Tải bản đầy đủ (.doc) (28 trang)

Xử lý chất thải rắn theo công nghệ earthcare (mỹ) tại núi thoong xã tân tiến huyện chương mỹ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (235.67 KB, 28 trang )

Trường Đại Học Tài Nguyên và Môi Trường Khoa Môi Trường
MỤC LỤC
MỤC LỤC 1
MỞ ĐẦU 3
CHƯƠNG 2 :KHÁI QUÁT VỀ NHÀ MÁY 8
2.6. Hiện trạng môi trường nơi thực hiện 10
3.2. Mô tả công nghệ 15
Hình 1. Sơ đồ mô hình công nghệ 18
3.2.1 Khâu tập kết và phân loại rác thải sinh hoạt trước khi ủ 19
3.3.3 Khâu tái chế nhựa 24
TÀI LIỆU THAM KHẢO 28
LỜI CẢM ƠN
Đối với mỗi sinh viên năm cuối thì việc thực tập tốt nghiệp là rất quan trọng và cần
thiết. Vì sau khi hoàn thành khóa học thì thực tập chính là lúc sinh viên được trực tiếp làm
quen với môi trường làm việc, làm quen với những công việc sau này sẽ làm. Đó là yếu tố
quan trọng để rèn luyện thêm cho sinh viên về kỹ năng làm việc, giao tiếp xã hội…
Trong 10 tuần thực tập là khoảng thời gian không quá ngắn nhưng cũng không quá
dài để em bổ sung những kiến thức thực tế cho bài học, áp dụng những hiểu biết của mình
vào thực tế, định hướng tương lai cho chính mình. Trong khóa thực tập vừa qua đã giúp
em cảm thấy mình đã có những hiểu biết rõ ràng hơn và cụ thể hơn về công việc xử lý
chất thải,cũng như công việc hang ngày của công ty
Cuối cùng em xin được gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến toàn thể các thầy, cô
giáo khoa Môi trường - Trường ĐH Tài nguyên và Môi trường Hà Nội và cô giáo chủ
nhiệm đã tận tình hướng dẫn em, đồng cảm ơn ban lãnh đạo công ty môi trường Đô Thị
Xuân Mai đã tạo điều kiện cho em được làm quen với những công việc của một người
làm công tác Môi trường và có được những hiểu biết thực tế về môi trường. Đặc biệt, em
xin chân thành cảm ơn các anh, chị phòng tổ chức hành chính đã bảo ban giúp đỡ và dẫn
dắt em trong suốt đợt thực tập và quá trình làm báo cáo thực tập tốt nghiệp vừa qua.
Do thời gian thực tập có hạn, kiến thức thực tế còn non yếu nên bản báo cáo này
không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong được sự góp ý kiến của các thầy (cô)
bộ môn, cán bộ phòng tổ chức hành chính của công ty và các bạn để báo cáo của em được


hoàn chỉnh hơn. Em xin chân thành cảm ơn!

1
Trường Đại Học Tài Nguyên và Môi Trường Khoa Môi Trường

2
Trường Đại Học Tài Nguyên và Môi Trường Khoa Môi Trường
MỞ ĐẦU
Trong những năm gần đây,sự tập trung dân cư khu vực đô thị với mật độ cao,sự
gia tăng dân số nhanh chóng cùng với sự phát triển kinh tế xã hội đã tạo ra một
lượng lớn chất thải rắn trong đô thị,đòi hỏi phải có các biện pháp quản lý hiệu quả
và thân thiện với môi trường.
Ở nước ta hiện nay,cùng với tốc độ tăng trưởng kinh tế và tốc độ đô thị hóa
nhanh của một nước đang phát triển đã kéo theo rất nhiều những bất cập trong công
tác vệ sinh môi trường đặc biệt trong việc quản lý và xử lý chất thải rắn đô thị,hiện
nay ,hầu hết rác thải rắn được thu gom và xử lý bằng phương pháp chôn lấp tuy
nhiên việc chôn lấp cũng không thực hiện đúng kỹ thuật, gây ô nhiễm nghiêm trọng
nguồn nước ngầm và ảnh hưởng tới người dân lân cận bãi chôn lấp.
Cùng với sự phát triển của trình độ khoa học kỹ thuật,việc xử lý chất thải rắn dã
được nhiều nhà khoa học,các chuyên gia kỹ thuật của nhiều nước trên thế giới
nghiên cứu và đưa vào ứng dụng thực tế các công nghệ xử lý khác nhau.Việc lựa
chọn công nghệ xử lý thích hợp chất thải rắn đô thị không những góp phần bảo vệ
môi trường ,giảm thể tích và số lượng rác thải ,tăng lượng thu hồi sản phẩm tái sử
dụng và tái chế đem lại lợi ích cho xã hội, hiệu quả về kinh tế.
Em đã chọn đề tài thực tập" Xử lý chất thải rắn theo công nghệ Earthcare
(Mỹ) tại núi Thoong xã Tân Tiến huyện Chương Mỹ "


