Tải bản đầy đủ (.pdf) (67 trang)

Khảo sát hiện trạng ô nhiễm arsenic trong nước bể mặt ở huyện tân châu, chợ mới, thị xã châu đốc, thành phố long xuyên tại tỉnh an giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.03 MB, 67 trang )


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN






LÊ VĂN HÀ






KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG Ô NHIỄM ARSENIC
TRONG NƯỚC BỀ MẶT Ở HUYỆN TÂN CHÂU, CHỢ
MỚI, THỊ XÃ CHÂU ĐỐC, THÀNH PHỐ LONG
XUYÊN TẠI TỈNH AN GIANG




Chuyên ngành: Sinh thái học
Mã ngành: 60 42 60



LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC



NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. PHÙNG THÚY PHƯỢNG





TP. HỒ CHÍ MINH - 2011

Lời cảm ơn


- Chân thành cảm ơn TS. Phùng Thúy Phượng, Trường Đại Học Khoa Học
Tự Nhiên TP. HCM đã tận tình hướng dẫn trong quá trình thực hiện luận
văn;
- Chân thành cảm ơn BS.CKII. Vũ Trọng Thiện, Phó Viện trưởng Viện Vệ
Sinh Y tế Công cộng đã tạo mọi điều kiện thuận lợi trong thời gian thực
hiện luận văn;
- Chân thành cảm ơn Ths. Đặng Ngọ
c Chánh, Trưởng Khoa sức khỏe cộng
đồng - Viện Vệ Sinh Y tế Công cộng, đã động viên, giúp đỡ và tạo mọi
điều kiện thuận lợi trong quá trình thực hiện luận văn;
- Chân thành cảm ơn các Y/BS của Viện Vệ Sinh Y tế Công cộng, là những
người đã hỗ trợ và giúp đỡ trong quá trình thực hiện luận văn;
- Chân thành cảm ơn Bs. Phạm Hồng Dũng, Trưởng Khoa sứ
c khỏe cộng
đồng – Trung Tâm Y Tế Dự Phòng Tỉnh An Giang và các Y/BS trong
khoa, các Y/BS ở địa phương tại nơi lấy mẫu đã giúp đỡ trong các đợt
khảo sát thực địa và lấy mẫu, điều tra hộ gia đình;



Tp. Hồ Chí Minh, ngày 18 tháng 01 năm 2011
Lê Văn Hà


1

MÔÛ ÑAÀU

Tại Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) các khu vực nông nghiệp đã sử
dụng một lượng lớn phân bón, thuốc trừ sâu có chứa arsenic đã góp phần thúc đẩy
phát tán arsenic vào môi trường nước mặt, do đó môi trường có nhiều nguy cơ bị ô
nhiễm. Bên cạnh đó việc người dân khoan giếng tự phát, cùng với việc xây dựng
các khu công nghiệp, nhà máy, xí nghiệp nên nguy cơ ô nhiễm arsenic trong môi
trường nước là đáng quan tâm. Tại khu vực thành thị ngườ
i dân sử dụng nước sạch
từ các nhà máy nước cấp tập trung – có đầu tư quy trình xử lý và kiểm soát chất
lượng nước, chiếm tỷ lệ nhỏ khoảng 25%, phần lớn người dân khu vực nông thôn
sử dụng nước từ lưu vực nước sông Mêkông cho mục đích sinh hoạt và ăn uống khá
phổ biến (chiếm tỷ lệ trên 70%).
Những nghiên cứu gần đây cho thấy dấu hiệ
u ô nhiễm arsenic trong nước
ngầm tại một số tỉnh ở ĐBSCL như Đồng Tháp, An Giang, Tiền Giang, Kiên
Giang, Bến Tre, …rất cao. Kết quả khảo sát của Viện Vệ sinh – Y tế Công cộng
(2002 - 2005) cho thấy một số tỉnh thuộc ảnh hưởng của sông Mêkông đã có dấu
hiệu ô nhiễm arsenic trong nước ngầm. Trên địa bàn tỉnh An Giang trong tổng số
2.699 mẫu khảo sát có 545 mẫu, chiếm 20,18% với hàm lượng arsenic cao hơ
n 10
ppb (Tiêu chuẩn vệ sinh nước ăn uống, ban hành kèm theo Quyết định số:

1329/2002/BYT - QĐ). An Giang là địa phương có tỷ lệ ô nhiễm arsenic cao nhất.
Tại một số Huyện như An Phú, Phú Tân, Tân Châu thuộc tỉnh An Giang và Cao
Lãnh, Tam Nông, Thanh Bình thuộc tỉnh Ðồng Tháp, hàm lượng arsenic trong nước
ngầm của các giếng khoan là từ 830 ppb đến 1070 ppb, cao hơn gấp hàng trăm lần
so với tiêu chuẩn cho phép là 10 ppb. Đặc biệt các xã thuộc huyện An Phú tỉnh An
Giang có 97,30% số giếng điề
u tra bị ô nhiễm arsenic với hàm lượng cao hơn 100
ppb (253 mẫu trên tổng số 260 mẫu khảo sát) mức ô nhiễm nặng và nguy hiểm, kế
đến là huyện Phú Tân và Tân Châu.
2

Kết quả nghiên cứu xác định trường hợp nhiễm độc arsenic do sử dụng nước
ngầm tại huyện Tri Tôn và An Phú đã phát hiện một số trường hợp nhiễm độc
arsenic: có hàm lượng arsenic trong tóc và nước tiểu cao hơn hẳn so với tiêu chuẩn
quy định của Bộ Y Tế, một số đã có biểu hiện của bệnh arsenic ở giai đoạn đầu –
dày sừng lòng bàn tay, bàn chân, tăng giảm s
ắc tố da [13].
Trong khi các nghiên cứu về sự ô nhiễm arsenic trong nước mặt (sông, kênh,
rạch) tại khu vực này chưa được nghiên cứu, đề tài “Khảo sát hiện trạng ô nhiễm
arsenic trong nước bề mặt ở Huyện Tân Châu, Chợ Mới, Thị Xã Châu Đốc, TP.
Long Xuyên tại tỉnh An Giang” được tiến hành để có cơ sở đánh giá mức độ ô
nhiễm ở 4 huyện tại tỉnh An Giang thuộc lưu vực sông Mêkông, cũng nh
ư cảnh báo
sớm những tác hại do ô nhiễm arsenic trong nước mặt tới sức khỏe cộng đồng.
i

