LỜI CẢM ƠN
Trước tiên em xin chân thành cảm ơn cô giáo hướng dẫn Hoàng Thị Huê đã tận tình
chỉ bảo, giúp đỡ và cung cấp các tài liệu để em thực hiện bài khóa luận này.
Em cũng xin chân thành cảm ơn các thầy cô Khoa môi trường, Trường Đại học Tài
nguyên và Môi trường Hà Nội, các bạn lớp LĐH2KM4 đã giúp đỡ em trong suốt thời
gian vừa qua.
Những lời cảm ơn sau cùng xin dành cho bố mẹ đã hết lòng quan tâm và tạo điều kiện
tốt nhất để em hoàn thành được bài khóa luận này.
Trong quá trình thực hiện bài khóa luận khó tránh khỏi những sai sót. Rất mong các
thầy cô trong Khoa môi trường của trường ĐH Tài Nguyên và Môi trường Hà Nội bỏ
qua, góp ý và bổ sung để bài báo cáo hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn.
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
ĐẶT VẤN ĐỀ
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN 1
1.1. Tổng quan về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Hà Nam 1
1.1.1. Điều kiện tự nhiên 1
1.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 5
1.2. Chất lượng nước sông Nhuệ - Đáy (đoạn chảy qua địa phận tỉnh Hà Nam) 9
1.2.1. Những nguyên nhân gây ô nhiễm chính 9
1.2.2. Hiện trạng môi trường nước lưu vực sông Nhuệ – sông Đáy 11
1.3. Phương pháp luận về giá thị trường ( Market Price Method ) 17
1.3.2. Khái niệm giá thị trường 17
1.3.3. Việc ứng dụng phương pháp giá thị trường 20
1.3.4. Những lợi thế của phương pháp giá thị trường 20
1.3.5. Các vấn đề và những hạn chế của phương pháp giá thị trường 20
CHƯƠNG II: ĐỐI TƯỢNG, THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU 22
2.1. Đối tượng nghiên cứu 22
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu 22
2.3. Phương pháp nghiên cứu 22
CHƯƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 24
3.1. Hiện trạng các hệ sinh thái trong khu vực 24
3.1.1. Nhóm các loài thực vật sống chìm trong nước 24
3.1.2. Nhóm các loài thực vật sống trôi nổi trên mặt nước 24
3.1.3. Nhóm các loài thực vật chịu ngập 25
3.1.4. Nhóm các loài trên đất ướt chậm thoát nước ven sông 26
3.2. Đánh giá diễn biến chất lượng nước lưu vực sông Nhuệ - Đáy (đoạn chảy qua địa
phận tỉnh Hà Nam) trong năm 2007 và năm 2013 27
3.2.1. Chất lượng nước sông Đáy 27
3.2.2. Chất lượng nước sông Nhuệ 30
3.3. Lượng giá các giá trị sử dụng trực tiếp của các chức năng và dịch vụ HST hạ lưu
sông Nhuệ - Đáy (đoạn chảy qua tỉnh Hà Nam) 34
3.3.2. Giá trị khai thác thủy sản, nuôi trồng thủy sản và chăn nuôi thủy cầm của lưu vực
sông Nhuệ - Đáy ( đoạn chảy qua tỉnh Hà Nam) hiện nay 43
3.3.3. Giá trị cung cấp nước 43
3.4. Đề xuất giải pháp 45
3.4.1. Đẩy mạnh tuyên truyền giáo dục, nâng cao nhận thức và hướng dẫn hành động
bảo vệ môi trường thiết thực đối với các cấp chính quyền, đoàn thể, các doanh nghiệp,
cơ quan đơn vị hành chính sự nghiệp và người dân 45
3.4.2. Áp dụng các công cụ kinh tế 45
KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ 47
KẾT LUẬN 47
KIẾN NGHỊ 48
TÀI LIỆU THAM KHẢO 49
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1: Chỉ số chất lượng nước WQI của sông Đáy trong năm 2013………Trang 11
Bảng 2: Nồng độ NH
4
+
và COD trên sông Đáy trong năm 2013…………….Trang 13
Bảng 3: Nồng độ trung bình các chất hữu cơ và dinh dưỡng trên sông Đáy trong năm
2013……………………………………………………………………………….Trang 14
Bảng 4: Nồng độ trung bình năm của NH
4
+
và PO
4
3+
trên sông Đáy năm 2011 đến
năm 2013……………………………………………………………………………… Trang 14
Bảng 5: Chỉ số chất lượng nướcWQI của sông Nhuệ trong năm 2013…… Trang 15
Bảng 6: Nồng độ NH
4
+
và COD tại cống Nhật Tựu và cống Ba Đa trong năm
2013………………………………………………………………………………… Trang 16
Bảng 7: Nồng độ trung bình các chất hữu cơ và dinh dưỡng trên sông Nhuệ trong năm
2013………………………………………………………………… ………… Trang 17
Bảng 8: Nồng độ trung bình năm của NH
4
+
và PO
4
3-
trên sông Nhuệ từ năm 2011 đến
năm 2013… Trang 17
Bảng 9: Sự thay đổi nồng độ NH
4
+
của sông Đáy từ năm 2007 đến năm
2013…………………………………………………………………………………… Trang 27
Bảng 10: Sự thay đổi nồng độ PO
4
3-
của sông Đáy từ năm 2007 đến năm 2013
……………………………………………………………………………………Trang 28
Bảng 11: Sự thay đổi nồng độ BOD
5
của sông Đáy từ năm 2007 đến năm
2013…………………………………………………………………………………… Trang 29
Bảng 12: Sự thay đổi nồng độ COD của sông Đáy từ năm 2007 đến năm
2013…………………………………………………………………………………… Trang 29
Bảng 13: Nồng độ NH
4
+
của sông Nhuệ tại cống Nhật Tựu trong năm 2007 và năm
2013………………………………………………………………………………… Trang 30
Bảng 14: Nồng độ NH
4
+
của sông Nhuệ tại cống Ba Đa trong năm 2007 và năm
2013…………………………………………………………………………………… Trang 31
Bảng 15: Nồng độ COD của sông Nhuệ tại cống Nhật Tựu trong năm 2007 và năm
2013…………………………………………………………………………………… Trang 32
Bảng 16: Nồng độ COD của sông Nhuệ tại cống Ba Đa trong năm 2007 và năm
2013…………………………………………………………………………………… Trang 33
Bảng 17: Danh sách các hộ gia đình được phỏng vấn……………………….Trang 34
Bảng 18: Sản lượng khai thác thủy sản của các huyện ven lưu vực sông Nhuệ - Đáy từ
năm 2007 ………………………………………………………………………… Trang 35
Bảng 19: Sản lượng nuôi thủy cầm của các huyện ven lưu vực sông Nhuệ - Đáy từ
năm 2007 …………………………………………………………………………… Trang 36
Bảng 20: Sản lượng nuôi trồng thủy sản của huyện Kim Bảng từ năm
2007 Trang 38
Bảng 21: Sản lượng nuôi trồng thủy sản của huyện Duy Tiên từ năm
2007…… Trang 39
Bảng 22: Sản lượng nuôi trồng thủy sản của huyện Thanh Liêm từ năm 2007
……………………………………………………………………………………Trang 41
Bảng 23: Ước tính giá trị khai thác thủy sản, nuôi trồng thủy sản và chăn nuôi thủy
cầm của huyện Duy Tiên – huyện Kim Bảng – huyện Thanh Liêm…………… Trang 42
Bảng 24: Bảng tổng cộng các giá trị sử dụng trực tiếp……………………….Trang 45
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Hình 3.1. Sự thay đổi nồng độ NH
4
từ năm 2007 đến năm 2013……………Trang 27
Hình 3.2. Sự thay đổi nồng độ PO
4
3-
từ năm 2007 đến năm 2013………… Trang 28
Hình 3.3. Sự thay đổi nồng độ BOD
5
từ năm 2007 đến năm 2013……….…Trang 29
Hình 3.4. Sự thay đổi nồng độ COD từ năm 2007 đến năm 2013………… Trang 29
Hình 3.5. Sự thay đổi nồng độ NH
4
+
của sông Nhuệ từ năm 2007 đến năm 2013 tại
cống Nhật Tựu……………………………………………………………………… Trang 30
Hình 3.6. Sự thay đổi nồng độ NH
4
của sông Nhuệ trong năm 2007 và năm 2013 tại
cống Ba
Đa…………………………………………………………………………………… Trang 31
Hình 3.7. Sự thay đổi nồng độ COD của sông Nhuệ trong năm 2007 trong năm 2013
tại cống Nhật Tựu……………………………………………………………….Trang 32
Hình 3.8. Sự thay đổi nồng độ COD của sông Nhuệ trong năm 2007 trong năm 2013
tại cống Ba Đa………………………………………………………………… Trang 33
MỞ ĐẦU
ĐẶT VẤN ĐỀ
Lưu vực sông Nhuệ – sông Đáy nằm ở hữu ngạn sông Hồng với diện tích tự nhiên
6.965,42 km
2
, dân số đến năm 2006 là 7,9 triệu người. Lưu vực bao gồm một phần Thủ
đô Hà Nội, 1 thành phố, 47 thị xã, thị trấn, 44 quận huyện và hơn 990 xã, phường. Lưu
vực có toạ độ địa lý từ 200 – 210,20' vĩ độ Bắc và 1050 – 1060,30' kinh độ Đông, bao
gồm địa phận hành chính của 5 tỉnh thành phố: Hoà Bình, Hà nội, Hà Nam, Nam Định và
Ninh Bình.
