Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Quan trắc môi trường đất xói mòn tại Yên Châu Sơn La

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (289.11 KB, 17 trang )

Quan trắc môi trường đất xói mòn tại huyện Yên Châu – Sơn La
Nhóm 3 ĐH1KM Page 1
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA MÔI TRƯỜNG
BÁO CÁO THỰC TẬP
MÔN: QUAN TRẮC VÀ PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG
NỘI DUNG: CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG ĐẤT XÓI MÒN
TẠI HUYỆN YÊN CHÂU – SƠN LA
Họ và Tên : Nguyễn Đức Trung
Lớp : ĐH1KM
HÀ NỘI – 2014
Quan trắc môi trường đất xói mòn tại huyện Yên Châu – Sơn La
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1. Lựa chọn điểm lấy mẫu 6
Bảng 2. Phương pháp lấy mẫu đất tại hiện trường 9
Bảng 3. Tiêu chuẩn phân tích mẫu 11
Bảng 4. Danh mục trang, thiết bị 11
Bảng 5. Phân công nhiệm vụ 12
Nhóm 3 ĐH1KM Page 2
Quan trắc môi trường đất xói mòn tại huyện Yên Châu – Sơn La
Mục Lục
Lời mở đầu 4
I. Mục tiêu, nguyên tắc và yêu cầu của chương trình quan trắc 5
1. Mục tiêu 5
2. Nguyên tắc 5
3. Yêu cầu 5
II. Thiết kế chương trình quan trắc 5
1. Kiểu, loại, đối trượng quan trắc 5
2. Thời gian, tần suất quan trắc 6
3. Mạng lưới quan trắc và khảo sát hiện trường 6
4. Phương pháp quan trắc 9


4.1. Phương pháp lấy mẫu và đo đạc tại hiện trường 9
4.2. Phương pháp bảo quản và vận chuyển mẫu 11
4.3. Phân tích trong phòng thí nghiệm 11
5. Kế hoạch quan trắc 12
5.1. Trang thiết bị, dụng cụ, hóa chất 12
5.2. Phương tiện, thiết bị bảo hộ 12
5.3. Kế hoạch về nhân lực 12
5.4. Một số biểu mẫu trong quá trình quan trắc 14
6. Kế hoạch bảo đảm chất lượng và kiểm soát chất lượng 15
7. Dự toán kinh phí 16
III.Thực hiện chương trình quan trắc 16
1.Công tác chuẩn bị trước khi ra hiện trường 16
2.Tiến hành lấy mẫu tại hiện trường 17
3.Phân tích trong phòng thí nghiệm 17
4.Báo cáo kết quả 17
IV.Tổ chức thực hiện 17
Nhóm 3 ĐH1KM Page 3
Quan trắc môi trường đất xói mòn tại huyện Yên Châu – Sơn La
Lời mở đầu
Dưới những tác động của các nhân tố tự nhiên và hoạt động khai thác của con
người, đất đai ngày càng bị thoái hóa và biến đổi một cách nhanh chóng. Sự tác
động tiêu cực của các nhân tố tự nhiên, sự biến đồi khí hậu toàn cầu đang ngày làm
cho lớp đất mặt bị biến đổi, giảm sút về chất lượng, đặc biệt là tình trạng xói mòn
thoái hóa đất trên các vùng đất dốc.
Yên Châu là một huyện miền núi, biên giới của tỉnh Sơn La, nằm dọc trục quốc
lộ 6, trung tâm huyện lỵ cách thị xã Sơn La 64km. Tổng diện tích tự nhiên 857km
2
.
Điều kiện tự nhiên phong phú thuận lợi cho việc phát triển sản xuất nông nghiệp đa
dạng. Cùng với đó là các hoạt động canh tác trên nền đất dốc dẫn đến nguy cơ xói

