diện doanh nghiệp có dấu hiệu chuyển giá
1.6.1. Một số biểu hiện nghi vấn các doanh nghiệp có dấu hiệu chuyển giá
Kê khai hạch toán không chính xác doanh thu và chi phí, thể hiện kết quả kinh
doanh liên tục lỗ nhiều năm và bị mất vốn chủ sở hữu, nhưng doanh nghiệp vẫn tiếp
tục hoạt động, thậm chí mở rộng đầu tư sản xuất.
Giá bán hàng hóa dịch vụ cho các đơn vị có quan hệ liên kết thấp hơn giá bán cho
các đơn vị giao dịch độc lập.
Giá mua nguyên vật liệu, hàng hóa, dịch vụ của Công ty mẹ ở nước ngoài có hiện
tượng cao hơn so với mua của các đơn vị độc lập khác, dẫn đến chi phí tăng cao.
Giá bán hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu cho nước ngoài (chủ yếu sản phẩn bao tiêu
qua Công ty mẹ) có hiện tượng giá bán, giá gia công thấp hơn giá vốn dẫn kết quả hoạt

động sản xuất kinh doanh liên tục lỗ nhiều năm dẫn đến mất vốn. Để hoạt động tiếp
tục sử dụng hình thức công ty mẹ hỗ trợ vốn hoặc cho vay vốn không tính lãi.
Công ty mẹ phân bổ chi phí phát sinh ở nước ngoài cho Công ty con một số
khoản mục như quảng cáo, tiếp thị, nghiên cứu, mở rộng thị trường, chi phí lãi vay,
bản quyền mà thực chất các khoản chi phí này phải do Công ty mẹ tại nước ngoài
trang trải.
9

GVHD: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Hùng Chuyển giá
1.6.2. Các biểu hiện trên báo cáo tài chính của các doanh nghiệp FDI có
dấu hiệu chuyển giá
1.6.2.1. Giá vốn hàng hóa, dịch vụ cao
Giá vốn hàng hoá, dịch vụ là một phần trong chi phí của doanh nghiệp (gồm giá
vốn hàng bán, chi phí quản lý, chi phí bán hàng, chi phí tài chính). Tuy nhiên qua kiểm
tra giá vốn hàng bán tại các doanh nghiệp này phát sinh rất cao (chiếm trên 90%, thậm
chí giá vốn cao hơn giá bán).
1.6.2.2. Đưa ngoài gia công
Năng lực sản xuất tại các doanh nghiệp hạn chế bởi máy móc thiết bị, mặt bằng
sản xuất, số lượng nhân công , nhưng vẫn ký hợp đồng với khách hàng nước ngoài
vượt quá năng lực sản xuất của doanh nghiệp, và với lý do để đảm bảo khối lượng hợp
đồng đã ký kết các các doanh nghiệp này đưa các doanh nghiệp trong nước gia công
lại. Qua xem xét giá giao gia công cho các doanh nghiệp trong nước cao gần bằng và
thậm chí cao hơn giá ký gia công với nước ngoài và tỷ lệ đưa ngoài gia công rất cao
(gần bằng 80% sản lượng) phát sinh trong trong nhiều năm liền.
1.6.2.3. Khách hàng ứng tiền trước rất lớn
Trên tài khoản công nợ một số Công ty có số dư rất lớn (khách hàng trả tiền
trước). Số tiền ứng truớc này rất cao, đôi khi không được quy định trong hợp đồng.
Việc ứng trước này không tuân thủ theo một nguyên tắc nào (như căn cứ vào giá trị
hợp đồng đã ký kết )
1.6.2.4. Vay nước ngoài

Sau nhiều năm lỗ liên tục, để đảm bảo cân đối vốn kinh doanh các doanh nghiệp
phát sinh các hợp đồng vay vốn với nước ngoài. Các hợp đồng này thường do Công ty
mẹ hoặc cá nhân chủ doanh nghiệp cho vay. Nhiều hợp đồng cho vay không tính lãi
vay, không xác định thời gian vay, đây là cách để tránh nộp thuế nhà thầu đối với tiền
lãi vay.
1.6.2.5. Tăng vốn pháp định
Sau nhiều năm lỗ liên tục, một số doanh nghiệp sử dụng hình thức tăng vốn pháp
định, nhằm mục đích mở rộng quy mô sản xuất và cân đối nguồn vốn trên sổ sách kế
toán.
1.6.2.6. Hỗ trợ giá gia công
10

GVHD: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Hùng Chuyển giá
Để đảm bảo cân đối các nguồn và đối phó cơ quan quản lý, công ty mẹ tại nước
ngoài cảm thấy số lỗ trong năm quá lớn, thường không điều chỉnh giá gia công mà sử
dụng biện pháp hỗ trợ giá gia công để bù đắp một phần chi phí cho các công ty tại Việt
Nam.
Đây là các doanh nghiệp chuyên sản xuất, gia công hàng để xuất khẩu, vì thế dù
doanh nghiệp lỗ liên tục, phát sinh nghĩa vụ thuế không đáng kể (thuế môn bài, thuế
TNCN ) nhưng số thuế mà NSNN phải hoàn lại cho các doanh nghiệp về thuế GTGT
hàng hóa, dịch vụ mua vào là rất lớn.
1.7.Kinh nghiệm chống chuyển giá tại một số nước
1.7.1. NHẬT
Cục thuế của Nhật (NAT) đã xem xét tình hình chuyển giá theo một hướng
khác bằng cách thực hiện rất nhiều các đánh giá kiểm tra về thuế, chủ yếu đều tập
trung vào các công ty mẹ ở Nhật. Cụ thể trong năm 2005, một số các hoạt
độngcủa NAT nhằm vào và phát hiện tình trạng chuyển giá của các tập đoàn lớn ở
Nhật như Sony, Takeda, Mazda, Mitsui, Mitsubishi… Cách tiếp cận này
được NAT triển khai thực hiện trong bối cảnh lịch sử lâu dài trong công
cuộc chống chuyển giá. Cơ quan thuế Nhật Bản đã thực hiện công việc kiểm soát

