Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

Trục lợi bảo hiểm trong bảo hiểm tài sản: thực trạng và giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (175.13 KB, 26 trang )

Lời mở đầu
Trước năm 1993 trên thị trường bảo hiểm Việt Nam chỉ có một công ty
bảo hiểm duy nhất đó là Bảo Việt.Vì vậy mọi khách hàng tham gia bảo hiểm
đều phải qua Bảo Việt do đó Bảo Việt nắm rõ mọi thông tin về khách
hàng.Tuy nhiên sau khi có nghị định 100/CP (ngày 18/12/1993) nhiều doanh
nghiệp mới được thành lập thị trường bảo hiểm Việt Nam sôi động hơn chấm
dứt thời kì độc quyền của Bảo Việt.Với nhiều doanh nghiệp mới được thành
lập nên cạnh tranh giữa các doanh nghiệp cũng ngày càng quyết liệt, gay gắt
hơn.Khi thị trường bảo hiểm phát triển thì các hình thức gian lận, trục lợi
cũng ngày càng gia tăng- đây cũng là một tất yếu khách quan không chỉ ở thị
trường bảo hiểm Việt Nam mà tất cả các nước trên thế giới đều phải đối mặt
với thực trạng này.
Trục lợi bảo hiểm là một yếu tố làm tăng chi phí cho các DNBH, ảnh
hưởng không nhỏ đến lợi nhuận thu được của mỗi công ty.Hoạt đông này
ngày càng gia tăng về số lượng cũng như tính chất nghiêm trọng của vụ
việc.Vì vậy, công tác phòng chống TLBH trở nên cần thiết và quan trọng thực
hiện tốt công tác này sẽ góp phần làm tăng lợi nhuận của công ty.
Trước sự cần thiết của công tác phòng chống TLBH vì vậy khi làm đề
án môn học em đã chọn đề tài: “Trục lợi bảo hiểm trong bảo hiểm tài sản:
thực trạng và giải pháp” để nghiên cứu.Do trình độ và kinh nghiệm thực tế
còn nhiều hạn chế nên bài viết của em không thể tránh khỏi những sai sót.Em
kính mong được sự góp ý của cô giáo TS.Phạm Thị Định để bài viết của em
được hoàn thiện.
1
I.Vấn đề trục lợi trong bảo hiểm tài sản
1.Trục lợi bảo hiểm là gì?
Khi thị trường bảo hiểm phát triển thì tất yếu gian lận và trục lợi bảo
hiểm sẽ có xu hướng gia tăng. Đây có thể coi là một rủi ro lớn đối với các
công ty BH trên thế giới cũng như ở Việt Nam.Vậy trục lợi BH là gì?
TLBH là hành động của một người hoặc nhóm người nào đó(người
được BH,người thụ hưởng BH,cán bộ BH,cán bộ y tế,cán bộ công an,…)có


hành vi lừa dối gian lận công ty BH
Theo hiệp hội BH Canađa thì “TLBH là một hành vi cố tình gian dối,lừa
đảo có thể có chủ ý ngay từ khi tham gia BH hoặc phát sinh sau khi đã xảy ra
rủi ro cho đối tượng BH nhằm chiếm đoạt một số tiền từ DNBH mà đáng lí ra
họ không được hưởng”
Hành vi trục lợi có thể xuất phát từ phía khách hàng cũng có thể từ phía
công ty BH, có thể xảy ra ngay từ khi tham gia BH hoặc sau khi rủi ro đã xảy
ra cho đối tượng BH.
TLBH diễn ra ở hầu hết các nghiệp vụ BH và bất cứ nước nào khi đã
triển khai BH thương mại thì tất yếu sẽ có TLBH.Nhiều DNBH đã bỏ ra rất
nhiều tiền để khắc phục vấn đề trục lợi, song số vụ trục lợi vẫn ngày càng gia
tăng với nhiều hành vi, thủ đoạn tinh vi.Vì vậy công tác phòng chống trục lợi
là việc làm cần thiết và quan trọng đối với mỗi DNBH cũng như đối với toàn
bộ thị trường BH.
2.Nguyên nhân dẫn đến hành vi trục lợi
2.1 Nguyên nhân khách quan
Đây là những nguyên nhân không thuộc phạm vi kiểm soát của các
DNBH, nó chịu sự chi phối tác động của các nhân tố bên ngoài doanh
nghiệp.Những nguyên nhân khách quan chủ yếu là:
-Do hệ thống văn bản pháp luật về hoạt đông kinh doanh bảo hiểm còn
nhiều chồng chéo và chịu sự tác động của nhiều nguồn luật.
2
Hoạt động kinh doanh bảo hiểm trên thị trường bảo hiểm Việt Nam chịu
sự điều chỉnh của nhiều nguồn luật: bộ luật dân sự, luật hàng hải, luật hàng
không dân dụng, luật kinh doanh bảo hiểm,…Ngoài ra còn có các văn bản
dưới luật như các thông tư, nghị định hướng dẫn,giải thích luật khi áp dụng
thi hành.Vì nhiều văn bản pháp luật điều chỉnh nên có sự chồng chéo và thậm
chí có những nguồn luật quy định trái ngược nhau.
VÍ dụ: Tại khoản 2 điều 228 Bộ luật hàng hải năm 2005 quy định:” Đơn
BH có thể được cấp theo đơn BH đích danh, đơn BH theo lệnh hoặc đơn BH