Sông Đáy là một phân lưu chính của sông Hồng trước kia, đã được người Pháp nghiên
cứu và xây dựng đập Đáy, hiện chỉ mở đập khi có nhu cầu phân lũ. Sông Nhuệ bắt nguồn
từ sông Hồng qua cống Liên Mạc, cung cấp nước tưới và tiêu cho hệ thống Hà Đông - Hà
Nam, hợp lưu với sông Đáy tại Phủ Lý và đổ ra biển tại cửa Đáy.
Lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy có nhiều phụ lưu lớn chảy qua thành phố, thị xã, thị
trấn, thị tứ, điểm dân cư, khu công nghiệp, khu chế xuất, dịch vụ, làng nghề Đây là
nguồn cung cấp nước ngọt quan trọng cho các hoạt động sản xuất nông nghiệp, công
nghiệp và dân sinh trên lưu vực. Bình quân hàng năm, tiềm năng nước mặt của sông
Hồng, sông Đáy và sông Nhuệ chảy qua địa phận tỉnh Hà Nam là 71,37 tỷ m
3
nước, đóng
vai trò quan trọng phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Hà Nam.(Nguồn: Sở
Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Hà Nam, 2010).
Việc ước tính giá trị kinh tế, các giá trị dịch vụ và chức năng hệ sinh thái hạ lưu sông
Nhuệ - Đáy (đoạn chảy qua tỉnh Hà Nam) cho phép hiểu biết một cách tường tận hơn
toàn bộ các giá trị thật của chúng. Từ đó, giúp các nhà quy hoạch, các nhà quản lý, các
nhà đưa ra quyết định trong việc lựa chọn các phương án phát triển, đầu tư các công trình
hạ tầng về nước trong lưu vực sông theo quan điểm phát triển bền vững. Do vậy, với
nghiên cứu ban đầu về ước tính giá trị kinh tế các giá trị dịch vụ và chức năng hệ sinh
thái, tôi lựa chọn đề tài “Nghiên cứu ứng dụng phương pháp giá thị trường để xác
định các giá trị sử dụng trực tiếp của chức năng và dịch vụ hệ sinh thái hạ lưu sông
Nhuệ - Đáy (đoạn chảy qua tỉnh Hà Nam)”. Đề tài vừa có ý nghĩa khoa học vừa có ý
nghĩa thực tiễn.
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
Lượng giá các giá trị sử dụng trực tiếp của chức năng và dịch vụ HST hạ lưu sông
Nhuệ - Đáy (đoạn chảy qua tỉnh Hà Nam)
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
• Điều tra khảo sát thực tế về việc nuôi trồng thủy sản, khai thác thủy sản và chăn
nuôi thủy cầm trên địa bàn lưu vực sông Nhuệ Đáy (Đoạn chảy qua tỉnh Hà Nam) gồm 3
huyện: Kim Bảng - Duy Tiên – Thanh Liêm và thành phố Phủ Lý.
• Thu thập các số liệu về chất lượng nước sông Nhuệ - Đáy năm 2007 và năm 2013
và so sánh chất lượng nước sông từ năm 2007 tới 2013.
• Tính toán lượng giá các giá trị sử dụng trực tiếp của chức năng và dịch vụ hệ sinh
thái hạ lưu sông Nhuệ - Đáy (đoạn chảy qua tỉnh Hà Nam).
• Đưa ra các biện pháp nhằm cải tạo chất lượng nước sông lưu vực sông Nhuệ -
Đáy.
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN
• Tổng quan về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Hà Nam
• Điều kiện tự nhiên
• Vị trí địa lý
Lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy là một trong những lưu vực sông lớn của nước ta, có vị
trí địa lý đặc biệt; đa dạng và phong phú về các hệ sinh thái và tài nguyên; đóng vai trò
đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế của cả nước nói chung, của vùng đồng bằng sông
Hồng nói riêng. Lưu vực nằm ở hữu ngạn sông Hồng với diện tích tự nhiên 6.965,42 km
2
,
dân số đến cuối năm 2006 là 7,9 triệu người. Lưu vực có toạ độ địa lý từ 200 - 21020' vĩ
độ Bắc và 1050 - 106030' kinh độ Đông.
Hệ thống lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy chảy qua toàn bộ địa phận tỉnh Hà Nam với
các địa giới hành chính: thành phố Phủ Lý, huyện Duy Tiên, huyện Lý Nhân, huyện Kim
Bảng, huyện Bình Lục, huyện Thanh Liêm với diện tích 851,7 km
2
, dân số 824.335
người.
• Địa hình, đất đai
a. Địa hình
- Hà Nam là một tỉnh đồng bằng giáp núi nên địa hình có sự tương phản giữa địa hình
đồng bằng và địa hình đồi núi. Mật độ và độ sâu chia cắt địa hình so với các vùng núi
khác trong cả nước hầu như không đáng kể. Hướng địa hình đơn giản, duy nhất chỉ có
hướng Tây Bắc - Đông nam, phù hợp với hướng phổ biến nhất của núi, sông Việt Nam.
Hướng dốc của địa hình cũng là hướng Tây Bắc - Đông Nam theo thung lũng sông Hồng,
sông Đáy và dãy núi đá vôi Hòa Bình - Ninh Bình, phản ánh tính chất đơn giản của cấu
trúc địa chất.
- Phía Tây của tỉnh (chiếm khoảng 10 - 15% diện tích lãnh thổ tỉnh Hà Nam) là vùng
đồi núi bán sơn địa với các dãy núi đá vôi, núi đất và đồi rừng, nhiều nơi có địa hình dốc.
Xuôi về phía Đông là những dải đồi đất thấp, xen lẫn núi đá và những thung lũng ruộng.
Phần lớn đất đai trong vùng đồi núi bán sơn địa là đất nâu vàng trên phù sa cổ, đất đỏ
vàng trên phiến đá sét, đất nâu đỏ trên đá bazơ và đất đỏ nâu trên đá vôi, thích hợp với
các loại cây lâm nghiệp, cây ăn quả và cây công nghiệp. Với những hang động và các di
tích lịch sử-văn hóa, vùng này còn có tiềm năng lớn để phát triển các khu du lịch.