lớn gấp đôi từ năm 2001. Có những cải tổ trong các chỉ thị của Cục quản lý
thuế dựa trên các hoạt động chuyển giá và dựa trên các tình huống nghiên cứu về
việc áp dụng thuế suất về định giá chuyển gia o đưa ra vào ngày
22/10/2008 bao gồm cá c điều khoả n nhắm vào các đối tượng là chi phí quản
lý, tài sản vô hình và dịch vụ…Và thực tế đã chứng minh rằng, chỉ với vài biện
pháp ban hành nhằm ngăn chặn chuyển giá đã giúp nguồn thu thuế hằng năm tăng
lên đáng kể:
* Trong giai đoạn 2003-2007, việc điều chỉnh giá chuyển giao đã
mang lại kết quả là tăng thuế doanh thu lên được 1.134 triệu bảng Anh, con số này
ước tínhlà 2.114 triệu bảng An h trong giai đoạn 2007-2009 (Hansa rd,
UK House of Commons Debates, 11/1/2010).
11

GVHD: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Hùng Chuyển giá
* Việc tăng cường kiểm toán giá chuyển giao đã giúp cơ quan thuế
Australiatăng thuế doanh thu hơn 2,5 tỷ AUD trong 5 năm 2001-2005
(Sydney MorningHerald, 31/8/2006).
1.7.2. MỸ
Theo báo cá o của Cơ qu an thuế nội địa Mỹ (IRS), từ năm 1998
tới 2005, khoảng 2/3 các công ty Mỹ và khoảng 68% các công ty nước ngoài hoạt
động kinh doanh tại Mỹ trốn thuế TNDN thông qua việc chuyển một lượng
lớn thu nhập ra nước ngoài để tránh một khoản tiền thuế lên đến 8 tỷ USD mỗi năm.
Thực tế cho thấy, thuế suất ở Mỹ khoảng 40% cao hơn nhiều quốc gia khác, vì vậy
hiện tượng chuyển giá của các tập đoàn đa quốc gia hoạt động tại Mỹ là
khá ph ổ biến. Nhằ m chống lại hiện tượng trên, Mỹ đã có một số
biện pháp chống chuyển giá tương đối nghiêm ngặt. Đạo luật cơ bản và đầy đủ
nhất về việc chống chuyển giá Mỹ ban hành đạo luật IRS Sec 482. Đạo luật này quy
định nguyên tắc căn bản giá thị trường là cơ sở cho thực hiện định giá chuyển giao
giữa các MNC với nhau nhưng đồng thời cổ vũ cho việc vận dụng phương pháp định
giá chuyển giao trên cơ sở chiết tách lợi nhuận. Mỹ quy định cụ thể các nguyên tắc chế

tài dành cho hành vi chuyển giá:
• Phạt chuyển giá trong giao dịch (Transaction penalty): là loại hình chế tài
khi có chênh lệch đáng kể trong giá chuyển giao nếu so sánh với căn bản
giá thị trường theo quy định IRS Sec 482, mà hậu quả là số thu nhập chịu
thuế không phản ánh đúng thực tế của nghiệp vụ phát sinh:
- Với mức sai phạm trọng yếu đáng kể: mức phạt chuyển giá
20% dành cho trường hợp có sai sót đáng kể do chuyển giá vượt quá 200%
(hay dưới 50%) so với mức mà IRS Sec 482 xác định được.
- Với tổng mức sai phạm trọng yếu: mức phạt chuyển giá 40% dành cho
trường hợp có sai sót đáng kể do chuyển giá vượt quá 400% (hay dưới
25%) sovới mức mà IRS xác định được.
• Phạt bổ sung (Net Adjustment Penalty): phạt bổ sung được áp dụng
nếu phần thu nhập chịu thuế sau khi tính lại theo IRS Sec 482 tăng vượt mức quy định
có thể cho trước.
12

GVHD: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Hùng Chuyển giá
- Khoản phạt bổ sung 20% trên số thuế truy thu sẽ áp dụng trong trường
hợp phần thu nhập tăng thêm vượt quá mức thấp nhất trong hai mức
sau: 5 triệu USD hoặc 10% trên tổng số thuế phải nộp.
- Phạt bổ su ng 40% trên số thu ế truy thu sẽ áp dụng
trong trường hợp phần thu nhập tăng thêm vượt quá mức thấp nhất
trong hai mức sau – 20 triệu USD hoặc 20% trên tổng số thuế phải nộp.
Ở Mỹ, việc lưu trữ và nộp trình các tài liệu hồ sơ liên quan đến giá bán, các trí
trị mua, bán, chuyển nhượng và các chứng từ khác không được quy định bởi
luật. Nhưng trên thực tế, các công ty cần lưu giữ các tài liệu đó liên tục
trong nhiều năm liền để phục vụ cho việc điều tra, xem xét khi có yêu cầu.
Kể từ khi có yêu cầu, công ty phải gửi đầy đủ tài liệu đến IRC trong vòng tối đa 30
ngày. Việc xuất trình đầy đủ các chứng từ có ý nghĩa lớn trong việc xác định đâu là
phương pháp tốt nhất sẽ được sử dụng để xem xét hành vi chuyển giá.

