Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Tiết 11. Tương tác gen và tác động đa hiệu của gen

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (140.19 KB, 6 trang )

Tiết Lớp Ngày dạy
11
12A
12B
12C
Bài 10. TƯƠNG TÁC GEN VÀ TÁC ĐỘNG ĐA HIỆU CỦA GEN
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Sau khi Học xong bài này HS phải:
- Nêu được ví dụ về tính trạng do nhiều gen chi phối (tác động cộng gộp) và ví dụ về tác động
đa hiệu của gen.
2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng suy luận logic, cách phát hiện tương tác gen và vận dụng giải toán tương tác.
3. Thái độ:
- Học sinh yêu thích bộ môn, thích tìm hiểu, khám phá các quy luật biểu hiện tính trạng.
II. Chuẩn bị của GV và GS:
1. Giáo viên:
- Hình 10.1 – 10.2. Sơ đồ lai kiểu gen.
- Máy tính, máy chiếu (nếu có) và phiếu học tập.
2. Học sinh: Học bài cũ và chuẩn bị nội dung bài mới. Xem lại SGK Sinh học 9
III. Hoạt động dạy học
1. Ổn định tổ chức lớp: Kiểm tra sĩ số - Phần chuẩn bị của HS
2. Kiểm tra bài cũ:
Quy ước: Gen A: quy định hạt vàng a: hạt xanh
Gen B: quy định hạt trơn b: hạt nhăn
- Hãy viết sơ đồ từ P -> F1 của phép lai P: AaBb x aabb.
Xác định kết quả KG, KH ở F1 trong trường hợp các gen PLĐL
3. Bài mới:
Theo Menđen: 1 gen chỉ qui định một tính trạng và từ đó ông tìm ra các qui luật di truyền.
Nhưng sau Menđen: người ta phát hiện ra rằng: Nhiều gen cùng qui định một tính trạng hoặc
có thể 1 gen qui định nhiều tính trạng.
Vậy sự di truyền của các gen này như thế nào? Ta cùng tìm hiểu trong nội dung bài hôm nay?


Bài 10. TƯƠNG TÁC GEN VÀ TÁC ĐỘNG ĐA HIỆU CỦA GEN
Hoạt động của GV và HS Nội dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu về tương tác gen
GV: Thế nào là gen alen và gen không alen?
→ HS: trả lời:
GV: Nhận xét bổ sung:
1. Tương tác gen
49
Hoạt động của GV và HS Nội dung
→ Gen không alen: hai alen thuộc 2 loocut khác
nhau (2 gen khác nhau)
→ Gen alen: Là 2 alen của cùng 1 gen (A và a)
GV: Hai alen của cùng một gen có thể tương tác
với nhau theo những cách nào?
→ Tương tác trội – lặn (hoàn toàn hoặc không
hoàn toàn), đồng trội,
GV: Thế nào là tương tác gen? Thực chất của
sự tương tác giữa các alen thuộc các gen khác
nhau là gì?
HS: trả lời
GV: nhận xét bổ sung:
GV: Cung cấp: Có rất nhiều kiểu tương tác giữa
các gen không alen nhưng SGK chỉ đề cập đến
2 kiểu tương tác là: tương tác bổ trợ và tương
tác cộng gộp.
+ Trong thực tế hiện tượng tương tác gen là phổ
biến, hiện tượng 1 gen quy định 1 tính trạng
theo MenDen là rất hiếm.
GV: yêu cầu HS nghiên cứu mục I.1 SGK →
Thảo luận:

+Tóm tắt thí nghiệm bằng sơ đồ lai?
+ Có mấy tính trạng đang xét?
GV: Qua thí nghiệm em có nhận xét gì? (số kiểu
tổ hợp, số cặp gen quy định cặp tính trạng
đang xét)
+ Nhận xét sự phân li kiểu hình F
2
, so sánh với
kết quả lai hai tính trạng của MenDen?
HS: trả lời.
GV: Nhận xét, bổ sung:
→ Tỷ lệ 9 : 7 = 16 tổ hợp → do 2 cặp gen quy
đinh 1 cặp tính trạng.
→ Giống: số kiểu tổ hợp, số và tỷ lệ KG.
→ Khác tỷ lệ phân li KH ở F2.
GV: Với 16 tổ hợp giao tử mà chỉ có 2 kiểu hình
với tỉ lệ khác tỉ lệ của Menđen chứng tỏ tính
trạng màu hoa do mấy cặp gen qui định?
- Tương tác gen không alen là sự tác động qua lại
giữa các gen không alen cùng quy định một
kiểu hình.
2. Các kiểu tương tác:
2. 1. Tương tác bổ sung:
a) Thí nghiệm:
Tiến hành lai thuận nghịch giữa 2 thứ đậu thơm
đều thu được kết quả:
Ptc: Hoa trắng X Hoa trắng
F1: 100% cây hoa đỏ
F1 x F1: F2: 9 hoa đỏ : 7 hoa trắng
b) Nhận xét:

- F
2
có: 9 + 7 = 16 kiểu tổ hợp. Mà F
2
sinh ra do
F1 tự thụ nên số loại giao tử đực và cái phải
bằng nhau. Suy ra 16 = 4 x 4 ↔ F
1
cho 4 loại
giao tử → F
1
chứa 2 cặp gen dị hợp (Trong
khi chỉ chi phối sự biểu hiện của một tính
trạng) → xảy ra hiện tượng 2 gen tương tác
chi phối sự biểu hiện của màu sắc hoa.
50
Hoạt động của GV và HS Nội dung
GV: Viết sơ đồ lai từ F1

F2 kiểu gen.
HS: trả lời
GV nhận xét, bổ sung, hướng dẫn HS viết sơ đồ
lai.
GV: Hãy giải thích sự hình thành tính trạng màu
hoa trong thí nghiệm?
HS: trả lời
GV: Đưa ra sơ đồ giải tích cơ sở sinh hoá để HS
hiểu rõ về tương tác bổ sung:
Gen A Gen B
Enzim A Enzim B

Chất A (trắng) Chất B (trắng)


Sản phẩm P (Đỏ)

GV: cung cấp: Ngoài tỷ lệ 9 : 7 tương tác bổ
sung còn gặp các tỷ lệ khác như:
9 : 3 : 3 : 1 ; 9 : 6 : 1
Ví dụ:
- Sự di truyền tính trạng mào gà:
9 hồ đào : 3 hoa hồng : 3 hạt đậu : 1 hình lá
- Sự di truyền tính trạng hình dạng quả bí:
c) Sơ đồ lai và giải thích:
Quy ước:
A, a, B, b quy định màu sắc hoa đậu thơm.
SĐL từ F
1
→ F
2
:
F1 x F1: AaBb AaBb
G: AB : Ab : aB : ab x AB : Ab : aB : ab
F2: 1AABB : 2AABb : 2AaBB : 4AaBb :
1Aabb : 2Aabb : 1aaBB : 2aaBb : 1aabb
TLKG: 9A-B- : 3A-bb: 3aaB- : 1aabb
TLKH: 9 hoa đỏ : 7 hoa trắng
Kết hợp tỉ lệ kiểu gen với tỉ lệ kiểu hình thu
được, ta thấy:
- Kiểu gen mang ít nhất 2 alen trội không alen
quy định hoa đỏ (A-B-).

- Kiểu gen không có mặt đồng thời 2 alen trội
không alen sẽ cho hoa màu trắng.
Do Ptc hoa trắng nên có thể có kiểu gen:
AAbb hoặc aaBB hoặc aabb.
Trong đó để cho F1 hoa đỏ (A-B-) chỉ có 1
trường hợp P đúng là: Aabb x aaBB
Sơ đồ lai từ P → F1
Ptc: AAbb x aaBB
G: Ab aB
F1: AaBb
d) Kết luận :
- Các gen trội không alen khi đứng trong cùng
một kiểu gen thì tác động hỗ trợ nhau hình
thành nên kiểu hình mới.
51
Hoạt động của GV và HS Nội dung
9 quả dẹt : 6 quả tròn : 1 quả dài
GV: Cung cấp ví dụ về màu hạt lúa mì cho
HS và hướng dẫn HS phân tích ví dụ:
GV: Em có nhận xét gì về kết quả F
2
Gợi ý: Biện luận tương tự như ở tương tác bổ
sung.
HS: Trả lời
GV: Có thể giải thích kết quả thí nghiệm này như
thế nào?
HS: Trả lời
GV: Có thể sử dụng sơ đồ lai như ở tương tác
bổ sung
2.2. Tương tác cộng gộp:

a) Ví dụ:
Khi đem lai 2 thứ lúa mì thuần chủng hạt đỏ đậm
và hạt trắng thì ở F2 thu được 15 hạt đỏ và 1
hạt trắng.
Ptc: Lúa mì hạt đỏ x lúa mì hạt trắng
F1: 100% lúa mì hạt đỏ x F
1
F2: 15 lúa mì hạt đỏ : 1 lúa mì hạt trắng
Các cây hạt đỏ F
2
không đỏ như nhau mà biến
thiên từ hồng đến đỏ.
b) Nhận xét:
- F2 có 15 + 1 = 16 tổ hợp. Mà F
2
sinh ra do F
1
tự
thụ nên số loại giao tử đực và cái phải bằng
nhau. Suy ra 16 = 4 x 4 ↔ F
1
cho 4 loại giao
tử → F
1
chứa 2 cặp gen dị hợp (Trong khi chỉ
chi phối sự biểu hiện của tính trạng màu sắc
hạt) → xảy ra hiện tượng 2 gen tương tác, chi
phối sự biểu hiện của màu sắc hạt.
c) Sơ đồ lai và giải thích:
Quy ước:

A, a, B, b quy định màu sắc hoa đậu thơm.
SĐL từ F
1
→ F
2
:
F1 x F1: AaBb AaBb
G: AB : Ab : aB : ab x AB : Ab : aB : ab
F2: 1AABB : 2AABb : 2AaBB : 4AaBb : 1Aabb
: 2Aabb : 1aaBB : 2aaBb : 1aabb
TLKG: 9A-B- : 3A-bb: 3aaB- : 1aabb
TLKH: 15 đỏ : 1 trắng
Kết hợp tỉ lệ kiểu gen với tỉ lệ kiểu hình thu
được, ta thấy:
- Các kiểu gen A-B-; A-bb; aaB- quy định màu
hạt đỏ. aabb quy định màu hạt trắng.
Có sự tác động cộng gộp của 2 gen trội không
alen (A và B) quy định màu sắc hạt lúa mì.
Kiểu gen chứa càng nhiều gen trội thì hạt
màu càng đỏ. Kiểu gen không chứa gen trội
nào hạt màu trắng.
Đỏ thuần chủng có các kiểu gen: AABB, AAbb,
aaBB. Trắng thuần chủng có kiểu gen: aabb
Để F1 dị hợp 2 cặp gen thì kiểu gen của Ptc là:
52
Hoạt động của GV và HS Nội dung
GV: + Những tính trạng loại nào (số lượng hay
chất lượng) thường do nhiều gen quy định?
Cho VD? Nhận xét ảnh hưởng của môi trường
sống đối với nhóm tính trạng này?

+Ứng dụng trong chăn nuôi, trồng trọt?
→ Tính trạng số lượng. Vd: sản lượng sữa, khối
lượng gia súc, gia cầm, số lượng trứng gà…
Kết luận:
Theo sự biến đổi tỷ lệ KH của F2 trong phép lai 2
tính của Menđen giúp ta nhận biết kiểu tương
tác gen.
Hoạt động 2: Tìm hiểu tác động đa hiệu gen
GV: Yêu cầu HS nghiên cứu SGK và cho biết:

+ Thế nào là tác động đa hiệu của gen? VD
minh hoạ?
+ Tại sao chỉ thay đổi 1 Nu trong gen lại có
thể gây ra nhiều rối loạn bệnh lí đến thế?
GV: Cung cấp: Trong thực tế hiện tượng 1 gen
qui định nhiều tính trạng là phổ biến.
SĐL từ P → F1
Ptc: AABB x aabb
G: AB ab
F1: AaBb
- Tính trạng số lượng thường do nhiều gen quy
định và chịu ảnh hưởng nhiều của môi
trường.
II. Gen đa hiệu:
- Khái niệm: Một gen có thể tác động đến sự
biểu hiện của nhiều tính trạng khác nhau:
- Ví dụ 1: gen HbA ở người → chuỗi β -
hêmôglobin bình thường gồm 146 axit amin.
Gen HbS cũng qui định tổng hợp chuỗi β -
hêmôglobin gồm 146 axit amin nhưng chỉ

khác ở 1 vị tí của axit amin số 6 (Axit
glutamic thay bằng Valin) → gây hậu quả
làm biến đổi hồng cầu hình đĩa thành hồng
cầu hình liềm →Xuất hiện 1 loạt rối loạn
bệnh lí trong cơ thể.
Ví dụ 2: Ở ruồi giấm: Gen qui định cánh dài,
đồng thời qui định đốt thân dài, lông mềm, cơ
quan sinh dục bình thường,
Gen qui định cánh ngắn đồng thời qui định đốt
thân ngắn, lông cứng, cơ quan sinh dục bị
biến dạng,
+ Ở Đậu Hà Lan: Thứ hoa tím, thì hạt có màu
nâu, nách lá có chấm đen,
4. Củng cố
- Tương tác gen đa hiệu có phủ nhận học thuyết của Menđen không? Tại sao?
53
- Cách nhận biết tương tác gen: lai 1 cặp tính trạng mà cho tỷ lệ kiểu hình ở con lai bằng hoặc
biến dạng của 9 : 3 : 3 : 1, tổng số kiểu tổ hợp là 16.
5. Dặn dò:
- Đọc phần in nghiêng cuối bài. Trả lời câu hỏi và làm bài tập SGK.
- Chuẩn bị nội dung bài mới.
54

×