Tải bản đầy đủ (.doc) (162 trang)

Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và biện pháp kỹ thuật chọn tạo giống và gây trồng rừng giổi (michelia mediocris dandy)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.38 MB, 162 trang )

i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của bản thân tôi,
công trình được thực hiện trong thời gian từ năm 2008 đến năm 2014. Các số liệu
và kết quả nghiên cứu trình bày trong luận án là trung thực.
Nội dung của luận án có sử dụng một phần kết quả của nhiệm vụ “Xây dựng
mô hình cải tạo rừng Thông xen Keo thành rừng hỗn giao cây bản địa tại Chi
Lăng- Lạng Sơn” và dự án “Nâng cao chất lượng giống một số loài cây bản địa
phục vụ cho khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng và làm giàu rừng giai đoạn 2006-
2010” của Trung tâm Nghiên cứu Lâm sản ngoài gỗ (trước đây là Trung tâm
Nghiên cứu Lâm đặc sản) thực hiện mà nghiên cứu sinh là người chủ trì, trực tiếp
tham gia. Luận án cũng đã sử dụng số liệu điều tra 9 ô tiêu chuẩn định vị ở 3 địa
điểm (Đam Rông – Lâm Đồng, An Nhơn – Bình Định, Vũ Quang - Hà Tĩnh) của đề
tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ “Nghiên cứu đặc điểm lâm học của một số hệ sinh
thái rừng tự nhiên chủ yếu ở Việt Nam (giai đoạn II: 2011-2015)” do PGS.TS. Trần
Văn Con chủ trì cho phép sử dụng và công bố trong luận án.
Hà Nội, ngày tháng năm 2014
Người viết cam đoan
Phan Văn Thắng
ii
LỜI CẢM ƠN
Luận án này được hoàn thành tại Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam theo
chương trình đào tạo nghiên cứu sinh khóa 20 giai đoạn 2008-2014. Trong quá trình
thực hiện và hoàn thành luận án, tôi đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ của Ban
lãnh đạo Viện, Ban Đào tạo, Hợp tác quốc tế - Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt
Nam, Trung tâm Nghiên cứu Lâm sản ngoài gỗ, Viện Nghiên cứu Lâm sinh, Viện
Nghiên cứu Sinh thái và Môi trường rừng, Viện Nghiên cứu Giống và Công nghệ
sinh học Lâm nghiệp, Trường Đại học Lâm nghiệp. Nhân dịp này, tôi xin cảm ơn về
sự giúp đỡ quý báu đó.
Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và kính trọng tới GS.TSKH. Đỗ
Đình Sâm, PGS.TS. Nguyễn Huy Sơn đã dành nhiều thời gian và công sức giúp đỡ


tôi hoàn thành luận án này.
Xin chân thành cảm ơn các cán bộ nghiên cứu Trung tâm Nghiên cứu Lâm
sản ngoài gỗ - Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam đã giúp đỡ tôi trong quá trình
điều tra, thí nghiệm và thu thập số liệu.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cám ơn tới các đồng nghiệp, cộng sự, bạn bè và
người thân trong gia đình đã động viên, chia sẻ, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện cả về
vật chất, tinh thần đề tôi hoàn thành luận án.
Nghiên cứu sinh
Phan Văn Thắng
iii
MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN i
1. Sự cần thiết của đề tài 1
2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 2
2.1. Ý nghĩa khoa học 2
2.2. Ý nghĩa thực tiễn 2
3. Mục tiêu nghiên cứu 2
4. Những đóng góp mới của đề tài 3
5. Giới hạn nghiên cứu 3
5.1. Nội dung nghiên cứu 3
5.2. Địa bàn nghiên cứu 3
6. Cấu trúc và bố cục luận án 4
Chương 1 6
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 6
1.1. Trên thế giới 6
1.1.1. Nghiên cứu về phân loại, tên gọi, hình thái và giá trị sử dụng
6
1.1.2. Nghiên cứu về phân bố, sinh thái, sinh trưởng và tái sinh 8
1.1.3. Nghiên cứu về vật hậu và giống 9

1.1.4. Nghiên cứu về trồng, chăm sóc và nuôi dưỡng rừng trồng .12
1.2. Ở Việt Nam 15
1.2.1. Nghiên cứu về phân loại, tên gọi, hình thái và giá trị sử dụng
15
1.2.2. Nghiên cứu về phân bố, sinh thái, sinh trưởng và tái sinh .18
1.2.3. Nghiên cứu về vật hậu và giống 22
iv
1.2.4. Nghiên cứu về kỹ thuật trồng, chăm sóc và nuôi dưỡng rừng
trồng 25
1.3. Đánh giá chung 29
Chương 2 30
NỘI DUNG, VẬT LIỆU, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 30
2.1. Nội dung nghiên cứu 30
2.2. Vật liệu nghiên cứu 31
2.3. Phương pháp nghiên cứu 31
2.3.1. Phương pháp nghiên cứu chung 31
2.3.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể 32
2.4. Điều kiện tự nhiên nơi gây trồng thí nghiệm 55
2.4.1. Vị trí địa lý 55
2.4.2. Khí hậu thủy văn 56
2.4.3. Địa hình, đất đai 57
2.4.4. Tài nguyên rừng 58
2.4.5. Đánh giá chung 58
Chương 3 60
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 60
3.1. Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của cây Giổi xanh 60
3.1.1. Đặc điểm hình thái, giải phẫu và một số tính chất gỗ 60
3.1.2. Đặc điểm ADN mã vạch trong xác định loài 66
3.1.3. Đặc điểm vật hậu 69
3.1.4. Đặc điểm phân bố, sinh thái 71

3.1.5. Đặc điểm cấu trúc lâm phần có Giổi xanh phân bố tự nhiên79
3.1.6. Đặc điểm tái sinh tự nhiên của Giổi xanh 88
3.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của một số nhân tố hoàn cảnh đến sinh
trưởng của rừng trồng Giổi xanh 91
v
3.2.1. Ảnh hưởng của ánh sáng đến sinh trưởng của rừng trồng
Giổi xanh 91
3.2.2. Ảnh hưởng ánh sáng đến hàm lượng sắc tố trong lá Giổi
xanh 96
3.2.3. Quan hệ giữa sinh trưởng của Giổi xanh trồng 4 năm tuổi với
một số nhân tố hoàn cảnh 99
3.3. Nghiên cứu chọn và khảo nghiệm giống Giổi xanh 107
3.3.1. Khảo nghiệm xuất xứ 107
3.3.2. Chọn giống 109
3.3.3. Khảo nghiệm hậu thế các gia đình cây trội 115
3.4. Các biện pháp kỹ thuật trồng rừng Giổi xanh 118
3.4.1. Nghiên cứu kỹ thuật nhân giống hữu tính 118
3.4.2. Nghiên cứu kỹ thuật nhân giống vô tính bằng phương pháp
ghép 126
3.4.3. Nghiên cứu về phương thức trồng 127
3.4.2. Nghiên cứu về phân bón 128
3.5. Đề xuất bổ sung một số biện pháp kỹ thuật gây trồng Giổi xanh 130
KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ 133
1. Kết luận 133
2. Tồn tại 136
3. Kiến nghị 136
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN
QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 136
TÀI LIỆU THAM KHẢO 138
vi

