0
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
HOÀNG ĐÌNH MINH
MỐI QUAN HỆ GIỮA LẠM PHÁT VÀ TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI,
TRONG NỀN KINH TẾ VIỆT NAM
Chuyên ngành: Kinh tế học
Mã số: 62310101
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
Hà Nội - 2014
1
Công trình được hoàn thành tại:
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội
Người hướng dẫn khoa học:
1. TS. NGUYỄN VĂN NGHIẾN
2. TS. PHẠM CẢNH HUY
Phản biện 1: PGS.TS. Nguyễn Văn Dần
Phản biện 2: PGS.TS. Lê Văn Luyện
Phản biện 3: PGS.TS. Nguyễn Thị Hoài Lê
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án tiến sĩ cấp
Trường họp tại Trường Đại học Bách khoa Hà Nội
Vào hồi …… giờ, ngày … tháng … năm ………
Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện:
1. Thư viện Tạ Quang Bửu - Trường ĐHBK Hà Nội
2. Thư viện Quốc gia
1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Lạm phát và tỷ giá hối đoái (TGHĐ) là hai biến số quan
trọng trong nền kinh tế mở, chúng có sự tác động qua lại với
nhau và cùng tác động đến các biến số vĩ mô khác trong nền
kinh tế như lãi suất, tốc độ tăng trưởng kinh tế, thất nghiệp và
cán cân thanh toán quốc tế.
Lạm phát và sự biến động của TGHĐ tại Việt Nam trong
thời gian qua ảnh hưởng mạnh đến xuất nhập khẩu và các mục
tiêu tăng trưởng kinh tế. Hai nhân tố trên trong tương lai sẽ còn
tiếp tục ảnh hưởng cả tích cực và tiêu cực đến xuất nhập khẩu
cũng như tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam. Do đó, các nghiên
cứu về hai biến số vĩ mô này là luôn luôn cần thiết trong mọi
thời điểm tại Việt Nam.
Luận án tập trung nghiên cứu mối quan hệ giữa hai biến số
vĩ mô lạm phát và TGHĐ, hướng đến tìm ra giải pháp nhằm
hạn chế những biến động không mong muốn của TGHĐ tại
Việt Nam. Một biện pháp được sử dụng và đã mang lại kết quả
ổn định tỷ giá tại một số quốc gia trên thế giới và trong khu
vực Đông Nam Á là chính sách lạm phát mục tiêu (LPMT).
Sự phức tạp cũng như thú vị của lạm phát và TGHĐ đã tạo
động lực để nghiên cứu sinh chọn đề tài “Mối quan hệ giữa
lạm phát và tỷ giá hối đoái trong nền kinh tế Việt Nam” để
tìm hiểu và nghiên cứu chuyên sâu.
2. Tình hình nghiên cứu của đề tài
Tính đến thời điểm hiện tại đã có rất nhiều công trình
nghiên cứu về lạm phát và TGHĐ với các biến số vĩ mô khác
nhau trên thế giới và tại Việt Nam, trong những thời điểm khác
nhau bằng các phương pháp nghiên cứu khác nhau. Tuy nhiên,
do đặc thù kinh tế, chính trị và văn hóa xã hội của mỗi quốc gia
khác nhau, nên tại mỗi thời điểm diễn biến của lạm phát và
TGHĐ tại các quốc gia này cũng khác nhau. Do đó, các nghiên
cứu bằng phương pháp định tính, định lượng hay kết hợp cả hai
phương pháp về các biến số vĩ mô trong mỗi nền kinh tế luôn
2
luôn là cần thiết đối với mỗi quốc gia. Trong khoản thời gian từ
năm 2000 đến năm 2012, nền kinh tế Việt Nam đã có nhiều
biến động tích cực và tiêu cực, hướng đến hội nhập với nền
kinh tế thế giới. Nhận thấy, trong khoảng thời gian này vẫn còn
một khoảng trống trong nghiên cứu ảnh hưởng của lạm phát
đến TGHĐ tại Việt Nam. Mối quan hệ giữa lạm phát và TGHĐ
trong giai đoạn này tại Việt Nam khác với các giai đoạn trước
đó. Do đó, một nghiên cứu chi tiết về mối quan hệ giữa hai
