Tải bản đầy đủ (.pdf) (364 trang)

bài giảng Thiết kê và phát triển sản phẩm (bản cập nhật 2014)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.24 MB, 364 trang )

BÀI GIẢNG

THIẾT KẾ VÀ PHÁT TRIỂN
SẢN PHẨM
(PRODUCT DESIGN AND DEVELOPMENT)

ThS. Trần Ngọc Nhuần






Sự thành công về kinh tế của các công ty sản xuất
phụ thuộc:
- Mức độ đáp ứng các yêu cầu của khách hàng.
- Khả năng nhanh chóng phát triển các sản phẩm thích hợp.
- Chi phí thấp nhất
- Quảng cáo, tiếp thị
Để đạt được cần:
- Thiết kế và chế tạo

 Phát triển sản phẩm
là một quá trình thực hiện một chuỗi các cơng việc, bắt
đầu với việc tìm hiểu cơ hội phát triển sản phẩm trong
thị trường và kết thúc bằng việc hoàn thành chế tạo, bán
và chuyển giao sản phẩm.


Mục đích của mơn học là cung cấp một cách
rõ ràng và chi tiết phương pháp phát triển sản


phẩm có sự phối hợp đồng thời các công việc
tiếp thị, thiết kế và hoạt động chế tạo trong công
ty và một vài khía cạnh ứng dụng trong cơng
nghiệp của phương pháp phát triển sản phẩm.


I. Các tiêu chuẩn đánh giá sự thành công của
quá trình phát triển Sản phẩm:
1. Chất lượng sản phẩm (product quality):
- Sản phẩm của quá trình phát triển tốt như
thế nào?
- Nó có thoả mãn những yêu cầu của khách
hàng hay khơng?
- Sản phẩm có ổn định và tin cậy không?
Chất lượng của sản phẩm được đánh giá
thông qua sự phản hồi từ thị trường và giá
cả mà khách hàng chấp nhận trả cho sản
phẩm đó


I. Các tiêu chuẩn đánh giá sự thành công của
quá trình phát triển Sản phẩm:
2. Chi phí cho sản phẩm (product cost):
- Vốn đầu tư cho thiết bị và công cụ
- Chi phí chế tạo từng sản phẩm.
- Chi phí gián tiếp
Chi phí chế tạo sản phẩm quyết định lợi
nhuận của công ty đối với số lượng sản phẩm
và giá bán cụ thể.



I. Các tiêu chuẩn đánh giá sự thành công của
quá trình phát triển Sản phẩm:
3. Thời gian phát triển sản phẩm (Development
time):
Nhóm làm việc sẽ hồn thành phát triển một
sản phẩm trong khoảng thời gian bao lâu?
Thời gian cần thiết để phát triển sản phẩm
sẽ xác định khả năng đáp ứng của công ty dưới
áp lực của sự cạnh tranh và phát triển của
khoa học, công nghệ, đồng thời công ty cũng
sẽ nhanh chóng thu hồi được vốn và lợi nhuận
nếu thời gian phát triển sản phẩm của nhóm
làm việc càng ngắn.


I. Các tiêu chuẩn đánh giá sự thành công của
quá trình phát triển Sản phẩm:
4. Chi phí cần thiết để phát triển sản phẩm
(Development cost):
Để phát triển một sản phẩm, cơng ty cần
phải tiêu tốn một khoảng tài chính là bao
nhiêu? Chi phí phát triển sản phẩm là một
phần quan trọng trong tồn bộ vốn đầu tư để
có thể thu được lợi nhuận từ sản phẩm.


I. Các tiêu chuẩn đánh giá sự thành công của
quá trình phát triển Sản phẩm:
5. Năng lực phát triển sản phẩm (Development

capability):
Cơng ty và nhóm phụ trách phát triển sản
phẩm có khả năng phát triển các sản phẩm khác
trong tương lai nhờ vào các kiến thức và kinh
nghiệm của họ thu thập được trong quá trình
phát triển sản phẩm này hay không?
Năng lực phát triển sản phẩm là tài sản mà
cơng ty có thể sử dụng để phát triển sản phẩm
một cách hiệu quả hơn và kinh tế hơn trong
tương lai.


