Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Đề tài các hình thức thanh toán giữa các ngân hàng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (124.53 KB, 22 trang )

I.LÍ THUYẾT:
I.1.Sự cần thiết của hoạt động thanh toán của các ngân hàng qua
NNHN
Hoạt động thanh toán là một phần quan trọng trong hoạt động của
ngân hàng, do đó các NHTƯ thường có chức năng giám sát và quản lí
nó. Tuy nhiên, việc thực hiện các chức năng nói trên tại các quốc gia khác
nhau là khác nhau. Tại các quốc gia công nghiệp, hệ thống thanh toán có
thể do khu vực tư nhân tổ chức, vận hành, còn NHTƯ chỉ áp đặt các quy
định, điều kiện kinh doanh để đảm bảo phòng ngừa rủi ro xuất phát từ hệ
thống thanh toán. Song, đối với các nước phát triển và các nước chuyển
đổi nói chung, và Việt Nam nói riêng thì hoạt động thanh toán giữa các
ngân hàng cần phải được tổ chức qua NHNN vì các lÝ do sau:
-Đối với các nước đang phát triển, việc thay đổi cơ chế thanh toán
cho phù hợp với các yêu cầu của nền kinh tế thị trường là rất cần thiết.
Vấn đề này đòi hỏi NHTƯ phải đứng ra làm trung tâm thanh toán cho các
NHTM.
-Hệ thống NHTM ở Việt Nam có tiềm lực tài chính yếu ớt nếu so
sánh với tiềm lực tài chính của các ngân hàng tại các quốc gia công
nghiệp. Nguồn vốn của các NHTMQD cũng chỉ ở mức vài nghìn tỉ VND,
cụ thể: NHNo&PTNT: 4800 tỉ, vốn điều lệ của các ngân hàng khác cũng
chỉ vào khoảng 2000-3000 tỉVND ( tương đương với 130-150 triệu
USD). Đó là chưa kể đến lượng vốn Ýt ỏi của các NHTMCP chỉ vào
khoảng trên 3 triệu USD. Đây là nguyên nhân khiến các ngân hàng này
không đủ khả năng để phát triển hệ thống thanh toán mới bằng nội lực
của bản thân mình. Chi phí cho việc đổi mới hệ thống thanh toán là rất
cao mà khó co NHTM nào có thể đáp ứng. Không những thế, các NHTM
này còn thiếu đội ngũ chuyên gia giỏi có kinh nghiệm trong lĩnh vực
thanh toán liên ngân hàng.
Do vậy, NHNNVN là tổ chức duy nhất có thể đóng vai trò nổi bật
trong việc phát triển hoạt động thanh toán: là người định hướng chiến
lược phát triển hoạt động thanh toán, người thiết kế hệ thống thanh toán,


người sở hữu và tổ chức hệ thống thanh toán liên ngân hàng.
II.2.Ý nghĩa của thanh toán qua NHTƯ.
Tổ chức thanh toán qua NHTƯ sẽ thúc đẩy sự vận động về vốn
giữa các NHTM. Từ đó phát huy được vai trò thanh toán của các NHTM
trong nền kinh tế, đồng thời cũng tăng nhanh sự vận động vốn giữa các
doanh nghiệp, các đơn vị tổ chức kinh tế.
Khi NHTƯ là trung tâm tổ chức thanh toán giữa các NHTM,
NHTƯ tổ chức khép kín chu trình thanh toán trong nền kinh tế giữa các
khách hàng, giữa các ngân hàng nên quá trình tổ chức thanh toán chính
xác có ý nghĩa rất lớn đối với sự vận động của vốn trong nền kinh tế nhất
là khi công nghệ thanh toán hiện đại, nghiệp vụ thanh toán được tổ chức
nhanh và chính xác.
Quá trình tổ chức thanh toán tạo nguồn vốn tín dụng và tạo điều
kiện cho thị trường liên ngân hàng phát triển. Thông qua thanh toán,
NHTƯ quản lí các tài khoản của các NHTM. Số dư trên các tài khoản đó
hình thành nên nguồn vốn tại NHTƯ.Từ các tài khoản này, các NHTM có
thể vay của nhau dẫn đến thị trường liên ngân hàng phát triển.
Quá trình thanh toán làm tăng tỉ trọng thanh toán không dùng tiền
mặt, góp phần vào việc giảm tiền mặt trong lưu thông, từ đó tiết kiệm chi
phí lưu thông.
Tỷ trọng thanh toán không dùng tiền mặt cao thì công tác tính toán
điều tiết tiền cung ứng sẽ thực hiện thuận lợi, từ đó góp phần thực hiện
tốt chính sách tiền tệ.
I.3.Nhiệm vụ của NHTƯ đối với hoạt động thanh toán.
NHTƯ là cơ quan quản lí vĩ mô và là ngân hàng của các tổ chức tín
dụng. Vì vậy, NHTƯ có nhiệm vụ ban hành các thể lệ, chế độ thanh toán
thống nhất trong nền kinh tế nói chung và đối với các tổ chức tín dụng
nói riêng.
NHTƯ thực hiện cung ứng dịch vụ thanh toán, các phương tiện
thanh toán và tổ chức thanh toán cho các ngân hàng như: mở tài khoản,