- Phía Đông là vùng đồng bằng do phù sa bồi tụ từ các dòng sông lớn (chiếm khoảng
85 - 90% lãnh thổ tỉnh Hà Nam), đất đai màu mỡ, thích hợp cho canh tác lúa nước, rau
màu và các loại cây công nghiệp ngắn ngày như mía, dâu, đỗ tương, lạc và một số loại
cây ăn quả. Phần lớn đất đai ở vùng này bị chia cắt bởi hệ thống sông ngòi khá dày đặc.
Vì vậy ở đây có diện tích mặt nước ao, hồ, đầm, phá, ruộng trũng và sông ngòi khá lớn
thuận lợi cho việc nuôi trồng, đánh bắt thủy sản và chăn nuôi gia cầm dưới nước.
b. Đất đai
Theo nguồn gốc hình thành đất trên cơ sở các mẫu chất phát triển hình thành đất, theo
tính chất chi phối của địa hình trong quá trình hình thành, đất ở Hà Nam có ba nhóm
chính sau:
Nhóm đất phù sa đồng bằng độ cao trung bình < 10 m, độ dốc ≤ 3
0
Nhóm đất đồi có độ cao 10 – 100 m, độ dốc > 3
0
Nhóm đất núi có độ cao trên 100 m, bề mặt dốc đến rất dốc
* Tổng hợp hiện trạng diện tích các loại đất:
Tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh tính đến ngày 01/01/2013 là: 86.049,40 ha.
- Đất nông nghiệp: 54.776,59 ha, chiếm 63,66%
- Đất phi nông nghiệp: 27.515 ha, chiếm 31,97%
- Đất chưa sử dụng 3.756,97 ha, chiếm 4,37 %
* Tình hình biến động đất đai:
Biến động đất nông nghiệp: Đất nông nghiệp giảm so với kết quả thống kê năm 2011
là 509,83 ha. Diện tích thống kê đất nông nghiệp năm 2012 giảm do:
- Do chuyển sang làm khu dân cư để phục vụ cho nhu cầu nhà ở của nhân dân.
- Do Nhà nước thực hiện chính sách cải tạo tu bổ, mở rộng hệ thống giao thông thuỷ
lợi trên địa bàn tỉnh.
- Đất nông nghiệp chuyển sang xây dựng các khu công nghiệp (KCN), cụm công
nghiệp (CCN).
- Do thực hiện các dự án phát triển KT - XH trên địa bàn toàn tỉnh.
Biến động về diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản (NTTS): những năm gần đây
cũng có xu hướng giảm nhẹ, nguyên nhân chủ yếu do thực hiện các dự án phát triển KT –
XH đã lấy đi phần lớn diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh và một
phần do điều kiện về nguồn nước cho nuôi trồng thủy sản cũng đã có những dấu hiệu ô
nhiễm nhất định, người dân không lấy được nguồn nước khác để thay thế.
Diện tích đất lâm nghiệp năm 2012 giảm do: Do thực hiện các dự án cho các tổ chức
kinh tế đặc biệt là các dự án về khai thác khoáng sản. Các dự án này không chỉ phát hủy
thảm phủ thực vật tại các dãy núi đá vôi được khai thác mà còn làm mất đi diện tích trồng
cây công nghiệp, lâm nghiệp tại các thung lũng cho hoạt động làm mặt bằng sân công
nghiệp để chế biến
Biến động đất phi nông nghiệp: Đất phi nông nghiệp tăng so với kết quả thống kê năm
2011 là 361,92 ha. Nguyên nhân tăng diện tích đất ở do thực hiện Kế hoạch số 566/KH-
UB của UBND tỉnh về việc lập hồ sơ địa chính cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
cho hộ gia đình và cá nhân, theo quy định của Luật đất đai năm 2003 đối với những loại
đất vườn, ao liền kề với đất ở thì được công nhận là đất ở và một số dự án xây dựng được
quy hoạch xây dựng khu đô thị, khu dân cư mới.
Biến động đất chuyên dùng: Đất chuyên dùng tăng so với kết quả thống kê năm 2011
là 393,79 ha. Nguyên nhân đất chuyên dùng tăng do thực hiện các dự án phát triển KT-
XH trên địa bàn toàn tỉnh chuyển diện tích đất nông nghiệp sang để thực hiện các dự án
đó.
- Biến động về đất chưa sử dụng: Đất chưa sử dụng giảm so với kết quả thống kê năm
2011 là 1,54 ha.
1.1.1.3. Khí hậu
- Hà Nam có điều kiện thời tiết, khí hậu mang đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió mùa,
nóng và ẩm ướt.
- Nhiệt độ trung bình hàng năm vào khoảng 23-24
o
C, số giờ nắng trung bình khoảng
1300-1500giờ/năm. Trong năm thường có 8-9 tháng có nhiệt độ trung bình trên 20
o
C
(trong đó có 5 tháng có nhiệt độ trung bình trên 25
o
C) và chỉ có 3 tháng nhiệt độ trung
bình dưới 20
o
C.
Hai mùa chính trong năm (mùa hạ, mùa đông) với các hướng gió thịnh hành: về mùa
hạ gió Nam, Tây Nam và Đông Nam; mùa đông gió Bắc, Đông và Đông Bắc.
- Lượng mưa trung bình khoảng 1900mm, năm có lượng mưa cao nhất tới 3176mm
(năm 1994), năm có lượng mưa thấp nhất cũng là 1265,3mm (năm 1998).
- Độ ẩm trung bình hàng năm là 85%, không có tháng nào có độ ẩm trung bình dưới
77%. Tháng có độ ẩm trung bình cao nhất trong năm là tháng 3 (95,5%), tháng có độ ẩm
trung bình thấp nhất trong năm là tháng 11 (82,5%).
Khí hậu có sự phân hóa theo chế độ nhiệt với hai mùa tương phản nhau là mùa hạ và
mùa đông cùng với hai thời kỳ chuyển tiếp tương đối là mùa xuân và mùa thu. Mùa hạ
thường kéo dài từ tháng 5 đến tháng 9, mùa đông thường kéo dài từ giữa tháng 11 đến
giữa tháng 3; mùa xuân thường kéo dài từ giữa tháng 3 đến hết tháng 4 và mùa thu
thường kéo dài từ tháng 10 đến giữa tháng 11.
1.1.1.4. Thuỷ văn
- Hà Nam có lượng mưa trung bình cho khối lượng tài nguyên nước rơi khoảng 1,602
tỷ m
3
. Dòng chảy mặt từ sông Hồng, sông Đáy, sông Nhuệ hàng năm đưa vào lãnh thổ
khoảng 14,050 tỷ m
3
nước. Dòng chảy ngầm chuyển qua lãnh thổ cũng giúp cho Hà Nam
luôn luôn được bổ sung nước ngầm từ các vùng khác. Nước ngầm ở Hà Nam tồn tại trong
nhiều tầng và nguồn nước ngầm cũng khá dồi dào, đủ đáp ứng cho nhu cầu phát triển
kinh tế-xã hội, tuy nhiên chất lượng nước ngầm nhiều khu vực không đảm bảo cho cung
cấp nước sinh hoạt do bị nhiễm Asen, sắt và hàm lượng amoni cao.
Chảy qua lãnh thổ Hà Nam là các sông lớn như sông Hồng, sông Đáy, sông Châu và
các sông do con người đào đắp như sông Nhuệ, sông Sắt, Nông Giang, v.v.
• Sông Hồng là ranh giới phía đông của tỉnh với các tỉnh Hưng Yên và Thái Bình.
Trên lãnh thổ tỉnh, sông có chiều dài 38,6 km. Sông Hồng có vai trò tưới tiêu quan trọng
và tạo nên những bãi bồi màu mỡ với diện tích gần 10.000 ha.