3
Trường Đại Học Tài Nguyên và Môi Trường Khoa Môi Trường

CHƯƠNG I:GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY
I:Giới thiêụ chung
Điạ điểm công ty tại thị trấn Xuân Mai- huyện Chương Mỹ- thành phố Hà
Nội.
Công ty Môi trường đô thị Xuân mai được thành lập theo quyết định số 14/QĐ-
UB ngày 08/01/1999 của UBND tỉnh Hà Tây( Nay là thành phố Hà Nội ). Là
doanh nghiệp ngoài quốc doanh hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực công ích x•
hội. Được UBDN tỉnh Hà Tây giao nhiệm vụ tại văn bản số 4574/UBND-XDCB
ngày 06/10/2006.
Năm 2009: Công ty MTĐT Xuân Mai được UBND thành phố Hà Nội giao nhiệm
vụ cho phép UBND 04 huyện: Chương Mỹ, Quốc Oai, Thạch Thất và Mỹ Đức đặt
hàng để thực hiện công tác duy trì VSMT và đô thị ( bao gồm: Các dịch vụ
VSMT, hệ thống thoát nước, hệ thống chiếu sáng công cộng, hệ thống cây xanh
đô thị ) tại văn bản số 8181/UBND – NN ngày 21/8/208
II.năng lực công ty
2.1 Tổ chức biên chế lao động
1 Nhân lực: 181 người
* Lao động gián tiếp: 18 người.
- Giám đốc - Phó giám đốc: 04 người
- Kế toán - Thủ quỹ: 04 người
- Tổ chức hành chính: 05 người
- Đội trưởng: 05 người
* Lao động kỹ thuật (Lái xe, lái máy xúc): 28 người.

4
Trường Đại Học Tài Nguyên và Môi Trường Khoa Môi Trường
* Lao động trực tiếp: 142 người.
- Huyện Chương Mỹ: 64 người
- Huyện Quốc Oai: 25 người
- Huyện Thạch Thất: 52 người

Ghi chú: ( Hợp đồng thời vụ 48 người/181 người)
2. Trách nhiệm và vận hành:
Giám đốc: Với chức năng quản lý và điều hành chung, gắn kết nhịp nhàng giữa
phòng thu gom, vận chuyển và khu xử lý. Đảm bảo thu gom và xử lý hết lượng rác
sinh hoạt tại các vùng thu gom đã ký hợp đồng trong ngày.
Phó Giám đốc tác nghiệp: Quản lý hệ thống thu gom tại các khu vực (thị trấn và
xã). Quản lý và điều tiết phương tiện vận chuyển. Qui hoạch các điểm tập kết, lập
kế hoạch điều động phương tiện vận chuyển khớp với thời gian tập kết. Không để
tồn đọng, hay lưu tồn rác và đảm bảo vệ sinh tại các điểm tập kết. Quản lý các hợp
đồng thu gom với các hộ gia đình và chủ nguồn thải.
Tổ chức hành chính

: Tham mưu và giúp giám đốc thực hiện công tác tổ chức, cán
bộ;; công tác hành chính – tổng hợp, văn thư - lưu trữ; công tác thi đua, khen
thưởng, kỷ luật; thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, pháp chế theo quy
định hiện hành; công tác bảo vệ và tổ xe.
.
Bộ phận kế toán - tài vụ : Có trách nhiệm quản lý vốn, vật tư, công cụ, dụng cụ,
phương tiện vận chuyển, thu gom, xử lý rác thải. Quản lý các kho phế liệu thu hồi
và phân bón hữu cơ vi sinh. Quản lý các nguồn thu và chi xuất cho toàn hệ thống.

5
Trng i Hc Ti Nguyờn v Mụi Trng Khoa Mụi Trng
. Trỡnh chuyờn mụn vn húa chớnh tr
- ng viờn: 16 ng chớ.
- i hc: 05 ng chớ.
- Cỏn b chuyờn mụn k thut: 17 ng chớ.
- Trung hc: 05 ng chớ.
S c cu t chc hot ng ca doanh nghip:


6
Công ty MTĐT
Xuân Mai
UBND TP Hà Nội
Phòng Tài
chính - Kế
toán
Tổ xử lý
rác tại bãi
Đội tuyến
huyện
Phòng Tổ
chức -
hành
chính
Đội cơ
giới
Các tổ thu gom
rác tại các xã
chuyển về điểm
tập kết
Đội quản
lý đô thị
Tổ cây
xanh đô
thị
Tổ bảo vệ
Kho Xởng
sửa chữa
tổng hợp

UBND
huyện Ch<ơng Mỹ
UBND
huyện Quốc Oai
UBND
huyện Mỹ Đức
Trường Đại Học Tài Nguyên và Môi Trường Khoa Môi Trường
3:Trang thiết bị , phương tiện hiện có:
1.
Xe ôtô ép rác chuyên dùng 5 tấn
05
2.
Xe ôtô ép rác chuyên dùng 8 tấn
03
3.
Xe ôtô gắp rác chuyên dùng 5 tấn
05
4.
Xe ôtô ép rác chuyên dùng 11 tấn
01
5.
Xe ôtô Asia 15 tấn
03
6.
Xe ôtô kéo Containơ chuyên dùng
02
7.
Xe ôtô IFA hút cống ngầm
02
8.

