Tải bản đầy đủ (.doc) (54 trang)

Tuyển tập 15 đề thi thử đại học và tốt nghiệp THPT môn văn (có đáp án chi tiết)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (351.55 KB, 54 trang )

Tuyển tập 15 đề thi thử Đại học và tốt nghiệp THPT môn Văn (có đáp án chi tiết)
TRƯỜNG THPT PHÚ NHUẬN ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC NĂM 2013
Môn: Văn (Khối D). Thời gian: 180 phút
PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (5,0 ĐIỂM)
Câu I (2,0 điểm)
Nền văn học Việt Nam giai đoạn từ 1975 đến hết thế kỉ XX có sự thay đổi như thế nào
so với văn học giai đoạn từ 1945 đến 1975? Nguyên nhân nào dẫn đến sự thay đổi đó?
Câu II (3,0 điểm)
Viết bài văn nghị luận ngắn (không quá 600 chữ) trình bày suy nghĩ về ý kiến sau:
“Không có điều vĩ đại trên đời nào đạt được mà thiếu đi sự tâm huyết.”
PHẦN RIÊNG (5,0 ĐIỂM)
Thí sinh chỉ làm một trong hai câu (câu III.a hoặc III.b)
Câu III.a. Theo chương trình Chuẩn (5,0 điểm)
Thơ Tố Hữu mang tính trữ tình - chính trị. Hãy phân tích bài thơ “Từ ấy” của Tố Hữu để
làm rõ điều này.
Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lí chói qua tim
Hồn tôi là một vườn hoa lá
Rất đậm hương và rộn tiếng chim
Tôi buộc lòng tôi với mọi người
Để tình trang trải với trăm nơi
Để hồn tôi với bao hồn khổ
Gần gũi nhau thêm cho mạnh khối đời.
Tôi đã là con của vạn nhà
Là em của vạn kiếp phôi pha
Là anh của vạn đầu em nhỏ
Không áo cơm, cù bất cù bơ
Tháng 7 - 1938
(Tố Hữu, Ngữ Văn 11, tập Hai, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2007)
Câu III.b. Theo chương trình Nâng cao (5,0 điểm)
Phân tích vẻ đẹp của đoạn văn sau:


“Trên đầu núi, các nương ngô, nương lúa gặt xong, ngô lúa đã xếp yên đầy các nhà kho.
Trẻ con đi hái bí đỏ, tinh nghịch, đã đốt những lều canh nương để sưởi lửa. Ở Hồng Ngài người
ta thành lệ cứ ăn Tết khi gặt hái vừa xong, không kể ngày, tháng nào. Ăn Tết như thế cho kịp lúc
mưa xuân xuống thì đi vỡ nương mới. Hồng Ngài năm ấy ăn Tết giữa lúc gió thổi vào cỏ gianh
vàng ửng, gió và rét rất dữ dội.
Nhưng trong các làng Mèo đỏ, những chiếc váy hoa đã đem ra phơi trên mỏm đá xòe
như con bướm sặc sỡ […] Đám trẻ đợi Tết, chơi quay, cười ầm trên sân chơi trước nhà. Ngoài
đầu núi lấp ló đã có tiếng ai thổi sáo rủ bạn đi chơi. Mị nghe tiếng sáo vọng lại, thiết tha bổi
hổi. Mị ngồi nhẩm thầm bài hát của người đang thổi:
Mày có con trai con gái rồi
Mày đi làm nương
Tuyển tập 15 đề thi thử Đại học và tốt nghiệp THPT môn Văn (có đáp án chi tiết)
Ta không có con trai con gái
Ta đi tìm người yêu
Tiếng chó sủa xa xa. Những đêm tình mùa xuân đã tới.”
(Tô Hoài, “Vợ chồng A Phủ”, Ngữ Văn 12, tập Hai, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2008)
Hết
ĐÁP ÁN
PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (5 ĐIỂM)
Câu Ý Nội dung Điểm
I Nền văn học Việt Nam giai đoạn từ 1975 đến hết thế kỉ XX có sự
thay đổi như thế nào so với văn học giai đoạn từ 1945 đến 1975 ?
Nguyên nhân nào dẫn đến sự thay đổi đó?
2,0
1 Nền văn học Việt Nam giai đoạn từ 1975 đến hết thế kỉ XX có sự
thay đổi khác với văn học giai đoạn từ 1945 đến 1975 ở những
điểm:
- Văn học phát triển đa dạng về đề tài, chủ đề: phơi bày tiêu cực xã hội,
nhìn thẳng vào những tổn thất sau chiến tranh, bước đầu đề cập bi kịch
cá nhân…

- Đề cao cá tính sáng tạo của nhà văn, có nhiều tìm tòi đổi mới về nghệ
thuật.
- Văn học có tính chất hướng nội. Cảm hứng thế sự tăng mạnh, cảm
hứng sử thi và lãng mạn giảm dần.
- Đổi mới cách nhìn nhận, cách tiếp cận con người và hiện thực đời
sống, khám phá con người trong những mối quan hệ phức tạp đời
thường, thể hiện con người cá nhân ở nhiều phương diện, kể cả đời
sống tâm linh.
 Nhìn chung nền văn học vận động theo hướng dân chủ hóa,
mang tính nhân bản, nhân văn sâu sắc.
1,0
2 Nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi:
- Hoàn cảnh lịch sử , xã hội thay đổi: 1975 đất nước thống nhất. 1986
đất nước bắt đầu đổi mới, dần chuyển sang nền kinh tế thị trường
- Quan điểm nghệ thuật, con người và tư tưởng thẩm mĩ thay đổi.
1,0
II Viết bài văn nghị luận ngắn (không quá 600 chữ) trình bày suy nghĩ
của mình về ý kiến sau:
“Không có điều vĩ đại trên đời nào đạt được mà thiếu đi sự tâm
huyết”
3,0
1 Giải thích :
- Điều vĩ đại: điều to lớn, có ý nghĩa lớn lao với con người; có thể là sự
nghiệp, tình cảm, thành tựu …
- Tâm huyết: tập trung tuyệt đối về sức lực, tài sản, khả năng, đặc biệt là
niềm đam mê cho một điều gì đó.
- Ý nghĩa câu nói : Khẳng định mạnh mẽ vai trò, sức mạnh của tâm
0,5
Tuyển tập 15 đề thi thử Đại học và tốt nghiệp THPT môn Văn (có đáp án chi tiết)
huyết đối với những thành tựu có ý nghĩa lớn lao trong cuộc sống.

2 Bàn luận
a. Nguyên nhân, biểu hiện:
- Tâm huyết là động lực, niềm đam mê, ý chí vượt qua khó khăn; nó
đem đến tình yêu, trách nhiệm, sự hi sinh vô bờ bến cho điều mà người
ta theo đuổi, để đạt được kết quả tốt đẹp. VD : Ê đi xơn, Ngô Bảo Châu
( Bồ đề Langslan – giải Fielde).
- Những người đạt được sự vĩ đại đều là những người có tâm huyết :
Nelson Mandela.
- Thiếu tâm huyết, người ta dễ nản lòng, vô trách nhiệm, hời hợt, hoài
phí thời gian mà chẳng đem lại được điều gì tốt đẹp, lớn lao.
b.Mở rộng
- Những người sống và làm việc có tâm huyết thực sự, muốn làm việc
có ích luôn được trân trọng.
- Những người có tâm huyết nhưng không có khả năng, cách nhìn nhận
không đúng cũng dễ dẫn đến thất bại. Người có tâm huyết cũng cần có
một quá trình rèn luyện.
- Cũng có người tâm huyết nhưng “tài bất phùng thời”.
- Tâm huyết phải đặt đúng chỗ, nếu không sẽ trở thành vô dụng; có khi
góp phần làm nên cái xấu, cái ác, tổn hại đến xã hội. VD : Vũ Như Tô.
1,0
1,0
3 Bài học nhận thức, hành động và liên hệ bản thân :
- Tâm huyết phải xuất phát từ sự chân thành, hướng thiện, mục đích cao
cả và phải thể hiện trong hành động thực tế, mới góp phần làm nên
những điều tốt đẹp.
- Mỗi cá nhân cần sống có trách nhiệm, yêu thích và đam mê với công
việc; xây dựng tâm huyết từ những điều nhỏ bé đến những việc lớn lao ;
bồi đắp tâm huyết ở mọi lứa tuổi, mọi hoàn cảnh.
0,5
III.a Thơ Tố Hữu mang tính trữ tình - chính trị. Hãy phân tích bài thơ