Ngoài ra, Mỹ liên tục nâng cao số lượng và trình độ của đội ngũ nhân viên thuế
vụ nhằm phục vụ cho việc điều tra chống chuyển giá được thực hiện chính xác và chặt
chẽ hơn. Năm 2009, cơ quan thuế tuyển chọn thêm 1.200 nhân viên và dự định thêm
800 nhân viên trong năm 2010 để thực hiện rà soát, giám sát giá chuyển
nhượng (Tạp chí CFO, 1/9/2009).
1.7.3. TRUNG QUỐC
Năm 2009, khi cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính lan rộng làm vốn FDI toàn
thế giới giảm gần 40%, nền kinh tế Trung Quốc vẫn giữ được vị trí thứ 2 về
thu hút vốn FDI với tổng vốn là 90 tỷ USD. Đây thực sự là một thị trường
đầy tiềm năng về nguồn lực cũng như thị trường tiêu thụ rộng lớn.
Một cuộc khảo sát năm 2007 của Cục Thống kê quốc gia đã cho thấy rằng: gần
hai phần ba doanh nghiệp nước ngoài thua lỗ rõ ràng là đã cố tình thực hiện
báo cáo sai sự thật và đã sử dụng chuyển giá để tránh nộp 30 tỷ Nhân Dân Tệ (khoảng
4,39 tỷ USD) trong lĩnh vực thuế (Global Times, 31/7/2009 ). Do đó chính
phủ Trung Quốc cũng đã tăng cường các quy định định giá chuyển giao và
tích cực hơn trong điều tra chuyển giá. Cơ quan thuế thông báo rằng trước
năm 2005 họ điều tra khoảng 1.500 trường hợp thì có 1.200 trường hợp bị
13

GVHD: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Hùng Chuyển giá
xử phạt và mang lại doanh thu thuế bổ sung khoảng 460 triệu Nhân Dân Tệ.
Các hành động tích cực trong năm 2007 dẫn đến kết quả là 192 trường hợp,
và mang lại doanh thu 987 triệu Nhân Dân Tệ (Daily 18 Thượng Hải, 4/2/2008).
Trước năm 2008, Trung Quốc duy trì song song hai hệ thống thuế, một cho
doanh nghiệp trong nước và một cho các doanh nghiệp nước ngoài. Một cuộc khảo sát
năm 2005 cho thấy hai hệ thống thuế tạo ra một sự chênh lệch về thuế suất có h iệu
lực gần 10% giữa doa nh nghiệp trong và n goà i nước, điều này được
cácdoanh nghiệp nước ngoài ưa chuộng.
Tuy nhiên, ngày 16 tháng 3 năm 2007, Quốc hội đã ban hành Luật TNDN mới
đã thống nhất một mức thế suất chung cho hai hệ thống này. Thuế TNDN có hiệu lực

từ ngày 01/01/2008, áp đặt một mức thuế suất thống nhất 25% cho tất cả các doanh
nghiệp, trong nước và nước ngoài. Ngoài ra, nó cũng chú trọng đáng kể về định giá
chuyển giao, khuyến khích các giám sát chặt chẽ hơn các giao dịch của các
bên liên kết. Trung Quốc cũng gia tăng củng cố hệ thống thuế. Pháp luật điều chỉnh
chuyển giá hiện nay Trung Quốc đang áp dụng các quy định chủ yếu
theocá c luật sau: Luật Thuế TNDN (2007); Thực hiện Quy phạ m
pháp luật th uế TNDN (2007); Thông tư Guoshuifa số 2 (2009). Mục đích của
thuế TNDN là để mang lại nhiều quy định về giá chuyển giao cho Trung Quốc
phù hợp với các quy tắc áp dụng trong các nền kinh tế phát triển khác trên thế giới.
Nó cung cấp cho SAT cơ sở để điều chỉnh thu nhập chịu thuế của người nộp
thuế khi họ thực hiện các giao dịch với các bên liên kết chưa đúng theo hướng dẫn của
“nguyên tắc ALP”. Luật thuế này cũng yêu cầu những người nộp thuế có liên quan đến
giao dịch với các bên liên kết phải gửi tài liệu trình bày rõ về giao dịch với bên liên kết
đó cùng với tờ khai thuế hàng năm của họ. Người nộp thuế cũng được yêu cầu nộp
các tài liệu liên quan về giao dịch với các bên liên kết như giá cả, tiêu
chuẩn xác định chi phí, phương pháp tính toán và giải thích khi được kiểm
toán.
Cụ thể Luật thuế TNDN qui định như sau: các doanh nghiệp có các
giao dịch tài sản hữu hình liên quan đến các bên liên kết có giá trị hằng năm
trên 200 triệu Nhân Dân Tệ hoặc có các giao dịch giữa các bên liên kết trên 40 triệu
Nhân Dân Tệ phải chuẩn bị tài liệu giải trình rõ. Các qui định chống chuyển giá của
14

GVHD: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Hùng Chuyển giá
Trung Quốc cũng xây dựng dựa trên cở sở hướng dẫn của OECD, tuy nhiên luật chống
chuyển giá của Trung Quốc có một số điểm khác cơ bản so với luật chống chuyển giá
của Mỹ như sau:
• Nghĩa vụ nộp thuế ở Trung Quốc không được hợp nhất, nếu một tập
đoàn kinh tế có các chi nhánh tại các tỉnh thành khác nhau của
Trung Quốc sẽ chịu thanh tra về thuế chống chuyển giá nhiều lần.

• Một điểm khác nữa là, khi cơ quan thuế của tỉnh này chấp nhận một vấn đề
nào đó về thuế thì chưa chắc cơ quan thuế ở địa phương khác chấp nhận. Điều này
khác hoàn toàn nếu các tập đoàn kinh tế có nhiều chi nhánh tại Mỹ, các vấn đề về thuế
được cơ quan thuế tiểu bang chấp nhận thì xem như là được chấp nhận tại các tiểu
bang khác. Điều này giúp chính phủ Trung Quốc có thể linh hoạt điều chỉnh chính
sách để thu hút lượng vốn FDI về từng vùng một cá ch phù hợp dựa trên việc
thắt chặt hoặc nới lỏng hoạt động chống chuyển giá.
• Nếu bị xác định là có hành vi chuyển giá tại công ty, thì các điều chỉnh về
định giá chuyển giao do cơ quan thuế Trung Quốc đưa ra sẽ được áp đặt cho tất cả các
loại thuế có liên quan như: thuế TNDN, thuế GTGT, thuế xuất nhập khẩu…
Trong khi tại Mỹ chỉ áp đặt tính lại thuế TNDN mà thôi.
• Tại Mỹ, các chỉ số về mức nâng giá hợp lý do cơ quan thuế lập nên dựa trên
các nguồn thông tin đại chúng và mọi người đều biết. Nhưng tại Trung
Quốc thì cơ quan thuế Trung Quốc xây dựng các nguồn dữ liệu từ việc so sánh bí
mật. Pháp luật mới về quy định giá chuyển nhượng có hiệu lực từ 1/1/2008,
TrungQuốc sẽ thực hiện áp dụng các quy định về giá chuyển giao khi các bên có quan
hệ như sau:
* Một doanh nghiệp trực tiếp hoặc gián tiếp nắm giữ 25% trở lên cổ
phần của doanh nghiệp khác.
* Một bên thứ ba trực tiếp hoặc gián tiếp nắm giữ 25% trở lên
số cổ phần trong cả hai doanh nghiệp.
* Một doanh nghiệp bảo lãnh hoặc cho một doanh nghiệp khác
vay vốn với khoản vốn vay vượt quá 50% vốn của doanh nghiệp, hoặc 10%
trở lên tổng số các khoản nợ của doanh nghiệp.
15