hạch toán, theo dõi các khoản thanh toán cho các NHTM và các tổ chức
khác, thống nhất kỹ thuật thanh toán, phát hiện những bất hợp lí trong
quá trình tổ chức thanh toán để điều chỉnh kịp thời cho phù hợp với yêu
cầu thực tế phát sinh để phát huy tác dụng thanh toán của ngân hàng đối
với nền kinh tế.
NHTƯ thông qua việc tổ chức thanh toán tiến hành giám sát quá
trình thanh toán của các thành viên nhằm hạn chế rủi ro cho các thành
viên tham gia thanh toán.
I.4.Các hình thức thanh toán giữa các ngân hàng qua NHNN.
Có 2 hình thức:
-thanh toán qua tài khoản mở tại NHTƯ.
-thanh toán bù trừ do NHTƯ tổ chức
Các hình thức thanh toán này được thực hiện thông qua việc thực hiện
các nghiệp vụ thanh toán của NHNN
I.5.Nghiệp vô thanh toán của NHNNVN.
I.5.1.Thanh toán từng lần.
Ở nghiệp vụ này, các TCTD, kho bạc mở tài khoản tại NHNN. Khi các tổ
chức này có nhu cầu chi trả lẫn nhau thì có thể thực hiện thanh toán từng
lần qua NHNN. NHNN đứng ra tổ chức thực hiện thanh toán từng lần
trong các trường hợp sau:
-Các khoản thanh toán nội bộ giữa các tổ chức tín dụng, kho bạc
thì các tổ chức này lập thành bảng kê cùng các chứng từ thanh toán nộp
vào sở giao dịch NHNN. NHNN sẽ tiến hành chuyển tiền và thanh toán
cho các đơn vị nội bộ của TCTD đó tại chi nhánh NHNN.
-Các khoản thanh toán của khách hàng của cácTCTD, kho bạc thì
TCTD, kho bạc lập bảng kê kèm chứng từ thanh toán của khác hàng nộp
vào NHNN, Căn cứ vào chứng từ thanh toán, NHNN thực hiện trích tài
khoản của TCTD và kho bạc phải trả ghi có vào tài khoản của TCTD và
kho bạc thụ hưởng.
Nếu TCTD, kho bạc bên có khác hàng trả tiền và TCTD, kho bạc

bên có khách hàng thụ hưởng cùng mở tài khoản tại chi nhanh NHNN
hoặc sở giao dịch thì lập 4 liên bảng kê chứng từ thanh toán, nếu khác chi
nhánh thì lập 2 liên bảng kê chứng từ thanh toán.
I.5.2. Thanh toán bù trừ giữa các ngân hàng do NHNN tổ chức.
Đây là hình thức thanh toán chủ yếu hiện nay giữa các ngân hàng.
I.5.2.1.Những quy định chung.
-Phạm vi thanh toán bù trừ: Thanh toán bù trừ giữa các ngân hàng,
kho bạc khác hệ thống mở tài khoản tại NHNN, do NHNN chủ trì thanh
toán.
-Các thành viên phải chấp nhận các điều kiện sau:
+phải có tài khoản tiền gửi tại NHNN chủ trì thanh toán bù
trừ.
+phải tuân thủ và thực hiện đầy đủ các quy tắc tổ chức và kỹ
thuật nghiệp vụ thanh toán bù trừ.
Thành viên nào vi phạm các quy tắc tổ chức và kỹ thuật nghiệpvụ
thanh toán vù trừ cũng như khôngcó khả năng chi trả trong thanh toán bù
trừ thì ngoài việc chịu phạt còn vị đình chỉ tham gia thanh toán bù trừ.
Nguyên tắc thanh toán số chênh lệch trong thanh toán bù trừ:
Các ngân hàng thành viên phải đảm bảo tín nhiệm của ngân hàng
mình với ngân hàng khác trong thanh toán bù trừ, phải đảm bảo thanh
toán sòng phẳng kịp thời số chênh lệch phải thanh toán với ngân hàng chủ
trì trong thanh toán bù trừ.
Trường hợp thiếu khả năng chi trả thì phải nộp tiền mặt vào
NHNN, hoặc phải vay. Nếu không nộp tiền mặt không được vay (do hết
hạn mức tín dụng) thì NHNN sẽ chuyển số thiếu khả năg chi trả sang nợ
quá hạn chịu lãi suất phạt, nếu để nợ quá hạn phát sinh liên tục thì sẽ bị
đình chỉ tham gia thanh toán.
Ngoài ra, một số quy định về giờ giao dịch thanh toán và giao nhận
chứng từ, xử lí từ chối trong thanh toán bù trừ cũng được quy định khá rõ
ràng.

I.5.2.3.Kĩ thuật nghiệp vụ kế toán trong thanh toán bù trừ.
Về mở tài khoản trong thanh toán bù trừ.
Tại NHNN chủ trì mở một tài khoản để hạch toán kết quả thanh toán bù
trừ của các ngân hàng thành viên tham gia thanh toán bù trừ:
+bên nợ tài khoản ghi số tiên chênh lệch các ngân hàng thành viên phải
thu trong thanh toán bù trừ.
+bên có ghi số tiền chênh lệch các ngân hàng thành viên phải trả trong
thanh toán bù trừ.
tài khoản này sau mỗi phiên sẽ không có số dư.
-tại ngân hàng thành viên thamm gia thanh toán bù trừ mở một tài khoản
để phản ánh toàn bộ các khoản phải thanh toán bù trừ với ngân hàng
khác.
bên nợ ghi:
+các khoản phải thu từ ngân hàng khác
+số chênh lệch phải trả trong thanh toán bù trừ
bên có ghi:
+các khoản phải trả cho các ngân hàng khác-
+số chênh lệch phải thu trong thanh toán bù trừ
dư nợ:thể hiện số chênh lệch phải thu trong thanh toán bù trừ
dư có:thể hiện số chênh lệch phải trả trong thanh toán bù trừ
thủ tục nghiệp vụ kĩ thuật trong thanh toán bù trừ
-Các ngân hàng thành viên tham gia thanh toán bù trừ có trách nhiệm xử
lí tất cả các chứng từ có liên quan đến thanh toán bù trừ với các ngân
hàng khác.
-Các chứng từ được ghi vào bảng kê chứng từ thanh toán bù trừ. Vế nợ
bao gồm các chứng từ được ngân hàng bên trả tiền chấp thuận trả tiền
thanh toán và đây sẽ là chứng từ ghi nợ vào tài khoản thanh toán bù trừ
của ngân hàng thành viên và ghi có vào tài khoản khách hàng của ngân
hàng lập bảng.
Bảng kê chứng từ thanh toán bù trừ vế có bao gồm các chứng từ mà các