• Sông Đáy là một nhánh của sông Hồng bắt nguồn từ Phú Thọ chảy vào lãnh thổ
Hà Nam. Sông Đáy còn là ranh giới giữa Hà Nam và Ninh Bình. Trên lãnh thổ Hà Nam
sông Đáy có chiều dài 47,6 km.
• Sông Nhuệ là sông đào dẫn nước sông Hồng từ Thụy Phương, Từ Liêm, Hà Nội và
đi vào Hà Nam với chiều dài 14,5 km, sau đó đổ vào sông Đáy ở Phủ Lý.
• Sông Châu khởi nguồn trong lãnh thổ Hà Nam. Tại Tiên Phong (Duy Tiên) sông
chia thành hai nhánh, một nhánh làm ranh giới giữa huyện Lý Nhân và Bình Lục và một
nhánh làm ranh giới giữa huyện Duy Tiên và Bình Lục.Sông Sắt là chi lưu của sông Châu
Giang trên lãnh thổ huyện Bình Lục.
- Điều kiện khí hậu, thủy văncủa tỉnh Hà Nam rất thuận lợi cho phát triển một nền
nông nghiệp sinh thái đa dạng, với nhiều loại động thực vật nhiệt đới, á nhiệt đới và ôn
đới. Mùa hạ có nắng và mưa nhiều, nhiệt độ và độ ẩm cao, thích hợp với các loại vật nuôi
cây trồng nhiệt đới, các loại cây vụ đông có giá trị hàng hóa cao và xuất khẩu như cà
chua, dưa chuột,…. Điều kiện thời tiết khí hậu cũng thuận lợi cho phát triển các ngành
công nghiệp, thương mại, du lịch, dịch vụ cũng như cho các hoạt động văn hóa xã hội và
đời sống sinh hoạt của dân cư.Vào mùa xuân và mùa hạ có nhiều ngày thời tiết mát mẻ,
cây cối cảnh vật tốt tươi rất thích hợp cho các hoạt động lễ hội du lịch.
1.1.1.4. Tài nguyên khoáng sản
a. Tiềm năng tài nguyên khoáng sản
Hà Nam là một trong những tỉnh nằm trong khu vực đồng bằng sông Hồng, có đặc
điểm cấu trúc địa chất là các trầm tích biển và trầm tích lục nguyên do đó khoáng sản chủ
yếu là đá vôi xi măng và đá vôi xây dựng, sét xi măng, sét gạch ngói, than bùn, ngoài ra
có xen lẫn đá vôi hoá chất, Dolomit chất lượng thấp tập trung ở hai huyện Thanh Liêm và
Kim Bảng với trữ lượng: Đá vôi xi măng khoảng: 3.657.760.000 tấn, Đá vôi xây dựng:
1.666.210.000 m
3
, Đá vôi hoá chất: 32.870.000 tấn, Sét xi măng: 539.640.000 tấn,
Dolomit: 132.640.000 tấn.
Đất làm gạch và cát, đất san lấp tập trung ở 3 huyện Duy Tiên, Lý Nhân và Thanh
Liêm với trữ lượng: Sét làm gạch ngói: 6.700.000 m
3
, Cát: 10.978.000 m
3
, Đất san lấp:
280.000 m
3.
b. Thực trạng về sử dụng khoáng sản trên địa bàn tỉnh
Thực tế đã cho thấy, hiện nay trên địa bàn tỉnh việc sử dụng khoáng sản chủ yếu là để
sản xuất xi măng và vật liệu xây dựng (VLXD) thông thường để đáp ứng nhu cầu xây
dựng các công trình trong tỉnh và các tỉnh lân cận. Tuy nhiên để sử dụng hiệu quả và tiết
kiệm tài nguyên khoáng sản cần phải cải tiến và áp dụng những phương pháp khai thác
và thiết bị tiên tiến để khai thác, chế biến đạt hiệu quả, tạo ra những sản phẩm có giá trị
kinh tế, ngoài phục vụ nhu cầu trong nước có thể tạo ra những sản phẩm xuất khẩu.
Theo Báo cáo số 29/BC-UBND ngày 26/3/2012 của UBND tỉnh về việc thực hiện
chính sách pháp luật về quản lý, khai thác khoáng sản gắn với BVMT. Trên địa bàn tỉnh
hiện nay có 208 mỏ, trong đó:
- 160 mỏ đang hoạt động khai thác và chế biến khoáng sản, trong đó: Đá vôi làm
VLXD thông thường 114 mỏ (77 mỏ ngắn hạn, 37 mỏ dài hạn), Đá vôi xi măng 04 mỏ
(cấp dài hạn), Khai thác chế biến sét xi măng 14 mỏ (07 mỏ ngắn hạn, 07 mỏ cấp dài hạn),
Khai thác sét gạch ngói 12 mỏ (11 mỏ cấp ngắn hạn, 01 mỏ cấp dài hạn), Khai thác cát
đất san lấp 16 mỏ (cấp ngắn hạn)
- 48 mỏ đang làm thủ tục để cấp phép theo quy mô công nghiệp, trong đó:
+ Thuộc thẩm quyền cấp phép của UBND tỉnh 45 mỏ: 43 mỏ xin cấp phép khai thác
đá vôi làm VLXD thông thường và 02 mỏ xin cấp phép khai thác sét làm gạch ngói
+ Thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ TN&MT 03 mỏ: 01 mỏ xin cấp phép khai thác
đá vôi làm xi măng, 01 mỏ xin cấp phép khai thác đá vôi hoá chất và 01 mỏ xin cấp phép
sét làm xi măng
Có 139 tổ chức, cá nhân khai thác và chế biến khoáng sản với các loại hình doanh
nghiệp chủ yếu là công ty TNHH và công ty cổ phần.
Có 97 mỏ được thăm dò để đánh giá trữ lượng, khoáng sản được thăm dò chủ yếu là
đá vôi xi măng, sét xi măng, sét làm gạch ngói và đá vôi làm VLXD thông thường. Công
nghệ thăm dò chủ yếu là khoan thăm dò kết hợp với lộ trình địa chất. Công nghệ khai
thác lớp xiên gạt chuyển và công nghệ khai thác lớp bằng vận tải trực tiếp.
1.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
1.1.2.1. Dân số
- Theo thống kê mới nhất, tổng số hộ dân cư của tỉnh Hà Nam tính đến hết quý I năm
2013 là 846.653 nhân khẩu, trong đó số hộ gia đình là 243.051.
- Trình độ kinh tế, dân trí và trình độ văn hóa xã hội của dân cư phát triển khá cao, thu
nhập và đời sống của đa số dân cư đã được cải thiện và nâng cao đáng kể. Đặc điểm nổi
trội của cư dân và nguồn lực con người Hà Nam là truyền thống lao động cần cù, vượt
lên mọi khó khăn để phát triển sản xuất, là truyền thống hiếu học, ham hiểu biết và giàu
sức sáng tạo trong phát triển kinh tế, mở mang văn hóa xã hội. Đây là một nguồn lực đặc
biệt quan trọng đối với phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.
1.1.2.2. Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp
Để tạo điều kiện cho công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp phát triển, tỉnh đã quy hoạch
và xây dựng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp tập trung tại các vị trí thuận lợi để
thu hút các doanh nghiệp đến đầu tư sản xuất kinh doanh. Đến nay, tỉnh đã được Thủ
tướng Chính phủ chấp thuận cho xây dựng và phát triển 8 khu công nghiệp tập trung
(trong đó có 4 khu công nghiệp đã đi vào hoạt động: Khu công nghiệp Đồng Văn I, Đồng
Văn II, Hòa Mạc và Châu Sơn)
• Khu công nghiệp Đồng Văn I: Có diện tích 138 ha, nằm trên địa bàn thị trấn Đồng
Vănvà các xã Duy Minh, Yên Bắc, Bạch Thượng của huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam,
nằm liền kề với Quốc lộ 1A, đường cao tốc Pháp Vân - Ninh Bình, Quốc lộ 38, đường sắt
Bắc - Nam; cách trung tâm Hà Nội 40 km, cách cảng Hải Phòng khoảng 90km. Hiện đã
lấp đầy 100% diện tích, thu hút được 59 doanh nghiệp. Hiện nay, Khu công nghiệp đã có
nhà máy xử lý nước thải tập trung công suất 1.000m
3
/ngày đêm.