Song song với đó, các tiêu chuẩn khác cũng
rất quan trọng, những tiêu chuẩn này xuất phát
từ sự mong muốn của người sử dụng, những cá
nhân trong nhóm phát triển, những người làm
các công tác khác và môi trường trong đó sản
phẩm được chế tạo.

Tuy nhiên, phương hướng và mục tiêu trong
q trình phát triển sản phẩm của các nhóm
phụ trách phải chịu sự ràng buộc của những cá
nhân và cả của các tổ chức có liên quan. Nhóm
phát triển sản phẩm phải quan tâm đến việc
tạo ra sản phẩm hoàn thiện .


II. Ai tham gia vào quá trình thiết kế và phát
triển sản phẩm?
Phát triển sản phẩm là một hoạt động phối

hợp địi hỏi sự đóng góp của hầu hết các bộ
phận chức năng trong cơng ty. Tuy nhiên, có
ba bộ phận chức năng ln là nịng cốt trong
hoạt động phát triển sản phẩm, đó là:
- Tiếp thị
- Thiết kế
- Chế tạo


II. Ai tham gia vào quá trình thiết kế và phát
triển sản phẩm?
a) Tiếp thị:
Bộ phận tiếp thị là môi trường trao đổi qua
lại giữa công ty và khách hàng. Tiếp thị thị
trường sẽ nhận biết được thời cơ phát triển
sản phẩm, đối tượng khách hàng và nhu cầu
của khách hàng. Tiếp thị cũng là cầu thông tin
giữa công ty và khách hàng của mình, nó xác
định giá trị mục tiêu và thời điểm khởi động và
đẩy mạnh tiến trình phát triển sản phẩm .


II. Ai tham gia vào quá trình thiết kế và phát
triển sản phẩm?
2. Thiết kế:
Thiết kế là bộ phận chủ đạo trong việc
định rõ kiểu dáng và các thuộc tính vật lý
của sản phẩm nhằm đáp ứng tốt nhất nhu
cầu của khách hàng.Theo đó, bộ phận thiết
kế sẽ bao gồm các chức năng sau: thiết kế

kỹ thuật (cơ khí, điện, phần mềm…) và thiết
kế công nghiệp (mỹ thuật, nhân lực, tâm lý
khách hàng).


II. Ai tham gia vào quá trình thiết kế và phát
triển sản phẩm?
3. Chế tạo:
Bộ phận chế tạo thường chịu trách nhiệm
thiết kế và vận hành hệ thống sản xuất để có
thể chế tạo ra sản phẩm, nó bao gồm cả việc
mua vật tư, thiết bị, phân phối và lắp đặt sản
phẩm. Tập hợp các hoạt động này thường
được gọi là dây chuyền sản xuất.
Đảm bảo kiến thức nhất định về các lĩnh
vực : nghiên cứu thị trường, kỹ thuật cơ khí,
kỹ thuật điện, khoa học vật liệu, kỹ thuật chế
tạo.


II. Ai tham gia vào quá trình thiết kế và phát
triển sản phẩm?
Một vài sản phẩm được phát triển bởi các cá
nhân riêng lẻ, cịn lại phần lớn là có sự góp sức
của nhiều cá nhân. Nhóm làm việc này thường
có người đứng đầu đến từ bất kỳ bộ phận chức
năng nào trong cơng ty. Đơi khi, cấu trúc nhóm
có thể bao gồm các thành viên nịng cốt và có
thành phần mở rộng.
Để làm việc có hiệu quả, nhóm nịng cốt

thường nhỏ để có thể làm việc đủ trong phịng
họp; trong khi đó, thành phần mở rộng có thể
bao gồm hàng chục, hàng trăm, hay hàng ngàn
thành viên (mặc dù giới hạn đội không phù hợp
với số lượng hàng ngàn người).