ngân hàng lập bảng kê chấp nhận thanh toán cho ngân hàng đối phương.
Đó là chứng từ ghi nợ vào tài khoản tiền gửi thanh toán bù trừ và ghi nợ
vào tài khoản của khách hàng mở tại ngân hàng này.
Khi họp thanh toán bù trừ, các ngân hàng thành viên trực tiếp giao nhận
chứng từ cho nhau hoặc trrực tiếp truyền thông tin cho nhau, tất cả được
đối chiếu khớp đúng giữa chứng từ và bảng kê (mẫu 12). Tiếp sau đó, các
ngân hàng thành viên nộp bảng kê mẫu 14 cho ngân hàng chủ trì.
Ngân hàng chủ trì căn cứ vào bản thanh toán bù trừ mẫu 14 của các ngân
hàng thành viên lập lại 2 liên bảng kết quả thanh toán bù trừ cho từng
ngân hàng thành viên theo mẫu 15:1 liên gửi cho ngân hang thành viên
liên quan làm chứng từ ghi kết quả tài khoản thanh toán bù trừ, 1 liên lưu
tại NHNN chủ trì cùng mẫu 14. Sau đó NHNN lập bảng tổng hợp kiểm
tra kết quả thanh toán bù trừ theo mẫu 16.
Các ngân hàng thành viên có trách nhiệm kiểm tra các số liệu trên mẫu 15
và 16 liên quan đến ngân hàng mình để xác nhận số liệu.
Thủ tục thanh toán
NHNN chủ trì lập thủ tục thanh toán căn cứ vào bảng kết quả thanh toán
bù trừ:
- Trích tài khoản tiền gửi của ngân hàng thành viên phải trả: ghi nợ
TKTG ngân hàng thành viên, ghi có tài khoản thanh toán bù trừ tại ngân
hàng chủ trì (số chênh lệch phải trả).
-Trả tiền cho ngân hàng phải thu: ghi nợ tài khoản thanh toán bù trừ của
ngân hàng chủ trì, ghi có TKTG của ngân hàng thành viên phải thu (số
chênh lệch phải thu).
Tại các ngân hàng thành viên:
- Ngân hàng thành viên phải trả hạch toán số chênh lệch phải trả:
+nợ tài khoản thanh toán bù trừ
+có tài khoản tiền gửi tại NHNN chủ trì
-Ngân hàng thanh viên phải thu hạch toán số chênh lệch phải thu:
+nợ tài khoản tiền gửi tại NHNN chủ trì

+có tài khoản thanh toán bù trừ
Nếu có sai lầm thì xử lí bút toán đỏ, huỷ bút toán sai lập lại bút toán đúng
theo quy định.
I.5.3.Thanh toán chuyển tiền điện tử
Chuyển tiền điện tử là quá trình xử lí một khoản tiền qua mạng vi tính,
thực hiện theo lệnh của người chuyển tiền đến người thụ hưởng.
NHNNVN thực hiện chuyển tiền điện tử cho các TCTD và KB. NHNN
quy định cụ thể các điều kiện, tiêu chuẩn để các tổ chức tín dụng, kho bạc
tham gia vào thanh toán chuyển tiền điện tử, ban hành các nguyên tắc,
trình tự kĩ thuật, thực hiện thanh toán chuyển tiền điện tử cho các TCTD,
KB. Các thành viên tham gia thanh toán chuyển tiền điện tử lập chứng từ
thanh toán đề nghị sở giao dịch hoặc chi nhánh NHNN thực hiện chuyển
tiền cho TCTD, KB khác có tài khoản tiền gửi tại chi nhánh NHNN ở địa
bàn khác. SGD hoặc chi nhánh NHNN nhận chứng từ của TCTD và KB
và tiến hành chuyển tiền qua mạng điện tử trong hệ thống NHNN, truyền
số liệu tới chi nhánh NHNN, trả tiền và thực hiện thanh toán theo yêu cầu
của họ.
II.THỰC TRẠNG
Trước yêu cầu đổi mới cơ chế thanh toán, Việt Nam đã xây dựng hệ
thống thanh toán điện tử liên ngân hàng của NHNN nhằm thay thÕ cho
việc thanh toán thủ công chậm trễ trước đây. Hệ thống này được đưa vào
vận hành từ 2/5/2002 theo quyết định 309/QĐ-NHNN ngày 9/4/2002 của
thống đốc NHNN. Đây là hệ thống thanh toán đầu tiên thực hiện theo
phương thức thanh toán tổng tức thời dựa trên công nghệ hiện đại được
áp dụng ở Việt Nam mà nhiều nước phát triển trên thế giới đã và đang áp
dụng. Theo dự kiến, việc thanh toán qua tài khoản mở và thanh toán bù
trừ giữa các ngân hàng qua NHNN đều được thực hiện qua hệ thống này.
II.1.Thanh toán qua tài khoản mở tại NHNN.
Trong giai đoạn đầu, hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng mới thực
hiện luồng thanh toán giá trị cao, giá trị thấp khẩn, và xử lí quyết toán