• Khu công nghiệp Đồng Văn II: Có diện tích 269 ha, nằm trên địa bàn thị trấn
Đồng Văn và các xã Duy Minh, Yên Bắc, Bạch Thượng của huyện Duy tiên, tỉnh Hà
Nam, nằm liền kề với Quốc lộ 1A, đường cao tốc Pháp Vân - Ninh Bình, gần với Quốc lộ
38, đường sắt Bắc - Nam; cách trung tâm Hà Nội 40 km, cách sân bay Nội Bài 70 km và
cảng Hải Phòng 90 km. Hiện đã xây dựng xong cơ sở hạ tầng, có 33 dự án đang hoạt
động trên tổng số 41 dự án được chấp thuận đầu tư vào KCN, trong đó có hơn một nửa
doanh nghiệp là các công ty nước ngoài.
• Khu Công nghiệp Châu Sơn: Có diện tích 169 ha, nằm trên địa bàn xã Châu Sơn,
thành phố Phủ Lý, cách Quốc lộ 1A 1 km, đường cao tốc Pháp Vân - Ninh Bình 4 km,
đường sắt Bắc- Nam 2 km, Hà Nội 58 km, sân bay Nội Bài khoảng 80 km, cảng Hải
Phòng khoảng 100 km. Hiện đã san lấp 40 ha, xây dựng xong trục đường chính, hệ thống
thoát nước, trạm biến áp… Đã có 17 doanh nghiệp đăng ký đầu tư.
• Khu Công nghiệp Hoà Mạc: Có diện tích 200 ha, nằm trên địa bàn các xã, thị trấn:
Châu Giang, Trác Văn và Hoà Mạc, huyện Duy Tiên; nằm liền kề Quốc lộ 38, cách
đường cao tốc Pháp Vân - Ninh Bình 5 km, cách đường sắt Bắc - Nam 7 km, Hà Nội 50
km, sân bay Nội Bài khoảng 70 km, cảng Hải Phòng 83 km. Hiện đang tập trung san lấp
mặt bằng, xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông, cấp thoát nước, hệ thống điện… và thu hút
đầu tư. Hiện tại đã thu hút được 9 dự án, 5/9 dự án đã đi vào hoạt động cò lại 4/9 dự án
đang trong quá trình triển khai xây dựng.
• Khu công nghiệp ITAHAN: Có diện tích 300ha, nằm trên địa bàn các xã: Hoàng
Đông, Tiên Nội, Tiên Ngoại, Châu Giang, thị trấn Đồng Văn (huyện Duy Tiên) và xã
Hoàng Tây (huyện Kim Bảng); nằm liền kề với Quốc lộ 1A, đường cao tốc Cầu Giẽ -
Ninh Bình, Quốc lộ 38, đường sắt Bắc – Nam; cách Hà Nội 40 km, sân bay Nội Bài 70
km, cảng Hải Phòng 90 km. Hiện đang hoàn chỉnh thủ tục đầu tư. Quý III năm 2010 sẽ
khởi công xây dựng cơ sở hạ tầng.
• Khu công nghiệp Ascendas - Protrade: Có diện tích 300ha, nằm trên địa bàn các
xã: Đại Cương, Nhật Tựu, Nhật Tân, Đồng Hoá, Lê Hồ (huyện Kim Bảng); cách Quốc lộ
1A 2 km, đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình 4 km, cách đường sắt Bắc - Nam 2 km, Hà
Nội 40 km, sân bay Nội Bài 70 km, cảng Hải Phòng 90 km. Hiện đang khảo sát lập kế
hoạch chi tiết.
• Khu công nghiệp Liêm Cần - Thanh Bình: Có diện tích 200ha, nằm trên đia bàn
các xã: Thanh Hà, Thanh Bình, Thanh Phong, Thanh Lưu, Liêm Cần (huyện Thanh
Liêm); nằm liền kề đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình, cách đường sắt Bắc - Nam 4 km,
Hà Nội 62 km, sân bay Nội Bài khoảng 84 km, cảng Hải Phòng khoảng 104 km. Hiện
đang hoàn thiện thủ tục đầu tư, đền bù giải phóng mặt bằng. Dự kiến khởi công xây dựng
hạ tầng vào quý III năm 2010.
• Khu công nghiệp Liêm Phong: có diện tích 200ha, nằm trên địa bàn xã Liêm
Phong, huyện Thanh Liêm; nằm liền kề Quốc lộ 21, cách đường sắt Bắc - Nam 4 km, Hà
Nội 60 km, sân bay Nội Bài khoảng 82 km, cảng Hải Phòng khoảng 102 km. Hiện đang
hoàn thiện thủ tục đầu tư, đền bù giải phóng mặt bằng. Dự kiến sẽ khởi công xây dựng
vào quý IV năm 2010.
1.1.2.3. Giao thông
- Ngoài mạng lưới giao thông thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế, văn hóa, xã hội với
bên ngoài, mạng lưới giao thông nội tỉnh và giao thông nông thôn cũng phát triển, đến
nay đã hình thành mạng lưới khép kín, với hơn 4.000 km. Trong 05 năm (2005 - 2010),
toàn tỉnh đã hoàn thành 73,55 km kênh cấp II, 19,8 km đường phân lũ, 38,8 km Quốc lộ,
76,8 km đường tỉnh, 15 km đường đô thị, 562 km đường giao thông nông thôn.
- Năng lực vận chuyển hàng hóa của ngành giao thông vận tải tỉnh trong năm 2009 đạt
5690 tấn/năm, với khối lượng hàng hóa luân chuyển 282.700 tấn/km. Hiện tại và trong
giai đoạn tới, tỉnh đang và sẽ tiếp tục đẩy mạnh quy hoạch nâng cấp và hoàn chỉnh mạng
lưới giao thông, đặc biệt là phát triển giao thông ở các xã miền núi để khai thác, phát
triển kinh tế vùng Tây Đáy.
1.1.2.4. Hệ thống hạ tầng cấp thoát nước
- Phục vụ sản xuất và sinh hoạt cũng đã và đang được quy hoạch phát triển, đảm bảo
cấp, thoát nước cho các nhà máy xí nghiệp công nghiệp, các cơ sở thương mại, dịch vụ
và các khu dân cư trên địa bàn. Hệ thống cấp nước sạch với công suất 25.000 m3/ngày
chưa được sử dụng hết công suất. 97% số hộ dân ở thành phố Phủ Lý và hàng trăm nghìn
hộ ở khu vực nông thôn (54%) đã có nước sạch dùng cho sinh hoạt.
- Trên địa bàn tỉnh đã căn bản hoàn chỉnh, với 87 km đê sông, các trạm bơm tưới tiêu
và hàng nghìn ki-lô-mét kênh mương thủy lợi nội đồng. Hệ thống thủy lợi, thủy nông đã
căn bản đảm bảo chủ động tưới tiêu cho nông nghiệp và tiêu úng, thoát lũ, phòng tránh
tác hại thiên tai cho nhân dân, các cơ sở kinh tế xã hội trên địa bàn. Hiện nay và trong
giai đoạn tới, hệ thống thủy lợi, thủy nông tiếp tục được nâng cấp, mở rộng và hoàn thiện
theo hướng kiên cố hóa, hiện đại hóa. Phục vụ sản xuất và sinh hoạt cũng đã và đang
được quy hoạch phát triển, đảm bảo cấp, thoát nước cho các nhà máy xí nghiệp công
nghiệp, các cơ sở thương mại, dịch vụ và các khu dân cư trên địa bàn. Hệ thống cấp nước
sạch với công suất 25.000 m/ngày chưa được sử dụng hết công suất. 97% số hộ dân ở
thành phố Phủ Lý và hàng trăm nghìn hộ ở khu vực nông thôn (54%) đã có nước sạch
dùng cho sinh hoạt.