“Từ ấy” trích trong tập thơ cùng tên để làm rõ điều này.
5,0
1 Vài nét về tác giả, tác phẩm 0,5
- Tố Hữu là nhà thơ cách mạng xuất sắc của nền văn học hiện đại Việt
Nam.
- Bài thơ “Từ ấy” được rút ra từ phần Máu lửa của tập thơ cùng tên, là
tuyên ngôn về lẽ sống của người chiến sĩ Cách mạng cũng là tuyên ngôn
nghệ thuật của nhà thơ, tiêu biểu cho tính trữ tình – chính trị của thơ Tố
Hữu.
2 Phân tích bài thơ “Từ ấy” để làm rõ tính trữ tình – chính trị của
thơ Tố Hữu
a. Giải thích :Thơ Tố Hữu mang tính trữ tình – chính trị
- Thơ Tố Hữu là thơ của lẽ sống lớn, tình cảm lớn, niềm vui lớn. Cái tôi
trữ tình của Tố Hữu ban đầu là cái tôi chiến sĩ, về sau trở thành cái tôi
nhân danh Đảng, nhân danh cộng đồng dân tộc.
- Thơ Tố Hữu đi sâu vào tình cảm lớn, yêu lý tưởng, lãnh tụ, tình quân
dân, đồng chí đồng bào, quốc tế vô sản.
- Niềm vui trong thơ Tố Hữu lớn lao, sôi nổi hân hoan, tươi sáng.
1,0
Tuyển tập 15 đề thi thử Đại học và tốt nghiệp THPT môn Văn (có đáp án chi tiết)
b. Phân tích bài thơ
- Khổ 1: Niềm vui sướng say mê khi bắt gặp lí tưởng của Đảng
+ Hình ảnh ẩn dụ: nắng hạ, mặt trời chân lí  Khẳng định lí tưởng
cách mạng như một nguồn sáng mới làm bừng sáng tâm hồn nhà thơ.
+ “Mặt trời chân lí”  hình ảnh sáng tạo: Đảng là nguồn sáng kì diệu
tỏa ra những tư tưởng đúng đắn, hợp lẽ phải, báo hiệu những điều tốt
lành cho cuộc sống.
+ Động từ “bừng” (chỉ ánh sáng phát ra đột ngột), “chói” (chỉ ánh sáng
có sức xuyên mạnh)  nhấn mạnh ánh sáng của lí tưởng đã xua tan
màn sương mù của ý thức tiểu tư sản, mở rộng tâm hồn cho nhà thơ một

chân lí mới của nhận thức, tư tưởng, tình cảm.
+ Hai câu sau, bút pháp trữ tình lãng mạn với hình ảnh so sánh đã diễn
tả cụ thể niềm vui sướng vô hạn của nhà thơ trong buổi đầu đến với lí
tưởng cộng sản.
- Khổ 2: Nhận thức mới về lẽ sống
+ Khẳng định quan niệm mới về lẽ sống là sự gắn bó hài hòa “cái tôi”
cá nhân và “cái ta” chung của mọi người.
+ Động từ “buộc”: ý thức tự nguyện sâu sắc và quyết tâm cao độ của
nhà thơ muốn vượt qua giới hạn của “cái tôi” cá nhân để hòa với mọi
người.
 Tâm hồn nhà thơ trải rộng với cuộc đời, đồng cảm sâu xa với
hoàn cảnh của từng con người cụ thể.
- Khổ 3: Sự chuyển biến sâu sắc trong tình cảm của Tố Hữu
+ Điệp từ “là con”, “là em”, “là anh” chỉ quan hệ đoàn kết gắn bó thân
thiết, chặt chẽ để làm nên sức mạnh trong đấu tranh cách mạng; “vạn”:
ước lệ: đông, mạnh  Cảm nhận là thành viên của đại gia đình quần
chúng lao khổ.
+ “Không áo cơm cù bất cù bơ”: nhà thơ thương cảm những kiếp người
không nơi nương tựa
 Nhà thơ đồng cảm, yêu thương với những con người lao khổ
bao nhiêu thì càng căm giận trước những bất công ngang trái của cuộc
đời bấy nhiêu.
3,0
3 Đánh giá chung 0,5
- “Từ ấy” là khúc hát reo vui của một tâm hồn bừng nắng hạ khi đón
nhận lí tưởng cộng sản. Lí tưởng ấy đã thắp sáng trong tâm hồn nhà thơ,
soi đường để nhà thơ bước tiếp trên con đường đấu tranh gian khổ, gắn
bó với quần chúng để giành thắng lợi.
- “Từ ấy” là bài thơ tiêu biểu cho tính trữ tình – chính trị trong thơ Tố
Hữu

III.b Phân tích vẻ đẹp của đoạn văn sau:“Trên đầu núi, các nương ngô,…
Những đêm tình mùa xuân đã tới.” (Tô Hoài, “Vợ chồng A Phủ”)
5,0
1 Giới thiệu tác giả, tác phẩm 0,5
-Tô Hoài là nhà văn nổi tiếng trên văn đàn từ trước năm 1945. Trong
kháng chiến chống Pháp, ông chủ yếu hoạt động ở lĩnh vực báo chí,
nhưng vẫn có một số thành tựu quan trọng trong sáng tác văn học, nhất
là về đề tài miền núi.
- Truyện Vợ chồng A Phủ in trong tập Truyện Tây Bắc đã dựng lại một
Tuyển tập 15 đề thi thử Đại học và tốt nghiệp THPT môn Văn (có đáp án chi tiết)
cách chân thực và sinh động bức tranh về cuộc sống, con người Tây Bắc
với những sắc thái riêng của vùng đất này.
2 Phân tích vẻ đẹp của đoạn văn
Vẻ đẹp nội dung :
- Cảnh xuân sớm tràn đầy màu sắc, âm thanh làm say lòng người:
+ Xuân về, thiên nhiên trở nên tươi đẹp, để lại niềm bâng khuâng khó tả
trong lòng người.
+ Chỉ đôi nét phác họa nhà văn đã chuyển được hồn cảnh xuân Tây Bắc.
+ Tả cảnh nhưng người vẫn thấp thoáng với niềm vui, sự trẻ trung đang
tíu tít chuẩn bị xuân về.
- Cảnh sinh hoạt mùa xuân thể hiện nét đẹp phong tục, văn hóa của dân
tộc Mèo :
+ Theo phong tục miền núi, mỗi dịp xuân về là lúc nam nữ thanh niên
vui chơi
+ Đêm tình mùa xuân, bao chàng trai gửi trong tiếng sáo lời tỏ tình say
đắm.
-Tâm hồn Mị bắt đầu hồi sinh bằng tiếng sáo và tiếng hát. Cảnh khơi
dậy ngọn lửa thanh xuân, hình bóng cô gái khao khát sống ngày nào.
3,0
Vẻ đẹp nghệ thuật :

- Điểm nhìn trần thuật : xa đến gần, cao xuống thấp, ngoài vào trong.
- Lời văn trần thuật : lời kể tự nhiên, giàu sắc thái trữ tình nhờ kết hợp
kể và tả, văn xuôi kết hợp với thơ. Văn giàu hình ảnh, câu dài – ngắn có
tiết tấu và ngữ điệu linh hoạt.
- Giọng điệu trần thuật : tha thiết, bồi hồi.
1,0
3 Đánh giá chung 0,5
- Với tài năng nghệ thuật, tâm hồn nhạy cảm, vốn sống về miền núi, Tô
Hoài đã viết những trang văn tuyệt đẹp vừa tạo vẻ đẹp trữ tình, vừa soi
chiếu thế giới tâm hồn nhân vật. Tô Hoài rất ý thức xây dựng hiệu quả
thẩm mĩ của những gam điệu cảnh sắc thiên nhiên này.
- Đoạn văn phản ánh sinh động cảnh sắc thiên nhiên, cuộc sống sinh
hoạt và tính cách, tâm hồn người miền núi  góp phần thể hiện chủ đề
tác phẩm.
ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC KHỐI D NĂM 2013
MÔN THI : NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 180 phút (không kể thời gian giao đề)
PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (5,0 điểm)
CÂU I: (2 điểm)
Hãy trình bày hoàn cảnh sáng tác, xuất xứ và ý nghĩa nhan đề bài thơ Từ ấy của Tố Hữu.
CÂU II: (3 điểm)
Hãy viết một bài văn ngắn (không quá 600 từ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến sau
đây của A. Lincoln: “Điều tôi muốn biết trước tiên không phải là bạn đã thất bại ra sao mà là
bạn đã chấp nhận nó như thế nào”.
PHẦN RIÊNG (5,0 điểm)
Tuyển tập 15 đề thi thử Đại học và tốt nghiệp THPT môn Văn (có đáp án chi tiết)
Thí sinh chỉ được làm một trong 2 câu (câu III.a hoặc câu III.b)
Câu III.a Theo chương trình chuẩn (5 điểm)
Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp của hai hình tượng nhân vật Việt (trong “Những đứa con
trong gia đình” của Nguyễn Thi ) và Tnú (trong “Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành) qua

ngòi bút của mỗi nhà văn.
CÂU III.b Theo chương trình nâng cao (5,0 điểm)
Trong bài thơ Tiếng hát con tàu , Chế Lan Viên có viết một đoạn thơ hay và xúc động về
nhân dân:
… Con gặp lại nhân dân như nai về suối cũ
Cỏ đón giêng hai ,chim én gặp mùa
Như đứa trẻ thơ đói lòng gặp sữa
Chiếc nôi ngừng bỗng gặp cánh tay đưa.
Con nhớ anh con, người anh du kích
Chiếc áo nâu anh mặc đêm công đồn
Chiếc áo nâu suốt một đời vá rách
Đêm cuối cùng anh cởi lại cho con.
Con nhớ em con, thằng em liên lạc
Rừng thưa em băng, rừng rậm em chờ
Sáng bản Na chiều em qua bản Bắc
Mười năm tròn ! Chưa mất một phong thư
Con nhớ mế! Lửa hồng soi tóc bạc
Năm con đau, mế thức một mùa dài.
Con với mế không phải hòn máu cắt
Nhưng trọn đời con nhớ mãi ơn nuôi…
( Ánh sáng và phù sa, NXB Văn học, Hà Nội, 1960)
Bình giảng đoạn thơ trên .
TRƯỜNG CHUYÊN LƯƠNG VĂN CHÁNH
ĐÁP ÁN- THANG ĐIỂM
ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC KHỐI D NĂM 2013
Môn: Ngữ Văn
Câu Ý Nội dung Điểm
I Trình bày hoàn cảnh sáng tác, xuất xứ và ý nghĩa nhan đề bài thơ Từ
ấy
2,0

