Tải bản đầy đủ (.doc) (117 trang)

hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính tại công ty cổ phần xi măng dầu khí nghệ an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (520.1 KB, 117 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn “Hoàn thiện phân tích Báo cáo tài chính tại Công
ty Cổ phần Xi măng Dầu khí Nghệ An” là công trình nghiên cứu độc lập của tôi,
những số liệu sử dụng trong công trình là hoàn toàn trung thực và Luận văn này
chưa được công bố dưới bất kỳ hình thức nào.
Tác giả
Nguyễn Thị Như Quỳnh
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
2.1.1. Khái niệm ii
2.1.2. Vai trò của phân tích Báo cáo tài chính ii
* Về chính sách kế toán Công ty đang áp dụng: 44

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BCĐKT Bảng cân đối kế toán
BCLCTT Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
BCTC Báo cáo tài chính
BTC Bộ Tài chính
CP Cổ phần
DN Doanh nghiệp
HĐQT Hội đồng quản trị
HTK Hàng tồn kho
KQKD Kết quả kinh doanh
LCTT Lưu chuyển tiền tệ
LNST Lợi nhuận sau thuế
NV Nguồn vốn
TNDN Thu nhập doanh nghiệp
TS Tài sản


TSCĐ Tài sản cố định
TSNH Tài sản ngắn hạn
TSDH Tài sản dài hạn
SP Sản phẩm
VCSH Vốn chủ sở hữu
NA Nghệ An
XMDK Xi măng Dầu khí
UBND Ủy ban nhân dân
GTGT Giá trị gia tăng
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
SƠ ĐỒ
Sơ đồ 3.1: Bộ máy quản lý tại Công ty CP Xi măng Dầu khí Nghệ An
Error: Reference source not found
Sơ đồ 3.2: Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty CP xi măng
DKNA Error: Reference source not found
Sơ đồ 3.3: Hình thức kế toán tại Công ty CP Xi măng Dầu khí Nghệ An
BẢNG
2.1.1. Khái niệm ii
2.1.2. Vai trò của phân tích Báo cáo tài chính ii
* Về chính sách kế toán Công ty đang áp dụng: 44
Bảng 4.5: Phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Bảng 4.6: Phân tích một số chỉ tiêu tài chính của Công ty CP XM
DKNA với trung bình ngành
BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 4.1: Phân tích khả năng sinh lời Error: Reference source not found
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới nói chung và nền kinh tế Việt Nam
nói riêng đang đối mặt với nhiều khó khăn như hiện nay thì một doanh nghiệp
muốn đứng vững trên thị trường phụ thuộc rất nhiều vào quyết định của nhà

quản trị. Nhà quản trị sẽ dựa vào nhiều nguồn thông tin để đưa ra những quyết
định tối ưu cho doanh nghiệp, trong đó thông tin từ Báo cáo tài chính đóng
vai trò hết sức quan trọng. Việc phân tích Báo cáo tài chính giúp các nhà quản
trị có thể đánh giá tốt hơn thực trạng hoạt động của doanh nghiệp, xác định
được các nhân tố ảnh hưởng, mức độ cũng như xu hướng tác động của từng
nhân tố đến kết quả hoạt động kinh doanh, từ đó có những giải pháp hữu hiệu
để ổn định và tăng cường tình hình tài chính của doanh nghiệp.
Tuy nhiên tại các doanh nghiệp hiện nay chưa chú trọng đến phân tích
Báo cáo tài chính, nhìn chung các doanh nghiệp chỉ quan tâm đến việc lập
Báo cáo tài chính mà chưa chú trọng đến việc sử dụng thông tin của Báo cáo
tài chính hoặc một số doanh nghiệp chỉ phân tích ở mức độ đơn giản.
Kể từ ngày 01/12/2012, Công ty cổ phần Xi măng Dầu khí Nghệ An
được Trung tâm lưu ký chứng khoán Hà Nội niêm yết lên sàn giao dịch chứng
khoán Upcom, vì vậy Công ty đã chú trọng phân tích Báo cáo tài chính. Tuy
nhiên, phân tích Báo cáo tài chính hiện nay của Công ty còn sơ sài, thiếu
thuyết phục, chưa thực sự hữu ích cho đối tượng sử dụng cả bên trong lẫn bên
ngoài doanh nghiệp.
Xuất phát từ thực tiễn đó, tác giả đã chọn đề tài “Hoàn thiện phân tích
Báo cáo tài chính tại Công ty cổ phần Xi măng Dầu khí Nghệ An” để thực
hiện luận văn thạc sỹ kinh tế.
i
Ngoài phần tóm tắt và kết luận, Luận văn được xây dựng gồm 4 chương:
Chương 1: Tổng quan về đề tài nghiên cứu
Chương 2: Lý luận chung về phân tích Báo cáo tài chính trong
doanh nghiệp
Chương 3: Thực trạng phân tích Báo cáo tài chính tại Công ty cổ
phần Xi măng Dầu khí Nghệ An
Chương 4: Thảo luận kết quả nghiên cứu và giải pháp hoàn thiện
phân tích Báo cáo tài chính tại Công ty cổ phần Xi măng Dầu khí Nghệ An
CHƯƠNG 2

LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH
TRONG CÁC DOANH NGHIỆP
Chương 2, Luận văn tìm hiểu những vấn đề lý luận về phân tích Báo
cáo tài chính trong doanh nghiệp bao gồm: khái niệm, vai trò, cơ sở để dữ
liệu; các phương pháp và nội dung phân tích , công tác tổ chức phân tích.
2.1. Khái niệm, vai trò của phân tích Báo cáo tài chính
2.1.1. Khái niệm
Phân tích Báo cáo tài chính là quá trình xem xét, kiểm tra, đối chiếu và
so sánh số liệu về tài chính trong kỳ hiện tại với các kỳ kinh doanh đã qua.
Thông qua việc phân tích Báo cáo tài chính sẽ cung cấp cho người sử dụng
thông tin có thể đánh giá tiềm năng, hiệu quả kinh doanh cũng như những rủi
ro về tài chính trong tương lai của doanh nghiệp.
2.1.2. Vai trò của phân tích Báo cáo tài chính
Phân tích Báo cáo tài chính là công cụ đắc lực cho cả đối tượng bên
trong và bên ngoài doanh nghiệp, giúp các chủ thể này đạt kết quả và hiệu quả
kinh doanh cao nhất.
ii
Phân tích Báo cáo tài chính còn cung cấp các thông tin cho nhiều đối
tượng như các nhà đầu tư, cổ đông; các tổ chức tín dụng, ngân hàng, công ty
tài chính; các cơ quan chức năng của Nhà nước; công ty kiểm toán; các bộ
công nhân viên, các chuyên gia phân tích, nhà quản trị. Cụ thể
Đối với các nhà đầu tư, những người cho vay, các tổ chức tín dụng:
phân tích Báo cáo tài chính sẽ cung cấp cho các nhà đầu tư thông tin về tỷ
suất lợi nhuận của vốn cổ phần là bao nhiêu, thu nhập của một cổ phiếu là bao
nhiêu, cổ tức của một cổ phiếu là bao nhiêu, tỷ suất lợi nhuận của vốn đầu tư
là bao nhiêu, khả năng thanh toán như thế nào. Đồng thời, phân tích Báo cáo
tài chính giúp cho các nhà đầu tư dự đoán giá doanh nghiệp, dự đoán giá trị
cổ phiếu, dự đoán khả năng sinh lời của vốn, hạn chế các rủi ro có thể xảy ra;
thông tin từ phân tích Báo cáo tài chính sẽ hỗ trợ những người cho vay, các tổ
chức tín dụng đưa ra các quyết định cho vay phù hợp cho từng đối tượng cụ

thể, đồng thời giúp hạn chế rủi ro thấp nhất cho các chủ cho vay.
Đối với các công ty kiểm toán: thông tin phân tích Báo cáo tài chính sẽ
giúp các Công ty kiểm toán xác minh tính khách quan về tình hình tài chính
của một tổ chức hoạt động và các chuyên gia kiểm toán có thể dự đoán xu
hướng tài chính sẽ xảy ra.
Đối với cán bộ công nhân viên: phân tích Báo cáo tài chính giúp họ
hiểu được tính ổn định và định hướng công việc trong hiện tại và tương lai đối
với doanh nghiệp.
2.2. Cơ sở dữ liệu để phân tích Báo cáo tài chính
Hiện nay trong các doanh nghiệp sử dụng Hệ thống Báo cáo tài chính
ban hành kèm theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ
trưởng Bộ Tài chính, bao gồm:
- Bảng cân đối kế toán (Mẫu B01-DN)
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (Mẫu B02-DN)
iii
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (Mẫu B03-DN)
-Bản thuyết minh báo cáo tài chính (Mẫu B09-DN)
Bên cạnh hệ thống Báo cáo tài chính, khi phân tích Báo cáo tài chính,
các nhà phân tích còn kết hợp sử dụng nhiều nguồn dữ liệu khác nhau như:
Báo cáo quản trị, Báo cáo chi tiết, các tài liệu kế toán, tài liệu thống kê, bảng
công khai một số chỉ tiêu tài chính và nguồn dữ liệu khác.
2.3. Phương pháp phân tích Báo cáo tài chính
Phương pháp phân tích Báo cáo tài chính doanh nghiệp bao gồm hệ
thống các công cụ và biện pháp nhằm tiếp cận, nghiên cứu các sự kiện, hiện
tượng, các mối quan hệ bên trong và bên ngoài, các luồng dịch chuyển và
biến đổi tình hình hoạt động tài chính doanh nghiệp, các chỉ tiêu tổng hợp,
các chỉ tiêu chi tiết, các chỉ tiêu tổng quát chung, các chỉ tiêu có tính chất đặc
thù nhằm đánh giá toàn diện thực trạng hoạt động tài chính của doanh nghiệp.
Có nhiều phương pháp phân tích tài chính tại doanh nghiệp. Một số
phương pháp cơ bản, thường được vận dụng trong phân tích Báo cáo tài chính

doanh nghiệp bao gồm:
- Phương pháp so sánh
- Phương pháp loại trừ
- Phương pháp chỉ tiêu phân tích
- Phương pháp mô hình tài chính Dupont
- Phương pháp đồ thị.
2.4. Nội dung phân tích Báo cáo tài chính
Nhìn chung, phân tích Báo cáo tài chính thường gồm những nội dung
chủ yếu sau:
2.4.1. Phân tích cấu trúc tài chính doanh nghiệp
Cấu trúc tài chính là một khái niệm rộng, phản ánh cấu trúc tài sản, cấu
trúc nguồn vốn và cả mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn của doanh
iv
nghiệp. Phân tích tích cấu trúc tài chính doanh nghiệp bao gồm:
- Phân tích cơ cấu tài sản là việc so sánh tình hình biến động của tổng
số tài sản cũng như từng loại tài sản cuối kỳ so với đầu năm, ngoài ra còn cần
xem xét tỷ trọng từng loại tài sản trên tổng số cũng như xu hướng biến động
của chúng để thấy được mức độ hợp lý của việc phân bổ.
- Phân tích cơ cấu nguồn vốn: là việc so sánh và đánh giá tình hình huy
động vốn của doanh nghiệp cuối kỳ so với đầu năm; việc phân tích cũng tiến
hành tương tự với việc phân tích cơ cấu tài sản.
- Phân tích mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn
Phân tích cấu trúc tài chính của một doanh nghiệp nếu chỉ dừng ở phân
tích cơ cấu tài sản và cơ cấu nguồn vốn thì không thể hiện được chính sách sử
dụng vốn của doanh nghiệp. Vì vậy, cần thiết phải phân tích mối quan hệ giữa
tài sản và nguồn hình thành tài sản để thấy được chính sách sử dụng vốn của
doanh nghiệp.
2.4.2. Phân tích tình hình đảm bảo vốn cho hoạt động kinh doanh
Phân tích tình hình bảo đảm vốn cho hoạt động kinh doanh chính là
việc xem xét mối quan hệ cân đối giữa tài sản và nguồn tài trợ tài sản hay

