Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

đề cương quản trị doanh nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (88.63 KB, 12 trang )

ÔN TẬP QTDN
Chương 1:
Câu 1: Khái niệm kinh tế học? Nội dung nghiên cứu: SX, trao đổi, tiêu dùng.
TL:
Kinh tế học là một môn khoa học – xã hội nghiên cứu 3 vấn đề cơ bản trong hoạt động của
con người: sản xuất, trao đổi và tiêu dùng.
+ Sản xuất là biến đổi các đầu vào thành các đầu ra ( sản phẩm, hàng hóa và dịch vụ ) phục
vụ cho tiêu dùng xã hội, là sự chuyển đổi các nguồn lực xã hội thành vật dụng tiêu dùng.
Xã hội muốn tồn tại và phát triển thì xã hội phải sản xuất. VD: NVL, máy móc, nhân công
-> quá trình SX -> đầu ra sản phẩm hàng hóa.
+ Trao đổi là tự nguyện chuyển giao các vật phẩm, hàng hóa. Các sản phẩm sản xuất ra để
đưa đến tiêu dùng phải qua trao đổi. Các hình thức trao đổi: tiền mua hàng, hàng đổi hàng,
hàng tiền hàng, tiền – tiền.
+ Tiêu dùng là sử dụng hàng hóa đáp ứng các nhu cầu của con người về ăn, mặc đến nhu
cầu cao hơn về tinh thần.
Kinh tế học là môn khoa học nghiên cứu các biện pháp xử lý các nguồn lực bị hạn chế: tự
nhiên, nhân lực, tiền vốn, thời gian,… nhằm đem lại lợi ích lớn nhất có thể đạt được.
Câu 2: Đường giới hạn năng lực sản xuất. Vì sao phải nghiên cứu kinh tế học, giải thích
đường giới hạn năng lực sản xuất.
TL:
Đường giới hạn năng lực sản xuất là bao gồm tất cả các điểm thể hiện biểu diễn mối quan
hệ về sự kết hợp giữa các loại hàng hóa mà doanh nghiệp( xã hội ) có thể sản xuất ra trong
thời gian nhất định.
Giả sử nền kinh tế có 2 loại hàng hóa: LT và nhà ở.
Tại điểm A: nguồn lực tập trung vào chỉ sản xuất lương thực
Tại điểm B: nguồn lực tập trung vào chỉ xây dựng nhà ở
Tại điểm C: điểm kết hợp lương thực + nhà ở
Tại điểm D: điểm nằm ngoài giới hạn( ngoài khả năng)
Tại điểm E: lãng phí nguồn lực
Bản chất đường giới hạn năng lực sản xuất là sự đánh đổi các loại hàng hóa ( tăng lương
thực -> giảm XD nhà ở ), cho phép các DN cân nhắc ở điểm nào phù hợp.


Khi nghiên cứu về đường giới hạn năng lực sản xuất: đường giới hạn năng lực sản xuất cho
phép cá nhân hay tổ chức biết cách phối hợp tối đa mức sản lượng có thể sử dụng toàn bộ
nguồn lực có sẵn.
• Tại sao phải nghiên cứ kinh tế học?
Nguồn gốc của mọi vấn đề kinh tế là sự khan hiếm. Do vậy, cá nhân, DN sử dụng hiểu quả
các nguồn lực để thỏa mãn nhu cầu một cách tối đa, giải quyết mâu thuẫn giữa nhu cầu vô
hạn và nguồn lực có hạn.
Kinh tế học nghiên cứu các hành vi kinh tế và giải thích các hành vi đó. KTH nghiên cứu
cụ thể 3 vấn đề: SX cái gì? SX ntn? Và sản xuất cho ai. Phải nghiên cứu KTH là vì: nghiên
cứu KTH giải quyết được mâu thuẫn giữa sự ham muốn hầu như vô hạn của con người với
sự khan hiếm hữu hạn của nguồn của cải vật chất.
Vấn đề cơ bản của KTH chính là sự khan hiếm tài nguyên, của cải xã hội. Nếu như nguồn
của cải là vô tận thì xã hội sẽ không nhất thiết phải tiết kiệm và con người không phải
nghiên cứu kinh tế học. Trong thế giới thực của chúng ta đang sống mọi thứ có hạn nên
con người phải lựa chọn những cách thức hoạt động tốt nhất, đem lại lợi ích nhiều nhất
trên cơ sở những điều kiện ràng buộc sẵn có. KTH sẽ giúp các cá nhân và tổ chức đưa ra
những quyết định đúng đắn trong hoạt động của mình nhằm tối ưu hóa lợi ích. Do đó phải
nghiên cứu kinh tế học.
- Bản chất của các vấn đề kinh tế: sự khan hiếm -> cá nhân DN tìm ra cách thức phù
hợp.
- Các vấn đề kinh tế ảnh hưởng đến CS của bạn: Giá cả hàng hóa tiêu dùng, giá xăng
tăng, lãi suất giảm.
Câu 3: Các thành phần tham gia vào nền kinh tế?
HTKT biến nguồn tài nguyên thiên nhiên là sức lao động thành của cải, vật chất, hàng
hóa và dịch vụ phục vụ cho tiêu dùng, SXXH. Các thành phần tham gia vào nền kinh tế:
cá nhân( hộ gia đình), DN và chính phủ.
- Cá nhân ( hộ gia đình) sở hữu các yếu tố đầu vào ( cung cấp hàng hóa NVL, LTTP,
các hàng gia công, …, sức lao động) của quá trình chu chuyển kinh tế và là người tiêu
dùng cuối cùng các sản phẩm đầu ra của quá trình sản xuất. Họ tìm mọi cách để tối đa
hóa lợi ích tiêu dùng.