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
TT Viết tắt Nghĩa đầy đủ
1 ADN Acid Deoxyribo Nucleic
2

Ngày bắt đầu nảy mầm
3 CTAB Cetryl Ammonium Bromide
4 CT Công thức
5 CTr Cây trội
6 D
00
, mm Đường kính gốc
7
00D
, mm Đường kính gốc bình quân
8 D
1,3
, cm Đường kính ngang ngực
9
1,3
D
, cm Đường kính ngang ngực trung bình
10 D
t
, m Đường kính tán
11
tD
, m Đường kính tán bình quân
12 Đ
nc

Độ nhỏ cành
13 Đ
tt
Độ thẳng thân
14
FIPI
Forest Inventory and Planning Institute (Viện Điều tra và
Quy hoạch rừng)
15
HC
, % Tỷ lệ hạt chắc
16 H
chồi
, cm Chiều cao của chồi ghép
17 HSTT Hệ số tổ thành
18 H
vn
, m Chiều cao vút ngọn
19
vnH
, m Chiều cao vút ngọn trung bình
20 H
dc
, m Chiều cao dưới cành
21 %H
dc
Tỷ lệ lợi dụng gỗ
22
dcH
, m Chiều cao dưới cành trung bình

23 H
t
Hình thái tán
24 I
CL
Chỉ số chất lượng tổng hợp
25 IV% Important Value (Giá trị quan trọng)
26
JICA
Japan International Cooperation Agency (Cơ quan hợp tác
quốc tế Nhật Bản)
27 K Bậc tự do
vii
TT Viết tắt Nghĩa đầy đủ
28 KfW3 Trồng rừng Việt Đức 3
29 KHLN Khoa học Lâm nghiệp
30 LSNG Lâm sản ngoài gỗ
31
M
(g) Khối lượng hạt
32
MC
(%) Hàm lượng nước trong hạt
33 MF Ministry of Forestry (Bộ Lâm nghiệp)
34
NM
(%) Tỷ lệ nảy mầm
35 NN&PTNT Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
36 OTC Ô tiêu chuẩn
37 ODB Ô dạng bản

38 PCR Polymerase Chain Reaction
39 PTPS Phân tích phương sai
40 QTSS Quần thể so sánh
41 R Hệ số tương quan
42 S Sai tiêu chuẩn
43 S% Hệ số biến động
44
NMTL
, (%) Tỷ lệ nảy mầm
45 TCVN Tiêu chuẩn Việt nam
46 TLS, (%) Tỷ lệ sống
47
Tg
, ngày Thời gian nảy mầm
48 ∆
D
, cm Tăng trưởng bình quân hàng năm đường kính
49 ∆
D00
, mm Tăng trưởng bình quân hàng năm đường kính gốc
50 ∆D
1,3
, cm Tăng trưởng bình quân hàng năm đường kính ngang ngực
51 ∆
H
, m Tăng trưởng bình quân hàng năm chiều cao
52 ∆
Hdc
, m Tăng trưởng bình quân hàng năm chiều cao dưới cành
53 ∆

Hvn
, m Tăng trưởng bình quân hàng năm chiều cao vút ngọn
54 λ, δ, α, β Các tham số của phương trình
viii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng Tên bảng Trang
3.1 Khối lượng thể tích của gỗ Giổi xanh 63
3.2 Tỷ lệ co rút và dãn nở của gỗ Giổi xanh 65
3.3 Tỷ lệ độ co rút tiếp tuyến và xuyên tâm của gỗ Giổi xanh 65
3.4 Mức độ tương đồng nucleotide của vùng gen matK 67
3.5 Mức độ tương đồng nucleotide của vùng gen TrnH-PsbA 67
3.6 Mức độ tương đồng nucleotide của vùng gen rbcL 68
3.7 So sánh 6 mẫu nghiên cứu với trình tự gen của Michelia
mediocris
68
3.8 Đặc điểm vật hậu của Giổi xanh 70
3.9 Chu kỳ sai quả của Giổi xanh 72
3.10 Vị trí địa lý, địa hình, kiểu rừng có Giổi xanh phân bố 73
3.11 Đặc điểm khí hậu của khu vực có phân bố tự nhiên Giổi xanh 75
3.12 Đặc điểm hóa tính đất nơi có phân bố Giổi xanh 78
3.13 Tổ thành các loài cây trong lâm phần có Giổi xanh phân bố 80
3.14 Cấu trúc tầng thứ của rừng tự nhiên có Giổi xanh phân bố tại một
số tỉnh miền Trung và Tây Nguyên
82
3.15 Phân bố số lượng và tỷ lệ cây Giổi xanh ở các vị thế tán khác nhau 83
3.16 Phương trình liên hệ giữa sinh trưởng và tăng trưởng với vị thế tán
Giổi xanh
84
3.17 Kết quả mô phỏng và kiểm tra lý thuyết về luật phân bố N/D1,3
rừng Giổi xanh tự nhiên ở Thanh Hóa, Gia Lai và Lâm Đồng

85
3.18 Kết quả mô phỏng và kiểm tra lý thuyết về luật phân bố N/Hvn
rừng Giổi xanh tự nhiên ở Lào Cai, Thanh Hóa và Gia Lai
86
3.19 Phương trình tương quan Hvn và D1,3 Giổi xanh tự nhiên 87
3.20 Tổ thành cây tái sinh ở rừng tự nhiên tại Thanh Hóa và Gia Lai 88
3.21 Khả năng tái sinh tự nhiên của Giổi xanh ở Thanh Hóa, Gia Lai 89
3.22 Ảnh hưởng độ tàn che tới sinh trưởng rừng trồng Giổi xanh trong
giai đoạn mới trồng (1-3 năm tuổi) tại Chi Lăng (Lạng Sơn)
92
3.23 Ảnh hưởng độ tàn che tới sinh trưởng rừng trồng Giổi xanh 4 năm
tuổi tại Chi Lăng (Lạng Sơn)
94
3.24 Ảnh hưởng độ tàn che tới sinh trưởng rừng trồng Giổi xanh trong
giai đoạn rừng non (6 năm tuổi) tại Chi Lăng (Lạng Sơn)
95
3.25 Ảnh hưởng độ tàn che tới sinh trưởng rừng trồng Giổi xanh trong
giai đoạn rừng sào (8 năm tuổi) tại Hoành Bồ (Quảng Ninh)
96
3.26 Hàm lượng sắc tố trong lá cây Giổi xanh cho từng giai đoạn phát 97
ix
triển dưới các độ tàn che khác nhau
3.27 Phương trình mô phỏng quan hệ giữa sinh trưởng của Giổi xanh
trồng 4 năm tuổi với độ tàn che
99
3.28 Phương trình mô phỏng quan hệ giữa sinh trưởng của Giổi xanh
trồng 4 năm tuổi với hàm lượng chất hữu cơ tổng số
100
3.29 Phương trình mô phỏng quan hệ giữa sinh trưởng của Giổi xanh
trồng 4 năm tuổi với độ dày tầng đất