MỤC LỤC
Mục lục i,ii
Các chữ viết tắt iii
Danh mục các bảng iv

Danh mục các biểu đồ iv
Danh mục các hình v
MỞ ĐẦU 1
Chương 1 - TỔNG QUAN 3
1.1. Khái quát về arsenic 3
1.1.1. Giới thiệu tổng quan 3
1.1.2. Nguồn gốc ô nhiễm arsenic trong môi trường 5
1.1.3. Ảnh hưởng của nhiễm độc arsenic đến sức khỏe 9
1.1.4. Cơ chế gây độc 13
1.2. Tình hình nhiễm độc arsenic trên Thế Giới và Việt Nam 15
1.2.1. Tình hình nhiễm độc arsenic trên Thế Giới 15
1.2.2. Tình hình nhiễm độc arsenic tại Việt Nam 16
1.3. Một số phương pháp giảm thiểu khả năng nhiễm độc arsenic trong
nước sinh hoạt và ăn uống 18
1.4. Điều kiện tự nhiên – kinh tế
- xã hội tỉnh An Giang 21
1.4.1. Vị trí địa lý và đơn vị hành chính 21
1.4.2. Sông ngòi 23
1.4.3. Khí hậu, thủy văn 23
1.4.4. Tài nguyên đất 24
1.4.5. Dân số 25
1.4.6. Thành tựu kinh tế - xã hội 25
Chương 2 – MỤC TIÊU – NỘI DUNG – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 27
2.1. Mục tiêu 27
2.2. Nội dung 27
ii

2.3. Thời gian nghiên cứu 27
2.4. Địa điểm nghiên cứu 27
2.5. Đối tượng nghiên cứu 27

2.6. Phương pháp nghiên cứu 28
Chương 3 - KẾT QUẢ VÀ BIỆN LUẬN 37
3.1. Kết quả, đánh giá và bản đồ ô nhiễm As trong nước bề mặt (sông,
kênh, rạch) ở 4 huyện Tân Châu, Chợ Mới, TX. Châu Đốc, TP. Long
Xuyên tại tỉnh An Giang 37
3.1.1. Kết quả khảo sát ô nhiễm arsenic theo từng vị trí lấy mẫu 37
3.1.2. Tổng hợp đánh giá ô nhiễm arsenic trong nước bề mặt ở huyện Tân
Châu, Chợ Mới, TX. Châu Đốc, TP. Long Xuyên 53
3.2. Kết quả điều tra tình trạng nhiễm độc arsenic (arsenicosis) tại địa bàn
khảo sát ô nhiễm arsenic 56
3.3. Đề xuất một số giải pháp giảm thiểu ô nhiễm arsenic trong nước sinh
hoạt và ăn uống, bả
o vệ sức khỏe cộng đồng 60
3.3.1. Các giải pháp kinh tế - xã hội 60
3.3.2. Các giải pháp kỹ thuật – xử lý nước ô nhiễm arsenic 61
Chương 4 - KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 62
4.1. Kết luận 62
4.2. Kiến nghị 63
TÀI LIỆU THAM KHẢO 64
PHỤ LỤC


3
CHƯƠNG 1 - TỔNG QUAN

1.1. KHÁI QUÁT VỀ ARSENIC:
1.1.1. Giới thiệu tổng quan:
Arsenic (hay còn gọi là thạch tín) là một hợp chất vô cơ, nếu có lẫn tạp chất
thì màu hơi hồng hoặc vàng. Ở dạng tinh khiết arsenic có màu trắng không mùi, vị
hơi ngọt và rất độc, ít tan trong nước. Arsenic (As) là nguyên tố tự nhiên, có mặt ở

khắp mọi nơi trên trái đất. Là nguyên tố vi lượng cần thiết đối với sự sinh trưởng và
phát triển của động, thự
c vật song tính độc của arsenic rất cao và được xếp vào
nhóm kim loại nặng cực độc. Tác hại của arsenic lên thực vật là giảm quá trình
quang hợp, rụng lá cây. Đối với người và động vật sau khi ăn, uống phải lượng
arsenic vô cơ từ 0,3 – 30 mg sẽ xảy ra nhiễm độc cấp trong vòng từ 30 – 60 phút,
thường dẫn đến tử vong sau vài giờ hoặc sau vài ngày. Nếu được cứu sống vẫn có
thể
để lại các di chứng nặng nề về não, suy tủy, suy thận, tổn thương đa dây thần
kinh ngoại biên. Khi sử dụng lâu dài nguồn nước bị nhiễm arsenic để ăn, uống sẽ có
khả năng nhiễm độc arsenic mãn tính, gây tác hại tới chức năng của nhiều hệ cơ
quan: thần kinh, tim mạch, tiêu hóa, sinh sản. Quá trình phát triển bệnh âm ỉ kéo
dài. Mức độ bệnh phụ thuộc vào liều lượng, thờ
i gian tiếp xúc và độ nhạy cảm của
từng cá thể [7], [24], [32].
Arsenic và vòng tuần hoàn của As:

Phản ứng oxy hóa khử có dạng cơ bản sau:
H
3
As
+3
O
3
+ H
2
O ↔ H
3
As
+5

O
4
+ 2 H
+
+ 2e
-

Trong vỏ trái đất, nồng độ As trung bình khoảng từ 2÷10 mg/kg nằm trong thành
phần của nhiều loại khoáng, quặng như phosphat với khoáng As
2
S
3
, FeAsS,
As
2
O
3
Trong thủy quyển, As thường ở dạng muối arsenat hoặc arsenic. Trong
sinh quyển As ở dạng metyl arsenic do chuyển hóa sinh học. Hợp chất As trong khí
quyển là do các quá trình luyện quặng 50.10
3
tấn/năm, sản xuất năng lượng 5.10
3

tấn/năm, sản xuất ximăng 3,2.10
3
tấn/năm. Các bụi trong khí quyển chứa As và
nồng độ lớn hơn 300 lần so với nồng độ As trong vỏ trái đất. Trên mặt đất, As ở

4

dạng AsO
3
3-
hoặc AsO
4
3-
là do bụi công nghiệp lắng đọng. Nhờ tuần hoàn tự nhiên
do quá trình phong hóa, vận chuyển theo dòng chảy mà khoảng chừng 20.10
3

tấn/năm As được biến đổi chuyển hóa. Hợp chất arsenic As
5+
được khử bằng vi sinh
về As
3+
rồi sau đó được metyl hóa bởi nấm hoặc vi khuẩn. Quá trình metyl hóa của
As
3+
dưới điều kiện môi trường có thể theo nhiều cơ chế khác nhau. Các dimetyl- và
trimetyl arsenic khuếch tán như là chất dễ bay hơi và là chất rất độc đi vào khí
quyển, sẽ được oxy hóa thành các hợp chất As hữu cơ hóa trị +5. Sau đó lại tiếp tục
tham gia vào chu kỳ oxy hóa khử [8].
(CH
3
)
2
As(O)OH
Khí quyển O
2
O

