Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Assignment FPT dành cho các bạn sinh viên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (144.77 KB, 13 trang )




1Mục lục
Phần 1 . Giới thiệu tổng quan về Ngân Hàng Star Fun Trang 3
Phần 2 . Mô tả công việc của các chức danh trong doanh nghiệp Trang 4 – 11
Giám đốc …………………………………………………………………………………
Phó Giám đốc……………………………………………………………………………….
Thư kí ………………………………………………………………………………………
Nhân viên hành chính văn phòng…………………………………………………………
Nhân viên văn thư…………………………………………………………………………
Nhân viên kế toán ………………………………………………………………………….
Nhân viên an nình…………………………………………………………………………
Phần 3 . Nhận xét và đề xuất Trang 12
1
I- Giới thiệu tổng quan về hoạt động của doanh nghiệp
1. Tên doanh nghiệp : Ngân Hàng Star Fun
Đại diện theo pháp luật: Ông Nguyễn Trọng Lý
Chức vụ: Tổng Giám đốc
Năm thành lập: 2013
Mã số thuế: 0888888888
Tài khoản số: 66666 88888 66666 Ngân Hàng Star Fun Chi nhánh Đường 32, Hà Nội.
Giấy CNĐKKD số: 0999999999 Cấp ngày: 12/1/2013 Nơi cấp: Hà Nội
2. Địa chỉ liên hệ :
Địa chỉ: Đường 32 Huyện Từ Liêm , Hà Nội
Điện thoại: (04) 88886666 Fax: (04) 3858 5838
Website: www.ntt.com Email:
3. Trụ sở chính (nếu có) :
Đường 32 , Huyện Từ Liêm, HN
4. Hoạt động chủ yếu : là bên trung gian lưu chuyển tiền tệ huy động vốn và cho vay
vốn , thu hồi vốn .


5. Sơ đồ tổ chức của ngân hàng Star Fun
2
II: Mô tả công việc của các chức danh trong doanh nghiệp
1. Giám đốc
Trực tiếp quản lý, điều hành toàn bộ hoạt động kinh doanh và chất lượng dịch vụ của Chi
nhánh đảm bảo chỉ tiêu doanh thu về dịch vụ, thu từ huy động vốn, thu từ khách hàng cá
nhân, khách hàng ; tăng trưởng huy động vốn dân cư, tăng trưởng và đảm bảo các chỉ tiêu
về chất lượng tín dụng thông qua việc phân tích hiệu quả, lập kế hoạch, thực thi kế hoạch
và chỉ đạo các hoạt động của đội ngũ cán bộ nhân viên để đảm bảo lợi nhuận tương xứng
với những rủi ro có thể xảy ra.
- Nâng cao uy tín, ảnh hưởng của công ty trên địa bàn.
- Tổ chức, quản lý điều hành hệ thống kinh doanh .
- Xây dựng cơ cấu tổ chức, tuyển dụng, quản lý nhân sự.
- Xây dựng triển khai các kế hoạch: Marketing, kinh doanh, chăm sóc khách hàng theo
chỉ tiêu doanh thu của công ty đưa ra.
- Hướng dẫn nhân viên nhận định, phân loại khách hàng.
- Quản lý, giám sát và chịu trách nhiệm về tài sản cố định được bàn giao.
- Quản lý, chịu trách nhiệm và báo cáo tài chính định kỳ.
- Chịu trách nhiệm chung trong việc điều hành,chỉ đạo các bộ phận trực thuộc:
Vai trò của giám đốc
+ Người đại diện của tổ chức
Thực hiện nhiều chức trách, có một số mang tính hành chính, một số mang tính cổ vũ
lòng người. nhưng đều là những việc có liên quan đến quan hệ giữa người với người,
không liên quan đến việc xử lý thông tin quan trọng và ra quyết định quản lý.
+ Người lao động
Giám đốc là thủ trưởng chính thức của một tổ chức, chịu trách nhiệm động viên và dẫn
dắt cấp dưới, bao gồm việc thuê dùng, huấn luyện, đánh giá, đãi ngộ, đề bạt, biểu dương,
can thiệp và cho thôi việc. Sự thành công hay thất bại của tổ chức là do tâm sức và khả
năng nhìn xa trông rộng của Giám đốc quyết định.
+ Người liên lạc