102
3.30 Phương trình mô phỏng quan hệ giữa sinh trưởng của Giổi xanh
trồng 4 năm tuổi với độ xốp đất
103
3.31 Phương trình mô phỏng quan hệ giữa sinh trưởng của Giổi xanh
trồng 4 năm tuổi với tổng hợp một số nhân tố hoàn cảnh
105
3.32 Bảng đề xuất phân cấp mức độ thuận lợi của một số nhân tố hoàn
cảnh cho trồng rừng Giổi xanh 4 năm tuổi
107
3.33 Sinh trưởng của các xuất xứ Giổi xanh tại Hoành Bồ (Quảng
Ninh) (4 tuổi)
108
3.34 Một số đặc điểm lâm phần chọn cây trội sinh trưởng Giổi xanh 110
3.35 Đặc điểm sinh trưởng của 145 cây trội dự tuyển Giổi xanh so với
quần thể so sánh tại Thường Xuân và K’Bang
111
3.36 Sinh trưởng và chỉ số chất lượng của cây trội Giổi xanh 112
3.37 Sinh trưởng giữa các gia đình cây trội Giổi xanh tại khảo nghiệm
hậu thế ở Hoành Bồ (Quảng Ninh) (4 tuổi)
116
3.38 Quan hệ giữa thời điểm quả chín và phẩm chất hạt giống Giổi
xanh
120
3.39 Ảnh hưởng của các công thức xử lý tới nảy mầm của hạt 121
3.40 Ảnh hưởng phân bón đến sinh trưởng cây con Giổi xanh trong giai
đoạn vườn ươm
123
3.41 Ảnh hưởng tỷ lệ che sáng đến sinh trưởng cây con Giổi xanh
trong giai đoạn vườn ươm

125
3.42 Ảnh hưởng phương pháp ghép, đường kính gốc ghép tới khả năng
sinh trưởng cây ghép Giổi xanh trong giai đoạn vườn ươm
126
3.43 Ảnh hưởng phương thức trồng tới tỷ lệ sống rừng trồng Giổi xanh
4 năm tuổi
127
3.44 Ảnh hưởng phương thức trồng tới sinh trưởng rừng trồng Giổi
xanh 4 năm tuổi
128
3.45 Ảnh hưởng phân bón lót tới tỷ lệ sống rừng trồng Giổi xanh 3 năm
tuổi
129
x
3.46 Ảnh hưởng phân bón lót tới sinh trưởng rừng trồng Giổi xanh 3
năm tuổi
129
xi
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình Tên hình Trang
2.1 Vị thế tán cây rừng nhiệt đới
37
2.2 Sơ đồ bố trí thí nghiệm về ánh sáng cho cây Giổi xanh ở rừng
trồng
41
2.3 Sơ đồ bố trí các điểm phụ điều tra độ tàn che trong mỗi ô thí
nghiệm
42
2.4 Sơ đồ bố trí 85 điểm điều tra Giổi xanh tại rừng trồng ở Lạng Sơn,
Quảng Ninh và Thanh Hóa

44
2.5 Sơ đồ bố trí điểm phụ điều tra độ tàn che tại 85 điểm điều tra 44
2.6 Sơ đồ bố trí thí nghiệm khảo nghiệm xuất xứ 46
2.7 Sơ đồ bố trí thí nghiệm khảo nghiệm hậu thế 48
2.8 Sơ đồ bố trí thí nghiệm che sáng cho cây con ở vườn ươm 51
2.9 Sơ đồ bố trí thí nghiệm bón phân 54
3.1 Hình thái cây Giổi xanh 61
3.2 Hình ảnh cấu tạo giải phẫu thô đại gỗ Giổi xanh 63
3.3 Hình ảnh cấu tạo hiển vi của gỗ Giổi xanh 64
3.4 Kết quả kiểm tra ADN tổng số sau tinh sạch của mẫu Giổi xanh 66
3.5 Sản phẩm PCR đại diện cho 6 mẫu nghiên cứu phân tích với cặp
mồi trnH-psbA điện di trên gel agarose 1%
66
3.6 Cây phát sinh chủng loại của 6 mẫu nghiên cứu Giổi xanh 69
3.7 Rừng Giổi xanh ở Thường Xuân 74
3.8 Rừng Giổi xanh ở K’Bang 74
3.9 Phẫu diện đất feralit nâu vàng ở Xuân Liên 77
3.10 Phẫu diện feralit nâu xám ở Văn Bàn 77
3.11 Hình thái cây trội Giổi xanh tại Thanh Hóa và Gia Lai 114
xii
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ Tên biểu đồ Trang
3.1 Tỷ lệ hút nước của gỗ Giổi xanh theo thời gian ngâm 64
3.2 Các pha vật hậu của Giổi xanh 70
3.3 Biểu đồ vũ nhiệt Gaussen ở Văn Bàn (Lào Cai) 75
3.4 Biểu đồ vũ nhiệt Gaussen ở Thường Xuân (Thanh Hóa) 75
3.5 Biểu đồ vũ nhiệt Gaussen của An Nhơn (Bình Định) 75
3.6 Biểu đồ vũ nhiệt Gaussen của Vũ Quang (Hà Tĩnh) 75
3.7 Biểu đồ vũ nhiệt Gaussen ở Đam Rông (Lâm Đồng) 76
3.8 Biểu đồ vũ nhiệt Gaussen của K’Bang (Gia Lai) 76