- DN là một đơn vị nhân tạo do xã hôi tạo ra, tiến hành các hoạt động kinh doanh với
mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận. DN là nơi sử dụng các yếu tố đầu vào để tạo ra các sản
phẩm hàng hóa và dịch vụ phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng của xã hội. DN: SX và
thương mại.
- Chính phủ là người điều tiết các hoạt động kinh tế giữa các cá nhân và DN. Chính phủ
tìm mọi cách để tối đa hóa phúc lợi xã hội. Các thành viên trên trong xã hội có mối
quan hệ chặt chẽ với nhau trong quá trình thực hiện mục tiêu của mình. Để đạt được
mục tiêu tối đa hóa lợi ích thì người tiêu dùng phải có thu nhập cao. Thu nhập lại do
quá trình sản xuất kinh doanh quyết định.
- Mỗi thành phần tham gia nền kinh tế có mục tiêu riêng, có mqh chặt chẽ với nhau.
Câu 4: 3 mô hình kinh tế cơ bản?
Mỗi quốc gia sẽ lựa chọn cho mình một hướng đi, 1 mô hình:
• MHKT theo cơ chế thị trường: các DN có quyền tự chủ, quyền định đoạt như nhau
trên thị trường; các thành phần kinh tế tự do cạnh tranh
Ưu điểm: công bằng cho tất cả các đối tượng
NĐ: sự chênh lệch về kinh tế khi quan tâm vào 1 số ngành. “cá lớn nuốt cá bé”.
• Mô hình kinh tế theo cơ chế mệnh lệnh: SXKD theo mệnh lệnh, phụ thuộc vào Nhà
nước.
Ud: thực hiện kế hoạch một cách tập trung
Nd: không phát huy sáng tạo các chủ thể kinh doanh, không tự do cạnh tranh
• MHKT theo cơ chế hỗn hợp: vận hành theo cơ chế TT nhưng có sự điều tiết của Nhà
nước, cứ để cạnh tranh tự do 1 công ty bị thiệt thòi NN sẽ can thiệp.
Dung hòa được ưu nhược điểm của 2 mô hình trên, chủ thể kinh doanh tối ưu hóa:
không để bên nào thiệt thòi. Đa số các quốc gia vận hành theo cơ chế hỗn hợp.
Câu 5: Các mục tiêu của KT vĩ mô?
Thành tựu kinh tế vĩ mô được đánh giá theo 3 dấu hiệu: tăng trưởng kinh tế, ổn định KT,
công bằng xã hội.
- ổn định kinh tế là kết quả của việc giải quyết tố các vấn đề kinh tế cấp bách như lạm
phát, suy thoái, thất nghiệp trong thời kỳ ngắn hạn.
- Tăng trưởng kinh tế là đánh giá tốc độ phat triển kinh tế trong dài hạn. Tăng trưởng