Giám đốc thông qua các kênh chính thức, thiết lập và duy trì mối liên hệ của tổ chức với
những cá nhân và đoàn thể ở ngoài tổ chức, sau đó lại thông qua vai trò người phát ngôn,
người truyền bá thông tin và người đàm phán để phát triển hơn nữa mối quan hệ ấy và
nhận thức được những điều bổ ích những thông tin mà mối liên hệ ấy tạo ra.
+ Người tiếp nhận thông tin
Những thông tin mà Giám đốc nhận được bao gồm: những thông tin mang tính nghiệp vụ
trong nội bộ, thông qua các báo cáo của cấp dưới, sự quan sát đối với hoạt động của tổ
chức, những thông tin về các sự kiện ở bên ngoài như thông tin về khách hàng, về đối thủ
cạnh tranh, người cung cấp, biến động của thị trường những ý kiến và phương hướng,
các loại sức ép, ví dụ đề nghị của cấp dưới và yêu cầu của những người ngoài tổ chức, ý
kiến của thành viên hội đồng quản trị và những lời chất vấn của các tổ chức xã hội
+ Người truyền bá thông tin
Giám đốc phải truyền bá những thông tin từ bên ngoài cho tổ chức của mình và truyền bá
những thông tin nội bộ từ nhân viên cấp dưới này đến nhân viên cấp dưới khác.
+ Người phát ngôn
Vai trò truyền bá thông tin của Giám đốc là vai trò trong nội bộ tổ chức. Còn vai trò
người phát ngôn là vai trò đối ngoại. Đó là việc truyền bá những thông tin của tổ chức
cho những cơ quan và những cá nhân ngoài tổ chức.
3
+ Nhà doanh nghiệp
Họ là người khởi xướng và thiết kế nhiều cải cách của tổ chức trong phạm vi quyền hạn
của mình. Khái niệm “nhà doanh nghiệp" ở đây bao gồm toàn bộ công tác quản lý có liên
quan đến những biến đổi tròng một tổ chức sẵn có hoặc một tổ chức mới thành lập.
+ Người khắc phục khó khăn
Trong vai trò nhà doanh nghiệp. Giám đốc cần chủ động tập trung sự chú ý vào việc đổi
mới tổ chức. Trong vai trò khắc phục khó khăn, Giám đốc phải xử lý những tình huống
ngoài ý muốn và những biến đổi hàm chứa các nhân tố không điều khiển được. Hai vai
trò này là hai bộ phận trong một thể thống nhất liên tục của việc ra quyết định quản lý.
Giữa hai vai trò ấy có một khoảng cách không rõ ràng lắm, đồng thời có liên quan đến sự
phán đoán và quan điểm của cá nhân.

+ Người phân phối nguồn lực
Vai trò này gồm 3 phần:
• Sắp xếp thời gian của bản thân: Sắp xếp công việc: thiết lập một chế độ làm việc
của tổ chức: làm việc gì, ai làm, thông qua tổ chức nào để làm Đó là một vấn đề
quan trọng trong việc phân phối nguồn lực.
• Giám đốc phải là người giữ quyền phê chuẩn mọi quyết định quan trọng để đảm
bảo cho việc phối hợp các quyết định đó khiến cho các quyết định đó bổ sung cho
nhau, không trái ngược với nhau và lựa chọn được phương án tốt nhất trong tình
hình nguồn lực có hạn.
• Người đàm phán: Đàm phán là trao đổi nguồn lực. Nó đòi hỏi người tham gia
đàm phán phải có đủ quyền lực chi phối nguồn lực và nhanh chóng quyết định
vân đề.
2 . Phó giám đốc
a. Chức năng, nhiệm vụ:
- Giúp việc cho Giám đốc trong quản lý điều hành các hoạt động của công ty theo sự
phân công của Giám đốc;
- Chủ động và tích cực triển khai, thực hiện nhiệm vụ được phân công và chịu trách
nhiệm trước Giám đốc về hiệu quả các hoạt động.
b. Quyền hạn:
Theo ủy quyền bằng văn bản của Giám đốc phù hợp với từng giai đoạn và phân cấp công
việc.
Nhiệm vụ của Phó Giám đốc
Nhiệm vụ:
1. Hoạch định chiến lược:
- Xây dựng chiến lược phát triển chi nhánh (ngắn hạn và trung hạn)
- Xây dựng chiến lược và kế hoạch kinh doanh hàng năm cho chi nhánh, xác định chỉ tiêu
cho các phòng ban tại chi nhánh.
- Hoạch định các chiến lược và kế hoạch phát triển nhân sự tại chi nhánh
2. Tổ chức, điều hành:
Thực hiện kế hoạch kinh doanh:

4
- Điều hành, quản lý và tổ chức việc thực hiện các kế hoạch kinh doanh đã được phê
chuẩn nhằm hoàn thành các mục tiêu và chỉ tiêu đã đề ra trong năm.
- Quản lý việc kinh doanh các sản phẩm và dịch vụ ngân hàng theo các kế hoạch và chính
sách về Bán lẻ, doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp lớn, marketing do các Phòng
Ban liên quan ở Hội sở triển khai.
a. Hoạt động tin dụng:
- Giám sát danh mục cho vay và danh mục đầu tư của ngân hàng để đảm bảo hoạt động
kinh doanh an toàn và có lý.
- Tiếp nhận và tổ chức phân công các Phòng nghiệp vụ thực hiện kí kết hợp đồng, giải
ngân, theo dõi quản lý , thu nợ, … các khoản tín dụng do UBTD Hội sở thẩm định phê
duyệt trực tiếp.
- Chỉ đạo bộ phận nghiệp vụ ban hành bản Hệ số điều chỉnh chung định giá nhà đất làm
cơ sở xác định giá trị tài sản đảm bảo (nếu có);
Hoạt động kinh doanh tiền tệ, nguồn vốn:
- Căn cứ tỷ giá của Hội sở và kết hợp tham khảo tỷ giá thị trường tại địa bàn để ban hành
tỷ giá mua bán ngoại tệ tại chi nhánh theo biên độ cho phép; Chỉ đạo việc mua bán ngoại
tệ kinh doanh
- Kí duyệt các Lệnh điều chuyển vốn và xin vốn giữa Chi nhánh và Hội sở;
- Điều hành vốn từ Chi nhánh tỉnh về Phòng giao dịch (ngược lại); Tổ chức huy động
vốn và phối hợp nhận/gửi vốn điều hành của Trung ương, để đầu tư vốn phát triển kinh tế
trên địa bàn;
b.Công tác kế toán - ngân quĩ:
- Quản lý công tác Kế toán - Ngân quỹ đảm bảo tuân thủ chế độ theo quy định của hệ
thống MHB, theo quy định của ngành Ngân hàng và theo quy định của Nhà nước để đảm
bảo mức độ hợp lý về quản lý rủi ro hoạt động nghiệp vụ ở đơn vị;
- Là Trưởng Ban Quản lý kho quỹ: Giữ chìa khóa và một phần số cửa kho tiền Chi
nhánh, mở và đóng kho quỹ mỗi ngày. Theo dõi tiến độ giao dịch tiền mặt của khách
hàng để đảm bảo định mức tồn quỹ tại Chi nhánh theo qui định của Hội sở từng thời kỳ.
Tham gia kiểm kê tồn quỹ theo quy định. Giám sát an to àn tài sản trong kho như tiền

mặt, giấy tờ có giá, tài sản thế chấp, hồ sơ nhà đất của Chi nhánh, ấn chỉ quan trọng, …
- Là thành viên Ban Quản lý quỹ trong máy ATM, giám sát việc cung ứng tiền và kiểm
kê tồn quỹ, theo dõi tiến độ rút tiền của khách hàng để có chế độ tồn quỹ thích hợp, chỉ
đạo việc phát hành thẻ ATM;
- Kí duyệt các tờ trình trong phạm vi được phân quyền phụ trách đối với những khách
hàng gửi số tiền lớn (nếu có);
- Duyệt chuyển tiền điện tử nội bộ , chuyển tiền điện tử liên ngân hàng;
- Ban hành các biểu phí dịch vụ (nếu được ủy quyền);
- Bảo đảm các bút toán được ghi nhận đầy đủ trên hệ thống core banking.
Quan hệ khách hàng:
- Xây dựng các mối quan hệ và trực tiếp quản lý các mối quan hệ với các khách hàng có
giá trị cao;
- Tiếp nhận và giải quyết các khiếu nại của khách hàng vượt thẩm quyền của lãnh đạo
phòng tại chi nhánh.
- Chỉ đạo việc triển khai các chương trình khuyến mại, quảng cáo, chăm sóc khách hàng
tại chi nhánh.
5
c.Hành chinh – Nhân sự:
- Quản lý các công tác: Xây dựng cơ bản, chi tiêu, mua sắm, trang bị và sử dụng tài sản,
công
cụ lao động và các hoạt động hành chánh khác một cách khoa học, hiệu quả và tiết kiệm.
- Kí duyệt các quyết định về công tác tổ chức nhân sự như: tuyển dụng, bổ nhiệm, điều
động, miễn nhiệm, thi đua, khen thưởng, kỷ luật, trả lương, …
- Phát triển các nhân viên của chi nhánh thành đội ngũ các nhân viên đạt chuẩn tốt và có
động cơ thúc đẩy tốt có khả năng phát huy hết tiềm năng của mình và thực hiện các yêu
cầu của chi nhánh.
Cac hoạt động khác:
- Chỉ đạo các bộ phận nghiệp vụ chấp hành đầy đủ, kịp thời, chính xác chế độ báo cáo
thống kê định kỳ hoặc đột xuất về mọi hoạt động của đơn vị theo quy định.
- Đại diện Tổng Giám đốc trong việc giải quyết tranh chấp, quan hệ tố tụng liên quan đến