GVHD: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Hùng Chuyển giá
* Một doanh nghiệp chỉ định hơn một nửa số quản lý cấp cao của một
doanh nghiệp khác (bao gồm Hội đồng quản trị và tổng giám đốc),
Hoặc hơn một nửa của cấp quản lý doanh nghiệp (bao gồm Hội đồng quản trị

và các tổng giám đốc) cũng phục vụ như là quản lý cao cấp tại doanh nghiệp
khác.
* Một doanh nghiệp có việc hoạt động mua và bán hàng, cung
cấp và nhận dịch vụ được kiểm soát bởi một doanh nghiệp khác. Để xác định
mục tiêu cho việc kiểm toán điều tra giá chuyển nhượng dễ dàng hơn, điều 29
của Guoshuifa số 2 (2009) vạch ra 7 tiêu chuẩn được sử dụng. 3 tiêu chuẩn
chính trong 7 tiêu chuẩn đó là : người đóng thuế có lợi nhuận thấp hoặc bị
lỗ liên tiếp trong 1 thời kì dài hoặc có các khoản thu nhập không phù hợp;
người nộp thuế có một khối lượng lớn các giao dịch với các công ty đặt tại thiên
đường thuế; doanh nghiệp không tuân thủ báo cáo các giao dịch với bên liên hết
với các cơ quan Thuế. Đặc biệt ngoài việc có lợi nhuận thấp hoặc lỗ, SAT còn
tập trung vào các công ty chi trả số lượng lớn tiền bản quyền cho các bên
liên quan ở nước ngoài hoặc một tỷ lệ lớn các hoạt động kinh doanh chính
của họ là giao dịch với các bên liên quan.
Trung Quốc đồng thời cũng đưa ra các biện pháp xử phạt cụ thể đối
với hành vi chuyển giá. Điều 60-73 của Luật quản lý thuế quy định rằng
hành vi vi phạm luật có thể bị phạt tiền, và những vi phạm nghiêm trọng
như trốn thuế, gian lận thuế có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Luật
thuế TNDN Trung Quốc cũng nêu rõ, từ sau ngày 01 tháng 1 năm 2008 các khoản
thuế bị trả thiếu liên quan đến giao dịch giữa các bên liên kết sẽ phải chịu một khoản
lãi phí. Khoản lãi suất này được tính bằng lãi suất cho vay cơ bản Nhân
dân tệ của Ngân hàng Nhân Dân Trung Quốc cùng kì cộng 5% phí. Tuy
nhiên, nếu doanh nghiệp cung cấp được các tài liệu và thông tin liên quan khác
theo quy định này thì 5% phí tăng thêm này có thể được giảm bớt hoặc loại bỏ hoàn
toàn.
Trung Quốc cũng khuyến cáo những hậu quả bất lợi mà những người
không tuân thủ quy định giá chuyển nhượng có thể gặp. Đó là người nộp thuế có thể
sẽ bị đưa vào một trong những mục tiêu đầu tiên cho một cuộc thanh tra về vấn đề
16


GVHD: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Hùng Chuyển giá
định giá chuyển giao. Thông thường, người nộp thuế không được chấp nhận
tham gia vào các thỏa thuận giá trước. Trung Quốc cũng đã nới lỏng các quy định để
tham gia vào các thỏa thuận giá trước. Do đó các doanh nghiệp sẽ được tham
gia nhiều hơn. Để hội đủ điều kiện để trở thành ứng viên cho APA các công ty
phải có tổng giá trị các giao dịch hằng năm với các bên liên quan lớn hơn 40 triệu
Nhân Dân Tệ, đã chuẩn bị hoặc đã nộp h ồ sơ hàn g năm và nộp hồ sơ tài liệu
đương thời theo quy định củ a pháp luậ t. Đồng thời công ty sẽ không tốn lệ
phí khi nộp đơn cho APA.
Trong năm 2009, cơ quan Thuế Trung Quốc đã đặc biệt tập trung vào các chủ
thể, công ty có giao dịch với các khu vực có luật thuế thấp hoặc có giao dịch với các
thiên đường thuế. Ngoài ra, các phòng thuế tại các thành phố thuộc Bắc Kinh và
Thượng Hải và tại các tỉnh ven biển cũng đã rất tích cực trong việc thực
hiện hoạt động kiểm toán giá chuyển nhượng, các giao dịch liên
quan đến tiền bản quyền và phí dịch vụ lao động cũng được kiếm soát
chặt chẽ (kết quả khảo sát chuyển giá toàn cầu, Ernst & Young, 2009). Cũng theo
nguồn này công bố, trong những năm qua, cơ quan thuế đã tập trung vào các ngành
may mặc, điện tử và viễn thông, thực phẩm và nước giải khát, bán lẻ, công nghiệp, ô
tô, dược phẩm, và các ngành công nghiệp dịch vụ, cũng như về các vấn đề tài
chính liên quan đến xây dựng cơ sở hạ tầng và các công ty có vốn đầu tư ra bên
ngoài. Hiện nay, các phòng thuế cũng tăng cường các công cụ như công nghệ
thông tin và cơ sở dữ liệu để hỗ trợ cho công tác chống tránh thuế. Phòng thuế cũng
đang gia tăng huấn luyện cho các chuyên gia chống trốn thuế bao gồm cả đào tạo ngắn
hạn và dài hạn, cả đào tạo trong nước và đào tạo nước ngoài. Ngoài ra, các sở thuế
cũng đã tuyển dụng thêm sinh viên tốt nghiệp đại học các ngành liên quan
để bổ sung thêm vào lực lượng chống trốn thuế.
1.7.4. ÚC
Ở Úc, hoạt động chống chuyển giá được thực hiện bởi Cơ quan thuế
Úc (Australian Taxation Office –ATO). Các vấn đề về chuyển giá và chống
chuyểngiá được quy định trong điều 13, phần III của luật thuế thu nhập