trong ngắn hạn, phát triển trong dài hạn: tăng về mặt lượng trong thời gian ngắn, thời
gian dài phát triển về vật chất.
- Công bằng xã hội là giải quyết được vấn đề phân phối vừa là vấn đền xã hội vừa là
vấn đề kinh tế. Thể hiện qua các mục tiêu công bằng:
+ Mục tiêu sản lượng: đạt được mức sản lượng cao tương ứng với mức sản lượng tiềm
năng và với mức tăng trưởng kinh tế cao vững chắc.
+ Mục tiêu việc làm: tạo nhiều việc làm tốt
+ Mục tiêu ổn định giá cả: Hạ thấp và kiểm soát lạm phát, ổn định giá cả.
+ Mục tiêu đối ngoại: ổn định được giá hối đoái và cân bằng cán cân thanh toán quốc tế.
+ PP công bằng: các mục tiêu thường được bổ sung cho nhau cần phải có sự lựa chọn ưu
tiên trong thời gian ngắn.
Theo cách tiếp cận lý thuyết HT, HTKT được xem như 1 HT mở gọi là hệ thống kinh tế vĩ
mô được đặc trưng bởi 3 yếu tố: đầu vào, đầu ra và hộp đen kinh tế vĩ mô.
Câu 6: Phân biệt GDP, GND?
• GDP( Gross Domestic Products) – tổng giá trị quốc nội, là tổng giá trị sản phẩm dịch
vụ cuối cùng mà 1 nước sản xuất ra trong khoảng thời gian 1 năm trên lãnh thổ 1 quốc
gia.
• GNP( Gross National Products ) – tổng sản phẩm quốc dân, là tổng giá trị sản phẩm
dịch vụ cuối cùng mà 1 nước sản xuất trong khoảng thời gian 1 năm.
- Cách tính:
+ GNP: tính gộp kết quả các tổ chức kinh tế một nước( cả phần nước ngoài)
GNP = G1 + G2
Trong đó: G1 là sản lượng các ngành kinh tế quốc dân nước N hoạt động trong nước.
G2 là sản lượng các ngành kinh tế quốc dân nước N hoạt động nước ngoài.
+ GDP: được tính trong phạm vi 1 nước
GDP = G1 + G3
Trong đó: G3 là sản lượng do công dân nước ngoài hoạt động trên nước N.
Câu 7: Khái niệm cầu? Các yếu tố ảnh hưởng đến lượng cầu
Cầu hàng hóa là số lượng hàng hóa dịch vụ mà người mua muốn mua và sẵn sàng mua tại
mức giá khác nhau trong 1 thời gian nhất định.

Cách biểu diễn cầu hàng hóa: biểu cầu, hàm cầu, đường cầu.
VD:…
• Các yếu tố ảnh hưởng cầu hàng hóa:
+ Thu nhập của người tiêu dùng: Khi thu nhập tăng thì xu hướng mua sắm, tiêu dùng
tăng.
+ Giá cả hàng hóa liên quan( cao, thấp)
Hàng hóa thay thế: Pb tăng thì Qa tăng do Qb giảm và ngược lại.
Hàng hóa bổ sung: Khi Pb tăng thì Qa giảm (Qb giảm)
+ Thị hiếu tiêu dùng mốt hàng hoá-> Qd tăng trong thời gian nhất định qua gđ đó hàng
hóa trở lại tt ban đầu.
+ Kỳ vọng của người mua: hy vọng giá cả tăng hoặc giảm trong thời gian nào đó.
Câu 8: Kn về cung hàng hóa? Các yếu tố ảnh hưởng đến lượng cung?
Cung hàng hóa là số lượng hàng hóa hay DV mà người bán muốn bán và sẵn sàng bán ở
mức giá khác nhau trong thời gian xác định trong điều kiện các yếu tố khác không đổi.
- Cung phải thỏa mãn 2 điều kiện:
+ Thái độ: ưu thích SX kinh doanh hàng đó hay không?
+ Khả năng: vốn, công nghệ, lao động.
- Cách biểu diễn cung: biểu cung, hàm cung, đường cung.
• Các yếu tố ảnh hưởng đến cung hàng hóa:
+ CN SX hàng hóa
+ Chi phí SX hàng hóa
+ Sự điều tiết của chính phủ( cơ chế, chính sách ): các chính sách về PL; Các chính sách
về XH và Mtrg; Các chính sách về tài chính.
Ngoài ra còn chịu sự ảnh hưởng của thời tiết, khí hậu
Câu 9: Trạng thái cân bằng và cơ chế hình thành giá cả?
Trạng thái cân bằng của thị trường được xác định ở mức giá cả và sản lượng cân bằng. Tại
điểm cân bằng: người mua mua được hết số hàng muốn mua; người bán bán được hết số
hàng muốn bán.
Cầu< cung: dư cung; Cầu > cung: dư cầu
• Cơ chế hình thành giá cả:

Giá cả hình thành và biến động do sự tương tác giữa cung và cầu trên thị trường, với mô
hình tự do, cung và cầu luôn có xu hướng điều chỉnh trạng thái cân bằng xác định giá và
lượng cân bằng mới. Trong thời gian ngắn giá cả thị trường có thể không phải là giá cân
bằng.
Dư cung: Qs1 > Qd1: dù bán giá cao nhưng lượng bán Qd nhỏ người mua thấy P1 cao->
người bán giảm giá dần dần để vừa bán được hết hàng.
Dư cầu: người bán sẽ bán rẻ so với bthg-> người bán tăng giá->dịch chuyển dần tới điểm
cân bằng.
Câu 10:
Giá trần là mức giá cao nhất mà người bán được phép bán trong điều kiện khan hiếm để
bảo vệ người tiêu dùng.
VD: Cơ sở thiết lập giá trần điện năng của chính phủ: đảm bảo lợi ích cho các hộ gia đình
có thu nhập thấp, tức là người nghèo vẫn có thể mua và sử dụng điện năng. Song điều này
dẫn đến sự thiếu hụt về cung so với cầu, để giải quyết vấn đề này chính phủ quy định đối
với DN thì giá trần riêng, với hộ tiêu dùng thì ấn định giá trần riêng.
Giá sàn là mức giá thấp nhất mà người bán bán ra trong trường hợp dư thừa hàng hóa
nhằm bảo vệ nhà SX.
VD: Hiện nay chính phủ đã đặt giá sàn cho một số mặt hàng nông sản. Để giá sàn có hiệu
lực: mức giá sàn được xác định cao hơn mức giá cân bằng của trạng thái tự do, TT ở trạng
thái dư cung, định giá sàn là giá cho người sản xuất ( bảo hộ SX) hoặc người cung ứng gây
ra sự dư thừa hàng hóa. Chính phủ có thể trợ giá dưới dạng là người mua cuối cùng với
mức giá sàn.
Chương 2:
Câu 1: Nêu các chỉ tiêu lựa chọn phương án, chỉ tiêu nào quan trọng nhất?
TL:
Trước hết phải thỏa mãn điều kiện kỹ thuật. Sau đó mới xét đến các điều
kiện về kinh tế: gồm 2 chỉ tiêu cơ bản: vốn đầu tư ban đầu – K(đ) và chi phí vận hành hàng
năm- C (đ/n) trong khoảngTG nhất định.
1. Chỉ tiêu về vốn đầu tư:
Là toàn bộ chi phí bằng tiền của LĐXH được đầu tư XD công trình trong 1 khoảng TG

