Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Bài giảng Thiet ke va thuc hien bai giang dien tu bang Powerpoint

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (150.09 KB, 3 trang )

Thiết kế và thực hiện Bài giảng điện tử bằng Powerpoint
Microsoft Powerpoint tích hợp trong bộ Office là một phần mềm thông dụng
nhất hiện nay dùng cho việc thuyết trình tại các cuộc hội thảo, giảng dạy...
Theo Phó Giáo sư, Tiến sĩ LÊ CÔNG TRIÊM - Giám đốc TT NCGD & BDGV, ĐHSP
Huế :
• Bài giảng điện tử là một hình thức tổ chức bài lên lớp mà ở đó toàn bộ kế
hoạch hoạt động dạy học đều được chương trình hoá do giáo viên điều khiển
thông qua môi trường multimedia do máy vi tính tạo ra.
• Giáo án điện tử là bản thiết kế cụ thể toàn bộ kế hoạch hoạt động dạy học
của giáo viên trên giờ lên lớp, toàn bộ hoạt động dạy học đó đã được
multimedia hoá một cách chi tiết, có cấu trúc chặt chẻ và logic được quy định
bởi cấu trúc của bài học. Giáo án điện tử là một sản phẩm của hoạt động thiết
kế bài dạy được thể hiện bằng vật chất trước khi bài dạy học được tiến hành.
Giáo án điện tử chính là bản thiết kế của bài giảng điện tử, chính vì vậy xây
dựng giáo án điện tử hay thiết kế bài giảng điện tử là hai cách gọi khác nhau
cho một hoạt động cụ thể để có được bài giảng điện tử.
Một số kinh nghiệm trong việc sử dụng Powerpoint sẽ giúp các bạn soạn được một
bài giảng hấp dẫn, gây ấn tượng với đồng nghiệp, học sinh, cùng một số mẹo hay để
ứng phó với những tình huống bất ngờ trong khi trình chiếu Powerpoint.
CÁC BƯỚC THỰC HIỆN:
1. Chuẩn bị nội dung bài học, hệ thống câu hỏi/đáp, hình ảnh liên quan đến bài
dạy và các file âm thanh, phim (nếu cần). Lên kế hoạch bố cục, sắp xếp kiến
thức, hình ảnh minh họa cho từng “màn biểu diễn” hay gọi là Slide... Khâu
chuẩn bị này rất cần thiết vì nó sẽ giúp tăng cường hiệu quả bài giảng.
2. Tạo bài trình diễn mới:
• Khởi động PowerPoint.
• Tạo slide mới
• Chọn mẫu template cho Slide (mẫu màu nền có sẵn): Click vào dấu bên phải
màn hình, chọn Slide Design – Slide Template -> chọn các nền có sẵn. Bạn có
thể thay đổi màu Template đã chọn đậm nhạt tùy sở thích của mình bằng cách
click vào dấu như trên rồi chọn Slide Design – Color Schemes và chọn một


trong các màu đó.
• Chọn màu hay ảnh nền cho Slide: Nếu không thích các Template có sẵn, bạn có
thể chọn màu hay pha màu tùy thích cho slide. Bạn cũng có thể chọn một hình
ảnh để làm nền cho slide khi vào trình đơn Fortmat\ Background -> click vào -
> chọn Fill Effects\ Picture\ Sellect Picture -> chọn đường dẫn tới tập tin hình
ảnh -> bấm Insert.
Việc chọn màu sắc trang chiếu rất quan trọng. Màu sắc lòe loẹt sẽ gây
khó chịu cho người xem. Bạn nên chọn một màu đơn hơi tối, vừa không
chói mắt lại vừa làm nổi bật màu chữ. Một gợi ý là chọn tông màu ngược
lại: nền trắng, chữ đậm.
• Nhập Text (nhập văn bản): Chọn kiểu font chữ, kích cỡ và màu chữ trên thanh
công cụ (thanh này cơ bản là giống với Microsoft Word).
Chọn font chữ là một trong các font sau: Arial, Vni-Helve, Vni-Times, màu
tương phạmản màu nền, kích cỡ trong giới hạn từ 20-44 pt. Không nên chọn
kích cỡ dưới 20 pt vì chữ sẽ nhỏ khi nhìn từ xa (trừ khi trình bày bảng số liệu thì
có thể chọn cỡ thấp nhất là 20 pt).
• Chèn một hình ảnh vào màn trình diễn: Vào trình đơn Insert\Pictures\From File,
chọn đường dẫn tới tập tin chứa hình ảnh rồi bấm Insert hay bấm vào biểu tượng
dưới thanh công cụ và chọn đường dẫn tới tập tin chứa hình ảnh.
• Chèn một file âm thanh hay một đoạn phim vào bài giảng: Trong bài giảng, ta
cũng có thể chèn những trích đoạn của một cảnh nào đó hay những âm thanh phù
hợp với từng bài hay môn học. Trước hết, để thực hiện bước này, bạn phải có
sẵn file âm thanh, phim (video) trong máy tính, sau đó thực hiện các bước sau:
Nếu muốn chèn phim, hãy vào Insert\ Movies and Sounds\ Movies from file và
chọn đường dẫn tới file chứa đoạn phim -> bấm OK. Nếu chèn âm thanh, vào
Insert\ Movies and Sounds\ Sounds from file -> chọn đường dẫn tới file âm
thanh -> bấm OK.
• Liên kết một file bất kỳ đã có sẵn trong máy: Khi soạn một bài giảng, ta cũng
cần liên kết với các file khác có liên quan để giúp bài giảng phong phú hơn như:
liên kết với một tập tin trong MS. Word, liên kết một trang Web có liên quan tới

