Tải bản đầy đủ (.doc) (130 trang)

hoàn thiện tổ chức kế toán tại các doanh nghiệp sản xuất bia trên địa bàn tỉnh phú yên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (510.15 KB, 130 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các tài liệu sử dụng
trong luận văn có nguồn dẫn cụ thể, các kết quả nêu trong luận văn là quá trình làm
việc trung thực của tôi.
Tác giả luận văn
Đinh Thị Mỹ Hạnh
2
Lời cảm ơn
Với thời gian thực tế, khảo sát tại Công ty cổ phần bia và nước giải khát Phú
Yên và Chi nhánh Công ty cổ phần bia Sài Gòn Miền Trung tại Phú Yên Tác giả
xin trân trọng cảm ơn sự hỗ trợ quý báu của Ban lãnh đạo các công ty, cùng với tập
thể cán bộ công nhân viên phòng Tài chính – Kế toán đã gúp đỡ tác giả hoàn thành
luận văn này.
Tác giả xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của Cô giáo trực tiếp
hướng dẫn: PGS.TS. Đinh Thị Mai đã giúp đỡ hoàn thành luận văn.
Tác giả nhận được sự góp ý rất xác đáng của các Thầy, các Cô trong Khoa
Kế toán – Kiểm toán để luận văn được đầy đủ và hoàn chỉnh hơn.
Cuối cùng, Tác giả muốn bày tỏ cảm ơn tới gia đình, người thân, bạn bè,
đồng nghiệp đã động viên, giúp đỡ tác giả trong suốt thời gian nghiên cứu và hoàn
thành luận văn.
Trân trọng cảm ơn!
4
MỤC LỤC
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục các từ viết tắt
Danh mục bảng, sơ đồ
Tóm tắt luận văn
Chương 1: Giới thiệu đề tài nghiên cứu
1.1. Tính cấp thiết của đề tài 1


1.2. Một số công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài 2
1.2.1. Khái quát nội dung một số công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài 2
1.2.2. Sự kế thừa kết quả nghiên cứu các công trình khoa học 3
1.2.3. Những hạn chế của các công trình nghiên cứu khoa học 6
1.2.4. Vận dụng kết quả công trình khoa học vào tổ chức kế toán tại các doanh
nghiệp sản xuất bia 7
1.3. Mục tiêu nghiên cứu 9
1.4. Câu hỏi nghiên cứu 9
1.5. Phạm vi nghiên cứu 9
1.6. Phương pháp nghiên cứu 10
1.6.1. Nguồn dữ liệu thứ cấp 10
1.6.2. Nguồn dự liệu sơ cấp 11
1.7. Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu 12
6
1.8. Kết cấu của đề tài nghiên cứu 12
Kết luận chương 1
Chương 2: Cơ sở lý luận về tổ chức kế toán tại các doanh nghiệp sản xuất
2.1. Khái niệm, nhiệm vụ và nguyên tắc tổ chức kế toán 15
2.1.1. Khái niệm và nhiệm vụ của tổ chức kế toán 15
2.1.1.1. Khái niệm tổ chức kế toán 15
2.1.1.2. Vai trò của tổ chức kế toán tại các doanh nghiệp sản xuất 16
2.1.1.3. Đối tượng tổ chức kế toán tại các doanh nghiệp sản xuất 17
2.1.1.4. Nhiệm vụ tổ chức kế toán tại các doanh nghiệp sản xuất 17
2.1.1.5. Ý nghĩa tổ chức kế toán tại các doanh nghiệp sản xuất 19
2.1.2. Nguyên tắc tổ chức kế toán tại các doanh nghiệp sản xuất 19
2.2. Nội dung tổ chức kế toán tại các doanh nghiệp sản xuất 21
2.2.1. Tổ chức bộ máy kế toán tại các doanh nghiệp sản xuất 21
2.2.2. Tổ chức công tác kế toán tại các doanh nghiệp sản xuất 26
2.2.2.1. Tổ chức vận dụng chứng từ kế toán 26
2.2.2.2. Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán 30

