Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

ĐÁP án môn KIẾNTHỨC CHUNG THI TUYỂN DỤNG CÔNG CHỨC năm 2013

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (136.48 KB, 12 trang )

THI TUYỂN DỤNG CÔNG CHỨC NĂM 2013
Kỳ thi ngày 28 tháng 12 năm 2013
ĐÁP ÁN
Môn thi viết: Kiến thức chung
Câu 1 (6 điểm)
Một trong những nhiệm vụ trọng tâm hiện nay là nâng cao chất lượng thực
thi công vụ của cán bộ, công chức, viên chức (CBCCVC). Anh (chị) hiểu thế
nào là chất lượng thực thi công vụ. Để thực thi tốt cơng vụ, CBCCVC phải
có nghĩa vụ gì?Chất lượng thực thi công vụ của CBCCVC phụ thuộc vào các
yếu tố nào và hãy đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng thực thi
công vụ trong thời gian tới?
Dự kiến cơ cấu điểm:
Có 4 nội dung cần nêu:
- Nội dung I có 2 ý, mỗi ý được 0,25 điểm
- Nội dung II, có 2 ý
+ Ý 1 có 10 ý nhỏ, mỗi ý nhỏ được 0,15 điểm
+ Ý 2 có 6 ý nhỏ, mỗi ý nhỏ được 0,15 điểm
- Nội dung III có 3 ý, mỗi ý được 0,2 điểm
- Nội dung IV có 4 ý,
+ Ý 1 được 0,45 điểm
+ Ý 2 có 4 ý nhỏ, mỗi ý nhỏ được 0,3 điểm
+ Ý 3 được 0,45 điểm

1


+ Ý 4 được 0,4 điểm
Đáp án:
Nội dung I. Khái niệm hoạt động công vụ và chất lượng thực thi công
vụ:
1.



Hoạt động công vụ của cán bộ, công chức là việc thực hiện nhiệm vụ,
quyền hạn của cán bộ, công chức theo quy định của Luật Cán bộ, công
chức và các quy định khác có liên quan.

2.

Chất lượng thực thi công vụ là kết quả hoạt động, hiệu quả quản lý,
phục vụ đạt được của một tổ chức hành chính nhà nước thơng qua sự
hài lịng của người dân, niềm tin của người dân, được xác định thơng
qua tính kinh tế, hiệu quả, hiệu lực.

Nội dung II. Để thực thi tốt cơng vụ, CBCCVC phải có nghĩa vụ gì:
Ý 1. Nghĩa vụ chung
1.

Trung thành với Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam; bảo vệ danh dự Tổ quốc và lợi ích quốc gia.

2.

Tơn trọng nhân dân, tận tụy phục vụ nhân dân.

3.

Liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát
của nhân dân.

4.


Chấp hành nghiêm chỉnh đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng
và pháp luật của Nhà nước.

5.

Thực hiện đúng, đầy đủ và chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện
nhiệm vụ, quyền hạn được giao.

6.

Có ý thức tổ chức kỷ luật; nghiêm chỉnh chấp hành nội quy, quy chế
của cơ quan, tổ chức, đơn vị; báo cáo người có thẩm quyền khi phát
2


hiện hành vi vi phạm pháp luật trong cơ quan, tổ chức, đơn vị; bảo vệ
bí mật nhà nước.
7. Chủ động và phối hợp chặt chẽ trong thi hành công vụ; giữ gìn đồn kết
trong cơ quan, tổ chức, đơn vị.
8.

Bảo vệ, quản lý và sử dụng hiệu quả, tiết kiệm tài sản nhà nước được
giao.

9.

Chấp hành quyết định của cấp trên. Khi có căn cứ cho rằng quyết định
đó là trái pháp luật thì phải kịp thờibáo cáo bằng văn bản với người ra
quyết định; trường hợp người ra quyết định vẫn quyết định việc thi
hành thì phải có văn bản và người thi hành phải chấp hành nhưng

không chịu trách nhiệm về hậu quả của việc thi hành, đồng thời báo cáo
cấp trên trực tiếp của người ra quyết định. Người ra quyết định phải
chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình.

10. Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

Ý 2. Đối với người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị còn phải thực hiện
các nghĩa vụ sau đây:
1.