vô danh” thì ngay tại khoản 4 lại quy định” Đơn Bh phải có những nội dung
cơ bản sau đây: tên người được bảo hiểm hoặc có quyền lợi bảo hiểm…”.Tuy
nhiên tại điều13 luật kinh doanh bảo hiểm lại quy định hợp đòng bảo hiểm
phải có những nội dung cơ bản: “Tên, địa chỉ của DNBH, bên mua BH, người
thụ hưởng hoặc người được BH…”. Còn ở Điều 14 lại quy định : “Hợp đồng
bảo hiểm phỉa được lập thành văn bản….”.Từ những quy định trong các
nguồn luật nêu trên thì sẽ không có “Đơn bảo hiểm vô danh” như quy định
của luật hàng hải.
Tuy nhiên do quy tắc áp dụng luật là luật riêng được áp dụng trước luật
chung thì trong trường hợp này luật hàng hải lại được ưu tiên áp dụng trước
luật kinh doanh bảo hiểm.
-Các chế tài xử phạt về hành vi trục lợi còn quá nhẹ không đủ sức răn đe
những kẻ có hành vi trục lợi.
Hiện nay theo Nghị định số:118/2003/NĐ-CP ban hành ngày
13/10/2003;Thông tư 31/2004/TT-BTC do Bộ tài chính ban hành thì cá nhân
tổ chức có hành vi trục lợi bảo hiểm có thể bị xử phạt từ 1.000.000 đến
5.000.000 đồng.Với mức xử phạt này nếu hành vi trục lợi bị phát hiện thì
cũng chỉ bị phạt tối đa là 5 triệu đồng trong khi đó nếu việc trục lợi thành
công thì số tiền trục lơi lớn hơn rất nhiều có thể lên đến hàng tỉ đồng.Sự
chênh lệch quá lớn này có thể tiếp tay cho những kẻ có tư tưởng “ Được ăn cả
ngã về không” thực hiện hành vi trục lợi.
3
-Nhận thức của người dân về pháp luật nói chung và pháp luật về bảo
hiểm còn nhiều yếu kém hạn chế.
Pháp luật của một quốc gia là quy tắc để mọi người xử sự điều chỉnh
hành vi của mình.Tuy nhiên hiện nay do trình độ dân trí của mọi người dân
còn thấp nên mọi người cũng hiểu một cách mơ hồ về các văn bản pháp luật
nói chung và các văn bản pháp luật về bảo hiểm nói riêng.
Một bộ phận không nhỏ người dân cho rằng quỹ BH là một quỹ phúc
lợi xã hội nhiều người còn đứng ra làm chứng giả cho các đối tượng trục lợi