2.2.2.3. Tổ chức hệ thống sổ kế toán 32
2.2.2.4. Tổ chức hệ thống báo cáo kế toán 34
2.2.3. Tổ chức kiểm tra kế toán tại các doanh nghiệp sản xuất 37
Kết luận chương 2
Chương 3: Thực trạng tổ chức kế toán tại các doanh nghiệp sản xuất bia trên
địa bàn tỉnh Phú Yên
8
3.1. Tổng quan về các doanh nghiệp sản xuất bia trên địa bàn tỉnh Phú Yên. .41
3.2. Thực trạng tổ chức kế toán tại các doanh nghiệp sản xuất bia trên địa bàn
tỉnh Phú Yên 46
3.2.1. Tổ chức bộ máy kế toán tại các doanh nghiệp sản xuất bia trên địa bàn
tỉnh Phú Yên 46
3.2.2. Tổ chức công tác kế toán tại các doanh nghiệp sản xuất bia trên địa bàn
tỉnh Phú Yên 50
3.2.2.1. Tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ kế toán 51
3.2.2.2. Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán 58
3.2.2.3. Tổ chức vận dụng hệ thống sổ kế toán 61
3.2.2.4. Tổ chức báo cáo kế toán 62
3.2.3. Tổ chức kiểm tra kế toán 63
3.3. Đánh giá thực trạng tổ chức kế toán tại các doanh nghiệp sản xuất bia trên
địa bàn tỉnh Phú Yên 65
3.3.1. Ưu điểm 65
3.3.2. Tồn tại và nguyên nhân 67
Kết luận chương 3
Chương 4: Những kết luận và giải pháp hoàn thiện tổ chức kế toán tại các
doanh nghiệp sản xuất bia trên địa bàn tỉnh Phú Yên.
4.1. Sự cần thiết phải hoàn thiện tổ chức kế toán tại các doanh nghiệp sản xuất
bia trên địa bàn tỉnh Phú Yên 73
4.2. Yêu cầu và nguyên tắc hoàn thiện tổ chức kế toán tại các doanh nghiệp sản
xuất bia trên địa bàn tỉnh Phú Yên 73

10
4.3. Giải pháp hoàn thiện tổ chức kế toán tại các doanh nghiệp sản xuất bia
trên địa bàn tỉnh Phú Yên 75
4.3.1. Hoàn thiện về tổ chức bộ máy kế toán 75
4.3.2. Hoàn thiện về tổ chức công tác kế toán 77
4.3.3. Hoàn thiện công tác kiểm tra kế toán 83
4.3.4. Hoàn thiện việc ứng dụng công nghệ tin học trong công tác tổ chức
kế toán 84
4.4. Điều kiện thực hiện các giải pháp hoàn thiện tổ chức kế toán tại các doanh
nghiệp sản xuất bia trên địa bàn tỉnh Phú Yên 85
4.4.1. Về phía Nhà nước 87
4.4.2. Về phía doanh nghiệp 89

4.5. Những đóng góp và hạn chế của đề tài nghiên cứu 90
4.6. Hướng nghiên cứu trong tương lai 91
Kết luận chung
Danh mục tài liệu tham khảo
12
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BBLC: Bao bì luân chuyển
CCDC: Công cụ dụng cụ
CP: chi phí
CTCP: Công ty cổ phần.
DNSXBPY: doanh nghiệp sản xuất bia trên địa bàn tỉnh Phú Yên
NVL: Nguyên vật liệu
PTTT: Phụ tùng thay thế
PYBECO: Công ty cổ phần bia và nước giải khát Phú Yên.
QĐ 15: Quyết định 15/2006/QĐ-BTC của Bộ trưởng Bộ Tài chính ngày 20 tháng 3
năm 2006.
SMB-PY: Chi nhánh Công ty cổ phần Bia Sài Gòn Miền Trung tại Phú Yên.

