Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

Chăm sóc da ở người cao tuổi, giáo viên ươớng dẫn Đinh Thị Hồng Vân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (146.27 KB, 7 trang )

CHĂM SÓC DA Ở NGƯỜI CAO TUỔI
CN. Đinh Thị Hồng Vân
1. Đặc điểm đa ở người lớn tuổi
Da người lớn trung bình có diện tích 1,5 – 1,8m
2
và có trọng lượng trung
bình 15 – 18kg (tính cả hạ bì và mô mỡ). Da là một cơ quan nhiều chức năng
quan trọng, có liên quan mật thiết với các cơ quan khác bên trong cơ thể và có ý
nghĩa quyết định đối với đời sống con người. Da có nhiệm vụ cách ly giữa nội
môi và ngoại môi, giữ cho nội môi luôn luôn hằng định trong khi ngoại môi luôn
biến đổi hàng ngày. Chính vì lẽ đó mà sự lành mạnh của da là yếu tố cần thiết để
đảm bảo sức khỏe chung cho cơ thể.
Khi tuổi con người chúng ta càng lớn thì sự lão hóa các cơ quan trong cơ thể
cũng tăng theo tỉ lệ thuận. Lão hóa hệ thần kinh gây ra chứng hay quên, lú lẫn; lão
hóa hệ thống tim mạch gây ra bệnh tăng huyết áp, xơ vữa động mạch, bệnh lý tim
mạch… Da là một cơ quan bao bọc bên ngoài cơ thể cũng sẽ bị lão hóa theo thời
gian, và sự lão hóa da sẽ gây ra nhiều bệnh da đặc trưng ở người già.
Sự lão hóa da kéo theo sự thay đổi về cấu trúc và chức năng của thượng
bì, trung bì và cả những cơ quan phụ thuộc của da: Tuyến bã, tuyến mồ hôi,
nang lông, lông tóc… Sự thay đổi này tùy thuộc vào từng cá thể. Có người
nhiều, có người ít. Vì vậy chúng ta không có gì ngạc nhiên khi có hai người già
cùng tuổi nhưng một người thì da còn hồng hào, lông tóc còn tươi tốt, còn người
kia thì da nhăn nheo, co dúm, khô cằn.
Vậy khi ta lớn tuổi da sẽ:
- Trở nên mỏng hơn
- Giảm tính đàn hồi và độ ẩm
- Nhiều nếp gấp và nếp nhăn
- Mất lớp đệm mỡ dưới da
- Tổn thương dễ dàng hơn - dễ bị rách và bầm tím
- Chậm lành hơn
2. Những yếu tố tác động đến sự thay đổi ở da