3.9 Phân bố N/D
1,3
tại Thanh Hóa 85
3.10 Phân bố N/D
1,3
tại Gia Lai 85
3.11 Phân bố N/D
1,3
tại Lâm Đồng 85
3.12 Phân bố N/H
vn
tại Thanh Hóa 86
3.13 Phân bố N/H
vn
tại Gia Lai 86
3.14 Phân bố N/H
vn
tại Lâm Đồng 87
1
MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của đề tài
Kể từ năm 1945 đến nay diện tích rừng tự nhiên cũng như chất lượng rừng
của nước ta có những thay đổi rất lớn, nếu năm 1945 diện tích rừng nước ta có
khoảng 14,3 triệu ha với độ che phủ khoảng 43% thì đến năm 1995 diện tích rừng
tự nhiên chỉ còn hơn 8,3 triệu ha với độ che phủ khoảng 28% (Bộ NN&PTNT, 2002
[70]; MF, 1995 [119]). Cùng với việc suy giảm về diện tích thì chất lượng rừng
cũng như tính đa dạng sinh học cũng đã bị suy giảm nghiêm trọng. Với sự nỗ lực
của Chính phủ cũng như Bộ NN&PTNT đã rất quan tâm đến vấn đề phát triển rừng,
từ năm 1995 đến nay, tuy diện tích rừng đã tăng lên, nhưng chất lượng rừng vẫn còn
rất nhiều hạn chế. Tính đến 31 tháng 12 năm 2012 tổng diện tích rừng của nước ta

đã tăng lên khoảng 13,95 triệu ha, trong đó có hơn 10,40 triệu ha diện tích rừng tự
nhiên và 3,55 triệu ha rừng trồng (Bộ NN&PTNT, 2014) [12]. Tuy nhiên, phần lớn
diện tích rừng tự nhiên là rừng nghèo kiệt, trữ lượng bình quân chỉ đạt từ 80-
90m
3
/ha, tăng trưởng bình quân từ 2-3m
3
/ha/năm. Hầu hết diện tích rừng trồng chủ
yếu là cây mọc nhanh với mục đích kinh doanh gỗ nhỏ làm dăm, bột giấy. Trong
khi đó nhu cầu về gỗ lớn, gỗ xẻ để sản xuất các mặt hàng thủ công mỹ nghệ xuất
khẩu và đồ mộc gia dụng ngày một tăng nhanh. Hơn nữa, Bộ NN&PTNT đã triển
khai thực hiện việc đóng cửa rừng tự nhiên năm 2014. Như vậy, khả năng cung cấp
gỗ lớn trong thời gian tới rất hạn chế. Cùng với sự suy giảm về số lượng và chất
lượng rừng thì nhiều loài động, thực vật rừng cũng đang có nguy cơ bị tuyệt chủng.
Giổi xanh (Michelia mediocris Dandy) là loài cây gỗ lớn, đa tác dụng, vừa
sinh trưởng nhanh, vừa có giá trị sử dụng và giá trị kinh tế cao (Viện ĐT&QHR,
2009) [87], có thể đáp ứng được nhu cầu nguyên liệu gỗ lớn trong thời gian sớm
nhất. Gỗ Giổi xanh thuộc nhóm IV, bền và chắc, thớ mịn, ít biến dạng, ít bị mối mọt
xâm hại, có vân và màu sắc đẹp, phù hợp để trang trí nội thất và sản xuất các mặt
hàng xuất khẩu hoặc đồ mộc gia dụng. Ngoài ra, quả và hạt chứa nhiều tinh dầu, có
mùi thơm và vị cay dùng làm gia vị để chế biến thức ăn, làm hương liệu trong công
nghiệp hóa mỹ phẩm và làm thuốc chữa bệnh. Hơn nữa, Giổi xanh là cây lá rộng
2
thường xanh, thân thẳng, tròn đều, tán lá đẹp và cân đối, hệ rễ phát triển sâu và
rộng, vừa thích nghi rộng ở nhiều vùng sinh thái và chịu được các điều kiện khắc
nghiệt, vừa có tác dụng tạo cảnh quan và phòng hộ (Lim,T.K. 2012) [116], nên Giổi
xanh được ưu tiên lựa chọn trong các chương trình trồng rừng, thích hợp nhất là làm
giàu rừng trong các khu rừng tự nhiên nghèo kiệt, hoặc trồng phòng hộ và rừng đặc
dụng (Bộ NN&PTNT, 2004) [8]. Tuy nhiên, sự hiểu biết về đặc điểm sinh học cũng
như các biện pháp kỹ thuật từ chọn, tạo giống đến gây trồng loài cây này còn nhiều

hạn chế. Ở nhiều địa phương như Gia Lai, Thanh Hóa, Phú Thọ, Lạng Sơn, đã
gây trồng hàng nghìn ha, nhưng tỷ lệ thành rừng rất thấp, khả năng sinh trưởng
kém, tăng trưởng chậm, cây phân cành sớm, mức độ phân hoá chiều cao lớn (Trần
Văn Con và cs, 2004) [20].
Vì vậy, việc "Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và biện pháp kỹ thuật
chọn tạo giống và gây trồng rừng Giổi xanh (Michelia mediocris Dandy) làm cơ
sở đề xuất biện pháp kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất chất lượng rừng" là
cần thiết, có ý nghĩa khoa học và thực tiễn.
2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
2.1. Ý nghĩa khoa học
Làm rõ một số đặc điểm sinh học của cây Giổi xanh làm cơ sở khoa học để
đề xuất bổ sung một số biện pháp kỹ thuật lâm sinh cho việc trồng rừng và phục hồi
rừng tự nhiên bằng cây Giổi xanh nhằm góp phần nâng cao năng suất và chất lượng
rừng ở nước ta.
2.2. Ý nghĩa thực tiễn
Góp phần hoàn thiện kỹ thuật trồng rừng và phục hồi rừng tự nhiên bằng cây
Giổi xanh nhằm cung cấp gỗ lớn, bền vững về kinh tế và môi trường sinh thái.
3. Mục tiêu nghiên cứu
* Về khoa học:
- Xác định được một số đặc điểm sinh học loài Giổi xanh;
- Xác định được ảnh hưởng của một số nhân tố hoàn cảnh tới sinh trưởng
Giổi xanh.
3
* Về thực tiễn:
Đề xuất bổ sung được một số biện pháp kỹ thuật chọn, nhân giống và gây
trồng cây Giổi xanh.
4. Những đóng góp mới của đề tài
- Đã phát hiện, bổ sung một số điểm mới về đặc điểm sinh học, chọn, nhân
giống cây Giổi xanh làm cơ sở đề xuất một số biện pháp kỹ thuật nâng cao hiệu
quả gây trồng, phục hồi rừng Giổi xanh.