TK: Tài khoản
TSCĐ: Tài sản cố định
TT 244: Thông tư 244/2009/TT-BTC của Bộ Tài chính ban hành ngày 31/12/2009
XDCB: Xây dựng cơ bản
14
DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 3.1: Quy trình công nghệ sản xuất bia của các DNSXBPY 42
Sơ đồ 3.2: Tổ chức bộ máy quản lý DNSXBPY 43
Sơ đồ 3.3: Tổ chức bộ máy kế toán 47
Sơ đồ 3.4: Luân chuyển chứng từ áp dụng chung tại các doanh nghiệp sản xuất Bia
trên địa bàn tỉnh Phú Yên 56
Sơ đồ 3.5: Trình tự ghi sổ kế toán tại các doanh nghiệp sản xuất bia trên địa bàn
tỉnh Phú Yên 62
DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1: Đặc điểm các doanh nghiệp sản xuất bia trên địa bàn tỉnh Phú Yên 41
Bảng 3.2: Đặc điểm về vốn và lao động trong các doanh nghiệp sản xuất bia trên địa bàn
tỉnh Phú Yên 43
Bảng 3.3: Mô hình bộ máy kế toán, chế độ kế toán và hình thức sổ kế toán áp
dụng tại các DNSXBPY 51
TÓM TẮT LUẬN VĂN
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Trên địa bàn tỉnh Phú Yên trong những năm gần đây có ba doanh nghiệp sản
xuất bia làm ăn thua lỗ đã ngừng hoạt động, đến nay chỉ còn hai doanh nghiệp sản
xuất bia. Các doanh nghiệp ngừng hoạt động do nhiều nguyên nhân trong đó có
nguyên nhân do khâu tổ chức kế toán chưa khoa học, hợp lý.
Thị trường cạnh tranh ngày càng gay gắt, vì vậy các doanh nghiệp cần phải các
những giải pháp để nâng cao sức cạnh tranh của mình. Để làm được điều này, các
doanh nghiệp cần có hệ thống thông tin kế toán cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác,
kịp thời.

Tuy nhiên thực trạng tổ chức kế toán trong các DNSXBPY (DNSXBPY) còn
nhiều hạn chế dẫn đến công tác quản lý của chính doanh nghiệp gặp khó khăn, ảnh
hưởng tới hiệu quả kinh doan, sức cạnh tranh trên thị trường thấp.
Từ những lý luận và thực tiễn nêu trên đặt ra sự cần thiết nghiên cứu đề tài:
“Hoàn thiện tổ chức kế toán tại các doanh nghiệp sản xuất bia trên địa bàn tỉnh
Phú Yên”.
1.2. Một số công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
1.2.1. Khái quát nội dung một số công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
- Một số công trình nghiên cứu của một số tác giả nghiên cứu về tổ chức kế
toán trong các doanh nghiệp sản xuất được là luận văn thạc sỹ được công bố như:
tác giả Phạm Thị Thanh Vân với đề tài “Hoàn thiện tổ chức hạch toán kế toán trong
các doanh nghiệp dệt may trên địa bàn Hà Nội” (2009) của Trường Đại học Kinh tế
quốc dân, tác giả Nguyễn Thị Oanh “Hoàn thiện tổ chức hạch toán kế toán trong các
công ty Dược trên địa bàn Hà Nội” (2008) của Trường Đại học Kinh tế quốc dân.
i
- Bài viết “Tổ chức hệ thống kế toán trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở
Việt Nam” của Th.s Nguyễn Hoản trên Tạp chí kế toán số (2008).
- Bài viết “Tổ chức công tác kế toán trong điều kiện ứng dụng công nghệ
thông tin”. Ths. Nguyễn Đăng Huy trên Tạp chí Kế toán số tháng 2 (2010).
- Bài viết “ Kế toán quản trị ở doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam”, TS Ngô
Thị Thu Hồng, Tạp chí kế toán số tháng 12/2010.
Ngoài ra còn nhiều luận văn Thạc sỹ, Tiến sỹ và các bài viết về tổ chức kế
toán trong các đơn vị khác nhau. Tuy nhiên chưa có đề tài nào nghiên cứu về tổ
chức kế toán tại các doanh nghiệp sản xuất bia, nhất là các DNSXBPY.
1.2.2. Sự kế thừa kết quả nghiên cứu các công trình khoa học
Một là, vận dụng công tác tổ chức kế toán trong các doanh nghiệp sản xuất được
trình bày trong các luận văn thạc sỹ vào công tác tổ chức kế toán trong các DNSXBPY.
Hai là, tồn tại hạn chế trong hệ thống kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa chưa
có bộ phận riêng phục vụ cho yêu cầu quản trị cũng như thực hiện phân tích kinh
doanh. Đưa ra biện pháp khắc phục hạn chế từng bước xây dựng hệ thống kế toán