mòn và bạc màu đất rất cao.
Nhận thức được điều đó, Nhóm 3 làm đề tài Thiết kế chương trình quan trắc
đất xói mòn khu vực Yên Châu tỉnh Sơn La để nâng cao trình độ chuyên môn và
đánh giá chất lượng đất giúp người dân có kế hoạch canh tác một cách hợp lý nhất.
Nhóm 3 ĐH1KM Page 4
Quan trắc môi trường đất xói mòn tại huyện Yên Châu – Sơn La
I. Mục tiêu, nguyên tắc và yêu cầu của chương trình quan trắc
1. Mục tiêu
- Đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường đất xói mòn tại khu vực huyện
Yên Châu, tỉnh Sơn La.
- Cung cấp các số liệu, thông tin cần thiết về hiện trạng và chất lượng môi
trường phục vụ cho công tác quản lý môi trường địa phương và trung ương
- Tích lũy kinh nghiệm trong quan trắc môi trường tạo tiền đề cho các công
trình nghiên cứu sau này.
- Rèn luyện kĩ năng thực hành, phục vụ quá trình thực tập QTPTMT.
2. Nguyên tắc
- Theo thông tư 33/2011/TT-BTNMT về Quy định quy trình kỹ thuật quan
trắc môi trường đất, quan trắc đúng vào thời điểm những biểu thị của thông số
rõ ràng nhất, điển hình nhất và ổn định nhất.
- Đảm bảo tính hoa học, hiện đại và có tính kế thừa các chương trình quan
trắc khác
- Tránh trùng lặp với các chương trình quan trắc khác
3. Yêu cầu
- Đảm bảo tính khách quan và khoa học cao.
- Đảm bảo thu thập đầy đủ, chính xác và kịp thời các thông tin về tình hình
chất lượng đất xói mòn.
- Đảm bảo tính khả thi và phù hợp với nguồn lực sẵn có để triển khai thực hiện
chương trình một cách có hiệu quả.
- Tuân thủ đúng quy định trong Thông tư số 21/2012/TT-BTNMT về hướng
dẫn đảm bảo chất lượng và kiểm soát chất lượng (QA/QC) trong quan trắc môi

trường.
II. Thiết kế chương trình quan trắc
1. Kiểu, loại, đối trượng quan trắc
- Kiểu quan trắc : quan trắc môi trường tác động
Nhóm 3 ĐH1KM Page 5
Quan trắc môi trường đất xói mòn tại huyện Yên Châu – Sơn La
- Loại quan trắc : quan trắc môi trường đất
- Đối tượng quan trắc : đất xói mòn tại khu vực huyện Yên Châu – Sơn La
2. Thời gian, tần suất quan trắc
- Tần suất quan trắc : 2lần / năm
- Thời gian quan trắc : mùa mưa và mùa khô
3. Mạng lưới quan trắc và khảo sát hiện trường
* Khảo sát hiện trường
- Huyện Yên Châu ( thuộc tỉnh Sơn La ) có trục quốc lộ 6 chạy xuyên suốt cùng
với mạng lưới giao thông khá phát triển, tạo điều kiện thuận lợi trong phát triển kinh
tế xã hội. Tuy nhiên, đây cũng là khu vực có đặc điểm tự nhiên phức tạp, là khu vực
mà các hoạt động xói mòn xảy ra mạnh mẽ đặc biệt là vào mùa mưa.
- Nhìn chung địa hình khu vực Yên Châu có cấu trúc khá phức tạp, bị chia cắt
mạnh. Có thể chia địa hình thành hai phần chính sau:
+ Vùng lòng chảo Yên châu có địa hình thấp, độ cao trung bình khoảng 400m so
với mực nước biển. Địa hình chia cắt phức tạp. phần lớn đất đai có độ dốc lớn khiến
cho quá trình xói mòn đất xảy ra rất mạnh. Mặt khác đây là vùng đất trũng kẹp giữa
hai vùng núi cao do đó thường xuyên xảy ra lũ quét, sạt lở đất, đây là nơi tập trung
đông dân cư , là nơi diễn ra nhiều hoạt động sản xuất nông lâm nghiệp, là nguyên
nhân làm tăng hoạt động xói mòn đất.
+ Vùng núi có độ cao trung bình từ 900-1000m so với mực nước biển. Vùng này
đặc trưng với các phiêng bãi khá bằng phẳng nằm xen giữa các dãy núi cao. Tuy
nhiên địa hình ở đây cũng bị chia cắt phức tạp, độ dốc lớn khiến các hoạt động xói
mòn diễn ra phổ biến
- Huyện Yên Châu nằm về phía đông nam của tỉnh Sơn La.