biến số vĩ mô này trong khoảng thời gian từ năm 2000 đến năm
2012 là cần thiết. Liệu một chính sách kiềm chế lạm phát tác
động đến TGHĐ tích cực hay tiêu cực trong một nền kinh tế
nhỏ và mở như nền kinh tế Việt Nam? Hiện nay, NHNN Việt
Nam đang nghiên cứu chính sách lạm phát mục tiêu và trong từ
3 đến 5 năm tới sẽ có thể áp dụng tại Việt Nam theo như báo
cáo tại diễn đàn kinh tế mùa xuân năm 2013, chính sách này có
thể là một hướng đi cho CSTT tại Việt Nam. Luận án là công
trình nghiên cứu về mối quan hệ giữa lạm phát và TGHĐ trong
nền kinh tế Việt Nam để từ đó đưa ra các khuyến nghị giúp ổn
định hai biến số trên nhằm giữ ổn định nền kinh tế. Do đó, luận
án không trùng với các công trình nghiên cứu trước đây về lĩnh
vực này.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ của nghiên cứu
Luận án sẽ tập trung nghiên cứu những nội dung chính
sau đây:
- Mối quan hệ giữa lạm phát và TGHĐ tại Việt Nam diễn ra
như thế nào trong giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2012?
- Ảnh hưởng của lạm phát đến TGHĐ ở mức độ nào, liệu ổn
định lạm phát có giúp ổn định được TGHĐ?
- Những phương án thực hiện nào cần phải lập kế hoạch
nhằm hỗ trợ các nhà hoạch định chính sách có thể bao quát
được toàn bộ những biến động lạm phát và TGHĐ khi xây
dựng và thực hiện chính sách tiền tệ và sự phối hợp với các
chính sách khác?
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3
Chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa, chính sách
thương mại tại Việt Nam trong giai đoạn từ 2000 đến 2012.
Nghiên cứu kinh nghiệm điều hành chính sách tiền tệ giúp ổn
định được lạm phát và qua đó ổn định được TGHĐ của một số
quốc gia có cùng điều kiện giống Việt Nam trên thề giới.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để phù hợp với nội dung nghiên cứu và để có được kết
quả đáng tin cậy và có ý nghĩa khoa học, luận án sử dụng một
số phương pháp nghiên cứu khoa học, bao gồm: Phương pháp
thống kê; Phương pháp so sánh đối chứng; Phương pháp mô
hình hóa và phương pháp phân tích kinh tế lượng với mô hình
véc tơ tự hồi quy VAR.
6. Kết cấu của luận án
Luận án được trình bày trong 173 trang được chia thành
5 chương, cộng với tài liệu tham khảo và phụ lục.
CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA
LẠM PHÁT VÀ TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI
2.1 Lý luận chung về lạm phát
Hiện nay, lạm phát là hiện tượng kinh tế phổ biến tại
các quốc gia trên khắp thế giới.
2.1.1 Khái niệm về lạm phát
Lạm phát đã được các nhà kinh tế học nghiên cứu từ rất
sớm, hầu hết các nhà nghiên cứu về lạm phát đều đồng ý rằng
“lạm phát là hiện tượng tăng giá liên tục của mức giá chung
trong một khoảng thời gian”.
2.1.2 Các nguyên nhân gây ra lạm phát
Milton Friedman kết luận “Lạm phát mọi nơi và mọi lúc
đều là hiện tượng tiền tệ”.
Keynes phân biệt có hai loại lạm phát, đó là lạm phát
hàng hóa và lạm phát thu nhập (dạng cầu kéo và dạng chi phí
đẩy).
4
Lạm phát theo quan điểm cơ cấu được cho là có nguyên
nhân từ sự không co giãn của cung và sự cứng nhắc của cơ cấu
giữa các khu vực trong nền kinh tế.
2.1.3 Chỉ số đo lường lạm phát
Ba chỉ số giá quan trọng nhất sử dụng trong tính tỷ lệ
lạm phát là chỉ số giá tiêu dùng, hệ số giảm phát GDP và chỉ số
giá sản xuất.