1.1.2.5. Mạng lưới truyền tải, phân phối điện
Được xây dựng, mở rộng đến hầu hết các thôn xã.100% số hộ dân cư và cơ sở sản xuất
kinh doanh, cơ quan hành chính sự nghiệp ở thành phố Phủ Lý và các huyện đã được
cung cấp và sử dụng điện lưới Quốc gia.Công suất điện đủ tải, giờ cao điểm ít khi bị sụt
áp. Điện lực rất quan tâm chú trọng đến công tác sửa chữa để củng cố lưới điện, tổng giá
trị sửa chữa thường xuyên năm 2009 và 3 tháng đầu năm 2010 là 3.75 tỷ đồng, tổng giá
trị sửa chữa lớn là 14.8 tỷ đồng. Hiện tại và trong những năm tới, Hà Nam đang tiếp tục
cải tạo, nâng cấp mạng lưới điện đạt tiêu chuẩn quốc gia và xây dựng một số hệ thống,
công trình mới (năm 2009 là 109 công trình, quý I năm 2010 là 52 công trình) đáp ứng
nhu cầu điện cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển kinh tế xã hội nói chung của
tỉnh.
1.1.2.6. Cơ sở hạ tầng trong các lĩnh vực dịch vụ thương mại, tài chính, tín dụng,
ngân hàng
Hệ thống cơ sở hạ tầng trong các lĩnh vực này ngày càng mở rộng, cơ bản đáp ứng
được nhu cầu giao dịch và sử dụng các dịch vụ này của dân cư, các tổ chức kinh tế xã
hội, các nhà đầu tư sản xuất kinh doanh thuộc mọi thành phần kinh tế trong và ngoài tỉnh.
Tại Phủ Lý và ở các huyện lỵ đã có mạng lưới chi nhánh của Ngân hàng Công thương,
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển, Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn… Một
số nơi có các chi nhánh của các ngân hàng thương mại cổ phần, ngân hàng phục vụ người
nghèo và các quỹ tín dụng nhân dân.
1.1.2.7. Cơ sở hạ tầng xã hội
- Hà Nam là một trong những tỉnh có mạng lưới cơ sở y tế, giáo dục, văn hóa và phúc
lợi xã hội phát triển. Toàn tỉnh có 758 cơ sở nhà trẻ, 115 trường mẫu giáo, 271 trường
phổ thông các cấp, với 4468 lớp học và gần 179,6 nghìn học sinh các cấp học. Trong đó,
86% số trường tiểu học, 85% trường trung học cơ sở và 100% số trường trung học phổ
thông đã được xây dựng kiên cố và bán kiên cố. Các trường có đủ chỗ cho học sinh tới
lớp ở tất cả các ngành, cấp học.Hà Nam là một trong 10 tỉnh cả nước đạt phổ cập giáo
dục trung học cơ sở vào thời điểm tháng 1 năm 2002.Hàng năm bình quân có 30-35 học
sinh đạt giải quốc gia, riêng năm 2003 đạt 41 giải.
- Hà Nam có trường Đại học Hà Hoa Tiên, Đại học Công nghiệp và một số trường Cao
đẳng như Sư phạm, trường Cao đẳng Phát thanh Truyền hình và một số trường trung học
chuyên nghiệp và dạy nghề: Y tế, Công nhân Bưu điện, Chế biến gỗ, Dạy nghề Nông
công nghiệp vận tải, Kỹ thuật thực hành nông nghiệp, trường vừa học vừa làm.
1.1.2.8. Mạng lưới y tế
- Trên địa bàn tỉnh hiện có 12 bệnh viện, 04 phòng khám khu vực và 116 trạm y tế
xã/phường thuộc hệ thống nhà nước và hàng trăm cơ sở khám chữa bệnh đông y, khám
chữa bệnh tư nhân, cơ sở, đại lý bán thuốc phục vụ chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe nhân
dân. Tổng số y, bác sĩ hiện có khoảng 980 người. Hàng năm đã khám, điều trị cho hàng
trăm nghìn lượt người, đảm bảo làm tốt công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân
dân, không có dịch bệnh lớn xảy ra trên địa bàn.
- Các huyện đều có nhà văn hóa khang trang, nhiều xã đã có nhà văn hóa xã, thư viện
hoặc nhà truyền thống phục vụ nhu cầu văn hóa của nhân dân.
- Đây là những yếu tố, điều kiện hạ tầng vật chất kỹ thuật quan trọng cho phát triển
kinh tế xã hội của tỉnh.
1.2. Chất lượng nước sông Nhuệ - Đáy (đoạn chảy qua địa phận tỉnh Hà Nam)
1.2.1. Những nguyên nhân gây ô nhiễm chính
Lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy hiện nay đang chịu tác động mạnh mẽ của các hoạt
động KT-XH. Theo các kết quả điều tra và nghiên cứu của Bộ Tài nguyên và Môi trường,
các địa phương trong vùng và của các cơ quan nghiên cứu cho thấy nguyên nhân chính
gây ra tình trạng ô nhiễm nước sông Nhuệ-Đáy là do nước thải của các nguồn: Các cơ sở
sản xuất công nghiệp, các đô thị và khu dân cư tập trung, các làng nghề và các bệnh viện
và cơ sở y tế
Theo thống kê sơ bộ trong phạm vi lưu vực sông Nhuệ -Đáy có khoảng gần 3000
nguồn thải công nghiệp, làng nghề, bệnh viện và sinh hoạt.
1.2.1.1. Nguồn thải từ các cơ sở công nghiệp
Trong mấy năm qua ngành công nghiệp đã có những bước phát triển mạnh mẽ. Các
khu công nghiệp, cơ sở công nghiệp đã được hình thành, phát triển và không ngừng được
mở rộng với quy mô lớn hơn và nhiều ngành nghề đa dạng hơn. Các làng nghề cũng được
khôi phục, phát triển góp phần giải quyết công ăn việc làm, nâng cao đời sống của nhân
dân, góp phần tích cực vào công cuộc công nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp và nông
thôn. Những lợi ích kinh tế do phát triển công nghiệp mang lại là rất lớn. Bên cạnh đó thì
hoạt động công nghiệp đã gây tác hại vào môi trường cũng không phải là nhỏ.
Theo số liệu thống kê của tỉnh năm 2005, Hà Nam có 392 cơ sở nằm ngoài khu, cụm
công nghiệp.Hoạt động của các cơ sở công nghiệp trên đã tạo ra nhiều nguồn thải (rắn,
lỏng, khí) gây ô nhiễm và ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường trên lưu vực sông
Nhuệ - sông Đáy.
Trong nguồn nước thải của các cơ sở sản xuất công nghiệp có chứa các thành phần
hữu cơ, hoá chất độc hại, các kim loại nặng, dầu mỡ Tuy vậy, ý thức chấp hành các quy
định bảo vệ môi trường của các cơ sở còn thấp, đặc biệt trong việc tuân thủ các quy định
về đánh giá tác động môi trường, một phần nguyên nhân là do tiềm lực tài chính của các
cơ sở còn hạn chế, không đủ khả năng đầu tư hệ thống xử lý nước thải đồng bộ.
1.2.1.2. Nguồn thải từ các đô thị và khu dân cư tập trung
Lưu vực sông Nhuệ, sông Đáy có mật độ dân số rất cao, tốc độ đô thị hoá nhanh chóng
đã hình thành hàng loạt các khu đô thị tập trung dân cư với mật độ lớn. Tốc độ đô thị hóa
nhanh chóng cộng với cơ sở hạ tầng phát triển không đồng bộ dẫn đến tình trạng quá tải
các đô thị đã có từ trước và hầu hết các đô thị đều thiếu hệ thống xử lý nước thải tập
trung cần thiết.