- Khu vực tiếp giáp:
+ Phía bắc : giáp với Huyện Bắc Yên.
+ Phía đông : giáp với Huyện Mộc Châu.
+ Phía tây : giáp với Huyện Mai Sơn.
+ Phía nam : giáp với Lào.
* Mạng lưới quan trắc
Nhóm 3 ĐH1KM Page 6
Quan trắc môi trường đất xói mòn tại huyện Yên Châu – Sơn La
- Lấy mẫu trực tiếp tại địa điểm chịu tác động chính và trực tiếp từ thiên nhiên
và các hoạt động nông nghiệp của con người…và một vài địa điểm khác có điều
kiện tương tự để so sánh.
- Qua khảo sát thực tế tiến hành lựa chọn 4 điểm lấy mẫu:
Bảng 1: Lựa chọn điểm lấy mẫu.
ST
T
Điểm quan trắc Kí
hiệu
Vĩ độ Kinh độ Ghi chú
1
Mẫu đất ruộng
xã Chiềng Pằn
thuộc vùng lòng
chảo Yên Châu.
(Ruộng 1)
MĐ1 210° 07’ 00” N 1040° 10’ 00” E So sánh chất
lượng đât ở
vùng lân cận,
đánh giá mức
độ xói mòn
2

Mẫu đất ruộng
xã Chiềng
Tương thuộc
vùng lòng chảo
Yên Châu.
(Ruộng 2)
MĐ2 210° 09’ 00” N 1040° 16’ 15” E So sánh chất
lượng đât ở
vùng lân cận,
đánh giá mức
độ xói mòn
3 Mẫu đất tại xã
Mường Lựm
Thuộc Vùng núi
cao.
(Ruộng 3)
MĐ3 210° 12’ 19” N 1040° 32’ 43” E Đánh giá chất
lượng đất tại
nơi ảnh
hưởng trực
tiếp từ thiên
nhiên và hoạt
động nông
nghiệp của
con người
4 Mẫu đất tại xã
Sập Vại Thuộc
Vùng núi cao.
(Ruộng 4)
MĐ4 210° ’ 14” N 1040° 40’ 11” E Đánh giá chất

lượng đất tại
nơi ảnh
hưởng trực
tiếp từ thiên
Nhóm 3 ĐH1KM Page 7
Quan trắc môi trường đất xói mòn tại huyện Yên Châu – Sơn La
nhiên và hoạt
động nông
nghiệp
Vị trí lấy mẫu

Nhóm 3 ĐH1KM Page 8
Quan trắc môi trường đất xói mòn tại huyện Yên Châu – Sơn La
4. Phương pháp quan trắc
4.1. Phương pháp lấy mẫu và đo đạc tại hiện trường
* Phương pháp lấy mẫu đất tại hiện trường theo các tiêu chuẩn hiện hành quy
định tại Bảng 2 dưới đây:
Bảng 2: Phương pháp lấy mẫu đất tại hiện trường.
STT Phương pháp lấy mẫu đất Số hiệu tiêu chuẩn
1 Chất lượng đất - Từ vựng - Phần 2: Các
thuật ngữ và định nghĩa liên quan đến lấy
mẫu.
TCVN 6495-2:2001
(ISO 11074-2:1998)
2 Chất lượng đất - Lấy mẫu - Yêu cầu
chung.
TCVN 5297:1995
3 Chất lượng đất - Lấy mẫu Phần 2: Hướng
dẫn kỹ thuật lấy mẫu.
TCVN 7538-2:2005