quản trị trong doanh nghiệp.
Ba là, một số ý kiến về tổ chức công tác kế toán trong điều kiện tin học hóa.
Bốn là, hệ thống tài khoản kế toán với việc sử dụng các tài khoản để phân
loại nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo từng đối tượng theo dõi của kế toán.
Năm là, doanh nghiệp nhận diện chi phí theo biến phí và định phí để phân tích
mối quan hệ giữa chi phí, khối lượng và lợi nhuận trong việc lựa chọn ra quyết định.
1.2.3. Những hạn chế của các công trình nghiên cứu khoa học
Một là, không có đề tài nghiên cứu khoa học liên quan tổ chức kế toán doanh
nghiệp sản xuất bia.
Hai là, Các công trình nghiên cứu khoa học là luận văn thạc sỹ chưa đề cập
đến tổ chức kế toán quản trị một cách sâu sắc.
ii
Ba là, Thời gian công bố các công trình khoa học không đồng nhất và không
trùng thời gian nghiên cứu đề tài của tác giả.
1.2.4. Vận dụng kết quả công trình khoa học vào tổ chức kế toán tại các doanh
nghiệp sản xuất bia
Một là, khi hoàn thiện công tác tổ chức kế toán tại các DNSXBPY cần chú ý
đặc điểm của công ty cổ phần có quy mô nhỏ và vừa.
Hai là, thực hiện mã hóa các đối tượng kế toán và đối tượng quản lý theo mã số.
Ba là, vận dụng chứng từ kế toán trong điều kiện sử dụng phần mềm máy vi tính.
Bốn là, đối với công tác tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán.
Năm là, về tổ chức hệ thống báo cáo kế toán quản trị tại DNSXBPY thì các
tài khoản chi phí được mở chi tiết cho nhiếu đối tượng kế toán khác nhau.
Sáu là, tổ chức kế toán quản trị trong các DNSXBPY cần tổ chức một cách khoa
học, hợp lý, xây dựng mô hình kế toán quản trị trong hoạt động bộ máy kế toán phải phù
hợp đặc điểm sản xuất kinh doanh, quy mô hoạt động của từng doanh nghiệp.
1.3. Mục tiêu nghiên cứu
Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về tổ chức kế toán trong các
doanh nghiệp sản xuất.
Nghiên cứu, đánh giá, tổng kết thực tiễn về tổ chức kế toán trong các DNSXBPY.

Từ đó luận văn đưa ra phương hướng, giải pháp hoàn thiện tổ chức kế toán trong
DNSXBPY.
1.4. Câu hỏi nghiên cứu
Thứ nhất, đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất của các DNSXBPY có ảnh
hưởng đến tổ chức công tác kế toán như thế nào?
Thứ hai, tổ chức kế toán tại các DNSXBPY có đảm bảo tuân thủ quy định
chung về tổ chức công tác kế toán?
Thứ ba, tổ chức kế toán tại các DNSXBPY đạt được những gì?Những tồn tại
và các giải pháp khắc phục?
iii
1.5. Phạm vi nghiên cứu
- Nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về tổ chức kế toán trong các
doanh nghiệp.
- Phạm vi nghiên cứu tổ chức kế toán trong DNSXBPY tại công ty cổ phẩn
Bia và nước giải khát Phú Yên (PYBECO) và Công ty cổ phần Bia Sài Gòn – Miền
trung chi nhánh Phú Yên (SMB-PY).
- Số liệu nghiên cứu sử dụng tài liệu năm 2010, 2011.
1.6. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử để nghiên cứu các vấn đề một
cách toàn diện, có hệ thống và đảm bảo tính logic vấn đề được nghiên cứu.
Sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu như: phương pháp quy nạp,
phương pháp diễn giải, phương pháp phân tích tổng hợp, so sánh để nghiên cứu,
đánh giá và rút ra kết luận.
Quá trình khảo sát và nghiên cứu dựa trên phương pháp quan sát trực tiếp và
gián tiếp, phương pháp phỏng vấn cá nhân trực tiếp.
Nguồn dữ liệu: Tác giả sử dụng nguồn dữ liệu sơ cấp và thứ cấp để đánh giá,
phân tích.
1.7. Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu
Luận văn hệ thống những vấn đề lý luận cơ bản về tổ chức kế toán trong các
doanh nghiệp.

