Đánh giá tình hình chất lượng sản phẩm Mũ Bảo Hiểm tại Việt Nam và nêu ra
những giải pháp.
I . Nhu cầu về sản phẩm Mũ bảo hiểm tại Việt Nam.
Khi 15/9 - thời điểm tất cả các cán bộ công chức phải đội mũ bảo hiểm
khi tham gia giao thông- đã qua, cơn sốt mũ bảo hiểm tiếp tục âm ỉ thì người
dân bắt đầu có thời gian lựa chọn cho mình những sản phẩm vừa an toàn,
chất lượng và thời trang trước ngày 15/12- thời điểm tất cả mọi người đi
môtô, xe máy đều phải đội mũ bảo hiểm. Nhu cầu về mũ bảo hiểm là rất lớn.
Chỉ ước tính tại riêng TP HCM đã là 3-5 triệu cái. Thị trường Mũ bảo hiểm
tại Việt Nam đã đáp ứng được đòi hỏi về mẫu mã kiểu dáng, giá cả phục vụ
được nhiều đối tượng, nhưng liệu đã đáp ứng được nhu cầu về chất lượng
của người tiêu dùng hay chưa còn là một dấu hỏi lớn.
II . Tình hình chất lượng sản phẩm Mũ bảo hiểm trên thị
trường Việt Nam.
2.1 Chất lượng sản phẩm Mũ bảo hiểm được bày bán trên thị trường
Theo số liệu thống kê, hiện Việt Nam có khoảng 60 nhà nhập khẩu mũ bảo
hiểm từ nước ngoài (phần lớn từ Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc) và trên
30 nhà sản xuất trong nước, với khoảng 120 nhãn hiệu khác nhau. Tuy nhiên
tính tới thời điểm này mới chỉ khoảng trên 30 đơn vị được công bố chất
lượng mũ bảo hiểm đạt tiêu chuẩn VN và theo số liệu của Tổng cụ tiêu
chuẩn đo lường chất lượng, trên 60% các lô mũ bảo hiểm trên thị trường
được kiểm tra thiếu tên hàng hóa, tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu
trách nhiệm về hàng hóa, trong khi các lô mũ nhập khẩu phần lớn không có
tem chứng nhận chất lượng, không rõ xuất xứ...
Báo cáo tổng hợp của Cục quản lý thị trường cho biết, trong thời gian gần
đây, lực lượng quản lý thị trường địa phương đã thu giữ gần 30.000 chiếc
mũ bảo hiểm giả, nhái nhãn mác, chưa qua kiểm định chất lượng và mũ bảo
hiểm nhập lậu.
Trung tâm Kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng 3 (gọi tắt là Trung
tâm 3) cho biết có đến 75% mẫu mũ bảo hiểm đưa đi thử nghiệm, đánh
giá chất lượng tại trung tâm không đạt tiêu chuẩn, lãnh đạo Trung tâm 3
cho biết từ cuối tháng 8 đến 10-9-2007, trung tâm đã nhận gần 100 mẫu
MBH chuyển đến. Thống kê 60 mẫu MBH đã thử nghiệm xong, có 45
1
mẫu không đạt yêu cầu, chiếm tỉ lệ 75%. Điều đáng lưu ý: số mũ này
đều không đạt được hai chỉ tiêu quan trọng nhất là giảm xung động bề
mặt đập và độ bền đâm xuyên. Đây là số MBH do chi cục tiêu chuẩn đo
lường địa phương ở các tỉnh, thành phía Nam lấy từ thị trường trôi nổi
không rõ nguồn gốc hoặc do một số doanh nghiệp gửi đến trung tâm
yêu cầu kiểm định chất lượng.
-------------------------------
Nhu cầu về mũ bảo
hiểm tăng cao, rất nhiều
điểm bán MBH mọc lên.
Trên đó hàng thật hàng giả
lẫn lộn, thậm chí có những
điểm không có một sản
phẩm nào là hàng thật.
Người tiêu dùng bối rối
trước ma trận MBH.