- Lần đầu tiên ứng dụng kỹ thuật ADN mã vạch trong việc hỗ trợ xác định
loài Giổi xanh.
5. Giới hạn nghiên cứu
5.1. Nội dung nghiên cứu
- Đề tài chỉ nghiên cứu một số đặc điểm sinh học cơ bản có liên quan trực
tiếp đến sinh trưởng và phát triển của Giổi xanh còn hạn chế như: đặc điểm hình
thái, vật hậu, sinh thái, cấu trúc, tái sinh tự nhiên, sinh trưởng nhằm bổ sung cơ sở
khoa học đề xuất biện pháp kỹ thuật chọn, nhân giống và gây trồng loài cây này.
- Biện pháp kỹ thuật chọn tạo giống và gây trồng rừng Giổi xanh chỉ nghiên
cứu khâu chọn, nhân giống, trồng, chăm sóc rừng Giổi xanh.
5.2. Địa bàn nghiên cứu
- Điều tra đặc điểm sinh học của các lâm phần có Giổi xanh tự nhiên tại Đam
Rông (Lâm Đồng), K’Bang (Gia Lai), An Nhơn (Bình Định), Vũ Quang (Hà Tĩnh),
Thường Xuân (Thanh Hóa), Văn Bàn (Lào Cai).
- Điều tra, chọn cây trội Giổi xanh ở rừng tự nhiên K’Bang và Thường Xuân.
- Điều tra cây Giổi xanh ở rừng trồng sẵn có ở Thường Xuân (Thanh Hóa).
- Các thí nghiệm nghiên cứu về đặc điểm sinh lý, gieo ươm, tạo giống, ghép
Giổi xanh tại vườn ươm Trạm Nghiên cứu Thực nghiệm Hoành Bồ (Quảng Ninh).
- Các thí nghiệm trồng rừng để nghiên cứu khảo nghiệm giống, các biện pháp
kỹ thuật gây trồng được tiến hành ở Hoành Bồ (Quảng Ninh), Chi Lăng (Lạng Sơn).
4
6. Cấu trúc và bố cục luận án
Luận án gồm 150 trang trong đó có 46 bảng số liệu, 14 biểu đồ, 20 hình minh
hoạ và 139 tài liệu tham khảo được kết cấu thành 5 phần:
- Mở đầu;
- Chương 1.Tổng quan vấn đề nghiên cứu;
- Chương 2. Nội dung, vật liệu và phương pháp nghiên cứu;
- Chương 3. Kết quả và thảo luận;
- Kết luận, tồn tại và kiến nghị.
5

BẢN ĐỒ ĐỊA ĐIỂM ĐỀ TÀI TRIỂN KHAI NGHIÊN CỨU
6
Chương 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Trên thế giới
1.1.1. Nghiên cứu về phân loại, tên gọi, hình thái và giá trị sử dụng
- Phân loại, tên gọi
Cây Giổi xanh thuộc chi Michelia, họ Magnoliaceae đã được J.E. Dandy đặt
tên Michelia mediocris Dandy và mô tả hình thái (Dandy J.E., 1928) [99]. Khi
nghiên cứu về chi Michelia, Prosea (1998) [123] cho biết có khoảng 30 loài bao
gồm: Michelia ×alba DC., M. champaca L., M. koordersiana Noot., M. montana
Blume, M. philipinensis Parm, M. mediocris Dandy,… Law Yuh-Wu (1984) [111]
cho rằng có tới 40 loài. Liao W.F., Xia N.H. (2007) [115], Liu Y.H., Xia N.H
(1995) [117] thông báo có 42 loài. Thời gian sau các nhà thực vật học lại phát hiện
bổ sung và thông báo có khoảng 80 loài, trong đó có 70 loài phân bố chủ yếu ở các
vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới châu Á. Các tác giả đã xác định các loài Michelia
mediocris Dandy phân bố chủ yếu ở Trung Quốc và Việt Nam (Law.Y.W, 2004
[113]; Qi X. Ma. et al, 2005 [124]; Wang F. et al, 2005 [133]; Zhang X.H., Xia
N.H., 2007 [136]). Ngoài ra, loài Michelia mediocris Dandy còn có tên khoa học là
Magnolia macclurei (Dandy) Figlar hoặc Magnolia mediocris (Dandy) Figlar hoặc
Michelia macclurei Dandy và tên địa phương gọi ở Trung Quốc là Bai Hua Han
Xiao; ở Việt Nam là Giổi xanh, Giổi tanh (Lim T.K. 2012) [116]. Do đó, tên loài
Michelia mediocris Dandy được thống nhất sử dụng trên phạm vi toàn thế giới,
tương ứng với tên gọi ở Việt Nam là Giổi xanh.
- Hình thái
Hầu hết các nhà phân loại thực vật trên thế giới đã thống nhất cao trong việc
mô tả đặc điểm hình thái, các tác giả đều cho rằng Giổi xanh là cây gỗ lớn, lâu
năm, thường xanh, cao 35-37m, đường kính 90cm hoặc hơn. Vỏ màu nâu xám,
nhẵn, lớp vỏ trong có màu xanh nhạt. Lá đơn mọc cách, mỏng, hình thuôn dài hoặc
elip, chiều dài 6-13cm, chiều rộng 3-5cm. Gân bên 10-15 đôi, nổi mờ ở mặt dưới.

7
Hoa mọc ở nách lá, bao hoa màu trắng vàng (Law.Y.W, 2004 [113]; Prosea, 1998
[123]; Qi X. Ma. et al, 2005 [124]).
Như vậy, Giổi xanh đã được các nhà khoa học trên thế giới mô tả đặc điểm
hình thái và một số tính chất gỗ khá đầy đủ, làm cơ sở khoa học cho việc phân loại
và nhận biết. Tuy nhiên, các thông tin mô tả hình thái ngắn gọn, theo phương pháp
phân loại kinh điển dựa trên các mẫu được thu thập được chủ yếu ở Trung Quốc,
khó nhận biết được cây Giổi xanh trong thực tế sản xuất ở Việt Nam hiện nay.
- Đa dạng di truyền và nghiên cứu ADN mã vạch
Nghiên cứu về đa dạng di truyền và ADN mã vạch của cây Giổi xanh hiện
nay mới chỉ có một số ít công trình quan tâm nghiên cứu, điển hình như Chen,S.L.
et al (2012) [98], các tác giả đã công bố chuỗi ADN trên GenBank. Đây là một
trong những cơ sở quan trọng để xác định loài Giổi xanh (Michelia mediocris
Dandy) bằng kỹ thuật sử dụng ADN mã vạch ở Việt Nam.
Những kết quả nghiên cứu trên đã đưa ra những thông tin quan trọng về tên
gọi và phân loại loài Giổi xanh một loài có giá trị cao, đa tác dụng, có phân bố ở
Việt Nam, hiện đang được quan tâm nghiên cứu và phát triển có tên khoa học là
Michelia mediocris Dandy. Đồng thời, các kết quả này vừa là những dẫn liệu cơ
bản, có ý nghĩa gợi mở định hướng cho các nghiên cứu tiếp theo đặc biệt là việc
xác định loài bằng kỹ thuật sử dụng ADN mã vạch.
- Giá trị sử dụng và một số tính chất gỗ
Gỗ Giổi xanh có màu vàng nhạt, phần giác và phần lõi phân biệt rõ ràng.
Vòng sinh trưởng (vòng năm) rõ và có thể phân biệt được bằng mắt thường, được
phân định bởi các mạch lớn và các dải rộng của các sợi mô trong từng vòng,
khoảng 2-5vòng/cm. Các ống mạch có kích thước từ nhỏ đến lớn và không thể
thấy được bằng mắt thường. Các tia gỗ hẹp và gần nhau. Gỗ Giổi xanh cứng, chịu
lực vừa phải, nặng trung bình, khối lượng riêng hay khối lượng thể tích từ 460-
695kg/m
3
ở độ ẩm 15%. Kết cấu gỗ trung bình, thớ gỗ mịn, độ giãn nở trung bình,