Luận văn trình bày khái quát thực trạng tổ chức kế toán tại PYBECO và SMB-
PY qua quá trình khảo sát và điều tra. Từ thực trạng đó, tác giả đưa ra những mặt đạt
được và hạn chế, phân tích và đánh giá tổ chức kế toán tại hai doanh nghiệp này.
Trên cơ sở lý luận và thực tiễn luận văn nêu lên những giải pháp để hoàn
thiện công tác tổ chức kế toán tại các DNSXBPY.
1.8. Kết cấu của đề tài nghiên cứu
Chương 1: Giới thiệu đề tài nghiên cứu
iv
Chương 2: Cơ sở lý luận về tổ chức kế toán tại các doanh nghiệp sản xuất
Chương 3: Thực trạng tổ chức kế toán tại các doanh nghiệp sản xuất bia
trên địa bàn tỉnh Phú Yên
Chương 4: Những kết luận và giải pháp hoàn thiện tổ chức kế toán tại các
doanh nghiệp sản xuất bia trên địa bàn tỉnh Phú Yên.
Kết luận chương 1
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC KẾ TOÁN TẠI CÁC DOANH
NGHIỆP SẢN XUẤT
2.1. Khái niệm, nhiệm vụ và nguyên tắc tổ chức kế toán
2.1.1. Khái niệm và nhiệm vụ của tổ chức kế toán
2.1.1.1. Khái niệm tổ chức kế toán
Tổ chức kế toán là việc tổ chức, sắp xếp các khối lượng công tác kế toán và
tổ chức bộ máy nhân sự của kế toán cho phù hợp với điều kiện, đặc điểm cụ thể
của đơn vị trên cơ sở những nguyên tắc, căn cứ xác định.
2.1.1.2. Vai trò của tổ chức kế toán tại các doanh nghiệp sản xuất
- Tổ chức kế toán cung cấp thông tin cho các đối tượng sử dụng thông tin.
- Thông tin do tổ chức kế toán cung cấp giúp nhà quản lý có những quyết định
điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả.
- Tổ chức kế toán của doanh nghiệp cung cấp thông tin kế toán tài chính, làm
cơ sở cho nhà nước ban hành các chính sách, chế độ mang tầm vĩ mô.
2.1.1.3. Đối tượng tổ chức kế toán tại các doanh nghiệp sản xuất
Đối tượng tổ chức kế toán là mối liên hệ giữa các yếu tố (chứng từ kế toán,

đối ứng tài khoản, tính giá, tổng hợp cân đối kế toán) phù hợp với nội dung, hình
thức và bộ máy kế toán.
v
2.1.1.4. Nhiệm vụ tổ chức kế toán tại các doanh nghiệp sản xuất
Tổ chức vận dụng các nguyên tắc kế toán, các chế độ hiện hành.
Tổ chức các phần hành kế toán, thực hiện sự phân công nhiệm vụ rõ ràng
công việc kế toán cho từng bộ phận, từng người trong bộ máy kế toán.
Xác định rõ mối quan hệ giữa các bộ phận kế toán với bộ phận quản lý khác
trong doanh nghiệp về các công việc có liên quan đến công tác kế toán ở doanh nghiệp.
Tổ chức bộ máy kế toán hợp lý phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp.
Thường xuyên đổi mới trang thiết bị và phương tiện làm việc thích hợp, ứng
dụng thành tựu khoa học – kỹ thuật mới vào công tác kế toán.
Tổ chức hướng dẫn, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho
các cán bộ kế toán.
Tổ chức kiểm tra việc chấp hành chế độ quản lý kinh doanh của doanh nghiệp.
2.1.1.5. Ý nghĩa tổ chức kế toán tại các doanh nghiệp sản xuất
Những thông tin được cung cấp càng ngày càng đòi hỏi cao về độ chính xác,
tốc độ cung cấp thông tin và khả năng phân tích, đánh giá tổng hợp thông tin phải
nhanh, kịp thời.
Tổ chức kế toán hợp lý giúp cho doanh nghiệp xây dựng được bộ máy kế
toán gọn nhẹ, hoạt động có hiệu quả, tăng tính hiệu quả bộ máy quản lý.
2.1.2. Nguyên tắc tổ chức kế toán trong doanh nghiệp sản xuất
Một là, tổ chức kế toán đảm bảo tính thống nhất giữa kế toán và quản lý.
Hai là, tổ chức kế toán đảm bảo thống nhất tuân thủ Luật kế toán, các chuẩn
mực kế toán và phải phù hợp với chế độ, chính sách, thể lệ, văn bản pháp quy về kế
toán do Nhà nước ban hành.
vi
Ba là, tổ chức kế toán phải đảm bảo tính thống nhất về các phương pháp tính
được áp dụng trong công tác kế toán.