chính là phân tích cân bằng tài chính của doanh nghiệp. Vì thế khi phân tích
các nhà phân tích thường xét tình hình bảo đảm nguồn vốn theo quan điểm ổn
định nguồn tài trợ và quan điểm luân chuyển vốn với cân bằng tài chính
doanh nghiệp.
2.4.3. Phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán
Phân tích tình hình công nợ bao gồm hai nội dung: phân tích tình hình
công nợ phải thu và phân tích tình hình công nợ phải trả. Khi phân tích thường
so sánh số cuối kỳ so số đầu kỳ hoặc qua nhiều thời điểm để thấy quy mô và
tốc độ biến động của từng khoản phải thu, cơ cấu các khoản phải thu, tốc độ
tăng giảm của từng khoản phải trả, cơ cấu của từng khoản phải trả. Thông tin từ
v
kết quả phân tích là cơ sở để nhà quản trị đưa ra các quyết định thanh toán phù
hợp nhằm nâng cao uy tín và hạn chế rủi ro tài chính cho doanh nghiệp. Một số
chỉ tiêu phân tích như sau:
- Số vòng quay phải thu của khách hàng
- Số vòng quay phải trả người bán
- Tỷ lệ phải thu so với phải trả
Khả năng thanh toán của doanh nghiệp là nội dung quan trọng để đánh
giá năng lực tài chính và hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Thông tin từ phân tích khả năng thanh toán là cơ sở cho các tổ chức tín dụng,
nhà đầu tư, cơ quan kiểm toán, nhà quản trị doanh nghiệp…đạt được mục tiêu
của mình trên thương trường kinh doanh. Một số chỉ tiêu nhà phân tích
thường hay sử dụng:
- Hệ số khả năng thanh toán tổng quát
- Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn
- Hệ số khả năng thanh toán nợ dài hạn
- Hệ số khả năng thanh toán ngay
- Hệ số khả năng thanh toán nhanh
Ngoài ra có thể phân tích khả năng thanh toán thông qua Báo cáo lưu
chuyển tiền tệ. Phương pháp phân tích này là cơ sở quan trọng để xây dựng

dự toán tiền khoa học cho kỳ tới nhằm đáp ứng khả năng thanh toán để nâng
cao độ tin cậy của các quyết định kinh doanh.
2.4.4. Phân tích hiệu quả kinh doanh
Hiệu quả sản xuất kinh doanh là một phạm trù kinh tế, biểu hiện sự
phát triển kinh tế theo chiều sâu, nó phản ánh trình độ khai thác và sử dụng
các nguồn lực trong quá trình tái sản xuất nhằm thực hiện mục tiêu kinh
doanh, với chi phí bỏ ra ít nhất mà đạt hiệu quả cao nhất.
Thông qua phân tích hiệu quả kinh doanh, doanh nghiệp phát huy ưu
điểm, khắc phục nhược điểm trong quá trình sản xuất, đề ra các biện pháp
vi
nhằm khai thác mọi khả năng tiềm tàng để phấn đấu nâng cao hiệu quả sản
xuất kinh doanh, hạ giá thành, tăng khả năng cạnh tranh, tăng tích luỹ, nâng
cao đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động.
2.4.5. Phân tích dấu hiệu rủi ro tài chính và dự báo tài chính doanh nghiệp
Trong quá trình sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp thường xuyên đối
mặt với các tình huống rủi ro; trong đó rủi ro tài chính là yếu tố tiềm tàng và
thường trực; đặc biệt quan trọng là các rủi ro thanh toán nợ, đây là loại rủi ro
tài chính nếu không được khắc phục kịp thời có thể sẽ dẫn đến sự phá sản của
doanh nghiệp. Công tác phân tích Báo cáo tài chính cần xem xét các rủi ro tài
chính đặc biệt là rủi ro thanh toán nợ, ảnh hưởng của cơ cấu nợ đến khả năng
sinh lời trên vốn chủ sở hữu.
2.5. Tổ chức phân tích Báo cáo tài chính
Phân tích Báo cáo tài chính trong doanh nghiệp thường được tiến hành
qua các 3 giai đoạn, bao gồm: giai đoạn chuẩn bị phân tích; giai đoạn tiến
hành phân tích và giai đoạn kết thúc phân tích.
CHƯƠNG 3
THỰC TRẠNG PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG
TY CỔ PHẦN XI MĂNG DẦU KHÍ NGHỆ AN
Trong chương 3, tác giả đã giới thiệu về Công ty cổ phần Xi măng Dầu
khí Nghệ An, thực trạng phân tích Báo cáo tài chính tại Công ty.