2

(CH
3
)
3
As (CH
3
)
2
AsH
Trimetyl arsenic dimetyl arsenic
Thủy quyển
Chuyển hóa
Hiếu / yếm khí

Vỏ H
x
AsO
4
(3-x)
→ H
x
AsO
3
(3-x)
→ CH
3
As(O)(OH)
2

→ (CH
3
)
2
As(O)OH
trái đất arsenat arsenic metyl arsenic dimetyl arsenic


Vi khuẩn khử Vi khuẩn metyl hóa
Hình 1.1: Các phản ứng của arsenic trong môi trường [8].
Cấu tạo arsenic
[3]
− Nguyên tố nhóm V thuộc hệ thống tuần hoàn Mendeleep.
− Chu kỳ: 4
− Có cấu hình: [Ar] 3d
10
4s
2
4p
3
.
− Số thứ tự nguyên tố: 33
− Ký hiệu: As
− Khối lượng nguyên tử: 74,9216 amu

5
− Nhiệt độ nóng chảy: 817,0
0
C (1090,15 K, 1502,6
0

F)
− Nhiệt độ sôi: 613,0
0
C (886,15 K, 1135,4
0
F)
− Phân loại: Semi-metallic ( bán kim loại )
Ứng dụng:

− Các hợp chất arsenic dùng làm chất diệt nấm, bảo quản gỗ
− Dùng để sản xuất thuốc diệt cỏ, thuốc trừ sâu
− Arsenic có thể dùng để chế tạo hợp kim. Arsenic được thêm vào một số hợp kim
với lượng 0,3 – 0,5% để tăng độ cứng và chịu nhiệt.
− Trong công nghiệp arsenic dùng để tẩy màu xanh do sắt gây ra
− Arsenic cũng được dùng trong sản xuất thuốc nhu
ộm, xà phòng, chế tạo dung
dịch tắm cho cừu, bảo quản da thú,…
− Hợp chất arsenic cũng được làm nhân tố kích thích tăng trưởng ở gia súc, gia
cầm
− Một số hợp chất như Gallium arsenic và Indium arsenic được dùng để sản xuất
vật liệu bán dẫn như các vi mạch điện và transtor…
− Ngoài ra, arsenic còn được dùng làm “chất tìm đường” hay phân tử chỉ thị khi
phương pháp thăm dò hóa học để nhận bi
ết trầm tích khoáng [11].
1.1.2. Nguồn gốc ô nhiễm arsenic trong môi trường
Arsenic tồn tại trong một chu trình kín: Từ các quá trình phong hóa các đá chứa
arsenic, từ các hoạt động của con người sẽ thải một lượng arsenic vào trong môi
trường đất, không khí và nước. Các dạng arsenic trầm tích trong môi trường nước
(dạng hòa tan, hấp thụ lơ lửng), một phần trở lại môi trường đất, không khí, một
phần đi vào các vi sinh vật thủy sinh, đi vào cơ thể con ng

ười. Sự ô nhiễm các đối
tượng môi trường như đất, không khí, sẽ dẫn đến sự ô nhiễm trong môi trường nước
[6].
Ô nhiễm arsenic do quá trình tự nhiên:

Arsenic phát tán vào môi trường tự nhiên do quá trình nhiệt dịch, tạo quặng
sulphur, đa kim, vàng; hoạt động núi lửa; quá trình phong hóa và phân rã các hợp
chất vô cơ và hữu cơ, cũng như đất phát triển trên chúng dẫn đến sự dịch chuyển

6
arsenic vào nguồn nước. Sau đó, arsenic bị hấp thu bởi các hạt sét, các trầm tích
thực vật và cuốn trôi theo phù sa các con sông.
Quá trình xói mòn, phong hóa làm giàu arsenic trong quặng oxyhydroxit sắt sau
đó là những quá trình bù đắp phù sa, trầm tích hóa, dẫn tới hình thành trầm tích
chứa arsenic trong các địa tầng [19].
Người ta xác định nguồn gốc gây ô nhiễm chủ yếu của arsenic đối với môi
trường nước là do quá trình khử hóa, hòa tan các khoáng chất giàu arsenic trong đất
vào nguồn nước ngầm. Do đó, những vùng có nhiều khoáng giàu arsenic thì khả
n
ăng gây ô nhiễm nguồn nước càng cao [10].
Sự tuần hoàn toàn cầu của arsenic cho thấy rằng thiên nhiên đã đưa vào bầu khí
quyển 45.000 tấn/năm. Trong khi nguồn nhân tạo chỉ đưa vào bầu khí quyển 28.000
tấn/năm. Arsenic là nguyên tố dễ bị oxy hóa khử, sự hiện diện và vận chuyển của nó
phụ thuộc vào sự tương tác của các yếu tố địa hóa gồm: Phản ứng oxy hóa khử, pH,
sự hoạ
t động của vi sinh vật, các loại ion khác và sự hòa tan trong nước mặt hay
nước ngầm [11].







7






















Hình 1.2: Sơ đồ tuần hoàn của As trong môi trường [1].
Khí quyển
Nước ngầm
As trong đá, quặng

As
3+
,
As
5+
Thực vật
Động vật
VPH, đất, As
5+

Nước mặt lục
địa, As
5+

Động vật
bám đáy
Con người và
hoạt động nhân
sinh
Sinh vật
dưới nước
Trầm tích
Đá trầm tích
Nước biển
Hoạt động
núi lửa, As

8
Ô nhiễm arsenic do hoạt động nhân sinh:
Quá trình sản xuất arsenic trên thế giới phát triển mạnh vào những năm