hoạt động của đơn vị.
- Đảm nhiệm vị trí Chủ tịch Ủy ban Tín dụng (trong mức phê duyệt tín dụng đã được
Tổng giám đốc ủy quyền), Chủ tịch Hội đồng xử lý nợ & miễn giảm , Hội đồng Thi đua -
Khen thưởng,Hội đồng xử lý Kỷ luật, Hội đồng kiểm kê tài sản…(các chức danh này có
thể ủy quyền lại cho Phó giám đốc)
- Tổ chức, điều phối hoạt động chung giữa các đơn vị, phòng tại chi nhánh, phòng giao
dịch trực thuộc.
- Xem xét, giải quyết và phê duyệt các kiến nghị do cấp dưới trình lên.
- Báo cáo tình hình hoạt động và kết quả hoạt động chi nhánh trước Ban Tổng Giám đốc
d. Kiểm tra , giám sát:
Phê duyệt:
- Theo hạn mức được Tổng giám đốc ủy quyền, chịu trách nhiệm phê duyệt các hồ sơ đầu
tư tín dụng, quản lý rủi ro, điều hành vốn, các hợp đồng tiền gửi, các chứng từ thanh toán
quốc tế và các chứng từ khác trong thẩm quyền đã được xác định.
Giám sát:
- Giám sát toàn bộ các khía cạnh của hoạt động kinh doanh, công tác nhân sự…tại chi
nhánh và phòng giao dịch trực thuộc.
- Có kế hoạch và tổ chức thực hiện việc kiểm tra, giám sát tất cả hoạt động của các phòng
ban bên dưới tại chi nhánh, phòng giao dịch.
- Tổ chức thực hiện các khuyến nghị, đề nghị của đoàn thanh tra, kiểm tra, kiểm toán.
- Đảm bảo rằng tất cả các giao dịch, các khoản khoản thu, chi liên quan đến các tài khoản
của khách hàng và các hoạt động của chi nhánh được ghi nhận trên hệ thống ngân hàng
(Intellect).
- Đảm bảo rằng các nhân viên của chi nhánh tuân thủ các qui trình quản lý rủi ro tín dụng
và thẩm định tín dụng do Phòng Quản lý Rủi ro đề ra.
- Tuân thủ và giám sát việc tuân thủ, thực hiện các quy định của pháp luật, của Ngành
- Việc sử dụng chương tr.nh phần mềm nghiệp vụ theo đúng phạm vi quyền hạn quy
định.
e. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Tổng Giám đốc.
Năng lực cốt lõi:

 Định hướng kết quả công việc : Khả năng xây dựng kế hoạch làm việc; nỗ lực vượt
qua trở ngại để hoàn thành kế hoạch làm việc đã đề ra.
6
- Nắm vững cách xây dựng kế hoạch làm việc cá nhân và của đơn vị mình 1 cách cụ thể,
đo lường được, khả thi và xác định được thời hạn hoàn thành.
- Quản lý được thời gian, chủ động thực hiện kế hoạch cá nhân và của đơn vị mình theo
đúng thứ tự ưu tiên, theo thời gian quy định và tiêu chuẩn yêu cầu.
- Lãnh đạo được mọi người hoàn thành kế hoạch theo thứ tự ưu tiên, trong thời gian quy
định, đạt hiệu quả cao trong giới hạn nguồn lực cho phép.
- Đón đầu thay đổi, có biện pháp ứng phó với thay đổi; sẵn sàng và hành động nhanh
chóng khi thay đổi xảy ra.
 Chú trọng vào khách hàng : Khả năng hiểu khách hàng, xác định và đáp ứng chính
xác nhu cầu, mong đợi của khách hàng (bên ngoài, nội bộ). Nhận biết các yếu tố ảnh
hưởng tới khách hàng
- Hiểu rõ tầm quan trọng của việc đáp ứng các nhu cầu và mong đợi của khách hàng và
các bên liên quan.
- Xác định và phân loại được các dạng khách hàng.
- Xác định chính xác nhu cầu (kể cả nhu cầu tiềm ẩn) của khách hàng; chủ động đáp ứng
vượt nhu cầu mong đợi của khách hàng, làm khách hàng hoàn toàn hài lòng.
- Xác định các nguy cơ tiềm ẩn làm giảm sự hài l.ng khách hàng và có xây dựng kế hoạch
phòng ngừa.
 Am hiểu hoạt động kinh doanh: Hiểu biết về hoạt động kinh doanh của ng ành. Khả
năng áp dụng vào thực tế nhằm phát triển hoạt động kinh doanh của đơn vị mình.
- Có khả năng đánh giá vị thế của tổ chức trong môi tr ường kinh doanh dựa trên kiến
thức tinh thông về ngành, lĩnh vực.
- Xây dựng chiến lược kinh doanh dựa trên những đánh giá đó.
- Truyền đạt chiến lược kinh doanh tới nhân viên và đạt được sự đồng thuận, ủng hộ của
nhân viên.
 Phối hợp làm việc : Khả năng phối hợp và thúc đẩy tinh thần làm việc với các thành
viên trong nhóm nhằm đạt mục tiêu chung.

- Nắm vững và vận dụng thành thạo, linh hoạt nguyên tắc làm việc trong nhóm.
- Phân công công việc hiệu quả, sẵn sàng hỗ trợ và khuyến khích các thành viên cùng
tham gia hoàn thành mục tiêu chung.
- Xây dựng và thúc đẩy tinh thần làm việc và mối quan hệ hợp tác tốt đẹp giữa các thành
viên.
- Lường trước các vấn đề, khác biệt nảy sinh trong nhóm;
 Ra quyết định : Xác định mục tiêu cần đạt được; xác định và phân tích các yếu tố (bao
gồm cả các yếu tố tiềm ẩn) ảnh hưởng đến việc ra quyết định; ra quyết định trong phạm
vi quyền, trách nhiệm được giao.
- Tìm hiểu, sàng lọc thông tin, . kiến phục vụ cho việc ra quyết định. Nhận diện được tầm
quan trọng và mức độ ảnh hưởng trong quyết định m.nh đưa ra và có những phương án
hỗ trợ cho việc ra quyết định.
- Phân tích và lựa chọn giải pháp tối ưu nhất cho việc ra quyết định.
- Tự tin, nhanh chóng ra quyết định trong những tình huống có thể bị thay đổi đột xuất đi
kèm rủi ro có thể kiểm soát được.
 Đổi mới va sáng tạo : Khả năng nảy sinh và nhận biết . tưởng sáng tạo; tiếp nhận sự
đổi mới; ứng dụng . tưởng sáng tạo và đổi mới đó vào thực tiễn.
- Chủ động đề xuất . tưởng sáng tạo và đổi mới mang tính ứng dụng cao trong mọi tình
huống.
7
- Có khả năng phân tích hiệu quả của . tưởng sáng tạo và đổi mới để chủ động áp dụng
vào thực tiễn.
3. Thư ký
- Cung cấp sự trợ giúp về công tác văn phòng cho các hoạt động trong công ty
- Nhiệm vụ thủ quỹ
- Xử lý khoản thanh toán của công ty
- Xử lý lệnh trả tiền
- Hỗ trợ công tác quản lý
- Xây dựng quy trình , lịch làm việc của giám đốc
- Xây dựng các quy định, lập kế hoạch liên quan đến việc sử dụng tài sản, trang thiết bị