tổng tức thời (thanh toán qua tài khoản mở tại NHNN). Ở hình thức thanh
toán này, các thành viên thực hiện việc trả và nhận tiền với nhau theo
từng món trên tài khoản tiền gửi thanh toán tại SGD NHNN. Đến nay,
sau 2 năm thực hiện thanh toán qua hệ thống TTĐTLNH tại các ngân
hàng và TCTD cho thấy:
II.1.1. Thuận lợi.
-Việc thanh toán qua tài khoản mở tại NHNN thông qua hệ
thốngTTĐTLNH hoạt động ổn định, thông suốt, không xảy ra các vướng
mắc, trục trặc lớn. Tại sở giao dịch, các chi nhánh NHNN tỉnh, thành phố
và các thành viên, đơn vị thành viên tổ chức luân chuyển, kiểm soát
chứng từ, hạch toán, thanh quyết toán, đảm bảo kịp thời và an toàn vốn,
thời gian thực hiện một món chuyển tiền không quá 10 giây.
-Từ ngày đầu triển khai, hệ thống chỉ có 6 thành viên với 55 đơn vị
thành viên đã thực hiện thành công được 233 món chuyển tiền với số tiền
255 tỉ đồng, món chuyển tiền có giá trị cao nhất là 90 tỉ đồng. Đến ngày
15/5/2003 đã có 50 thành viên với 176 đơn vị thành viên, hàng ngày bình
quân có 7000 món chuyển tiền với doanh số trên 3000 tỉ đồng được thực
hiện. Chỉ trong 1 năm hoạt động (từ 2/5/2002 đến 2/5/03), số lượng thanh
toán qua hệ thống TTĐTLNH đạt khoảng 1 triệu món với doanh số vào
khoảng 600 000 tỉ đồng.
-Kết quả giao dịch thanh toán điện tử đã tác động tích cực vào quá
trình luân chuyển vốn cho nền kinh tế. Đến năm 2004, toàn bộ hệ thống
ngân hàng đã tham gia đầy đủ vào hệ thống TTĐTLNH. Do tác động tích
cực từ thị trường chứng khoán mới sôi động trở lại và thị trường bảo
hiểm trong nước đang tiếp tục phát triển, khối lượng vốn chu chuyển
trong nền kinh tế qua hệ thống thanh toán điện tử hiện nay vào khoảng
6000-7000 tỉ đồng / ngày. Ngoài ra, việc ngành ngân hàng đưa chứng từ
điện tử và chữ kí điện tử vào sử dụng là một bước đột phá trong hoạt
động TTĐTLNH.
-Hiện tại, nhiều tổ chức tài chính tín dụng đang tiếp tục xin tham

gia vào hệ thống. Điều đó cũng thể hiện được những ưu điểm và tính hiệu
quả của hệ thống này. Nó đã chứng minh ý nghĩa to lớn đối với nền kinh
tế nói chung và hệ thống ngân hàng nói riêng:
+Triển khai hệ thống TTĐTLNH đã thể hiện tiến trình hiện đại hoá
hệ thống ngân hàng đã đạt được những thành công bước đầu, thể hiện sự
chuẩn bị nghiêm túc, tích cực và những nỗ lực to lớn của ngành ngân
hàng Việt Nam. Đồng thời tạo điều kiện để hệ thống ngân hàng có thể
mạnh dạn triển khai ứng dụng công nghệ hiện đại vào hoạt động kinh
doanh của mình, thể hiện được vai trò tiên phong của ngân hàng trong sự
nghiệp CNH-HĐH đất nước, bắt kịp xu hướng hội nhập với cộng đồng tài
chính ngân hàng khu vực và thế giới.
-TTĐTLNH với tốc độ cao đã khắc phục được nhược điểm lớn của
hệ thống thanh toán thủ công chậm trễ trước đây, đảm bảo tăng tối đa tốc
độ vòng quay vốn trong nền kinh tế, giúp các doanh nghiệp, các cá nhân
sử dụng có hiệu quả vốn trong sản xuất kinh doanh. Nếu như trước đây,
để thanh toán liên ngân hàng bằng phương pháp thủ công cần mất một
khoảng thời gian tương đối dài thì nay việc đó chỉ mất vài giây để
chuyển tới NHNN. Nhờ vậy mà vốn được quay vòng nhanh chóng hơn.
-Các NHTM tham gia hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng
không phải trực tiếp trao đổi chứng từ giấy khi thực hiện thanh toán với
nhau mà trực tiếp truyền qua mạng đã được mã hoá dưới dạng tin điện,
góp phần nâng cao hiệu quả lao động, giảm thiểu rủi ro thanh toán. Hơn
nữa, việc tập trung nguồn vốn thanh toán của các TCTD tại SGD NHNN
góp phần cho NHNN tăng cường kiểm soát được các luồng vốn chủ yếu
trong nền kinh tế, đồng thời giúp các TCTD sử dụng linh hoạt và có hiệu
quả hơn nguồn vốn của mình, khắc phục tình trạng trong cùng một thời
điểm tại các chi nhánh ngân hàng trong cùng một hệ thống TCTD mà nơi
thì thừa vốn, nơi thì thiếu vốn.
-Bước đầu thiết lập được hệ thống thanh quyết toán tổng tức thời
có độ an toàn và tin cậy cao- là cơ sở để tiếp tục thực hiện thanh toán bù

trừ trong phạm vi cả nước, là tiền đề để tiếp tục thực hiện các giao dịch
chứng khoán trên mạng, các giao dịch thương mại điện tử và các nghiệp
vụ home-banking, telephone-banking trong tương lai.
-TTĐTLNH giúp NHNN có thông tin kịp thời về các luồng chu
chuyển vốn chủ yếu trong nền kinh tế, về nhu cầu vốn khả dụng của các
NHTM, trên cơ sở đó để sử dụng các công cụ của CSTT linh hoạt, có
hiệu quả hơn.
II.1.2.Khó khăn
Sau một năm vận hành, hệ thống TTĐTLNH đã bộc lộ một số vướng mắc
cần tiếp tục tháo gỡ:
-Việc lập, luân chuyển và kiểm soát chứng từ trên mạng còn xảy ra
tình trạng một số đơn vị thành viên tham gia hệ thống TTĐTLNH nhập
dữ liệu chuyển tiền chưa chính xác, NHNN và các NHTM chưa thống
nhất một số yếu tố trên chứng từ. Việc kiểm soát duyệt lệnh chuyển tiền
đi qua nhiều khâu và thực hiện cho từng món đảm bảo chặt chẽ, an toàn
tài sản nhưng cũng là khâu mất rất nhiều thời gian, dẫn đến kéo dài thời
gian thanh toán.
-Việc hạch toán, thanh quyết toán:
+Hệ thống TTĐTLNH thực hiện thanh toán tức thời, trực tiếp trên
tài khoản tiền gửi mà TCTD mở tại SGDNHNN, thực hiện kiểm soát tập
trung, đối chiÕu và quyết toán hàng ngày. Trong khi đó, tại SGDNHNN
và các chi nhánh NHNN tỉnh, thành phố sử dụng nhóm tài khoản liên
hàng đi, liên hàng đến mà hệ thống thanh toán liên ngân hàng theo
phương pháp kiểm soát tập trung- đối chiếu phân tán trước đây sử dụng là
chưa phù hợp với thiết kế của hệ thống TTĐTLNH.
+Một số thành viên khi điều chuyển vốn từ chi nhánh về
SGDNHNN lại không thực hiện thông qua chi nhánh NHNN tỉnh, thành
phố có tham gia TTĐTLNH nơi mở tài khoản tiền gửi mà chuyển trực
tiếp bằng các lệnh chuyển tiền trong hệ thống này, dẫn đến việc
SGDNHNN không hạch toán được vì khi đó phản ánh ghi nợ và có trên