2.1.4 Tác động của lạm phát đến nền kinh tê
Lạm phát khi vượt qua mức cho phép sẽ gây ra nhiều
thiệt hại cho nền kinh tế. Gần đây, người ta thấy được mối
quan hệ giữa thị trường tài chính và tăng trưởng kinh tế và họ
cũng đã thấy được lạm phát làm giảm khă năng hoạt động có
hiệu quả của thị trường tài chính.
Lạm phát cũng ảnh hưởng đến cơ cấu nền kinh tế. Sự
thay đổi giá cả sẽ ảnh hưởng đến cung của các loại hàng hóa
trong từng khu vực sản xuất khác nhau. Lạm phát cũng ảnh
hưởng trực tiếp đến phân phối thu nhập trong nền kinh tế.
2.2 Lý luận chung về tỷ giá hối đoái
Khi tiền giấy (tín tệ) được đưa vào hệ thống thanh toán,
thì người ta cần một tỷ lệ trao đổi giữa đồng tiền của các quốc
gia trên thế giới với nhau.
2.2.1 Khái niệm tỷ giá hối đoái
Theo F.Mishkin “the price of one currency in term of
another is called the exchange rate” có nghĩa là “giá của một
đồng tiền tính theo một đồng tiền khác được gọi là tỷ giá”.
2.2.2 Chính sách tỷ giá hối đoái
Chính sách TGHĐ bao gồm các hoạt động của chính
phủ thông qua cơ chế điều hành TGHĐ và hệ thống các công
cụ can thiệp nhằm đạt được một mức TGHĐ nhất định.
Mục tiêu của chính sách TGHĐ:
- Ổn định sức mua của đồng nội tệ.
- Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thông qua tăng cường xuất
khẩu.
- Cân bằng cán cân thương mại.
5
Chính sách TGHĐ cần chú trọng đến hai việc là lựa
chọn chế độ TGHĐ và các công cụ can thiệp vào TGHĐ hợp lý
trong từng thời kỳ để điều chỉnh TGHĐ.
Có thể thấy rằng, mỗi cơ chế TGHĐ đều có những ưu
điểm và nhược điểm nhất định.
a) Các nhân tố ảnh hưởng đến việc chọn chế độ TGHĐ
Có thể liệt kê các nhân tố ảnh hưởng đến việc chọn chế độ
TGHĐ bao gồm: độ mở của nền kinh tế, cơ cấu các mặt hàng
xuất khẩu, dự trữ ngoại hối, mức độ ổn định của hệ thống tài
chính, tình hình lạm phát, tình trạng nợ nước ngoài, điều kiện
chính trị xã hội tại quốc gia đó.
Chính phủ và NHTƯ muồn điều hành chính sách TGHĐ
thành công, họ cần phải có các công cụ hữu dụng để điều tiết
TGHĐ trong tay.
b) Các công cụ của NHTƯ can thiệp vào TGHĐ
Các NHTƯ thường sử dụng các công cụ sau để can thiệp
vào TGHĐ như: nghiệp vụ thị trường ngoại hối, điều chỉnh lãi
suất, biên độ giao động của TGHĐ, biện pháp phá giá nội tệ,
biện pháp nâng giá nội tệ, sử dụng quỹ dự trữ ngoại hối.
c) Phân loại tỷ giá hối đoái
Để phân tích chính xác về TGHĐ, các nhà kinh tế
thường sử dụng hai khái niệm phổ biến là tỷ giá hối đoái danh
nghĩa và tỷ giá hối đoái thực.
2.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái
Sự thay đổi của TGHĐ thường có nguyên nhân từ sự biến
động của cung và cầu về ngoại tệ trên thị trường ngoại hối. Sự
thay đổi của TGHĐ trong một số trường hợp sẽ do cả hai phía
cung và cầu ngoại tệ gây ra.
Các nhân tố ảnh hưởng đến TGHĐ trong ngắn hạn:
ngắn hạn ở đây có thể hiểu là những phản ứng tức thì của
TGHĐ trong ngày hoặc trong một vài ngày. Các nhân tố chính
có thể kể đến như: hiệu ứng số đông, tâm lý kỳ vọng, khối
lượng đặt lệnh, sự phản ứng đối với tin tức công bố, biến động
giá vàng.