1940, năm 1943 sản xuất khoảng 7.000 tấn/năm. Đến khi những thuốc trừ sâu có
chứa arsenic dần dần được thay thế bởi những thuốc trừ sâu khác thì sự sản xuất
arsenic giảm dần, đến năm 1975 trên thế giới có khỏang 60.000 tấn [11].
Nguồn tạo ra arsenic phát sinh chủ yếu từ các quá trình sản xuất nông, công
nghiệp và một s
ố hoạt động khác:
* Trong công nghiệp:
Arsenic xâm nhập vào môi trường qua nguồn nước thải công nghiệp, khí thải, từ
sự lắng đọng không khí xử lý các khoáng arsenic, sự đốt cháy các nhiên liệu hóa
thạch, các chất thải rắn trong công nghiệp…
- Các quá trình xử lý quặng arsenic, chiết xuất arsenic từ các quặng chứa nó,
luyện kim màu Cu, Pb, Zn, Ca, Sb; Chế tạo, sản xuất các hóa chất bảo vệ thực vật.
- Trong kỹ nghệ da, làm rụng lông ở da, x
ử lý các con thú nhồi rơm và bảo
quản các sản phẩm thuộc da.
- Trong kỹ nghệ thủy tinh, một số hợp chất arsenic được dùng để cải tiến chất
lượng sản phẩm [4].
* Trong nông nghiệp:
Arsenic phức hợp được dùng làm chất diệt côn trùng, thuốc diệt cỏ như trioxid
arsenic; các hợp chất muối của arsenic với Pb, Ca, Na: Arsenat natri, arsenat canxi,
arsenat mononatri metan, chất làm khô giúp cho bông vải được thu hoạch dễ dàng
hơn sau khi rụ
ng lá.
Ước lượng trên thế giới khoảng 8.000 tấn arsenic/năm được dùng làm thuốc diệt
cỏ; 12.000 tấn arsenic/năm để làm khô bông vải và 16.000 tấn arsenic/năm để bảo quản
gỗ. Tỷ lệ dùng thuốc sát trùng từ 2 - 4 kg arsenic/ha, hay 6 - 12 kg dimethylarsenic
acid/ha. Một lượng nhỏ arsenic hữu cơ dùng làm thức ăn thêm cho gia súc ở mức 10 -
15 mg/kg arsenic, để thúc đẩy sự tăng trưởng của gà tây và heo [2].




9
* Các quá trình khác:
Quá trình đốt cháy nguyên liệu than bùn, than đá cũng tạo ra một lượng lớn
arsenic trong khí quyển (thông thường 7 - 60 mg/kg có khi đến 200mg/kg).
Tưới nước có chứa hàm lượng arsenic gây ô nhiễm lớn trên những vùng khác
nhau. Sự bốc hơi nước hoặc bùn lắng từ các nhà máy xử lý nước thải có chứa
arsenic cũng phát tán arsenic vào môi trường [11].
1.1.3. Ảnh hưởng của nhiễm độc arsenic đến sức khỏe:

Mặc dù rất độc nhưng trong đông y arsenic (thạch tín) được sử dụng với liều
lượng nhỏ làm thuốc kích thích ăn ngon, kích thích sự trao đổi chất, tác dụng như
thuốc trợ lực, bồi dưỡng (thường sử dụng trong các thành phần thuốc bổ) trị các
bệnh biến ăn, thiếu máu, suy nhược. Trong tây y ghi nhận thạch tín có tác dụng làm
dễ thở trong hen suyễn, do có thể bài tiết qua da nên thạch tín còn đượ
c dùng làm
thành phần trong một số thuốc trị bệnh về da như: Chàm khô, vẩy nến. Khi ngành
hóa hữu cơ phát triển thì thạch tín đã được đưa vào các hợp chất hữu cơ nhằm loại
bớt các tính độc để sử dụng làm thuốc điều trị cho người, trước khi các kháng sinh
được tìm thấy, các hợp chất hữu cơ chứa thạch tín được sử dụng để điều trị
bệnh
giang mai (thuốc Arspheamine), bệnh amid (thuốc Stovrasl hay Carbasone)…[4]
Vào những năm 60 của thế kỷ XX đã có những công trình nghiên cứu dược lý
học về thạch tín cho thấy những tác dụng phụ về lâm sàng và sinh học rất nghiêm
trọng có mối liên hệ giữa ung thư phổi và một vài dạng ung thư khác (bàng quan,
da,…) khi điều trị bằng thạch tín. Dược điển của nhiều nước đã loại trừ thạch tín
trong điều trị [14].
Độc tính của arsenic là khi hấp thụ vào cơ thể nó làm bất hoạt các men (enzyme)
có chứa nhóm chức –SH (Sulphydryl) bằng cách gắn nguyên tố arsenic vào. Khi
uống arsenic vào cơ thể thì nó được hấp thụ rất nhanh nhưng lại thải trừ rất chậm và

không hoàn toàn, một phần được tích tụ lại các bộ phận của cơ thể. Các triệu chứng
thường gặp ở người khi bị nhiễm độc arsenic th
ường xuất hiện rất chậm những tổn
thương về da, thường gặp hiện tượng dày sừng kết hợp với dày da, dày sừng có thể
bắt đầu bằng những hạt sẩn như hạt tấm, hơi nổi gồ lên mặt da tùy theo mức độ

10
bệnh nặng, nhẹ mà số lượng các hạt nhiều hay ít, vị trí tìm thấy ở lòng bàn tay, bàn
chân có tính chất đối xứng hai bên. Đôi khi còn thấy ở những vùng kín như: Lưng,
bụng, cẳng chân,… Các hạt dày sừng tiến triển, lan rộng thành mảng. Da vùng tổn
thương có màu vàng, có kèm theo vết nứt nẻ hoặc “đục lổ sừng” lõm sâu trong vùng
da bị sừng hóa, bệnh nhân cảm thấy đau. Các biểu hiện da đục lổ sừng ch
ỉ thấy
được sau 5 năm đến 12 năm [36]. Việc sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm trong thời
gian dài có thể dẫn tới những ảnh hưởng sức khỏe và nhiều dạng ung thư khác nhau.
Ở dạng hợp chất vô cơ arsenic rất độc nếu sử dụng với liều lượng cao, chỉ 0,06g
arsenic vào cơ thể cũng đủ gây ngộ độc. Ảnh hưởng arsenic lên sức khỏe con ngườ
i
nghiêm trọng nhất là gây nhồi máu cơ tim, thiếu máu cục bộ cơ tim và não, đột biến
gen, sẩy thai…[24], [31]. Trong tự nhiên arsenic thường đi cùng S, hợp chất arsenic
rất độc, được xếp vào nhóm 1. Arsenic được hấp thụ vào cơ thể theo đường hô hấp,
ăn uống hoặc qua da: 75% được thải ra nước tiểu, phần còn lại vào gan, thận, tim,
rồi đến xương, lông, tóc, móng, não. Arsenic gây ung thư da, phổi, xương, làm sai
lệch nhiễm sắc th
ể.
Những triệu chứng biểu hiện đầu tiên thường gặp của nhiễm độc arsenic là tăng
sắc tố trên da với các nốt thâm đen nhỏ, có thể xuất hiện khắp nơi trên cơ thể người,
nhưng đặc trưng nhất là ở những vùng được che kín. Cùng với tăng sắc tố, nhiễm
độc arsenic mạn tính còn có biểu hiện giảm sắc tố. Các nốt giảm sắ
t tố thường xuất

hiện ở ngực, bụng, lưng… Sau khoảng 12 năm có thể chuyển thành ung thư da và
việc tiếp xúc với arsenic ở nồng độ cao trong thời gian từ 20 – 30 năm có thể dẫn
đến ung thư các cơ quan nội tạng [35].

