Tải bản đầy đủ (.docx) (33 trang)

Báo cáo thực tập công nghiệp nhà máy điện tử công nghệ cao Hanel

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.66 MB, 33 trang )

A. LỜI NÓI ĐẦU
Trong khoảng thời gian 3 tháng của đợt thực tập công nghiệp tại nhà máy Sản
xuất điện tử_công nghệ cao Hanel đã: giúp cho chúng em bước đầu làm quen với
môi trường làm việc và hoạt đông của một nhà máy trong lĩnh vực điện tử viễn thông.
Nhiệm vụ được Khoa_ Viện phân công tìm hiểu tại nhà máy là: Tìm hiểu về dây
chuyền hàn mạch SMT và dây chuyền lắp ráp máy tính SKD (cụ thể là tìm hiểu về
nguyên lý hoạt động của dây chuyền và chi tiết về thiết bị trong dây chuyền).Tìm hiểu
các vị trí công việc mà khi ra trường sinh viên có thể xin vào làm tại nhà máy. Yêu cầu
của nhà tuyển dụng đối với mỗi vị trí công việc đó bao gồm yêu cầu về kiến thức
chuyên môn và yêu cầu về kỹ năng mềm… So sánh, đối chiếu kiến thức lý thuyết
được trang bị với thực tế tại nhà máy. Tại trung tâm thực hành Điện tử Viễn thông:
em và các bạn đã được hướng dẫn tìm hiểu chi tiết một trong những loại phần mềm
thiết kế mạch điện tử mạnh nhất, phổ biến nhất hiện nay là Orcad, được hướng dẫn
thiết kế mạch điện tử thông qua các ví dụ cụ thể (cả mạch nguyên lí và mạch in) được
hướng dẫn tìm hiểu ngôn ngữ Verilog…Từ đó giúp chúng em biết cách vận dụng kiến
thức đã học để thao tác nghề nghiệp.Qua đợt thực tập bản thân em đã có cái nhìn thực
tế hơn về cơ hội nghề nghiệp và công việc mình sẽ làm trong tương lai, giúp cho em có
động lực học tập và nghiên cứu khoa học.
Tuy nhiên trong quá trình thực tập em và các bạn đã vấp phải một số khó khăn nhất
định như sau: Nhà máy sản xuất điện tử công nghệ cao Hanel được cử đi thực tập gần
như đã đóng cửa, chỉ còn hoạt động cầm chừng nên sinh viên chúng em không được
tận mắt chứng kiến và trực tiếp thao tác trên đây chuyền lắp ráp máy tính SKD, dây
chuyền SMT thì cũng hoạt động không thường xuyên nên việc quan sát, nghiên cứu và
trải nghiệm thực tiễn còn có một số hạn chế. Tại trung tâm thực hành điện tử viễn
thông: điều kiện cơ sở vật chất của trung tâm còn chưa được tốt, chưa đủ đáp ứng nhu
cầu học tập và làm việc của sinh viên (nếu sinh viên đi đầy đủ thì phòng lab sẽ không
đủ sức chứa, trong thời gian đầu các thầy cô giáo được phân công giám sát quá trình
thực tập còn buông lỏng trong quản lí và kiểm tra)…
ĐỖ VĂN QUÂN-CNĐTVT2-K55 1
Nhưng với sự tận tình giúp đỡ , chỉ đạo của thầy Nguyễn Hoàng Dũng, các thầy
cô được phân công giám sát, các anh, chị đang học tập nghiên cứu tại phòng lab


B4, chú Minh, anh Tuấn cùng các anh chị kỹ sư vận hành dây chuyền SMT khác
bên nhà máy sản xuất điện tử _ công nghệ cao Hanel đã giúp em hoàn thành đợt thực
tập và đã đạt được một số kết quả nhất định: đã biết cách thiết kế và làm ra được một
mạch điện tử đơn giản, nắm được nguyên lý hoạt động của dây chuyền SMT, dây
chuyền lắp ráp máy tính SKD, cũng như xác vị trí vai trò công việc của mình có thể
làm khi ra trường. Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của thầy, cô cũng như các anh
chị!
ĐỖ VĂN QUÂN-CNĐTVT2-K55 2
B. NỘI DUNG
Chương 1: Giới thiệu chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của đơn vị tiếp nhận
1.1 Nhà máy sản xuất điện tử công nghệ cao Hanel
1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của nhà máy sản xuất điện tử công nghệ cao
Hanel
Ngày 10/5/2010, Liên danh Công ty Điện tử Hà nội (HANEL) - Tập đoàn Công
nghệ CMC(CMC) chính thức khởi công xây dựng Tổ hợp nhà máy sản xuất điện tử_
công nghệ cao Hanel –CMC.
Tổ hợp nhà máy sản xuất điện tử công nghệ cao được triển khai xây dựng trên diện tích
6.572m
²
, tổng diện tích sàn là 13.144m² thuộc Khu công nghiệp Sài Đồng B, Long
Biên, Hà Nội. Nhà máy sản xuất điện tử công nghệ cao HANEL-CMC được đầu tư
đồng bộ, hiện đại với dây chuyền sản xuất tiên tiến với mục tiêu sản xuất ra những sản
phẩm điện tử công nghệ cao, hiện đại, chất lượng tốt như: máy tính xách tay 3G, điện
thoại di động thế hệ mới …với năng suất dự kiến 2 triệu sản phẩm/năm, đáp ứng được
yêu cầu ngày càng cao của người dân, góp phần vào sự phát triển của ngành công
nghiệp điện tử của thành phố và sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Lý do nhà máy được xây dựng tại đây vì Khu công nghiệp Sài Đồng B hiện nay có
tổng diện tích là 48 ha thuộc quận Long Biên thành phố Hà Nội rất thuận lợi cho giao
thông đường bộ, đường sông, đường sắt và đường không, nối liền tam giác kinh tế Hà
Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh, có 23 doanh nghiệp trong và ngoài nước tham gia với