(ISO 10381-2:2002)
4 Chất lượng đất - Phương pháp đơn giản để
mô tả đất.
TCVN 6857:2001
(ISO 11259:1998)
- Phương pháp lấy mẫu (lấy mẫu hỗn hợp đại diện): Lấy nhiều điểm trên một
đám ruộng (4 điểm), rồi trộn đều lại và lấy một lượng cần thiết về phân tích
(lấy ở những chỗ tránh phân bón hoặc vôi tụ lại, tránh lấy sỏi đá hoặc rễ cây lẫn
vào).
- Thực hiện lấy mẫu đất tại hiện trường theo TCVN 5297:1995.
- Ở một điểm quan trắc: tiến hành lấy 01 mẫu chính, 04 mẫu phụ ở các địa điểm
xung quanh điểm quan trắc (trên cùng một thửa ruộng, cánh đồng hay vùng nghiên
cứu được xem là đồng nhất):
+ Mẫu chính: lấy theo phẫu diện ở 2 tầng đất (tùy theo hình thái của phẫu diện
đất, có thể sâu đến 30 cm đối với tầng đất mặt và từ 30-60 cm đối với tầng đất liền
kề) của 05 mẫu đơn trộn đều;
+ Mẫu phụ: lấy tầng mặt có thể sâu đến 30 cm của mẫu đơn trộn đều.
→ Sau đó trộn đều mẫu chính và mẫu phụ với nhau, lấy mẫu trung bình với lượng
mẫu vừa phải (phù hợp với phương pháp phân tích) để phân tích các chỉ tiêu.
Nhóm 3 ĐH1KM Page 9
Quan trắc môi trường đất xói mòn tại huyện Yên Châu – Sơn La
+ Khối lượng mẫu đất cần lấy ít nhất khoảng 500 g đất để phân tích lý hóa học.
Mẫu làm vật liệu đối chứng hoặc để lưu giữ trong ngân hàng mẫu đất phải có khối
lượng lớn hơn 2000 g;
- Khi lấy mẫu đất chứa nhiều vật liệu cỡ lớn (sỏi, xác hữu cơ, ) do các điều
kiện đất không đồng nhất hoặc hạt quá to, các vật liệu loại bỏ phải được mô tả, cân
hoặc ước lượng, ghi lại để cho phép đánh giá kết quả phân tích có liên quan tới kết
cấu của mẫu gốc.
- Lấy mẫu để đo tại hiện trường: tương tự như lấy mẫu để phân tích trong phòng
thí nghiệm, theo các tiêu chuẩn hiện hành quy định tại Bảng 2