2.1. Di truyền: Là 1 yếu tố hiển nhiên trong 1 số bệnh da
2.2. Thời gian tiếp xúc của da với ánh sáng mặt trời:
Khi da tiếp xúc nhiều với ánh sáng mặt trời, kéo theo sự mất nước không
nhận thấy ở lớp sừng làm khô da; mỏng da (thượng bì và trung bì) và thoái hóa
mô đàn hồi.
2.3. Độ nhiễm sắc tố ở da tăng
Khi độ dày của thượng bì giảm, nhú bì tương ứng xẹp lại, sự tăng trưởng
lớp thượng bì cũng giảm cả về tốc độ và thời gian. Số lượng tế bào sắc tố đen
cũng giảm, gây bất lợi cho da khi tiếp xúc với tia cực tím trong ánh mặt trời. Khi
đó da ở người cao tuổi mật độ nguyên bào sắc tố tăng mà tổng số tế bào sắc tố
đen giảm, dẫn đến: Tỉ lệ nguyên bào sắc tố/ tế bào sắc tố đen: tăng
Điều này có nghĩa là độ nhiễm sắc của da tăng. Chính điều này đã làm
cho một số người cao tuổi mà chúng ta thường thấy vùng da hở có nhiều dát
màu nâu đen hay còn gọi là da đồi mồi, đây là một bệnh da thường hay gặp ở
người cao tuổi.
2.4. Thay đổi sợi keo, sợi đàn hồi và cơ quan phụ thuộc của da
Ở lớp trung, hạ bì cũng xảy ra sự thay đổi về sợi keo, sợi chun và những
cơ quan phụ thuộc của da: Tuyến mồ hôi và tuyến bã giảm về số lượng, giảm sự
hoạt động làm cho da khô hơn, lông, tóc cũng thưa hơn và trở nên khô cứng
không còn mềm mại và mượt mà như lúc trẻ nữa.
2.5. Thay đổi mạch máu
Mạch máu nông ở người cao tuổi cũng dễ bị thương tổn, có lẽ vì mô liên
kết nâng đỡ thành mạch giảm. Do đó chúng ta cũng gặp những trường hợp
người già có những vết tím bầm hay ban xuất huyết mà không tìm thấy nguyên
nhân, đôi khi chúng ta dễ nhầm lẫn với hồng ban nhiễm sắc cố định.
2.6. Thay đổi miễn dịch ở da
Miễn dịch ở da phụ thuộc vào số lượng tế bào Langerhans và tế bào
Lympho. Ở người già, số lượng tế bào Langerhas ở vùng da kín giảm rõ rệt và
số lượng tế bào Lympho thì giảm rõ ở vùng da hở. Do đó, chức năng miễn dịch
của da ở người già giảm rõ. Khi chức năng miễn dịch của da giảm thì da rất dễ

tổn thương và dễ mắc các bệnh nhiễm trùng da, nhiễm virus ở da, loét da khó
lành…
3. Tại sao chăm sóc da và bảo vệ da ở người cao tuổi là quan trọng?
Làn da của chúng ta thay đổi dần theo độ tuổi. Càng lớn tuổi da càng trở
nên mỏng hơn và các cơ dưới da lỏng lẻo, các mô liên kết giảm sự đàn hồi làm
cho da bắt đầu chảy xệ và xuất hiện nếp nhăn. Da có thể trở nên mỏng hơn và
lúc này dễ dàng bị tổn thương hơn, lâu lành hơn. Các triệu chứng thông thường
như những người cao tuổi bao gồm da khô và ngứa, nếp nhăn, da chùng xuống,
thay đổi màu sắc, và "đốm đồi mồi”. Thậm chí đáng lo ngại là khả năng một số
những đốm đồi mồi có thể hóa ra là ung thư da.
Sự khô da ở người già có hai nguyên nhân chính: Sự mất nước không
nhìn thấy ở lớp sừng và giảm số lượng và hoạt động của tuyến bã và tuyến mồ
hôi.
Chính sự khô da này đã kích thích nhiều đến thần kinh ở da gây ra ngứa.
Do vậy mà trên lâm sàng, chúng ta hay gặp nhiều người cao tuổi đến khám chỉ
mỗi sự than phiền là ngứa mà chúng ta không tìm thấy một dấu chứng thương
tổn cơ bản nào trên da, ngoài dấu tích chính người bệnh gãi gây trầy xước da.
Các vị trí dễ bị ngứa do da khô là: chân, khuỷu tay và cánh tay.
Ngoài ra, khi da mỏng, lớp mỡ đệm dưới da không còn bảo vệ được các
mạch máu, ngoài ra các mạch máu này cũng bị xơ vữa nên dễ dàng vỡ ra do một
chấn thương hay chèn ép.
4. Chăm sóc da cho người lớn tuổi như thế nào?
4.1 Nắm bắt các nhu cầu cơ bản về da
- Nhu cầu được làm sạch
- Nhu cầu được bảo vệ, giữ ẩm và điều tiết
Với người cao tuổi da mỏng, khô hơn nên việc chăm sóc càng đòi hỏi người
điều dưỡng quan tâm nhiều hơn, thao tác nhẹ nhàng, tỉ mỉ và dự phòng trước
những tổn thương có thể xảy ra.
4.2 Nhận định
Hỏi Khám

