Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

bài tập công pháp học kỳ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (179.11 KB, 17 trang )

Bài tập học kỳ Môn Công pháp quốc tế
MỤC LỤC
Trang
I/ Những vấn đề chung về giải quyết hòa bình các tranh chấp
quốc tế………………………………………………………… 2
1. Định nghĩa tranh chấp quốc tế……………………………… 2
2. Đặc điểm……………………………………………………… 2
3. Cơ sở pháp luật quốc tế về phương pháp hòa bình trong giải
quyết các tranh chấp quốc tế…………………………………… 3
4. Nguyên tắc giải quyết tranh chấp quốc tế…………………… 3
5. Các phương thức hòa bình giải quyết các các tranh chấp quốc
tế……………………………………………………………… 3
II/ Thực tiễn giải quyết tranh chấp quốc tế hiện nay thông qua
đàm phán trực tiếp và thông qua bên thứ ba…………………… 4
1) Thực tiễn giải quyết tranh chấp quốc tế hiện nay thông qua
đàm phán trực tiếp……………………………………………… 4
2) Thực tiễn giải quyết tranh chấp quốc tế hiện nay thông qua
bên thứ ba……………………………………………………… 10
III/ Ý kiến cá nhân về thực tiễn giải quyết tranh chấp quốc tế
thông qua đàm phán trực tiếp và thông qua bên thứ ba…………. 16
Danh mục tài liệu tham khảo……………………………………. 17
9 điểm
Hehe,,,
I/ Những vấn đề chung về giải quyết hòa bình các tranh chấp quốc tế
1. Định nghĩa tranh chấp quốc tế
Hiện nay, chưa có định nghĩa thống nhất về tranh chấp quốc tế.
Trong vụ án Mavrommatis case, Tòa án công lý quốc tế giải thích rằng tranh chấp là
việc bất đồng về quan điểm pháp luật hay về mặt thực tế, là tranh chấp về quan điểm
Tô Thị Thu Trang – DS32D 057
1
Bài tập học kỳ Môn Công pháp quốc tế


pháp lý hoặc mâu thuẫn về lợi ích giữa hai người trở đi. Phán quyết của Tòa án công
lý quốc tế 1924 về vụ kiện Mavrommatis đã giải thích về khái niệm của tranh chấp
là “Sự bất đồng về mặt pháp lý hay về mặt thực tế, còn gọi là sự xung đột về quan
điểm pháp lý hay là sự mâu thuẫn về lợi ích giữa hai người trở đi”
Điều 34, 35 Hiến chương Liên hợp quốc (LHQ) đề cập “Tình thế” tương
đương như khái niệm của tranh chấp, “tình thế” - có khả năng có thể dẫn đến tranh
chấp hoặc gây ra tranh chấp.
Căn cứ vào thực tiễn quốc tế, có thể hiểu một cách chung nhất, tranh chấp
quốc tế là hoàn cảnh thực tế mà trong đó, các chủ thể tham gia có những quan điểm
trái ngược hoặc mâu thuẫn nhau và có những yêu cầu, hay đòi hỏi cụ thể trái ngược
nhau. Đó là sự không thỏa thuận được về quyền hoặc sự kiện, đưa đến sự mâu thuẫn,
đối lập nhau về quan điểm pháp lý hoặc quyền giữa các bên chủ thể luật quốc tế với
nhau. Hoàn cảnh này đặt ra yêu cầu nhu cầu giải quyết các tranh chấp để ổn định lại
các quan hệ quốc tế hiện tại, tránh đưa đến xung đột vũ trang hoặc xung đột gây mất
an ninh và đe dọa hòa bình quốc tế.
(1)
2. Đặc điểm:
- Tranh chấp quốc tế liên quan đến các chủ thể của luật pháp quốc tế:
Theo Hiến chương LHQ, các bên liên quan đến tranh chấp quốc tế đều là chủ
thể luật quốc tế (quốc gia). Điều 34 khoản 1 Quy chế Tòa án công lý quốc tế: chỉ có
các nước mới có thể là các bên trong một vụ việc đang được Tòa án phân giải.
- Giải quyết các tranh chấp quốc tế trên cơ sở luật pháp quốc tế với những
phương thức hòa bình để giải quyết tranh chấp:
Trước đây trong lịch sử quan hệ quốc tế, khi có tranh chấp, các chủ thể có thể
sử dụng nhiều biện pháp: hòa bình và cả vũ lực vì lúc đó luật quốc tế có thừa nhận
quyền chiến tranh, thừa nhận việc dùng vũ lực. Trong Hiệp ước hòa bình Briand –
Kelloge 1928, trong quan hệ quốc tế việc dùng vũ lực hay chiến tranh được gọi là
biện pháp hợp pháp để giải quyết tranh chấp, ngoài ra, phương thức này còn được
ghi nhận trong nhiều văn kiện pháp lý khác như Hiến chương LHQ, …
Ngày nay, luật pháp quốc tế không quy định việc sử dụng các phương thức bạo

(1) Giáo trình Luật quốc tế, trường Đại học Luật Hà Nội, Nxb CAND, Hà Nội – 2004, trang 386.
lực để giải quyết các tranh chấp quốc tế, mà phải sử dụng phương pháp hòa bình,
loại bỏ việc sử dụng vũ lực. Điều 2 Hiến chương LHQ quy định: Tất cả các nước
thành viên của LHQ giải quyết các tranh chấp của họ bằng những phương pháp làm
sao để khỏi gây sự đe dọa cho hòa bình, an ninh thế giới và công lý. Như vậy, hiện
nay, để giải quyết các tranh chấp, chỉ sử dụng phương thức hòa bình.
Tô Thị Thu Trang – DS32D 057
2
Bài tập học kỳ Môn Công pháp quốc tế
- Tranh chấp quốc tế và việc giải quyết tranh chấp gắn liền với sự tự nguyện và
thiện chí của các chủ thể luật quốc tế:
Sự thiện chí phụ thuộc vào quan điểm, chính sách trong từng thời kì lịch sử và
phụ thuộc vào đối tượng của tranh chấp. Ví dụ, đối với lợi ích về kinh tế, thương
mại,… các quốc gia có thể lùi bước để đạt được quan hệ với các quốc gia khác,
nhưng đối với những đối tượng tranh chấp là chủ quyền lãnh thổ thì không thể lùi
bước, bởi vì nếu lùi bước thì sau đó không bao giờ đạt lại được, do đặc thù điều ước
biên giới tính ổn định rất cao, vô thời hạn. Như thế giải quyết tranh chấp phải dựa
trên nguyên tắc cả hai quốc gia có thể chấp nhận được.
3. Cơ sở pháp luật quốc tế về phương pháp hòa bình trong giải quyết các
tranh chấp quốc tế:
- Công ước La-hay 1899 và 1907;
- Hiệp ước Briand – Kelloge năm 1928;
- Định ước của Hội quốc liên năm 1928;
- Hiến chương Liên hợp quốc;
- Tuyên bố của Đại hội đồng Liên hợp quốc tại khóa XXV về các nguyên tắc
cơ bản của Luật quốc tế trong đó có nguyên tắc hòa bình giải quyết các tranh chấp
quốc tế;
- Tuyên bố Manila năm 1982 về hòa bình giải quyết các tranh chấp quốc tế.
4. Nguyên tắc giải quyết tranh chấp quốc tế:
Mọi chủ thể liên quan đến các tranh chấp quốc tế phải tuân thủ các nguyên tắc