1. - Bài thơ được viết vào tháng 7 năm 1938, lúc Tố Hữu mới 18 tuổi, khi
nhà thơ giác ngộ lý tưởng cách mạng.
- Bài thơ được in trong phần thơ “Máu lửa”- phần thơ đầu trong ba phần
thơ của tập thơ “Từ ấy” (Máu lửa,Xiềng xích, Giải phóng)
1,0
2 - Tên bài thơ là “Từ ấy”. Từ ấy vốn là một trạng ngữ thời gian phiếm định
nhưng ở bài thơ này, đó lại là một thời gian được xác định. Đó là thời
điểm có ý nghĩa nhất đối với nhà thơ- một thanh niên “đang bâng khuâng
đứng giữa đôi dòng nước” đã chọn được con đường đi. Từ ấy là khoảnh
1,0
Tuyển tập 15 đề thi thử Đại học và tốt nghiệp THPT môn Văn (có đáp án chi tiết)
khắc, là thời điểm diệu kỳ đánh dấu mối duyên đầu của một thanh niên
đối với cách mạng, là giây phút đã biến thành thiên thu trong tình cảm của
nhà thơ
- Chọn tên bài thơ để đặt tên cho cả tập thơ đầu tay bởi từ ấy là giây phút
thiêng liêng và hạnh phúc, là dấu ấn thời gian khó phai trên con đường
cách mạng, con đường thơ của Tố Hữu.
II Suy nghĩ về ý kiến của A.Lincoln 3,0
1 Giải thích ý kiến 0,5
- Thất bại là hỏng việc, thua mất, là không đạt được kết quả, mục đích
như dự định
- Mức độ, hậu quả của sự thất bại không phải là vấn đề quan trọng nhất.
Điều quan trọng hơn cả là nhận thức, thái độ của con người trước sự thất
bại trong cuộc sống
2 Bàn luận về thái độ cần có trước thất bại 1,5
- Trước một sự việc không thành, con người cần có sự bình tĩnh để tìm
hiểu nguyên nhân của sự thất bại ( khách quan và chủ quan)
- Dám đối mặt để chấp nhận, không né tránh sự thật, cũng không đổ lỗi
hoàn toàn cho khách quan.
- Biết “dậy mà đi” sau mỗi lần vấp ngã, biết rút ra bài học từ những thất

bại đã qua để tiếp tục thực hiện công việc và ước mơ của mình
0,5
O,5
0,5
3 Bài học về nhận thức và hành động 1,0
- Khó tránh thất bại trong mỗi đời người và cũng nên hiểu rằng chính sự
thất bại là một trong những điều kiện để đi đến thành công, “thất bại là
mẹ thành công”
- Phải biết cách chấp nhận sự thất bại để có thái độ sống tích cực. Không
đắm chìm trong thất vọng nhưng cũng không được bất cần trước mọi sự
việc, không để một sự thất bại nào đó lặp lại trong đời. Đó là bản lĩnh
sống
III.a Cảm nhận vẻ đẹp hai hình tượng nhân vật Việt và Tnú 5,0
1. Nhân vật Việt trong “Những đứa con trong gia đình” của Nguyễn Thi 2,0
- Việt là đứa con trong một gia đình giàu truyền thống cách mạng ở Nam
bộ. Thù nhà, nợ nước đã nuôi dưỡng người con ấy trrở thành người chiến
sĩ giải phóng thời chống Mỹ gan góc , kiên cường, quyết liệt mà giàu tình
thương yêu, dũng cảm và cũng thật hồn nhiên
- Nhân vật được khắc họa sống động , chân thực nhờ nhà văn chọn lối trần
thuật theo ngôi thứ 3 của người kể chuyện tự giấu mình nhưng điểm nhìn,
lời kể thì theo giọng điệu của nhân vật. Nói cách khác, Nguyễn Thi đã
trao ngòi bút của mình cho Việt để qua những dòng hồi ức miên man, đứt
nối của nhân vật Việt khi bị thương nặng, bị lạc giữa chiến trường mà
những suy nghĩ, tình cảm của mình được biểu hiện
1,0
1,0
2 Nhân vật Tnú trong “Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành 2,0
Tuyển tập 15 đề thi thử Đại học và tốt nghiệp THPT môn Văn (có đáp án chi tiết)
- Tnú, đứa con của làng Xô man, “đời nó khổ nhưng bụng nó sạch như
nước suối làng ta” (lời cụ Mết). Từ lúc còn nhỏ, Tnú đã là một cậu bé gan

góc, dũng cảm, trung thực. Lớn lên, Tnú trở thành người chồng, người cha
yêu thương vợ con, một người chiến sĩ kiên cường, bất khuất trước cái
chết, trước kẻ thù, trung thành với cách mạng. Vẻ đẹp nhân vật được bộc
lộ chói sáng trong đoạn cao trào, đầy kịch tính của truyện khi vợ con anh
bị giặc giết dã man, khi bản thân anh bị kẻ thù đốt cháy mười đầu ngón
tay bằng chính nhựa xà nu của quê mình
- Câu chuyện về Tnú được cụ Mết kể lai trong một không khí trang
nghiêm của núi rừng. Lối kể chuyện của già làng như lối kể khan của
người Tây nguyên, lời kể của cụ Mết đan xen với lời trần thuật ở ngôi thứ
3. Vẻ đẹp tính cách của nhân vật được làm nổi bật qua những so sánh,
chiếu ứng giữa thiên nhiên và con người trong nghệ thuật miêu tả; đặc
biệt hình ảnh bàn tay gây được ấn tượng đậm nét và sâu sắc
1,0
1,0
3 So sánh 1,0
- Điểm tương đồng: Cả hai nhân vật được miêu tả, khắc họa, ngợi ca bằng
cảm hứng sử thi và có ý nghĩa điển hình. Ở họ có sự kết tinh sức mạnh ,
tình cảm, lý tưởng cao đẹp của cộng đồng qua các thế hệ.
- Điểm khác biệt- nét đẹp riêng- ở mối nhân vật: Việt đậm chất Nam bộ ở
ngôn ngữ, ở tính cách sôi nổi, bộc trực, tión nghĩa. Tnú là nhân vật đậm
chất Tây nguyên với hình ảnh, vóc dáng vạm vỡ chưa trong đó cái mênh
mang, trong sạch, hoang dại của núi rừng.
0,5
0,5
III.b Bình giảng đoạn thơ trong “Tiếng hát con tàu” của Chế Lan Viên 5,0
1 Giới thiệu tác giả, tác phẩm, đoạn trích 0,5
- Từ “Điêu tàn” đến “Ánh sáng và phù sa” là hành trình tư tưởng thơ Chế
Lan Viên đi “từ thung lũng đau thương ra cánh đồng vui”, “từ chân trời
của một người đến chân trời của mọi người”
- Bài thơ “Tiếng hát con tàu” (1960) là bài thơ hay , cảm hứng được gợi từ

một sự kiện kinh tế -xã hội từ 1958 đến 1960- cuộc vận động nhân dân
miền xuôi lên Tây Bắc góp phần xây dựng đất nước- Đoạn thơ là niềm
hạnh phúc, nỗi nhớ, tình yêu của tác giả dành cho nhân dân Tây Bắc
2 Niềm hạnh phúc khi gặp lại nhân dân 1,5
- Ý nghĩa sâu xa, niềm hạnh phúc bình dị mà lớn lao khi trở về và gặp lại
nhân dân. Về với nhân dân là về với ngọn nguồn thiết yếu của sự sống,
với suối nguồn yêu thương vô tận.
- Một loạt hình ảnh so sánh (5 hình ảnh) kết hợp với hoán dụ được sáng
tạo để mở rộng, khơi sâu ý nghĩa của sự trở về
1,0
0,5
3 Hình ảnh nhân dân- “MẸ yêu thương” sống lại trong dòng hoài niệm
của nhân vật trữ tình với nỗi nhớ tha thiết, xúc động và sâu sắc
3,0
Tuyển tập 15 đề thi thử Đại học và tốt nghiệp THPT môn Văn (có đáp án chi tiết)
- Đó là hình ảnh người anh du kích, thằng em liên lạc, là bà mẹ Tây Bắc
lần lựot hiện về trong nỗi nhớ và những kỉ niệm được khắc sâu, với những
phẩm chất, tâm hồn cao đẹp của những con người đã hy sinh thầm lặng,
lớn lao, và sự chở che, đùm bọc trọn vẹn. Hình ảnh nhân dân cần lao
nghèo khổ mà giàu nghĩa tình với cách mạng và đất nước được tái hiện
thật xúc động.
- Tình cảm dành cho nhân dân không chỉ là nỗi nhớ mà còn sự kính trọng,
và lòng biết ơn vô hạn . Sự hòa quyện giữa những kỉ niệm riêng với tình
cảm cách mạng lớn lao đã tạo nên sức truyền cảm cho những câu thơ viết
về nhân dân
- Chủ thể trữ tình nói với nhân dân bằng cách xưng hô chân tình, ruột thịt.
Việc sử dụng liên tiếp những điệp ngữ đã tạo được một giọng thơ tha
thiết, đầy ắp ân tình. Khái niệm nhân dân vốn trừu tượng đã trở thành
những hình ảnh chân thực, gần gũi nhờ những chi tiết cụ thể, gợi cảm và
khả năng sáng tạo hình ảnh thơ có khi theo lối tả thực, cụ thể, khi lại tạo