với suy nghĩ là mình đã giúp đỡ người khác và làm được một việc tốt.Nhưng
đây lại là một tinh thần nhân đạo đặt không đúng chỗ, một nhận thức hết sức
sai lầm vì KDBH thực hiện được là dựa trên quy luật “số đông bù số ít”.Mọi
người tham gia BH không những tự bảo về mình mà còn san sẻ rủi ro giữa
những người tham gia BH với nhau. Điều này thể hiện tính nhân văn của BH.
-Do địa hình địa lí phức tạp hiểm trở
Đôi khi tai nạn rủi ro xảy ra ở những nơi có địa hình địa lí phức tạp như
ngoài biển khơi hoặc ở những nơi đèo dốc vắng nằm ngoài tầm kiểm soát của
các DNBH.Vì vậy công tác giám định trở nên khó khăn và khó có thể xác
minh được chính xác tổn thất thực tế là bao nhiêu.Từ đó tạo điều kiện thuận
lợi cho những hành vi trục lợi diễn ra.
2.2 Nguyên nhân chủ quan
Đây là những nguyên nhân nằm bên trong doanh nghiệp mà doanh
nghiệp có thể kiểm soát được.Những nguyên này bao gồm:
-Sự non kém thiếu kinh nghiệm của cán bộ nhân, nhân viên BH
Nói chung các cán bộ nhân viên BH đều có trình độ chuyên môn nghiệp
vụ về BH.Tuy nhiên trong quá trình khai thác bảo hiểm họ còn phải có trình
độ về các lĩnh vực khác để đánh giá rủi ro của đối tượng bảo hiểm nhưng họ
lại thiếu kinh nghiệm thực tế về những lĩnh vực này.Do đó rất khó có thể đối
phó được những mánh khóe ngày càng tinh vi hơn của những kẻ trục lợi.
-Ý thức đạo đức nghề nghiệp của cán bộ nhân viên bảo hiểm
4
Một số cán bộ nhân viên BH đã thông đồng với khách hàng để thực hiện
hành vi trục lợi. Đây là một hành vi rất nguy hiểm bởi vì các nhân viên BH là
người hiểu rất rõ và biết làm thế nào,chỉ đường đi nước bước để qua mắt được
các bộ phận khác khi bị kiểm tra.
Đặc biệt do đặc thù của ngành KDBH là các nhân viên tiếp xúc với
khách hàng, tư vấn giải thích cho khách hàng nếu khách hàng có nhu cầu thì
sẽ cấp đơn bảo hiểm.Trong quá trình tư vấn một số không ít nhân viên đã vì
lợi ích cá nhân mà tư vấn sai nhằm mục đích lôi kéo khách hàng mua bảo

hiểm với nhiều lợi ích hấp dẫn.Các doanh nghiệp không thể kiểm soát được
việc trao đổi gặp gỡ giữa nhân viên với khách hàng.Vì vậy rất khó cho doanh
nghiệp khi bị nhân viên của mình “phản bội”.
-Thị trường bảo hiểm ngày càng phát triển nên cạnh tranh giữa các
doanh nghiệp cũng ngày càng gay gắt quyết liệt.Vì vậy việc trao đổi thông tin
giữa các doanh nghiệp với nhau còn rất hạn chế và hầu như không có.Mọi
doanh nghiệp luôn muốn giữ kín mọi thông tin liên quan đến khách hàng của
mình.
Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến hiện tượng TLBH diễn ra
thuận lợi , có khi cùng một mánh khóe thủ đoạn nhưng có thể thực hiện thành
công ở rất nhiều công ty BH khác nhau.Khi các vụ trục lợi bị phát hiện thì các
doanh nghiệp cũng không muốn làm to chuyện mà họ chỉ cần ngăn chặn được
tổn thất bởi vì:
+Khi làm to chuyện thì sẽ ảnh hưởng đến tâm lí của khách hàng còn lại
của công ty, từ đó tạo ra tâm lí không tin tưởng và hoang mang.vì vậy việc
giữ chân khách hàng cũng như thu hút thêm khách hàng mới là rất khó điều
này ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp
+Các doanh nghiệp cũng chỉ cần đạt được mục đích ngăn chặn tổn thất
chứ không có ý định phạt hay đưa nhau ra tòa.Vì chí phí theo kiện cũng
không nhỏ, nếu kéo dài không những chi phí tốn kém mà còn làm ảnh hưởng
đến hoạt động kinh doanh của công ty.Như vậy không chỉ làm cho chi phí
5
tăng mà còn làm giảm doanh thu nên cách tốt nhất là các doanh nghiệp không
khiếu kiện khi phát hiện khách hàng có hành vi trục lợi.
+Trong KDBH nó còn liên quan đến các mối quan hệ, có thể đối tượng
trục lợi lại là người thân quen của một khách hàng lớn.Nếu làm to chuyện thì
không hay, có thể sẽ mất đi một khách hàng lớn tiềm năng và như vậy sẽ làm
ảnh hương đến kết quả của doanh nghiệp.
-Sự chủ quan của các doanh nghiệp trong quá trình giám định bồi thường
Hầu hết đối với các hồ sơ bồi thường có số tiền tổn thất nhỏ(<10 triệu