cơ bản khi giải quyết các tranh chấp quốc tế. Trong các nguyên tắc cơ bản của luật
quốc tế, việc áp dụng nguyên tắc hòa bình giải quyết các tranh chấp quốc tế, một
mặt xác lập nghĩa vụ của các bên trong một vụ tranh chấp là phải giải quyết bằng bất
cứ biện pháp hòa bình nào, mặt khác, có ý nghĩa thừa nhận quyền của các bên trong
một vụ tranh chấp được lựa chọn những biện pháp hòa bình thích hợp.
5. Các phương thức hòa bình giải quyết các các tranh chấp quốc tế:
Căn cứ vào Hiến chương LHQ (chương VI), Tuyên bố của Đại hội đồng Liên
hợp quốc 1982 và văn kiện pháp lý quốc tế khác và căn cứ thực tiễn, có các phương
thức giải quyết tranh chấp cơ bản sau đây:
- Giải quyết trực tiếp tranh chấp;
- Giải quyết tranh chấp thông qua bên thứ ba;
- Giải quyết tranh chấp trong khuôn khổ các tổ chức quốc tế,các hiệp định khu vực
- Giải quyết tranh chấp thông qua các cơ quan tài phán;
Tô Thị Thu Trang – DS32D 057
3
Bài tập học kỳ Môn Công pháp quốc tế
- Các phương pháp hòa bình khác mà các bên tự chọn.
II/ Thực tiễn giải quyết tranh chấp quốc tế hiện nay thông qua đàm phán trực
tiếp và thông qua bên thứ ba
Các phương thức giải quyết tranh chấp rất đa dạng, nhưng trong phạm vi yêu
cầu bài tập, sau đây, em xin trình bày thực tiễn giải quyết tranh chấp của hai phương
pháp: đàm phán trực tiếp và thông qua bên thứ ba.
1) Thực tiễn giải quyết tranh chấp quốc tế thông qua đàm phán trực tiếp
a. Định nghĩa:
Đàm phán trực tiếp là sự tiếp xúc trực tiếp của hai hay nhiều bên tranh chấp
theo hướng trao đổi mang tính đề xuất, thương lượng, bàn bạc, theo hình thức song
phương, đa phương về các vấn đề nảy sinh tranh chấp diễn ra giữa các bên liên
quan, trong khuôn khổ một hội nghị hoặc các cuộc gặp, nhằm tìm ra những phương
pháp hữu hiệu chấm dứt tranh chấp giữa các bên một cách hòa bình.
b. Cơ sở pháp lý:

Cơ sở pháp lý cho việc giải quyết tranh chấp quốc tế thông qua đàm phán trực
tiếp là dựa trên các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế, đặc biệt là nguyên tắc hòa
bình giải quyết các tranh chấp. Ngoài ra, còn dựa trên các quy định tại các văn kiện
pháp lý quốc tế,như Hiến chương của tổ chức thống nhất châu Phi OAU, Hiệp ước
thân thiện và hợp tác Đông Nam Á,…, Hiến chương LHQ: Các bên sẽ luôn luôn giải
quyết các tranh chấp bằng thương lượng trước khi dùng đến các thủ tục khác đã
được quy định trong Hiến chương LHQ (Điều 13, 17 Hiến chương LHQ)
c. Nội dung phương pháp đàm phán trực tiếp và thực tiễn thực hiện:
* Trên thực tế, có thể thấy rằng, hầu hết khi có tranh chấp xảy ra thì biện pháp
đầu tiên mà các bên tìm đến giải quyết là phương pháp đàm phán trực tiếp:
- Thể hiện rõ nét nhất trên thực tiễn là các cuộc đàm phán song phương:
+ Tranh chấp giữa Nhật Bản và Liên Xô về quyền đánh cá:
Đây là ví dụ điển hình của những tranh chấp về quyền đánh cá giữa các quốc
gia đánh cá tầm xa và quốc gia ven biển ở khu vực biển nằm ngoài lãnh hải. Các ngư
dân Nhật đã bắt đầu đánh cá, chủ yếu là cá hồi, trên lãnh thổ của Nga và khu vực
ngoài bờ biển của Nga vào nửa cuối TK XIX. Sau chiến tranh Nga – Nhật 1907, hai
bên đã tiến hành thương lượng về vấn đề các quyền đánh cá của Nhật, sau đó đi đến
kí Hiệp ước 1907 tạo điều kiện cho các hoạt động đánh cá của Nhật trên lãnh thổ của
Nga, đồng thời công nhận các quyền của ngư dân Nhật được được đánh bắt cá dọc
theo bờ biển của Nga ở biển Nhật Bản, biển Ôkhốtxk và biển Bêring trong đó có
toàn bộ bờ biển Camchatka là nơi có bãi cá hồi quan trọng nhất ở châu Á.
(2)
Tô Thị Thu Trang – DS32D 057
4
Bài tập học kỳ Môn Công pháp quốc tế
Trong tranh chấp trên, Nga và Nhật đã lựa chọn thương lượng đàm phán để đi
đến đạt được sự thống nhất với những lợi ích ôn hòa nhất định. Mặc dù nhiều năm
sau quan hệ hai nước có xấu đi, tranh chấp lại bùng nổ, nhưng hai nước vẫn sử dụng
phương pháp này để giải quyết, và đã đạt được những kết quả tốt đẹp, đáng lưu ý
nhât là Công ước về Đánh cá Tây Bắc Thái Bình Dương năm 1956.