3.1. Tổng quan về Công ty cổ phần Xi măng Dầu khí Nghệ An
Công ty cổ phần Xi măng Dầu khí Nghệ An tiền thân là Công ty Cổ
phần Xi măng 12/9 Anh Sơn - Nghệ An, quá trình hình thành và phát triển
của Công ty như sau:
Công ty Cổ phần Xi măng 12/9 Anh Sơn - Nghệ An tiền thân là công
trường 66.CX. Công trường được thành lập vào tháng 03 năm 1966.
vii
Ngày 12/9/1966, Nhà máy xi măng 12/9 chính thức được thành lập và
đến tháng 8/1968 thì tách ra khỏi Công trường 66.CX.
Địa điểm hoạt động của Nhà máy nằm gọn trong hang Thung Gáo, thuộc
địa bàn xã Hội Sơn. Đầu năm 1975, đất nước hoàn toàn giải phóng bước sang
thời kỳ đổi mới và phát triển, Nhà máy chuyển đến địa điểm mới, kết thúc
thời kỳ hoạt động trong hang đá.
Năm 1974, đề án chuyển Nhà máy đến địa điểm mới với dây chuyền sản
xuất 1 vạn tấn/năm được phê duyệt. Sau 2 năm lắp đặt, đến năm 1976 Nhà
máy đưa dây chuyền sản xuất 1 vạn tấn/năm vào hoạt động và đạt được sản
lượng cao nhất năm 1977 với tổng số 5.022 tấn/năm.
Năm 1992, thực hiện chủ trương đổi mới nền kinh tế, sắp xếp lại các
Doanh nghiệp Nhà nước để phù hợp với nền kinh tế thị trường, Chủ tịch
UBND tỉnh ký quyết định số 2121 QĐ/UB cho Nhà máy chuyển thành Doanh
nghiệp Nhà nước, mã số 21 thuộc UBND tỉnh Nghệ An, trụ sở đặt tại xã Hội
Sơn, huyện Anh Sơn.
Đến năm 1994 Nhà máy được UBND tỉnh Nghệ An phê duyệt luận
chứng kinh tế kỹ thuật đầu tư mở rộng thêm một dây chuyền sản xuất Xi
măng công suất 8,8 vạn tấn/năm với công nghệ lò đứng của Trung Quốc, tổng
kinh phí đầu tư là 70,5 tỷ đồng.
Cuối năm 1996, dây chuyền mới đã hoàn thành và đi vào hoạt động, sản
phẩm sản xuất ra ngày càng nhiều, chất lượng sản phẩm ổn định đạt tiêu
chuẩn quốc gia PC 30 và PC 40, uy tín trên thị trường ngày càng được nâng
cao. Nhà máy đã tạo đủ việc làm cho hơn 545 CBCNV có thu nhập cao và ổn

định, đời sống công nhân được cải thiện rõ rệt cả về vật chất và tinh thần.
Ngày 12/12/2003 UBND tỉnh Nghệ An đã quyết định đổi tên Nhà máy
Xi măng 12/9 Nghệ An thành Công ty Xi măng 12/9 Nghệ An theo Quyết
định số 4879 QĐ/UB-TCCQ. Đến ngày 04 tháng 01 năm 2006. Thực hiện chủ
viii
trương Cổ phần hoá doanh nghiệp của Chính phủ, Công ty Xi măng đã
chuyển đổi thành Công ty Cổ phần.
Đăng ký thay đổi tên lần thứ nhất ngày 22/05/2007: Tên Công ty: Công
ty Cổ phần Xi măng 12/9 ; Tên viết tắt: CEJOCO12/9.
Sau một thời gian họat động từ năm 2006 đến tháng 02/2009 Công ty
hoàn thành các thủ tục sáp nhập vào Tổng Công ty Cổ phần xây lắp Dầu khí
Việt Nam thành viên của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam và đổi tên
thành Công ty Cổ phần Xi măng Dầu khí 12/9 (Công ty cổ phần Xi măng Dầu
khí Nghệ An) từ Đại hội đồng cổ đông thường niên 27/06/2009.
Về tổ chức bộ máy quản lý của Công ty tuân thủ quy định của Luật
Doanh nghiệp, các Luật khác có liên quan và Điều lệ Công ty.
Về tổ chức bộ máy kế toán và cơ chế tài chính của Công ty được tổ
chức theo hình thức kế toán tập trung, Công tác kế toán được thực hiện hoàn
toàn trên máy tính với sự hỗ trợ của các phần mềm kế toán chuyên nghiệp;
hình thức kế toán: Nhật ký-chứng từ.
3.2. Thực trạng phân tích BCTC tại Công ty CP Xi măng Dầu khí Nghệ An
3.2.1. Khái quát thực trạng phân tích Báo cáo tài chính
Kể từ ngày Công ty được Trung tâm lưu ký chứng khoán Hà Nội niêm
yết lên sàn giao dịch chứng khoán Upcom, Công ty bắt đầu triển khai phân
tích Báo cáo tài chính. Tuy nhiên, đến nay phân tích Báo cáo tài chính còn sơ
sài.
3.2.2. Thực trạng nội dung phân tích Báo cáo tài chính
Tại Công ty, phân tích Báo cáo tài chính hiện mới chỉ dừng lại ở việc
đánh giá một số chỉ tiêu tài chính tổng quát nên chưa nêu bật được hiệu quả
hoạt động cũng như tiềm năng về tài chính của Công ty. Nhóm chỉ tiêu phân

tích chính gồm:
- Phân tích cơ cấu tài sản và cơ cấu nguồn vốn: Công ty tiến hành phân
tích cơ cấu tài sản và cơ cấu nguồn vốn cuối năm so với đầu năm cả về số tuyệt
ix
đối và tương đối; đồng thời xem xét từng loại tài sản chiếm tỷ trọng bao nhiêu
trong tổng số tài sản. Qua đó đánh giá quá trình biến động của tài sản diễn ra
trong năm.
- Phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán: là nội dung quan
trọng để đánh giá chất lượng tài chính và hiệu quả hoạt động; đây cũng là
những thông tin hữu ích mà các tổ chức tín dụng, nhà đầu tư, cơ quan kiểm
toán quan tâm và sử dụng. Công ty đã tính toán và so sánh các khoản phải thu
và các khoản phải trả giữa đầu năm và cuối năm, so sánh tỷ trọng của các
khoản mục phải thu và phải trả.
- Phân tích hiệu quả kinh doanh: Công ty đã tiến hành phân tích hiệu
thông qua phân tích Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh; căn cứ vào Báo
cáo để phân tích, đánh giá, so sánh sự tăng giảm của các chỉ tiêu như giá vốn
hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý, với cùng kỳ năm trước và với
kế hoạch được đề ra.
- Phân tích dấu hiệu rủi ro tài chính và dự báo tài chính: Để phân tích
dấu hiệu rủi ro tài chính, Công ty đã tiến hành phân tích 03 chỉ tiêu là hệ số
thanh toán nhanh, hệ số thanh toán tổng quát, hệ số thanh toán nợ ngắn han.
Công ty đã tiến hành lập dự báo tài chính hàng năm, tuy nhiên công tác
dự báo dừng lại ở việc lập dự kiến một số chỉ tiêu kế hoạch cho kỳ tiếp theo,
đưa ra giải pháp để hoàn thành kế hoạch.
3.2.3. Tổ chức phân tích Báo cáo tài chính
Từ ngày được Trung tâm lưu ký chứng khoán Hà Nội niêm yết lên sàn
giao dịch chứng khoán Upcom, Công ty đã chú trọng phân tích Báo cáo tài
chính. Công ty đã thành lập bộ phận phân tích báo cáo tài chính trong phòng
kế toán tài chính, do kế toán trưởng phụ trách. Nhiệm vụ của bộ phận phân
tích: tiến hành phân tích Báo cáo tài chính để đánh giá, đưa ra các kết luận,