Nguồn nước thải từ các đô thị chứa nhiều chất hữu cơ là nguyên nhân quan trọng gây
nên tình trạng ô nhiễm hữu cơ và dinh dưỡng trên hệ thống sông Nhuệ, sông Đáy hiện
nay.
1.2.1.3. Nguồn thải từ làng nghề
Trong những năm gần đây, cùng với quá trình phát triển kinh tế xã hội, đặc biệt là phát
triển kinh tế thị trường, nhiều ngành nghề truyền thống đã được khôi phục và phát triển,
bên cạnh đó cũng xuất hiện một số ngành nghề mới đáp ứng nhu cầu của thị trường. Việc
phát triển các làng nghề đã góp phần không nhỏ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và cải
thiện đời sống nhân dân, đặc biệt là đối với các vùng nông thôn.
Tính đến hết năm 2012, trên địa bàn toàn tỉnh có: 163 làng nghề và làng có nghề
được công nhận, trong đó: 30 Làng nghề truyền thống, 22 làng nghề tiểu thủ công nghiệp,
111 làng có nghề (tăng 10 làng nghề so với năm 2010, trong đó: làng nghề truyền thống
TTCN giảm 01 làng nghề; làng nghề tiểu thủ công nghiệp tăng 11 làng nghề). Các lĩnh
vực sản xuất bao gồm: Làng nghề thủ công (Sản xuất các mặt hàng sử dụng mây tre đan
gia dụng, đan nón, đan cót, làm trống, đan song mây ); Làng nghề thủ công mỹ nghệ
(Làm ra các mặt hàng trang trí như đồ mỹ nghệ chạm khảm, đồ sừng, đồ thêu ren…);
Làng nghề công nghiệp (Sản xuất các hàng hóa như dệt, may mặc, ươm tơ, gốm, làm
dũa ); Làng nghề chế nông sản, thực phẩm (Chế biến các loại nông sản như sản xuất
miến, bún, đậu, bánh đa, bánh đa nem, nấu rượu ); Làng nghề sản xuất và cung ứng
nguyên vật liệu (khai thác đá, gạch, vôi, ).
Hầu hết các làng nghề trong lưu vực đều hình thành tự phát có quy mô nhỏ, phương
thức thủ công lạc hậu, lại nằm xen kẽ giữa các khu dân cư nên chưa được quy hoạch tổng
thể và xây dựng hệ thống thoát nước và xử lý chất thải hoàn chỉnh. Nguồn thải làng nghề
chủ yếu do nước thải và chất thải rắn từ làng nghề nhuộm, dệt vải, nghề mạ kim loại, chế
biến nông sản, sản xuất đồ gỗ, trống chảy tự do ra kênh mương rồi đổ ra sông làm ô
nhiễm môi trường. Hơn nữa tại các làng nghề lại chính là nơi có mật độ dân cư cao, do đó
đã ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của chính những người dân. Nguồn thải của làng
nghề có lưu lượng lớn, nồng độ nhiễm bẩn chất hữu cơ khó phân hủy và đặc biệt là độ pH
và các hóa chất độc hại không được xử lý đã góp phần làm cho nguồn nước nói riêng và
môi trường nói chung bị ô nhiễm nghiêm trọng.
Hầu như tất cả các nguồn thải đều tập trung đổ vào sông Nhuệ – sông Đáy hoặc là các
chi lưu của Sông Nhuệ - sông Đáy mà không qua hệ thống xử lý nước thải nào.
1.2.1.4. Nguồn thải từ y tế
Chất thải y tế là loại chất thải đặc biệt được sản sinh ra trong quá trình khám và chữa
bệnh, nó thuộc loại chất thải nguy hại cần được xử lý triệt để trước khi thải vào nguồn
tiếp nhận của môi trường.
Hiện nay chỉ một số bệnh viện có hệ thống thiêu huỷ chất thải rắn, số bệnh viện còn lại
chất thải rắn và rác mới chỉ dừng lại ở khâu thu gom và chôn lấp mà không có sự kiểm
tra, giám sát thường xuyên. Các chất thải bệnh viện có ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ
cộng đồng nếu như công tác quản lý không được thực hiện đúng yêu cầu vệ sinh. Các
bệnh có nguy cơ lây truyền rất lớn qua rác thải, nước thải bệnh viện là ỉa chảy, viêm gan
B, lao phổi,… khi rác thải và nước thải không được xử lý để chảy tự do theo nước mưa,
theo cống rãnh vào mương tiếp nhận và cuối cùng chảy vào sông.
1.2.2. Hiện trạng môi trường nước lưu vực sông Nhuệ – sông Đáy
• Chất lượng nước Sông Đáy
Bảng 1: Chỉ số chất lượng nước WQI của sông Đáy trong năm 2013
Thời gian
Vị trí
Cầu phao Tân
Lang
NM nước
Thanh Sơn
Cầu
Hồng Phú
Cầu
Bồng Lạng
Tháng 1 87 86 80 17
Tháng 2 16 83 62 71
Tháng 3 17 73 68 52
Tháng 4 70 68 58 75
Tháng 5 58 64 58 80
Tháng 6 85 73 57 79
Tháng 7 65 80 18 87
Tháng 8 63 82 75 79
Tháng 9 80 79 67 76
Tháng 10 80 79 74 77
Tháng 11 77 86 81 81
(8)
Nhìn vào kết quả chỉ số chất lượng nước WQI cho ta thấy chất lượng nước trên sông
Đáy tại một số thời điểm trong năm 2013, có thể sử dụng cho mục cấp nước sinh hoạt
nhưng cần có biện pháp xử lý phù hợp. Nhưng đáng chú ý ngày 01/02, ngày 05/03 tại cầu
phao Tân Lang và ngày 02/07/2013 tại cầu Hồng Phú, ngày 23/01/2013 tại cầu Bồng
Lạng chỉ số chất lượng nước WQI có hiện tượng ô nhiễm nặng, nguyên nhân do số
Coliform lên trên 10000MPN/100ml dẫn tới chỉ số chất lượng nước tại thời điểm lấy mẫu
đó bị kéo xuống nhiều.
Kết quả phân tích cụ thể cho các chỉ tiêu chất lượng nước sông Đáy được so sánh theo
QCVN 08:2008/BTNMT (loại A2). Trong đó , độ pH dao động trong khoảng từ
6,70÷7,87 đều nằm trong giới hạn cho phép. Nồng độ BOD
5
dao động từ 5÷23 mg/l trong
đó có 42/44 số mẫu vượt giới hạn cho phép. Nồng độ COD dao động từ 8÷39mg/l trong
đó 33/44 số mẫu vượt giới hạn cho phép. Nồng độ NH
4
+
dao động từ 0,56÷3,4mg/l vượt
giới hạn từ 2,8÷17 lần. Nồng độ NO
2
-
dao động từ 0,01÷0,4mg/l trong đó có 42/44 số
mẫu vượt quá giới hạn cho phép. Nồng độ TSS dao động từ 12÷38mg/l trong đó có 2/44
số mẫu vượt quá giới hạn cho phép. Nồng độ PO
4
3-
dao động từ 0,011÷0,32 mg/l trong đó
có 3/44 số mẫu vượt quá giới hạn cho phép. Coliform dao động 1900÷13000 MPN/100ml
trong đó có 20/44 số mẫu vượt quá giới hạn cho phép. Ngoài ra các chỉ tiêu khác như
DO, NO
3
-
đều nằm trong giới hạn cho phép theo QCVN 08:2008/BTNMT (loại A2).