Chỉ đạo tổ chức thực hiện nhiệm vụ được giao và chịu trách nhiệm về
kết quả hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị.

2.

Kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn việc thi hành công vụ của cán bộ, công
chức.

3.

Tổ chức thực hiện các biện pháp phòng, chống quan liêu, tham nhũng,
thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và chịu trách nhiệm về việc để xảy
ra quan liêu, tham nhũng, lãng phí trong cơ quan, tổ chức, đơn vị.

3


4.

Tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về dân chủ cơ sở, văn

hóa cơng sở trong cơ quan, tổ chức, đơn vị; xử lý kịp thời, nghiêm
minh cán bộ, cơng chức thuộc quyền quản lý có hành vi vi phạm kỷ
luật, pháp luật, có thái độ quan liêu, hách dịch, cửa quyền, gây phiền hà
cho công dân.

5.

Giải quyết kịp thời, đúng pháp luật, theo thẩm quyền hoặc kiến nghị
cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiến nghị của cá
nhân, tổ chức.

6.

Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

Nội dung III. Chất lượng thực thi công vụ của CBCCVC phụ thuộc vào
03 yếu tố:
Ý 1.Phụ thuộc vào kiến thức, kỹ năng và thái độ đối với công việc của bản
thân cán bộ, công chức, viên chức.
Ý 2.Phụ thuộc vào công tác tổ chức, mơi trường tổ chức. Đó là sự phân cơng
cơng việc, tính chất cơng việc, mơi trường làm việc, điều kiện làm việc của
CBCCVC.
Ý 3.Sự động viên, khuyến khích của người lãnh đạo, quản lý, tạo động lực
cho CBCCVC từ chế độ, chính sách đãi ngộ và cơ hội thăng tiến phát triển
đối với CBCCVC.
Nội dung IV. Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng thực thi công
vụ:
Ý 1. Từng bước đổi mới công tác quản lý CBCCVC. Trước hết là đổi mới
trong tuyển dụng CBCCVC. Tổ chức thi tuyển hay xét tuyển phải dựa vào
tiêu chí năng lực phù hợp và cạnh tranh một cách khách quan thì mới tìm và

tuyển được người giỏi, có tài năng vào công vụ. Những người tham gia
4


tuyển dụng phải công tâm, khách quan và không chịu bất cứ áp lực nào can
thiệp vào kết quả tuyển dụng.
Ý 2. Đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng CBCCVC theo hướng hiệu quả,
thiết thực. Có 4 nội dung quan trọng cần được chú trọng cải cách:
1. Thực hiện đúng quy trình đào tạo: Xác định nhu cầu đào tạo – Lập kế
hoạch đào tạo – Tổ chức đào tạo – Đánh giá đào tạo. Xây dựng nội dung
chương trình, tài liệu, phương pháp đào tạo theo hướng đổi mới, cập nhật,
thực hiện đào tạo, bồi dưỡng (ĐTBD) trên cơ sở năng lực thực tiễn làm việc,
chú trọng phát triển các kỹ năng thực thi công vụ.
2. Xây dựng, phát triển đội ngũ giáo viên có trình độ chun môn cao, thành
thạo về phương pháp đào tạo.
3. Xây dựng phát triển một số cơ sở đào tạo CBCC ngang tầm, có đủ các
điều kiện để đào tạo, bồi dưỡng, trao đổi giảng viên với các nước trong khu
vực và trên thế giới.
4. Xây dựng khuôn khổ pháp lý phù hợp, tạo điều kiện tốt cho công tác
ĐTBD.
Ý 3.Sử dụng CBCCVC hợp lý, hiệu quả. Từng bước triển khai mỗi vị trí
cơng việc phải có mơ tả cơng việc giúp cho việc tuyển dụng, phân công theo
dõi kết quả thực hiện công việc. Đổi mới công tác đánh giá CBCC hướng tới
đánh giá dựa trên kết quả thực thi công vụ. Xác định vai trò của người đứng
đầu, chú trọng vai trị của người thủ trưởng trong phân cơng, sử dụng, đánh
giá và chịu trách nhiệm với kết quả thực hiện công việc của cán bộ, công
chức, viên chức.
Ý 4.Tạo động lực cho CBCCVC trong thực thi công vụ. Thực hiện đổi mới
cơng tác thi đua khen thưởng, các chính sách về lương và đãi ngộ.
5