+ Việt Nam chúng ta cũng là một bên có liên quan đến nhiều tranh chấp quốc
tế, đặc biệt là những tranh chấp liên quan đến phân định biên giới lãnh thổ. Việt
Nam đã sử dụng có hiệu quả phương pháp này để giải quyết các tranh chấp, thể hiện
qua: cuộc đàm phán Việt Nam - Inđônêxia về thềm lục địa; đàm phán Việt Nam –
Campuchia về giải quyết tranh chấp biên giới trên bộ; đàm phán Việt Nam – Trung
Quốc về phân vịnh Bắc Bộ,…
Trong đàm phán giữa Việt Nam – Campuchia, cũng giống như phân định biên
giới với Lào, đường biên giới trên đất liến của Việt Nam và Campuchia dựa trên cơ
sở đường biên giới được thể hiện trên các bản đồ của Sở địa dư Đông Dương trước
đây. Theo kết quả của vòng đàm phán lần thứ 2, diễn ra tại Thủ đô Phnôm Pênh từ
ngày 23 đến 28/8/1999, hai nước đã đồng ý về một số vấn đề trên biên giới đất liền,
về việc giao nhiệm vụ cho đoàn kĩ thuật của hai bên thực hiện mà việc khảo sát
chung tại một số khu vực biên giới mà trên bản đồ tỷ lệ 1/100.000 của địa dư Đông
Dương để lại đã bỏ trống chưa vẽ xong, ngoài ra thống nhất thành lập cơ chế giải
quyết các vụ việc dọc theo đường biên giới giữa hai nước từ cơ chế cấp xã, huyện,
tỉnh đến Ủy ban hỗn hợp về vấn đề biên giới của hai nước nhằm giải quyết kịp thời
các vụ việc xảy ra theo dọc đường biên giới giữa hai nước. Trong kì họp vòng 3 của
ủy ban liên hợp về biên giới Campuchia – Việt Nam và Việt Nam – Campuchia tại
Thủ đô Hà Nội từ ngày 29/10 đến 5/11/2000, hai bên đã thỏa thuận điều chỉnh
hướng đi cua đường biên giới giữa hai nước tại 6 điểm.
(3)
Còn về đàm phán giữa Việt Nam và Trung Quốc về biên giới trên bộ và Vịnh
Bắc Bộ, hai bên đã khởi động đàm phán từ năm 1974. Đến năm 1991, hai bên ký
Hiệp định tạm thời về việc giải quyết các công việc trên vùng biên giới đất liền Việt
Nam - Trung Quốc. Năm 1993, tiếp tục ký Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản
giải quyết vấn đề biên giới lãnh thổ giữa hai nước, theo đó, về biên giới trên bộ, phù
(2) Tìm hiểu Luật quốc tế về đánh cá trên biển, Trường Giang, Nxb Chính trị quốc gia – 1999
(3) “Phương pháp hòa bình trong việc giải quyết các tranh chấp quốc tê”, Viện nghiên cứu Nhà
nước và pháp luật, KEO PHEAK KDEY, Luận án tiến sĩ luật học, Người hướng dẫn, PGS – TS Lê
Minh Thông, Hà Nội – 2002

hợp với luật pháp và thực tiễn quốc tế, cam kết tôn trọng đường biên giới lịch sử
theo các Công ước Pháp - Thanh 1887 và 1895 để lại. Ngày 30-12-1999 , Việt Nam
và Trung Quốc đã ký Hiệp ước biên giới trên đất liền. Theo những thỏa thuận của
Tô Thị Thu Trang – DS32D 057
5
Bài tập học kỳ Môn Công pháp quốc tế
các bên một cách bình đẳng, kết quả của những đàm phán đó đã phân định được
biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc dài khoảng 1.400 km, thống nhất cắm
khoảng 1.800 cột mốc
(4)
. Ngày 25/12/2000, Việt Nam và Trung Quốc đã ký Hiệp
định phân định Vịnh Bắc Bộ và Hiệp định hợp tác Nghề cá.
Như vậy, qua các ví dụ trên, đàm phán trực tiếp là phương pháp mang lại hiệu
quả cho các bên tranh chấp.
+ Cuộc xung đột Israel và Palestine:
Từ nhiều năm nay, việc tìm kiếm một giải pháp hòa bình cho cuộc xung đột
Israel và Palestine luôn trở thành tâm điểm ở khu vực Trung Đông. Trong cuộc xung
đột này, các bên cũng đã tìm đến việc giải quyết tranh chấp bằng thương lượng đàm
phán. Một loạt các cuộc thương lượng hòa bình đã được tổ chức, tuy nhiên những hy
vọng hòa bình được nhen nhóm qua các cuộc thương lượng này đã nhanh chóng bị
dập tắt, vì vậy đã đưa cuộc xung đột này vào ngõ cụt. Hơn 60 năm sau ngày thành
lập nhà nước Do Thái, cả người Israel và Palestin vẫn chưa đạt được một giải pháp
đúng đắn cho cuộc xung đột. Với cuộc xung đột này, thiện chí của các bên không
đạt được thống nhất, và các mâu thuẫn vẫn tồn tại rất sâu sắc, vì thế việc phương
pháp đàm phán đã không có hiệu quả trong giải quyết.
- Ngoài những cuộc đàm phán song phương, các cuộc đàm phán đa phương
cũng là nguyện vọng của các bên trong rất nhiều tranh chấp quốc tế. Có thể thấy rất
rõ qua cuộc chiến tranh hạt nhân ở Triều Tiên, đàm phán là phương pháp mà Mỹ và
một số bên thực sự rất mong muốn để có thể thu được kết quả một cách thống nhất,
trọn vẹn và thỏa đáng nhất. Trên thực tế, vấn đề hạt nhân ở Triều Tiên đã thực hiện

các thỏa thuận đàm phán vào tháng 9/2005 và 13/2/2007 với 6 bên là Nga, Nhật
Bản, Trung Quốc, Mỹ, Triều Tiên và Hàn Quốc nhằm tìm cách thúc đẩy tiến trình
giải giáp vũ khí hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên.
(5)

Tháng 12-2008, cuộc đàm phán 6 bên đã tiếp tục được tiến hành, tuy nhiên sau đó
đã bị bế tắc do các tranh cãi về việc xác minh quá trình giải trừ hạt nhân. Tháng 4-
2009, Triều Tiên tuyên bố tẩy chay cuộc đàm phán này và tiến hành các vụ thử hạt
nhân và tên lửa. Nhưng gần đây nước này đã tỏ ý sẵn sàng ngồi lại vào bàn đàm
phán, với hai điều kiện: Liên hợp quốc dỡ bỏ các biện pháp cấm vận và Mỹ ký một
4) />Trung-Quoc-la-nguyen-vong-chung-va-loi-ich-lon-cua-nhan-dan-hai-nuoc/65117385/96/
(5) />hiệp định hòa bình với Triều Tiên nhằm chính thức chấm dứt cuộc chiến tranh Triều
Tiên 1950-1953
(6)
.
Xung quanh vấn đề hạt nhân ở Triều Tiên, hiện đang còn nhiều khó khăn và
phức tạp, nhưng có thể thấy rõ ràng ý chí mong muốn của Mỹ và các bên khác trong
Tô Thị Thu Trang – DS32D 057
6
Bài tập học kỳ Môn Công pháp quốc tế
việc thỏa thuận đế đi đến đàm phán. Về phía Mỹ, trong khoảng một năm lên nắm
chính quyền, ông Obama và các bộ tướng đã không ít lần đánh tiếng yêu cầu Cộng
hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên quay trở lại bàn đàm phán 6 bên nhằm giải tỏa bế
tắc, các đặc phái viên Mỹ như Stephen Bosworth, Xtiphen Bôxơuốt với nhiều
chuyến thăm nhằm mục đích xem xét thiện chí của Triều Tiên và rất cố gắng nỗ lực
làm thế nào để Triều Tiên quay trở lại đàm phán. Tuy nhiên, theo ý kiến của nhiều
chuyên gia thì khó khăn ở đây chính là sự khác biệt trong quan điểm về đàm phán
giữa 2 bên: Mỹ thì nhất quyết yêu cầu đàm phán 6 bên, không chấp nhận bất cứ hình
thức đàm phán nào khác, trong khi CHDCND Triều Tiên khăng khăng đòi đàm phán
song phương với Washington

