Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

ký thuật thực hành vi sinh vật cơ bản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (215.8 KB, 5 trang )

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
PHẦN A: GIỚI THIỆU VỀ ĐƠN VỊ THỰC TẬP
1.1.Giới thiệu chung
Viện Công nghệ môi trường (Institute of Environmental Technology, IET) thuộc Viện Hàn
Lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam (Vietnam Academy of Science and Technology,
VAST) được thành lập theo Quyết định số 148/2002/QĐ-TTg ngày 30/10/2002 của Thủ
tướng Chính phủ của Chính phủ Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa
Việt Nam.
1.1.1. Các đơn vị nghiên cứu trực thuộc VN
01 phòng Quản lý tổng hợp; 10 phòng nghiên cứu; 01 Trung tâm Công nghệ môi trường tại
Thành phố Hồ Chí Minh; 01 Trung tâm Công nghệ môi trường tại Thành phố Đà Nẵng, 01
Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng công nghệ môi trường, 01 Trung tâm Phát triển công
nghệ cao, Trung tâm hợp tác Khoa học và Công nghệ Việt - Nga;
1.1.2. Đội ngũ cán bộ
Tổng số cán bộ là 171 người, trong đó có 01 GS.TS; 4 PGS.TS; 16 TS; 40 ThS; 90 cử nhân
và kỹ sư, 20 kỹ thuật viên và công nhân kỹ thuật.
1.1.3. Một số thành tự nổi bật
a. Nghiên cứu khoa học
Đã và đang thực thực hiện thành công 05 đề tài, nhiệm vụ KHCN cấp nhà nước, 4 nhiệm vụ
KHCN theo nghị định thư, 5 nhiệm vụ thuộc chương trình mục tiêu Quốc gia, 30 đề tài
nghiên cứu KHCN cấp Bộ, 15 đề tài NCCB;
b. Triển khai ứng dụng
Nhiều công trình nghiên cứu của Viện đã được ứng dụng vào thực tiễn phục vụ sản xuất và
đời sống mang lại hiệu quả kinh tế và xã hội - được nhiều cơ quan, đơn vị và địa phương
trong cả nước quan tâm và đánh giá cao. Ví dụ: hệ thống xử lý nước thải, lò đốt rác y tế …;
c. Công tác đào tạo
Đã tham gia phối hợp đào tạo đại học và sau đại học với các Viện nghiên cứu, các trường
Đại học như: Đại học Bách khoa Hà Nội, Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Phương
Đông ;
Tính đến nay, Viện đã và đang hướng dẫn cho 10 nghiên cứu sinh, 46 học viên cao học, 110
sinh viên đại học trong và ngoài nước, đào tạo 140 cán bộ ngắn hạn cho các tỉnh, thành phố


SVTT: NGUYỄN THỊ HỒNG MAI
1
MSSV:DL00200827
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
trực thuộc Trung ương. Trao đổi hợp tác khoa học trong khuôn khổ của các dự án quốc tế,
Viện đã thực hiện 60 chuyến đi công tác nước ngoài với mục đích tham dự hội nghị và trao
đổi khoa học; cử 90 cán bộ tham gia các khoá đào tạo ngắn hạn;
d. Hợp tác quốc tế
Đã xây dựng, duy trì và phát triển các mối quan hệ hợp tác quốc tế về nghiên cứu, triển khai
và đào tạo với nhiều nước và các tổ chức quốc tế. Viện thường xuyên cử các cán bộ khoa
học đi nghiên cứu, thực tập và đào tạo sau đại học tại các nước như: Nhật Bản, Hàn Quốc,
Nga, Canada, Úc, Đức, Pháp, Mỹ, Bỉ,…
e. Cơ sở làm việc
Trụ sở chính của Viện: Nhà A30, 18 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội;
Trung tâm Công nghệ môi trường tại Thành phố Hồ Chí Minh: Số 1 Mạc Đĩnh Chi, TP Hồ
Chí Minh;
f. Trang thiết bị nghiên cứu
Viện Công nghệ môi trường đã tiếp nhận thiết bị nghiên cứu khoa học từ các dự án, đặc biệt
là dự án JICA - Nhật Bản: "Tăng cường năng lực của Viện Khoa học và Công nghệ Việt
Nam trong lĩnh vực bảo vệ môi trường nước" và Dự án KOICA - Hàn Quốc: “Tăng cường
năng lực bảo vệ môi trường cho một số ngành công nghiệp trọng điểm ở Việt Nam”. Với hệ
thống thiết bị hiện đại và tương đối đồng bộ hiện có, cộng với những thiết bị đầu tay được
trang bị tới từng Phòng thí nghiệm, bước đầu Viện Công nghệ môi trường đã nâng cao được
chất lượng và hiệu quả của các đề tài nghiên cứu khoa học, mở rộng quan hệ hợp tác với các
Viện nghiên cứu, các Trường đại học trong nước và quốc tế, góp phần đào tạo đội ngũ cán
bộ khoa học trẻ.
1.2.Chức năng - Nhiệm vụ
Viện Công nghệ môi trường đã được Thủ tướng Chính phủ giao các Chức năng - Nhiệm vụ
như sau:
1.2.1. Chức năng của Viện Công nghệ môi trường