đồng) thì các doanh nghiệp rất chủ quan không đánh giá xem xét một cách kĩ
càng.Vì vậycác vụ trục lợi có số tiền bồi thường nhỏ rất ít bị phát hiện.
Chính vì những nguyên nhân nêu trên mà hiện tượng trục lợi ngày
càng gia tăng bởi vì tâm lí của những kẻ trục lợi là được thì càng tốt mà
không được thì cũng chẳng sao.
3.Các hình thức trục lợi trong BHTS
Mỗi nghiệp vụ BH khi triển khai đều có những hành vi trục lợi.Nếu như
trong BH con người,BH trách nhiệm dân sự thì TLBH thường diễn ra dưới
một số hình thức như:
-Người được bảo hiểm chết do các bệnh có thời gian tiến triển bệnh lí
kéo dài như: ung thư, lao, xơ gan, suy thận, suy tim…..
-Người được bảo hiểm chết khi hợp đồng có hiệu lực trong những năm
đầu
-Người được bảo hiểm đã điều trị bệnh( thuộc trường hợp những bệnh
không chấp nhận bảo hiểm) dưới tên người khác trước khi hợp đồng bảo hiểm
có hiệu lực
-Hợp đồng bảo hiểm có số tiền bảo hiểm lớn so với khả năng tài chính,
hoàn cảnh kinh tế của người tham gia BH
-Rủi ra xảy ra liên quan đến nhiều hợp đồng bảo hiểm được phát hành
vào những thời điểm gần nhau
-Khai báo rủi ro không trung thực
6
-Khai giảm tuổi so với tuổi thực trong bảo hiểm nhân thọ để được giảm
phí
-Gian lận đối với người thứ ba
………………………..
Tuy nhiên do BHTS có đối tương bảo hiểm là tài sản và thường áp dụng
một số nguyên tắc như: nguyên tắc bồi thường, nguyên tắc thế quyền, bảo
hiểm trùng……Vì vậy hiện tượng trục lợi trong BHTS thương diễn ra dưới
các hình thức không giống như trong bảo hiểm con người, bảo hiểm trách

nhiệm dân sự. Đối với BHTS hiện tượng trục lợi thường diễn ra dưới các hình
thức phổ biến như:
-“Cháy hàng” rồi mới mua bảo hiểm
Có nghĩa là khi tổn thất thực tế đã xảy ra chủ sở hữu tài sản mới đi mua
BH. Đây là hình thức trục lợi rất phổ biến, kiểu trục lợi này thường nảy sinh
khi sự cố tai nạn đã xảy ra mà chủ tài sản chưa mua BH.Tuy nhiên kiểu trục
lợi này chỉ có thể thành công khi có sự tiếp tay của cán bộ nhân viên trong
công ty bảo hiểm.Bởi vì một trong những nguyên tắc của hoạt động KDBH là
“ rủi ro có thể bảo hiểm”.Theo nguyên tắc này các công ty BH chỉ có thể BH
cho những rủi ro bất ngờ, không lường trước được.Các công ty BH sẽ không
BH cho những rủi ro đã xảy ra hoặc chắc chắn sẽ xảy ra.Trước khi bán dịch
vụ BH cho khách hàng các công ty bảo hiểm phải đánh giá rủi ro cho đối
tương BH nếu thấy rủi ro đó có thể BH được thì mới cấp đơn bảo hiểm cho
khách hàng và hợp đồng bảo hiểm mới bắt đầu có hiệu lực.Vì vậy hành vi
trục lợi này chỉ có thể thành công khi có sự tiếp tay giữa người tham gia bảo
hiểm với các cá nhân trong công ty bảo hiểm để thực hiện hành vi trục lợi,
cùng chia nhau số tiền trục lợi được từ công ty.
-Khai tăng số tiền tổn thất từ các vụ tai nạn
Một trong những nguyên tắc của BHTS là nguyên tắc bồi thường:
STBT=Giá trị thiệt hại thực tế*(STBH/GTBH)
7
Vì vậy trong mọi trường hợp số tiền bồi thường mà người tham gia bảo
hiểm nhận được không thể vượt quá giá trị thiệt hại thực tế.Vì nguyên tắc này
mà một số kẻ đã trục lợi bằng cách khai tăng số tiền tổn thất trong các vụ tai
nạn dưới nhiều hình thức như thực tế tài sản không bị hư hỏng, không bị sửa
chữa nhưng ngươi tham gia BH vẫn kê khai vào hồ sơ khiếu nại đòi bồi
thường, sửa chữa.
Hoặc người được BH “mượn gió bẻ măng” lợi dụng tổn thất đã xảy ra
để làm hư hỏng thêm hoặc phá hủy tài sản đã tham gia BH nhằm được bồi
thương cao hơn hoặc thay thế tài sản đã bị hư hỏng đã cũ bằng một tài sản