Câu 2 (4 điểm).
Luật Cán bộ, công chức được Quốc hội thơng qua ngày 13/11/2008 đã chính
thức luật hố quy định về đạo đức của cán bộ, công chức, cụ thể được quy
định tại Điều 15, Mục 3, Chương II; đây được xem là bước tiến mới trong
việc đề cao và cụ thể hố quy định về đạo đức cơng vụ thành quy định của
luật. Theo anh (chị), vì sao cần thiết phải quy định đạo đức công vụ vào Luật
Cán bộ, công chức? Nếu được trở thành công chức nhà nước, anh (chị) cần
phải làm gì để đảm bảo những nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức theo quy định
?
Dự kiến cơ cấu điểm:
Có 2 nội dung:
- Nội dung I có 6 ý, mỗi ý được 0,25 điểm
- Nội dung II có 5 ý, mỗi ý được 0,5 điểm
Đáp án:
Nội dung I.Vì sao cần thiết phải quy định đạo đức công vụ vào Luật
Cán bộ, công chức
Ý 1. Vấn đề đạo đức trong nền công vụ là một nội dung quan tâm chung của
tất cả các nhà nước. Bởi vì, mọi quyền lực của nhà nước được thực thi phản
ảnh qua nền công vụ, và hoạt động công vụ nếu khơng có những tiêu chuẩn
đạo đức làm chuẩn mực thì uy tín của nhà nước sẽ khơng thể có. Chính vì
vậy, bất kỳ nhà nước nào cũng phải định ra các chuẩn mực đạo đức trong
nền cơng vụ của mình.

6


Ý 2. Đạo đức là thành tố cơ bản của nhân cách cơng chức, góp phần nâng
cao hiệu quả cơng tác, sự tín nhiệm của nhân dân đối với CBCC, qua đó,

niềm tin vào chế độ chính trị được củng cố.
Ý 3. Chủ tịch Hồ Chí Minh ln nhấn mạnh, khẳng định đạo đức là cái gốc
của người cách mạng, của cán bộ, công chức. Xây dựng nhà nước pháp
quyền càng phải chú trọng tới đạo đức cơng chức. Vì vậy, việc xây dựng
một văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực pháp lý cao để xác định rõ
những chuẩn mực đạo đức và phương cách ứng xử mà cơng chức phải tn
thủ trong q trình thực thi chức trách, nhiệm vụ là một việc hết sức cần
thiết; đồng thời, cịn định hướng phương thức ứng xử của cơng chức, cơng
khai hố những u cầu và địi hỏi về chuẩn mực đạo đức và phương cách
ứng xử mà công chức cần phải có để nhân dân giám sát.
Ý 4. Xuất phát từ chủ nghĩa cá nhân, CBCC có thể có những căn bệnh như
quan liêu, lười biếng, hiếu danh, tham nhũng…Đây là nguyên nhân gây ra
sự yếu kém của bộ máy nhà nước và nền công vụ.
Ý 5. Trước đây, đạo đức công vụ chưa được phản ánh một cách cụ thể trong
khn khổ pháp lý nên rất khó xác định đâu là tiêu chuẩn, đâu là nguyên tắc
bắt buộc để điều chỉnh hành vi của tất cả cán bộ, công chức. Điều này dễ dẫn
đến sự tùy tiện, khơng minh bạch trong q trình giải quyết cơng vụ.
Ý 6. Tình trạng suy thối về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống của một bộ
phận không nhỏ cán bộ, đảng viên gắn liền với tệ quan liêu, tham nhũng vẫn
đang diễn ra nghiêm trọng, chưa được ngăn chặn triệt để.
Cơng chức là lực lượng có vị trí, vai trò quyết định trong việc thể hiện và
giữ vững bản chất chính trị của Nhà nước.Muốn thể hiện được vị trí và
vai trị quyết định đó, cơng chức phải hội đủ 02 yếu tố: đạo đức và tài