6
Các nhân tố ảnh hưởng đến TGHĐ trong trung hạn và
dài hạn phải kể đến: lạm phát, lãi suất, tài khoản vãng lai, ảnh
hưởng từ TGHĐ trên thị trường tự do và một số nguyên nhân
khác như những cú sốc về chính trị, kinh tế, xã hội, thiên tai,
dịch bệnh.
2.2.4 Ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái đến nền kinh tế
TGHĐ rất nhạy cảm, nó hấp thụ mọi tác động của các
biến số kinh tế vĩ mô khác trong qua trình hội nhập quốc tế.
Ngược lại, chính sách TGHĐ cũng tác động đến cán cân
thương mại, lạm phát, tăng trưởng kinh tế.
2.3 Mối quan hệ giữa lạm phát và tỷ giá hối đoái
Có thể thấy được mốt quan hệ giữa lạm phát và TGHĐ
là mối quan hệ tác động hai chiều với nhau. Đây cũng là điển
hình của mối quan hệ giữa các biến số vĩ mô trong nền kinh tế.
Chính vì vậy khi lựa chọn công cụ để nghiên cứu mối quan hệ
giữa hai đại lượng này luận án sẽ phải chú ý đến đặc điểm đã
nêu trên
Hình 2.1 Mối quan hệ giữa lạm phát và tỷ giá (Horska, 2004)
Qua sơ đồ trong hình 2.1, người ta có thể thấy được rõ
hơn mối quan hệ hai chiều giữa lạm phát và tỷ giá hối đoái.
TGHĐ tác động trực tiếp đến giá của hàng hóa nhập khẩu,
trong hàng hóa nhập khẩu có thể chia ra thành hàng hóa nhập
7
khẩu cho tiêu dùng và hàng hóa nhập khẩu để sản xuất hàng
xuất khẩu. Qua giá hàng nhập khẩu và giá sản xuất,TGHĐ sẽ
tác động đến lạm phát. TGHĐ còn tác động đến lạm phát thông
qua kênh nợ nước ngoài của Chính phủ và các doanh nghiệp
trong nước vay nợ từ thị trường vốn quốc tế
Ở chiều ngược lại, có thể thấy lạm phát tác động tương
đối trực tiếp đến TGHĐ, trong nghiên cứu của Kara, Nelson
(2002) “The Exchange rate and Inflation in the UK” đã đưa ra
công thức:
D M
t D t M t
P s P s P
(1)
Trong đó:
t
P
là chỉ số giá tiêu dùng tại quý t;
D
t
P
là chỉ
số giá của hàng hóa được sản xuất và tiêu thụ trong nước tại
quý t;
M
t
P
là chỉ số giá hàng nhập khẩu tại quý t; hệ số
D
s
= (1-
M
s
) là tỷ trọng hàng hóa sản xuất trong nước có trong CPI và
M
s
là tỷ trọng hàng nhập khẩu. Từ phương trình 1 có thể
chuyển tương đương theo phần trăm về phương trình 2 dưới
đây:
(1 )
D M
t M t M t
s s
(2)
Trong đó
t
là lạm phát trong nước tại quý t, còn
M
t
là
lạm phát thế giới cũng trong qúy t.
Theo như lý thuyết ngang giá sức mua hay quy luật một
giá, nếu tất cả hàng hóa trong nước đều có thể tham gia thương
mại được, thì sẽ có sự cân bằng giữa chỉ số giá trong nước và
chỉ số giá thế giới thông qua sự điều chỉnh của TGHĐ, từ đó
phương trình thứ ba thể hiện như sau:
=
(
1 −
)
+
=
(
1 −
)(
+ ∆
)
+
(
+ ∆
)
=
+ ∆
(3)
Trong đó ∆
là sự thay đổi của TGHĐ danh nghĩa
được tính theo quý t. Cần chú ý, trong phương trình 3 tác giả
đã coi chỉ số giá hàng nhập khẩu thể hiện sự biến động của chỉ
số giá chung trên thế giới. Nếu lạm phát trong nước cao hơn
lạm phát của thế giới thì TGHĐ sẽ tự điều chỉnh để phương
8
trình 3 luôn ở trạng thái cân bằng. Kết quả nghiên cứu này
cũng tương tự như kết quả trong nghiên cứu của Thygesen
(1977) đưa ra là sự biến động của TGHĐ gần bằng sự chênh
lệch về lạm phát giữa các quốc gia trong liên minh Châu Âu.