* Đo tại hiện trường
Eh (thế oxy hóa khử, EC(độ dẫn điện), pH, độ mặn, độ chặt bắt buộc phải đo
trực tiếp ngoài hiện trường tuỳ theo yêu cầu của từng mục tiêu quan trắc, quy trình
đo giống như đo trong phòng thí nghiệm.
* Đảm bảo chất lượng và kiểm soát chất lượng trong quan trắc tại hiện trường.
- Đảm bảo chất lượng (QA).
+ Xác định các thông số cần quan trắc.
+ Sử dụng các phương pháp phân tích phù hợp với mục tiêu đề ra.
+ Trang thiết bị quan trắc môi trường phù hợp với phương pháp đo, thử đã được
xác định.
+ Các dụng cụ chứa mẫu phải phù hợp với từng thông số quan trắc.
+ Hoá chất mẫu chuẩn theo quy định của từng phương pháp phân tích.
+ Nhân sự có trình độ chuyên môn phù hợp.
+ Xử lý số liệu, báo cáo kết quả.
+ Xác định đúng vị trí lấy mẫu, bảo đảm đúng thời gian và tần suất lấy mẫu theo
các quy định liên quan đến lấy mẫu đất.
+ Vận chuyển mẫu phải đảm bảo ổn định về số lượng và chất lượng.
- Kiểm soát chất lượng (QC).
+ Đo nhanh tại hiện trường.
Nhằm bảo đảm chất lượng cho quá trình đo tại hiện trường, người ta sử dụng các
mẫu QC thiết bị và QC phương pháp.
+ Lấy mẫu, xử lý và bảo quản mẫu.
Nhóm 3 ĐH1KM Page 10
Quan trắc môi trường đất xói mòn tại huyện Yên Châu – Sơn La
Việc kiểm soát chất lượng được tiến hành thông qua các mẫu trắng thiết bị và dụng
cụ chứa mẫu, và các thiết bị xử lý mẫu. Loại mẫu này được tiến hành bằng cách cho
một lượng vật liệu sạch vào các thiết bị dụng cụ trên như quá trình thao tác đối với
mẫu thật. Ngoài ra còn có mẫu trắng hiện trường và mẫu thêm chuẩn hiện trường.
+ Vận chuyển mẫu về phòng thí nghiệm.
Một lượng vật liệu sạch được vận chuyển cùng với mẫu thật, trong cùng một môi

trường, được bảo quản, phân tích các thông số trong phòng thí nghiệm như mẫu thật
4.2. Phương pháp bảo quản và vận chuyển mẫu
- Mẫu đất được bảo quản trong túi nilon PE sạch, nhãn mẫu phải đựng trong túi
nilon để đảm bảo không bị nhòe do nước thấm vào, sau đó buộc chặt bằng dây cao
su, xếp trong thùng chứa mẫu, vận chuyển về phòng thí nghiệm bằng ô tô.
- Riêng đối với thông số mùn cần phân tích mẫu tươi, việc bảo quản phải theo
quy trình riêng. Mẫu đất phải bảo quản lạnh ở nhiệt độ 2-5
o
C và tránh tiếp xúc với
không khí. Mẫu đất sau khi lấy cần được chuyển đến phòng thí nghiệm và phân tích
càng sớm càng tốt.
4.3. Phân tích trong phòng thí nghiệm
- Căn cứ vào mục tiêu chất lượng số liệu và điều kiện phòng thí nghiệm, việc
phân tích các thông số phải tuân theo một trong các phương pháp quy định dưới
đây:
Bảng 3: Tiêu chuẩn phân tích mẫu.
STT Thông số Số hiệu tiêu chuẩn, phương pháp
1 Tổng kim loại TCVN 6496:1999
2 K tổng số TCVN 7375:2004
3 Tổng lượng đất trôi TCVN 5299:1995
4 Mùn trong đất TCVN 7376:2004
- Công tác bảo đảm chất lượng và kiểm soát chất lượng trong phòng thí nghiệm.
+ Thực hiện theo các văn bản, quy định của Bộ tài nguyên môi trường về hướng
dẫn đảm bảo chất lượng và kiểm soát chất lượng trong quan trắc môi trường.
Nhóm 3 ĐH1KM Page 11
Quan trắc môi trường đất xói mòn tại huyện Yên Châu – Sơn La
+ Hệ thống quản lý chất lượng của phòng thí nghiệm hiệu chuẩn được quy định
trong ISO 17025:2005.
5. Kế hoạch quan trắc
5.1. Trang thiết bị, dụng cụ, hóa chất