tổng số vốn đầu tư lên tới 411 triệu USD.Đây là khu công nghiệp điện tử đồng bộ hiện
đại ở phía Bắc Việt Nam. Nhà máy sẽ được trang bị một dây chuyền tự động hàn dán
linh kiện SMT vào loại hiện đại, hai dây chuyền lắp ráp tivi dạng CKD và SKD tiên
tiến, một trung tâm thiết kế hiện đại cho phép tự thiết kế và chế tạo được các sản phẩm
kỹ thuật số công nghệ cao như thiết bị thu số, thiết bị máy tính, thiết bị viễn thông số
ĐỖ VĂN QUÂN-CNĐTVT2-K55 3
tương đương với trình độ sản xuất ở các nước tiên tiến trên thế giới. Đây là dự án thứ
hai nằm trong cụm công nghiệp trọng điểm của HaNel được triển khai và là dự án có
quy mô đầu tư lớn, với tổng vốn trên 103 tỉ đồng. Dự kiến sau 6 tháng xây dựng, vào
quý II/2002, nhà máy sẽ đưa ra thị trường mỗi năm 200.000 cái máy thu hình màu hiện
đại các loại màn hình lớn, màn hình phẳng, nhiều tính năng công nghệ cao, các loại
thiết bị điện tử kỹ thuật số công nghệ cao, các loại thiết bị gia dụng “thông minh“ ứng
dụng kỹ thuật số
1.1.2 Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của nhà máy
a. Chức năng, nhiệm vụ .
Địa chỉ: Khu CN Sài Đồng B, Long Biên,
Hà Nội
Tel: (04) 3852 2102 / 3852 4555
Fax: (04) 3852 5770
Lĩnh vực hoạt động: Sản xuất, lắp ráp, mua bán, sửa chữa thiết bị, linh kiện điện tử,
tin học viễn thông.Tư vấn chuyển giao công nghệ trong linh vực điện tử công nghệ
cao. Mua bán vật tư, máy móc thiết bị cho các ngành công nghiệp, điện tử tin học, viễn
thông, điện lạnh, điện gia dụng, hàng kim khí…Sản xuất, mua bán, sửa chữa, lắp ráp,
bảo hành, bảo trì các sản phẩm điện lạnh.
Tên giao dịch: Hanel High-technology Electronics Manufacture joint stock company -
Tên viết tắt: Hanel Hi-tech., JSC - Địa chỉ: Khu Công nghiệp Sài Đồng B, Long Biên,
Hà Nội - Ngành nghề kinh doanh: Sản xuất, lắp ráp, mua bán, sửa chữa thiết bị, linh
kiện điện tử, tin học, viễn thông; Tư vấn chuyển giao công nghệ trong CNC.
Tuy nhiên trong do trong quá trình hoạt động ban lãnh đạo công ty đã có một số
bước đi sai lầm, không nắm bắt kịp thời xu hướng của thị trường cũng như tiến bộ