ra những liên tưởng bất ngờ.
1,5
0,5
1,0
Lưu ý
Thí sinh có thể làm bài theo những cách khác nhau, nhưng phải đảm bảo
những yêu cầu về kiến thức và kỹ năng.
ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC KHỐI D NĂM 2013
MÔN THI : NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 180 phút (không kể thời gian giao đề)
PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (5,0 điểm)
CÂU I: (2 điểm)
Hãy trình bày hoàn cảnh sáng tác, xuất xứ và ý nghĩa nhan đề bài thơ Từ ấy của Tố Hữu.
CÂU II: (3 điểm)
Hãy viết một bài văn ngắn (không quá 600 từ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến sau
đây của A. Lincoln: “Điều tôi muốn biết trước tiên không phải là bạn đã thất bại ra sao mà là
bạn đã chấp nhận nó như thế nào”.
PHẦN RIÊNG (5,0 điểm)
Thí sinh chỉ được làm một trong 2 câu (câu III.a hoặc câu III.b)
Câu III.a Theo chương trình chuẩn (5 điểm)
Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp của hai hình tượng nhân vật Việt (trong “Những đứa con
trong gia đình” của Nguyễn Thi ) và Tnú (trong “Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành) qua
ngòi bút của mỗi nhà văn.
CÂU III.b Theo chương trình nâng cao (5,0 điểm)
Trong bài thơ Tiếng hát con tàu , Chế Lan Viên có viết một đoạn thơ hay và xúc động về
nhân dân:
… Con gặp lại nhân dân như nai về suối cũ
Cỏ đón giêng hai ,chim én gặp mùa
Tuyển tập 15 đề thi thử Đại học và tốt nghiệp THPT môn Văn (có đáp án chi tiết)
Như đứa trẻ thơ đói lòng gặp sữa

Chiếc nôi ngừng bỗng gặp cánh tay đưa.
Con nhớ anh con, người anh du kích
Chiếc áo nâu anh mặc đêm công đồn
Chiếc áo nâu suốt một đời vá rách
Đêm cuối cùng anh cởi lại cho con.
Con nhớ em con, thằng em liên lạc
Rừng thưa em băng, rừng rậm em chờ
Sáng bản Na chiều em qua bản Bắc
Mười năm tròn ! Chưa mất một phong thư
Con nhớ mế! Lửa hồng soi tóc bạc
Năm con đau, mế thức một mùa dài.
Con với mế không phải hòn máu cắt
Nhưng trọn đời con nhớ mãi ơn nuôi…
( Ánh sáng và phù sa, NXB Văn học, Hà Nội, 1960)
Bình giảng đoạn thơ trên .
TRƯỜNG CHUYÊN LƯƠNG VĂN CHÁNH
ĐÁP ÁN- THANG ĐIỂM
ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC KHỐI D NĂM 2013
Môn: Ngữ Văn
Câu Ý Nội dung Điểm
I Trình bày hoàn cảnh sáng tác, xuất xứ và ý nghĩa nhan đề bài thơ Từ
ấy
2,0
1. - Bài thơ được viết vào tháng 7 năm 1938, lúc Tố Hữu mới 18 tuổi, khi
nhà thơ giác ngộ lý tưởng cách mạng.
- Bài thơ được in trong phần thơ “Máu lửa”- phần thơ đầu trong ba phần
thơ của tập thơ “Từ ấy” (Máu lửa,Xiềng xích, Giải phóng)
1,0
2 - Tên bài thơ là “Từ ấy”. Từ ấy vốn là một trạng ngữ thời gian phiếm định
nhưng ở bài thơ này, đó lại là một thời gian được xác định. Đó là thời

điểm có ý nghĩa nhất đối với nhà thơ- một thanh niên “đang bâng khuâng
đứng giữa đôi dòng nước” đã chọn được con đường đi. Từ ấy là khoảnh
khắc, là thời điểm diệu kỳ đánh dấu mối duyên đầu của một thanh niên
đối với cách mạng, là giây phút đã biến thành thiên thu trong tình cảm của
nhà thơ
- Chọn tên bài thơ để đặt tên cho cả tập thơ đầu tay bởi từ ấy là giây phút
thiêng liêng và hạnh phúc, là dấu ấn thời gian khó phai trên con đường
cách mạng, con đường thơ của Tố Hữu.
1,0
II Suy nghĩ về ý kiến của A.Lincoln 3,0
1 Giải thích ý kiến 0,5
- Thất bại là hỏng việc, thua mất, là không đạt được kết quả, mục đích
Tuyển tập 15 đề thi thử Đại học và tốt nghiệp THPT môn Văn (có đáp án chi tiết)
như dự định
- Mức độ, hậu quả của sự thất bại không phải là vấn đề quan trọng nhất.
Điều quan trọng hơn cả là nhận thức, thái độ của con người trước sự thất
bại trong cuộc sống
2 Bàn luận về thái độ cần có trước thất bại 1,5
- Trước một sự việc không thành, con người cần có sự bình tĩnh để tìm
hiểu nguyên nhân của sự thất bại ( khách quan và chủ quan)
- Dám đối mặt để chấp nhận, không né tránh sự thật, cũng không đổ lỗi
hoàn toàn cho khách quan.
- Biết “dậy mà đi” sau mỗi lần vấp ngã, biết rút ra bài học từ những thất
bại đã qua để tiếp tục thực hiện công việc và ước mơ của mình
0,5
O,5
0,5
3 Bài học về nhận thức và hành động 1,0
- Khó tránh thất bại trong mỗi đời người và cũng nên hiểu rằng chính sự
thất bại là một trong những điều kiện để đi đến thành công, “thất bại là

mẹ thành công”
- Phải biết cách chấp nhận sự thất bại để có thái độ sống tích cực. Không
đắm chìm trong thất vọng nhưng cũng không được bất cần trước mọi sự
việc, không để một sự thất bại nào đó lặp lại trong đời. Đó là bản lĩnh
sống
III.a Cảm nhận vẻ đẹp hai hình tượng nhân vật Việt và Tnú 5,0
1. Nhân vật Việt trong “Những đứa con trong gia đình” của Nguyễn Thi 2,0
- Việt là đứa con trong một gia đình giàu truyền thống cách mạng ở Nam
bộ. Thù nhà, nợ nước đã nuôi dưỡng người con ấy trrở thành người chiến
sĩ giải phóng thời chống Mỹ gan góc , kiên cường, quyết liệt mà giàu tình
thương yêu, dũng cảm và cũng thật hồn nhiên
- Nhân vật được khắc họa sống động , chân thực nhờ nhà văn chọn lối trần
thuật theo ngôi thứ 3 của người kể chuyện tự giấu mình nhưng điểm nhìn,
lời kể thì theo giọng điệu của nhân vật. Nói cách khác, Nguyễn Thi đã
trao ngòi bút của mình cho Việt để qua những dòng hồi ức miên man, đứt
nối của nhân vật Việt khi bị thương nặng, bị lạc giữa chiến trường mà
những suy nghĩ, tình cảm của mình được biểu hiện
1,0
1,0
2 Nhân vật Tnú trong “Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành 2,0
- Tnú, đứa con của làng Xô man, “đời nó khổ nhưng bụng nó sạch như
nước suối làng ta” (lời cụ Mết). Từ lúc còn nhỏ, Tnú đã là một cậu bé gan
góc, dũng cảm, trung thực. Lớn lên, Tnú trở thành người chồng, người cha
yêu thương vợ con, một người chiến sĩ kiên cường, bất khuất trước cái
chết, trước kẻ thù, trung thành với cách mạng. Vẻ đẹp nhân vật được bộc
lộ chói sáng trong đoạn cao trào, đầy kịch tính của truyện khi vợ con anh
bị giặc giết dã man, khi bản thân anh bị kẻ thù đốt cháy mười đầu ngón
tay bằng chính nhựa xà nu của quê mình
- Câu chuyện về Tnú được cụ Mết kể lai trong một không khí trang
nghiêm của núi rừng. Lối kể chuyện của già làng như lối kể khan của