Bốn là, tổ chức kế toán đảm bảo sự phù hợp giữa hệ thống kế toán với những
đặc điểm riêng của từng doanh nghiệp.
Năm là, tổ chức kế toán phải phù hợp yêu cầu và trình độ chuyên môn
nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ quản lý và nhân viên kế toán.
Sáu là, tổ chức kế toán phải đảm bảo nguyên tắc gọn nhẹ, tiết kiệm và hiệu quả.
2.2. Nội dung tổ chức kế toán trong doanh nghiệp sản xuất
2.2.1. Tổ chức bộ máy kế toán trong doanh nghiệp sản xuất
Tổ chức bộ máy kế toán cần phải căn cứ vào quy mô, đặc điểm quản lý và
hoạt động sản xuất kinh doanh của từng doanh nghiệp. Nội dung của tổ chức bộ máy
kế toán bao gồm: bổ nhiệm kế toán trưởng, xác định vai trò và trách nhiệm kế toán
trưởng và phân công nhiệm vụ cho những người làm kế toán theo đúng quy định
trong luật kế toán ngày 17 tháng 6 năm 2003 về tiêu chuẩn, quyền hạn và nghĩa vụ.
Trong bộ máy kế toán, mỗi kế toán viên phần hành và kế toán tổng hợp đều có
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn riêng vê khối lượng công việc được giao.
Các doanh nghiệp sản xuất có thể lựa chọn một trong nhiều hình thức tổ
chức bộ máy kế toán.
- Mối quan hệ giữa các kế toán trong bộ máy mật thiết, tác động qua lại lẫn
nhau vì vậy bộ máy kế toán được thể hiện theo ba cách tổ chức sau: Bộ máy kế toán
tổ chức theo kiểu trực tuyến, Bộ máy kế toán tổ chức theo kiểu trực tuyến tham
mưu, Bộ máy kế toán tổ chức theo kiểu chức năng.
- Căn cứ vào quy mô, đặc điểm về quản lý và hoạt động sản xuất kinh doanh
mà tổ chức bộ máy kế toán theo ba hình thức: tập trung, phân tán và hỗn hợp.
vii
2.2.2. Tổ chức công tác kế toán tại các doanh nghiệp sản xuất
2.2.2.1. Tổ chức vận dụng chứng từ kế toán
Các yếu tổ bắt buộc trên bản chứng từ
Quy trình luân chuyển chứng từ
Các nguyên tắc khi tổ chức vận dụng chứng từ kế toán
Các doanh nghiệp khi tổ chức vận dụng chứng từ kế toán cần kết hợp chứng
từ kế toán tài chính và những chứng từ dùng cho mục đích quản lý trong nội bộ