cùng một tài khoản.
+Khi thực hiện các lệnh chuyển tiền sai địa chỉ phải trả lại nhưng
trong chương trình vẫn tính và thu phí là không hợp lí. Trên thực tế, SGD
và các chi nhánh NHNN đều phải kiểm tra lại chứng từ hoàn trả để không
thu phí của các tổ chức tín dụng.
-Về chương trình và đường truyền của hệ thống: qúa trình tính toán
bị chậm lại do một số NHTM và chi nhánh NHNN chưa kết nối với
chương trình TTĐTLNH nên trong quá trình thực hiện phải lặp đi lặp lại
bước vào số liệu. Mặt khác, đường truyền dữ liệu chưa đáp ứng được
khối lượng thanh toán lớn, khi số món chuyển tiền gia tăng gây nghẽn
mạch, nhất là vào dịp cuối năm khi các NHTM thanh toán, chuyển tiền
khẩn trương hơn để đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế.
II.2.Thanh toán bù trừ.
Hình thức thanh toán bù trừ được triển khai từ 1991, với 53 trung
tâm thanh toán bù trừ đặt tại 53 chi nhánh NHNN tỉnh, thành phố. Đến
đầu năm 1997 một số tỉnh đã thực hiện thí đIểm TTBT qua mạng vi tính,
nhưng thực chất, việc áp dụng công nghệ tin học này mới chỉ ở mức độ
truyền file số liệu bảng kê từ các NHTM đến NHNN nhằm phục vụ cho
NHNN lập bảng kê TTBT được nhanh chóng để rút ngắn thời gian một
phiên giao dịch TTBT, còn việc thanh quyết toán vốn trong TTBT vẫn
phải dựa trên cơ sở chứng từ giấy giao nhận trực tiếp qua cán bộ phụ
trách TTBT. Từ năm 2002, NHNN đã đưa hệ thống thanh toán điện tử
vào hoạt động và thành công đối với luồng thanh toán giá trị cao, giá trị
thấp khẩn và xử lí quyết toán tổng tức thời, ngày 14/11/2003, NHNN
chính thức thực hiện thí điểm luồng thanh toán giá trị thấp tham gia thanh
toán bù trừ trong TTĐTLNH trên địa bàn Hà Nội.
Khác với luồng thanh toán gía trị cao, giá trị thấp khẩn được xử lÝ
theo phương thức quyết toán tổng tức thời, nghĩa là các thành viên thực
hiện việc trả, nhận tiền với nhau theo từng món trên tài khoản tiền gửi
thanh toán tại SGD NHNN. Đối với các khoản thanh toán giá trị thấp

(theo quy định là dưới 500 triệu đồng) được thực hiện quyết toán theo
phương thức thanh toán bù trừ, tức là các ngân hàng thành viên chỉ thực
hiện thanh toán với nhau kết quả bù trừ (chênh lệch giữa các khoản phải
thu và các khoản phải trả trong kỳ bù trừ) trên tài khoản tiền gửi thanh
toán tại SGD NHNN ở thời điểm quyết toán. Trong thời gian giữa 2 kì bù
trừ, các thành viên, đơn vị thành viên thực hiện các lệnh chuyển nợ,
chuyển có với nhau nhưng chưa phải thanh, quyết toán vốn trên tài khoản
của mình.
Đến cuối 12/2003, sau 2 tuần triển khai thí điÓm luồng thanh toán
giá trị thấp theo quy chế TTĐTLNH trên địa bàn Hà Nội cho thấy:
II.2.1.Thuận lợi.
-Các mãn thanh toán giá trị thấp tham gia quyết toán bù trừ đều
được thực hiện nhanh chóng, chính xác, an toàn.
-Trong ngày đầu triển khai có 6 thành viên tham gia với 36 đơn vị
thành viên tham gia và đã thực hiện thành công 91 mãn thanh toán,
chuyển tiền với tổng doanh số là 6405 triệu đồng, số tiền thanh toán tài
SGDNHNN là 2873 triệu đồng. Món chuyển tiền đầu tiên được thực hiện
thanh công là từ chi nhánh NHCT Ba Đình chuyển cho chi nhánh
Vietcombank Hà Nội với số tiền 200 triệu đồng.
-Bình quân hàng ngày có 79 mãn thanh toán, chuyển tiền 4060
triệu đồng và số tiền quyết toán trên tài khoản tiền gửi tại SGD NHNN là
290 triệu đồng và hiện nay số lượng món thanh toán cũng như doanh số
đang tiếp tục phát triển.
-Công tác quyết toán, đối chiếu và lập báo cáo cuối ngày chính xác,
kịp thời và được hoàn tất trong ngày. Vào cuối 2003, hệ thống mới thực
hiện quyết toán một lần trong ngày bắt đầu vào 14h30 pm.
Hệ thống ngân hàng đã xây dựng và triển khai thành công hệ thống
thanh quyết toán bù trừ điện tử theo phương thức mới- quyết toán bù trừ
ròng. Hệ thống bù trừ này có khả năng mở rộng phạm vi thanh toán trong
cả nước. Việc này có ý nghĩa rất quan trọng, nhờ nó sẽ làm giảm số lượng