Bảng 4: Danh mục trang, thiết bị.
STT Tên thiết bị, dụng cụ Chi tiết
1
Thiết bị xác định vị trí . Máy ảnh, máy định vị GPS, thước
cuộn…
2 Dụng cụ lấy mẫu chuyên dụng.
3
Dụng cụ phụ trợ. Xẻng, cuốc, khoan, dao chậu, xô
nhựa, bút các loại, thước đo, giấy
viết,…
4
Thiết bị đựng mẫu. Thể tích hộp dựng (V=…)
5
Thiết bị đóng gói và bảo quản mẫu. Giấy nhôm, lọ thủy tinh, hộp đựng,
túi nilong các loại kích cỡ…
6
Hoá chất phòng thí nghiệm cho
từng chỉ tiêu cụ thể.
hóa chất bảo quản, dung dịch hấp
thụ, chỉ thị, hóa chất phân tích, . . .
5.2. Phương tiện, thiết bị bảo hộ
- Phương tiện : ôtô
- Thiết bị bảo hộ : mũ, kính, găng tay, khẩu trang, áo bảo hộ, . . .
- 1 số vật dụng khác : sổ tay, bút, bút kính, giấy dán nhãn, dây buộc, máy ảnh,. .
5.3. Kế hoạch về nhân lực
Bảng 5 : Phân công nhiệm vụ
STT Nhiệm vụ Tên
1 Khảo sát thực tế đất xói mòn ở khu
vực huyện Yên Châu- Sơn La.
Trần Tuấn Anh,Dương Duy Đức, Lê

Linh Chi, Nguyễn Ngọc Anh, Trần
Kim Dung, Dương Tuấn Anh, Nguyễn
Nhóm 3 ĐH1KM Page 12
Quan trắc môi trường đất xói mòn tại huyện Yên Châu – Sơn La
Đức Trung, Nguyễn Thị Nguyệt, Đỗ
Thanh Hòa.
2
Chuẩn bị tài liệu, tiêu chuẩn, quy
chuẩn,… có liên quan.
Đỗ Thanh Hòa, Lê Thị Linh Chi,
Nguyễn Đức Trung
3
Thiết kế chương trình quan trắc đất
xói mòn ở khu vực huyện Yên
Châu- Sơn La.
Trần Tuấn Anh, Dương Duy Đức, Lê
Linh Chi, Nguyễn Ngọc Anh, Trần
Kim Dung, Dương Tuấn Anh, Nguyễn
Đức Trung, Nguyễn Thị Nguyệt, Đỗ
Thanh Hòa.
4
Chuẩn bị hoá chất, vật tư, dụng cụ
phục vụ lấy mẫu và bảo quản mẫu.
Trần Kim Dung. Nguyễn Ngọc Anh,
Trần Thị Kim Dung, Trần Tuấn Anh
5
Chuẩn bị, kiểm tra và bảo trì các
trang thiết bị phân tích trong phòng
thí nghiệm, hóa chất dùng để phân
tích.

Trần Tuấn Anh, Dương Duy Đức,
6
Chuẩn bị các thiết bị bảo hộ, bảo
đảm an toàn lao động.
Nguyễn Thị Nguyệt.
7
Chuẩn bị các phương tiện phục vụ
hoạt động lấy mẫu và vận chuyển
mẫu.
Dương Tuấn Anh, Lê Linh Chi.
8
Chuẩn bị nhãn mẫu, các biểu mẫu,
nhật ký quan trắc và phân tích theo
quy định.
Nguyễn Ngọc Anh, Nguyễn Đức
Trung.
9
Phân tích các thông số EC, Eh, pH,
độ chặt, độ mặn,… tại hiện trường.
Trần Tuấn Anh, Dương Duy Đức, Lê
Linh Chi, Nguyễn Ngọc Anh, Trần
Kim Dung, Dương Tuấn Anh, Nguyễn
Đức Trung, Nguyễn Thị Nguyệt, Đỗ
Thanh Hòa.
10
Lấy mẫu MĐ1,MĐ2; bảo quản và
vận chuyển về phòng thí nghiệm.
Trần Tuấn Anh, Dương Duy Đức, Lê
Linh Chi, Nguyễn Đức Trung.
11