(IncomeAssessment Act) và một số quy định và hướng dẫn áp dụng như
Ruling (TR)TR92/11: Loans, TR94/14: Application of Division 13,
17

GVHD: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Hùng Chuyển giá
TR95/23: APAs, TR97/20Methodologies … Nhìn chung, ATO chấp nhận và
dựa theo hầu hết các hướng dẫn của OECD và mở rộng thêm một số điểm
nhằm phù hợp cho tình hình cụ thể. ATO sử dụng tất cả các phương pháp
định giá theo hướng dẫn của OECD đồng thời phát triển thêm một số
phương pháp mở rộng nhằm phù hợp nhất cho từng hoàn cảnh thực tế. ATO
sử dụng phương pháp định giá phù hợp nhất cho từng công ty. Úc chia các
phương pháp định giá thành 2 nhóm: nhóm phương pháp theo giao dịch
truyền thống (transational transaction methods) bao gồm CUP, Resale Price
and CostPlus) và nhóm phương pháp theo lợi nhuận (profit methods) bao
gồm Profit Split và TNMM (Transactional Net Margin). Mặc dù phương
pháp theo giao dịch truyền thống (như CUP) được ưu tiên bởi ATO nhưng
TNMM được chấp nhận như là phương pháp phù hợp nhất trong trường hợp
các tài liệu về mua bán,chuyển nhượng không đầy đủ, khó so sánh hoặc
không đáng tin cậy. Mặc dù có một số chỉ trích ở Úc dành cho phương pháp
TNMM, nhưng hiện nay đây vẫn là phương pháp được sử dụng phổ biến
trong trường hợp các tài liệu về mua bán,chuyển nhượng không đáp ứng yêu cầu
điều tra. Theo điều 13, nếu bị phát hiện chuyển giá tại Úc thì công ty sẽ bị
phạt 25% thuế phả i đóng. Tuy nhiên trong trườn g hợp công ty có thể
chứng minh được trường hợp của họ không được luật quy định rõ ràng,
hoặc còn nhiều nghi vấn trong việc áp dụng các điều khoản luật vào trường
hợp cụ thể … , gọi chung là RAP (reasonably arguable position). Nếu bị chứng
minh là có hành vi cố tình trốn thuế, thì mức phạt được áp dụng sẽ là 50%, tuy nhiên
có thể giảm xuống 25% nếu công ty có thể chức minh được là họ có RAP.
Trong một số trường hợp, mức phát có thể tăng thêm 20% nếu công ty có hành
vi che dấu, cản trở việc điều tra của cơ quan thuế. Từ năm 2004 trở đi, Úc áp dụng

mức lãi suất cho các khoản thuế còn thiếu (Shortfall Interest Charge – SIC).
Mức lãi suất này được tính bằng với lãi suất cơ bản cộng thêm mức phí là 3%. Úc có
chính sách giảm mức phạt xuống 20% cho trường hợp người trả thuế tự động khai
báo sau khi có thông báo kiểm toán, và 80% nếu tự nguyện khai báo trước
khi có báo cáo kiểm toán.
18

GVHD: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Hùng Chuyển giá
Các tài liệu khai báo phải phù hợp, cùng thời điểm với các giao dịch liên quan.
Các tài liệu này chỉ phải nộp khi có những thông báo đặc biệt từ ATO yêu
cầu kiểm toán, và các doanh nghiệp có thời hạn 2 tuần để từ ngày nhận được yêu cầu.
Hằng năm, Úc tập trung việc kiểm tra chuyển giá đối với các nhóm đối tượng sau:
- Các đặc quyền của chính phủ
- Các tài sản vô hình
- Các khoản vay tài chính, vay nội bộ công ty và các khoản phí
- Các công ty đang tái cấu trúc hệ thống chuỗi cung ứng. Ngoài ra ATO còn
tập trung kiểm tra các công ty có kết quả sản xuất không tốt, báo cáo thua lỗ
trong nhiều năm liền, ngoài ra còn tập trung vào các doanhnghiệp đang thực
hiện tái cấu trúc. Mỗi năm, ATO tập trung vào một nhóm ngành nhất định bao gồm
khai khoáng,năng lượng, xe hơi, dược phẩm, các nhà phân phối, ngân hàng và bảo
hiểm. Việc kiểm tra nhắm vào cả các công ty nhỏ lẫn công ty lớn. ATO cũng đang
khuyến khích các công ty áp dụng APA và Úc cũng đã xây dựng một chương
trình APA khá tốt, tốt cả đơn phương và song phương.
1.7.5. SINGAPORE
Singapore không có luật riêng để quản lí hoạt động chuyển giá. Các quy định
liên quan đến hoạt động chuyển giá nằm trong luật chung về thuế.
IRAS (Inland Revenue Authority of Singapore) phát hành hướng dẫn
về hoạt động chuyển giá ngày 23/2/2006. (Singapore Pricing Guidelines) Hướng dẫn
về chuyển giá của Singapore dựa trên và thống nhất với hướng dẫn của OECD.
Những hướng phương pháp định giá được đưa ra bởi OECD được chấp nhận