--------------------------------
Trên thị trường Hà Nội, thực tế cho thấy mũ giả, mũ nhái gần như độc
chiếm thị trường hàng bình dân.Hầu hết những "đại gia" sản xuất mũ
bảo hiểm hiện nay đều gặp vấn nạn mũ giả, mũ nhái dưới đủ dạng khác
nhau.Khảo sát tại các cửa hàng, nhận thấy loại mũ bảo hiểm mang nhãn
hiệu Amoro bị làm giả, làm nhái nhiều nhất, chiếm lĩnh phần lớn trên
các kệ trưng bày.Trên phố Huế (Hà Nội) có tới khoảng 40 cửa hàng
kinh doanh mũ bảo hiểm của Công ty TNHH Amoro Việt Nam thì chỉ
có khoảng 20 cửa hàng có bán hàng thật, còn lại là hàng nhái, hàng
giả.Tại phố Nguyễn Văn Cừ, Ngô Gia Tự, quận Long Biên, Hà Nội
cũng vậy, tuyến phố này có 15 đại lý bán mũ Amoro thì gần như đại lý
nào cũng bán xen kẽ hàng nhái, hàng giả.Mũ nhái thường được mang
tên Amaro, Amono... Nhưng chủ yếu vẫn là hàng giả, mang nhãn hiệu
Amoro và tất nhiên là giá cả thì đủ kiểu.Điều đáng lo ngại là trên những
chiếc mũ giả này đều có dán tem nhỏ màu ánh bạc, in chữ Amoro.Ngay
2
cả các nhãn hiệu mũ bảo hiểm khác như: Honda, Protect, Azura,
Lucky... cũng như vậy.Hầu hết trên mỗi chiếc mũ đều có dán một con
tem nào đó, những mẫu mã của tem cũng phong phú không kém gì
nhãn hiệu, chất lượng và giá cả.
Một chiếc mũ bảo hiểm nhái hoặc giả thường có giá rẻ hơn hàng thật
tới vài chục nghìn, thậm chí là cả trăm nghìn.Bởi người bán thường
nhập hàng với giá chỉ 30.000 đồng/chiếc mũ có nguồn gốc Trung Quốc
mang nhãn hiệu Amoro.Sau đó người ta có thể đẩy nó lên mức giá
60.000 đồng hoặc lên ngang bằng với giá hàng thật là 100.000 đồng -
120.000 đồng
Chất lượng mũ bảo hiểm: Khó kiểm soát!
2.2 Chất lượng sản phẩm Mũ bảo hiểm là hàng khuyến mãi
Một số doanh nghiệp đã thực hiệm chiến lược mua sản phẩm được
tặng kèm mũ bảo hiểm. Khi người tiêu dùng mua bảo hiểm xe máy loại
2 năm sẽ được khuyến mại một chiếc mũ bảo hiểm. Rất nhiều người đổ
đi mua bảo hiểm xe máy. Phần lớn trong số họ có mũ bảo hiểm để đối
phó với công an nên họ không quan tâm đến chất lượng của sản phẩm
ra sao?
Ông Nguyễn Tuấn - Phó Chánh thanh tra Sở KHCN Hà Nội ngày 17.10
- cho biết: Theo kết quả kiểm tra ngẫu nhiên lô mũ khuyến mãi của một
số đại lý bảo hiểm Pjico trên địa bàn Hà Nội, về 2 chỉ tiêu quan trọng
nhất là: Độ bền va đập và độ bền đâm xuyên đã cho thấy không đạt chất
lượng. Nhưng số MBH kém chất lượng này đã được Cty khuyến mãi
cùng với việc khách hàng mua bảo hiểm xe máy và đã tới tay người sử
dụng.
Từ các điều tra thực tế cho thấy một nhận định sau:
3
Phần lớn mũ bảo hiểm được khuyến mãi đều là hàng dỏm
2.3 10 cơ sở cung cấp mũ bảo hiểm đạt tiêu chuẩn
10 cơ sở đạt chất lượng là Amoro, Protec, HSL, Hitech, Xanaha
Suzuki, Honda, Azura, Sankyo, Amono, Moto.
Theo ông Ngô Quý Việt, Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn đo
lường chất lượng (Bộ Khoa học và Công nghệ), đây là danh sách công
bố đợt 1 những cơ sở sản xuất và nhập khẩu mũ bảo hiểm đạt chất
lượng.