11












Hình 1.3: Các con đường As xâm nhập vào cơ thể con người [21].
Một số nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ, Anh, Trung Quốc chỉ ra rằng
nhiễm độc arsenic qua đường hô hấp và tiêu hóa có thể dẫn đến các tổn thương da
như tăng hoặc giảm sắc tố da, tăng sừng hóa và ung thư da, phổi, bàng quan, thận,
mũi, ruột. Ngoài ra, arsenic còn có thể gây ra các bệnh: To chướng gan, đái tháo
đường, xơ gan. Khi cơ thể
bị nhiễm độc arsenic, tùy theo mức độ và thời gian tiếp
xúc sẽ biểu hiện những triệu chứng với những tác hại khác nhau, chia ra làm 2
trường hợp sau:
Nhiễm độc cấp tính:
[7], [37]
* Qua đường tiêu hóa: Arsenic vô cơ hấp thu tốt qua đường tiêu hóa và hấp thu
kém hơn ở đường hô hấp và rất kém qua da. Khi nuốt arsenic anhydryd hoặc arsenat

chì vào cơ thể (quá 100 mg) sẽ biểu hiện các triệu chứng nhiễm độc như bỏng và
khô miệng, rối loạn tiêu hóa (đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy nhiều và cơ thể bị mất
nước…). Bệnh cũng tương tự như bệnh tả có thể dẫ
n tới tử vong trong vòng từ 12 –
18 giờ. Trường hợp sống sót thì nạn nhân có thể bị viêm da tróc vảy và viêm dây




Ô nhiễm đất
Ô nhiễm không khí
Ô nhiễm nước
Sản xuất và sử
dụng phân bón
Khai thác và chế
biến khoáng sản: Đa
kim
,
than và
d
ầu mỏ
Luyện kim, cơ khí
Nhiệt điện và đốt
than dầu
Giao thông vận tải
Ô nhiễm thực
phẩm
Con người

12

thần kinh ngoại vi. Một tác động đặc trưng khi bị nhiễm độc arsenic dạng hợp chất
vô cơ qua đường miệng là sự xuất hiện các vết màu đen và sáng trên da.
* Qua đường hô hấp: Hít thở không khí có bụi, khói hoặc hơi chứa arsenic
+ Kích ứng đường hô hấp với biểu hiện ho, đau khi hít vào và khó thở.
+ Rối loạn thần kinh như: Nhức đầu, chóng mặt, đau các chi.
+ Hiện tượng tím tái ở
mặt được cho là do tác dụng gây liệt của arsenic đối với các
mao mạch.
+ Các tổn thương ở mắt như viêm da mí mắt, viêm kết mạc .
Nhiễm độc mãn tính:

Nhiễm độc arsenic mãn tính có thể gây ra các tác dụng toàn thân và cục bộ. Các
triệu chứng nhiễm độc arsenic mãn tính xảy ra sau 2 – 8 tuần biểu hiện như sau:
Giai đoạn 1:
+ Tổn thương da, với các biểu hiện ban đỏ, sần và mụn nước, các tổn thương kiểu
loét, nhất là ở các phần da hở, tăng sừng hóa gan bàn tay và bàn chân, nhiễm sắc
(đen da do arsenic), các vân trắng ở móng (gọi là đám vân Mees).
Giai đoạn 2:
+ Tổn th
ương các niêm mạc, như viêm kết – giác mạc, kích ứng đường hô hấp trên,
viêm niêm mạc hô hấp, có thể làm thủng vách ngăn mũi.
+ Rối loạn dạ dày – ruột gồm buồn nôn, nôn, đau bụng, tiêu chảy và táo bón luân
phiên nhau, loét dạ dày.
+ Rối loạn thần kinh có các biểu hiện như viêm dây thần kinh ngoại vi cảm giác –
vận động, có thể đây là biểu hiện duy nhất của nhiễm độc arsenic mãn tính. Có thể
có các biểu hiện khác như tê các đầ
u chi, đau các chi, bước đi khó khăn, suy nhược
cơ (chủ yếu ở các cơ duỗi ngón tay và ngón chân).
+ Nuốt phải hoặc hít phải arsenic trong không khí một cách thường xuyên, liên tiếp
có thể dẫn đến các tổn thương thoái hóa gan, từ đó có thể dẫn tới xơ gan.

+ Tác động đến hệ tim mạch do arsenic có thể tác động tới cơ tim (biểu hiện ở các
rối loạn điện tim).


13
Giai đoạn 3:
+ Ung thư da có thể xảy ra khi tiếp xúc với arsenic như thường xuyên nuốt phải
arsenic trong thời gian dài hoặc da liên tục tiếp xúc với arsenic.
+ Rối loạn toàn thân ở người tiếp xúc với arsenic như làm gầy mòn, chán ăn.
Ngoài các tác dụng toàn thân nói trên, arsenic còn gây ra tác dụng cục bộ trên cơ
thể người tiếp xúc do tính chất ăn da của các hợp chất arsenic, với các triệu chứng
như loét da gây đau đớn ở những v
ị trí tiếp xúc trong một thời gian dài với arsenic
hoặc loét niêm mạc mũi, có thể làm thủng vách ngăn mũi.
Trong môi trường sinh thái, các dạng hợp chất arsenic hóa trị 3 [arsenic (3)] có
độc tính cao hơn dạng hóa trị 5. Tính độc arsenic phụ thuộc vào dạng tồn tại (tức
công thức hóa học hợp chất), trạng thái oxy hóa và độ tan của nó trong môi trường
sinh học. Mức độ độc của arsenic giảm dần theo thứ tự arsenicH3 > arsenic (3) vô
cơ > arsenic (3) hữu cơ
> arsenic (5) vô cơ > arsenic (5) hữu cơ > các hợp chất
arsenicH4. Arsenic (3) độc gấp 10 lần arsenic (5). Môi trường khử là điều kiện
thuận lợi cho nhiều hợp chất arsenic hóa trị 5 chuyển sang hóa trị 3. Trong những
hợp chất acid arsenic thì hợp chất H
3
AsO
3
độc hơn H
3
AsO
4

dưới tác dụng của các
yếu tố oxy hóa trong môi trường thì H
3
AsO
3
có thể chuyển thành dạng H
3
AsO
4
. Thế
oxy hóa khử, độ pH của môi trường và lượng kaloit giàu Fe
3+
… là những yếu tố
quan trọng tác động đến quá trình oxy hóa – khử của các hợp chất arsenic trong tự
nhiên, arsenic có khả năng kết tủa cùng các ion sắt. những yếu tố này có ý nghĩa
làm tăng hay giảm độc tính của các hợp chất arsenic trong môi trường sống [32].
1.1.4. Cơ chế gây độc:
Arsenic thường có mặt trong thuốc trừ sâu, diệt nấm, diệt cỏ dại. Trong số
hợp chất của arsenic thì As
+3
là độc nhất.
Arsenic (3) thể hiện tính độc bằng cách tấn công lên các nhóm –SH của
enzim, làm cản trở hoạt động của enzim.