(7)
.
Về phía Trung Quốc, cũng thể hiện mong muốn các bên liên quan trong đàm
phán 6 bên thể hiện sự chân thành và tích cực nỗ lực nhằm thúc đẩy các cuộc đàm
phán. Trong khoảng thời gian vừa qua từ 3/5 đến 7/5/2010, nhà lãnh đạo Triều Tiên
Kim Jong-il đã thăm Trung Quốc và Triều Tiên đã cam kết sẽ trở lại bàn đàm phán
phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên. Tuy nhiên, về phía Hàn Quốc, Seoul hiện nay
đang kiên quyết từ chối nối lại đàm phán vì nguyên nhân gây ra vụ chìm chiếc tàu
chiến khiến 46 thủy thủ thiệt mạng chưa được sáng tỏ.
(8)

Theo em, mặc dù còn nhiều ý kiến và quan điểm khác nhau trong vấn đề chiến
tranh hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên, nhưng xu hướng đi đến đàm phán vẫn là tất
yếu và cần thiết.
* Đàm phán trực tiếp không chỉ được sử dụng để giải quyết tranh chấp giữa
các chủ thể luật quốc tế mà còn có ý nghĩa là phương tiện được sử dụng để trao đổi
thông tin, ý kiến về các vấn đề khác nhau, thống nhất quan điểm, đường lối, ký kết
các điều ước quốc tế.
Việt Nam trong quan hệ với Thái Lan, hai bên có vùng chồng lấn trên biển và
năm 1998 chúng ta đã ký với Thái lan Hiệp định phân định vùng chồng lấn trong
Vịnh Thái Lan. Với Ma-lai-xi-a chúng ta cũng có vùng chồng lấn trên biển và đã ký
(6) />noi-lai.htm
(7) />(8) />ben.htm
Thỏa thuận hợp tác khai thác vùng chồng lấn. Tương tự, ở vịnh Thái Lan cũng có
vùng chồng lấn nhỏ có ba bên liên quan là Việt Nam, Thái Lan và Ma- lai-xi-a. Hiện
nay ba bên nhất trí rằng trong khi chưa phân định được rõ ràng chủ quyền của mỗi
bên thì ba bên cùng nhau hợp tác để khai thác trên vùng chồng lấn này
(9)
.
Tô Thị Thu Trang – DS32D 057

7
Bài tập học kỳ Môn Công pháp quốc tế
* Đàm phán trực tiếp là cơ sở áp dụng các biện pháp khác để các bên giải
quyết với nhau:
Vụ chiến tranh cá tuyết giữa Aixơlen và Anh: Vụ tranh chấp này kéo dài nhiều
thập kỉ, và bùng nổ khi Aixơlen đơn phương mở rộng vùng tài phán đánh cá của
mình và cấm các hoạt động đánh cá của nước ngoài trong khu vực này. Sau 3 năm
thương lượng, năm 1961, hai bên đã kí kết một hiệp định theo đó Anh công nhận
vùng đánh cá 12 hải lý của Aixơlen với điều kiện là Aixơlen cho phép tàu đánh cá
của Anh tiếp tục đánh bắt cá trong khu vực từ 6-12 hải lý trong thời gian 6 năm.
Trong hiệp định Aixơlen cũng tuyên bố ý định của mình sẽ tiếp tục mở rộng tài phán
đánh cá nhưng cam kết sẽ thông báo 6 tháng trước khi có ý định mở rộng. Nếu việc
mở rộng này dẫn đến tranh chấp, tranh chấp sẽ được đưa ra Tòa án Quốc tế ICJ. Sau
đó từ năm 1972, tranh chấp giữa hai nước lại bùng nổ, tranh chấp giữa hai bên được
đưa ra Tòa án quốc tế theo Hiệp định năm 1961.
Qua ví dụ trên, có thể thấy phương pháp đàm phán đã được hai bên sử dụng
trước tiên, sau đó, lấy đàm phán làm cơ sở đề đưa vụ tranh chấp ra giải quyết tại Tòa
án – tức sử dụng cơ quan tài phán để giải quyết tranh chấp.
* Đàm phán trực tiếp cũng có thể là hệ quả của việc áp dụng các biện pháp
khác để giải quyết tranh chấp:
- Đàm phán trực tiếp có thể là kết quả của việc áp dụng trung gian, điều tra,
hòa giải,… Ví dụ, một cuộc đàm phán là kết quả của việc thông qua trung gian, đó
là cuộc đàm phán giữa Apghanixtan và Pakistan được diễn ra dưới sự tổ chức và
dàn xếp của Phó Tổng thư ký Liên hợp quốc Deigo Cordoz và cuối cùng hai bên
tranh chấp đã đồng ý ngồi vào bàn đàm phán và ký Hiệp định tại Gerneve năm 1983
nhằm chấm dứt xung đột giữa các bên tham chiến tại Apghanixtan.
- Đàm phán trực tiếp là kết quả của việc thực hiện phán quyết của Tòa án: Trên
thực tế, có nhiều tranh chấp giữa các quốc gia liên quan đến việc xác định các vùng
biển, điển hình là tranh chấp giữa Anh và Nauy, theo đó, khi Tòa án giải quyết tranh
chấp này đã đưa ra phán quyết: hai quốc gia phải ngồi vào bàn đàm phán. Rõ ràng,

phán quyết này không đề cập đến nội dung mà chỉ đề cập đến hình thức giải quyết.
Và đàm phán giữa hai bên trong vụ tranh chấp này lại là hệ quả của việc áp dụng các
(9) />Báo Nhân Dân 4/4/2002 Trả lời phỏng vấn của Thứ trưởng Lê Công Phụng cho báo chí Việt Nam
biện pháp giải quyết bằng con đường Tòa án.
* Đàm phán có thể được tiến hành bởi đại diện chính thức của các bên hữu
quan ở các cấp độ khác nhau. Tùy thuộc vào tính chất đơn giản hay phức tạp, mức
độ nghiêm trọng thì thông thường mở đầu bằng hình thức đàm phán ở cấp chuyên
Tô Thị Thu Trang – DS32D 057
8
Bài tập học kỳ Môn Công pháp quốc tế
viên, ví dụ: đàm phán Việt Nam – Inđônêxia về thềm lục địa; hay đàm phán Việt
Nam – Trung Quốc về biên giới. Sau đó đàm phán được tiến hành ở cấp cao hơn nữa
(như cấp đại sứ hoặc Bộ trưởng). Cuối cùng là đàm phán ở cấp cao nhất giữa những
người đứng đầu Chính phủ hoặc nhà nước ví dụ như đàm phán giữa hai nguyên thủ
Nam, Bắc Triều Tiên.
Thông thường, các nguyên thủ quốc gia, người đứng đầu Chính phủ hay đại
diện của các bên tranh chấp và các bên liên quan có nghĩa vụ tuân theo nguyên tắc
này đề tìm ra những giải pháp thích hợp nhằm chấm dứt cuộc tranh chấp của họ, ví
dụ như Hội nghị Gerneve về Đông Dương năm 1954 gồm 9 phái đoàn tham gia.
Đối với các Hội nghị quốc tế giải quyết tranh chấp hay chiến tranh thường có
Tổng thư ký Liên hợp quốc hay đại diện đặc biệt của Liên hợp quốc cùng tham dự.
d. Đánh giá:
* Ưu điểm:
- Một trong những ưu điểm lớn nhất của đàm phán trực tiếp là không bắt buộc
phải kéo một bên thứ ba có vị trí nhất định trong cuộc giải quyết tranh chấp, điều đó
cũng đồng nghĩa bất kì bên thứ ba nào, thậm chí cả cộng đồng quốc tế, cũng khó gây
áp lực và can thiệp vào quá trình giải quyết tranh chấp.
- Khi sử dụng phương pháp đàm phán trực tiếp, thời gian đàm phán là do các
bên tự lựa chọn, có thể được xúc tiến bất cứ lúc nào với sự thỏa thuận của các bên.
- Trong đàm phán trực tiếp, các bên trực tiếp thể hiện quan điểm của mình về