có thể chế biến dễ dàng (Lim T.K, 2012) [116]. Do đó, gỗ Giổi xanh cứng, tốt, có
vân đẹp, chịu được mưa nắng, ít bị mối mọt, ít cong vênh và bền nên có nhiều
8
công dụng. Gỗ được sử dụng trong xây dựng, đồ gia dụng, hàng thủ công mỹ nghệ
hoặc dùng để trang trí nội thất. Gỗ còn được sử dụng trong công nghiệp sản xuất,
chế biến gỗ. Gỗ Giổi xanh có nhiệt lượng khá cao, đạt khoảng 21.070 kJ/kg, có thể
sử dụng nhiều cho các ngành công nghiệp khác. Hàng năm, gỗ Giổi được buôn bán
với khối lượng lớn trên thị trường và được nhiều nước nhập khẩu như Nhật Bản,
Trung Quốc (Prosea, 1998) [123]; (World Agroforestry Centre, 2006) [134]. Hơn
nữa, quả chứa nhiều tinh dầu, có mùi thơm cumarin, có vị cay thường được dùng
làm gia vị trong chế biến thức ăn, làm hương liệu (Dinesh K. et al, 2012 [101];
Lars Schmidt and Geral Meke, 2008 [110]). Cây Giổi xanh có tán lá rộng, có khả
năng giữ nước tốt, có tác dụng bảo vệ đất, chống xói mòn, điều hòa, làm sạch
không khí nên được lựa chọn để trồng rừng phòng hộ và trồng cây đường phố,
trồng trong các khu đền chùa (Lim T.K., 2012 [116]; Prosea, 1998 [123]).
1.1.2. Nghiên cứu về phân bố, sinh thái, sinh trưởng và tái sinh
Nhiều nghiên cứu ở nước ngoài cho rằng Giổi xanh là loài cây bản địa có
phân bố khá rộng, có mặt ở nhiều nước từ Đông Nam Á đến Nam Trung Quốc, Đài
Loan, Nam Nhật Bản, Đông Srilanka, Ấn Độ. Trong đó, nhiều nhất là ở Nam Trung
Quốc, Việt Nam và Campuchia (Dandy J. E., 1928 [99]; Lim T.K., 2012 [116]; Liu,
Y.H., Xia, N.H, 1995 [117]; Prosea, 1998 [123]; Lecomte H., 1908 [137]).
Các kết quả nghiên cứu cho thấy cây Giổi xanh thường phân bố tự nhiên ở
các vùng có độ cao từ 400–1.000m so với mực nước biển, lượng mưa từ 1.000-
2.000mm, nhiệt độ trung bình năm từ 20-25
0
C, nhiệt độ tối cao có thể từ 35-40
0
C,
nhiệt độ tối thấp có thể từ 3-10
0

C. Giổi xanh phân bố tự nhiên trên nhiều loại đất
phát triển trên các loại đá mẹ khác nhau như mác ma a xít, phiến thạch sét, phiến
thạch mi ca, biến chất, đất cát pha, nhưng sinh trưởng và phát triển tốt trên các loại
đất tầng dày, ẩm, giàu dinh dưỡng, hơi dốc, thoát nước tốt (Chen, B.L. &
Nooteboom H.P., 1993 [97]; Law Yuh-Wu, 1984 [111], 1996 [112]; Prosea, 1998
[123]; Xia N.H et al, 2008 [127]). Giổi xanh thường phân bố trong rừng tự nhiên
hỗn loài, lá rộng, thường xanh, theo từng đám hoặc dải, hoặc tập trung ngoài bìa
rừng (Qing W. Z. et al, 2005 [124]; Lim T.K., 2012 [116]). Những loài thường mọc
9
hỗn giao với Giổi xanh thuộc các chi: Illiciaceae, Schisandraceae, Castanopsis,
Cyclobalanopsis, Michelia, Manglietia, Pinus, Schima, Cinnamomum, Artocarpus,
Alniphyllum, Polyathia, Elaoecarpus, Olea, Linociera, Carallia, Pentaphylax,
Camellia, Meliosma, Sizygium, Parakmeria, Ormosia, Psychotria, Dacrydium,…
Giổi xanh chiếm tỷ lệ tổ thành thấp, chỉ là một trong những thành phần phụ trong tổ
thành loài. Ngoài ra, Giổi xanh là cây chịu bóng khi còn nhỏ. Trong rừng tự nhiên,
khi chiều cao nhỏ hơn 1,5m, Giổi xanh thường chịu bóng. Đến khi cây đạt chiều
cao từ 1,5m trở lên, nhu cầu ánh sáng tăng lên, và cây đạt chiều cao từ 8m trở lên
thì nhu cầu ánh sáng phải được chiếu hoàn toàn (Long W. et al., 2011 [118]; Qi
X.Ma. et al, 2005 [124]; Zang R.G. et al, 2005 [135]).
Zang R.G. et al (2005) [135] còn cho rằng Giổi xanh có khả năng tái sinh hạt
khá tốt. Ngoài các nhân tố thổ nhưỡng, ánh sáng là những nhân tố quyết định đến
khả năng tái sinh tự nhiên của Giổi xanh. Tuy nhiên, chưa thấy chứng minh bằng số
liệu cụ thể, nhận định trên mới chỉ mang tính định tính, rất khó vận dụng trong quá
trình xúc tiến tái sinh Giổi xanh.
Tóm lại, các nghiên cứu đều đã khẳng định Giổi xanh có phân bố ở nhiều
vùng ở một số nước Châu Á trong đó có Việt Nam. Các nghiên cứu đã chỉ ra được
một số đặc điểm về điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng, cấu trúc tổ thành lâm phần nơi
có phân bố Giổi xanh trong tự nhiên và nhu cầu ánh sáng khi còn nhỏ làm cơ sở đề
xuất biện pháp kỹ thuật gây trồng. Tuy nhiên, các thông tin cụ thể về tọa độ địa lý
vùng phân bố, đặc điểm điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng chưa cụ thể, biên độ dao