khoa học kỹ thuật của thế giới nên công ty đã tạm thời ngừng hoạt động (nói cách khác
là chỉ hoạt động cầm chừng) gần 3 năm nay.
b. Cơ cấu tổ chức.
Sơ đồ tổ chức của công ty:
ĐỖ VĂN QUÂN-CNĐTVT2-K55 4
1.2 Trung tâm thực hành Điện tử _Viễn thông.
Tên Trung tâm: TRUNG TÂM ĐÀO TẠO THỰC HÀNH ĐIỆN TỬ - TIN HỌC -
VIỄN THÔNG
Địa chỉ liên lạc: Khu liên hiệp thực hành công nghệ, 58 Lê Thanh Nghị, Hai Bà Trưng,
Hà Nội.
Điện thoại: (04) 38694815
Email:
ĐỖ VĂN QUÂN-CNĐTVT2-K55 5
GIÁM ĐỐC
CÁC PHÓ GIÁM
ĐỐC
Phòng
HCTH
Phòng
Kế toán
Phòng
Vật tư kho
Phòng Công nghệ
QLCL&ISO
Phòng
Máy cắm
PX SKD
PX CKD
PX Máy tính
Buổi ban đầu, Trung tâm đào tạo thực hành ĐT-TH-VT được gọi là Xưởng vô

tuyến điện. Xưởng vô tuyến điện được thành lập trong khoa Điện tử - Viễn thông vào
năm 1966. Trải qua những năm tháng kháng chiến hào hùng, cán bộ công nhân viên
của Xưởng đã sát cánh cùng với các cán bộ của khoa và Trường tham gia kháng chiến,
tiêu biểu là chiến dịch phòng không nên nóc nhà A1, A2, A3. Trong những năm đổi
mới, cán bộ Trung tâm không ngừng nỗ lực cải tiến, thêm mới các nội dung thực hành
Trường ta đang trong quá trình đổi mới, vươn lên thành trường đại học ngang tầm
trong khu vực và trên thế giới đảm bảo trình độ quốc tế, cơ cấu khoa thay đổi, chuyển
thành Viện đào tạo. Cán bộ công nhân viên trong Trung tâm nhận thức được tầm quan
trọng của quá trình đổi mới, tầm nhìn chiến lược của ban giám hiệu trong quá trình đổi
mới, nhận thức được vị trí quan trọng của đào tạo thực hành trong công tác đào tạo
sinh viên, quyết tâm xây dựng Trung tâm thành Trung tâm thực hành hiện đại, cung
cấp các kỹ năng thực hành cập nhật trên thế giới cho sinh viên. Ngoài ra còn là điểm
nghiên cứu chuyển giao công nghệ hiệu quả trong trường.
Lãnh đạo Trung tâm
Trưởng bộ môn/Trung tâm: TS. Nguyễn Hữu Trung
Phó bộ môn/Trung tâm: ThS. Dương Thanh Phương
Phó bộ môn/Trung tâm: TS. Nguyễn Hoàng Dũng
Tổ trưởng Công đoàn: ThS. Vũ Hồng Vinh
Cơ sở vật chất
1. Phòng thực hành Điện tử cơ bản
2. Phòng thực hành thiết kế mạch in
3. Phòng thực hành CAD
4. Phòng thực hành Điện tử tương tự
5. Phòng thực hành kỹ thuật số
ĐỖ VĂN QUÂN-CNĐTVT2-K55 6
6. Phòng thực hành kỹ thuật viễn thông
7. Phòng thực hành công nghệ chuyển mạch
8. Phòng thực hành điện tử dân dụng
9. Phòng thực hành thiết kế hệ thống nhúng
10. Phòng thực hành công nghệ DSP/FPGA

Chương 2: Nội dung thực tập
I. Quá trình thực tập tại nhà máy sản xuất điện tử công nghệ cao Hanel.
1.1 Dây chuyền hàn mạch SMT
1.1.1 Giới thiệu về công nghệ SMT
Nếu các bộ phận trên cơ thể người được nối với nhau bởi hệ thống mạch máu và
thần kinh,thì trong một sản phẩm điện tử, các linh kiện cũng được kết nối với nhau nhờ
các vi mạch trên bo mạch. Những năm 1950, người ta dùng công nghệ xuyên lỗ để lắp
ráp linh kiện điện tử lên một bo mạch. Theo đó, bề mặt bo mạch được khoan lỗ. Linh
kiện điện tử có chân được cắm xuyên qua lỗ, bẻ gấp chân vào và hàn lại ở mặt bên kia,
có thể thực hiện hoàn toàn thủ công hoặc dùng cánh tay robot giả lập thao tác con
người.
Đến thập niên 1980, xuyên lỗ vẫn là công nghệ phổ biến trong lắp ráp điện tử
nhưng tồn tại một số nhược điểm sau:
 Kích thước và hình dạng linh kiện khác nhau nên quy trình cắm cần trật tự cố
định, đòi hỏi công nhân phải giàu kinh nghiệm.
 Chân linh kiện bẻ gấp tạo mối nối tốt nhưng khó tháo ráp.
 Mối hàn khá to, nếu khoảng cách giữa các mối hàn quá gần dễ bị dính nhau,
ngược lại thì bo mạch trở nên to và đắt tiền.