Xe ôtô phục vụ sửa chữa điện chiếu sáng
01
9.
Xe ôtô tưới nước rửa đường
05
10.
Xe ôtô 24 Tấn
01
11.
Máy xúc đào
03
12.
Máy ủi KOMATSU
01
13.
Thùng Containơ 8M3
10
14.
Xe gom rác ba bánh
150
15.
Xe gom rác cải tiến
65
16
Máy phun chế phẩm nén khí
02
17
Xe con 08 chỗ
04


7
Trường Đại Học Tài Nguyên và Môi Trường Khoa Môi Trường
CHƯƠNG 2 :KHÁI QUÁT VỀ NHÀ MÁY
2.1.Địa điểm của nhà máy:
Tại núi Thoong xã Tân Tiến huyện Chương Mỹ, Thành phố Hà Nội. Công ty Môi
trường đô thị Xuân Mai là chủ đầu tư của dự án. Đầu tư, xây dựng và khai thác dự
án theo hình thức B.O. Dự án được xây dựng mới trên cơ sở được cấp đất, cũng cố
mạng lưới và phương tiện thu gom, vận chuyển. Xây dựng cơ bản và cơ sở hạ tầng
khu xử lý chất thải rắn Núi Thoong theo công nghệ EARTHCARE (Hoa Kỳ). Có
thể nói đây là mô hình đầu tư xây dựng nhà máy xử lý chế biến chất thải theo
hướng xã hội hóa ở địa bàn thành phố Hà Nội mở rộng.
2.2. Về điều kiện tự nhiên
 Địa hình của Chương Mỹ được chia làm 02 vùng
a. Vùng trung du:
Gồm các xã nằm phía tây huyện: Trần Phú, Hữu Văn, Mỹ Lương, Tân Tiến,
Nam Phương Tiến, Thuỷ Xuân Tiên, thị trấn Xuân Mai, Đông Sơn, Thanh Bình,
Tiên Phương (bao gồm 09 xã và 01 thị trấn).
b. Vùng đồng bằng:
Gồm 21 xã còn lại và thị trấn Chúc Sơn.
 Khí hậu
Vị trí của huyện nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, chia làm 4 mùa rõ rệt:
Xuân - Hạ - Thu - Đông.
 Tài nguyên đất đai
Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện là: 23.294,5 ha.
Trong đó:

8
Trường Đại Học Tài Nguyên và Môi Trường Khoa Môi Trường
- Đất nông nghiệp: 14.282,1 ha, chiếm 61,3%
- Đất lâm nghiệp: 585,6 ha, chiếm 2,51 %

- Đất chuyên dùng: 5.034,18 ha, chiếm 21,61%
- Đất thổ cư: 1.206,07 ha chiếm 5,18 %
- Đất chưa sử dụng và sông ngòi - núi đá vôi: 2.186,21 ha, chiếm 9,39 %.
2.3.Về điều kiện kinh tế
- Vị trí địa lý của huyện Chương Mỹ rất thuận lợi cho việc phát triển kinh tế
- xã hội. Huyện có hệ thống giao thông đường bộ gồm có: Quốc lộ 6 đi qua huyện
với tổng chiều dài là 19 km, quốc lộ 21 với tổng chiều dài 18 km. Tỉnh lộ 80 với
chiều dài là 20 km.
- Hiện nay tất cả các hệ thống đường trục huyện đã được nâng cấp đổ bê tông
hoặc thâm nhập nhựa theo chương trình vốn phân, chậm lũ và chương trình WB2.
- Huyện Chương Mỹ hiện có 250 doanh nghiệp đang hoạt động, trong đó
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là 03 doanh nghiệp, doanh nghiệp của Trung
ương, của tỉnh là 14, còn lại là các công ty TNHH và doanh nghiệp của địa phương.
- Huyện có tiềm năng về du lịch với các di tích lịch sử được xếp hạng quốc gia:
Chùa Trăm Gian, chùa Trầm, bước đầu đã hình thành du lịch làng nghề: Làng nghề
mây tre đan Phú Vinh, du lịch sinh thái: làng nghề Tiên Lữ. Hàng năm thu hút khoảng
10 vạn khách đến thăm quan, trong đó có hàng trăm đoàn khách nước ngoài.
2.4. Về điều kiện xã hội
- Về mặt hành chính, huyện Chương Mỹ có 32 xã - thị trấn với 229 thôn, làng.
- Hiện nay Đảng bộ huyện Chương Mỹ có khoảng 75 Đảng bộ trực thuộc,
trong đó: Đảng bộ cơ sở: 46, chi bộ cơ sở: 32. Tổng số Đảng viên toàn đảng bộ
7.341 đồng chí.

9
Trường Đại Học Tài Nguyên và Môi Trường Khoa Môi Trường
- Tổng dân số toàn huyện trên 273.000 người, gồm dân tộc Kinh chiếm
99,6%, dân tộc Mường chiếm 0,4 %.
- Về giáo dục: Toàn huyện có 39 trường tiểu học, phổ thông trung học cơ sở: 36
trường. Trường phổ thông trung học và trung tâm hướng nghiệp dạy nghề:
- Công tác y tế được quan tâm với một bệnh viện cấp huyện và 03 phòng

khám khu vực, 32 trạm xá đều có bác sỹ. Công tác kế hoạch hoá gia đình có nhiều
tiến bộ.
2.5 Quy mô nhà máy
Quy mô của nhà máy thuộc lĩnh vực công nghiệp nhẹ, phục vụ công ích nhằm bảo
vệ môi trường. Có nhiệm vụ thu gom, xử lý, thu hồi, tái chế các phế liệu từ rác thải.
Xây dựng hệ thống thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải sinh hoạt công suất 300
tấn/ngày. Hoạt động 365 ngày/năm.
2.6. Hiện trạng môi trường nơi thực hiện.
* Nguồn phát sinh rác thải:
Chất thải rắn là toàn bộ các loại vật chất con người loại bỏ trong các hoạt động
kinh tế - xã hội,bao gồm các hoạt động sản xuất,hoạt động sống , duy trì sự sống và
duy trì sự tồn tại của cộng đồng
2.6.1.Nguồn tạo thành chất thải rắn đô thị
Các nguồn chủ yếu phát sinh ra chất thải rắn đô thị bao gồm : Từ các khu dân cư
(rác thải sinh hoạt),các trung tâm thương mại ,các công sở ,trường học ,công trình
công cộng,các dịch vụ đô thị ,từ các trạm xử lý nước thải và từ các đường ống
thoát nước của thành phố.
Theo bản chất nguồn tạo thành,chất thải rắn được phân thành các loại:

10
Trường Đại Học Tài Nguyên và Môi Trường Khoa Môi Trường
- Chất thải rắn sinh hoạt là những chất liên quan đến các hoạt động của con
người,nguồn tạo thành từ khu dân cư,các cơ quan, trường học,các trung tâm dịch
vụ,thương mại.
- Chất thải rắn công nghiệp là các chất thải phát sinh từ các hoạt động sản xuất
công nghiệp,tiểu thủ công nghiệp
- Chất thải xây dựng là các phế thải như đất cát,gạch ngói,bê tông vỡ do các
hoạt động phá vỡ,xây dựng công trình….
- Chất thải nông nghiệp là những chất thải và mẫu thừa thải ra từ các hoạt động
nông nghiệp như trồng trọt,thu hoạch các loại cây trồng,các sản phẩm từ chế biến

sữa các lò giết mổ….
- Chất thải nguy hại bao gồm các hóa chất dễ gây phản ứng,độc hại,chất thải
sinh học dễ thối rữa,các chất dễ cháy,nổ hoặc các chất thải phóng xạ,các chất thải
nhiễm khuẩn,lây lan…có nguy cơ đe dọa đến sức khỏe con người,động vật, cây cỏ.
- Chất thải y tế nguy hại là chất thải có chứa các chất hoặc hợp chất có một
trong những đặc tính gây nguy hại trực tiếp hoặc tương tác với các chất khác gây
nguy hại tới môi trương và sức khỏe cộng đồng.
- Chất thải không nguy hại : là những chất thải không chứa các chất và các hợp
chất có trong các đặc tính nguy hại trực tiếp hoặc tương tác thành phần.



11
Trường Đại Học Tài Nguyên và Môi Trường Khoa Môi Trường
Bảng 1.Thành phần tách lọc từ rác thải sinh hoạt trong nhà máy
STT Loại chất thải Tỉ lệ
( %)
Ghi chú
1 Chất hữu cơ 60 – 65 Thức ăn thừa,phụ phẩm rau,quả
2 Chất thải trơ và vô cơ 20 – 25 Cát,sỏi,vỏ ốc,mãnh thủy tinh,sỉ
than
3 Chất thải cá biệt 8 – 10 Chăn,màn,bao túi to,giầy dép
4 Phế thải nhựa(chất dẻo) 3 – 5 Bao xốp,bao gói thực phẩm
5 Kim loại,chai lọ 2 - 3 Phế thải kim loại,nắp chai,chai lọ
thủy tinh
* Lượng rác thải phát sinh
Lượng rác thải ước tính ở quận Hà Đông, Sơn Tây và vùng phụ cận khoảng
320 tấn/ngày, ở 12 huyện còn lại khoảng 480 tấn/ngày. Nếu tính theo định mức
lượng rác thải phát sinh từ 0,3 - 0,5 kg/người/ngày thì lượng rác thải sinh hoạt phát
sinh hàng ngày trên địa bàn tỉnh Hà Tây (cũ) sẽ vào khoảng 1.000 tấn/ngày. Tốc độ

gia tăng rác thải tăng bình quân 15%/năm.
* Tình hình xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn:
Khu vực được xử lý rác thải: Hiện nay, đối với công tác xử lý rác thải sinh hoạt thì
mới chỉ thực hiện thu gom phần lớn ở hai quận Hà Đông, thị xã Sơn Tây và vùng phụ cận.
Riêng chất thải y tế tại các bệnh viện được đốt bằng lò đốt theo công nghệ Hàn Quốc.
* Tính bức bách của công tác xử lý rác thải

12
Trường Đại Học Tài Nguyên và Môi Trường Khoa Môi Trường
Hiện nay rác thải sinh hoạt mới chỉ được thu gom tại quận Hà Đông, Sơn
Tây và vùng phụ cận. Rác thải tại các huyện, thị trấn, thị tứ, khu, cụm, điểm công
nghiệp chưa được thu gom và xử lý do vậy đang trực tiếp gây ô nhiễm môi trường
không khí, gián tiếp làm cho vấn đề ô nhiễm nguồn nước ngày càng thêm bức bách.
*Hiện trạng môi trường huyện Chương Mỹ, Quốc Oai và Thạch Thất, Mỹ Đức.
Cùng có những đặc điểm như hiện trạng quản lý chất thải sinh hoạt của tỉnh Hà Tây
cũ. Chương Mỹ, Quốc Oai, Thạch Thất và Mỹ Đức cũng là những địa phương đang
gặp phải nhiều khó khăn trong công tác quản lý, xử lý chất thải sinh hoạt.Trên địa bàn
các huyện hiện nay mới chỉ có một số xã - thị trấn có tổ thu gom chất thải sinh hoạt,
nhưng do chưa có điểm xử lý đạt yêu cầu và chưa có phương tiện vận chuyển chuyên
dùng. Từ năm 2005 đến năm 2013, công ty MTĐT Xuân Mai đã ký thu gom vận
chuyển rác với 22 xã - thị trấn trên địa bàn 03 huyện: Thị trấn Xuân Mai, thị trấn
Chúc Sơn, xã Đông Sơn, Đông Phương Yên, Thuỷ Xuân Tiên, Đại Đồng, Thạch
Hoà, Phùng Xá, TT Quốc Oai, Phượng Cách, Thạch Thán…
Hoạt động thu gom chất thải mới được thực hiện, còn mang tính tự phát,
chưa có chính sách, cơ chế cụ thể triển khai thành hệ thống quản lý Nhà nước.
Rác thải thu gom phần lớn được đổ ra nơi công cộng ( đối với các xã chưa tổ
chức ký hợp đồng với công ty MTĐT Xuân Mai).