của công ty
- Nghiên cứu, soạn thảo và trình duyệt các quy định áp dụng trong Công ty, xây dựng cơ
cấu tổ chức của Công ty- các bộ phận và tổ chức thực hiện. Đề xuất cơ cấu tổ chức, bộ
máy điều hành của Công ty. Xây dựng hệ thống các quy chế, quy trình, quy định cho
Công ty và giám sát việc chấp hành các nội quy đó
- Hỗ trợ bộ phận khác trong việc quản lý nhân sự và là cầu nối giữa BGĐ và người lao
động trong Công ty. Hỗ trợ cho các bộ phận liên quan về công tác đào tạo nhân viên,
cách thức tuyển dụng nhân sự Hỗ trợ các bộ phận liên quan về công tác hành chính.
4. Nhân viên hành chính văn phòng
Công việc hành chính:
+ Trực điện thoại.
+ Quản lý con dấu.
+ Chấm công, theo dõi tiền ăn.
+ Nhận, cấp số, lưu trữ và gửi công văn đi.
+ Nhận, lưu trữ và phân phối công văn đến cho các bộ phận có liên quan.
+ Nhận, gửi thư.
+ Sắp xếp lịch họp, làm việc với đối tác.
+ Đặt vé bay, đặt phòng khách sạn.
+ Làm hộ chiếu, visa, thẻ tín dụng.
+ Mua đồ dùng văn phòng: văn phòng phẩm, nước uống, thẻ điện thoại, đổ mực máy in,
máy photocopy.
+ In ấn (in card visit, phong bì thư, lịch Tết).
+ Công chứng văn bản, giấy tờ.
+ Mua hoa, quà biếu đối tác các dịp lễ tết, khai trương, tiệc mừng.
+ Tổ chức hội nghị, sinh nhật, tiệc.
+ Theo dõi nhật ký xe, chi phí xăng dầu.
+ Theo dõi và thanh toán chi phí văn phòng: điện, nước, dịch vụ vệ sinh.
+ Pha trà, nước tiếp khách.
Công việc nhân sự:
+ Đăng tin tuyển dụng.

+ Tiếp nhận hồ sơ thi tuyển, thông tin ứng viên.
+ Soạn thảo hợp đồng lao động.
+ Làm hồ sơ nộp BHXH cho người lao động.
+ Làm thẻ BHYT, đăng ký nơi khám chữa bệnh cho người lao động.
+ Làm công tác hiếu hỷ, thăm hỏi người bệnh.
8
+ Liên kết và giữ mối quan hệ giữa người lao động với lãnh đạo công ty.
Công việc văn thư:
+ Lưu trữ hồ sơ pháp lý, hồ sơ xây dựng, hồ sơ thương hiệu.
+ Lưu trữ hồ sơ nhân sự, hồ sơ cán bộ.
+ Lưu trữ hồ sơ dự án.
+ Lưu trữ hợp đồng kinh tế.
+ Lưu trữ hồ sơ tài sản cố định, hồ sơ xe ô tô.
+ Lưu trữ hồ sơ tài sản thế chấp và thông tin người có liên quan.
Công việc pháp chế, dự án:
+ Soạn thảo công văn, văn bản công ty.
+ Làm thủ tục xin cấp các giấy phép hoạt động.
+ Làm các thủ tục hành chính khác.
+ Theo dõi sổ cổ đông, chuyển nhượng cổ phần.
+ Tổ chức đại hội cổ đông, họp hội đồng quản trị, đại hội người lao động.
5. Nhân viên văn thư
Công tác văn thư
• Tiếp nhận công văn, giấy tờ gửi đến công ty, và chuyển cấp có thẩm quyền giải
quyết;
• Đầu mối gửi các công văn, giấy tờ, văn bản ra ngoài Công ty;
• Tổ chức lữu trữ toàn bộ các hệ thống công văn, giấy tờ, hợp đồng, tài liệu liên
quan;
• Tiếp nhận các báo cáo lao động của cán bộ Công ty (xin đến muộn, về sớm, nghỉ
ốm, nghỉ phép…);
• Theo dõi và chịu trách nhiệm quản lý lịch làm việc của Công ty;