ĐỖ VĂN QUÂN-CNĐTVT2-K55 7
Để đáp ứng yêu cầu đặt ra cho bo mạch thế hệ mới là: càng nhỏ, càng rẻ và càng
tốt, từ sau năm 1980, công nghệ dán bề mặt (SMT - Surface Mount Technology) hay
còn gọi là công nghệ hàn linh kiện bề mặt ra đời, thay thế phương pháp xuyên lỗ và trở
thành xu hướng mới trong lắp ráp linh kiện điện tử.
SMT là công nghệ lắp ráp linh kiện điện tử bằng cách dán trực tiếp linh kiện lên
bề mặt bo mạch mà không cần khoan lỗ.
Linh kiện dùng cho công nghệ SMT gọi là linh kiện dán - SMD (Surface Mount
Device). Bất cứ linh kiện xuyên lỗ nào cũng có linh kiện dán tương ứng. SMD nhỏ và
nhẹ, cố định lên bo mạch bằng một chấm kem hàn rất nhỏ, cho phép tăng mật độ và độ
phức tạp của các vi mạch trên bo mạch nhiều lần. Khi thế hệ linh kiện điện tử to cũ bị

thay thế bởi những con chip chỉ nhỏ bằng 1/10 hạt gạo thì công nghệ SMT cũng “soán
ngôi” công nghệ xuyên lỗ nhờ tính năng ưu việt của nó:
 Ưu điểm đầu tiên, dễ thấy nhất của SMT là không cần khoan lỗ bo mạch.

 Quá trình tự động hóa cao, có thể tự hiệu chỉnh những lỗi nhỏ gặp phải.

 Có thể gắn linh kiện lên cả hai mặt bo mạch.

 Bền hơn so với xuyên lỗ, đặc biệt trong điều kiện bị rung, lắc, va đập với cường
độ không quá cao.

 Giá linh kiện dán rẻ hơn linh kiện xuyên lỗ.

 Năng suất cao và rất linh động khi thay đổi model bo mạch.

 Ưu điểm lớn nhất của SMT vẫn là chế tạo được bo mạch nhỏ gọn với cấu trúc vi
mạch phức tạp. Tuy nhiên, đây cũng là nhược điểm bởi bo mạch quá nhỏ nên
khó thao tác hơn.
ĐỖ VĂN QUÂN-CNĐTVT2-K55 8
Nhờ điều khiển, xử lý bằng máy tính hiện đại, các máy SMT ngày nay đảm bảo quá
trình tự động hóa cao, sai sót cực nhỏ, giảm chi phí lao động và tăng năng suất đáng
kể. Kích thước và trọng lượng bo mạch nhỏ hơn từ 2 đến 5 lần so với loại xuyên lỗ, và
giảm từ ¼ đến hơn một nửa chi phí vật liệu. Mặt khác, nếu so sánh năng suất của một
máy xuyên lỗ tự động là 12.000 linh kiện/giờ và một máy SMT gia công trên 42.000
linh kiện/giờ với sự chính xác gần như tuyệt đối, có thể hình dung SMT như một công
nghệ “hái ra tiền”.
Một số ít trường hợp vẫn cần đến phương pháp xuyên lỗ, chủ yếu dùng cho linh
kiện kích thước lớn, thường xuyên chịu áp lực cơ học, có điện áp cao, cần tháo lắp liên
tục…Tùy thiết kế bo mạch, người ta có thể chọn lựa giữa xuyên lỗ và SMT, hoặc kết
hợp cả hai phương pháp.

1.1.2 Sơ lược về quy trình công nghệ SMT

Nhìn chung, quá trình dán linh kiện lên bo mạch bằng công nghệ SMT gồm 4 bước cơ
bản:

1. Quét kem hàn (Solder Paste) lên bề mặt bo mạch ở vị trí cần gắn linh kiện. Kem hàn
quét qua lỗ của một mặt nạ kim loại (metal mask hoặc stencil) được đặt trên bo mạch
để tránh dính vào nơi không mong muốn (lỗ trên mặt nạ kim loại được đục thủng ở
ngay vị trí cần dán của bo mạch). Kem hàn có dạng bột nhão, tính bám dính cao, thành
phần thay đổi tùy công nghệ và đối tượng hàn. Sau đó, bo mạch được chuyển sang máy
gắn linh kiện.