1,0
1,0
Tuyển tập 15 đề thi thử Đại học và tốt nghiệp THPT môn Văn (có đáp án chi tiết)
người Tây nguyên, lời kể của cụ Mết đan xen với lời trần thuật ở ngôi thứ
3. Vẻ đẹp tính cách của nhân vật được làm nổi bật qua những so sánh,
chiếu ứng giữa thiên nhiên và con người trong nghệ thuật miêu tả; đặc
biệt hình ảnh bàn tay gây được ấn tượng đậm nét và sâu sắc
3 So sánh 1,0
- Điểm tương đồng: Cả hai nhân vật được miêu tả, khắc họa, ngợi ca bằng
cảm hứng sử thi và có ý nghĩa điển hình. Ở họ có sự kết tinh sức mạnh ,
tình cảm, lý tưởng cao đẹp của cộng đồng qua các thế hệ.
- Điểm khác biệt- nét đẹp riêng- ở mối nhân vật: Việt đậm chất Nam bộ ở
ngôn ngữ, ở tính cách sôi nổi, bộc trực, tión nghĩa. Tnú là nhân vật đậm
chất Tây nguyên với hình ảnh, vóc dáng vạm vỡ chưa trong đó cái mênh
mang, trong sạch, hoang dại của núi rừng.
0,5
0,5
III.b Bình giảng đoạn thơ trong “Tiếng hát con tàu” của Chế Lan Viên 5,0
1 Giới thiệu tác giả, tác phẩm, đoạn trích 0,5
- Từ “Điêu tàn” đến “Ánh sáng và phù sa” là hành trình tư tưởng thơ Chế
Lan Viên đi “từ thung lũng đau thương ra cánh đồng vui”, “từ chân trời
của một người đến chân trời của mọi người”
- Bài thơ “Tiếng hát con tàu” (1960) là bài thơ hay , cảm hứng được gợi từ
một sự kiện kinh tế -xã hội từ 1958 đến 1960- cuộc vận động nhân dân
miền xuôi lên Tây Bắc góp phần xây dựng đất nước- Đoạn thơ là niềm
hạnh phúc, nỗi nhớ, tình yêu của tác giả dành cho nhân dân Tây Bắc
2 Niềm hạnh phúc khi gặp lại nhân dân 1,5
- Ý nghĩa sâu xa, niềm hạnh phúc bình dị mà lớn lao khi trở về và gặp lại
nhân dân. Về với nhân dân là về với ngọn nguồn thiết yếu của sự sống,
với suối nguồn yêu thương vô tận.

- Một loạt hình ảnh so sánh (5 hình ảnh) kết hợp với hoán dụ được sáng
tạo để mở rộng, khơi sâu ý nghĩa của sự trở về
1,0
0,5
3 Hình ảnh nhân dân- “MẸ yêu thương” sống lại trong dòng hoài niệm
của nhân vật trữ tình với nỗi nhớ tha thiết, xúc động và sâu sắc
3,0
- Đó là hình ảnh người anh du kích, thằng em liên lạc, là bà mẹ Tây Bắc
lần lựot hiện về trong nỗi nhớ và những kỉ niệm được khắc sâu, với những
phẩm chất, tâm hồn cao đẹp của những con người đã hy sinh thầm lặng,
lớn lao, và sự chở che, đùm bọc trọn vẹn. Hình ảnh nhân dân cần lao
nghèo khổ mà giàu nghĩa tình với cách mạng và đất nước được tái hiện
thật xúc động.
- Tình cảm dành cho nhân dân không chỉ là nỗi nhớ mà còn sự kính trọng,
và lòng biết ơn vô hạn . Sự hòa quyện giữa những kỉ niệm riêng với tình
cảm cách mạng lớn lao đã tạo nên sức truyền cảm cho những câu thơ viết
về nhân dân
1,5
0,5
Tuyển tập 15 đề thi thử Đại học và tốt nghiệp THPT môn Văn (có đáp án chi tiết)
- Chủ thể trữ tình nói với nhân dân bằng cách xưng hô chân tình, ruột thịt.
Việc sử dụng liên tiếp những điệp ngữ đã tạo được một giọng thơ tha
thiết, đầy ắp ân tình. Khái niệm nhân dân vốn trừu tượng đã trở thành
những hình ảnh chân thực, gần gũi nhờ những chi tiết cụ thể, gợi cảm và
khả năng sáng tạo hình ảnh thơ có khi theo lối tả thực, cụ thể, khi lại tạo
ra những liên tưởng bất ngờ.
1,0
Lưu ý
Thí sinh có thể làm bài theo những cách khác nhau, nhưng phải đảm bảo
những yêu cầu về kiến thức và kỹ năng.

ĐỀ THAM KHẢO THI TỐT NGHIỆP
NĂM HỌC 2012
Môn Ngữ Văn (Thời gian 150 phút)

ĐỀ CHÍNH THỨC
Câu 1( 2 điểm):
Chủ trương viết văn của nhà văn Lỗ Tấn? Truyện ngắn “Thuốc” của nhà văn nêu lên thực
trạng gì?
Câu 2( 3 điểm)

“ Kẻ mạnh không phải là kẻ giẫm lên vai kẻ khác để thỏa mãn lòng ích kỉ. Kẻ mạnh chính là
kẻ giúp đỡ kẻ khác trên đôi vai của mình”
( Đời thừa- Nam Cao)
Từ quan niệm trên, anh/ chị hãy viết một đoạn văn ngắn( 400 từ) trình bày suy nghĩ của của
mình về kẻ mạnh trong mối quan hệ giữa người với người.
Câu 3( 5 điểm):
3a- Theo chương trình chuẩn
Phân tích nhân vật Việt trong truyện ngắn “ Những đứa con trong gia đình” của Nguyễn Thi
để làm nổi bật nguồn gốc sức mạnh tinh thần dân tộc Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ
cứu nước
3b- Theo chương trình nâng cao
Phân tích tình huống đặc sắc trong truyện ngắn “ Chiếc thuyền ngoài xa” của nhà văn Nguyễn
Minh Châu

Hết
Tuyển tập 15 đề thi thử Đại học và tốt nghiệp THPT môn Văn (có đáp án chi tiết)
HƯỚNG DẪN CHẤM THI MÔN NGỮ VĂN
II. ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM
Đáp án Điểm
I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH

5,0
Câu
1


Chủ trương viết văn của nhà văn Lỗ Tấn. Truyện ngắn Thuốc của nhà văn nêu
lên thực trạng gì của người dân Trung Quốc lúc bấy giờ
2,0
- Chủ trương viết văn của nhà văn Lỗ tấn: Phanh phui các căn bệnh về “tinh thần” của
người dân Trung Quốc và lưu ý những phương thuốc chữa trị
1,0
- Truyện ngắn Thuốc nêu lên thực trạng: người dân Trung Quốc chìm đắm trong mê
muội , lạc hậu và người cách mạng xa rời quần chúng nhân dân
1,0
Câu
2









Viết một bài văn ngắn (khoảng 200 từ) trình bày suy nghĩ về “kẻ mạnh” trong
mối quan hệ giữa người và người.
3,0
a. Yêu cầu về kĩ năng


- Nắm phương pháp làm bài văn nghị luận xã hội.
- Bố cục và hệ thống ý sáng rõ.
- Biết vận dụng phối hợp nhiều thao tác nghị luận (giải thích, chứng minh, bình
luận… ).
- Văn trôi chảy, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng thuyết phục.
- Không mắc lỗi diễn đạt; không sai lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp; trình bày bài rõ
ràng.


b. Yêu cầu về kiến thức

- Giới thiệu được vấn đề nghị luận 0,25
- Kẻ mạnh không phải là kẻ chứng tỏ sức mạnh bằng những hành động độc ác, chà
đạp người khác. Người mạnh là người dùng sức mạnh, khả năng của mình để giúp đỡ,
0,75
Tuyển tập 15 đề thi thử Đại học và tốt nghiệp THPT môn Văn (có đáp án chi tiết)
yêu thương người khác.
- Người mạnh là người có tài năng và biết dùng khả năng, tài năng ấy để gánh vác
trách nhiệm, hi sinh, giúp đỡ (bảo bọc, yêu thương, quan tâm, chia sẻ khó khăn … )
người khác.
- Lưu ý : HS cần có dẫn chứng để làm sáng tỏ ý.
1,0

- Lên án, phê phán những kẻ sống bất nhân, lấy sức mạnh, tài năng của mình chà đạp
người khác.
0,5
- Rèn luyện lối sống: dùng tài năng, khả năng của mình để làm những việc tốt đẹp. 0,5
CÂU 3a(5 điểm) Theo chương trình cơ bản
5,0
a. Yêu cầu chung về kĩ năng


- Nắm phương pháp làm bài nghị luận văn học.
- Bố cục và hệ thống ý sáng rõ.
- Biết vận dụng phối hợp nhiều thao tác nghị luận (chứng minh, bình luận, so sánh mở rộng
vấn đề… ). Đặc biệt, thí sinh phải nắm vững thao tác phân tích một nhân vật trong tác
phẩm tự sự và phân tích tác phẩm tự sự.
- Văn trôi chảy, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng thuyết phục.
- Không mắc lỗi diễn đạt; không sai lỗi chính tả, dùng từ; trình bày bài rõ ràng.

b. Yêu cầu về nội dung










Phân tích nhân vật Việt (Những đứa con trong gia đình - Nguyễn Thi) để làm nổi
bật nguồn gốc sức mạnh tinh thần dân tộc Việt Nam trong kháng chiến chống
Mỹ cứu nước.
5,0
- Giới thiệu được vấn đề nghị luận. 0,5
- Việt xuất thân trong một gia đình có truyền thống cách mạng, chịu nhiều mất mát
đau thương. Anh là một thanh niên mới lớn, hồn nhiên, còn khá “trẻ con”.
1,0
- Việt có lòng căm thù giặc sâu sắc, khao khát được chiến đấu giết giặc và có tình yêu
thương gia đình, quê hương sâu đậm.