14
SH O S
[Enzim] + As_O
-
[Enzim] As_O
-

+2OH
-
SH O S

Các enzim sản sinh năng lượng của tế bào trong chu trình của acid citric bị
ảnh hưởng rất lớn. Bởi vì các enzim bị ức chế do tạo phức với As
+3
, dẫn đến quá
trình tạo ra các phân tử ATP bị ngăn cản.
As
+3
ở nồng độ cao còn làm đông tụ các protein do sự tấn công liên kết của nhóm
sulphur bảo toàn các cấu trúc bậc 2 và bậc 3.
CH
2
_OPO
3
2-
phosphat CH
2
_OPO
3
2-
quá trình phụ
H_C_OH H_C_OH ATP
C=O C=O dẫn tới tạo thành
H OPO
3
2-


Glixerandehyd-3-phosphat 1,3- diphosphoglixerin
CH
2
OPO
3
2-

H_C_OH
C=O O
-

O_As = O
O
-

Các chất chống độc arsenic là các chất có nhóm -SH hoạt động mạnh hơn ở
enzim, có khả năng tạo liên kết với As
+3
.
Ví dụ như chất 2,3-dimercaptopropanol: SH_CH2_CH_CH2_OH
SH

Như vậy, arsenic có 3 cơ chế gây độc: Làm đông tụ protein, tạo phức với
coenzim và phá hủy quá trình phospho hóa [3].




15
1.2. TÌNH HÌNH NHIỄM ĐỘC ARSENIC TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM

1.2.1. Tình hình nhiễm độc arsenic trên thế giới:
Hiện nay vấn đề ô nhiễm arsenic trong nguồn nước không còn là vấn đề riêng
của nước nào mà đã trở thành mối quan tâm của toàn thế giới. Tại hội nghị về
arsenic ở Bắc Kinh năm 1999, San Diago (Mỹ) năm 2000 có tới 50 nước tham gia
và đặc biệt là tình hình nhiễm độc arsenic của hàng triệu người do sử dụng nguồn
nước nhiễm arsenic tại Bangladesh đã nói lên tầm quan trọng của vấn đề này [29].
Theo ước tính có khoảng hàng chục triệu người trên thế giới đang sống trong
những môi trường giàu arsenic có nguy cơ đe dọa đến sức khỏe và tính mạng [34].
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), riêng ở Bangladesh ước tính khoảng 80
triệu người có thể bị ảnh hưởng do hàm lượng arsenic rất cao có trong hệ thống
nước ngầm trên toàn lãnh thổ
của nước này và WHO xem đây là “vụ ngộ độc lớn
nhất trong lịch sử loài người”. Đầu tiên, những vết tím xuất hiện trên da những bệnh
nhân bị nhiễm độc. Sau khi loại trừ những nguyên nhân khác, thì người ta bắt đầu
nghi ngờ nguồn nước đã sử dụng. Sau đó việc phân tích các mẫu nước được tiến
hành và chuẩn đoán các triệu chứng gây ra bởi tác nhân arsenic. Nguồn nước mà
bệnh nhân sử
dụng để uống là nước giếng khoan, khai thác từ nước ngầm. Đến năm
1983, khi những trường hợp tổn thương về da được phát hiện thì người ta nhận ra
một thảm họa do nhiễm arsenic. Với thời gian sử dụng nước nhiễm arsenic lâu dài
thì hậu quả của việc nhiễm độc này đối với sức khỏe con người tại Bangladesh đã
hiện ra rất rõ [30], [33].
Từ đầu nhữ
ng năm 80 có nhiều báo cáo về tình trạng nguồn nước đã phát hiện
có chứa arsenic tại nhiều quốc gia trên thế giới như Ấn Độ, Chile, Mỹ, Trung Quốc,
Argentina, Thái Lan,… Cảnh báo các ca bệnh đầu tiên khi các bác sỹ Ấn Độ phát
hiện một số trường hợp tổn thương da do arsenic tại khu vực Tây Bengal, Ấn Độ
năm 1983. Các nghiên cứu tại khu vực Tây Bengal cho thấy có khoảng 5 triệu
người uống nước có chứa arsenic vượ
t quá 0,05 mg/l, trong đó ước khoảng 220.000

người có những dấu hiệu nhiễm độc arsenic. Ngày càng có nhiều quốc gia trên thế
giới phát hiện trong nước uống có hàm lượng arsenic vượt quá tiêu chuẩn của WHO

16
(0,01 mg/l) hay tiêu chuẩn của chính quốc gia đó. Những quốc gia này gồm
Argentina, Australia, Bangladesh, Chile, Trung Quốc, Hungary, Mexico, Peru, Mỹ
và một số quốc gia khu vực Đông Nam Á.
Tại Thái Lan, trong một khảo sát về arsenic trong nước ngầm vào năm 1993 tại
huyện Ronpibonn thuộc tỉnh Thammarat, cho thấy có hơn 90% số mẫu nước có hàm
lượng arsenic vượt hơn tiêu chuẩn 0,05 mg/l (tiêu chuẩn của Thái Lan). Trong một
cuộc điều tra sức khỏe vào tháng 8 năm 2000, người ta đã ước l
ượng được có từ 6
đến 120 người có khả năng đang phát bệnh nhiễm arsenic trong số 24.566 người
phơi nhiễm ở huyện Ronpibonn.
Tại Myanmar, trong một khảo sát từ tháng 3 đến tháng 5 năm 2000 tại khu vực
Thabaung, Laymyethan và Hethada cho thấy có 35% trong số 125 mẫu nước từ các
ống dẫn nước của các giếng, thì có hàm lượng arsenic vượt quá mức là 0,05 mg/l
[14].
Quá trình phát triển công nghiệp, nông nghiệp và đô thị hóa cùng với sự khai
thác nước ngầm một cách không khoa h
ọc và sự phá hủy môi trường tự nhiên là
những yếu tố làm gia tăng mức độ ô nhiễm arsenic trong môi trường. Theo ước tính
hiện nay hàm lượng arsenic trong môi trường không khí trung bình khoảng 0,5
ng/m
3
, ở vùng ô nhiễm là 20 ng/m
3
, khu vực Châu Âu và Bắc Mỹ 2,4 ng/m
3
, Nam