ở Singapore. IRAS hầu như không ưu tiên cho phương pháp nào trong số 5
phương pháp được liệt kê trong hướng dẫn của OECD. Phương pháp xác định giá
chuyển giao nào tạo ra kết quả tin cậy nhất sẽ được lựa chọn và áp dụng tùy từng
trường hợp cụ thể. Singapore không quy định mức phạt cụ thể dành riêng cho hành vi
chuyển giá. Mức phạt chung cho các vi phạm về thuế nằm từ khoảng 100%
đến 400% khoản thuế phải trả. Một điểm đáng lưu ý trong thực tế là khi một vụ điều
tra về chuyển giá được tiến hành, án phạt gần như sẽ được áp dụng nếu đơn vị đóng
thuế không có hoặc không đầy đủ các tài liệu liên quan đến việc điều tra chuyển giá.
19

GVHD: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Hùng Chuyển giá
Luật thuế của Singapore cũng như hướng dẫn về vấn đề chuyển giá không đưa ra một
yêu cầu về việc phải chuẩn bị xuất trình các tài liệu về chuyển giá. IRAS
mong muốn các đơn vị và cá nhân đóng thuế phải tự đánh giá nguy cơ rủi ro bị kết tội
chuyển giá và tự chuẩn bị những tài liệu phù hợp với rủi ro đó. Các tài liệu tối thiểu
cần có khi kiểm tra về vấn đề chuyển giá bao gồm:
* Mô tả về các bên liên quan trong các chuyển nhượng, bao gồm giá
trị mua bán và các điều khoản kí kết.
* Một phân tích sâu trong đó mô tả những yếu tố chính liên quan đến quá trình
mua bán như chức năng, sự phát triển của tài sản, việc sử dụng tài sản và các rủi ro
được dự báo.
* Bảng đánh giá của đơn vị đóng thuế về những rủi ro về thuế của đơn
vị. Ngoài ra, tùy vào mức độ rủi ro bị kết tội chuyển giá cũng như mức độ
phứctạp và quy mô của các hoạt động mua bán, chuyển nhượng mà doanh
nghiệp có thể cần chuẩn bị những tài liệu chi tiết hơn.
Singapore hầu như không quy định thời hạn cho việc xuất trình các tài
liệu.Tuy nhiên, khi đơn vị đóng thuế tin rằng mình có khả năng bị kiểm tra chuyển
giá, thì việc chuẩn bị các tài liệu liên quan cần được chuẩn bị một cách đồng
thời.Không có yêu cầu nộp hoặc thời hạn nộp các tài liệu, tuy nhiên việc xuất trình
các tài liệu phải được thực hiện ngay nếu được yêu cầu từ IRAS. Có thể nhận thấy

việc ban hành hướng dẫn về chuyển giá của Singapore chủ yếu nhằm nâng cao
nhận thức và hiểu biết của doanh nghiệp về vấn đề chuyển giá. Các thỏa thuận APA
đơn phương, song phương hay đa phương đều được chấp nhận ở Singapore. Tuy
nhiên, đối với các thỏa thuận song phương và đa phương thì phải có thỏa thuận
thuế kép (double tax agreement) giữa Singapore và quốc gia liên quan. Những thủ
tục về việc áp dụng APA cũng được trình bày trong Singapore Tranfer
Pricing Guidelines.
Ngoài 5 quốc gia kể trên, hiện nay các quốc gia trên thế giới hầu như đều có
những quy định và chính sách để chống lại hiện tượng chuyển giá. Hầu hết
cácquốc gia khác như Anh, Nam Phi, New Zealand, Ấn Độ đều dựa trên các
20

GVHD: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Hùng Chuyển giá
hướng dẫn của OECD và điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế để
xây dựng cácquy định và hướng dẫn thực hiện việc quản lí chống chuyển giá.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHUYỂN GIÁ
Ở VIỆT NAM
2.1. Tình hình chung về chuyển giá hiện nay ở Việt Nam
Việc thu hút nguồn vốn FDI của Việt Nam từ khi gia nhập WTO đã có nhiều
bước tiến đáng kể, nguồn vốn FDI đổ vào nước ta không chỉ tăng về số lượng các dự
án mà còn tăng cả về quy mô và chất lượng các dự án. Việc tiếp nhận vốn FDI sẽ tạo
ra cơ hội tiếp cận với trình độ khoa học kĩ thuật hiện đại, trình độ quản lý kinh tế tầm
cao của thế giới và giải quyết công ăn việc làm cho lao động trong nước. FDI đã và
đang là một trong những nguồn cung cấp vốn quan trọng cho nền kinh tế, là động lực
thúc đẩy kinh tế Việt Nam phát triển, tạo nên tính năng động và cạnh tranh cho thị
trường.
Đầu tư trực tiếp của nước ngoài qua các năm
Số dự án
Tổng vốn đăng
ký(Triệu đô la Mỹ)

Tổng vốn thực
hiện(Triệu đô la Mỹ)
1988 37 341.7
1989 67 525.5
1990 107 735.0
1991 152 1291.5 328.8
1992 196 1208.5 574.9
1993 274 3037.4 1017.5
1994 372 4188.4 2040.6
1995 415 6937.2 2556.0
21

GVHD: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Hùng Chuyển giá
1996 372 10164.1 2714.0
1997 349 5590.7 3115.0
1998 285 5099.9 2367.4
1999 327 2565.4 2334.9
2000 391 2838.9 2413.5
2001 555 3142.8 2450.5
2002 808 2998.8 2591.0
2003 791 3191.2 2650.0
2004 811 4547.6 2852.5
2005 970 6839.8 3308.8
2006 987 12004.0 4100.1
2007 1544 21347.8 8030.0
2008 1557 71726.0 11500.0
Sơ bộ. 2009 839 21482.1 10000.0
(Nguồn: Tổng cục Thống kê)
Cơ cấu vốn đầu tư phân theo thành phần kinh tế
Đơn vị tính: %