các món thanh toán trên luồng giá trị thấp khẩn. Với việc vận hành thông
suốt, đúng thiết kế ban đầu, không có sai sót, trục trặc lớn nào xảy ra, hệ
thống quyết toán bù trừ giá trị thấp trong TTĐTLNH sẽ là cơ sở để tiếp
tục đẩy mạnh việc phân luồng thanh toán trong nền kinh tế nhằm giảm tải
trên đường truyền số liệu khi ứng dụng công nghệ thanh toán hiện đại.
II.2.2.Khó khăn.
Bên cạnh những dấu hiệu đáng mừng nói trên thì việc triển khai thí điểm
luồng thanh toán giá trị thấp còn có nhiÒu vướng mắc:
-Về GTCG kí quỹ để thiết lập hạn mức nợ ròng:
HMNR là mức chênh lệch tối đa giữa tổng các khoản phải trả giá
trị thấp với tổng các khoản phải thu giá trị thấp tham gia quyết toán bù
trừ mà các thành viên, các đơn vị thành viên được thực hiện.
Theo quy định tại khoản 1 điều 27 quy chế TTĐTLNH thì GTCG
được sử dụng để kí quỹ trong quyết toán bù trừ đến nay chỉ dùng 2 loại là
: tín phiếu NHNN và tín phiếu KBNN. Trong khi đó, đến thời điểm triển
khai luồng thanh toán giá trị thấp thì mới chỉ có 6/56 ngân hàng thành
viên nắm giữ loại GTCG trên là NHCT, NHNT, NHNo&PTNT, ngân
hàng ANZ, ngân hàng VID- Public bank, với tổng số 38 đơn vị thành
viên (gồm hội sở chính và các chi nhánh trên địa bàn Hà Nội)
-Do mới chỉ thực hiện thí điểm trên địa bàn Hà Nội nên các khoản
thanh toán giá trị thấp đến các tỉnh, thành phố khác thuộc hệ thống
TTĐTLNH chưa thực hiện được.
-Về thiết lập hạn mức nợ ròng (HMNR): Công thức HMNR dựa
trên cơ sở số liệu của kì trước, cụ thể là:
HMNR bình quân
Trong khi đó, các ngân hàng thành viên chưa thống kê chính xác
được số liệu thanh toán giá trị thấp của kì trước để đề nghị thiết lập
HMNR theo quy định. Mặt khác, quy chế TTĐTLNH cũng chỉ quy định
mức kí quĩ GTCG tối thiểu là 10% HMNR mà không quy định khống chế
mức tối đa HMNR. Việc này dẫn đến một số thành viên yêu cầu thiết lập

HMNR quá cao không cần thiết dựa vào số GTCG đang nắm giữ như:
NHNT: 1000 tỉ đồng, NHNo & PTNT:500 tỉ đồng. Hơn nữa, vì nghiệp vụ
kinh doanh GTCG của các NHTM chưa phát triển nên toàn bộ GTCG ghi
sổ tại SGDNHNN mà các thành viên nắm giữ đều được đưa vào kí quỹ.
-Hiện tại, một số chi nhánh NHNN Hà Nội phải thực hiện cùng
một lúc 2 hệ thống bù trừ: hệ thống bù trừ giấy và hệ thống bù trừ các
khoản giá trị thấp và TTĐTLNH. Hệ thống TTBT giấy đã quá quen thuộc
đối với các khoản thanh toán viên, trong khi đó, lại chưa quen với hệ
thống TTĐTLNH, do đó hạn chế việc TTBT qua hệ thống TTĐTLNH.
-Về phí thanh toán: mức thu phí mà NHNN đang áp dụng không
phân biệt giữa luồng thanh toán giá trị cao, giá trị thấp khẩn với luồng
thanh toán giá trị thấp tham gia quyết toán trong TTĐTLNH. Do đó, các
ngân hàng thành viên và các đơn vị thành viên sẽ thực hiện các khoản
thanh toán giá trị thấp theo luồng thanh toán khẩn để vừa đẩy nhanh quá
trình thanh toán, vừa tránh các thủ tục rườm rà nếu thực hiện qua luồng
thanh toán giá trị thấp tham gia thanh toán bù trừ. Chính vì lÝ do này mà
doanh sè thanh toán giá trị thấp tham gia quyết toán bù trừ là rất nhỏ so
với doanh số phát sinh thực tế.
Với những khó khăn nói trên, cần phải đưa ra các giải pháp để hệ thống
TTĐTLNH có thể hoạt động với hiệu quả cao nhất. Sau đây là một số
giải pháp:
GIẢI PHÁP
III.1.Cần đơn giản hoá các thủ tục hành chính trong thanh toán điện
tử:
Đối với thanh toán bù trừ điện tử : Theo quy trình thanh toán bù trừ
điện tử, để có thể hoàn thành một chứng từ thanh toán của khách hàng, từ
lúc nhận chứng từ tại thành viên gửi lệnh tới lúc tiền được hạch toán vào
tài khoản của khách hàng thụ hưởng tại thành viên nhận lệnh, các tổ chức
cung ứng dịch vụ thanh toán phải thực hiện 2 lần chuyển hoá chứng từ
(chuyển hoá chứng từ giấy thành chứng từ điện tử ở thành viên gửi lệnh