13
Trường Đại Học Tài Nguyên và Môi Trường Khoa Môi Trường

CHƯƠNG 3:
MÔ TẢ CÔNG NGHỆ XỬ LÝ RÁC THẢI SINH HOẠT
THEO DÂY CHUYỀN CÔNG NGHỆ EARTHCARE (Hoa Kỳ)
3.1. Công nghệ Ủ luống đảo trộn cơ giới (Công nghệ được lựa chọn)
Tại Mỹ xử lý rác thải bằng phương pháp sinh học là rất phổ biến. Trong
phương pháp sinh học thi phương pháp hiếu khí(composting) và phương pháp yếm
khí(biogas) chiếm tỷ lệ ngang nhau. Công nghệ áp dụng tại các nhà máy xử lý cũng
rất đa dạng tuỳ thuộc vào điều kiện và mức độ đầu tư. Tuy nhiên, công nghệ ủ
luống có sử dụng đảo trộn cơ giới vẫn được phát triển và được xem là có hiệu quả
hơn cả. Tính riêng tại Hoa Kỳ có hơn 300 nhà máy chế biến phân compost thì có
tới 2/3 số nhà máy được áp dụng công nghệ này. Tại các nước phát triển Các nước
Canađa, úc, Đức,… thường sử dụng công nghệ ủ dạng đống với máy nghiền, xới
đảo và cấp phối liệu. Phương pháp này cho phép tiết kiệm nhiều công đoạn chuẩn
bị rác để ủ phân và tương đương như một phương pháp cấp khí cưỡng bức. Rác sau
khi phân loại được đánh thành đống có mặt cắt hình thang với kích thước đáy dưới
5m, chiều cao 1,5-2m và đáy trên 2m. Một xe đảo đống chuyên dụng làm nhiệm vụ
vừa xới đảo vừa nghiền theo nguyên tắc nghiền búa với tốc độ cao làm cho nguyên
liệu ủ được nghiền nhỏ, đồng thời cung cấp ôxy, điều chỉnh độ ẩm và cấp phụ liệu.

14
Trường Đại Học Tài Nguyên và Môi Trường Khoa Môi Trường
Thời gian ủ nóng và ủ nguội khoảng 25-30 ngày. Nguyên liệu sau ủ được đi qua
máy sàng, nếu cỡ hạt xấp xỉ 13 mm được coi như bột phân mịn và đem đi đóng bao
hoàn thiện, phần cỡ hạt trên 13 mm sau khi tách các tạp chất trơ được đưa trở lại
khu vực ủ nóng.
Ưu điểm: Thúc đẩy nhanh quá trình ủ đống xuống còn xấp xỉ 1/2 thời gian so
với không đảo trộn. Quá trình đảo trộn nguyên liệu ủ, cấp khí, tạo độ ẩm thích hợp
được thực hiện cùng lúc khi xe đảo đống di chuyển. Giá thành đầu tư tương đối
thấp. Các thiết bị có tính cơ động và độ linh hoạt cao, thích ứng với các vùng khí
hậu và các loại rác thải tạp khác nhau. Chất lượng phân hữu cơ thu được đạt được

từ tốt đến rất tốt, phụ thuộc vào nguyên liệu đầu vào.Tuy nhiên diện tích mặt bằng
lớn
3.2. Mô tả công nghệ
Thông thường dây truyền công nghệ của một nhà máy chế biến phân
compost với đầu vào là rác thải hữu cơ chỉ bao gồm 3 phần chính: Tập kết và phân
loại, Sản xuất phân hữu cơ, Thu hồi sản phẩm tái chế. Tuy nhiên do đặc thù của
dòng rác thu gom từ Công ty MTĐT Xuân Mai gồm có cả phần rác thải công
nghiệp phát sinh từ một số nhà máy và khu công nghiệp trên địa bàn, Cho nên việc
đưa thêm công đoạn xử lý nhiệt nhằm xử lý phần rác thải công nghiệp cũng như
một phần rác thải cá biệt phát sinh từ khâu sản xuất phân compost là hợp lý.
Công nghệ của nhà máy bao gồm 4 công đoạn chính:
• Tập kết và phân loại rác
• Sản xuất phân hữu cơ compost
• Tái chế nhựa
• Đốt rác thải nguồn gốc công nghiệp và các thành phần rác thải cá biệt