2. Gắn linh kiện. Máy gắn linh kiện tự động gỡ linh kiện từ băng chuyền hoặc khay và
đặt vào vị trí tương ứng đã được quét kem hàn. Sau khi sấy khô nhanh kem hàn bằng
nhiệt hoặc tia UV, bo mạch được lật mặt và quá trình gắn lặp lại. Khi hoàn tất cả hai
mặt, bo mạch chuyển sang lò sấy. Công nghệ SMT mới còn cho phép gắn linh kiện
ĐỖ VĂN QUÂN-CNĐTVT2-K55 9
cùng lúc cả hai mặt

3. Gia nhiệt. Tại lò sấy, bo mạch đi qua các khu vực với nhiệt độ tăng dần để linh kiện
có thể thích ứng. Ở nhiệt độ đủ lớn, kem hàn nóng chảy, dán chặt linh kiện lên bo
mạch. Bo mạch sau đó được rửa bằng một số hóa chất, dung môi và nước để làm sạch
vật liệu hàn rồi dùng khí nén làm khô nhanh.

4. Kiểm tra và sửa lỗi sản phẩm.

Khó khăn khi ứng dụng vào sản xuất là SMT đòi hỏi sự chính xác tuyệt đối và trình
độ quản lý cao trong quá trình gia công. Đầu tư ban đầu cho máy móc thiết bị cũng
tương đối lớn và mất nhiều thời gian, bởi kích thước linh kiện quá nhỏ, nếu quá trình tự
động hóa không đạt chuẩn sẽ gây sai sót lớn và tốn chi phí.

1.1.3. Cấu tạo, thông số kỹ thuật của các máy trong dây chuyền SMT
a. Cấu tạo.
Dây chuyền hàn mạch SMT tại nhà máy sản xuất điện tử công nghệ cao Hanel bao
gồm các máy sau:
1. Máy chứa và đưa bo mạch vào.
2. Máy in keo hàn DEK 265 Horizon.
3. Máy chấm keo dính linh kiện GDM.
4. Máy đặt linh kiện tốc độ cao HSP 4796L.
5. Máy cắm IC GSM.
6. Máy hàn gia nhiệt XPM 820.
7. Máy kiểm tra quang AOI Vi-5000.
8. Máy sửa chữa X310 IR Rework Station.
9. Hệ thống Feeder.
10. Máy chứa và đưa bo mạch ra.
b. Thông số kỹ thuật.
1. Máy in keo hàn DEK 265 Horizon
 Tương thích với nhiều loại máy đặt linh kiện và bo mạch
 Bo mạch nhỏ nhất 40x50mm, lớn nhất là 510x508mm
 Chiều dầy mạch in 0,2÷6mm
 Tốc độ in có thể đặt trong khoảng 2mm÷150mm/sec
ĐỖ VĂN QUÂN-CNĐTVT2-K55 10
 Áp suất in 0÷20kg
 Lỗ hổng in 0÷6mm
 Phần mềm sử dụng SPC
 CHỨC NĂNG : chức năng của máy này là in keo lên trên bo mạch
điện tử.
 CẤU TẠO:
 một mặt nạ
 một thanh gạt
 thanh gạt và một số bộ phận khác.

Hình 1. Máy in keo hàn DEK 265 Horizon
2. Máy chấm keo linh kiện GDM.
-Máy GDM chủ yếu phục vụ cho việc sản xuất mạch có linh kiện dán ở
cả hai mặt.
 CẤU TẠO:
ĐỖ VĂN QUÂN-CNĐTVT2-K55 11
 Có 1 đầu, 4 vòi chấm, dành cho 4 kiểu chấm khác nhau: 1 chấm
nhỏ(0,25mm); 2 chấm 0 độ (0,41mm); 2 chấm 90 độ(0,41mm);1
chấm lớn(0,41mm)
 Tốc độ chấm 37.000 chấm /1 giờ.
Hình 2. Máy chấm keo linh kiện GDM
3. Máy đặt linh kiện tốc độ cao HSP 4796L
 CẤU TẠO
 16 Đầu đặt
 Mỗi đầu có 5 vòi hút, dành cho 5 loại linh kiện khác nhau.
 Tốc độ đặt 0,1s/1 linh kiện tương đương với ≈ 36.000 linh kiện/ 1giờ
 Độ chính xác đặt 0,007mm
 Hệ thống camera kiểm tra có độ phân giải cao
 Có thể đặt được linh kiện 0603, 0201
 Phần mềm sử dụng là UCT-52
ĐỖ VĂN QUÂN-CNĐTVT2-K55 12
Hình 3. Máy đặt linh kiện tốc độ cao HSP 4796L
4. Máy cắm IC GSM
 CẤU TẠO
 Có thể cắm được các loại linh kiện lớn kích thước <32mm (1,25inch)
 Có 1 đầu cắm và 4 vòi hút
 Khả năng quét của camera là 20inc/giây
 Khung nhìn của camera ≈ 12,7mm x 9,53mm
 Thay đổi vòi hút tự động
 Tự định vị tâm của linh kiện