vấn đề tranh chấp; giúp loại bỏ sự nghi ngờ, bất đồng về ý chí; kết quả đàm phán có
thể đạt được do có sự nhượng bộ, có hiểu biết lẫn nhau và có thể một bên tự tự rút
bỏ yêu sách của mình, công nhận đòi hỏi đúng đắn của phía bên kia, thỏa thuận
những giải pháp tối ưu theo mà không phải cơ quan tài phán nào cũng làm được
- Đàm phán trực tiếp mang lại kết quả giải quyết tranh chấp cho các bên, và
cách giải quyết tranh chấp đó sẽ trở thành nguyên tắc hay quy chế cho các quan hệ
giữa các bên, giúp thúc đẩy cho sự phát triển của luật quốc tế thông qua việc kí kết
các hiệp định song phương và đa phương.
Chính vì những ưu điểm trên mà đàm phán thường được các bên lựa chọn
hàng đầu để giải quyết để giải quyết các tranh chấp
* Nhược điểm:
- Việc đàm phán có diễn ra thành công hay không hoàn toàn phụ thuộc vào sự
hiểu biết và thái độ thiện chí hợp tác giữa các bên tranh chấp. Khi một trong các bên
tranh chấp tỏ thái độ không hợp tác, thiếu sự hiểu biết về lĩnh vực đang tranh chấp
thì khả năng thành công trong quá trình đàm phán là rất mong manh, có thể dẫn tới
bế tắc.
Tô Thị Thu Trang – DS32D 057
9
Bài tập học kỳ Môn Công pháp quốc tế
- Đối với các cuộc đàm phán đa phương, có thể đạt được kết quả vì lợi ích của
các nước hay các khu vực khác nhau nên trong cuộc đàm phán thường xuất hiện
quan điểm của khối hay của nhóm nước có ủng hộ lập trường của nhau, điển hinh
như đàm phán 6 bên về vấn đề hạt nhân ở Triều Tiên, do có nhiều bên tham gia cùng
rất nhiều các lí do khác mà cuộc đàm phán khó kéo dài qua rất nhiều năm, sau đó bị
ngưng trệ, và hiện các bên vẫn đang cố gắng để nối lại đàm phán.
* Nhận xét:
Theo ý kiến của cá nhân em, đàm phán trực tiếp là phương pháp rất hữu ích,
mềm dẻo, vì vậy, các bên trong quan hệ quốc tế vẫn thường sử dụng phương pháp
này để giải quyết hầu hết các tranh chấp. Ngay chính Việt Nam chúng ta, phương
pháp này đã được sử dụng rất có hiệu quả và giúp nhiều tranh chấp của chúng ta

được giải quyết một cách thuận lợi, mang lại quan hệ hòa bình, hữu nghị với các
quốc gia khác. Tuy nhiên, phương pháp đàm phán trực tiếp không phải lúc nào cũng
mang đến mong muốn thống nhất cho tất cả các bên, một khi lợi ích và điều kiện của
các bên chưa thống nhất thì phương pháp này còn chưa có hiệu quả, đặc biệt là cuộc
xung đột về vũ khí hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên hiện nay. Nhưng dù thế nào đi
nữa, so với tất cả các phương pháp khác, phương pháp này mang lại rất nhiều thuận
lợi nên trong cuộc chiến tranh hạt nhân nói trên, Mỹ và các bên vẫn đang nỗ lực để
Triều Tiên quay lại đàm phán. Và như thế, đàm phán đối với các bên trong cuộc
tranh chấp này vẫn là giải pháp cần thiết hàng đầu.
2) Thực tiễn giải quyết tranh chấp quốc tế hiện nay thông qua bên thứ ba:
Bên thứ ba trong tranh chấp quốc tế được hiểu là các chủ thể không có liên
quan đến tranh chấp.
Phương thức giải quyết tranh chấp thông qua bên thứ ba theo Sách giáo trình
Luật quốc tế trường Đại học Luật Hà Nội - 2004, bao gồm: trung gian, hòa giải, ủy
ban điều tra, ủy ban hòa giải. Tuy nhiên, theo “Đề tài khoa học cấp cơ sở” của
trường Đại học Luật Hà Nội, và một số tài liệu tham khảo khác thì phương thức giải
quyết tranh chấp thông qua bên thứ ba bao gồm: môi giới, trung gian, ủy ban điều
tra, ủy ban hòa giải. Các thuật ngữ trên theo hai cách chia đó, về bản chất, suy cho
cùng không khác nhau và không phải là chỉ ra thêm một phương thức mới, vì thế,
theo quan điểm cá nhân em, sau đây em xin thống nhất trình bày bên thứ ba bao
gồm: môi giới, trung gian, ủy ban điều tra, ủy ban hòa giải.
Với vị trí là bên thứ ba: các quốc gia, tổ chức quốc tế hay cá nhân nổi tiếng (có
thể là Tổng thư kí của Liên hợp quốc, các chính khách nổi tiếng, nhà thương lượng
quốc tế,…) với sự nhất trí và tin cậy của các bên tranh chấp, sẽ đảm nhận việc thuyết
phục các bên tranh chấp ngồi vào bàn đàm phán.
Tô Thị Thu Trang – DS32D 057
10
Bài tập học kỳ Môn Công pháp quốc tế
2.1. Môi giới, trung gian:
a. Định nghĩa:

- Môi giới (bonnes offices) là sự giúp đỡ của bên thứ ba, xuất phát từ thiện chí,
để các bên tranh chấp có thể đối thoại với nhau và cùng ngồi vào bàn đàm phán. Sau
khi các bên đồng ý đối thoại hoặc đàm phán, thì chức năng môi giới cũng chấm dứt.
- Trung gian (mediation) là sự tham gia tích cực của bên thứ ba vào quá trình
đàm phán và có thể đưa ra các điều kiện đàm phán cho các bên tranh chấp.
Bên trung gian vừa đóng vai trò dàn xếp các bên tranh chấp ngồi vào đàm
phán, vừa có thể làm chủ tọa của cuộc họp và dung hòa quan điểm lập trường của
các bên rồi đưa ra những giải pháp thiết thực để giải quyết tranh chấp phù hợp với
những nguyên tắc của luật quốc tê.
b. Cơ sở pháp lý:
Môi giới, trung gian được quy định trong các Công ước Lahaye 1899 và 1097
về giải quyết các xung đột quốc tế, theo đó, có sự tham gia của bên thứ ba và quá
trình đàm phán có thể theo đề nghị của chính các bên tranh chấp, cũng như theo
sáng kiến của bên thứ ba đó (được các bên tranh chấp đồng ý).
c. Nội dung và thực tiễn giải quyết:
- Trên thực tế, có rất nhiều tranh chấp được đưa ra giải quyết bằng phương
pháp này và thu được kết quả tốt đẹp:
+ Tại tranh chấp giữa Iran và Apghanixtan hồi tháng 8/1998, chính quyền
Taliban của Apghanixtan đã đề nghị Liên hợp quốc đứng ra tìm giải pháp để tránh
cuộc đối đầu quân sự từ phía Iran. Thể hiện vai trò môi giới của mình, Liên hợp
quốc và Phó Tổng thư kí Liên hợp quốc đã làm dịu đi tình hình căng thẳng, làm cho
hai bên nhân nhượng hơn, mềm dẻo hơn và tỏ thiện chí hòa bình trong giải quyết
tranh chấp, thay vì dùng đến các biện pháp quân sự để giải quyết.
+ Trong tranh chấp biên giới khu vực Ca-sơ-mia giữa Ấn Độ và Pakistan năm
1965 – 1966. Hai bên tranh chấp là Ấn Độ và Pakistan đã đồng ý cho Chủ tịch
HĐBT Liên Xô làm môi giới đề tìm ra giải pháp cho cuộc tranh chấp giữa họ. Nhờ
vai trò môi giới, hai bên tranh chấp đã chấp nhận đàm phán với nhau.
+ Đối với cuộc chiến tranh cá tuyết giữa Aixơlen và Anh, mặc dù hai bên đã
thực hiện đàm phán, kí kết Hiệp định năm 1961, và sau đó tranh chấp còn dẫn đến
đưa ra giải quyết tại Tòa án Quốc tế, nhưng Tòa án lại không đóng góp được gì

nhiều cho việc giải quyết tranh chấp giữa hai nước. Tranh chấp giữa hai nước
Aixơlen và Anh chỉ kết thúc thông qua sự trung gian của Na Uy (thay mặt cho Cộng
đồng châu Âu), theo đó, năm 1976, hai bên đã kí được Hiệp định Oxlo.
(10)
Tô Thị Thu Trang – DS32D 057
11
Bài tập học kỳ Môn Công pháp quốc tế
Đối với tranh chấp trên, sự can thiệp của Cộng đồng châu Âu với vai trò trung
gian của Na Uy đã làm cho việc giải quyết tranh chấp mang lại hiệu quả, trong khi
các phương pháp đàm phán trực tiếp và giải quyết bằng con đường Tòa án trước đó
thất bại.
+ Vai trò trung gian trên thực tiễn đã giúp cho việc giải quyết nhiều tranh chấp
giữa các bên không có quan hệ ngoại giao với nhau hay các bên mới đặt quan hệ
ngoại giao, điển hình có thể thấy là vai trò trung gian của Tổng thư kí Liên hợp quốc
U Than trong vấn đề tên lửa Liên Xô tại Cuba. Nhờ vai trò trung gian của Tổng thư
kí mà Liên Xô đã đồng ý rút tên lửa ra khỏi Cuba và Mỹ cam kết rút tên lửa Mỹ ra
khỏi Thổ Nhĩ Kỳ để chấm dứt cuộc khủng hoảng.
+ Trong cuộc xung đột vũ trang biên giới ở Êtiôpia và Eritơria, vai trò to lớn
của Tổng thống Angiêria, được sự ủng hộ của tổ chức thống nhất châu Phi và Tổng
thư kí Liên hợp quốc, đã giúp Thủ tướng Êtiôpia và Tổng thống Eritơria ký hiệp
định hòa bình vào ngày 12-12-2000, chấm dứt xung đột. Hiệp định này có vai trò
ngăn chặn việc thù địch giữa hai bên xung đột sau khi hơn 4.000 người của các đơn
vị của lực lượng gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc rút khỏi vùng biên giới trên. Hiệp
đinh cũng quy định về việc thành lập một ủy ban để xác định đường biên giới đang
tranh chấp dài 620 km. Sau đó, hai bên tranh chấp sẽ giải quyết vấn đề tranh chấp
biên giới thông qua một cơ quan pháp lý và các tranh luận giữa hai bên sẽ được giải
quyết thông qua cơ quan bản đồ của Liên hợp quốc.
- Mặc dù có rât nhiều tranh chấp được giải quyết thông qua môi giới, trung
gian và đạt hiệu quả, nhưng còn một thực tế, đó là các vấn đề ở Trung Đông, vấn đề
khủng hoảng ở Kosovo, vấn đề trên bán đảo Triều Tiên,… đã sử dụng biện pháp

trung gian, nhưng tranh chấp đến nay vẫn chưa được giải quyết. Nguyên nhân là vì
vai trò trung gian chưa làm được đúng theo nguyên tắc của luật quốc tế, cho nên các
bên tranh chấp chưa chấp nhận được.
+ Trong vấn đề khủng hoảng ở Kosovo, vai trò của Liên hợp quốc mà cụ thể là
vai trò trung gian của Nga hiện vẫn chưa đạt được kết quả.
(10) Tìm hiểu Luật quốc tế về đánh cá trên biển, Trường Giang, Nxb Chính trị quốc gia – 1999
+ Đối với cuộc xung đột giữa Israel và Palestine ở Trung Đông, Tổng thống
Mỹ Obama đóng vai trò trung gian, quyết tâm giải quyết xung đột, cho phép thành
lập một nhà nước Palestine bên cạnh nhà nước Israel. Nhưng những cố gắng này đến
nay vẫn không đạt được bất cứ kết quả khả quan nào. Có rất nhiều nguyên nhân,
nhưng lý do mà ông Obama cảm thấy khó khăn trong vai trò trung gian của mình là
do người Israel và Palestine rất cứng đầu, không muốn tham gia vào các cuộc đàm
Tô Thị Thu Trang – DS32D 057
12
Bài tập học kỳ Môn Công pháp quốc tế
phán hòa bình. Chính ông Obama đã thừa nhận. “Tôi nghĩ rằng chúng tôi đã đánh
giá quá cao khả năng của mình trong việc thuyết phục các bên ngồi vào bàn đàm
phán” Hiện tại, quan hệ giữa Israel và Palestine đã ở điểm chết. Chính phủ Israel lại
tăng cường trục xuất người Palestine ra khỏi khu phía đông thành phố Jerusalem.
Mỹ đã thể hiện sự không hài lòng trước việc Israel phá hủy nhà cửa của người
Palestine ở đông Jerusalem, nhưng cũng chẳng thể ngăn cản được hành động đó của
Tel-Aviv. Như vậy, trên thực tế, vai trò bên thứ ba trung gian của Mỹ đang gặp khó
khăn và có thể coi như thất bại.
Không phải các bên trong cuộc xung đột nói trên không muốn hòa bình, mà
ngược lại, thực tế cho thấy có đến 60% người Israel đồng ý trao trả những phần đất
chiếm đóng của Palestine để đổi lấy hòa bình. Để giải quyết vấn đề này, Cộng đồng
quốc tế đang đề cử một quốc gia thứ ba khác để làm trung gian cho cuộc xung đột.
Trong tất cả các quốc gia có khả năng đứng ra làm trung gian thì xem ra Thổ Nhĩ Kì
có nhiều hy vọng nhất do có quan hệ tốt, Iraq, Iran, các nước vùng Vịnh và Pakistan,
cũng như những cố gắng đáng ghi nhận của quốc gia Hồi giáo này trong việc tái lập