kiến nghị phục vụ cho lãnh đạo Công ty đưa ra các quyết định kinh doanh.
x
Định kỳ một năm một lần, bộ phận phân tích tiến hành phân tích Báo cáo
tài chính theo 4 bước.
CHƯƠNG 4
THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢI PHÁP HOÀN
THIỆN PHÂN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XI
MĂNG DẦU KHÍ NGHỆ AN
Trong chương này, tác giả đưa ra những đánh giá về thực trạng công
tác phân tích Báo cáo tài chính tại Công ty cổ phần Xi măng Dầu khí Nghệ
An, phương hướng và đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác
phân tích Báo cáo tài chính tại Công ty.
4.1. Thảo luận kết quả nghiên cứu về thực trạng phân tích Báo cáo tài
chính tại Công ty Cổ phần Xi măng Dầu khí Nghệ An
* Ưu điểm
Công ty cổ phần Xi măng Dầu khí Nghệ An chủ yếu sử dụng phương
pháp so sánh để phân tích Báo cáo tài chính. Ưu điểm phương pháp này là
đơn giản, dễ thực hiện, có thể đưa ra những đánh giá khái quát về tình hình tài
chính của Công ty.
Hiện nay nội dung phân tích Báo cáo tài chính của Công ty tương đối
đầy đủ, bao gồm 4 nhóm chỉ tiêu: nhóm chỉ tiêu phản ánh cấu trúc tài chính,
nhóm chỉ tiêu phản ánh tình hình công nợ và khả năng thanh toán; nhóm chỉ
tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh và nhóm chỉ tiêu phản ánh dấu hiệu rủi ro
và dự đoán tài chính. Đặc biệt, Công ty đã phân tích khá kỹ lưỡng ở nhóm chỉ
tiêu phản ánh tình hình công nợ.
Công tác phân tích Báo cáo tài chính của Công ty được tiến hành bởi
một bộ phận do kế toán trưởng phụ trách, các nhân viên phân tích là các kế
toán viên kiêm nhiệm. Điều đó giúp Công ty giảm được chi phí hành chính.
Bộ phận phân tích đã xây dựng được kế hoạch, chương trình phân tích, xây
xi

dựng được hệ thống chỉ tiêu phân tích và các Báo cáo phân tích đã nêu được
thực trạng và đề xuất ý kiến tham mưu cho lãnh đạo Công ty.
* Nhược điểm:
Công ty chỉ mới sử dụng những phương pháp phân tích đơn giản. Một số
phương pháp phân tích như phương pháp pháp phân tích hiện đại như phương
pháp loại trừ, phương pháp mô hình tài chính Dupont, phương pháp đồ thị
chưa được sử dụng.
Việc phân tích tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh
chưa được Công ty thực hiện. Do đó Công ty sẽ không cân đối được nhu cầu
sử dụng vốn với nguồn tài trợ, không có chính sách huy động nguồn vốn phù
hợp với năng lực tài chính của Công ty.
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là một trong những Báo cáo tài chính quan
trọng, tổng hợp phản ánh việc hình thành và sử dụng lượng tiền phát sinh sau
kỳ hoạt động kinh doanh của Công ty. Thông qua việc phân tích Báo cáo lưu
chuyển tiền tệ, Công ty sẽ có cơ sở dự toán khoa học và đưa ra các quyết định
tài chính nhằm huy động và sử dụng tiền có hiệu quả. Tuy nhiên, Công ty
chưa chú trọng phân tích Báo cáo này.
Công ty chưa tập trung phân tích chi tiết hiệu quả sử dụng tài sản, sử
dụng nguồn vốn và hiệu quả sử dụng chi phí. Điều đó dẫn tới Công ty đánh
giá thiếu chính xác về hiệu quả sử dụng vốn, tài sản, chi phí.
Mặc dù Công ty đã chú trọng phân tích Báo cáo tài chính nhưng công tác
tổ chức phân tích vẫn còn nhiều hạn chế như trình độ chuyên môn đội ngũ
phân tích Báo cáo tài chính chưa cao, việc phân tích chủ yếu được tiến hành
thủ công dưới sự hỗ trợ phần mềm Microsoft Excel; quy trình phân tích Báo
cáo tài chính còn sơ sài, thiếu đồng bộ, chắp vá; phân tích Báo cáo tài chính
chỉ được thực hiện một năm một lần.
4.2. Các giải pháp hoàn thiện phân tích Báo cáo tài chính tại Công ty cổ
phần Xi măng Dầu khí Nghệ An
xii
- Hoàn thiện phương pháp phân tích: Để công tác phân tích Báo cáo tài