Mỹ 0,9-1,6 ng/m
3
, Nhật Bản 0,3-150 ng/m
3
. Hàm lượng arsenic trong nước mưa ở
khu vực Thái Bình Dương khoảng 0,6 µg/l. Hàm lượng arsenic trong nước biển 3,7
µg/l. Trong nước sông ở Mỹ là 1,5 µg/l, Đức 3,6 µg/l, Thụy điển 10 µg/l, Anh 15
µg/l. Ở Liên Xô trước đây việc đốt than làm nhiên liệu đã thải vào không khí
khoảng 5.000 tấn arsenic mỗi năm [4].
1.2.2. Tình hình nhiễm độc arsenic tại Việt Nam:
Hiện tại ở Việt Nam chưa có nghiên cứu toàn diện về ô nhiễm arsenic. Tuy
nhiên, sau những sự kiện ở Bangladesh thì Trung tâm Nướ
c sạch và Vệ sinh Môi
trường của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và UNICEF Hà Nội đã chủ
động điều tra 1.200 mẫu nước giếng khoan tại Hà Nội và những vùng lân cận thuộc
châu thổ Sông Hồng. Kết quả cuộc điều tra đã báo động mức ô nhiễm arsenic cao ở

17
tầng Holocene của châu thổ Sông Hồng [12]. Kết quả nghiên cứu tại Hà Nội cho
thấy khoảng 15% mẫu nước giếng (chủ yếu là giếng khoan) ở Hà Nội và các vùng
phụ cận có hàm lượng arsenic vượt quá 50 µg/l và 92,2% tất cả các mẫu nước giếng
khoan vượt quá tiêu chuẩn cho phép của Tổ chức Y tế Thế giới. Hà Nội là khu vực
bị ảnh hưởng nhiều nhất, với 34% mẫu nước giếng v
ượt quá mức 50 µg/l và 3,4%
vượt quá mức 100 µg/l [17].
Theo GS. Phạm Hùng Việt (2000) từ tháng 4/1999 - 2/2000 sự biến động arsenic
trong nước ở bãi giếng của các nhà máy nước Hà Nội, các bãi giếng Yên Phụ, Hạ
Đình, Pháp Vân dao động 0,02 – 0,08 mg/l, có thể là biểu hiện nhiễm arsenic. Nhìn
chung mức độ ô nhiễm arsenic trong nước ngầm ở Hà Nội không phân bố đều trên
diện tích và chiều sâu các tầng chứa nước, mà thường tập trung ở một số khu vực có

địa hình thấp và trũng và
đặc biệt là khu công nghiệp tập trung. Về mặt phân vùng ô
nhiễm arsenic thì khu vực Nam Hà Nội bị ô nhiễm nặng hơn các khu vực khác. Các
vùng khác như ngoại thành Hà Nội, Nam Định nước giếng cũng bị nhiễm arsenic ở
mức độ không chấp nhận được. Theo Hồ Vương Bích (2000), mẫu bùn hồ Linh
Đàm ở phía Tây Nam Hà Nội ô nhiễm arsenic lên đến 1,75 lần giá trị giới hạn.
Nước sông ngòi tại Việt Nam cũng bị ô nhiễm arsenic. Hàm l
ượng arsenic trong
nước Sông Hồng ở Hà Nội (2003 - 2005) khoảng 0,011 - 0,022 mg/l, sông Kim
Ngưu và đặc biệt là sông Tô Lịch cũng có biểu hiện ô nhiễm arsenic. Ngoài khu vực
Hà Nội thì một số tỉnh thành phía Bắc hàm lượng arsenic trong nước uống cũng
vượt mức 50 µg/l. Đặc biệt là nước suối ở Bản Phúng (thượng nguồn Sông Mã) bị ô
nhiễm arsenic với hàm lượng từ 430 µg/l đến 1.114 µg/l [20].
Tại khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) cấ
u tạo địa tầng giống
Bangladesh do đó có nguy cơ ô nhiễm arsenic cao. Các nghiên cứu trên 500 giếng
UNICEP ở An Giang cho thấy hơn 1/3 số giếng nhiễm arsenic.
Kết quả điều tra nghiên cứu của Trung tâm Ðịa chất Khoáng sản biển và Ðại học
khoa học tự nhiên ÐHQG Hà Nội (2005) cho thấy nước biển ven bờ Việt Nam cũng
có biểu hiện ô nhiễm arsenic: Đông nam cửa Ghềnh Hào (Cà Mau), arsenic = 0,36 -
0,4 mg/l. Trầm tích biển ven bờ của nhiều vùng Vi
ệt Nam chưa có biểu hiện ô

18
nhiễm arsenic: đông nam rạch Ba Quan, Vàm Cái Công, nam Hòn Bung (Cà Mau,
Bạc Liêu), hàm lượng ion hấp phụ arsenic = 2 - 3,5 ppm, nam cửa Hàm Luông, cửa
Cung Hầu (4,4 ppm), cửa Trần Ðề, cửa Ðịnh An (3 – 5 ppm), đông nam Vũng Tàu
(arsenic = 26 ppm). Tuy nhiên, phía Đông Hòn Trâu (Phú Yên), đông mũi An Hoà
(Quảng Ngãi), hàm lượng arsenic ở dạng ion hoà tan là 190 – 200 ppm [18].


Hình 1.4. Bản đồ các khu vực ô nhiễm arsenic trên toàn quốc Việt Nam [41].

1.3. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP GIẢM THIỂU KHẢ NĂNG NHIỄM ĐỘC
ARSENIC TRONG NƯỚC SINH HOẠT VÀ ĂN UỐNG
Có nhiều phương pháp xử lý arsenic trong nước ngầm đã được nghiên cứu và
triển khai ứng dụng vào thực tế. Mỗi phương pháp có ưu, nhược điểm riêng và được
áp dụng trong phạm vi nhất định, phù hợp với nhu cầu c
ũng như khả năng kinh tế
của từng vùng, từng quốc gia, tính chất ô nhiễm arsenic


19

Quá trình keo tụ/lọc:

Trong quá trình keo tụ, khi sử dụng các chất như phèn, FeCl
3
; FeSO
4
để xử
lý As
+3
sẽ kém hiệu quả hơn As
+5
(Hering, et al., 1996; Edward, 1994; Shen, 1973;
Gulledge and O’Conner,1973; Sorg and Logsdon, 1978). Vì thế phải dùng các quá
trình oxy hóa để chuyển As
+3
thành As
+5

rồi mới xử lý.
Oxy hóa sắt và mangan:

Theo Edward (1994), khi sử dụng riêng lẻ phương pháp hấp phụ, loại bỏ 2
mg/l sắt có thể loại bỏ được khoảng 92,5% As
+5
với nồng độ ban đầu 10 µg/l. Khi
xử lý 1 mg/l sắt có thể loại bỏ được khoảng 83% As
+5
của hàm lượng ban đầu 22
µg/l. Tuy nhiên nếu so sánh việc loại bỏ As trong quá trình kết tủa mangan (Mn)
với kết tủa sắt thì khi kết tủa 3mg/l Mn thì chỉ có 69% As
+5
được loại bỏ trong 12,5
µg/l ban đầu.
Làm mềm nước:

Tất cả các phương pháp làm mềm nước đều có thể làm giảm lượng As trong
nước, quá trình này phụ thuộc vào các yếu tố sau:
- Hàm lượng As
+5
/As
+3

- Trạng thái oxy hóa của As, As
+5
được loại bỏ khỏi dung dịch bởi quá trình làm
mềm nước tốt hơn so với As
+3
. Theo Logdons và Sorg (1978) pH tối ưu để loại bỏ

As
+5
là 10,5 và As
+3
là 11,0
- Ngoài ra quá trình xử lý còn chịu ảnh hưởng của các chất có thể lắng được có
trong nguồn nước như CaCO
3
và Mg(OH)
2
và một số ion có trong nước như
sulphat, carbonat.
Quá trình hấp phụ:

Arsenic có thể hấp phụ lên bề mặt của các vật liệu dạng hạt, hạt sét hay vật
liệu gốc Xenlulo như: than hoạt tính, than hoạt tính đã xử lý bằng một số hợp chất
kim loại như oxyt sắt, oxyt silic, sét khoáng (cao lanh, bentonit ) Mỗi loại vật
liệu có đặc tính và chi phí khác nhau, một số loại được sản xuất riêng để xử lý

20
arsenic. Hiệu suất xử lý của từng loại vật liệu còn tùy thuộc vào việc sử dụng các
chất oxy hóa hỗ trợ qúa trình hấp phụ arsenic [5].
Trao đổi ion:

Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, các ion cạnh tranh như tổng chất rắn
(TDS), sulphat, nitrat, Fe
+3
, làm giảm khả năng trao đổi của As trong nước. Loại
nhựa thường được áp dụng trong quá trình loại bỏ As là nhựa bazơ mạnh [5].
Qúa trình lọc màng:


Là quá trình sử dụng màng bán thấm, chỉ cho nước và các chất hòa tan đi qua
để làm sạch nước. Theo một số nghiên cứu thì quá trình lọc màng loại bỏ As cũng
chịu ảnh hưởng một số yếu tố sau:
- Nếu As tồn tại trong nước dưới dạng As
+3
thì hiệu quả của quá trình khử As không
phụ thuộc vào pH, trong khi nếu tồn tại dạng As
+5
thì hiệu quả quá trình xử lý phụ
thuộc pH.
- Đối với lọc micro thì: As trong nước ngầm chỉ có thể xử lý đạt 10%, trong khi nếu
nguồn nước là nước mặt thì hiệu quả có thể đạt 70% (theo McNeill và Edwards,
1997), nếu lực đẩy tĩnh điện cao thì hiệu suất xử lý cũng khá cao > 70%, khi lực đẩy
nhỏ thì hiệu quả < 60%.
- Đối với RO (thẩm thấu ngược) thì hiệu quả xử lý As hòa tan trong nước ng
ầm
khoảng 80-90%. Khi pH ở giá trị trung tính thì chỉ có As
+5
được loại bỏ khoảng
96%, còn As
+3
thì hầu như không được xử lý [43].
Các phương pháp xử lý ô nhiễm arsenic áp dụng tại Việt Nam:

- Xử lý ô nhiễm Amoniac và arsenic trong nước ngầm bằng phương pháp lọc kết
hợp với thủy thực vật [5].








21

Cyperus alternifolius (Cây thủy trúc) Colocasia esculenta (khoai dáy)
- Xử lý ơ nhiễm arsenic trong nước ngầm bằng phương pháp lọc kết hợp khử sắt
(Viện y học Lao động và Vệ sinh Mơi trường, năm 2003 – 2004).
- Xử lý ơ nhiễm arsenic trong nước ngầm bằng phương pháp lọc trao đổi ion (Sở
khoa học cơng nghệ tỉnh An Giang, năm 2007 – 2008).
- Xử lý ơ nhiễm arsenic trong nước ngầm bằng phương pháp lọc trao đổi ion, quy
mơ hộ gia đình (Viện VS - YTCC Tp. HCM, năm 2008 – 2009).
Trong một nghiên c
ứu vào năm 2002, Phạm Hùng Việt và cộng sự khảo sát
hiệu quả xử lý arsenic bằng các bể lọc cát khử sắt tại 54 hộ gia đình ở Hà Nội.
Nồng độ sắt trong nước ngầm dao động từ 1 - 50 mg/l, nồng độ arsenic từ 30 -
380ppb, kết quả cho thấy hiệu quả xử lý đạt trên 80%.
1.4. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN – KINH TẾ – XÃ HỘI TỈNH AN GIANG:
1.4.1. Vị trí địa lý và đơn vị hành chính
An Giang là một tỉnh phía Tây Nam của Tổ quốc, trong vùng Đồ
ng bằng
sơng Cửu Long, một phần nằm giữa sơng Tiền và sơng Hậu, thuộc hệ thống sơng
Mêkơng. Tọa độ địa lý từ 10
o
10’ đến 11
o
37’ vĩ độ Bắc và 104
o
47’ đến 105

o
35’ kinh
độ Đơng. Phía Đơng và phía Đơng Bắc giáp Tỉnh Đồng Tháp, phía Nam và Tây
Nam giáp Tỉnh Kiên Giang, phía Đơng Nam giáp Thành Phố Cần Thơ, phía Tây
Bắc giáp Vương quốc Campuchia với đường biên giới dài trên 95 km.
An Giang là tỉnh nằm ở đầu nguồn sơng Cửu Long, là một phần nằm trong vùng
Tứ giác Long Xun, có diện tích tự nhiên là 3.424 km
2
, chiếm khoảng 1,04% tổng
diện tích cả nước và khoảng 8,71% tổng diện tích khu vực Đồng bằng Sơng Cửu Long.
Phần lãnh thổ nằm giữa sơng Tiền và sơng Hậu tạo thành vùng cù lao, chiếm
30% diện tích của tỉnh; Phần lãnh thổ ở phía Tây sơng Hậu nằm trong tứ giác Long
Xun, chiếm 70% diện tích của tỉnh. An Giang là tỉnh đồng bằng nhưng một phần
lãnh thổ có núi, với nhiều khối núi, khơng thành dãy như núi Dài, Cơ Tơ, cao nhất
là núi Cấ
m trên 710 m. Tỉnh An Giang có 11 đơn vị hành chính trực thuộc bao gồm
thành phố Long Xun, thị xã Châu Đốc, và 9 huyện là Châu Thành, Thoại Sơn,

×