động của một số nhân tố khí hậu và chưa chỉ ra được cấu trúc tầng thứ, mối quan hệ
giữa các loài trong cấu trúc lâm phần nơi có Giổi xanh phân bố để làm cơ sở khoa
học xác định phương thức, điều kiện và biện pháp kỹ thuật gây trồng Giổi xanh một
cách có kết quả.
1.1.3. Nghiên cứu về vật hậu và giống
- Đặc điểm vật hậu
Các đặc điểm về vật hậu đã được nhiều nhà khoa học trên thế giới ghi nhận
nhưng nhiều khi có sự biến động có thể do xuất xứ khi quan trắc nên có sự sai khác.
10
Vào đầu thế kỷ XX, Dandy, J. E., (1928) [99] đã quan sát và mô tả những
đặc trưng vật hậu Giổi xanh. Sau đó, một số nhà khoa học khác cũng nghiên cứu
đặc trưng vật hậu Giổi xanh. Hầu hết, các tác giả đều cho rằng Giổi xanh nảy chồi
và ra lá vào tháng 1-2, hình thành và phát triển những cụm hoa đến lúc hoa nở và
thụ phấn vào tháng 2-3. Mùa ra hoa có thể biến động từ tháng 10 năm trước đến
tháng 2 năm sau tùy thuộc vào từng vùng, từng địa điểm, từng xuất xứ (Law Yuh-
Wu, 1984) [111], kết thúc thụ phấn và ra quả từ tháng 3 đến tháng 4, Giổi xanh là
loài có hoa lưỡng tính, thụ phấn nhờ côn trùng (Liu Y.H., Xia N.H, 1995) [117].
Quả Giổi xanh phát triển suốt từ tháng 4 đến tháng 9, quả chín vào tháng 9
đến tháng 11. Chu kỳ sinh trưởng từ khi ra hoa, thụ phấn đến khi quả chín có thể
kéo dài từ 8-9 tháng tùy thuộc vào từng vùng (Prosea,1998) [123]. Sự biến động
này có thể có liên quan đến vĩ độ, điều kiện khí hậu của từng vùng, vĩ độ càng thấp
hoặc càng về phía Nam, quả càng chín sớm hơn. Ở Hải Nam, Trung Quốc, các nhà
khoa học còn cho rằng Giổi xanh thời kỳ ra hoa đến khi quả chín kéo dài từ 11-12
tháng. Chúng ra hoa từ tháng 10-11 năm trước và quả chín từ tháng 10-11 năm sau
(Qi X.Ma et al, 2005) [124]. Nhưng các tác giả chưa giải thích được nguyên nhân
của thời kỳ ra hoa đến khi quả chín kéo dài tới gần 1 năm.
Quả Giổi xanh hình ô van, kích thước quả và hạt Giổi xanh có sự khác nhau
giữa các quần thể và các kiểu rừng, nhưng trung bình quả dài từ 3-5cm, kích thước
hạt từ 3-5mm, khối lượng 100 quả nặng 238g, 1 kg quả có từ 2.500-3.500 hạt (Law
Yuh-Wu, 1996 [112]; Xia N.H et al, 2008 [127]).

Những thông tin trên là những cơ sở khoa học quan trọng, cần thiết để định
hướng cho công tác cải thiện giống. Tuy nhiên, hầu hết các nghiên cứu thường tập
trung ở Trung Quốc, các kết quả nghiên cứu về thời gian ra hoa, quả chín có sự biến
động lớn và được giải thích do có liên quan đến xuất xứ, điều kiện khí hậu khi quan
trắc. Điều này hoàn toàn chưa thuyết phục vì có thể một số nghiên cứu đặc điểm vật
hậu của Giổi xanh còn hạn chế. Do đó, vấn đề này cần tiếp tục được nghiên cứu.
- Chọn và nhân giống
Việc nghiên cứu chọn và nhân giống Giổi xanh mới được quan tâm trong
11
một vài năm gần đây nên kết quả nghiên cứu còn hạn chế.
+ Về chọn giống: có rất ít tài liệu đề cập đến công tác chọn giống Giổi xanh
mà chỉ có những thông tin về chọn giống, xây dựng rừng giống, vườn giống loài
Michelia champaca ở Ấn Độ. Theo Prosea (1998) [123], Ấn Độ đã xây dựng được
vườn cây đầu dòng với 33 dòng và 2 vườn giống có 25 dòng cho loài cây này. Tuy
nhiên, mức độ sinh trưởng, phát triển của vườn giống chưa được đánh giá cụ thể.
Ashton (1984) [95] cho rằng ở rừng mưa nhiệt đới vùng Đông Nam Á, hầu
hết các loài cây chỉ có từ 1-2 cá thể ra hoa trên một hecta, nên tỷ lệ thụ phấn chéo
trong quần thể có sự dao động rất lớn, ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình tái sinh
và chọn lọc tự nhiên của quần thể Giổi xanh. Điều này phù hợp với các nghiên cứu
của Murawski (1994) [121]; O’Malley and Bawa (1987) [122]. Nghiên cứu của Lee
S.L., Wickneswari R., Mahani M. C., Zakri A. H. (2000) [114] còn cho rằng chọn
lọc tự nhiên đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình hình thành quần thể, tỷ lệ
cây tự thụ phấn hoặc thụ phấn cận huyết khá cao ở giai đoạn tuổi non, nhưng khi
quần thể trưởng thành và phát dục thì tỷ lệ này còn lại rất thấp. Do đó, việc tìm hiểu
đa dạng di truyền, tỷ lệ thụ phấn chéo trong các quần thể là rất cần thiết để định
hướng cho công tác nghiên cứu cải thiện giống Giổi xanh nhằm hạn chế ảnh hưởng
của thụ phấn cận huyết làm suy giảm đa dạng di truyền ở thế hệ sau.
+ Về nhân giống: đã có một số công trình nghiên cứu cho rằng Giổi xanh có
thể nhân giống bằng phương pháp hữu tính (từ hạt) hoặc vô tính bằng phương pháp
ghép, giâm hom, nuôi cấy mô tế bào.