chính thực sự mang lại hiệu quả thì Công ty cần nghiên cứu áp dụng bổ sung
một số phương pháp phân tích hiện đại như phương pháp mô hình tài chính
Dupont, phương pháp đồ thị, phương pháp loại trừ.
- Hoàn thiện nội dung phân tích: từ thực trạng hoạt động phân tích Báo
cáo tài chính của Công ty cổ phần Xi măng Dầu khí Nghệ An; tác giả đề xuất
bổ sung một số nội dung phân tích nhằm nâng cao hiệu quả phân tích Báo cáo
tài chính tại Công ty như:
+ Bổ sung chỉ tiêu phân tích tình hình đảm bảo vốn theo quan điểm
nguồn tài trợ.
+ Hoàn thiện phân tích hiệu quả kinh doanh: phân tích hiệu quả sử
dụng tài sản; phân tích hiệu quả sử dụng chi phí; phân tích hiệu quả sử dụng
nguồn vốn
+ Bổ sung nội dung phân tích Báo cáo lưu chuyển tiền tệ.
+ So sánh một số chỉ tiêu tài chính của Công ty với chỉ tiêu tài chính
trung bình ngành Xi măng.
- Hoàn thiện tổ chức phân tích: Tổ chức phân tích Báo cáo tài chính là
công việc rất quan trọng, ảnh hưởng lớn đến chất lượng và hiệu quả của công
tác phân tích; do đó, kiến nghị Công ty các công việc sau: nâng cao trình độ
chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ phân tích Báo cáo tài chính; định kỳ tiến
hành phân tích 1 tháng một lần; xây dựng hệ thống phầm mềm kế toán hỗ trợ
đắc lực cho công tác phân tích; hoàn thiện quy trình phân tích Báo cáo tài
chính chi tiết, khoa học, đầy đủ.
4.3. Điều kiện để thực hiện các giải pháp hoàn thiện phân tích báo
cáo tài chính
- Về phía Nhà nước: Nhà nước và các cơ quan có thẩm quyền cần có
những thay đổi trong về cơ chế, chính sách như: hoàn thiện các quy định về
xiii
chế độ kế toán hiện hành; ban hành những quy định cụ thể đối với công tác
thống kê theo ngành nghề lĩnh vực làm cơ sở tham chiếu cho công tác phân
tích; hoàn thiện hệ thống pháp luật đặc biệt là hệ thống Luật doanh nghiệp và

Thuế.
- Về phía Công ty: Công ty cần có sự đổi mới trong hoạt động của
Công ty như sau: phân công nhiệm vụ rõ ràng cho từng cá nhân, từng nhóm;
Không ngừng nâng cao trình độ của cán bộ phân tích Báo cáo tài chính; Xây
dựng hệ thống cơ sở dữ liệu phân tích tập trung và phần mềm hỗ trợ phân tích
Báo cáo tài chính phù hợp với đặc thù kinh doanh của Công ty; hoàn thiện
quy trình phân tích cụ thể, rõ ràng, khoa học, có sự phối hợp hài hòa, chặt chẽ
giữa các bộ phận phân tích, bộ phận kế toán và các bộ phận khác có liên quan;
Tăng cường công tác phân tích Báo cáo tài chính theo định kỳ 1 tháng/1lần
thay vì 1 năm/ 1lần như hiện nay; Phối hợp kết hợp với các phòng ban, xí
nghiệp để làm tốt công tác tham mưu cho Ban lãnh đạo công ty.
4.4. Đóng góp của đề tài
4.5. Những hạn chế của đề tài nghiên cứu và một số gợi ý cho các
nghiên cứu trong tương lai
4.6. Kết luận
Từ những kiến thức về phân tích Báo cáo tài chính và tìm hiểu thực
trạng phân tích Báo cáo tài chính tại Công ty cổ phần Xi măng Dầu khí
Nghệ An, cùng với sự giúp đỡ tận tình của TS. Trần Văn Thuận, tác giả
đã hoàn thành luận văn Thạc sỹ kinh tế với đề tài “ Hoàn thiện phân tích
Báo cáo tài chính tại Công ty cổ phần Xi măng Dầu khí Nghệ An”. Về cơ
bản, luận văn đã có những đóng góp:
- Hệ thống hóa lý luận về phân tích Báo cáo tài chính tại doanh nghiệp;
- Tìm hiểu, đánh giá thực trạng phân tích Báo cáo tài chính tại Công ty cổ
phần Xi măng Dầu khí Nghệ An (chỉ rõ ưu điểm, nhược điểm);
xiv
- Đề xuất phương hướng hoàn thiện phân tích Báo cáo tài chính tại Công
ty cổ phần Xi măng Dầu khí Nghệ An;
- Chỉ ra điều kiện cả về phía Công ty và Nhà nước nhằm hoàn thiện phân
tích Báo cáo tài chính tại Công ty.
Tuy nhiên, do cả yếu tố khách quan và chủ quan, Luận văn không tránh

khỏi hạn chế nhất định. Tác giả mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp
của quý thầy cô và bạn bè để hoàn thiện hơn nữa.
xv
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới nói chung và nền kinh tế Việt Nam
nói riêng đang đối mặt với nhiều khó khăn như hiện nay thì một doanh nghiệp
muốn đứng vững trên thị trường phụ thuộc rất nhiều vào quyết định của nhà
quản trị. Nhà quản trị sẽ dựa vào nhiều nguồn thông tin để đưa ra những quyết
định tối ưu cho doanh nghiệp, trong đó thông tin từ Báo cáo tài chính đóng
vai trò hết sức quan trọng.
Việc phân tích Báo cáo tài chính giúp các nhà quản trị có thể đánh giá tốt
hơn thực trạng hoạt động của doanh nghiệp, xác định được các nhân tố ảnh
hưởng, mức độ cũng như xu hướng tác động của từng nhân tố đến kết quả
hoạt động kinh doanh, từ đó có những giải pháp hữu hiệu để ổn định và tăng
cường tình hình tài chính của doanh nghiệp.
Tuy nhiên tại các doanh nghiệp hiện nay chưa chú trọng đến phân tích
Báo cáo tài chính; nhìn chung các doanh nghiệp chỉ quan tâm đến việc lập
Báo cáo tài chính mà chưa chú trọng đến việc sử dụng thông tin của Báo cáo
tài chính hoặc một số doanh nghiệp chỉ phân tích ở mức độ đơn giản.
Kể từ ngày 01/12/2010, Công ty cổ phần Xi măng Dầu khí Nghệ An
được Trung tâm lưu ký chứng khoán Hà Nội niêm yết lên sàn giao dịch chứng
khoán Upcom, vì vậy Công ty đã chú trọng phân tích Báo cáo tài chính. Tuy
nhiên, phân tích Báo cáo tài chính hiện nay của Công ty còn sơ sài, thiếu
thuyết phục, chưa thực sự hữu ích cho đối tượng sử dụng cả bên trong lẫn bên
ngoài doanh nghiệp.
Xuất phát từ thực tiễn đó, tác giả đã chọn đề tài “ Hoàn thiện phân tích
Báo cáo tài chính tại Công ty cổ phần Xi măng dầu khí Nghệ An” để thực
hiện luận văn thạc sỹ.