bài giảng hay một bài hát... Thực hiện bằng cách bôi đen đối tượng cần liên kết
-> bấm Ctrl + K -> chọn file hay trang Web cần liên kết - > OK (hay vào Insert\
Hyperlink, chọn file hay trang Web cần liên kết -> OK). Riêng chuyện liên kết
trang Web, do thực tế đường truyền Internet ở ta, bạn nên download nguyên
trang Web về máy tính để chạy theo chế độ Offline.
• Tạo hiệu ứng cho đối tượng (hình ảnh, văn bản) trong PowerPoint: Nhấp chuột
vào đối tượng (hình, văn bản..) -> chọn Custom Animation -> chọn menu trong
Add Effect, sẽ xuất hiện bốn mục:
i. Entrance: một loạt hiệu ứng ban đầu cho đối tượng, bạn có thể lựa chọn
theo ý thích.
ii. Emphasis: Các hiệu ứng làm nhấn mạnh cho đối tượng được chọn.
iii. Exit: Các hiệu ứng làm cho đối tượng thoát ra khỏi màn hình khi đối
tượng đó không cần thiết trên slide.
iv. Motion Paths: Đây mới là vũ khí lợi hại, là các hiệu ứng để tạo đối tượng
di chuyển qua lại trên slide. Ở đây, ngoài các hiệu ứng có sẵn, bạn còn có
thể vẽ đường cho đối tượng di chuyển theo ý thích của mình.
• Tạo hiệu ứng chuyển tiếp giữa các slide: Mặc nhiên khi trình diễn trên màn hình,
slide này chuyển sang slide khác rất đơn điệu. Ta có thể tạo hiệu ứng chuyển tiếp
bằng cách ra lệnh: Slide Show\Slide Transition.
i. Trong hộp thoại Apply to selected slides, bạn chọn hiệu ứng thích hợp
cho tất cả các slide, tốt nhất là nên chọn Random Transition vì nó sẽ thay
đổi hiệu ứng ngẫu nhiên cho từng slide, rất đẹp mắt mà lại tránh nhàm
chán.
ii. Trong hộp thoại Modify transition: Chọn tốc độ trình diễn và nhạc nền
cho các slide.
iii. Ở hộp thoại Advance Slide: Thiết lập tự động cho slide bằng cách đánh
dấu vào Automatically rồi cho thời gian hợp lý vào bên dưới và bấm
Apply to All Slides. Tất cả các slide trong file đều được trình chiếu theo
tuần tự nhất định.
Việc tạo hiệu ứng cho trang chiếu sẽ làm tăng tính hấp dẫn lôi cuốn

người xem. Tuy nhiên với một tiết dạy và học thời gian thường chỉ có 45
phút, nếu bạn tạo nhiều hiệu ứng thì sẽ làm mất thời gian vô ích và học
sinh không tập trung vào nội dung chính của bài. Do vậy chỉ nên sử
dụng vài hiệu ứng, bao gồm 1 hiệu ứng chuyển trang và vài hiệu ứng
cho các đối tượng cần nhấn mạnh trong bài.
2. Slide cảm ơn kết thúc bài giảng
Đây là slide cuối cùng, không kém phần quan trọng. Bên cạnh lời cảm ơn, bạn có
thể chèn hình ảnh, âm thanh cho thêm phần trang trọng.

×