- Lý do vào viện
- NB bị bao lâu rồi?
- Bắt đầu như thế nào/ Phát hiện như thế nào?
- Vị trí tổn thương/ đổi màu?
- Gia tăng kích thước, triệu chứng không?
- Cảm giác tại vùng da bị tổn thương: ngứa, rát, đau, ?
có lan ra không?
- Tiền sử dị ứng: thuốc, thức ăn, xà phòng
- Có tiếp xúc với hóa chất gần đây không?
- Môi trường sống, làm việc, sinh hoạt như thế nào?
- Thói quen ăn uống?
- Thói quen xấu (hút thuốc, uống rượu, thức khuya?
- Các bệnh lý mạn tính đi kèm?
- Từng bị trước đó hay chưa? Theo mùa không?
- Đã điều trị gì chưa? Bao lâu rồi? Hiệu quả loại thuốc đó
như thế nào? Loại thuốc đang điều trị?
- Đánh giá yếu tố nguy cơ dẫn đến tổn thương da và sự
lành vết thương
 Dinh dưỡng
 Sử dụng thuốc gây tổn thương da
 Tiền sử bị bệnh về da
 Vết thương mạn tính
 Bệnh lý thần kinh, tổn thương do áp lực
 Môi trường ẩm ướt
 Tình trạng vệ sinh của người bệnh
- Các xét nghiệm: sinh hóa (đường huyết), cấy nấm, siêu
âm,….
- Nhìn: Màu sắc
(đỏ, đen,
nâu, ), diện

tích, số lượng,
tính chất (Ấn
mất?), hình
dạng: tròn,
méo), phân
bố,
- Tuần hoàn tại
chỗ, mảng
xuất huyết?
- Da có vảy? Da
dày, chai,
mỏng, bở,
- Độ căng
phồng và di
động
- Sờ: Mềm mại,
thô ráp, bề mặt
(nhẵn, lồi,
lõm, ), cảm
giác da (lạnh,
nóng, ấm, ),
thân nhiệt
4.3 Kế hoạch chăm sóc
a. Giúp người bệnh duy trì sự toàn vẹn của da
- Chủ động ngăn ngừa chấn thương trong lúc di chuyển người bệnh ở khoa,
phòng: tránh va chạm người bệnh với giường, xe lăn, té ngã,…
- Không để vật sắc nhọn gần giường
- Nếu người bệnh không tự xoay trở được thì hướng dẫn và phụ giúp xoay trở
tư thế cho người bệnh mỗi 2h, chêm lót các vùng đè cấn, quản lý dịch tiết
tránh ẩm ướt.

- Đánh giá tính toàn vẹn da hàng ngày, sự thay đổi màu sắc da, trong lúc hỗ trợ
người bệnh vệ sinh cá nhân. Sự quan sát này sẽ giúp xác định bất kỳ sự thay
đổi nào trên da của người bệnh.
- Hướng dẫn cho người nhà phòng ngừa loét điểm tỳ nếu người bệnh nằm
trong nhóm nguy cơ.
- Vệ sinh da cho người bệnh: thao tác nhẹ nhàng, tránh trầy xước, …. Cắt ngắn
móng tay, móng chân cho người bệnh.
- Tránh đè cấn lên vùng da xuất huyết dễ làm tổn thương thêm hoặc làm trầy
xước dễ gây nhiễm trùng.
- Giáo dục cho người bệnh và người chăm sóc về các nguy cơ tổn thương da
và tầm quan trọng của các hành động phòng ngừa.
b. Giúp người bệnh chống ẩm ướt
Giữ da sạch sẽ, khô ráo
- Quần áo NB bằng vải thấm hút mồ hôi, rộng rãi, thoáng mát
- Thay quần áo, drap giường mỗi khi ẩm ướt: tiêu tiểu không tự chủ, đổ mồ hôi
nhiều, dịch tiết từ vết thương, vị trí dẫn lưu.
- Vệ sinh da hàng ngày, chú ý vùng nếp gấp, giữ cho da người bệnh luôn khô
ráo.
- Vệ sinh cá nhân: đầu tóc gọn gàng, gội đầu khi dơ, cắt ngắn móng tay, vệ
sinh bộ phận sinh dục sau mỗi lần tiêu tiểu.
Quản lý chất tiết
- Vết thương: thay băng mỗi khi thấm ướt dịch, dùng túi dẫn lưu kín trong
trường hợp vết thương có nhiều dịch tiết.
- Các ống trên cơ thể: tránh ứ đọng dịch, túi dẫn lưu xả mỗi 8h hoặc sớm hơn
nếu dịch đầy 2/3 túi, kiểm soát các chỗ nối của hệ thống dẫn lưu.
- Dùng các dụng cụ quản lý nước tiểu, phân: khi người bệnh tiêu tiểu không tự
chủ: uridom, tả giấy, túi nylon.
c. Cung cấp các phương tiện và dụng cụ bảo vệ da cho người bệnh
- Cung cấp nệm, đệm ghế, nêm gót chân và bảo vệ chi cho phù hợp
- Phòng bệnh: dụng cụ tránh góc cạnh, phòng tắm lắp tay vịn cho người bệnh.