và chuyển hoá chứng từ gửi điện tử thành chứng từ giấy tại thành viên
nhận lệnh), 5 lượt kí chứng từ (3 lượt kí chứng từ giấy, 2 lượt kí chứng từ
điện tử, mỗi lượt bao gồm 3 chữ kí kế toán, kiểm soát, giám đốc). So với
quy trình thanh toán bù trừ theo phương thức trực tiếp trước đây thì quy
trình TTBTĐT đã phát sinh thêm nhiều thủ tục hành chính đối với các tổ
chức cung ứng dịch vô thanh toán. Điều này tỏ ra không mấy phù hợp với
tiến trình cải cách hành chính của nước ta hiện nay.
Ở thành viên gửi lệnh thanh toán, sau khi đã chuyển hoá chứng từ giấy
sang chứng từ điện tử dưới dạng lệnh thanh toán có đầy đủ chữ kí điện tử
của kế toán viên thanh toán bù trừ, kiểm soát và giám đốc riêng cho từng
lệnh thanh toán thì câu hỏi đặt ra là liệu có cần in các lệnh thanh toán đó
ra giấy rồi lại phải thực hiện kí tay thêm một lượt nữa trên các lệnh thanh
toán giấy đó nữa không và có cần thiết không khi đã có chứng từ gốc của
khách hàng lưu tại thành viên gửi lệnh? Động tác kí tay trên lệnh thanh
toán giấy được in ra tại thành viên gửi lệnh là một động tác thưà, không
gắn liền với trách nhiệm của người kí, bởi lẽ trách nhiệm đã thể hiện
trước đó, gắn liền với chữ kí điện tử trên chứng từ điện tử. Không cần in
lệnh thanh toán điện tử ra giấy tại thành viên gửi lệnh thì sẽ lược bỏ được
một lượt kí chứng từ giấy và góp phần giảm bớt thủ tục trong quy trình
TTBTĐT.
Mặt khác, ở thành viên nhận lệnh thanh toán, do không có chứng từ gốc
của khách hàng, nên việc in các lệnh thanh toán ra chứng từ giấy là cần
thiết cho nghiệp vụ xử lí và hạch toán kế toán tại thành viên gửi lệnh
thanh toán. Tuy nhiên, để giảm bớt lần kí chứng từ và để chữ kí gắn với
trách nhiệm của từng người kí chứng từ, nên nghiên cứu quét chữ kí của
những người có liên quan chịu trách nhiệm về tính chính xác của dữ liệu
trên chứng từ vào máy vi tính và in lệnh thanh toán ra giấy thì cũng đồng
thời in luôn chữ kí của những người đã kÝ chữ kí điện tử ra giấy. Như
vậy đã làm giảm được thêm một lượt kí chứng từ giấy trong quy trình
TTBTĐT.

Trong quy trình TTBTĐT Ýt nhất phải có 2 lần nhập qua bàn phím của
máy tính cho cùng một dữ liệu thanh toán của khách hàng: một lần từ
chứng từ gốc của khách hàng vào phần mềm ứng dụng kế toán của thành
viên gửi lệnh thanh toán và một lần từ lệnh thanh toán chứng từ giấy và
phần mềm ứng dụng kế toán của thành viên nhận lệnh thanh toán. Để tạo
thuận lợi cho quá trình thực hiện TTBTĐT, cần nghiên cứu cung ứng các
phần mềm để làm sao chỉ cần nhập qua bàn phím máy tính một lần cho
một dữ liệu.
Đối với thanh toán qua tài khoản mở qua NHNN: Tương tự như trên,
việc kiểm soát duyệt lệnh chuyển tiền đi qua nhiều khâu và thực hiện cho
từng món đảm bảo chặt chẽ, an toàn tài sản nhưng cũng là khâu mất rất
nhiều thời gian thanh toán. Do đó, NHNN cần thiết lập một số quy chế
mới cần thiết nhằm làm giảm thời gian kiểm soát bằng cách bỏ bớt những
động tác thừa không cần thiết nhưng vẫn không làm ảnh hưởng tới sự an
toàn tài sản.
III.2.Cần tạo lập một cơ sở hạ tầng truyền thông dành riêng cho
TTĐTLNH.
Việc tạo lập này sẽ giúp cho công tác bảo mật, an toàn trong quá trình
truyền, nhận, xử lí dữ liệu. Hiện nay, việc bảo mật dữ liệu và tính xác
thực của lệnh thanh toán được thực hiện bằng công nghệ chữ kí điện tử
khá an toàn, tuy nhiên lại chưa đề cập đến chất lượng đường truyền và độ
an toàn của đường truyền thông giữa ngân hàng chủ trì và các thành viên
tham gia TTBT. Việc truyền, nhận dữ liệu trong thanh toán điện tử đang
sử dụng đường dây điện thoại thuê bao của công ty điện thoại trong tỉnh,
nên chất lượng và yếu tố đảm bảo an toàn là chưa cao. Đường truyền xấu,
nhiễu, không hoàn thành được cuộc truyền sẽ làm ngưng trệ hoạt động
thanh toán và gây phát sinh thiệt hại. Do vậy, cần phải hợp đồng với bưu
điện thuê riêng một đường truyền thông (leased line) để đảm bảo chất
lượng đường truyền cũng như yếu tố an toàn trên đường truyền, hay nói
cách khác là cần tạo lập một cơ sở hạ tầng truyền thông dành riêng cho

