Tải bản đầy đủ (.pptx) (21 trang)

Xác định thành phần tính chất nước thải tại thị xã sơn tây hà nội và đưa ra hệ thống xử lý phù hợp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.01 MB, 21 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
Khoa Môi Trường

Công nghệ xử lý nước thải
GVHD: Nguyễn Hồng Đăng
Nhóm 5 - Lớp LDH2CM
Xác định thành phần tính chất nước thải
tại Thị xã Sơn Tây - Hà Nội và đưa ra hệ
thống xử lý phù hợp.
Nội dung
I. Giới thiệu chung về Thị Xã Sơn Tây
II. Nguồn gốc phát sinh nước thải chủ yếu
III. Thành phần, tính chất của nước thải
IV. Hệ thống xử lý nước thải

Dây chuyền xử lý nước thải

Vai trò của từng thiết bị
I. Giới thiệu chung về Thị Xã Sơn Tây

Thị xã Sơn Tây là cửa ngõ phía Tây của
Thủ đô Hà Nội cách trung tâm Hà Nội 42
km về phía Tây bắc, nằm trong vùng đồng
bằng trung du Bắc Bộ. TX Sơn Tây có tổng
diện tích tự nhiên là 113,46 km2, dân số
khoảng 18 vạn người, có 53 cơ quan, doanh
nghiệp, bệnh viện, trường học và 30 đơn vị
quân đội đóng trên địa bàn.
II. Nguồn nước thải chủ yếu

NTSH Nhà ở, nhà công cộng, xưởng sản xuất.



NTSH Khách sạn, nhà hàng, các khu du lịch
nghỉ dưỡng.

NTSH từ các đơn vị quân đội trên địa bàn.

Nước thải từ bệnh viện, trại điều trị, điều
dưỡng (lượng nước thải này không đáng kể).

NTCN: xưởng cơ khí, cơ sở sửa chữa xe máy,
giặt là, gội đầu, các cơ sở kinh doanh
III. Thành phần, tính chất của nước thải
Trên địa bàn thị xã có rất ít các đơn vị sản
xuất kinh doanh. Nguồn phát thải chủ yếu từ các hộ
gia đình, nhà hàng khách sạn các khu du lịch nghỉ
dưỡng phát thải từ các hoạt động như: tắm giặt,
nước nhà bếp, nước bể phốt thành phần đặc trưng
của loại nước thải này là nước thải sinh hoạt bao
gồm các thành phần: pH, chất tẩy rửa, dầu mỡ,
amoni, cặn lơ lửng, BOD5,COD, phôtpho, N, vi
khuẩn…
Xác định dân số, lưu lượng nước thải

Dân số: N = 180 000 người
Qtb = N.q
Trong đó: Qtb: Lưu lượng nước thải trung bình của
khu đô thị trong 1 ngày (đơn vị l/ngày đêm)
N: dân số (đơn vị người).
q: tiêu chuẩn thoát nước (đơn vị l/ngày đêm), chọn q
= 120(l/ngày đêm) [TCXDVN 33 – 2006 cấp nước

mạng lưới bên ngoài và công trình]
Do vậy Qtb = 180000.120 = 21600000l/ngày đêm =
21600 m3/ngày đêm
Tải lượng ô nhiễm tính bình quân cho một người
dân đối với nước thải sinh hoạt như sau:

BOD5 = 60g/1 người . 1 ngày;

COD = 120 g/1 người.1 ngày;

SS = 70g/1 người.1 ngày;

N = 11 g/1 người.1 ngày;

P = 25 g/ 1 người. 1 ngày;
Tài liệu tham khảo : giáo trình công nghệ xử lý nước thải
Trần Văn Nhân, Ngô Thị Nga
Dự đoán nồng độ các thông số thiết kể chất
lượng nước thải trước khi xử lý
STT Thông số Đơn vị Giá trị
1 pH - 6-9
2 BOD5 Mg/l 500mg/l
3 COD Mg/l 1000mg/l
4 Tổng N Mg/l 45mg/l
5 Dầu mỡ động thực vật Mg/l 20mg/l
6 TS Mg/l 583 mg/l
7 Tổng P Mg/l 7 mg/l

QCVN 40:2011/BTNMT QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ NƯỚC
THẢI CÔNG NGHIỆP

STT Thông số Đơn vị
Cmax =CBxkbxkf
1 pH - 5-9
2
BOD5
Mg/l 50
3
COD
Mg/l 150
4
Tổng N
Mg/l 40
5 Dầu mỡ động thực vật Mg/l 10
6
SS
Mg/l 100
7
Tổng P
Mg/l 6
IV. Hệ thống xử lý nước thải


Dây chuyền xử lý nước thải:
1. Song chắn rác
Đây là bước xử lý sơ bộ
Mục đích: khử tất cả các
tạp vật có thể gây ra sự
cố trong quá trình vận
hành hệ thống xử lý
nước thải như làm tắc

bơm, đường ống hoặc
kênh rãnh
2. Bể lắng sơ cấp

Loại bỏ các cặn vô cơ lớn
như cát, sỏi…có kích thước
hạt > 0,2 mm.