1,0
- Là một chiến sĩ gan góc, dũng cảm, kiên cường, sẵn sàng hi sinh cho quê hương. 1,0
Tuyển tập 15 đề thi thử Đại học và tốt nghiệp THPT môn Văn (có đáp án chi tiết)
- Lòng căm thù giặc, lòng yêu nước, yêu cách mạng, sự gắn bó sâu nặng giữa truyền
thống gia đình và truyền thống dân tộc… chính là cội nguồn của sức mạnh dân tộc
trong kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
1,0
- Khái quát, đánh giá được những vấn đề đã bàn luận. 0,5
Lưu ý: Học sinh có thể triển khai luận điểm theo nhiều cách khác nhau. Thầy cô đánh
giá mức điểm dựa trên kĩ năng làm bài và nội dung toàn bài của học sinh.
CÂU 3b(5 điểm) Theo chương trình nâng cao
a. Yêu cầu chung về kĩ năng
- Nắm phương pháp làm bài nghị luận văn học.
- Bố cục và hệ thống ý sáng rõ.
- Biết vận dụng phối hợp nhiều thao tác nghị luận (chứng minh, bình luận, so sánh mở
rộng vấn đề… ). Đặc biệt, thí sinh phải nắm vững thao tác phân tích một nhân vật
trong tác phẩm tự sự và phân tích tác phẩm tự sự.
- Văn trôi chảy, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng thuyết phục.
- Không mắc lỗi diễn đạt; không sai lỗi chính tả, dùng từ; trình bày bài rõ ràng.
b. Yêu cầu về nội dung
Phân tích tình huống đặc sắc trong truyện ngắn “ Chiếc thuyền ngoài xa” của nhà
văn Nguyễn Minh Châu. 5 điểm
- Giới thiệu vấn đề nghị luận. 1 điểm
- Tình huống bất ngờ: 1.5
+ Phát hiện cảnh đẹp thiên nhiên” biển buổi sớm mờ sương” toàn bích 0.5
+ Chứng kiến cảnh tượng tàn nhẫn: người đàn ông vũ phu đánh người đàn bà ốm
yếu
0.5
+ Nghe câu chuyện của người đàn bà làng chài ở tòa án 0,5
- Tình huống nhận thức 1.5

+ Đằng sau vẻ đẹp nghệ thuật là sự tàn nhẫn , vô lí, bất công của cuộc đời 0.5
+ Đằng sau sự nhẫn nhục cam chịu là một vẻ đẹp nhân hâu , bao dung, vị tha, hi
sinh của người đàn bà
0.5

+ Giữa cuộc đời và nghệ thuật có mối quan hệ khắng khít: người nghệ sĩ cần có
cái nhìn đa diện, nhiều chiều về cuộc đời và nghệ thuật
0,5
-Khái quát, đánh giá được những vấn đề đã bàn luận. 1.0
Lưu ý: Học sinh có thể triển khai luận điểm theo nhiều cách khác nhau. Thầy cô đánh
giá mức điểm dựa trên kĩ năng làm bài và nội dung toàn bài của học sinh.
Trường THPT ĐỀ THI TỐT NGHIỆP THPT 2012
Nguyễn Thái Bình (Tham khảo)
Tuyển tập 15 đề thi thử Đại học và tốt nghiệp THPT môn Văn (có đáp án chi tiết)
Tổ Ngữ Văn
MÔN : NGỮ VĂN
Thời gian 150 phút (không kể thời gian giao đề)
I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (5,0 điểm)
Câu 1 : (2 điểm)
Ý nghĩa biểu tượng của hình tượng con cá kiếm trong đoạn trích “Ông già và biển cả” của
nhà văn Ơ-nit Hê-minh-uê ?( Chỉ nêu, không phân tích, chứng minh)
Câu 2: (3 điểm)
“Trên con đường thành công không có vết chân của người lười biếng”
(Lỗ Tấn)
Viết một bài văn ngắn (không quá 400 từ) phát biểu suy nghĩ của anh (chị) về ý kiến trên.
II.PHẦN RIÊNG : (5,0 điểm)

Thí sinh chọn một trong hai câu sau đây :
Câu 3.a :
Phân tích hình tượng nhân vật Tnú trong truyện ngắn Rừng xà nu của nhà văn Nguyễn

Trung Thành (SGK Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục – 2009)
Câu 3.b:
Vẻ đẹp của hình tượng Lor-ca trong bài thơ”Đàn ghi ta của Lor-ca” của nhà thơ Thanh
Thảo .
HẾT
Trường THPT Nguyễn Thái Bình
Tổ Ngữ Văn
HƯỚNG DẪN CHẤM BỘ ĐỀ THAM KHẢO TNPT NĂM HỌC 2012 .MÔN NGỮ VĂN
I-PHẦN CHUNG:
-Câu 1: (2 điểm): HS có thể trình bày, diễn đạt nhiều cách khác nhau song cần nêu được những
ý cơ bản sau:
+Cá kiếm là biểu tượng cho sức mạnh , vẻ đẹp kiêu hùng, vĩ đại của tự nhiên; vì vậy nó vừa là
đối tượng chinh phục đồng thời vừa là bạn của con người.
+Cá kiếm là biểu tượng của ước mơ vừa bình thường giản dị đồng thời cũng rất lớn lao, cao cả
mà con người từng theo đuổi ít nhất một lần trong đời.
+Cá kiếm là biểu tượng của thành quả lao động, sáng tạo mà con người đạt được trải qua bao
khó khăn, thử thách.
Tuyển tập 15 đề thi thử Đại học và tốt nghiệp THPT môn Văn (có đáp án chi tiết)
**Cách cho điểm:
-Cho ý đầu 1 điểm; 2 ý sau mỗi ý 0,5điểm.
-Nếu nêu cả 3 ý nhưng chỉ được một nửa yêu cầu hoặc mắc nhiều lỗi diễn đạt thì chỉ cho 1 điểm.
Câu 2 ( 3 điểm ):
a.Yêu cầu về kỹ năng:
- Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội về một vấn đề tư tưởng.
- Bài làm có kết cấu chặt chẽ, bố cục có tính khoa học, hợp lí, rõ ràng; diễn đạt mạch lạc, trong
sáng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
b. Yêu cầu về kiến thức: HS có thể trình bày và diễn đạt quan điểm của mình theo nhiều cách
khác nhau, song cần đảm bảo các ý cơ bản sau:
- Nêu được vấn đề cần nghị luận.
- Giải thích:

+Người lười biếng là người lười suy nghĩ, lười học tập, lười lao động và làm việc.
+ Thành công là kết quả đạt được một cách mỹ mãn trong lĩnh vực nào đó mà con người theo
đuổi .
Như vậy, Lỗ Tấn muốn nói : để thành công, người ta phải đổ mồ hôi, công sức, thời gian, trí
tuệ, gian nan vất vả, thậm chí phải nếm trải những thất bại mới có được.
+Vì sao Lỗ Tấn nói “Trên con đường thành công không có vết chân của người lười biếng”?
Vì con đường dẫn tới thành công là con đường chông gai, đầy khó khăn, thử thách chứ không
phải bằng nhung lụa; là cả quá trình học tập, lao động, nghiên cứu, sáng tạo không ngừng, đòi
hỏi con người phải cần cù, miệt mài, chịu khó và có ý chí quyết tâm cao mới thành. Không có
một thành công, thành quả nào mà không phải đổi bằng mồ hôi , công sức.
-Suy nghĩ về vấn đề:
+ Câu nói của Lỗ Tấn là một chân lý, khẳng định được cái giá của sự thành công: bất cứ sự
thành công nào cũng đổi bằng sự cần cù, chăm chỉ, kiên trì, chịu khó.Lười biếng, ỉ lại, ngại khó
ngại khổ sẽ chẳng bao giờ làm được việc gì có ý nghĩa.
+Có những trường hợp thành công bằng con đường khác nhưng thành công đó sẽ không bền và
không có ý nghĩa .
+Cần phê phán về thói lười biếng (trong công việc, học tập, lao động…)
+Mỗi người phải nắm vững chân lý này để xây dựng cho mình một phương hướng cụ thể nhằm
đạt được những thành công trong cuộc sống
* Biểu điểm:
- Điểm 3: Đáp ứng tốt được những yêu cầu chính. Bố cục rõ ràng, hợp lí. Lập luận chặt chẽ,
thuyết phục. Có thể còn mắc vài sai sót nhỏ.
- Điểm 2: Cơ bản đáp ứng được những yêu cầu chính. Lỗi chính tả và diễn đạt không nhiều lắm.
- Điểm 1: Bài viết dưới mức trung bình. Lập luận chưa chặt chẽ còn nhiều lúng túng. Lỗi chính
tả và diễn đạt nhiều.
- Điểm 0: Viết chiếu lệ hoặc viết mà nội dung không liên quan gì đến yêu cầu của đề bài.
* Lưu ý: Cần trân trọng những lí giải riêng của các em, nếu lí giải ấy hợp lí, chặt chẽ có sức
thuyết phục.
II. PHẦN RIÊNG (5 điểm):
-Câu 3a:

a. Yêu cầu về kĩ năng:
- Biết cách làm bài văn nghị luận về một tác phẩm văn xuôi: phân tích được vẻ đẹp của nhân
vật trong một tác phẩm.
-Kết cấu chặt chẽ,bố cục khoa học, diễn đạt mạch lạc, trong sáng; không mắc lỗi chính tả, dùng
từ, ngữ pháp.
Tuyển tập 15 đề thi thử Đại học và tốt nghiệp THPT môn Văn (có đáp án chi tiết)
b. Yêu cầu về kiến thức:
Trên cơ sở những hiểu biết về nhà văn Nguyễn Trung Thành, truyện ngắn Rừng xà nu và nhân
vật Tnú trong tác phẩm, thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách, nhưng cần làm rõ những ý cơ
bản sau:
- Nêu được vấn đề nghị luận
- Tnú là người có tính cách trung thực, gan góc, dũng cảm, mưu trí:
+ Khi tiếp tế cho cán bộ: dù giặc giết bà Nhan, anh Xút nhưng Tnú (lúc bấy giờ còn
nhỏ) không sợ. Tnú vẫn cùng Mai xung phong vào rừng nuôi giấu cán bộ.
+ Học chữ thua Mai, Tnú đập vỡ bảng, lấy đá đập vào đầu đến chảy máu.
+ Khi đi liên lạc không đi đường mòn mà “xé rừng mà đi”, không lội chỗ nước êm mà
“lựa chỗ thác mạnh vượt băng băng như con cá kình”. Bởi theo Tnú những chỗ nguy hiểm giặc
“không ngờ” đến. Bị giặc phục kích bắt, Tnú nuốt luôn thư vào bụng và quyết không khai .
- Tnú là người có tính kỷ luật cao, tuyệt đối trung thành với cách mạng
+ Tham gia lực lượng vũ trang, nhớ nhà, nhớ quê hương nhưng khi được phép của cấp
trên mới về thăm.
+ Trung thành tuyệt đối với cách mạng : khi bị kẻ thù đốt mười đầu ngón tay, ngọn lửa
như thiêu đốt gan ruột nhưng Tnú không kêu nửa lời, anh luôn tâm niệm lời dạy của anh Quyết :
“người cộng sản không thèm kêu van”.
- Một trái tim yêu thương và sục sôi căm giận
+ Tnú là một người sống rất nghĩa tình : trong tình yêu thương với vợ con; trong nghĩa tình với
quê hương, bản làng
+ Lòng căm thù ở Tnú mang đậm chất Tây Nguyên: Tnú mang trong tim ba mối thù : Thù của
bản thân; Thù của gia đình; Thù của buôn làng
- Ở Tnú, hình tượng đôi bàn tay mang tính cách, dấu ấn cuộc đời

+Bàn tay trung thực, bàn tay nghĩa tình (khi học chữ, khi ôm vợ con )
+ Bàn tay là chứng tích của một giai đoạn đau thương, của thời điểm lòng căm hận sôi
trào (bàn tay bị kẻ thù đốt cháy)
+Đó cũng là bàn tay trừng phạt, bàn tay trả thù (bàn tay chiến đấu bóp chết kẻ thù).
- Hình tượng Tnú điển hình cho con đường đấu tranh đến với cách mạng của người dân
Tây Nguyên làm sáng tỏ chân lí của thời đại đánh Mĩ : “chúng nó đã cầm súng mình phải
cầm giáo”.
+ Bi kịch của Tnú khi chưa cầm vũ khí là bi kịch của người dân Strá khi chưa giác ngộ
chân lý (bà Nhan, anh Xút).
+ Tnú chỉ được cứu khi dân làng Xôman đã cầm vũ khí đứng lên. Cuộc đời bi tráng của
Tnú là sự chứng minh cho chân lí : phải dùng bạo lực cách mạng để tiêu diệt bạo lực phản cách
mạng.
+ Con đường đấu tranh của Tnú từ tự phát đến tự giác cũng là con đường đấu tranh đến
với cách mạng của làng Xôman nói riêng và người dân Tây Nguyên nói chung.
- Đánh giá chung về nhân vật và giá trị của tác phẩm.
-Câu 3b:
a-Yêu cầu về kỹ năng:
+Biết cách làm bài nghị luận về một tác phẩm thơ, khai thác vẻ đẹp của hình tượng Lor-ca
trên các phương diện.
+Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt mạch lạc, trong sáng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
b-Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có thể trình bày, diễn đạt nhiều cách khác nhau song cần
làm rõ những ý cơ bản sau:
-Giới thiệu tác giả, tác phẩm, nhấn mạnh vẻ đẹp của hình tượng Lor-ca trong bài thơ.
-Vẻ đẹp của hình tượng Lor-ca :
Tuyển tập 15 đề thi thử Đại học và tốt nghiệp THPT môn Văn (có đáp án chi tiết)
+Vẻ đẹp của một chiến sĩ đấu tranh cho tự do, công lý, cho cách tân của nghệ thuật.
+Vẻ đẹp của một nghệ sĩ tài năng gắn với tiếng đàn ghi-ta trong tình yêu tự do, yêu thiên
nhiên, yêu quê hương, xứ sở, yêu đất nước Tây Ban Nha .
+Vẻ đẹp thể hiện ngay cả ở cái chết bi tráng , cái chết làm kinh hoàng cả đất nước Tây Ban
Nha.

+Vẻ đẹp bất tử của Lor-ca cùng tiếng đàn : không thể chôn vùi tiếng đàn, không thể chôn
vùi nghệ thuật, tiếng đàn vẫn lan tỏa, bất tử…
-Những thủ pháp nghệ thuật:
+Bút pháp hiện đại với những vần thơ tượng trưng , siêu thực qua những hình ảnh ẩn dụ,
biểu tượng.
+Hình tượng tiếng đàn song song với hình tượng Lor-ca xuyên suốt bài thơ…
+Bài thơ giàu nhạc tính với nghệ thuật trùng điệp, ngắt nhịp tự do, chuỗi âm thanh li la li la
vang vọng.
-Đánh giá : Thanh Thảo thành công khi khắc họa vẻ đẹp của hình tượng Lor-ca .Hình tượng
Lor-ca bừng sáng vẻ đẹp người chiến sĩ đấu tranh cho tự do và người nghệ sĩ trên con đường
cách tân nghệ thuật .Qua đó thể hiện sự đồng cảm sâu sắc của Thanh Thảo đối với nhà thơ-
người chiến sĩ Tây Ban Nha giàu khát vọng cao đẹp.
** Biểu điểm chung (câu 3a và 3b):
- Điểm 5: Đáp ứng tốt những yêu cầu chính. Bố cục rõ ràng, hợp lí. Lập luận chặt chẽ, thuyết
phục. Có thể còn mắc vài sai sót nhỏ.
- Điểm 3-4: Cơ bản đáp ứng những yêu cầu chính. Lỗi chính tả và diễn đạt không nhiều lắm.
- Điểm 2-1: Bài viết dưới trung bình, Lập luận chưa chặt chẽ, còn nhiều lúng túng. Lỗi chính tả
và diễn đạt quá nhiều.
- Điểm 0: Viết chiếu lệ, hoặc viết mà nội dung không liên quan gì đến yêu cầu của đề bài .
**Lưu ý:
Cần khuyến khích những bài viết sáng tạo, có cách lý giải riêng mà vẫn hợp lý , thuyết phục ./.
Sở GD & ĐT Quảng Nam
Trường THPT Nguyễn Văn Cừ ĐỀ THAM KHẢO
ÔN TẬP THI TỐT NGHIỆP THPT 2013
I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (5.0 điểm)
Câu 1. (2 điểm)
Nêu những nét chính về cuộc đời và sáng tác của nhà văn Ơ-Nít-Huê-Minh-Uê?
Câu 2. (3 điểm)
Anh (chị) hãy viết bài văn ngắn (không quá 400 từ) trình bày suy nghĩ về tác dụng
của việc đọc sách.