15
Trường Đại Học Tài Nguyên và Môi Trường Khoa Môi Trường

16
Đầu vào rác thải
sinh hoạt 40
tấn/giờ
Sắt
Nguyên liệu tái chế 1
Nguyên liệu tái chế 2
Nguyên liệu tái chế 3
<10 mm
>60 mm
<60 mm

Phay,xé túi
Tách từ
Sàng trống
60 mm
Trung
chuyển
Rác trơ
chôn lấp
Ủ compost
Bãi rác
Sàng trống
10 mm
Compost
Tinh chế
Đóng bao
>10 mm
Dòng vật liệu chính
Dòng vật liệu quay vòng
Bán
Rác cá biệt
Đầu vào rác thải
công nghiệp
5tấn/ngày
Chất trơ không
nguy hại
Chất dễ cháy
Lò đốt Xỉ,Tro
Trường Đại Học Tài Nguyên và Môi Trường Khoa Môi Trường
Hình 1. Sơ đồ mô hình công nghệ


18
Trường Đại Học Tài Nguyên và Môi Trường Khoa Môi Trường
3.2.1 Khâu tập kết và phân loại rác thải sinh hoạt trước khi ủ
Xe tải thu gom rác thải sinh hoạt và vận chuyển đến cổng nhà máy được đi
qua cân điện tử để đo chính xác lượng rác chuyển đến. Sau đó rác được đổ vào nhà
tập kết rác thải sinh hoạt.
Trong khâu phân loại, dây chuyền công nghệ sử dụng vào mục đích phân
loại được tính toán nhằm phù hợp với đặc tính rác thải của Việt Nam để đạt được
hiệu quả tách loại cao nhất và đồng thời tránh hiện tượng rác bị ùn tắc lại trong
khâu phân loại. Tại nhà tập kết rác phần rác cá biệt sẽ được công nhân loại ra
trước. Sau đó rác được băng tải xích đưa và máy băm nghiền mô men chậm. Các
túi nilông đựng rác tạp được máy xé tơi để thuận tiện phân loại ở các công đoạn
tiếo theo. Sau đó rác được qua hệ thống tuyển từ để tách các vật kết cấu bằng sắt
thép ra. Tiếp theo, nguyên liệu rác được chuyển đến máy sàng dạng tang trống với
mắt sàng 60 mm. Phần nguyên liệu có kích thước nhỏ hơn 60 mm bên dưới sàng
chủ yếu là phần rác hữu cơ, được xe xúc lật đưa sang khu vực ủ phân (composting).
Phần nguyên liệu có cỡ lớn hơn 60 mm chủ yếu là phần túi, nhựa được chuyển tiếp
tới bộ phận phân loại bán tự động để tận thu các nguyên liệu tái chế. Tại băng tải
phân loại, công nhân nhặt và lấy ra: giấy, bìa catông, nilông, nhựa, kim loại và đưa
chúng vào các thùng chứa đặt dưới sàn phân loại. Phần nhựa, nilông được đưa sang
bộ rủa nhựa và tạo nguyên liệu tái chế. Các nguyên liệu tái chế có giá trị khác bán
ra thị trường. Rác sau giai đoạn phân loại này (khoảng 17%) thường không còn giá
trị tái chế (chất trơ) và được chuyển tới lò đốt áp suất âm đốt; phần tro - xỉ ( khoảng
5 – 17%) chuyển vào bãi chôn lấp theo như mô hình công nghệ. Như vậy tỷ lệ phải
chôn lấp khoảng 5%.
Tại khu vực tập kết rác, rác đang trong quá trình phân huỷ giai đoạn đầu nên
khu vực này sẽ là nơi phát tán mùi lớn nhất trong toàn bộ nhà máy. Vì có diện tích
không lớn và được đặt trong nhà kín nên thuận lợi cho việc đặt một hệ thống hút
mùi với hệ số đổi gió 10lần/giờ và xử lý khí thải bằng phương pháp lọc sinh học
19

Trường Đại Học Tài Nguyên và Môi Trường Khoa Môi Trường
(biofilter) nhằm giảm tới tối đa mùi phát sinh từ rác đang trong giai đoạn đầu của
quá trình phân hủy. Qua đó tránh được các tác động xấu của môi trường làm việc
tới sức khoẻ công nhân và tránh phát tán mùi sang khu vực dân cư lân cận.
Hình 2. Sơ đồ dòng vật liệu trong dây truyền công nghệ
20
64%
Rác trơ
15%
Gỗ, thuỷ
tinh, cao su
10%
Giấy 5%
Đầu vào
300 tấn = 100%
Khâu phân
loại
Kim loại
1%
Nhựa
5%
38.4%
Khâu sản
xuất phân
compost
H
2
O, CO
2