Bảo vệ các trang thiết bị
động (bơm) tránh mài mòn.

Giảm cặn lắng trong ống,
mương dẫn và bể phân
hủy.

Giảm tần suất làm sạch bể
phân hủy.
3. Bể tách dầu mỡ

Tách dầu mỡ bằng trọng
lực

Tách dầu mỡ nhân tạo
như lực ly tâm, cyclon thủy
lực, lọc qua lớp lọc có khả
năng bám dính dầu mỡ.

Thu hồi dầu, sử dụng
lại


Tạo điều kiện thuận lợi
cho các quá trình xử lý sau
đó.
4. Bể điều hòa

Giảm bớt sự dao động của
hàm lượng các chất bẩn
trong nước thải.

Tiết kiệm hóa chất để khử
trùng nước thải.

Ổn định lưu lượng.

Giảm và ngăn cản các chất
độc hại đi vào công trình xử
lý sinh học tiếp theo.
4. Bể điều hòa
Bể điều hoà được sử dụng khi:

Khi lưu lượng thay đổi theo giờ còn nồng độ ổn định suốt
thời gian làm việc của nhà máy trong ngày.

Khi lưu lượng nước thải sinh hoạt thay đổi lớn theo giờ
trong ngày.

Lưu lượng vào bể không thay đổi suốt thời gian làm việc
nhưng nồng độ chất ô nhiễm thay đổi theo giờ trong 1 chu
kỳ làm việc.
5. Bể Aerotank

Bể aerotank được làm
bằng bê tông cốt thép,
gạch Với mặt bằng thông
dụng là hình chữ nhật.
Hỗn hợp bùn và nước thải
chảy suốt chiều dài của bể
và được sục khí, khuấy
đảo nhằm tăng cường oxy
hoà tan và tăng cường quá
trình oxy hoá chất bẩn hữu
cơ có trong nước.
5. Bể Aerotank
Tại bể các chất hữu cơ hoà
tan và không hoà tan được
chuyển hoá thành bông bùn
sinh học dưới tác động của vi
sinh vật hiếu khí. Nước thải
chảy liên tục vào bể cùng với
khí được đưa vào, khuấy trộn
cùng bùn hoạt tính cung cấp
oxi cho vi sinh vật phân huỷ
chất hữu cơ. Dưới điều kiện đó,
vi sinh tăng trưởng sinh khối
và kết thành bông bùn
6. Bể lắng thứ cấp

Hay còn gọi là bể lắng đợt 2.

Ở đây, lượng bùn sinh ra từ bể Aerotank theo đường
dẫn được lắng ở bể lắng thứ cấp. 1 phần bùn lắng

được tuần hoàn về bể aerotank. Phần còn lại được
dẫn tới bể nén bùn để xử lý.

Nhiệm vụ chủ yếu của bể lắng đợt 2 chỉ lắng hỗn
hợp nước – bùn được dẫn từ bể aerotank đến.
7. Bể khử trùng

Nước thải sau khi xử lý bằng phương pháp sinh học
còn chứa nhiều vi khuẩn. Vì vậy trước khi xả ra MT,
nước thải được đưa đến bể khử trùng nhằm:

Khử các vi sinh gây bệnh còn lại trong nước thải đã xử
lý trước khi xả ra nguồn tiếp nhận
Các hoá chất thường dùng là: NaOCl; ClO2; CaOCl2;
Ca(ClO)2.
7. Bể khử trùng

Khử trùng bằng clo bởi clo
là 1 chất có tính oxi hoá
mạnh

Quá trình tiêu diệt vi sinh:
Chất diệt trùng đi qua
màng tế bào →phản ứng với
men → cản trở quá trình trao
đổi chất của nhân → tế bào bị
tiêu diệt
Cảm ơn sự chú ý lắng nghe của thầy giáo và
các bạn!!!

×