- Không được sử dụng băng cuộn, băng gạc, băng keo quá chặt.
- Cung cấp cho người bệnh quần áo, drap giường bằng vải mềm, mịn, thấm hút
tốt, rộng rãi, thoải mái để giảm bớt kích thích ngứa.
d. Giúp người bệnh tăng cường dinh dưỡng: cung cấp đầy đủ dinh dưỡng:
đặc biệt là đạm và vitamin A, C, khoáng chất (Zn),…
e. Giáo dục sức khỏe cho người bệnh
- Khuyến khích người bệnh tập thể dục: đi bộ, tập dưỡng sinh, …Tập luyện thể
dục giúp săn chắc các tổ chức dưới da, tăng cường tuần hoàn làm đẹp da.
- Ngủ đủ giấc 6h - 8h/ngày.
- Tránh stress.
- Tránh khô d:
 Không tắm hơi
 Hướng dẫn người bệnh và người nhà cách kiểm tra nhiệt độ nước tắm
cho người bệnh.
 Tắm bằng nước ấm, không dùng nước nóng, thời gian tắm ngắn, hạn
chế tắm bằng vòi hoa se, tắm 2 – 3 lần/ tuần.
 Khuyên người bệnh nên dùng xà phòng dành cho da khô có chứa
glycerin làm ẩm da. Xà phòng làm thay đổi độ pH và làm cho da khô
và dễ bị nứt và nhiễm trùng.
 Sử dụng kem dưỡng ẩm thường xuyên ít nhất hai lần một ngày để bảo vệ
làn da khô. Sau khi tắm lau khô thì mới bôi kem dưỡng da, bôi nhiều hơn
cho vùng da khô nhiều: chân, khuỷu tay,…. Chỉ dùng kem dưỡng ẩm có
độ pH cân bằng. Tránh các loại kem thơm bởi vì nước hoa có thể gây
kích ứng da khô.
 Mùa đông khô nên sử dụng máy tạo độ ẩm.
- Tránh ứ trệ tuần hoà:
 Khuyên người bệnh không sử dụng các loại vớ quá chặt. Nên đi giày
vải mềm, thoải mái, gót bằng để tránh gây chèn ép tổn thương da
chân.
 Xoay trở đối với người bệnh vận động không tự chủ: mỗi 2h/ lần, xoa