doanh nghiệp.
2.2.2.2. Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán
Tài khoản kế toán là phương pháp phân loại để phản ánh và giám đốc một cách
thường xuyên, liên tục và có hệ thống tình hình và sự vận động của từng loại tài sản,
nguồn vốn và từng quá trình kinh doanh trong một đơn vị kế toán cụ thể.
Nhà nước quy định thống nhất nội dung, kết cấu và phương pháp phản ánh
ghi chép trên các tài khoản của hệ thống tài khoản kế toán.
Việc chi tiết hoá các cấp tài khoản kế toán phải đảm bảo các yêu cầu.
Tổ chức vận dụng tài khoản kế toán tại các doanh nghiệp cần kết hợp một
cách khoa học, thống nhất và hợp lý nhằm đảm bảo yêu cầu cung cấp thông tin cho
kế toán tài chính và cho kế toán quản trị.
2.2.2.3. Tổ chức hệ thống sổ kế toán
Sổ kế toán dùng để ghi chép, hệ thống và lưu trữ toàn bộ các nghiệp vụ kinh
tế, tài chính đã phát sinh liên quan đến đơn vị kế toán.
Các nội dung trên sổ kế toán.
viii
Tổ chức hệ thống sổ kế toán phải dựa trên các hình thức tổ chức sổ kế toán
do Nhà nước quy định.
Nguyên tắc tổ chức vận dụng hệ thống sổ kế toán trong doanh nghiệp cần tuân thủ.
2.2.2.4. Tổ chức hệ thống báo cáo kế toán
Tổ chức báo cáo kế toán là quá trình cung cấp thông tin một cách đầy đủ và
trực tiếp cho nhà quản lý trong nội bộ doanh nghiệp và các đối tượng bên ngoài có
liên quan lợi ích của doanh nghiệp.
Báo cáo kế toán được chia làm hai loại là báo cáo quản trị và báo cáo tài chính.
- Báo cáo kế toán tài chính
- Báo cáo kế toán quản trị
2.2.3. Tổ chức kiểm tra kế toán trong doanh nghiệp sản xuất
Tổ chức kiểm tra kế toán là một trong những mặt quan trọng trong tổ chức kế
toán nhằm đảm bảo cho công tác kế toán được thực hiện đúng qui định, có hiệu quả
và cung cấp được thông tin phản ánh đúng thực trạng của doanh nghiệp.

Nội dung công tác kiểm tra kế toán
Phương pháp kiểm tra kế toán
Căn cứ kiểm tra kế toán
Kết luận chương 2
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC KẾ TOÁN TẠI CÁC DOANH
NGHIỆP SẢN XUẤT BIA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ YÊN
3.1. Tổng quan về các doanh nghiệp sản xuất bia trên địa bàn tỉnh Phú Yên
Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh DNSXBPY
Đặc điểm tổ chức quản lý các DNSXBPY
ix
3.2. Thực trạng tổ chức kế toán tại các doanh nghiệp sản xuất bia trên địa bàn
tỉnh Phú Yên
3.2.1. Tổ chức bộ máy kế toán tại các doanh nghiệp sản xuất bia trên địa bàn
tỉnh Phú Yên
Về tổ chức quản lý bộ máy kế toán
Về phân công lao động kế toán
3.2.2. Tổ chức công tác kế toán tại các doanh nghiệp sản xuất bia trên địa bàn
tỉnh Phú Yên
3.2.2.1. Tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ kế toán
DNSXBPY tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ kế toán khá tốt. Các chứng từ
sử dụng các mẫu, bảng biểu thống nhất theo QĐ 15 và các quy định khác có liên quan.
Trên cơ sở lý luận và qua thời gian khảo sát, thu thập, ghi chép và quan sát
kế toán viên làm việc trong bộ máy kế toán, tác giả đánh giá thực trạng tổ chức vận
dụng hệ thống chứng từ các DNSXBPY.
3.2.2.2. Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán
Một là, các DNSXBPY về cơ bản sử dụng hệ thống tài khoản kế toán theo
QĐ 15. Một số tài khoản được mở chi tiết đến tài khoản cấp 5, và mở chi tiết theo
bộ phận, sản phẩm…Việc mở tài khoản chi tiết tại PYBECO liên quan đến nội dung
kinh tế phát sinh ở nhà hàng chưa có quy tắc nhất định, khó nhớ.
Hai là, các doanh nghiệp bổ sung thêm để một số tài khoản không có trong

hệ thống kế toán theo quy định của Bộ Tài chính để phản ánh và theo dõi.
Ba là, tại SMB-PY một số tài khoản không phản ánh nội dung nghiệp vụ
kinh tế phát sinh có liên quan được mở chi tiết theo QĐ 15 mà mở tài khoản chi tiết
tài khoản cấp 2 có số hiệu khác.
x

×