nhất định gồm:
- Tiền chi phí trước khi XD công trình như thăm dò, khảo sát thiết kế.
- Tiền mua sắm máy móc, phương tiện, nhà xưởng XD công trình.
- Tiền chi phí cho công tác nghiệm thu chạy thử và hoàn thiện chương trình.
1. Chỉ tiêu chi phí vận hành hàng năm:
Là toàn bộ các chi phí tiêu tốn để đưa công trình vào vận hành bình thường theo thông số
đã thiết kế, đây chính là tổng sản phẩm hàng năm của công trình. Bao gồm: CP chi NVL;
CP nhân công; CP quản lý sửa chữa; CP khấu hao điện năng.
Hai chỉ tiêu trên có vai trò như nhau khi ss lựa chọn PA chúng ta không nên coi trọng chỉ
tiêu nào quan trọng hơn mà phải kết hợp tổng hợp 2 chỉ tiêu này theo phương cách nhất
định.
VD:……
 Phải lựa chon được PA tối ưu trong các PA đưa ra ss thỏa mãn các yêu cầu KT và có
tính kinh tế nhất.
Câu 2: Lựa chọn tối ưu là gì?
Việc lựa chọn quyết định tối ưu phải tiến hành trên cơ sở sự khan hiếm nguồn lực và mục
tiêu cần đạt đến, bao giờ cũng phải gắn liền với những điều kiện cụ thể. Sự lựa chọn này
rất cần thiết cho tất cả các cá nhân và DN vì trong hoạt động SX kinh doanh luôn đối mặt
với sự khan hiếm nguồn lực.
Mục tiêu lướn nhất của DN là vấn đề lợi nhuận. Thực hiện lựa chọn tối ưu phải xác định rõ
mục tiêu. Các quyết định lựa chọn dựa trên nguyên tắc giá trị: ss lợi ích đạt được và CP
tiêu tốn, ss CP của các cơ hội có thể đạt được mục tiêu. Tiêu chuẩn đưa ra các quyết định
tối ưu là: với 1 nguồn lực hiện tại có được hiệu quả lớn nhất hoặc để đạt được cùng kết quả
nhưng tiêu tốn chi phí thấp nhất.
Bản chất của sự lựa chọn tối ưu là căn cứ vào nhu cầu vô hạn của con người, XH, của thị
trường đề ra các quyết định tối ưu về SX cái gì, SX ntn và SX cho ai trong giới hạn cho
phép của nguồn lực hiện có thể đạt được lợi ích tối đa.
Chương 3:
Câu 1: Kn
DN là 1 tổ chức KT có tên riêng, trị số, đăng ký KD nhằm thực hiện các HĐKD

Câu 2: Môi trường DN bao gồm các yếu tố tạo nên khung cảnh hoạt động của DN và ảnh
hưởng đến hoạt động của DN.
• Các môi trường DN:
+ MT vĩ mô: Chính trị - luật pháp; Kinh tế: lãi suất, hạn ngạch…; VH-XH: thói quen, tập
quán tiêu dùng; thiên nhiên; công nghệ.
+ Môi trường ngành: khách hàng; nhà cung cấp; nhà phân phối; đối thủ cạnh tranh.
+ Môi trường nội bộ: nhân lực; vật lực; tài lực.
Câu 3: Quản lý DN là sự tác động của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý nhằm đạt
được mục tiêu trong điều kiện biến động của môi trường.
• Quản lý là 1 khoa học và nghệ thuật.
- Khoa học: nghiên cứu, kiểm nghiệm và đúc kết tri thức: có nguyên tắc và quy luật,
tiếp tục nghiên cứu và phát triển.
- Nghệ thuật quản lý: đối tượng phức tạp khác nhau bởi nhiều yếu tố; hoàn cảnh tác
động phức tạp khác nhau.
Câu 4: Chức năng quản lý: là tổng hợp các hành động hay hoạt động cùng loại của 1 hệ
thống( hoặc 1 bộ phận) nhằm xác định lý do tồn tại của hệ thống hay bộ phận đó. Chức
năng có thể coi là nhiệm vụ cơ bản và tổng quát bao gồm tính chuyên môn hóa nhất
định.
• Phân loại chức năng quản lý:
- Theo lĩnh vực quản lý: SX, Kỹ thuật, Makerting, tài chính, nhân sự.
- Theo quá trình tác động: lập kế hoạch-> tổ chức-> lãnh đạo-> kiểm tra.
• Chức năng lập kế hoạch: là quá trình xác định các mục tiêu và xây dựng các PA đạt
được mục tiêu.
- Mục tiêu: ngắn hạn, trung hạn, dài hạn; chiến lược, tác nghiệp.
- Vai trò: xác định và thống nhất phương hướng hành động nhằm đạt được mục tiêu tổ
chức.
+ Lập kế hoạch là công cụ đắc lực trong việc phối hợp, các bộ phận và làm giảm sự
chồng chéo công việc, lãng phí hoạt động.
+ Lập kế hoạch làm giảm tính bất ổn của môi trường.
+ Thiết lập các tiêu chuẩn để kiểm tra.