- Nhân giống hữu tính: kết quả nghiên cứu cho rằng quả Giổi xanh khi chín,
vỏ quả có màu đỏ, hạt có màu đen nên được thu hái ngay, sau đó phơi trong bóng
râm 1-2 ngày và tách hạt. Hạt Giổi xanh rất nhanh mất sức nảy mầm. Tốt nhất hạt
nên được gieo ngay sẽ có tỷ lệ nảy mầm cao nhất (> 97%). Nếu không đem gieo
ngay, hạt có thể cất trữ trong túi nilon bịt kín để trong phòng lạnh 13
0
C có thể cất
trữ được trong vòng 4 tháng, nếu ở nhiệt độ 5
0
C thì có thể cất trữ được 7 tháng. Hạt
Giổi xanh trước khi đem gieo được xử lý bằng cách ngâm hạt Giổi xanh trong nước
ấm (35
0
C) từ 6 -8 giờ hoặc nước lạnh trong 12 giờ và vớt ra để cho ráo nước rồi
12
đem gieo trên luống có che bóng với tỷ lệ che từ 80-90%, sẽ cho tỷ lệ này mầm
cao. Luống gieo hạt Giổi xanh đòi hỏi đất tốt, ẩm, nhiều chất dinh dưỡng, hơi chua
với độ pH ≈ 5,0 (Prosea, 1998) [123]. Trước khi gieo hạt, cần xử lý luống gieo
bằng thuốc phòng trừ sâu bệnh và côn trùng gây hại (Francis Goh, 2000 [103];
Hugh W. P., Moctar S., 2005 [106]). Sau khi hạt nảy mầm, phải thường xuyên chăm
sóc, điều chỉnh độ tỷ lệ che bóng sao cho đảm bảo, tốt nhất từ 60-70%. Sau từ 2-3
tháng tuổi, cây con đạt chiều cao trung bình từ 15 - 20cm, sau từ 6-9 tháng tuổi cây
con có chiều cao trung bình từ 35-40cm. Sau từ 12-15 tháng tuổi cây con có chiều
cao ≥ 60cm, đường kính gốc ≥ ,5cm có thể đem trồng (Francis Goh, 2000 [103];
Prosea, 1998 [123]). Đây là thông tin quan trọng, cần thiết để định hướng cho công
tác nhân giống. Tuy nhiên, các kết quả nghiên cứu còn thiếu các thông tin có liên
quan đến thời điểm thu hái ở từng vùng nhất là ở Việt Nam, khả năng nảy mầm của
các phương pháp xử lý hạt giống khác, thời gian nảy mầm hạt giống. Đây là vấn đề
cần tiếp tục được nghiên cứu.
- Nhân giống vô tính: mặc dù chưa thấy có công trình nào công bố về nhân

giống vô tính Giổi xanh, nhưng trong những năm gần đây đã có một số công trình
nghiên cứu về nhân giống vô tính loài Giổi khác, điển hình là các tác giả:
Armiyanti M.A. and et al (2010) [94], Francis Goh (2000) [103] đã nghiên cứu
nhân giống vô tính loài Michelia champaca ở Malaysia bằng phương pháp giâm
hom hoặc nuôi cấy mô tế bào từ phôi hạt giống trên môi trường MS trung bình với
2mgL-1 NAA, kết quả cho thấy tỷ lệ thành cây con đạt trên 43%. Nếu chế độ chăm
sóc hợp lý, cây hom 4 tháng tuổi cũng đạt chiều cao ≥ 60cm và có thể đem trồng
rừng. Các tác giả đã đề nghị tiếp tục mở rộng nghiên cứu và triển khai ra sản xuất.
Đây là những thông tin quan trọng, là tài liệu tham khảo tốt để tiếp tục nghiên cứu
về nhân giống Giổi xanh ở Việt Nam.
1.1.4. Nghiên cứu về trồng, chăm sóc và nuôi dưỡng rừng trồng
Trong những năm gần đây, một số công trình nghiên cứu về trồng, chăm sóc
một số loài cây gỗ lớn bản địa trong đó có cây Giổi đã quan tâm, điển hình là các
công trình nghiên cứu của Abun J., (2000) [93]; Gidung M., Yap S. W. (1999 [104],
13
2000 [105]); Mosigil G., Yap S. W. (2000) [120]; Yap S. W., Mosigil, G., (1999)
[128]; Yap S. W., Ganing. A. I. (1999) [129], 2000 [130]); Yap S. W., Abun J.
(1999) [131]. Kết quả đã đề xuất một số biện pháp kỹ thuật trồng và làm giàu rừng
bằng một số cây bản địa ở Malaysia. Đồng thời các tác giả khẳng định Giổi là loài
phù hợp với đất còn tính chất đất rừng, nhất là đất rừng nghèo kiệt, rừng phục hồi.
Giổi có thể trồng thuần loại hay hỗn giao theo đám, theo rạch hoặc trồng làm giàu
rừng theo băng (rạch) có cây che bóng. Có thể trồng bằng cây con có bầu hoặc gieo
hạt thẳng, nhưng trồng bằng cây con có bầu là tốt nhất. Tùy thuộc vào mục đích
kinh doanh mà mật độ trồng khác nhau. Mật độ trồng có thể là 1.100 cây/ha hoặc
1.330 cây/ha, tương ứng với cự ly trồng 2,5x3 m hoặc 3x3 m (đối với trồng tập
trung) và 333 cây/ha tương ứng với cự ly trồng 3x10m (đối với làm giàu rừng). Để
rừng trồng có năng suất cao, điều quan trọng là cần có chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng
và điều chỉnh độ tàn che hợp lý. Tại Malaysia, Giổi được trồng làm giàu theo rạch ở
rừng tự nhiên nghèo kiệt sau khai thác từ 6 tháng đến 2 năm. Thực bì được xử lý
theo băng với chiều rộng là 3m trước khi trồng 1-2 tháng. Hố trồng được đào trước

khi trồng 1 tháng, với kích thước hố 40x40x40cm. Mỗi hố được bón lót 200g phân
NPK (12:12:17). Sau khi trồng được chăm sóc 3 lần/năm; lần thứ nhất sau khi trồng
1 tháng, lần thứ hai vào đầu mùa khô, lần thứ 3 vào đầu cuối mùa khô. Sau 2 năm
trồng, kết quả thí nghiệm cho thấy tỷ lệ sống của cây con từ hạt trong trồng rừng ở
độ tàn che từ 0,3-0,6 là cao nhất, đạt 90% và cho sinh trưởng tốt nhất. Kết quả
nghiên cứu là những thông tin có giá trị cho việc tham khảo đề xuất các biện pháp
kỹ thuật trồng Giổi xanh ở nước ta. Tuy nhiên, các kết quả nghiên cứu chưa đưa ra
được những thông tin về điều kiện để áp dụng từng biện pháp kỹ thuật cụ thể. Còn
theo Wang Xianpu (1995) [132], khi nghiên cứu phục hồi hệ sinh thái rừng nhiệt
đới bị suy thoái ở Trung Quốc cho rằng Giổi xanh là loài cây sinh trưởng nhanh,
việc gây trồng Giổi xanh tương đối dễ dàng, nhưng cần phải lưu ý chọn đất cho phù
hợp, rừng trồng sẽ sinh trưởng và phát triển nhanh hơn, đặc biệt Giổi xanh sinh
trưởng tốt trên đất thoái hoá đã được cải thiện ở độ cao khoảng 500m so với mực
nước biển. Còn theo Prosea (1998) [123], trong giai đoạn 10 năm đầu, cây Giổi có

×