II. PHẦN RIÊNG (5.0 điểm)
Tuyển tập 15 đề thi thử Đại học và tốt nghiệp THPT môn Văn (có đáp án chi tiết)
Thí sinh chọn một trong 2 câu (3a hoặc 3b)
Câu 3a. Theo chương trình chuẩn (5 điểm)
Phân tích giá trị nhân đạo của truyện ngắn Vợ chồng A Phủ của nhà văn Tô Hoài
(Sách Ngữ văn 12 _ Tập 2 _ NXB Giáo dục 2008).
Câu 3b. Theo chương trình nâng cao (5 điểm)
Phân tích ý nghĩa biểu tượng của cây xà nu trong truyện ngắn Rừng Xà Nu của Nguyễn
Trung Thành (Sách Ngữ văn 12 _ Nâng cao _ NXB Giáo dục 2008).
GỢI Ý ĐÁP ÁN & CHO ĐIỂM
I. Phần chung cho các thí sinh (5 điểm)
Câu 1: (2 điểm)
Nêu các ý sau:
- Ơ-Nít- Huê-Minh-Uê (1899 – 1961) là nhà văn Mỹ lỗi lạc, nhận giải Nôben văn
học năm 1954.
- Ông sinh trưởng trong một gia đình khá giả tại thành phố nhỏ ngoại vi Chi-Ca-gô.
- Từng viết báo, làm phóng viên trong chiến tranh thế giới.
- Là nhà văn luôn ấp ủ một khát vọng: “Viết một áng văn xuôi đơn giản và trung
thực về con người”. Là người đề xướng nguyên lý sáng tác “Tảng băng trôi”.
- Các tác phẩm tiêu biểu: Mặt trời vẫn mọc (1926)
Giã từ vũ khí (1929)
Chuông nguyện hồn ai (1940)
Tuyển tập 15 đề thi thử Đại học và tốt nghiệp THPT môn Văn (có đáp án chi tiết)
Câu 2: (3 điểm)
a. Yêu cầu về kỹ năng:
Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội về một tư tưởng đạo lí, bài viết có kết cấu
chặt chẽ, diễn đạt trôi chảy, không mắc lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp.
b. Yêu cầu về kiến thức:
Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách, nhưng cần làm rõ được các ý chính sau:
- Nêu được vấn đề cần nghị luận (0,5 điểm)

- Sách là sản phẩm tinh thần của con người, là kho tri thức vô tận của nhân loại
(0,5 điểm)
- Đọc sách có nhiều tác dụng, mở rộng nâng cao hiểu biết, bồi dưỡng tâm hồn, tình
cảm, lối sống, đáp ứng nhu cầu giải trí lành mạnh cho con người (1 điểm)
- Phê phán hiện tượng lười đọc sách và đọc sách thiếu lựa chọn (0,5 điểm)
- Cần hình thành thói quen đọc sách và biết lựa chọn sách để đọc (0,5 điểm)
II. Phần riêng (5 điểm)
Câu 3a: Theo chương trình chuẩn (5 điểm)
a. Yêu cầu về kỹ năng:
Biết cách làm bài nghị luận về tác phẩm, đoạn trích văn xuôi, phân tích được giá trị
tư tưởng của tác phẩm. Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt trôi chảy, không mắc lỗi chính tả,
dùng từ, ngữ pháp.
b. Yêu cầu về kiến thức:
Trên cơ sở những hiểu biết về nhà văn Tô Hoài, truyện ngắn Vợ chồng A Phủ và
giá trị nhân đạo trong văn học, thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách, nhưng cần
làm rõ các ý cơ bản sau:
- Nêu được vấn đề nghị luận (1 điểm)
- Tố cáo sự tàn bạo của giai cấp thống trị miền núi trước cách mạng. (1 điểm)
- Bênh vực và cảm thông sâu sắc với những số phận bị chà đạp, vùi dập như Mị, A
Phủ (1 điểm)
Tuyển tập 15 đề thi thử Đại học và tốt nghiệp THPT môn Văn (có đáp án chi tiết)
- Trân trọng khát vọng tự do, hạnh phúc và phẩm chất tốt đẹp của người dân lao
động nghèo, thấy được sức sống mãnh liệt và sự phản kháng của những người bị áp
bức. (1 điểm)
- Đánh giá chung về giá trị nhân đạo của tác phẩm. (1 điểm)
Câu 3b: Theo chuơng trình nâng cao (5 điểm)
a. Yêu cầu về kỹ năng:
Biết cách làm bài nghị luận tác phẩm, đoạn trích văn xuôi, phân tích hình tượng
nghệ thuật trong tác phẩm. Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt trôi chảy, không mắc lỗi chính
tả, dùng từ, ngữ pháp.

b. Yêu cầu về kiến thức:
Trên cơ sở hiểu biết về Nguyễn Trung Thành, về truyện ngắn Rừng Xà Nu, về ý
nghĩa biểu tượng của cây Xà Nu, thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng cần
làm rõ các ý sau:
- Nêu được vấn đề nghị luận (0,5 điểm)
- Cây Xà Nu biểu tượng cho những mất mác, đau thương (1 điểm)
- Cây Xà Nu biểu tượng cho sức sống mãnh liệt của dân làng (2 điểm)
- Cây Xà Nu biểu tượng cho sự tiếp nối các thế hệ Xôman, khao khát tự do hướng
ra ánh sáng cách mạng (1 điểm)
- Đánh giá chung về biểu tượng cây Xà Nu (0,5 điểm)
• Chú ý:
- Cho điểm tối đa khi bài làm đạt được hết các ý ở mỗi câu
- Khuyến khích bài làm sáng tạo
- Cho điểm lẻ 0,5 điểm.
SỞ GD&ĐT QUẢNG NAM KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM HỌC 2013
TRƯỜNG THPT HIỆP ĐỨC Môn thi: NGỮ VĂN
ĐỀ THI THAM KHẢO Thời gian làm bài: 150 phút, không kể thời gian giao đề
I/ PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (5 điểm):
Tuyển tập 15 đề thi thử Đại học và tốt nghiệp THPT môn Văn (có đáp án chi tiết)
Câu 1: (2 điểm)
Anh (chị) hãy trình bày ngắn ý nghĩa nhan đề truyện ngắn “Vợ nhặt” của
Kim Lân.
Câu 2: (3 điểm)
“Trái tim hoàn thiện nhất là trái tim có nhiều mảnh vá”
Anh (chị) hãy viết một bài văn ngắn (không quá 400 từ) trình bày cách hiểu
của mình về câu nói trên.
II/ PHẦN RIÊNG (5 điểm):
Câu 3a: Theo chương trình Chuẩn:
Anh (chị) hãy phân tích vẻ đẹp khuất lấp của người đàn bà làng chài trong
truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu.

Câu 3b: Theo chương trình nâng cao:
Anh (chị) hãy phân tích giá trị độc đáo của tình huống truyện mà Kim Lân đã tạo
dựng trong tác phẩm Vợ nhặt.
HẾT
Tuyển tập 15 đề thi thử Đại học và tốt nghiệp THPT môn Văn (có đáp án chi tiết)
SỞ GD&ĐT QUẢNG NAM KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2013
TRƯỜNG THPT HIỆP ĐỨC Môn thi: NGỮ VĂN
HƯỚNG DẪN CHẤM - THANG ĐIỂM ĐỀ THI THAM KHẢO
Câu Nội dung Điểm
Câu 1
- Nhan đề là sự kêt hợp từ ngữ lạ lùng, độc đáo có sức háp dẫn, lôi
cuốn người đọc
0,5 điểm
- Nhan đề “Vợ nhặt”gợi cho người đọc niềm thương cảm sâu sắc
về số phận nhỏ bé, bất hạnh của con người trong nạn đói năm Ất
Dậu.
0, 5 điểm
- Gợi nên tình huống bất ngờ và éo le của con người trước thử
thách của cuộc sống.
0, 5 điểm
- Nhan đề gợi lên vấn đề có ý nghĩa nhân đạo sâu sắc. Trong bất kì
hoàn cảnh nào, con người vẫn khao khát hạnh phúc, vẫn cưu
mang, giúp đỡ lẫn nhau.
0, 5 điểm
+ Giải thích ý nghĩa của câu nói: Trái tim hoàn thiện là trái tim có
lòng nhân ái, vị tha, biết sẻ chia, biết yêu thương…
+ Là trái tim có thể vì người khác mà làm tổn thương bản thân
mình, biết lấy hạnh phúc của mọi người làm hạnh phúc cho mình.
0,5 điểm
0,5 điểm

+ Mở rộng, nâng cao vấn đề:
* Để có trái tim hoàn thiện đòi hỏi con người phải biết dung hòa
tất cả những phẩm chất tốt đẹp của con người.
* Biết yêu thương, chia sẻ niềm vui, nỗi buồn với mọi người
xung quanh.
* Không ngừng học hỏi, phấn đấu để hoàn thiện bản thân về mọi
mặt.
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
+ Có bố cục 3 phần theo đúng yêu cầu 0,5 điểm
Câu 3a
- Giới thiệu tác giả Nguyễn Minh Châu và truyện ngắn “Chiếc
thuyền ngoài xa”
0,5 điểm
- Giới thiệu và nêu ấn tượng, nhận xét khái quát nhân vật người đàn
bà làng chài.
0,5 điểm
- Phân tích đặc điểm của nhân vật:
+ + Ngoại hình: Gợi ấn tượng về một cuộc đời nhọc nhằn, lam lũ,
nhiều cay đắng (thô kệch, mặt rỗ, xuất hiện với khuôn mặt mệt mỏi,
…)
0,5 điểm

×