Sự biến đổi nồng độ NH
4
+
, COD sông Đáy trong năm 2013 được thể hiện qua bảng 2
Bảng 2: Nồng độ NH
4
+
và COD trên sông Đáy trong năm 2013
Vị trí
Thời gian
NH
4
+
(mg/l-N) COD (mg/l)
Cầu
phao
Tân
Lang
NM
N
Thanh
Sơn
Cầu
Hồng
Phú
Cầu
Bồng
Lạng
Cầu
phao
Tân
Lang
NMN
Thanh
Sơn
Cầu
Hồng
Phú
Cầu
Bồng
Lạng
Tháng 1 2,8 2,8 3,4 0,56 8 11 9 33
Tháng 2 2,2 1,7 2,8 1,1 33 20 17 30
Tháng 3 2,2 1,7 2,8 1,7 32 33 26 25
Tháng 4 1,1 0,56 1,7 1,1 27 16 17 23
Tháng 5 1,1 1,1 1,1 2,2 35 34 39 23
Tháng 6 1,7 0,56 2,2 2,2 16 28 31 24
Tháng 7 1,1 0,56 1,7 0,56 27 23 27 22
Tháng 8 1,1 0,56 1,1 2,2 26 21 24 18
Tháng 9 0,56 1,1 1,7 0,8 28 20 23 22
Tháng
10
0,84 0,56 0,56 1,1 20 18 21 31
Tháng
11
1,1 0,56 0,56 1,9 22 21 26 24
QCVN
08:2008
(loại A2)
0.2 15
(8)
Hàm lượng trung bình các chất dinh dưỡng và hữu cơ trên sông Đáy trong năm 2013
được biểu diễn trên Bảng 3
Bảng 3: Nồng độ trung bình các chất hữu cơ và dinh dưỡng trên sông Đáy trong
năm 2013
Thông số
Vị trí
NH
4
+
(mg/l-N)
PO
4
3-
(mg/l)
BOD
5
(mg/l)
COD
(mg/l)
Cầu phao Tân Lang 1,4 0,11 14,67 24,58
NMN Thanh Sơn 1,03 0,05 13,54 22,03
Cầu Hồng Phú 1,68 1,36 14,42 23,63
Cầu Bồng Lang 1,41 0,07 15,04 25,21
QCVN 08:2008 (loại A2) 0,2 0,2 6 15
(8)
Bảng 4: Nồng độ trung bình năm của NH
4
+
và PO
4
3+
trên sông Đáy năm 2011 đến
năm 2013
Vị trí NH
4
+
(mg/l-N) PO
4
3-
(mg/l)
Năm lấy
mẫu
Cầu
phao
Tân
Lang
NM
N
Thanh
Sơn
Cầu
Hồng
Phú
Cầu
Bồng
Lạng
Cầu
phao
Tân
Lang
NM
N
Thanh
Sơn
Cầu
Hồng
Phú
Cầu
Bồng
Lạng
2011 1,37 0,21 2,26 1,90 21 21 27 26
2012 2,12 1,78 1,92 1,48 31,4
4
30,56 31,7
8
27,
78
2013 1,40 1,03 1,68 1,41 24,5
8
22,03 23,6
3
25,
21
QCVN
08:2008
(loại A2)
0,2 0,2
(8)
Nhìn chung nồng độ trung bình năm của NH
4
+
và COD trên sông Đáy trong năm 2013
có xu hướng tăng so với năm 2011 và giảm so với năm 2012.
• Chất lượng nước sông Nhuệ
Bảng 5: Chỉ số chất lượng nướcWQI của sông Nhuệ trong năm 2013
Thời gian
Vị trí
Cống Nhật Tựu Cống Ba Đa
Tháng 1 60 61
Tháng 2 50 58
Tháng 3 62 67
Tháng 4 14 50
Tháng 5 47 67
Tháng 6 66 66
Tháng 7 62 68
Tháng 8 72 76
Tháng 9 67 60
Tháng 10 52 60
Tháng 11 12 14
(8)
Nhìn chung chất lượng nước sông Nhuệ chỉ sử dụng được cho mục đích tưới tiêu và
các mục đích tương đương khác. Nhưng đáng chú ý vào 04/04/2013 tại Cống Nhật Tựu
và ngày 14/11/2013 tại Cống Nhật Tựu và Ba Đa chỉ số chất lượng nước WQI có hiện
tượng ô nhiễm nặng, nguyên nhân do số Coliform lên trên 10000MPN/100ml dẫn tới chỉ
số chất lượng nước tại thời điểm lấy mẫu đó bị kéo xuống nhiều. Nguyên nhân do nước
thải từ Hà Nội đổ về.
Trong năm 2013 có 7 đợt nước ô nhiễm từ Hà Nội đổ về: Đợt 1 từ ngày 11/1/2013 đến
ngày 01/02/2013. Đợt 2 từ ngày 07/02/2013 đến ngày 09/02/2013. Đợt 3 từ ngày
03/04/2013 đến ngày 06/04/2013. Đợt 4 từ ngày 26/05/2013 đến ngày 30/5/2013. Đợt 5
từ ngày 21/08/2013 đến ngày 22/08/2013. Đợt 6 từ ngày 26/09/2013 đến ngày
29/09/2013. Đợt 7 từ ngày 08/10/2013 đến ngày 21/12/2013
Làm cho nồng độ các chất dinh dưỡng và hữu cơ trên sông Nhuệ khá cao. Kết quả
phân tích một số chỉ tiêu chất lượng nước trong đợt ô nhiễm trên sông Nhuệ trong năm
2013 được so sánh theo QCVN 08:2008/BTNMT (loại A2). Trong đó, nồng độ NH
4
+
dao
động từ 2,8÷13,4 mg/l vượt giới hạn từ 14÷67 lần. Nồng độ PO
4
3-
dao động từ 0,43÷1,63
mg/l vượt giới hạn từ 2,15÷8,15 lần. Nồng độ COD dao động từ 25÷85 mg/l vượt giới
hạn cho phép từ 1,67 ÷ 5,67 lần. Nồng độ BOD
5
dao động từ 16÷48 mg/l vượt giới hạn
cho phép từ 2,5÷8 lần.
Kết quả phân tích các chỉ tiêu chất lượng nước sông Nhuệ trong năm 2013 được so
sánh theo QCVN 08/2008/BTNMT loại A2. Trong đó, nồng độ oxy hoà tan tại các lần
lấy mẫu dao động từ 4,1÷5,2 mg/l có 16/22 số mẫu vượt giới hạn cho phép. Nồng độ
NH
4
+
dao động từ 0,8÷3,6 mg/l vượt giới hạn từ 4÷18 lần. Nồng độ BOD
5
dao động từ
9÷25 mg/l trong đó vượt giới hạn cho phép từ 1,5÷4,17 lần. Nồng độ COD dao động từ
14÷44 mg/l có 21/22 số mẫu vượt giới hạn cho phép. Nồng độ NO
2
-
dao động từ
0,021÷0,75 mg/l trong đó vượt giới hạn cho phép từ 1,05÷37,5 lần. Coliform dao động từ
4400÷14000 MPN/100ml có 5/22 số mẫu vượt giới hạn cho phép. Nồng độ PO
4
3-
dao
động từ 0,02÷0,71 mg/l có 7/22 số mẫu vượt giới hạn cho phép. Nồng độ TSS dao động
từ 19÷38 mg/l có 4/22 số mẫu vượt giới hạn cho phép. Ngoài ra chỉ tiêu khác như pH đều
nằm trong giới hạn cho phép QVCN 08:2008/BTNMT (loại A2)
Sự biến đổi nồng độ NH
4
+
, COD tại cống Nhật Tựu và cống Ba Đa trong năm 2013
được thể hiện qua bảng 6
Bảng 6: Nồng độ NH
4
+
và COD tại cống Nhật Tựu và cống Ba Đa trong năm 2013
Vị trí
Thời điểm
lấy mẫu
NH
4
+
(mg/l-N) COD (mg/l)
Nhật Tựu Ba Đa Nhật Tựu Ba Đa