TTĐTLNH.
III.3. Cần mở rộng phạm vi TTĐTLNH.
Để mở rộng phạm vi TTĐTLNH cần phải thực hiện một số giải pháp sau:
Một là, sau khi triển khai thí điểm thành công luồng thanh toán giá trị
thấp trong TTĐTLNH trên địa bàn Hà Nội, cần sớm triển khai trong toàn
hệ thống , có như vậy mới thực hiện được thanh toán bù trừ khác tỉnh
thành phố.
Hai là, bổ sung thêm các loại GTCG kí quỹ thiết lập HMNR theo quy
định tại điều 4 nghị định số 141/2003/NĐ-CP ngày 20/11/2003 của CP
như trái phiếu kho bạc, trái phiếu ngoại tệ, ngoài tín phiếu NHNN và tín
phiếu KBNN để mở rộng số thành viên nắm giữ GTCG kí quỹ tham gia
hệ thống mà vẫn đảm bảo được tính an toàn của các GTCG.
Ba là, các ngân hàng thành viên cần chủ động tham gia thị trường mở,
đấu thầu tín phiếu kho bạc và mua bán GTCG trên thị trường thứ cấp tạo
công cụ kí quỹ tham gia luồng thanh toán giá trị thấp quyết toán bù trừ
trong TTĐTLNH.
Bốn là, NHNN cần xây dựng mức thu phí luồng thanh toán giá trị cao,
giá trị thấp khẩn quyết toán tổng tức thời cao hơn mức thu phí thanh toán
giá trị thấp tham gia quyết toán bù trừ. Việc xây dựng như thế sẽ mở rộng
thanh toán bù trừ các khoản thanh toán giá trị thấp trong toàn hệ thống
TTĐTLNH, đồng thời góp phần phân luồng thanh toán theo giá trị, giảm
tải trên đường truyền số liệu là vấn đề đang cần phải xử lí trong triển khai
hệ thống thanh toán hiện đại. Có như vậy thì việc thanh toán qua NHNN
mới được thông suốt và đạt hiệu quả cao.
III.4.Một số vấn đề khác.
Thứ nhất, phải đào tạo cán bộ có trình độ công nghệ thông tin ngân
hàng vừa có thể ứng phó ngay được với thực tế trước mắt, vừa có tính
chiến lược lâu dài, đảm bảo cho việc phát triển công nghệ trong tương lai,
tránh được những hụt hẫng về sự tụt hậu so với thế giới. Đây là một vấn
đề hết sức quan trọng, có tính quyết định của thời đại sử dụng công nghệ

hiện đại.
Đồng thời, nâng cao trình độ của cán bộ ngân hàng sẽ giúp họ làm quen
với hệ thống TTĐTLNH, nhờ đó mà dần thay thế hoàn toàn thanh toán
thủ công, giúp nâng cao tốc độ thanh toán của các ngân hàng qua NNHN.
Thứ hai, cần hoàn thiện tổ chức quản lí, giám sát hệ thống thanh toán tại
ngân hàng trung ương phù hợp với yêu cầu của thanh toán tập trung, hiện
đại.
Ba là, cần xây dựng các cơ chế mới về thanh toán điện tử và các văn bản
có liên quan khác cần được xây dựng và hoàn thiện không chỉ đối với
hoạt động thanh toán liên ngân hàng mà trong phạm vi toàn nền kinh tế
xã hội.
Trên đây là một số giải pháp nhằm giải quyết các khó khăn vướng mắc,
phát huy hiệu quả trong hoạt động thanh toán. Hi vọng trong tương lai
không xa, chóng ta sẽ hoàn thiện hệ thống thanh toán để bắt kịp với trình
độ phát triển chung của thế giới.
LỜI NÓI ĐẦU.
Hoạt động thanh toán là một hoạt động tất yếu trong nền kinh tế, nó nảy
sinh trong quá trình mua bán giữa các chủ thể trong nền kinh tế. Kinh tế
càng phát triển thì hoạt động thanh toán cũng ngày càng đa dạng và
phong phó. Trong thời đại hiện nay, khi mà kinh tế phát triển với tốc độ
nhanh chóng thì vấn đề nảy sinh là hoạt động thanh toán cần thiết phải
phát triển tương xứng với nó. Do vậy, hoạt động này được thực hiện chủ
yếu qua hệ thống ngân hàng. Ở Việt Nam, hệ thống các NHTM có tiềm
lực tài chính yếu ớt, không đủ khả năng để phát triển hệ thống thanh toán
bằng nội lực của bản thân mình do chi phí cho việc đổi mới hệ thống
thanh toán là rất lớn, cùng với sự thiếu hụt về đội ngũ cán bộ giỏi giàu
kinh nghiệm trong lĩnh vực này. Do đó, NHNN với tiềm lực tài chính đủ
mạnh và đủ đội ngũ cán bộ có kinh nghiệm mới có thể đóng vai trò là
người định hướng chiến lược phát triển hệ thống thanh toán, người thiết
kế hệ thống thanh toán, người sở hữu và tổ chức hệ thống TTĐTLNH.

Vì những lÝ do trên, em chọn đề tài “Thực trạng và giải pháp phát huy
hiệu quả hoạt động thanh toán giữa các ngân hàng qua NHNN”. Trong
quá trình làm còn nhiều thiếu sót, mong cô giúp đỡ góp ý sửa chữa.
Cuối cùng, em xin cảm ơn cô giáo Nhàn đã giúp đỡ em hoàn thành tiểu
luận này.
Kết luận
Trên đây là một số ý kiến của em về thực trạng và giải pháp nhằm phát
huy hiệu quả hoạt động thanh toán giữa các ngân hàng qua NHNN. Với
một số giải pháp nêu trên, hi vọng sẽ góp phần vào việc đổi mới cơ chế
thanh toán của nước ta. Tuy còn nhiều khó khăn như đã nêu ở trên, nhưng
tin rằng với sự quyết tâm của NHNN và hệ thống các NHTM, hệ thống
thanh toán của Việt Nam sẽ sớm hoàn thiện, bắt kịp được với trình độ của
các nước phát triển, tạo tiền đề cho nền kinh tế phát triển. Bởi hệ thống
thanh toán có phát triển thì mới có thể đẩy nhanh tốc độ quay vòng vốn,
giúp sử dụng vốn có hiệu quả, mặt khác, khi tỉ trọng thanh toán không
dùng tiền mặt cao thì sẽ giúp NHNN trong việc quản lí kinh tế, đIều hành
chính sách tiền tệ, nhờ đó mà nền kinh tế phát triển đúng hướng.
Cuối cùng, em xin cảm ơn cô giáo Nhàn đã giúp đỡ em hoàn thành tiểu
luận này.

×