Tổng số Chia ra
Kinh tế Nhà
nước
Kinh tế ngoài Nhà
nước
Khu vực có vốn đầu tư nước
ngoài
2000 100 59.1 22.9 18.0
2001 100 59.8 22.6 17.6
2002 100 57.3 25.3 17.4
2003 100 52.9 31.1 16.0
2004 100 48.1 37.7 14.2
2005 100 47.1 38.0 14.9
2006 100 45.7 38.1 16.2
2007 100 37.2 38.5 24.3
2008 100 33.9 35.2 30.9
Sơ bộ
2009
100 40.6 33.9 25.5
(Nguồn: Tổng cục Thống kê)
Tuy nhiên, bên cạnh những đóng góp tích cực của vốn FDI, thì nguồn vốn này
vẫn tiềm ẩn những rủi ro nếu chúng ta không có các biện pháp quản lý hợp lý và đồng
bộ. Đặc biệt, trong những năm gần đây tình hình các doanh nghiệp FDI liên tiếp kê
khai lỗ trong nhiều năm làm cho Chính phủ Việt Nam bị thất thu thuế ảnh hưởng trực
tiếp đến ngân sách, bên cạnh đó tạo ra sự cạnh tranh không lành mạnh với các doanh
nghiệp trong nước, tác động không tốt đến cơ chế quản lý tài chính của Chính phủ
trong lĩnh vực FDI, và ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng nguồn vốn này cũng như tác
động xấu đến mục tiêu thu hút và quản lý vĩ mô vốn FDI của Chính phủ. Dòng vốn
22


GVHD: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Hùng Chuyển giá
mới của FDI vào Việt Nam đổ dốc liên tục, khi 2 tháng đầu năm, kết quả thu hút được
chưa đạt một nửa so với cùng kỳ năm ngoái. Xem lại tình hình FDI tháng 2/2011, kết
quả gặt hái được cũng giảm tới 32% so với cùng kỳ năm trước.
Vấn đề đặt ra ở đây là đã có hiện tượng chuyển giá tại các doanh nghiệp FDI.
Tình hình chuyển giá đã và đang là một thực trạng đáng báo động ở Việt Nam hiện
nay, trong khi các quốc gia phát triển đã có nhiều kinh nghiệm trong việc chống
chuyển giá ở các công ty đa quốc gia thì Việt Nam vẫn còn thiếu kinh nghiệm trong
vấn đề này.
Trong số 1.200 doanh nghiệp (DN) kê khai lỗ trong nhiều năm, trong năm 2011,
các cơ quan Thuế đã thực hiện kiểm tra được 500 DN, bước đầu phát hiện nhiều thủ
đoạn chuyển giá rất tinh vi. Kết quả đạt được sau khi kiểm tra và phát hiện các DN
chuyển giá, cơ quan Thuế đã chỉnh giảm lỗ trên 3.600 tỉ đồng; tăng thu thuế thu nhập
doanh nghiệp 1.200 tỉ đồng. 700 DN còn lại sẽ được cơ quan Thuế tiếp tục kiểm tra
quyết liệt cho đến cuối năm 2011.
Trong tổng số DN FDI của cả nước thì 2/3 số DN hoạt động tại các tỉnh phía
Nam. Qua đợt kiểm tra các DN báo cáo lỗ có dấu hiệu chuyển giá cho thấy tình trạng
này xảy ra nhiều ở TP.HCM, Bình Dương, Lâm Đồng. Theo Cục Thuế TP.HCM, tình
trạng kê khai lỗ nhiều năm liên tục, không phát sinh số thuế phải nộp của các DN FDI
có các dấu hiệu của việc chuyển giá thông qua việc mua bán hàng hóa, dịch vụ với các
đơn vị có quan hệ liên kết… chiếm tới trên dưới 60% tổng số các DN FDI tại
TP.HCM.
Nhưng nghịch lý ở chỗ, dù lỗ triền miên, nhưng các doanh nghiệp đó vẫn liên tục
mở rộng sản xuất - kinh doanh. Đây là biểu hiện của tình trạng lợi dụng việc chuyển
giá để gian lận, trốn thuế. Các doanh nghiệp FDI này đã dùng những phương thức
khác nhau để trốn tránh các khoản thuế, phí thông qua việc báo lỗ trong hoạt động
kinh doanh, sau đó chuyển lợi nhuận về công ty mẹ ở nước ngoài.
Theo Bộ KH-ĐT, chuyển giá xảy ra không chỉ ở doanh nghiệp kinh doanh thua
lỗ mà còn xảy ra ở cả doanh nghiệp có lãi và hoà vốn với mức độ khác nhau. Dấu hiệu
nghi ngờ doanh nghiệp chuyển giá được nhìn nhận qua hai đặc điểm là doanh nghiệp

lỗ mất vốn chủ sở hữu và doanh nghiệp liên tục lỗ trong nhiều năm nhưng vẫn tiếp tục
mở rộng quy mô. Theo kết quả điều tra của Bộ Tài chính, tại TP Hồ Chí Minh, có
460/3.890 doanh nghiệp có vốn FDI điều tra báo lỗ quá vốn chủ sở hữu; con số này tại
23