mới có giá trị cao hơn.
-Tự phá tà sản để nhận tiền bồi thường
Vì BHTS có đối tượng BH là tài sản và khi tài sản bị hư hỏng thiệt hại
thuộc phạm vi bảo hiểm thì người tham gia bảo hiểm có quyền đòi các DNBH
bồi thường.Do đó một số kẻ lợi dụng hình thức này đã tự phá tài sản để được
bồi thường bởi vì như vậy họ vừa được bồi thường mà lại không ảnh hưởng gì
đến tính mạng và tình trạng sức khỏe của bản thân họ. Để thực hiện hành vi
trục lợi này người tham gia bảo hiểm đã có kế hoạch từ trước, chuẩn bị công
phu. Đây là hình thức TLBH nghiêm trọng nhất và cũng khó phát hiện nhất.
Vì vậy hành vi trục lợi này thường gây khó khăn cho công việc điều tra
khi tổn thất xảy ra. Ý đồ trục lợi của hình thức này thường diễn ra từ trước khi
tham gia BH, quy mô trục lợi lớn số tiền gian lận trục lợi rất cao.Việc trục lợi
được thực hiện dưới hình thức người tham gia bảo hiểm sẽ tháo dỡ các bộ
phận tài sản máy móc thiết bị có giá trị cao thay vào đó là các bộ phận tài sản,
máy móc thiết bị cũ, hư hỏng,có giá trị thấp.Sau đó,sẽ cố ý phá huỷ tài sản đã
mua BH.Và khi tài sản đã phá huỷ xong thì kẻ trục lợi sẽ đòi bồi thường
tương ứng với các giá trị của các bộ phận tài sản,máy móc, thiết bị có giá trị
cao.
8
Ví dụ: chủ tàu biển sau khi kí kết hợp đồng bảo hiểm sẽ tháo dỡ các
trang thiết bị trên tàu đi nơi khác sau đó đánh chìm tàu xuống biển(tức là gây
nên tổn thất toàn bộ) và đòi bảo hiểm bồi thường.
Hoặc là trong bảo hiểm vật chất xe cơ giới các chủ phương tiện sau khi
bảo hiểm sẽ thay thế các bộ phận có giá trị bằng các bộ phận cũ, giá trị
thấp.Sau đó sẽ tự đốt chiếc xe hoặc cho xe đâm xuống vực và việc cuối cùng
là yêu cầu các công ty bảo hiểm bồi thường.
-Lập hồ sơ hiện trường giả
Đối với hình thức trục lợi này những kẻ trục lợi thường cố tình tạo ra
một hiện trường tai nạn rủi ro giả giống như một vụ tai nạn thật.
Ví dụ: Một chiếc xe bị tai nạn gây tổn thất toàn bộ nhưng chủ xe lại