• Theo dõi chế độ bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội cho nhân viên công ty;
• Thu xếp in ấn, photocopy tài liệu khi cần thiết;
6. Nhân viên kế toán
a.Trách nhiệm:
- Kiểm tra đối chiếu số liệu giữa các đơn vị nội bộ, dữ liệu chi tiết và tổng hợp.
- Kiểm tra các định khoản nghiệp vụ phát sinh
- Kiểm tra sự cân đối giữa số liệu kế toán chi tiết và tổng hợp
- Kiểm tra số dư cuối kỳ có hợp lý và khớp đúng với các báo cáo chi tiết.
- Hạch toán thu nhập, chi phí, khấu hao, TSCĐ, công nợ, nghiệp vụ khác, thuế GTGT và
báo cáo thuế khối văn phòng CT, lập quyết toán văn phòng công ty.
- Theo dõi công nợ khối văn phòng công ty, quản lý tổng quát công nợ toàn công ty. Xác
định và đề xuất lập dự phòng hoặc xử lý công nợ phải thu khó đòi toàn công ty.
- In sổ chi tiết và tổng hợp khối văn phòng, tổng hợp theo công ty theo quy định
9
- Lập báo cáo tài chính theo từng quý, 6 tháng, năm và các báo cáo giải trình chi tiết
- Hướng dẫn xử lý và hạch toán các nghiệp vụ kế toán
- Tham gia phối hợp công tác kiểm tra, kiểm kê tại các đơn vị cơ sở
- Cải tiến phương pháp hạch toán và chế độ báo cáo
- Thống kê và tổng hợp số liệu kế toán khi có yêu cầu
- Cung cấp số liệu cho ban giám đốc hoặc các đơn vị chức năng khi có yêu cầu
- Giải trình số liệu và cung cấp hồ sơ, số liệu cho cơ quan thuế, kiểm toán, thanh tra kiểm
tra theo yêu cầu của phụ trách văn phòng KT - TV
- Kiến nghị và đề xuất biện pháp khắc phục cải tiến
- Lưu trữ dữ liệu kế toán theo quy định
b. Quyền hạn:
- Trực tiếp yêu cầu các kế toán điều chỉnh nghiệp vụ khi phát sinh sai
- Yêu cầu trực tiếp kế toán viên cung cấp báo cáo kịp thời đầy đủ theo quy định
c. Quan hệ:
- Nhân sự chỉ đạo và báo cáo phụ trách phòng Kế toán - tài vụ
- Nhận thông tin và thông tin trực tiếp các kế toán viên

- Đảm bảo yêu cầu bảo mật thông tin kinh tế -tài chính
- Liên hệ các bộ phận khác thông qua phụ trách phòng KT - TV hoặc theo quy định.
7. Nhân viên kế hoạch
a.Lập Kế hoạch công việc cho các bộ phận công ty
- Lập kế hoach chi tiết công việc hàng ngày, tuần cho các bộ phận cơ sở kế hoạch Tuần,
tháng của công ty.
- Hàng ngày theo dõi đôn đốc các bộ phận thực hiện tiến độ công việc
+ Phổ biến kế hoạch chi tiết cho các bộ phận.
+ Phối hợp triển khai kế hoạch chi tiết cho bộ phận được giao.
+ Đề xuất các phương án, điều chỉnh kịp thời các công việc khi có phát sinh
+ Báo cáo đánh giá các kết quả các công việc
- Báo cáo kết quả công việc thực hiện
8. Nhân viên an ninh
- Kiểm tra an ninh an toàn, phòng cháy chữa cháy.
- Hướng dẫn khách hàng đậu xe đúng vị trí.
- Tuần tra canh gác, kiểm tra, giám sát nhân viên, khách hàng ra vào làm việc tại công ty.
- Đảm bảo an ninh, an toàn trong khu vực làm việc của hệ thống tòa nhà cao cấp.
- Bảo vệ an ninh tại các tòa nhà, cao ốc văn phòng
- Đăng kí cho khách hàng khi làm vào làm việc tại mục tiêu
- Đăng kí lấy vé xe cho khách hàng vào giao địch
- Kiểm tra, giám sát khu vực được phân công
10
III: Nhận xét và đề xuất
Hiện nay trong công ty vẫn đang mắc phải vấn đề về phân chia công việc chưa được hợp
lý . Trong công ty có những nhân viên phải làm rất nhiều công việc nhưng có một số lại
quá ít công việc
Đề xuất :
+ Lập bảng thống kê công việc cho từng nhân viên , nếu quá nhiều sẽ chia sẻ bớt cho các
nhân viên khác đủ khả năng làm
+ Đánh giá mức độ công việc của từng nhân viên

11
Nhận xét của giáo viên :

























12

13

×