hòa bình tại Apghanistan, mặt khác, Israel không thể cắt đứt quan hệ với Ankara
(11)
.
2.2. Giải quyết tranh chấp quốc tế thông qua ủy ban điều tra, ủy ban hòa giải:
a. Định nghĩa:
- Ủy ban điều tra: là biện pháp hòa bình giải quyết các tranh chấp quốc tế, theo
đó Ủy ban điều tra xác định các yếu tố, sự kiện dẫn tới tranh chấp, giúp cho việc
hiểu một cách rõ ràng, khách quan về các sự kiện đã làm nảy sinh tranh chấp.
Ủy ban điều tra có 2 loại: Ủy ban đặc biệt (Ad hoc) và ủy ban thường trực.
- Ủy ban hòa giải: là một biện pháp giải quyết tranh chấp quốc tế, theo đó giải
thích, làm rõ mọi nguyên nhân, hoàn cảnh dẫn đến tranh chấp. Sau đó tổng hợp
thành một văn bản kết luận với những kiến nghị về cách thức giải quyết tranh chấp
và được gửi cho đại diện các bên tranh chấp.
b. Cơ sở pháp lý:
Cơ sở pháp lý về Ủy ban điều tra giải quyết hòa bình các tranh chấp quốc tế
được quy định cụ thể trong các Công ước Lahaye năm 1899 và 1907. Còn Ủy ban
(11) www.Phapluattp.vn
hòa giải quốc tế được đề cập muộn hơn vào năm 1909. Ngoài ra, hai phương pháp
này còn được ghi nhận lại một lần nữa tại điều 33 Hiến chương Liên hợp quốc.
c. Nội dung và thực tiễn giải quyết:
- Trong thời kỳ giữa đại chiến thế giới lần thứ nhất và thứ hai, những nước khu
vực châu Mỹ đã ký nhiều thỏa thuận về việc thành lập Ủy ban điều tra và hòa giải
(vào các năm 1923, 1933 và 1936). Các thỏa thuận này sau đó được sửa đổi, bổ sung
Tô Thị Thu Trang – DS32D 057
13
Bài tập học kỳ Môn Công pháp quốc tế
bằng Công ước Bôgôta 1948, trong đó quy định việc thành lập các Ủy ban điều tra,
hòa giải sẽ do cơ quan Hội đồng của Tổ chức các nước liên Mỹ tiến hành.
- Điều tra không phải là một phương pháp độc lập mà thường áp dụng kết hợp
với các phương pháp khác để đánh giá và đưa ra những sáng kiến hay đề nghị nhằm

tìm được giải pháp để chấm dứt tranh chấp. Ví dụ thực tế, Liên hợp quốc đã gửi một
nhóm điều tra đến nước Công gô Kinxaxa và bốn nước xung quanh, là những nước
đang đưa quân đội đến đánh nhau tại nước Công gô Kinxaxa, để tìm hiểu về tình
hình chiến sự ở nước này và tại vùng hồ lớn tại Trung Phi để báo cáo lên Tổng thư
ký Liên hợp quốc và Đại hội đồng Liên hợp quốc tìm ra những giải pháp hòa bình
cho cuộc xung đột quân sự tại khu vực này.
- Ủy ban điều tra thường được thành lập từ 5 thành viên, trong đó, mỗi bên chỉ
định 2 người, 4 người này thỏa thuận đề cử người thứ 5. Ví dụ về tranh chấp giữa
Êritơria và Yêmen về hòn đảo biên giới giữa hai nước trên biển đỏ (1996 – 1997),
hai bên đã thỏa thuận về việc thành lập một nhóm điều tra có công thức như trên để
đánh giá tình hình giúp cho tòa án quốc tế giải quyết tranh chấp.
- Bên cạnh ủy ban điều tra, hòa giải cũng là giải pháp được các bên tranh chấp
lựa chọn:
+Ví dụ trong tranh chấp về biên giới giữa Italia và Thụy Sĩ năm 1874, đã thành
lập Ủy ban hòa giải Milanô.
+ Hay như Hoa Kỳ với các nước khu vực Nam Mỹ trong các tranh chấp về
biên giới lãnh thổ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỉ XX đã ký các Hiệp ước Braianov về
Ủy ban hòa giải để giải quyết.
+ Năm 1919 tại Hội nghị Paris, Áo và Na-uy đã đề nghị Hội quốc liên thành
lập Ủy ban hòa giải về giải quyết tranh chấp quốc tế.
+ Tại Hội nghị thứ 5 các nước liên Mỹ (1923) đã ký Hiệp ước Gôndra, theo đó
các quốc gia thành viên có nghĩa vụ giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng con
đường ngoại giao thông qua việc thành lập một Ủy ban hòa hòa giải gồm 5 thành
viên. Sau đó trong Biên bản - thông qua tại Môngtevideo tháng 12 năm 1993 - bổ
sung cho Hiệp ước này xem xét vấn đề thành lập Ủy ban hòa giải cho từng vụ tranh
chấp quốc tế cụ thể giữa các quốc gia khu vực Nam Mỹ, trong đó Hoa Kỳ là nước
luôn giữ vai trò quyết định.
+ Trong thời kỳ những năm 1918-1993 Liên Xô cũng giữ vai trò quan trọng
trong việc giải quyết các tranh chấp quốc tế thông qua Ủy ban hòa giải, đã ký kết với
các nước Đức, Pháp, Phần Lan, Ba Lan thỏa thuận về thủ tục giải quyết tranh chấp.