không tham gia bảo hiểm.Lúc đó những kẻ trục lợi sẽ tháo biển số xe của
một chiếc xe khác đã mua bảo hiểm đến nơi xảy ra tai nạn.Sau đó sẽ báo cho
công ty bảo hiểm đến giám định và yêu cầu bồi thường.tuy nhiên để thực hiện
được hành vi này thì phải có sự chuẩn bị từ trước.Bởi vì khi khách hàng yêu
cầu bồi thường thì các công ty bảo hiểm thường yêu cầu khách hàng phải có
giấy chứng nhận bảo hiểm còn hiệu lực.
-Trục lợi bảo hiểm thông qua bảo hiểm trùng
Trong BHTS áp dụng nguyên tắc đóng góp khi có bảo hiểm trùng.Bảo
hiểm trùng là trường hợp cùng một đối tượng BH được bảo hiểm bởi nhiều
đơn khác nhau( hai đơn trở lên) cho cùng một thời hạn bảo hiểm cùng một
phạm vi bảo hiểm và có tổng số tiền bảo hiểm từ tất cả các hợp đồng bảo
hiểm lớn hơn giá trị bảo hiểm.Và khi có tổn thất xảy ra thì tổng số tiền bồi
thường từ tất cả các đơn không vượt quá giá trị thiệt hại thực tế của tài sản.Số
tiền bồi thương của mỗi công ty được phân bổ theo nguyên tắc đóng góp dựa
trên số tiền bảo hiểm hoặc phí bảo hiểm của từng đơn.
Dựa vào nguyên tắc này một số kẻ đã trục lợi bằng cách dùng tài sản để
tham gia bảo hiểm ở nhiều công ty bảo hiểm khác nhau.Và khi có rủi ro xảy
ra thì đòi tất cả các công ty bảo hiểm bồi thường.Do cạnh tranh giữa các công
9
ty bảo hiểm với nhau rất gay gắt nên việc trao đổi thông tin giữa các doanh
nghiệp với nhau hầu như không có.Chính vì vậy cùng một đối tượng bảo
hiểm có thể tham gia bảo hiểm tại rất nhiều công ty bảo hiểm khác nhau mà
các công ty bảo hiểm không hề biết.Và khi tổn thất xảy ra thì tất cả các công
ty bảo hiểm đều bồi thường cho tổn thất đó dựa vào tổn thất thực tế mà không
hề dựa vào nguyên tắc đóng góp.
Đại lí bán bảo hiểm nhưng không nộp phí về cho công ty bảo hiểm
Thông thường các hợp đồng bảo hiểm thường có thời hạn bảo hiểm dưới
một năm, có những nghiệp vụ chỉ có thời gian bảo hiểm trong mấy
ngày.Chính vì có thời hạn ngắn, trách nhiệm phát sinh trong thời hạn ngắn
nên một số đại lí bảo hiểm khi bán bảo hiểm đã không nộp phí về cho công ty

mà bỏ vào túi.Những trường hợp này thì chỉ khi phát sinh trách nhiệm và
khách hàng yêu cầu giả quyết bồi thường thì các công ty bảo hiểm mới phát
hiện được.Khi đó công ty bảo hiểm vẫn phải bồi thường cho khách hàng bởi
vì đại lí bảo hiểm là người đại diện cho công ty bảo hiểm đi bán dịch vụ bảo
hiểm.
Ví dụ:Trong bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường
biển.Các chuyến hàng thường có thời gian vận chuyển khoảng một vài
tháng.Và khi chuyến hàng đó kết thúc thì hợp đồng bảo hiểm cũng chấm
dứt.Các chuyến hàng thường có giá trị lớn nên phí bảo hiểm cũng cao.Một số
đại lí sau khi cấp đơn bảo hiểm cho khách hàng đã không nộp phí về cho công
ty và khi chuyên hàng kết thúc thì trách nhiệm của công ty bảo hiểm cũng
hết.Nếu không có tổn thất đối với chuyến hàng thì công ty bảo hiểm không hề
biết.
Bên cạnh đó trong nghiệp vụ bảo hiểm hàng hoá vận chuyển bằng đường
biển còn có hiện tượng trục lợi xuất phát từ phía khách hàng đó là:trước khi
thực hiện chuyến vận chuyển họ đến các công ty bảo hiểm để mua bảo hiểm
nhưng chưa đóng phí.Khi cuộc hành trình kết thúc họ đến công ty bảo hiểm
10

×