Đoàn kiểm tra liên ngành sẽ tiếp tục tiến hành kiểm tra những cơ sở còn
lại. Những cơ sở nào đảm bảo chất lượng sẽ được tiếp tục công bố trong
thời gian sớm nhất để người tiêu dùng biết khi chọn mua mũ bảo hiểm,
vẫn theo thông tin từ ông Ngô Quý Việt.
Người đứng đầu Tổng cục cũng cho biết thêm, các cơ sở sản xuất mũ
bảo hiểm được công bố đảm bảo chất lượng vẫn tiếp tục được “theo dõi
trong thời gian tới.
Trong đợt kiểm tra lần này, Tổng cục cũng công nhận những kết quả
kiểm tra mũ bảo hiểm nhập khẩu đã được nước sản xuất chứng nhận
đảm bảo chất lượng, phù hợp với tiêu chuẩn của Việt Nam.
Theo đó, mũ bảo hiểm nhập khẩu từ 2 nước Singapore và Malaysia có
dấu chứng nhận của 2 nước này đều được đoàn kiểm tra liên ngành thừa
nhận đảm bảo chất lượng. Theo thống kê hiện có 148 nhãn hiệu mũ bảo
hiểm lưu thông trên thị trường, trong số này, chỉ có 48 nhãn hiệu đăng
ký và đã được bảo hộ tại Việt Nam.
Những kết quả trên được đưa ra rất có lợi cho những cơ sở sản xuất
được công bố bởi thương hiệu được khẳng định, người tiêu dùng sẽ có
quyết định lựa chọn sản phẩm của các cơ sở đó trên ma trận mũ bảo
hiểm. Các cơ sở trên cần có những biện pháp để ngăn chặn hàng giả gắn
tem chính hãng.
4
2.4 Tiêu chuẩn của Việt Nam về sản phẩm MBH đạt chất
lượng
Mũ bảo hiểm dùng cho người đi trên mô tô, xe máy phải đảm bảo được
các yêu cầu quy định trong Tiêu chuẩn TCVN 5756:2001 hoặc TCVN
6979:2001 đối với mũ sử dụng cho trẻ em, cụ thể như sau:
a. Vật liệu làm mũ phải chịu được thời tiết, nhiệt độ, không gây độc
hại, dị ứng cho da tóc và ảnh hưởng tới sức khoẻ con người;
b. Khối lượng của mũ không nặng quá 1,5 kg đối với mũ che cả
hàm và không quá 1,0 kg đối với mũ che nửa đầu; Mũ cho trẻ
em: không quá 1,2 kg đối với mũ che cả hàm và 0,8 kg đối với
mũ che nửa đầu;
c. Mũ và các vật gắn trên mũ không được có các gờ sắc, nhọn;
Không sử dụng các bu lông, ốc, vít bằng kim loại ;
d. Vỏ cứng của mũ phải che được các bộ phận cần bảo vệ của đầu
và phải đảm bảo tầm nhìn cho người đội;
e. Mũ phải chịu được va đập ( không nứt vỡ) và hấp thụ được xung
động;
f. Khi thử đâm xuyên, mũi chuỳ không được chạm tới phần đầu;
g. Quai đeo phải có khoá và đảm bảo đủ bền, độ giãn phải nằm
trong giới hạn cho phép; đảm bảo độ ổn định theo tiêu chuẩn;
h. Kính chắn gió (nếu có) không làm sai lệch hình ảnh, đảm bảo độ
truyền sáng; khi vỡ không tạo thành các mảnh có góc quá nhọn
dễ gây thương tích cho người đội.
III . Giải pháp trước thực trạng: Chất lượng MBH bị thả nổi
3.1 Đối với nhà sản xuất .
• Mua bảo hiểm trách nhiệm sản phẩm
Công ty TNHH Amoro vừa ký kết với Công ty bảo hiểm phi nhân thọ
Bảo Việt VN về việc mua bảo hiểm cho sản phẩm của công ty với trị
giá 2 tỉ đồng. Theo đó, tất cả những người sử dụng MBH của Amoro
khi tham gia giao thông nếu xảy ra tai nạn và có những chấn thương
liên quan đến đầu mà nguyên nhân được xác định là do chất lượng mũ
không đảm bảo đều được bồi thường thiệt hại. Mức bồi thường cho
từng trường hợp do công ty bảo hiểm giám định và chi trả tùy theo mức
5