Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

Nội dung cơ bản của quản lí nhà nước về lao động

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (274.18 KB, 16 trang )

1

Đề tài tiểu luận:

NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA QUẢN LÍ NHÀ
NƯỚC VỀ LAO ĐỘNG.


2

A. LỜI MỞ ĐẦU
Việc quản lý, sử dụng nguồn lao động luôn là
mối quan tâm không chỉ của người sử dụng lao
động mà còn của cả Nhà nước. Quyền quản lý
nhà nước (QLNN) về lao động thực chất là sự
thể hiện quyền lực nhà nước trong lĩnh vực lao
động nhằm bảo vệ tốt nhất cho các chủ thể tham
gia quan hệ lao động (QHLĐ), đặc biệt là nhân
lực. Về mặt kinh tế - xã hội, QLNN về lao động
có vai trò đặc biệt trong việc quản lý nguồn
nhân lực quốc gia, khắc phục những khía cạnh
tiêu cực của lao động, làm cho các QHLĐ, quá
trình lao động trở nên có tổ chức và có hiệu quả
hơn. Về mặt pháp lý, Nhà nước là chủ thể có
quyền lực pháp lý lớn nhất, có quyền ban hành
và thực thi pháp luật, áp dụng các trách nhiệm
3

pháp lý đối với tổ chức, cá nhân vi phạm pháp
luật
(1)


.

B. NỘI DUNG
I/ Nội dung cơ bản của quản lí nhà nước về
lao động.
Theo quy định của pháp luật
(2)
, QLNN về lao
động có bảy nội dung như sau:
1. Nắm cung - cầu lao động để làm cơ sở quyết
định chính sánh quốc gia, quy hoạch, kế hoạch
về nguồn nhân lực trên phạm vi toàn quốc;
2. Ban hành và hướng dẫn thi hành các văn bản
pháp luật lao động;
3. Xây dựng và tổ chức thực hiện các chương
trình quốc gia về việc làm, di dân xây dựng
4

vùng kinh tế mới, đưa người lao động đi nước
ngoài;
4. Quyết định các chính sách về tiền lương, bảo
hiểm xã hội, an toàn - vệ sinh lao động và các
chính sách khác về lao động và xã hội; về xây
dựng mối quan hệ lao động trong các doanh
nghiệp;
5. Tổ chức và tiến hành nghiên cứu khoa học
về lao động, thống kê thông tin về lao động và
thị trường lao động, mức sống, thu nhập của
người dân;
6. Thanh tra, kiểm tra việc thi hành pháp luật

lao động và xử lí các vi phạm pháp luật lao
động, giải quyết các vấn đề tranh chấp lao động
và các vấn đề phát sinh trong quá trình lao động
(đặc biệt là đình công).
5

7. Mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế và các tổ
chức trong lĩnh vực lao động.
Các nội dung trên có thể phân thành ba nhóm:
- Nhóm một: gồm các nội dung 1, 2, 3, 5 và 7
là những nội dung pháp lí chung phục vụ nhu
cầu phát triển lực lượng lao động.
- Nhóm hai (nội dung thứ 4): đây là nhóm nội
dung rất quan trọng vì nó có tính chi phối mạnh
mẽ tới mối quan hệ xã hội, gồm các nội dung
nhằm tạo điều kiện cho việc xác lập - duy trì và
phát triển QHLĐ.
- Nhóm ba (nội dung thứ 6): với chức năng là
đảm bảo cho sự duy trì, ổn định và làm lành
mạnh môi trường lao động và QHLĐ.
Tuy nhiên nếu nhìn tổng quát, QLNN về lao
động có thể quy về hai mảng nội dung cơ bản:
6

+ Xây dựng chính sách, pháp luật và tổ chức,
hướng dẫn thi hành các chính sách, pháp luật lao
động liên quan tới việc làm, thị trường lao động,
điều chỉnh QHLĐ, tiền lương và thu nhập của
người lao động, bảo hiểm xã hội, chế độ sử dụng
lao động, chính sách hợp tác quốc tế về lao

động…
+ Thực hiện điều hành cả ở tầm vĩ mô và vi
mô với quá trình quản lí lao động, tổ chức thanh
tra- kiểm tra việc thực thi chính sách, pháp luật
lao động, xử lí các vi phạm pháp luật lao động,
giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình
lao động.

