Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (21.23 KB, 1 trang )
Môn Ngữ văn:
Câu 1: Nêu dúng thành phần gọi đáp: Là thành phần dùng để tạo lập hoặc để duy trì
quan hệ trong giao tiếp (0.5 đ)
Ví dụ: a. Bầu ơi (0.5 đ)
b/ Này (0.5 đ)
Câu 2: Nêu được ý chính: Ca ngợi những con người lao động bình thường mà tiêu
biểu là anh thanh niên làm việc trên đỉnh núi cao (0.5 đ)
Qua đó khẳng định vẻ đẹp con người lao động và ý nghĩa những công việc thầm lặng
đó (0.5 đ)
Câu 3:
a/ Đoạn văn từ 7 đến 10 câu, trình bày rõ ràng về ý, chính tả (0.5 )
b/ Nêu được các ý sau: Nghệ thuật dùng bút pháp gợi tả, giàu chất tạo hình, tiếp thu
sáng tạo câu thơ cổ Trung Quốc " phương thảo..." (0.5 đ)
Chọn lọc từ ngữ, hình ảnh tiêu biểu để làm nổi bật bức tranh xuân đầy sức sống (0.5
đ)
Câu 4: đề 1
Mở bài: Giới thiệu bài thơ (0.5 đ)
Nêu khái quát, nhận xét (0.5 đ)
TB:
- Phân tích bình giá các hình ảnh, hiện tượng thể hiện sự biến đổi của đất trời lúc thu
sang (các từ ngữ hương ổi, gió se, chùng chình...) thấy được tâm trạng ngỡ ngàng,
cảm xúc bâng khuâng của tác giả ( bổng, hình như) khi nhận ra tín hiệu chuyển
mùa. (1.5)
- Phân tích, bình giá những hình ảnh (dòng sông, cánh chim, đám mây, nắng,
mưa...) và những từ ngữ gợi tả (dềnh dàng, bắt đầu vội vã, vắt nửa mình...) để làm
nổi bật bức tranh thiên nhiên lúc giao mùa và cảm nhận tinh tế của nhà thơ. (1.25)
- Phân tích ý nghĩa tả thực và ẩn dụ trong hai câu thơ
sấm cũng bớt... trên hàng cây..."
để làm rõ suy ngẫm của nhà thơ: khi con người đã từng trãi thì cũng vững vàng hơn
trước những tác động bất thường của ngoại cảnh. (1.25)
KB: Khái quát ý nghĩa, giá trị bài thơ (0.5)