 Có PTF để đặt linh kiện có đóng gói dạng khay
ĐỖ VĂN QUÂN-CNĐTVT2-K55 13
Hình 4. Máy cắm IC GSM
5. Máy hàn gia nhiệt XPM 820
 CẤU TẠO
 Có 8 vùng nóng và 2 vùng lạnh, chiều dài mỗi vùng là 12inch(305mm)
 Vùng trên và vùng dưới có thể gia nhiệt đồng thời hoặc riêng biệt
 Tương thích với các sản phẩm không chì ( LEAD FREE)
 Quá trình gia nhiệt theo profile định sẵn
 Kích thước của bo mạch là 2,5inch÷18inch
 Sai số điều khiển là ±1°C
ĐỖ VĂN QUÂN-CNĐTVT2-K55 14
Hình 5. Máy hàn gia nhiệt XPM 820
6. Máy kiểm tra quang AOI Vi-5000
 Độ chính xác ±10fm
 Tốc độ kiểm tra 200.000 linh kiện/giờ
 Sai số lặp lại ±1fm
 Kích thước lớn nhất của bo mạch 508mm x 458mm (20x18,3inch)
ĐỖ VĂN QUÂN-CNĐTVT2-K55 15
Hình 6. Máy kiểm tra quang AOI Vi-5000
7. Máy sửa chữa X310 IR Rework Station
 CẤU TẠO
 Đường kính vùng gia nhiệt hồng ngoại từ 4mm đến 70mm. Ứng dụng cho tất cả
các loại SMD, BGA bao gồm cả 0201 và ứng dụng không chì.
 Bộ gá kính hiển vi PDR:
- Tùy chọn : 4-18mm; 10-28mm; 12-35mm; 25-70mm
 Hệ thống gắp linh kiện chính xác, góc quay linh kiện là 360
0
.
 Bàn kẹp làm việc di động kích thước 300 x 250mm có thể tùy chọn

 Máy tính điều khiển với phần mềm phù hợp PDR ThermoActive V3:
- Thiết lập profile nhiệt độ bằng kéo thả.
ĐỖ VĂN QUÂN-CNĐTVT2-K55 16
Hình 7. Máy sửa chữa X310 IR Rework Station
8. Hệ thống Feeder
Đa dạng và phong phú.(băng, cuộn…)
Hình 8. HỆ THỐNG FEEDER
ĐỖ VĂN QUÂN-CNĐTVT2-K55 17
1.2Tìm hiểu riêng về vận hành máy hàn gia nhiệt XPM 820
1.2.1 Màn hình khởi động
- Dòng chữ in đậm được sử dụng cho tên menu và tên các Option.
- Điều này được thực hiện:
 Di chuột đến dòng Menu
 Kích chuột vào dòng chữ Recipe (một menu sẽ xuất hiện)
 Di chuột đến dòng Edit Off –line và kích hoạt chức năng này bằng cách
bâm vào dòng chữ đó.
1.2.1.1 Các biểu tượng chương trình
1.2.1.2 Các biểu tượng trạng thái

- Máy đang làm việc với tham số cài đặt.
- Hẹn giờ máy làm việc.
- Cảnh báo thời gian bảo dưỡng máy.
1.2.2 Menu status
Reset function: dùng để đặt lại một số chức năng của máy như Alarm reset, E_Stop
reset…
Machine status: chứa các tham số máy có thể bật hay tắt.
1.2.3 Menu recipe
1.2.4 Menu log
1.2.5 Menu Setup
ĐỖ VĂN QUÂN-CNĐTVT2-K55 18

Parameter: Khi lựa chọn chức năng này màn hình sẽ xuất hiện biểu tượng cho
phép thay đổi các tham số cài đặt.
Program layout: Sử dụng để tùy chỉnh các phím điều khiển trên cửa sổ chính.
Timer: Định thời gian cho máy làm việc
- Timer OFF: máy luôn có khả năng làm việc.
- Timer ON: nếu thời gian máy tính đạt đến hoặc chưa đạt đến thời điểm
máy sẽ ngắt, máy hàn cũng sẽ được tính là ở trong hay ngoài thời gian
đặt.
Vessel sitting: đặt thời gian cho hệ thống lau băng tải hoạt động.
Maintenance: với chức năng này máy sẽ thông báo công việc bảo dưỡng cần
làm và thời điểm.
1.2.6 Menu Option
Message: người vận hành có thể để lại tin nhắn cho người khác
- Từ menu Option chọn Message.
- Di chuột đến cửa sổ soạn thảo để soạn tin.
- Kích chuột vào nút OK để lưu tin.
- Một clipboard sẽ xuât hiện trên màn hình chính.
1.3 Dây chuyền lắp ráp máy tính SKD
1.3.1 Lưu đồ lắp ráp SKD máy tính Hanel
ĐỖ VĂN QUÂN-CNĐTVT2-K55 19
Vật tư, linh kiện
đã Ktra
Quy trình sản
xuất
Máy mẫu
Tháo, bóc thùng, đưa Case vào dây chuyền sản xuất
Tháo nắp trên, tháo ghá mặt, bắt nguồn vào Case máy tính
Sửa chữa
Bắt ổ cứng HDD, ghá mặt vào Case máy tính
Không đạt