25.6%
> 10 mm
1.55%
Gạch đá
1.15%
Sản phẩm
thô
Sản phẩm
35.7% =
107.10
tấn/ngày
Trường Đại Học Tài Nguyên và Môi Trường Khoa Môi Trường
3.2.2 Khâu sản xuất phân hữu cơ compost
Khâu ủ phân huỷ rác thải hữu cơ chuyển hoá thành phân compost là khâu
quan trọng nhất nó quyết định sự thành bại của cả dây truyền công nghệ. Để lựa
chọn một công nghệ ủ mang lại hiệu quả cao điều quan trọng vẫn là xem xét công
nghệ đó có thoả mãn ở điều kiện tối ưu đối với các yếu tố ảnh hưởng tới quá trình ủ
hiếu khí sinh học hay không. Nói cách khác cần phải phân tích xem phần công
nghệ có thoả mãn các yếu tố cơ bản của quá trình phân huỷ hiếu khí chất hữu cơ
hay không.
 Các yếu tố chính ảnh hưởng tới quá trình ủ hiếu khí sinh học
Hệ vi sinh vật hiếu khí
Hệ vi sinh vật là nhân tố chính giúp phân huỷ rác hữu cơ thành phân compost
xuất phát từ hoạt động sống của chúng. Để quá trình phân huỷ hiếu khí diễn ra
hoàn toàn, số lượng vi sinh vật phải đủ lớn và cần cung cấp một môi trường thuận
lợi cho hoạt động phân hủy sinh học của chúng.
Tỷ lệ C/N
Tỷ lệ C/N(tổng cacbon/tổng nitơ) một thông số quan trọng nó quyết đinh khả
năng phân huỷ nhanh hay chậm, triệt để hay không triệt để của chất thải hữu cơ
đem vào ủ và chất lượng phân bón đầu ra.

Độ ẩm
Đây là một yếu tố quan trọng hàng đầu trong cả quá trình ủ hiếu khí sinh học
bởi vì các loại vi khuẩn hấp thụ các chất dinh dưỡng qua màng bán thấm của chúng
dưới dạng hoà tan phân tử. Tỷ lệ phân huỷ của các chất hữu cơ trong đống ủ nhờ vi
sinh vật sẽ quyết định tới chất lượng của thành phẩm. Quá trình sinh học sẽ không
thể xảy ra nếu độ ẩm nhỏ hơn 20%. Thông thường, độ ẩm của rác thải sinh hoạt
21
Trường Đại Học Tài Nguyên và Môi Trường Khoa Môi Trường
đầu vào phụ thuộc theo mùa cho nên cần chú ý điều chỉnh độ ẩm của rác đưa vào ủ
luôn giữ ở mức tối ưu là 50%.
Oxi
Oxi là “thức ăn” cung cấp cho vi sinh vật hoạt động. Vì vậy vai trò của oxi là
vô cùng quan trọng. Nếu thiếu oxi, quá trình phân huỷ hiếu khí sẽ trở thành phân
huỷ yếm khí, tạo mùi và kéo dài thời gian ủ tất nhiên việc này kéo theo việc ảnh
hưởng sấu tới chất lượng sản phẩm. Lượng oxi cần cho quá trình phân huỷ hiếu khí
khoảng 1gamO
2
/1gam chất hữu cơ khô.
Thể tích lỗ khí
Thể tích lỗ khí liên quan đến khả năng trao đổi oxi phục vụ cho các vi sinh
vật. Trong quá trình ủ compost, thể tích lỗ khí phải đạt từ 25-30% tổng thể tích
đống ủ. Thể tích lỗ khí càng lớn thì sự thông thoáng khí càng tốt, tránh tình trạng
tồn lưu khí trong các phần của đống ủ.
Nhiệt độ
Trong quá trình ủ hiếu khí, nhiệt độ của đống ủ là đơn vị có sự giao động
mạnh tuỳ thuộc vào các giai đoạn khác nhau. Tuy nhiên nếu nhiệt độ lớn hơn 75
o
C,
các quá trình phân huỷ sẽ lập tức dừng lại.
pH

Giá trị pH ảnh hưởng tới môi trường hoạt động của các vi sinh vật. Để đảm
bảo tốt cho sự hoạt động của VSV, giá trị pH cần giao động từ 7 - 9. Theo nghiên
cứu, pH sẽ giảm trong giai đoạn đầu của quá trình ủ do tạo thành các axit béo và
sản phẩm từ CO
2
nhưng tăng chậm dần ở giai đoạn sau đó và ổn định.
Vì vậy quá trình ủ được diễn ra trong các luống ủ với kích thước: cao 2,0 -
2,2 m, chân rộng 4,0 - 4,3 m, chiều dài không giới hạn phụ thuộc vào lượng rác đầu
vào cũng như diện tích đất sử dụng. Với kích thước luống ủ lớn như vậy rõ ràng
22
Trường Đại Học Tài Nguyên và Môi Trường Khoa Môi Trường
nhiệt độ của đống ủ sẽ được giữ ổn định và đống ủ có tiết diện đủ lớn để trao đổi
khí qua đó thúc đẩy quá trình sinh học diễn ra nhanh chóng.
Việc đảo trộn, băm vật liệu cũng như tưới nước làm ẩm được thực hiện bởi
một máy đảo luống cơ giới .Bằng cách đảo luống đều đặn từ trong ra ngoài, từ
ngoài vào trong làm cho rác luôn được tiếp xúc với nền nhiệt độ cao tới gần 70
o
C
tại tâm luống ủ trong suốt giai đoạn ủ nóng của quá trình điều này giúp tiêu diệt
mầm bệnh và phân huỷ đồng đều chất hữu cơ.
Độ ẩm và nhiệt độ của luống ủ được công nhân vận hành đo bằng nhiệt kế
tích hợp ẩm kế cầm tay. Bằng kiến thức được trang bị về phân huỷ sinh học mà
công nhân ra quyết định tưới ẩm hay đảo trộn. Nếu độ ẩm dưới ngưỡng 40% thì
việc tưới nước làm ẩm là cần thiết. Nước dùng để bổ xung là phần nước rỉ rác được
xử lý và cho quay vòng nhằm hạn chế tối đa nước rác cũng như bổ xung thêm vi
sinh vật cho luống ủ.
Sau khoảng thời gian diễn ra sự phân huỷ mạnh, quá trình ủ phân hữu cơ cơ
bản hoàn tất. Điều này được đánh dấu bởi sự giảm nhiệt độ ở tâm của luống ủ
xuống dưới 40
o