GVHD: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Hùng Chuyển giá
Bình Dương, Đồng Nai lần lượt là 200/1.490 và 72/987. Trong khi đó, riêng năm
2010, tỷ lệ doanh nghiệp kê khai lỗ tại TP Hồ Chí Minh là 47%; Bình Dương 50,6%,
Đồng Nai 43,2%.
Bộ Kế hoạch đầu tư cho rằng, về cơ bản, chuyển giá là việc xác định giá đối với
giao dịch giữa các bên liên kết. Nói một cách khác, chuyển giá là việc xác định liệu
một giao dịch giữa các bên liên kết có được thực hiện trên cơ sở giá thị trường hay
không. Chuyển giá được thực hiện thông qua việc giao dịch với một bên liên kết ở một
mức cao hơn hay thấp hơn so với giá mà công ty đó sẽ thực hiện với một bên độc lập.
Việc này sẽ có ảnh hưởng đến nghĩa vụ thuế của cả hai đối tác trong giao dịch đó và
có thể sẽ ảnh hưởng đến số thuế phải nộp của cả hai công ty.
2.2. Các trường hợp chuyển giá hiện nay ở Việt Nam
Hiện có hai luồng chuyển giá, dàn xếp giá chủ yếu. Thứ nhất, DN FDI đầu tư vào
Việt Nam, sản xuất ra hàng hóa dịch vụ để tiêu thụ tại Việt Nam. Đối với luồng
chuyển giá này, DN làm mọi thủ thuật để tăng chi phí đầu vào (thiết bị, nguyên liệu,
bản quyền, định mức tiêu hao Thứ hai, DN FDI đầu tư vào Việt Nam, sản xuất hàng
hóa dịch vụ để xuất khẩu ra nước ngoài. Đối với loại này, DN sử dụng thủ đoạn ở cả
đầu vào như tăng chi phí và đầu ra như hạ giá bán hoặc ký hợp đồng gia công thấp.
Đối với các DN trong nước, vấn đề chuyển giá đã xuất hiện thông qua hình thức
DN lạm dụng chính sách ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) để chuyển lợi
nhuận trước thuế từ DN không được ưu đãi thuế sang DN liên kết được ưu đãi thuế.
Các DN cũng có thể sử dụng chiêu thức điều hòa lỗ lãi giữa DN có lãi sang DN bị lỗ
thông qua chuyển giao sản phẩm giữa các bên, nhằm giảm thiểu nghĩa vụ thuế tổng
hợp của các bên liên kết trong năm tính thuế.
Hành vi chuyển giá đã diễn ra không chỉ tại các DN liên kết có vốn đầu tư trực

tiếp nước ngoài, mà còn diễn ra giữa các bên liên kết trong nội địa Việt Nam. Sở dĩ có
hiện tượng này là do Việt Nam vẫn đang thực hiện chính sách ưu đãi về thuế thu nhập
doanh nghiệp (TNDN) theo ngành nghề kinh doanh và địa bàn đầu tư. Lợi dụng chính
sách ưu đãi này, các DN trong nước thành lập một số công ty con hoạt động trong
những lĩnh vực và địa bàn được ưu đãi thuế TNDN và tìm cách chuyển lợi nhuận trước
thuế sang công ty con để được hưởng ưu đãi thuế hoặc chuyển lợi nhuận trước thuế từ
DN có lãi sang DN bị lỗ để điều hoà lãi lỗ, tránh thuế TNDN.
24

GVHD: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Hùng Chuyển giá
Hành vi chuyển giá của DN liên kết không chỉ đơn thuần là việc điều chuyển lợi
nhuận từ nơi có thuế suất cao sang nơi có thuế suất thấp hơn để tránh thuế mà còn bao
gồm cả chiều ngược lại. Nguyên nhân chính là do công ty mẹ muốn thu hồi vốn nhanh
hoặc chuyển lợi nhuận để thực hiện chiến lược kinh doanh đã được công ty mẹ xây
dựng. Do vậy, trong quá trình phân tích rủi ro, thanh tra đối với hoạt động chuyển giá,
cơ quan thuế các cấp cũng cần xây dựng tiêu chí để đánh giá mức độ chuyển giá đối
với các trường hợp chuyển lợi nhuận theo chiều ngược lại như đã nêu trên.
Ví dụ: Công ty TNHH Woogwang Vina (Hóc Môn) lúc mới ra đời (năm 2003) có
vốn đăng ký rất khiêm tốn. Thế nhưng, sau 5 năm liên tục báo cáo lỗ thì vốn điều lệ
của DN lại… tăng lên. Cụ thể, số lỗ cộng dồn đến năm 2008 của Woogwang Vina là
9,26 tỷ đồng. Theo lý, với tình trạng lỗ này thì DN sẽ gặp khó khăn nhưng ngược lại,
cùng với số lỗ ngày một lớn, vốn pháp định của công ty cũng tăng theo, đến năm 2008
đạt 10,1 tỷ đồng. Và dựa vào lý do số lỗ chưa vượt quá vốn pháp định nên công ty cho
rằng mình chưa lâm vào tình trạng phá sản theo quy định tại Điều 3 Luật Phá sản. Tuy
nhiên, sau khi bị cơ quan chức năng cảnh báo sắp lâm vào tình trạng phá sản do lỗ gần
“bứt” vốn thì năm 2009 DN này quay đầu… có lãi. Giám đốc DN này còn hứa “thời
gian tới công ty sẽ cố gắng không để tình trạng lỗ xảy ra”.
Tương tự là trường hợp của Công ty Liên doanh nhựa Sunway Mario. Hoạt động
kinh doanh của công ty ngày càng mở rộng, được chứng minh qua doanh thu của từng
năm đều tăng: Năm 2005 đạt 17,5 tỷ đồng, năm 2006 tăng lên 56 tỷ đồng, năm 2007 là

391 tỷ đồng và năm 2008 đạt 543 tỷ đồng. Thấy hoạt động kinh doanh “nở nồi” như
vậy, ai cũng nghĩ là DN ăn nên làm ra. Thế nhưng, liên doanh này lại báo cáo thuế lỗ,
số lỗ ngày càng nặng hơn. Năm 2005 số lỗ chỉ gần 600 triệu đồng, đến 2006 số lỗ tăng
lên 4 tỷ đồng, năm 2007 lỗ tiếp 1,3 tỷ đồng, năm 2008 lỗ 1,8 tỷ đồng… Tổng cộng, số
lỗ lũy kế của liên doanh này là 7,2 tỷ đồng, trong khi vốn góp chỉ có 7,9 tỷ đồng. Như
vậy, số lỗ chiếm 91% vốn góp.
Một số hình thức chuyển giá điển hình đã diễn ra trên thế giới cũng đã xuất hiện
tại Việt Nam:
2.2.1. Chuyển giá thông qua chuyển giao tài sản hữu hình giữa các bên liên kết
Chuyển giá thông qua góp vốn đầu tư bằng tài sản để lợi dụng chính sách thông
thoáng về thu hút đầu tư của Việt Nam theo hướng phát huy lợi thế so sánh về tài
nguyên, thiên nhiên, đất đai và nguồn nhân lực dồi dào, đồng thời nắm bắt được hạn
25

×