Không đạt
Xử lý
Kho thành phẩm
Lưu đồ kiểm soát quá trình
Không đạt

Đạt
ĐỖ VĂN QUÂN-CNĐTVT2-K55 20
Bắt Main, cắm Ram vào Case máy tính
Cắm các giắc, bó gọn dây
Kiểm tra cấu hình máy, đóng nắp trên
Chạy sấy máy, chạy chương trình PC Doctor
Kiểm tra các chức năng của Case máy tính
Đóng gói các sản phẩm
Kiểm tra xác suất theo quy định chất lượng
Tài liệu kỹ
thuật
Máy mẫuKế hoạch sản
xuất
Lắp máy mẫu_soạn thảo quy trình sản xuất
Kiểm tra sản phẩm lắp thử
Không đạt
Đạt
Không đạt
Đạt
Không đạt
Không đạt
Đạt
Kho thành phẩm
1.3.2 Vị trí, nhiệm vụ, thao tác, yêu cầu của từng công đoạn trong dây chuyền

SKD
1.3.2.1 Bóc Case máy tính đưa vào dây chuyền sản xuất
 Nhiệm vụ:
 Tháo, lấy case máy tính ra khỏi thùng
 Tháo nắp trên của case máy tính đưa vào dây chuyền sản xuất.
 Dụng cụ:
 Găng tay lao động, tuốc nơ vit hơi hoặc điện và kéo cắt.
 An toàn lao động: Chú ý các an toàn về điện.
 Thao tác:
 Nhận case máy từ kho, tháo lấy case máy ra khỏi thùng cát tông.
 Xếp vỏ thùng cát tông lên kệ để chuyển giai đoạn đóng gói.
 Xếp xốp túi bọc máy vào thùng để chuyển công đoạn đóng gói.
ĐỖ VĂN QUÂN-CNĐTVT2-K55 21
Duyệt sản phẩm
Chuẩn bị vật tư theo quy trình kiểm tra
Lắp ráp máy tính theo quy trình
Sửa chữa
Kiểm tra cấu hình
Già hóa sản phẩm
Kiểm tra các chức năng máy tính
Báo cáo ban giám
đốc, sổ theo dõi sản
xuất
Đóng gói sản phẩm
Lưu hồ sơ
Xử lý
Kiểm tra xác suất
Họp xem xét,
lãnh đạo
 Dùng tuốc nơ vít tháo vỏ trên của case.

 Dùng kéo cắt túi dây buộc phụ kiện trong máy.
 Đưa máy vào dây chuyền sản xuất.
Chú ý: tránh làm xây xước vỏ case.
1.3.2.2 Tháo mặt, ghá của case, lắp nguồn vào máy tính
 Nhiệm vụ:
 Tháo mặt case máy tính, tháo ghá bắt ổ CD.
 Lắp nguồn vào case máy tính.
 Thao tác:
 Dùng hai tay bật 2 khóa cài của mặt trước, tháo mặt trước ra khỏi case
đặt sang bên phải của mâm.
 Dùng tuốc nơ vít tháo 3 ghá bắt ổ CD, tháo ghá để ra phía sau của case.
 Đặt nguồn vào vị trí nguồn, bắt 3 vít cố định nguồn vào vỏ case.
1.3.2.3 Bắt ổ cứng HDD, ghá mặt vào case máy tính
 Nhiệm vụ: Lắp ổ cứng HDD, ghá mặt vào case máy tính.
 Thao tác:
 Bắt ghá ổ cứng vào cho ổ cứng, bắt 2 vit bắt ổ cứng.
 Cắm giắc nguồn, cắm giắc dữ liệu cho ổ cứng.
 Bắt định bị ổ cứng vào case bằng 4 vít bắt.
1.3.2.4 Bắt Main, cắm Ram vào case máy tính
 Nhiệm vụ:
 Lắp main vào case máy tính.
 Cắm Ram vào main.
 Thao tác:
 Đặt main vào đúng vị trí bắt của main, bắt 4 vít cố định main vào vỏ
case.
 Cắm Ram: hai tay cầm hai đầu của Ram, cắm Ram vào khe cắm Ram
trên main.
 Căm cáp Power SW.
 Cắm cắp Power LED.
 Cắm cáp HDD LED.