Nghiên cứu những vấn đề Khoa học - Công nghệ thuộc lĩnh vực môi trường.
1.2.2. Nhiệm vụ của Viện Công nghệ môi trường
a) Nghiên cứu các vấn đề cơ bản và các vấn đề liên quan nhằm xây dựng cơ sở phát triển
cho ngành khoa học môi trường.
SVTT: NGUYỄN THỊ HỒNG MAI
2
MSSV:DL00200827
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
b) Nghiên cứu công nghệ mới, công nghệ tiên tiến trong lĩnh vực ngăn ngừa xử lý ô nhiễm
môi trường, phục vụ phát triển bền vững ở Việt Nam.
c) Nghiên cứu sản xuất các vật liệu, thiết bị đo đạc, thiết bị xử lý, nhằm phục vụ công tác
bảo vệ môi trường.
d) Dịch vụ Khoa học - Công nghệ trong lĩnh vực bảo vệ môi trường:
e) Hỗ trợ trong công tác quản lý môi trường: tham gia xây dựng cơ sở dữ liệu môi trường,
xây dựng và thực hiện các chiến lược, các chương trình hành động bảo vệ môi trường vùng
và quốc gia.
f) Tư vấn cho các cơ quan quản lý Nhà nước, các tổ chức, các doanh nghiệp trong việc bảo
vệ môi trường, ứng dụng các công nghệ tiên tiến vào sản xuất.
1.3.Cơ cấu tổ chức
1.4.Giới thiệu về phòng vi sinh vật học
Phòng Vi sinh vật môi trường được thành lập theo quyết định số 17/QĐ-VCNMT ngày
12/2/2007 của Viện Công nghệ môi trường:
Chức năng, nhiệm vụ:
Phòng vi sinh vật môi trường nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực vi sinh vật học ứng dụng
trong công tác bảo vệ môi trường.
Các nhiệm vụ chính gồm có:
SVTT: NGUYỄN THỊ HỒNG MAI
3
MSSV:DL00200827
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

a. Triển khai ứng dụng các kết quả nghiên cứu vi sinh vật vào thực tiễn bảo vệ và xử lý ô
nhiễm môi trường.
b. Xây dựng qui trình công nghệ ứng dụng vi sinh vật xử lý chất thải rắn, nước thải phù hợp
với điều kiện kinh tế, khí hậu của Việt Nam
c. Làm dịch vụ khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực sinh học: phân tích đánh giá vi sinh vật,
chuyển giao qui trình công nghệ xử lý chất thải rắn, nước thải. Cung cấp các chế phẩm sinh
học phục vụ cho xử lý chất thải, nước thải và sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh.Quan sát,
giám sát và lập báo cáo đánh gái tác động môi trường.
d. Nghiên cứu ứng dụng vi sinh vật trong đấu tranh sinh học và phát triển nông nghiệp bền
vững.
e. Nghiên cứu cơ bản các đối tượng vi sinh vật chỉ thị (Hình thái, Sinh thái, Sinh lý, )
f. Triển khai áp dụng vào thực tiễn những đối tượng vi sinh vật chỉ thị phù hợp với điều kiện
Việt Nam.
g. Xây dựng các chỉ tiêu sinh học trong sinh quan trắc.
h. Tham gia Mạng lưới quốc gia về quan trắc Môi trường. Xúc tiến dịch vụ tư vấn khoa học
kỹ thuật trong lĩnh vực sinh quan trắc.
i. Hợp tác quốc tế trong nghiên cứu khoa học và đào tạo cán bộ trong lĩnh vực liên quan
j. Đào tạo và tham gia đào tạo đại học và sau đại học về Công nghệ Sinh học Môi trường.
k.Tham gia đào tạo và tư vấn trong các lĩnh vực liên quan.
PHẦN B:NỘI DUNG THỰC TẬP
CHƯƠNG I : CÁC QUY TẮC AN TOÀN TRONG PHÒNG THÍ NGHIỆM VI SINH
VẬT
Thao tác an toàn là yêu cầu cực kỳ quan trọng đối với phòng thí nghiêm vi sinh vật.Vì sinh
vật có kích thước nhỏ bé mà ta không nhìn thấy được .Trong quá trình làm thí nghiệm
chúng ta thường thao tác với số lượng rất lớn và đậm đặc tế bào vi sinh vật.Bên cạnh những
giống loài sinh vật có ích là những giống loài có khả năng gây bệnh và có hại đối với sức
khỏe con người .Mặt khác , trong quá trình thí nghiệm chúng ta cũng phải sử dụng nhiều
loại hóa chất , trong đó có những hóa chất có độc tính. Chính vì thế , người ta làm thí
nghiệm vi sinh vật cần tuân thủ các quy tắc cơ bản sau đây:
• Những qui đinh chung:

SVTT: NGUYỄN THỊ HỒNG MAI
4
MSSV:DL00200827
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
- Những người không có nhiệm vụ không được vào phòng thí nghiệm.
- Khi vào phòng thí nghiệm vào mặc áo Blose.
- Mang khẩu trang , găng tay khi thao tác với vi sinh vật và hóa chất .
- Trên bàn thí nghiệm chỉ để vật dụng thí nghiệm, số ghi chép , giấy ghi chép.Tất
cả các vật dụng cá nhân , áo khoác , túi sách , sách vở ,…phải để đúng nơi quy định.
- Trước và sau kết thúc thí nghiệm , phải sát trùng mặt bàn bằng các hóa chất sát
trùng đã chuẩn bị sẵn và lau khô bằng giấy vệ sinh.
SVTT: NGUYỄN THỊ HỒNG MAI
5
MSSV:DL00200827

×