1
1.2. Tổng quan về các đề tài đã nghiên cứu có liên quan đến đề tài
Trước nhu cầu sử dụng thông tin phân tích Báo cáo tài chính tại các
doanh nghiệp ngày càng cần thiết, nhiều tác giả đã lựa chọn đề tài liên quan
đến phân tích Báo cáo tài chính để làm luận văn thạc sỹ cũng như chuyên đề
nghiên cứu. Cụ thể như sau:
Tác giả Hà Thị Việt Châu với đề tài “ Hoàn thiện phân tích hệ thống Báo
cáo tài chính tại Công ty cổ phần Licogi 16”(2011) ’ Tác giả Vương Hạnh Liên
với đề tài “ Phân tích Báo cáo tài chính tại Công ty cổ phần Sữa Việt Nam”.
Ngoài ra nội dung phân tích Báo cáo tài chính còn được đề cập trong
nhiều sách, giáo trình. Một số giáo trình tiêu biểu như:
- Phân tích Báo cáo tài chính, NXB Tài chính, Hà Nội 2011, do PGS.
TS. Nguyễn Ngọc Quang chủ biên;
- Phân tích Báo cáo tài chính, NXB Đại học Kinh tế quốc dân 2011, do
PGS. TS. Nguyễn Năng Phúc chủ biên;
- Lập, đọc, kiểm tra và phân tích Báo cáo tài chính, NXB Tài chính, Hà
Nội (2002) do PGS. TS. Nguyễn Văn Công chủ biên;
Nhìn chung các đề tài nghiên cứu đã tập trung nghiên cứu vấn đề phân
tích Báo cáo tài chính; hoàn thiện phân tích Báo cáo tài chính tại một doanh
nghiệp cụ thể hoặc một ngành kinh tế đặc thù. Hiện nay, Công ty cổ phần Xi
măng Dầu khí Nghệ An đã tiến hành phân tích Báo cáo tài chính, Tuy nhiên,
chưa có tác giả nào nghiên cứu về vấn đề này tại Công ty . Vì vậy, Tác giả đã
chọn đề tài “ Hoàn thiện phân tích Báo cáo tài chính tại Công ty cổ phần Xi
măng Dầu khí Nghệ An”, làm rõ cả về mặt lý luận, thực tiễn và đề xuất giải
pháp nhằm giúp nhà quản trị, nhà đầu tư hiểu rõ hơn tình hình tài chính của
Công ty, từ đó có biện pháp quản trị và đầu tư hợp lý.
1.3. Mục tiêu nghiên cứu
- Nghiên cứu và tổng hợp các lý luận chung về phân tích Báo cáo tài
chính trong các doanh nghiệp;
2

- Nghiên cứu, đánh giá thực trạng công tác phân tích Báo cáo tài chính
tại Công ty cổ phần Xi măng Dầu khí Nghệ An;
- Đề xuất các giải pháp góp phần hoàn thiện phân tích Báo cáo tài chính
tại Công ty cổ phần Xi măng Dầu khí Nghệ An.
1.4. Câu hỏi nghiên cứu
Tác giả đã xây dựng hệ thống các câu hỏi nghiên cứu như sau:
- Những nội dung chủ yếu của phân tích Báo cáo tài chính?
- Đặc điểm sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần Xi măng Dầu khí
Nghệ An có ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động phân tích Báo cáo tài chính?
- Công ty cổ phần Xi măng Dầu khí Nghệ An đang sử dụng phương
pháp nào để phân tích Báo cáo tài chính trong 2 năm (2011 - 2012)?
- Thực trạng hoạt động phân tích Báo cáo tài chính tại Công ty cổ phần
Xi măng Dầu khí Nghệ An trong 2 năm (2011 – 2012)?
- Những giải pháp được hoàn thiện trong phân tích Báo cáo tài chính tại
Công ty cổ phần Xi măng Dầu khí Nghệ An.
1.5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của Luận văn: Báo cáo tài chính của Công ty cổ
phần Xi măng Dầu khí Nghệ An;
- Phạm vi nghiên cứu của Luận văn: là nghiên cứu lý luận về phân tích
báo cáo tài chính dựa trên chế độ kế toán Việt Nam hiện hành và thực trạng
của công tác phân tích báo cáo tài chính tại Công ty cổ phần Xi măng Dầu khí
Nghệ An với số liệu thực tế của các năm 2011 và 2012.
1.6. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: phương pháp so
sánh kết hợp với phương pháp phân tích và tổng hợp logic…để đưa ra kết
luận cùng với các giải pháp nhằm đạt được mục tiêu nghiên cứu của đề tài.
1.7. Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu
Thông qua hệ thống lý luận về Báo cáo tài chính và phân tích Báo cáo tài
3
chính tác giả đã nghiên cứu thực trạng phân tích Báo cáo tài chính tại Công ty