7


năng.Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói “có tài mà khơng có đức là người vơ
dụng, có đức mà khơng có tài thì làm việc gì cũng khó”.
Nội dung II. Phần liên hệ của thí sinh (cần phải làm gì để đảm bảo

những nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức theo quy định):
Để xây dựng được nền công vụ hiện đại, dân chủ, chuyên nghiệp…, đội ngũ
cán bộ, công chức cần có những chuẩn mực đạo đức cơng vụ. Đạo đức công
vụ thể hiện trong các hành vi cụ thể qua công việc của mỗi cán bộ, công
chức. Đạo đức công vụ cần có những quy tắc, chuẩn mực, nguyên tắc đạo
đức bắt buộc mỗi cán bộ, công chức phải tuân thủ. Đạo đức công vụ được
thể hiện trong những nguyên tắc đạo đức, chuẩn mực cơ bản sau:
Ý 1: Phải thực hiện “cần, kiệm, liêm, chính, chí cơng vơ tư” (Điều 15 của
Luật cán bộ, công chức).
Trong bất cứ việc gì, ở cương vị nào, cán bộ, cơng chức cũng phải có ý thức
tiết kiệm, chống lãng phí, chống quan liêu, tham nhũng; không vụ lợi cá
nhân, xây dựng một lối sống lành mạnh, lạc quan, yêu đời, có nếp sống giản
dị, khiêm tốn, có tình cảm, cởi mở, quan tâm đến mọi người, học tập bạn bè,
đồng chí, đồng nghiệp.
Cần, kiệm, liêm, chính theo tư tưởng Hồ Chí Minh: Cơng chức làm việc
trong các cơng sở có ít nhiều quyền hành, nếu khơng giữ đúng cần, kiệm,
liêm, chính thì dễ trở nên hủ bại, biến thành sâu mọt của dân.
Về cần, làm việc phải đảm bảo thời gian quy định, khơng đến trễ, về sớm;
làm khẩn trương, hồn thành chu đáo, tăng năng suất trong công tác…
Về kiệm, không lãng phí thời gian của mình và của nhân dân.
Về liêm, không tham ô và luôn luôn tôn trọng, giữ gìn của cơng và của nhân
dân.
8


Về chính, là việc phải làm dù nhỏ cũng làm, việc trái thì dù nhỏ cũng tránh.
Ý 2. Phải có tinh thần trách nhiệm cao với công việc.
Bất kỳ ai, ở địa vị nào, làm cơng tác gì, gặp hồn cảnh nào, đều phải có tinh
thần trách nhiệm.Khi được giao việc gì, bất kỳ to hay nhỏ, khó hay dễ, cũng
phải đưa cả tinh thần, lực lượng ra làm đến nơi đến chốn, làm cho thành

công. Làm một cách cẩu thả, làm cho có chuyện, dễ làm khó bỏ, đánh trống
bỏ dùi… là khơng có tinh thần trách nhiệm.
Là cán bộ khơng nên suy bì xem cơng việc của mình có quan trọng hay
khơng. Cơng việc nào cũng cần thiết. Vấn đề là ở chỗ khi đã làm việc gì dù
gặp khó khăn, trở ngại cũng phải quyết tâm hồn thành tốt nhiệm vụ.
Ý 3.Chấp hành nghiêm kỷ luật và có tinh thần sáng tạo trong thi hành
cơng vụ.
Mỗi người phải chấp hành nghiêm những quy định của cơ quan, của tổ chức.
Mỗi cán bộ, công chức, viên chức khi thi hành công vụ cần phải gương mẫu
về đạo đức, tự giác tuân thủ kỷ luật của cơ quan, giữ vững nề nếp công tác.
Tinh thần sáng tạo trong công việc cũng là một chuẩn mực đạo đức mà
người cán bộ, cơng chức phải phát huy.
Ý 4.Có ý chí cầu tiến bộ, luôn luôn phấn đấu trong công việc.
Người cán bộ, cơng chức phải ln có chí tiến thủ, tinh thần cầu tiến bộ;
phải học tập suốt đời để đáp ứng u cầu của cơng việc.
Ý 5.Có tinh thần thân ái, hợp tác với đồng nghiệp trong thực hiện công
việc.
Mọi người trong một tập thể cần phải đoàn kết, hợp tác chặt chẽ thì cơng
việc mới hồn thành. Nếu trong một tập thể mà các thành viên có thành kiến,

9


dè dặt, đối phó với nhau thì khơng thể hồn thành được công việc được giao.
Tuy nhiên, thân ái, hợp tác ở đây không phải là bao che khuyết điểm cho
đồng nghiệp mà để giúp đỡ nhau cùng tiến bộ và kiên quyết đấu tranh, ngăn
chặn những hành vi vi phạm kỷ luật trong thi hành công vụ và trong cuộc
sống.
Những chuẩn mực đạo đức cơng vụ này có sự quan hệ, tác động lẫn nhau
trong một hệ thống chuẩn mực thống nhất.