Lấy mẫu MĐ3, MĐ4; bảo quản và
vận chuyển về phòng thí nghiệm.
Nguyễn Ngọc Anh, Trần Kim Dung,
Dương Tuấn Anh, Nguyễn Thị
Nguyệt, Đỗ Thanh Hòa.
12 Phân tích chỉ tiêu Kali tổng số Dương Duy Đức, Lê Linh Chi.
Nhóm 3 ĐH1KM Page 13
Quan trắc môi trường đất xói mòn tại huyện Yên Châu – Sơn La
trong phòng thí nghiệm.
13
Phân tích tổng kim loại trong đất. Nguyễn Đức Trung, Dương Tuấn Anh,
Đỗ Thanh Hòa.
14
Phân tích chỉ tiêu Cacbon hữu cơ
tổng số trong phòng thí nghiệm.
Trần Tuấn Anh, Nguyễn Thị Nguyệt.
15
Phân tích tổng lượng đất rửa trôi
trong phòng thí nghiệm.
Nguyễn Ngọc Anh, Trần Kim Dung.
16
Xử lý số liệu sau khi phân tích. Dương Duy Đức, Đỗ Thanh Hòa,
Nguyễn Ngọc Anh, Trần Kim Dung,
Nguyễn Thị Nguyệt.
17
Viết báo cáo thực tập. Trần Tuấn Anh, Dương Duy Đức, Lê
Linh Chi, Nguyễn Ngọc Anh, Trần
Kim Dung, Dương Tuấn Anh, Nguyễn
Đức Trung, Nguyễn Thị Nguyệt, Đỗ
Thanh Hòa.

5.4. Một số biểu mẫu trong quá trình quan trắc
a. Biên bản lấy mẫu
Tên mẫu hoặc ký hiệu mẫu
Loại (dạng) mẫu
Vị trí quan trắc
Tọa độ điểm quan trắc
Ngày quan trắc
Giờ quan trắc
Tên người lấy mẫu
Thời tiết lúc quan trắc
Thiết bị quan trắc
Phương pháp quan trắc
Phương pháp bảo quản mẫu
Ghi chú
b. Biên bản giao nhận
Nhóm 3 ĐH1KM Page 14
Quan trắc môi trường đất xói mòn tại huyện Yên Châu – Sơn La
STT Ký hiệu
mẫu
Các yêu cầu
khi vận
chuyển
Phương
tiện vận
chuyển
mẫu
Người chịu
trách
nhiệm
vận

chuyển
Thời
gian vận
chuyển
Ghi
chú
1
2
3
4

6. Kế hoạch bảo đảm chất lượng và kiểm soát chất lượng
Phòng thí nghiệm phải có kế hoạch kiểm soát chất lượng để đảm bảo độ tin cậy
của kết quả phân tích. Tất cả các dữ liệu liên quan tới quá trình phân tích cần phải
được sao chép, lưu trữ. Kiểm soát chất lượng để phát hiện những vấn đề, đưa ra
những kế hoạch hành động điều chỉnh kịp thời, ngăn ngừa báo cáo kết quả sai. Việc
thực hiện kiểm soát chất lượng có thể thông qua việc kiểm soát chất lượng hàng
ngày và kiểm soát chất lượng kết quả phân tích định kì cụ thể như sau:
- Kiểm soát chất lượng hàng ngày thông qua việc sử dụng các loại mẫu như sau:
+ Mẫu trắng phương pháp: được phân tích đầu tiên trong mỗi mẻ mẫu.
+ Mẫu lặp: Đối với hai lần lặp, đánh giá độ chụm.
+ Mẫu thêm chuẩn: để kiểm tra sự ảnh hưởng của nền mẫu tới kết quả phân tích
thông qua việc đánh giá phần trăm độ thu hồi của mẫu thêm chuẩn.
+ Ngoài việc đánh giá kết quả phân tích của các mẫu kiểm soát theo các tiêu chí
trên, phòng thí nghiệm cấn kiểm soát xu hướng, diễn biến của kết quả phân tích dựa
theo phương pháp thống kê theo biểu đồ kiểm soát chất lượng.
- Kiểm soát chất lượng kết quả phân tích định kì.
- Để kiểm soát chất lượng kết quả phân tích định kì, trước hết phải xem xét lại
các giới hạn kiểm soát thống kê và đường trung tâm của biểu đồ kiểm soát. Sự đánh
Nhóm 3 ĐH1KM Page 15