cổ phần Xi măng Dầu khí Nghệ An, từ đó đề xuất được tổ chức phân tích, nội
dung phân tích cũng như phương pháp phân tích Báo cáo tài chính phù hợp
với Công ty cổ phần Xi măng Dầu khí Nghệ An.
1.8. Kết cấu của Luận văn
Luận văn được xây dựng gồm 4 chương:
Chương 1: Tổng quan về đề tài nghiên cứu
Chương 2: Lý luận chung về phân tích báo cáo tài chính trong các doanh
nghiệp
Chương 3: Thực trạng phân tích báo cáo tài chính tại Công ty cổ phần Xi
măng Dầu khí Nghệ An
Chương 4: Thảo luận kết quả nghiên cứu và giải pháp hoàn thiện phân
tích báo cáo tài chính tại Công ty cổ phần Xi măng Dầu khí Nghệ An.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn và sự phát triển của Công ty, hiện nay
Công ty cổ phần Xi măng Dầu khí Nghệ An đã chú trọng phân tích báo cáo
tài chính. Tuy nhiên, phân tích báo cáo tài chính của Công ty còn sơ sài, thiếu
thuyết phục, chưa thực sự hữu ích cho đối tượng sử dụng cả bên trong lẫn bên
ngoài doanh nghiệp. Chính vì vậy, tác giả đã chọn đề tài “ Hoàn thiện phân
tích báo cáo tài chính tại Công ty cổ phần Xi măng dầu khí Nghệ An” để thực
hiện luận văn thạc sỹ. Nội dung Tác giả trình bày tại chương 1 bao gồm:
- Tính cấp thiết của đề tài;
- Tổng quan về các đề tài đã nghiên cứu có liên quan đến đề tài;
- Mục tiêu nghiên cứu;
- Câu hỏi nghiên cứu;
- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu;
- Phương pháp nghiên cứu;
4
- Ý nghĩa của đề tài và kết cấu của luận văn.
CHƯƠNG 2
LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH

TRONG CÁC DOANH NGHIỆP
2.1. Khái niệm, vai trò của phân tích Báo cáo tài chính trong doanh nghiệp
2.1.1. Khái niệm Phân tích Báo cáo tài chính
Báo cáo tài chính là một bức tranh tổng hợp phản ánh tình hình tài sản,
nguồn vốn, doanh thu, chi phí, kết quả kinh doanh và các quan hệ tài chính
của doanh nghiệp tại một thời điểm hay thời kỳ. Như vậy báo cáo tài chính
không chỉ cung cấp thông tin chủ yếu cho các đối tượng quan tâm bên ngoài
doanh nghiệp như nhà đầu tư, cơ quan thuế,… mà còn cung cấp thông tin cho
nhà quản trị doanh và là công cụ để thực hiện đánh giá và phân tích tình hình
tài chính hiện tại của doanh nghiệp, đồng thời đưa ra các giải pháp để khắc
phục.
Phân tích báo cáo tài chính là quá trình xem xét, kiểm tra, đối chiếu và so
sánh số liệu về tài chính trong kỳ hiện tại với các kỳ kinh doanh đã qua.
Thông qua việc phân tích báo cáo tài chính sẽ cung cấp cho người sử dụng
thông tin có thể đánh giá tiềm năng, hiệu quả kinh doanh cũng như những rủi
ro về tài chính trong tương lai của doanh nghiệp[1,Tr.14].
2.1.2. Vai trò của phân tích Báo cáo tài chính
Phân tích Báo cáo tài chính trong các doanh nghiệp, của một ngành,
thậm chí của toàn xã hội cho biết doanh nghiệp, ngành và xã hội sử dụng
nguồn lực tài chính như thế nào, các yếu tố sản xuất ra sao để từ đó có những
biện pháp sử dụng tốt hơn các nguồn lực tài chính và yếu tố sản xuất nhằm
đạt kết quả và hiệu quả kinh tế cao hơn.
Phân tích Báo cáo tài chính giúp cho các chuyên gia đánh giá tình hình
5
tài chính của doanh nghiệp qua các chỉ tiêu và đi sâu tìm hiểu bản chất, đánh
giá thực chất biến động của các chỉ tiêu tài chính như thế nào. Từ đó đưa ra
các biện pháp ảnh hưởng tích cực đến các chỉ tiêu tài chính nhằm nâng cao
hiệu quả sử dụng vốn và phù hợp với xu thế biến đổi của các quy luật khách
quan trong nền kinh tế thị trường.
Ngoài ra, phân tích Báo cáo tài chính cho các nhà quản trị thấy được

trình độ tổ chức sử dụng các yếu tố sản xuất, các nguồn lực tài chính trong
hiện tại để đưa ra quyết định cho tương lai của các doanh nghiệp, xu thế phát
triển của từng ngành nghề, tính cạnh tranh của các sản phẩm trên thị trường.
Thông tin phân tích báo cáo tài chính giúp cho nhà quản trị nhận thức và cải
tạo tình hình tài chính của các doanh nghiệp một cách tự giác, có ý thức phù
hợp với điều kiện cụ thể và yêu cầu các quy luật kinh tế khách quan nhằm
đem lại kết quả và hiệu quả kinh doanh tối ưu.
Phân tích Báo cáo tài chính còn cung cấp các thông tin cho nhiều đối
tượng như các nhà đầu tư, cổ đông; các tổ chức tín dụng, ngân hàng, công ty
tài chính; các cơ quan chức năng của Nhà nước; công ty kiểm toán; cán bộ
công nhân viên, các chuyên gia phân tích. Cụ thể
* Đối với các nhà đầu tư, những người cho vay, các tổ chức tín dụng:
phân tích báo cáo tài chính sẽ cung cấp cho các nhà đầu tư thông tin về tỷ suất
lợi nhuận của vốn cổ phần là bao nhiêu, thu nhập của một cổ phiếu là bao
nhiêu, cổ tức của một cổ phiếu là bao nhiêu, tỷ suất lợi nhuận của vốn đầu tư
là bao nhiêu, khả năng thanh toán như thế nào. Đồng thời, phân tích báo cáo
tài chính giúp cho các nhà đầu tư dự đoán giá doanh nghiệp, dự đoán giá trị
cổ phiếu, dự đoán khả năng sinh lời của vốn, hạn chế các rủi ro có thể xảy ra.
Thông tin từ phân tích Báo cáo tài chính sẽ hỗ trợ những người cho
vay, các tổ chức tín dụng đưa ra các quyết định cho vay phù hợp cho từng đối
tượng cụ thể, đồng thời giúp hạn chế rủi ro thấp nhất cho các chủ cho vay.
6

×