Sau thế chiến thứ hai, Liên Xô còn ký kết với nhiều nước khác như Na-uy (1949),
Tiệp Khắc (1956), Iran (1957), Apghanistan (1958), Phần Lan (1960), Rumani
Tô Thị Thu Trang – DS32D 057
14
Bài tập học kỳ Môn Công pháp quốc tế
(1961), Hungary (1961) và Balan (1961) thỏa thuận về giải quyết tranh chấp biên
giới thông qua việc thành lập các Ủy ban biên giới hoặc Ủy ban có thẩm quyền về
biên giới để giải quyết các bất đồng, nhằm duy trì hòa bình ở các khu vực biên giới.
(12)
2.3. Đánh giá chung việc giải quyết tranh chấp quốc tế thông qua bên thứ ba:
* Ưu điểm:
- Giải quyết tranh chấp thông qua bên thứ ba mang tính thân thiện nhằm tiếp
tục giữ gìn và phát triển các mối quan hệ tồn tại giữa các bên.
- Giải quyết tranh chấp thông qua bên thứ ba có ưu điểm vượt trội được mang
lại bởi sự tham gia của người thứ ba trong quá trình giải quyết tranh chấp mà bản
thân phương thức thương lượng đàm phán không thể có được. Vụ tranh chấp cá
tuyết giữa Anh và Aixơlen là một điển hình. Người thứ ba được các bên chọn làm
người môi giới, trung gian hay hòa giải có thể là quốc gia, tổ chức, cá nhân - là
những chính khách, các nhà ngoại giao, các nhân vật nổi tiếng – những người trình
độ chuyên môn, có kinh nghiệm, am hiểu lĩnh vực và vấn đề đang tranh chấp, và
quan trọng hơn cả, họ thường là người hoặc quốc gia, tổ chức khá có uy tín, có tầm
ảnh hưởng và nhìn nhận khách quan đối với các bên tranh chấp vì vậy mà có thể
giúp cho các bên có thể bình tĩnh giải quyết các vấn đề của mình.
- Với hoạt động hòa giải: tạo điều kiện tôn trọng độc lập chủ quyền và tự do
của các bên. Hòa giải được tiến hành bí mật không có hiệu lực pháp lý bắt buộc. Các
bên vẫn giữ được tính độc lập chủ quyền của mình suốt tiến trình hòa giải.
* Nhược điểm:
- Nền tảng của giải quyết tranh chấp vẫn được quyết định trên cơ sở ý chí thỏa
thuận cũng như sự tự nguyện thi hành của mỗi bên trong tranh chấp. Bởi vậy, mặc
dù có sự trợ giúp của bên thứ ba mà các bên thiếu thiện chí, hợp tác trong quá trình

giải quyết thì tranh chấp cũng khó có thể đạt được kết quả mong đợi Ngoài ra, nếu
bên thứ ba không tôn trọng nguyên tắc độc lập, chủ quyền và không can thiệp vào
(12) Đề tài khoa học cấp cơ sở, trường Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội – 2001
công việc nội bộ của các bên và các nước khác thì việc giải quyết cũng không được
các bên chấp nhận, tranh chấp không được giải quyết.
* Nhận xét:
Giải quyết tranh chấp quốc tế thông qua bên thứ ba là một phương pháp hữu
hiệu trong quan hệ quốc tế đưa ra những giải pháp nhằm giải quyết tranh chấp phù
hợp với những nguyên tắc của luật quốc tế. Với phương pháp này, bên thứ ba không
đóng vai trò quyết định đối với việc giải quyết tranh chấp, mà chỉ đóng vai trò xúc
Tô Thị Thu Trang – DS32D 057
15
Bài tập học kỳ Môn Công pháp quốc tế
tác, xúc tiến, hoặc đưa ra kiến nghị, còn quyền quyết định vẫn hoàn toàn phụ thuộc
vào các bên của tranh chấp. Mặc dù có khá nhiều ưu điểm và giải quyết thành công
được rất nhiều tranh chấp, nhưng phương pháp này cũng còn nhiều nhược điểm và
vướng mắc trong quá trình áp dụng nên chưa thực sự giải quyết triệt để nhiều tranh
chấp trên thực tiễn.
III/ Ý kiến cá nhân về thực tiễn giải quyết tranh chấp quốc tế thông qua đàm
phán trực tiếp và thông qua bên thứ ba.
Đây là hai phương pháp rất hữu ích, đã giải quyết được đáng kể các tranh chấp
trên thực tế. Tuy nhiên, không phải vụ tranh chấp nào sử dụng hai phương pháp này
cũng đạt được thành công, mà rất nhiều tranh chấp đã gặp phải thất bại, khiến tình
trạng tranh chấp ngày càng trở nên căng thẳng và kéo dài, điển hình như cuộc chiến
tranh hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên, khủng hoảng ở Kosovo, hay cuộc xung đột
giữa Israel và Palestine,… Qua đây, em xin có một vài ý kiến:
- Đối với những tranh chấp sử dụng phương pháp đàm phán trực tiếp, các bên
cần phải có sự nhân nhượng, mềm dẻo nhất định thì đàm phán mới có thể có kết
quả, ngoài ra, các bên cũng tăng cường tìm hiểu nguyện vọng của những bên đối lập
hơn nữa để dung hòa các quan điểm, lợi ích và lập trường, nếu thực sự không thể

giải quyết được bằng đàm phán thì các bên cần nghĩ ngay ra một phương pháp hòa
bình khác để giải quyết nhanh chóng, triệt để các tranh chấp, tránh tình trạng kéo dài
gây căng thẳng, phức tạp.
- Đối với các tranh chấp sử dụng phương pháp giải quyết thông qua bên thứ ba,
thì bên thứ ba trong nhiều trường hợp không phải cứ có uy tín trên trường quốc tế là
có thể giúp giải quyết thành công tranh chấp, mà cần phải là bên có mức độ ảnh
hưởng nhất định đối với các bên tranh chấp, ngoài ra khi giải quyết tranh chấp, bên
thứ ba cần chú ý cần tuân thủ các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế. Và quan trọng
hơn cả, ngoài sự nỗ lực của bên thứ ba, các bên tranh chấp cũng cần có cái nhìn
thiện chí hơn thì mới có thể giúp đi đến thỏa thuận để đạt được thành công trong
tiến trình giải quyết tranh chấp.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Luật Quốc tế, trường Đại học Luật Hà Nội, Nxb CAND, Hà Nội
– 2004, trang 386;
2. Tìm hiểu Luật quốc tế về đánh cá trên biển, Trường Giang, Nxb Chính trị
quốc gia – 1999;
3. Đề tài khoa học cấp cơ sở, trường Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội – 2001;
Tô Thị Thu Trang – DS32D 057
16
Bài tập học kỳ Môn Công pháp quốc tế
4. “Phương pháp hòa bình trong việc giải quyết các tranh chấp quốc tê”,
Viện nghiên cứu Nhà nước và pháp luật, KEO PHEAK KDEY, Luận án tiến sĩ luật
học, Người hướng dẫn, PGS – TS Lê Minh Thông, Hà Nội – 2002;
5. />Báo Nhân Dân 4/4/2002 Trả lời phỏng vấn của Thứ trưởng Lê Công Phụng cho báo
chí Việt Nam ;
6. />ban-dam-phan-6-ben.htm;
7. />dat-lien-Viet-Nam-Trung-Quoc-la-nguyen-vong-chung-va-loi-ich-lon-cua-nhan-
dan-hai-nuoc/65117385/96/;
8. />100728832-642389324-0;
9. />6-ben-da-san-sang-noi-lai.htm;

10.
11. www.Phapluattp.vn;
12. />_trieu_tien-2-21236778.html.
Tô Thị Thu Trang – DS32D 057
17

×