bóp vùng da bị đè cấn.
- Tránh trầy xước:
 Cắt ngắn móng tay, móng chân,…
 Nên dùng quần áo, giày dét bằng vải mềm, thoáng. Không dùng đồ len
dễ gây kích ứng da.
 Áp dụng các biện pháp giảm bớt sự chú ý trên da: làm cho bận rộn,
đắp khăn lạnh lên vùng da bị ngứa hoặc tắm mát, ….
- Tránh ẩm ướt: giữ da người bệnh khô ráo, sạch sẽ, vệ sinh cho người bệnh
sau mỗi lần tiêu tiểu, dùng dụng cụ quản lý nước tiểu, phân,…Quần áo bằng
vải thấm hút mồ hôi tốt, mềm mại.
- Tránh ánh nắng mặt trời
 Không ra nắng từ 10 sáng và 2 trưa.
 Khi ra ngoài trời nên đội mũ rộng vành và kính mát, và sử dụng kem
chống nắng có SPF (yếu tố bảo vệ chống nắng) ít nhất là 15.
- Dinh dưỡng là yếu tố quan trọng để đảm bảo sự toàn vẹn da.
 Ăn nhiều rau tươi, quả chín, đặt biệt là rau lá xanh như: rau muống,
rau ngót, rau dền, mùng tơi,….
 Nhu cầu vitamin đối với cơ thể cũng vô cùng quan trọng như vitamin
E, vitamin C, betacaroten, vitamin PP, Vitamin nhóm B, các chất màu
trong thảo mộc, trong rau quả, các chất khoáng như: kali, magie, kẽm,
đồng, sắt và một số acid hữu cơ, chú trọng bổ sung canxi, các chất
omega 3 vì người cao tuổi dễ có nguy cơ loãng xương, ngăn cản quá
trình lão hóa da.
 Uống nước thường xuyên. Người cao tuổi hay quên, một số mất cảm
giác khát. Cho nên cần xây dựng thành chế độ uống nước và theo dõi
việc thực hiện. Ví dụ sáng uống hai cốc, trưa hai cốc, chiều hai cốc.
Tránh uống nhiều nước buổi tối. đảm bảo 2 – 2.5 lít/ngày
 Tránh rượu bia, thuốc lá
- Kiểm tra da thường xuyên cho các nốt ruồi mới hoặc nốt ruồi mọc hoặc thay
đổi màu sắc. Báo cho bác sĩ nếu nhận thấy có thay đổi bất thường trên da.

- Nếu loại thuốc dùng làm da khô nên báo với bác sĩ để được thay thế.
5. Khi bị các vấn đề về da cần tuân thủ những chế độ điều trị như thế nào?
- Hướng dẫn người bệnh đảm bảo chế độ điều trị thường xuyên, liên tục.
- Tái khám đúng hẹn.
- Khám sức khỏe định kỳ phát hiện sớm bất thường về da
- Uống thuốc và bôi thuốc đúng theo hướng dẫn của nhân viên y tế.
- Đối với thuốc bôi: Kiểm tra vùng da nhỏ rồi mới sử dụng cho toàn thân
- Khi có những dấu hiệu bất thường: da bong tróc vảy nặng hơn, xuất hiện vết
thường nhất là người bệnh tiểu đường, xuất hiện vùng da đổi màu, các đốm
sắc tố bất thường trên da thì nên đi khám ngay.
- Theo dõi tác dụng, tác dụng phụ của thuốc. Đặc biệt là thuốc corticoid gây
co kéo da,…. Và thông báo cho bác sĩ những tác dụng không mong muốn từ
thuốc để có hướng xử trí phù hợp.
- Lưu ý thường xuyên kiểm tra hạn sử dụng cho các loại thuốc và mỹ phẩm
Tóm lại, cần kết hợp ǎn uống với hoạt động điều độ giúp cơ thể người
cao tuổi thanh thản, thoải mái, ǎn ngon, ngủ sâu, tiêu hoá hấp thu tốt từ đó
làn da cũng trở nên đẹp hơn, giảm quá trình lão hóa.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 />do-dinh-duong-cho-nguoi-cao-tuoi.htm
2 />cao-tuoi.htm
3 />de-khoe.htm
4 />5 />6 />articleID=492&CategoryID=3&SubCategoryID=15&SpecialtyID=12
7 />option=com_content&view=article&id=504:benh-ngoai-da-o-nguoi-cao-
tuoi&catid=71:benh-ngoai-da&Itemid=151
8 />9 />nguoi-cao-tuoi/
10 />type=suckhoevadoisong&id=505
11 />people-1936.aspx
12 />13 />14 />15 />16 />library/dermatology/derm3035/

×