III) Thời gian và chi phí phát triển sản phẩm:
Thực tế cho thấy rất ít sản phẩm có thế phát
triển trong khoảng thời gian dưới 1 năm, phần
lớn sản phầm cần từ 3-5 năm, và một số khác
có thể kéo dài đến 10 năm.
Chi phí phát triển sản phẩm tỉ lệ thuận với số
người trong nhóm dự án và thời gian thực hiện
dự án phát triển.
Bên cạnh đó, hầu hết các cơng ty phải có ít nhiều
đầu tư vào dụng cụ và trang thiết bị cần thiết cho quá
trình phát triển sản phẩm. Khoản chi phí này càng lớn
nếu phần còn lại của ngân sách dành cho phát triển
sản phẩm càng lớn, có thể xem nó là một phần của chi
phí cố định.


IV) Những thách thức của quá trình phát triển
sản phẩm:
1. Tối ưu thiết kế:
Ví dụ, một máy bay có thể được chế tạo
nhẹ hơn nhiều, nhưng điều này sẽ làm gia
tăng chi phí chế tạo. Một trong những địi
hỏi của quá trình phát triển sản phẩm là

khả năng nhận biết, hiểu và kiểm soát được
trạng thái cân bằng của các yếu tố theo
hướng có được sự thành cơng lớn nhất của
sản phẩm.


IV) Những thách thức của quá trình phát triển
sản phẩm:
2. Tính linh hoạt trong thiết kế :
Sự phát triển của công nghệ, nhận thức
của khách hàng, sản phẩm mới của các đối
thủ cạnh tranh và những thay đổi của hoàn
cảnh kinh tế vĩ mô. Phải đưa ra được những
quyết định chính xác trong những hồn
cảnh ln có sự biến động trên là một
nhiệm vụ rất khó khăn.


IV) Những thách thức của quá trình phát triển
sản phẩm:
3. Khả năng phân tích chi tiết:
Việc phát triển một sản phẩm hiện đại và
phức tạp có thể phải cần đến hàng ngàn
quyết định. Mỗi quyết định đều có thể gây
ảnh hưởng đến sự thành công hay thất bại
của sản phẩm đang phát triển. Ví dụ, sự lựa
chọn giữa hai phương án ghép bằng vít hay
chốt cài để ráp vỏ máy tính có thể dẫn đến
sự khác biệt về giá trị đầu tư hàng triệu
dollar .



IV) Những thách thức của quá trình phát triển
sản phẩm:
4. Áp lực về thời gian:
Các vấn đề khó khăn đều có thể giải quyết
được nếu có nhiều thời gian, thế nhưng các
quyết định được đưa ra trong quá trình phát
triển sản phẩm lại phải thực hiện một cách
nhanh chóng trong điều kiện khơng có đủ
thơng tin. Nếu khơng nhanh chóng phát
triển thì thiệt hại sẽ rất lớn cả về uy tín lẫn
kỹ thuật, kinh tế …


IV) Những thách thức của quá trình phát triển
sản phẩm:
5. Tính kinh tế:
Để phát triển, chế tạo và tiếp thị một sản
phẩm mới cần một khoảng đầu tư tài chính
khá lớn. Do đó, để thu được lợi nhuận ở
mức chấp nhận được trên khoản đầu tư
này thì sản phẩm sau cùng phải vừa lơi
cuốn được khách hành và chi phí chế tạo
cũng tương đối thấp. Điều này đòi hỏi cần
phải có sự tính tốn, cân đối hợp lý và
chính xác.


IV) Những thách thức của quá trình phát triển

sản phẩm:
6. Tính sáng tạo:
Q trình phát triển sản phẩm được bắt
đầu từ ý tưởng và kết thúc bằng một sản
phẩm cụ thể. Khi xem xét một cách toàn diện
và ở các khía cạnh khác nhau thì q trình
phát triển sản phẩm là một q trình sáng
tạo rất cơng phu. Q trình này sẽ góp phần
tạo cho sản phẩm có tính mới, đáp ứng được
nhu cầu của người tiêu dùng, mà nhu cầu thì
ln ln thay đổi theo thời gian.


×