1.3.2.5 Cắm các giắc, bó gọn dây
 Nhiệm vụ:
 Cắm giắc nguồn chính, giắc nguồn 12V cho máy tính.
 Cắm giắc Audio, USB, cắm cáp dữ liệu.
 Bó gọn dây.
 Thao tác:
 Cắm cáp dữ liệu vào đúng vị trí.
 Cắm cáp nguồn chính, nguồn 12V vào main.
 Căm cáp USB, AUDIO vào main.
ĐỖ VĂN QUÂN-CNĐTVT2-K55 22
 Bó gọn khu vực dây nguồn, cáp tín hiệu bằng dây thít.
1.3.2.6 Lắp ghá, mặt vào case máy tính, cài thanh I/O
 Nhiệm vụ:
 Lắp ghá ổ CD vào case máy tính, bắt 3 vit cố định.
 Cài mặt máy tính vào case máy tính.
 Cài thanh I/O của main vào case máy tính.
 Thao tác:
 Cài ghá bắt ổ CD vào case máy tính, đẩy ghá về phía trước, bắt cố định 3
vít ghá ổ CD vào case máy tính.
 Cài mặt máy tính vào case máy tính.
 Cài thanh I/O của main vào case máy tính chú ý cài đúng chiều của
thanh I/O.
1.3.2.7 Lắp ráp đóng nắp trên và chạy máy sấy
 Nhiệm vụ:
 Kiểm tra cấu hình máy.
 Chạy máy sấy ở nhiệt độ từ 40-45 độ C.
 Thao tác:
 Kiểm tra về mặt cơ học xem đã đúng và đủ chưa.
 Cắm cáp màn hình, cáp bàn phím.
 Cắm dây nguồn cho case máy.

 Bật máy kiểm tra cấu hình (chip, Ram, HDD)
 Kiểm tra LED nguồn, LED ổ cứng, LED power SW.
 Dán tem Hanel lên vỏ case, đóng nắp.
 Đặt các case đã đạt lên xe chở case, cắm nguồn cho case. Chuyển case
vào phòng chạy máy sấy, bật máy cho case chạy ở chế độ test.
Chú ý: Chạy máy sấy ở nhiệt độ 40-45 độ C thời gian test từ 1g đồng hồ trở lên.
1.3.2.8 Đóng gói sản phẩm
 Nhiệm vụ: Đóng gói sản phẩm.
 Thao tác:
 Thùng cát tông gập mép dưới, dùng 4 ghim cố định mép thùng,
 Bỏ thùng case máy tinh, thùng màn hình, dây nguồn, đĩa cài main, dây
cáp, bàn phím chuột vào thùng to máy tính theo mẫu.
 Gập mép thùng, dán băng dính cố định.
 Xếp thùng máy thành phẩm lên kệ để máy, nhập kho thành phẩm.
ĐỖ VĂN QUÂN-CNĐTVT2-K55 23
II. Quá trình thực tập tại trung tâm thực hành điện tử viễn thông B4
2.1 Tìm hiểu thiết kế mạch điện tử bằng Orcad
2.1.1 Giới thiệu chung về Orcad
OrCAD là gói phần mềm dùng để tự động hóa thiết kế điện tử. Được dùng chính
trong chế tạo các bản điện tử mạch in để chế tạo mạch in, cũng như để tạo các sơ đồ
điện tử và các chế bản của chúng. Tên gọi OrCAD được tạo ra từ các từ Or egon và
CAD.
Các sản phẩm của chuỗi OrCAD thuộc về công ty Cadence Design Systems. Bản cuối
cùng của OrCAD có khả năng tạo và hỗ trợ cơ sở dữ liệu các vi mạch sẵn có. Cơ sở dữ
liệu có thể được bổ sung bằng cách cài đặt các gói các thành phần sản xuất, như Texas
Instruments.
Trong gói có các module sau:
• Capture — biên tập các sơ đồ nguyên lý,
• Capture CIS Option — điều hành các thư viện Active Parts,
• PSpice Analog Didital — gói của chế bản tương tự-số,

• PSpice Аdvanced Аnalysis — gói của tối ưu tham số,
• PSpice SLPS option — giao diện liên lạc với gói Matlab,
• PCB Designer — biên tập các mạch in,
• SPECCTRA for OrCAD — chương trình của трассировки tương tác và tự
động,
• Signal Explorer — module phân tích sự nguyên vẹn của các tín hiệu và của các
biến dạng giao.
ĐỖ VĂN QUÂN-CNĐTVT2-K55 24
2.2.2 Thiết kế mạch điện thông qua các ví dụ cụ thể
Bộ ghi dịch 4 bít:
Sơ đồ nguyên lý:
Sơ đồ mạch in:
ĐỖ VĂN QUÂN-CNĐTVT2-K55 25

×