• Chức năng tổ chức: Tổ chức là quá trình XD cơ cấu và phân công nhiệm vụ cho cá
nhân, bộ phận trong tổ chức, XD cơ cấu cho việc phân cấp, phân quyền trong tổ chức.
- 3 mô hình cơ cấu tổ chức cơ bản:
+ Mô hình trực tuyến:
ĐĐ: quản lý trực tiếp cấp dưới
UD: dễ quản lý hơn
ND: Nhà quản lý cần có nhiều kiến thức kỹ năng để quản lý nhân viên.
+ Mô hình chức năng:
ĐĐ: quản lý theo chức năng chuyên môn
UD: cán bộ chuyên môn quản lý có chuyên môn tốt
ND: Gây ra những khó khăn cho NV chịu sự quản lý chồng chéo.
+ Mô hình trực tuyến – chức năng
• Chức năng kiểm tra: là quá trình xác định, phát hiện các sai sót, phát hiện các yếu tố
ảnh hưởng và đưa ra các biện pháp điều chỉnh phù hợp.
Chương 4:
Câu 1: Khái niệm quá trình sx? Các loại hình sx? So sánh
Quá trình sxkd của DN theo nghĩa rộng là 1 quá trình từ khâu nghiên cứu nhu cầu thị
trường, chuẩn bị công nghệ sx đến việc mua sắm vật tư kỹ thuật, tổ chức sx cho đến khâu
cuối cùng là tiêu thụ sản phẩm, tích lũy tiền tệ. Nói cách khác đó là toàn bộ qtrsxkd của
DN. Gồm có 2 nhóm hoạt động cơ bản: các hoạt động chuẩn bị và các hoạt động chấp
hành.
Loại hình sản xuất là tổng hợp các biện pháp sử dụng kỹ thuật, các hình thức tổ chức qtrsx
trong mqh tác động lẫn nhau để tiến hành qtrsx sản phẩm trong DN. Loại hình sx phụ
thuộc danh mục và khối lượng sp sx.
SX đơn chiếc SX hàng loạt SX hàng khối
Chất
lượng
sp
Thường rất nhỏ
không sx lặp lại tiếp

tục hoặc chỉ lặp đi
lặp lại sau những
khoảng thời gian
không định trước.
Số lượng tương đối
lớn, được lặp đi lặp lại
sau những khoảng thời
gian nhất định.
Số lượng hàng năm rất
lớn, sx liên tục
Quá
trình
TĐH
CMH
-Chỗ làm việc không
được CMH ổn định,
qtr CN được lập sơ
sài, theo kinh
nghiệm công nhân.
-Máy móc thiết bị
được trang bị =
những thiết bị vạn
năng, được sắp xếp
theo từng máy có
tính năng td phù hợp
với công việc khác
nhau và luôn thay
đổi.
-Chỗ làm việc được
CMH, qtr CN khép

kín, chi tiết.
-Thiết bị máy móc chủ
yếu là thiết bị vạn
năng được sắp xếp
theo phân xưởng đảm
nhận 1 gđcn nhất của
qtrsxsp, thiết bị mang
tính chuyên dùng
-Mỗi đoạn sx chỉ thực
hiện 1 vài nguyên
công chi tiết nhất
định.
-Phân xưởng chuyên môn
đẹp, qtrsx khá ổn định.
-Thiết bị chuyên dùng,
các thiết bị tự động và cơ
giới hóa cao.
-Mỗi đoạn sx chỉ thực
hiện 1 nguyên công chi
tiết nhất định.
Lao
động
chuyê
n môn
-Có trình độ nghề
nghiệp cao, năng
suất lđ thấp.
-CP công nhân trong
giá thành sản phẩm
chiếm tỷ lệ cao 25-

30%.
-Có trình độ nghề
nghiệp không cao,
năng suất lđ cao.
-CP công nhân trong
giá thành sản phẩm
chiếm tỷ lệ cao 10-
15%.
-Có trình độ nghề nghiệp
không cao, năng suất lđ
cao.
-CP công nhân trong giá
thành sản phẩm chiếm tỷ
lệ thấp.
ứng
dụng
Phân xưởng sửa
chữa, sx theo đơn
hàng
CN cơ khí, dệt may,
điện dân dụng, đồ gỗ.
SX các mh thgd nc lớn và
ổn định như sx xi măng,
sắt thép, giấy, điện năng.
Có 3 loại hình sx: sx đơn chiếc, sx hàng loạt và sx hàng hóa.
Chương 5:
Câu 1: Quản lý tài chính:
Kn: Tài chính DN là HT quan hệ kinh tế dưới hình thức giá trị phát sinh trong quá trình
hoạt động của DN gắn liền với tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ.
• Vai trò:

- Đảm bảo các khoản chi tiêu cho DN bằng cách huy động vốn ra sao,ntn.
- Tổ chức sử dụng nguồn vốn tiết kiệm và hiệu quả.
- Là công cụ để kiểm tra giám sát hoạt động kinh doanh.
Câu 2: Vốn của DN?
Vốn là giá trị của các tài sản mà DN sử dụng để tiến hành sản xuất kinh doanh.
• 2 nguồn huy động vốn:
- Vốn chủ sở hữu: là vốn điều lệ, lợi nhuận để tái sản xuất và các quỹ của DN, các
khoản chênh lệch do đánh giá lại tài sản hoặc do chênh lệch tỷ giá hồi đoái.
- Vốn vay: vay NHTM, tổ chức tín dụng, quỹ hỗ trợ phát triển; vay từ các mqh cá nhân(
không lãi); phát hành trái phiếu; các khoản phải trả người bán hoặc người mua ứng
trước hoặc lương trả chậm cho NV.
Câu 3: TSCĐ: mua trước, sd lâu năm( TSLĐ – C : sd 1 năm)
TSCĐ là bộ phận chủ yếu của tư liệu lao động có 4 đặc điểm:
- Được sd >= 1 năm
- Giá trị TSCĐ được đánh giá tin cậy
- TSCĐ đủ tiêu chuẩn, giá trị TSCĐ hiện hành
- TSCĐ chắc chắn thu được lợi ích kinh tế
• Hao mòn TSCĐ: là sự mất dần về mặt vật chất và giá trị TSCĐ trong quá trình sử
dụng( giá trị sẽ chuyển dịch vào giá thành sản phẩm).
- Nguyên nhân của hao mòn: cường độ sd, mtrg, cách thức sd; giá trị giảm do tiến bộ
KH-KT
- Các loại hao mòn: hữu hình và vô hình.
• Khấu hao TSCĐ: là sự chuyển dần giá trị TSCĐ vào giá trị sản phẩm theo pp tính
toán phù hợp.
- Nguyên tắc tính khấu hao: phù hợp với mức độ hao mòn; đảm bảo thu hồi giá trị
TSCĐ.
- Mục đích: thu hồi giá trị TSCĐ để lập quỹ khấu hao nhằm tái SX TSCĐ.
Câu 4: Các pp tính khấu hao:
Căn cứ tính khấu hao:
- Nguyên giá: là tất cả chi phí mua TSCĐ, lắp đặt, chạy thử, thuế + lệ phí để có được

TSCĐ đưa vào hoạt động. NG = giá mua + lắp đặt + thuế+…
- Thời gian, dự định, sd TS
- GTTL TS sau khi sd.
Chương 6:
1. Thuế? Thuế VAT
Thuế là khoản thu bắt buộc mà mọi cá nhân, tổ chức phải có trách nhiệm nộp cho NN.
2. loại thuế: thuế trực thu bao gồm thuế thu nhập và thuế lợi tức; thuế gián thu bao gồm
thuế VAT không nộp cho NN mà trả cho DN, thuế sp đặc biệt, thuế nhập khẩu.
VAT là thuế giá trị gia tăng – value added tax: thuế với mỗi phần tăng theemqua nghiệp
vụ bán hàng, chỉ có người cuối cùng( người tiêu dùng) phải trả tất cả VAT.
Câu 2: Lợi nhuận?
Lợi nhuận DN là khoản thu chênh lệch giữa doanh thu và tổng chi phí tạo ra doanh thu đó.
Ta có:
LN = DT – CP
LN = TR – TC
LN = P.Q – ATC.Q
 LN = Q(P – ATC)
Trong đó:
ATC là chi phí trung bình sản xuất 1 sản phẩm.
• Bp tăng LN:
- Tăng Q ( cần CS + TG)
- Tăng P ( người mua, đối thủ cạnh tranh): cản trở sự cạnh tranh
- Giảm ATC: thay đổi CN, cải tiến, tiết kiệm NVL, kiểm tra chất lượng.

×