Quan trắc môi trường đất xói mòn tại huyện Yên Châu – Sơn La
giá bao gồm việc xem xét lại 60 giá trị kiểm soát liên tục cập nhật gần đây nhất trên
biểu đồ kiểm soát chất lượng.
- Việc kiểm soát chất lượng phải theo một trình tự: đầu tiên đếm số giá trị kiểm
soát nằm ngoài giới hạn cảnh báo. Nếu số lượng giá trị kiểm soát lớn hơn 6 hoặc
nhỏ hơn 1 chứng tỏ phạm vi của phép phân tích đã thay đổi, sau đó tính toán giá trị
trung bình của 60 giá trị kiểm soát.
- Nếu xem xét thấy sự vi phạm thì cần phải tiến hành kiểm soát thống kê để xác
định mức độ các thay đổi.
7. Dự toán kinh phí
Tổng kinh phí dự toán cho chương trình quan trắc đất xói mòn khu vực huyện
Yên Châu – Sơn La là : 1. 200.000.000 VN đồng
III.Thực hiện chương trình quan trắc
1.Công tác chuẩn bị trước khi ra hiện trường
Trước khi tiến hành quan trắc cần thực hiện công tác chuẩn bị như sau:
- Chuẩn bị tài liệu, các bản đồ, sơ đồ, thông tin chung về khu vực định lấy mẫu;
- Theo dõi điều kiện khí hậu, diễn biến thời tiết;
- Chuẩn bị các dụng cụ, thiết bị cần thiết; kiểm tra, vệ sinh và hiệu chuẩn các
thiết bị và dụng cụ lấy mẫu, đo, thử trước khi ra hiện trường;
- Chuẩn bị hoá chất, vật tư, dụng cụ phục vụ lấy mẫu và bảo quản mẫu;
- Chuẩn bị nhãn mẫu, các biểu mẫu, nhật ký quan trắc và phân tích theo quy
định;
- Chuẩn bị các phương tiện phục vụ hoạt động lấy mẫu và vận chuyển mẫu;
- Chuẩn bị các thiết bị bảo hộ, bảo đảm an toàn lao động;
- Chuẩn bị kinh phí và nhân lực quan trắc;
- Chuẩn bị cơ sở lưu trú cho các cán bộ công tác dài ngày;
- Chuẩn bị các tài liệu, biểu mẫu có liên quan khác.
Nhóm 3 ĐH1KM Page 16
Quan trắc môi trường đất xói mòn tại huyện Yên Châu – Sơn La
2.Tiến hành lấy mẫu tại hiện trường

- Đo nhanh 1 số thông số tại hiện trường
- Lấy mẫu để phân tích trong phòng thí nghiệm
- Hoàn thành biên bản bàn giao và nhật kí quan trắc
- Vận chuyển và bàn giao mẫu về phòng thí nghiệm
3.Phân tích trong phòng thí nghiệm
Theo mục 4.3
4.Báo cáo kết quả
Báo cáo định kì mỗi đợt quan trắc
IV.Tổ chức thực hiện
- Nhóm quan trắc môi trường : nhóm 3 – lớp ĐH1KM – trường Đại học Tài
nguyên và môi trường Hà Nội
- Ủy ban nhân dân huyện Yên Châu – tỉnh Sơn La
- Các chủ ruộng ( điểm lấy mẫu )
- Giảng viên bộ môn khoa Môi trường – trường Đại học Tài nguyên và môi
trường Hà Nội
Nhóm 3 ĐH1KM Page 17

×