II/ Các biện pháp quản lý nhà nước về lao
động
7

Để thực hiện QLNN về lao động có hiệu quả
nhà nước vừa dựa vào hệ thống các cơ quan, tổ
chức có thẩm quyền mà còn phải biết đề ra và sử
dụng các biện pháp quản lí thích hợp. Các biện
pháp chủ yếu được sử dụng gồm:
- Ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành
Bộ luật lao động, các luật, pháp lệnh về lao
động;
- Ban hành các chính sách, các quy định nhằm
tổ chức tốt các hoạt động chức năng của hệ
thống cơ quan QLNN về lao động;
- Xây dựng chính sách phục vụ cho sự vận
hành của thị trường lao động;
- Quyết định thành lập và cho phép các doanh
nghiệp tiến hành các hoạt động trong lĩnh vực sử
dụng lao động;
8


9

-
- Quản lí các trung tâm giới thiệu việc làm,
các cơ sở đào tạo nghề;
- Tiến hành đăng kí nội quy lao động thoả ước
lao động tập thể, thang-bảng lương, hợp đồng
cung ứng lao động cho bên nước ngoài, hợp
đồng lao động (HĐLĐ) của người lao động
(NLĐ) đi làm việc ở nước ngoài;
- Ban hành sổ lao động, sổ bảo hiểm xã hội,
sổ lương,
(3)
các mẫu hợp đồng lao động
(4)

mẫu thoả ước lao động tập thể;
(5)

- Ban hành các mẫu biểu khác phục vụ cho
công tác quản lí lao động trên phạm vi toàn quốc
(ví dụ như các mẫu báo cáo về tình hình sử dụng
lao động, tuyển lao động, xử lí kỉ luật lao động
10

sa thải, chấm dứt HĐLĐ vì lí do mất việc
làm…);
11

-

- Cấp giấy phép cho các doanh nghiệp, tổ
chức thực hiện các hoạt động đưa NLĐ đi làm
việc ở nước ngoài;
- Cấp giấy phép cho NLĐ là người nước ngoài
làm việc tại Việt Nam;
(6)

- Thông tin và thống kê về thị trường lao
động;
- Thanh tra, kiểm tra, giám sát các hoạt động
sử dụng lao động, giải quyết khiếu nại, tố cáo
trong lĩnh vực lao động;
- Xử phạt vi phạm pháp luật lao động…
Các biện pháp sẽ được sử dụng một cách thích
hợp trong các trường hợp nhất định trên cơ sở
các văn bản pháp luật. Các cơ quan QLNN về
lao động, các cán bộ, công chức hoặc người
12

được giao các nhiệm vụ cụ thể sẽ tiến hành các
biện pháp cần thiết nhằm đảm bảo tính đúng đắn
và hiệu quả của công tác quản lí.
13


C. KẾT LUẬN
QLNN về lao động là một hình thức QLNN
đặc biệt và có hiệu quả to lớn trong thực tiễn.
Điều này có được là nhờ ở chức năng cũng như
từ sức mạnh vốn có của bản thân nhà nước thực

hiện các hoạt động, biện pháp nhằm quản lí, sử
dụng tốt nguồn lao động cũng như trong các mối
quan hệ lao động.
14

DANH MC TI LIU THAM KHO

1. Trng i hc Lut H Ni. Giỏo trỡnh Lut
lao ng, NXB. Cụng an nhõn dõn, H Ni-
2010.
2. B lut lao ng nm 1994, sa i, b sung
nm 2002, 2006 v 2007.
3. B lut dõn s nm 2005.
4. Tr-ờng Đại học Luật Hà Nội, Từ điển giải
thích thuật ngữ luật học (Luật đất đai, Luật lao
động, T- pháp quốc tế), Nxb. CAND, Hà Nội,
1999.
5. Trần Thuý Lâm, Trần Minh Tiến, H-ớng dẫn
áp dụng các điều của Bộ luật lao động, Nxb.
Lao động-xã hội, Hà Nội, 2004.
6. Nghị định của Chính phủ số 06/CP ngày
15

20/01/1995 quy ®Þnh chi tiÕt vµ h-íng dÉn thi
hµnh mét sè ®iÒu cña Bé luËt lao ®éng vÒ an
toµn lao ®éng, vÖ sinh lao ®éng.
7. NghÞ ®Þnh cña ChÝnh phñ sè 110/2002/N§-CP
ngµy 27/12/2002 söa ®æi, bæ sung NghÞ ®Þnh sè
06/CP ngµy 20/01/1995.


Chú thích:
(1). Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình
Luật lao động, NXB. Công an nhân dân, Hà
Nội-2010, tr.119.120.
(2). Xem: Điều 180 Bộ luật lao động năm 1994
(sửa đổi, bổ sung năm 2002).
(3). Xem: Điều 182 Bộ luật lao động năm 1994
(sửa đổi, bổ sung năm 2002).
16

(4). Mẫu HĐLĐ được ban hành kèm theo Thông
tư số 21/2003/TT-LĐTBXH ngày 22/9/2003
hướng dẫn thi hành Nghị định Chính phủ số
44/2003/NĐ-CP ngày 09/5/2003 quy định chi
tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ
luật lao động về HĐLĐ.
(5). Ban hành kèm theo Nghị định số 196/CP
ngày 31/12/1994 hướng dẫn chi tiết một số điều
của Bộ luật lao động về thoả ước lao động tập
thể.
(6). Xem: Khoản 3 Điều 184 Bộ luật lao động
năm 1994 (sửa đổi, bổ sung năm 2002).

×