C. Nếu để thêm 4-6 tuần ủ nguội, phân hữu cơ compost sẽ đạt độ
chín nhất. Giờ đây nguyên liệu đã sẵn sàng cho việc sàng tinh và phối trộn thành
các loại phân hữu cơ vi sinh hay phân hữu cơ sinh hóa.
Phân hữu cơ sau khi ủ chín có thể sử dụng để phục vụ trồng trọt. Muốn nâng
cao chất lượng và đáp ứng nhu cầu thị trường, có thể phối trộn thêm các chủng vi
sinh vật hữu ích để có phân hữu cơ vi sinh hoặc phối trộn thêm N,P,K theo các
công thức khác nhau để có phân hữu cơ sinh hóa phù hợp theo từng chủng loại cây
hay mục đích sử dụng riêng biệt.
 Khâu tinh chế và đóng bao phân hữu cơ compost
23
Trường Đại Học Tài Nguyên và Môi Trường Khoa Môi Trường
Khâu tinh chế phân là một khâu rất quan trọng trong suốt cả quá trình chế
biến. Do tính đặc thù của rác thải sinh hoạt Việt Nam chưa được phân loại tại
nguồn nên rác đầu vào có thành phần tương đối phức tạp chính bởi vậy sau quá
trình ủ phân compost lẫn rất nhiều tạp chất như : sỏi, mảnh thuỷ tinh, thậm chí là
những mảnh kim loại nhỏ còn sót lại.
Trong công nghệ ủ đảo luống cơ giới này việc tinh chế phối trộn sao cho phù
hợp và đạt hiệu quả cao nhất trong điều kiện Việt Nam hiện nay cũng là hướng đi
ưu tiên của công nghệ này.
Phân hữu cơ compost sau công đoạn ủ chín được đưa tới máy sàng di động kích
thước lỗ sàng 10 mm. Máy sàng di động này có gắn hệ thống tuyển khí cũng như
tách từ để tách phần nhẹ lẫn trong phân compost cũng như những mảnh sắt cuối
cùng còn sót lại. Sau khi sàng phân compost được đưa sang dây truyền phối trộn và
đóng bao. Tại dây truyền phối trộn và đóng bao thông qua các bước như sấy , đánh
tơi, nghiền, phối trộn, ép viên, đóng bao sản phẩm đầu ra có thể phục vụ thị trường.
Tại công đoạn này, tuỳ thuộc vào nhu cầu của thị trường mà phối trộn tỷ lệ
N,P,K để tạo ra nhiều loại phân bón phục vụ nhiều loại cây trồng khác nhau.
Công suất của dây truyền tinh chế đóng bao đạt khoảng 6 - 8tấn/giờ là phù hợp với
công suất ra của sản phẩm thô sau quá trình ủ
3.3.3 Khâu tái chế nhựa

Tên là khâu tái chế nhựa nhưng thực chất trong phần dây chuyền này không
chứa phần tạo hạt nhựa. Để tập trung hơn cho một mục đích chính là xử lý phần lớn
rác thải sinh hoạt chế biến thành phân hữu cơ vi sinh trong một nhà máy không nên
giàn trải tập trung vào quá nhiều việc khác nhau sẽ làm cho hiệu quả hoạt động của
cả nhà máy suy giảm và mục đích chính không thực hiện được. Bởi vậy, Trong
khâu này chỉ dừng lại ở công đoạn rửa và băm nhỏ nhựa nguyên liệu.
24
Trường Đại Học Tài Nguyên và Môi Trường Khoa Môi Trường
Các sản phẩm nilông và nhựa sau khi được tách tuyển từ rác ở khâu phân
loại rác được băng tải vận chuyển đưa vào máy nghiền. Sau đó vít cấp liệu tiếp tục
đưa vật liệu sang máng rửa để tách hết cát. Nguyên liệu tiếp tục được chuyển sang
công đoạn vắt và sấy khô cuối cùng chuyển sang các thùng chứa trung gian và
đóng bao. Sản phẩm được bán lại cho các cơ sở tái chế nhựa.
Hình 3.Sơ đồ khối qui trình tách rửa nhựa
3.3.4Công đoạn đốt rác cá biệt và rác thải công nghiệp
Nguồn vào cho công đoạn đốt có hai nguồn chính là nguồn rác cá biệt như
săm lốp ôtô, chăn màn hỏng vv.
Và nguồn thứ hai là rác được thu gom và vận chuyển về từ các khu, cụm
công nghiệp trong địa bàn. Tổng khối lượng rác đưa vào đốt khi nhà máy hoạt động
khoảng 4 - 5 tấn/ ngày.
Do đặc thù thành phần rác công nghiệp chủ yếu là các nguyên liệu dễ cháy vì vậy
trong công đoạn này bố trí lò đốt bị theo công nghệ đốt áp suất âm đảm bảo cháy
triệt để cũng như xử lý phần khí thải khói bụi triệt để hơn.
25
Đầu vào từ khâu
phân loại
Nghiền Rửa tách cát Vắt li tâm
Bán
Sấy khô

×