Đạo đức công vụ không phải tự thân mà có; mỗi cán bộ, cơng chức, viên
chức nếu tích cực tu dưỡng, rèn luyện theo các chuẩn mực đạo đức cơng vụ,
chắc chắn nền cơng vụ sẽ có một đội ngũ cán bộ “vừa hồng vừa chuyên”
theo lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Chú ý:
- Đáp án trên có tính chất tương đối. Tùy theo cách trình bày bài viết, có thể
thay đổi mức điểm giữa các ý (ý nào được phân tích sâu sẽ được chấm điểm
cao).
- Khuyến khích những bài viết được trình bày theo đúng bố cục (mở đầu,
giải quyết vấn đề và kết thúc vấn đề), phần phân tích nêu được ví dụ minh
họa và có liên hệ bản thân. Nếu khơng thực hiện như vậy sẽ không chấm
điểm tuyệt đối.

10


ĐỀ THI KHO BẠC NHÀ NƯỚC NĂM 2014
MÔN: KIẾN THỨC CHUNG
Câu 1: Vị trí, chức năng, cơ cấu kho bạc nhà nước
Câu 2: Khái niệm công chức? Nghĩa vụ công chức đối với Đảng, Nhà nước,
nhân dân và trong thi hành công việc.
Câu 3: Quy định về đạo đức, văn hóa, giao tiếp của cán bộ, cơng chức. Nạn
“hối lộ”, “tham nhũng” phân tích nguyên nhân và đề xuất biện pháp khắc
phục.
Câu 4: Khái niệm tài chính cơng. Những bộ phận cấu thành tài chính cơng.
Phân tích các chức năng cơ bản của tài chính cơng. Liên hệ thực tế về thực
trạng thực hiện 1 chức năng của tài chính công ở Việt Nam.
Câu 5: Khái và các công cụ của chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ.
Theo anh (chị)chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ phải phối hợp như

thế nào để đạt được mục tiêu của Chính phủ trong năm 2014 là “ổn định
kinh tế vĩ mơ, kiểm sốt lạm phát, tăng trưởng hợp lý”.

11


MÔN: NGHIỆP VỤ CHUYÊN NGÀNH

Câu 1: Khái niệm ngân sách nhà nước. Các nguyên tắc thực hiện phân cấp
quản lý ngân sách nhà nước theo Nghị định 60/2003/NĐ-CP.
Câu 2: Trình bày đối tượng, quy trình thanh tốn chi trả ngân sách nhà nước
theo hình thức rút dự tốn từ kho bạc nhà nước và hình thức lệnh chi tiền
quy định tại thong tư 161/2012/TT-BTC ngày 02/10/2012 của Bộ tài chính
quy định chế độ kiểm soát, thanh toán các khoản chi ngân sách nhà nước qua
kho bạc nhà nước.
Câu 3: Dự phịng ngân sách nhà nước dung để làm gì? Hãy nêu thẩm quyền
quyết định sử dụng dự phòng ngân sách theo quy định của Nghị định
60/2003/NĐ-CP.
Câu 4: Nêu tổ chức hệ thống ngân sách nhà nước theo quy định luật ngân
sách nhà nước 2002. Phân tích ưu, nhược điểm của tổ chức hệ thống ngân
sách nhà nước ở nước ta hiện nay. Theo anh (chị) có cần cải cách tổ chức hệ
thống ngân sách nhà nước ở nước ta hiện nay khơng? Nếu có thì theo hướng
nào.
Câu 5: Thế nào là bội chi ngân sách nhà nước? Trình bày nguyên nhân và
giải pháp xử lý bội chi ngân sách nhà nước? Anh (chị) nhận định như thế
nào về tình hình bội chi ngân sách tại Việt Nam thời gian vừa qua?

12




×