Có thể thấy sự biến động của lạm phát thể hiện sự thay
đổi của giá cả hàng hóa tại thị trường nội địa. Thứ nhất, để
được thừa nhận là một phương tiện trao đổi tiền buộc phải có
tính chất bảo tồn giá trị. Tiền tệ là nơi cất giữ sức mua qua
thời gian. Việc thực hiện chức năng phương tiện lưu trữ giá trị
của tiền tốt đến đâu tuỳ thuộc vào sự ổn định của mức giá
chung, do giá trị của tiền được xác định theo khối lượng hàng
hoá mà nó có thể đổi được. Sự mất giá nhanh chóng của tiền sẽ
làm cho người ta ít muốn giữ nó, điều này thường xảy ra khi
lạm phát cao. Vì vậy để tiền thực hiện tốt chức năng này, đòi
hỏi sức mua của tiền phải ổn định.
Thứ hai, khi thực hiện chức năng thước đo giá trị, tiền
tệ đã làm cho mọi hàng hóa đều có một tiếng nói chung – đó là
giá cả. Thực chất giá cả của hàng hóa là tỷ lệ so sánh giữa giá
trị của nó với giá trị tiền tệ. Do đó, khi lạm phát diễn ra, giá trị
của hàng hóa là không đổi trong khi giá trị tiền tệ của nó tăng
lên. Điều này sẽ làm hạn chế chức năng thước đo giá trị của
đồng tiền.
Nhiều lập luận cho rằng chính sách TGHĐ ảnh hưởng
đến lạm phát. Tuy nhiên, nhiều quốc gia áp dụng cùng một
chính sách TGHĐ giống nhau, nhưng lại cho ra các mức lạm
phát khác nhau tại mỗi quốc gia. Từ những lý luận trên có thể
thấy rằng lạm phát ảnh hưởng trực tiếp đến TGHĐ. Vì vậy, để
giữ cho TGHĐ ổn định thì cần phải giữ ổn định được lạm phát.
CHƯƠNG 3 MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU NGHIÊN CỨU
THỰC NGHIỆM MỐI QUAN HỆ GIỮA LẠM PHÁT VÀ
TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI
9
Một trong các mô hình kiểm định mối quan hệ hai
chiều được sử dụng phổ biến trong thời gian qua là mô hình
véc tơ tự hồi quy VAR.
3.1 Khái quát mô hình VAR
Để xác định sự tác động qua lại của các nhân tố vĩ mô:
lạm phát, lãi suất, giá gạo, giá dầu, dự trữ ngoại hối và TGHĐ,
luận án sẽ sử dụng mô hình VAR. Trong mô hình VAR mỗi
biến nội sinh được giải thích bằng một phương trình chứa các
giá trị quá khứ của tất cả các biến nội sinh khác và giá trị trễ
của chính nó.
Mô hình VAR tổng quát đối với Y1 và Y2 có dạng sau
đây:
1 1 2 1
1 1
p p
t i t i i t i t
i i
Y Y Y U
(4)
2 1 2 2
1 1
p p
t i t i i t i t
i i
Y Y Y U
(5)
3.2 Quy trình thực hiện VAR
Thứ nhất kiểm tra tính dừng của các chuỗi số liệu được
đưa vào mô hình.Thứ hai là xác định độ trễ của mô hình.
Nếu chỉ dừng lại ở kết quả chạy mô hình VAR mà
không phân tích hàm phản ứng đẩy, thì sẽ không thấy được ảnh
hưởng của bất kỳ biến nào đến các biến khác trong hệ thống.
Cần phải phân tích hàm phản ứng đẩy và phân rã phương sai từ
kết quả chạy mô hình VAR. Hàm phản ứng đẩy sẽ mô tả ảnh
hưởng của một cú sốc ở một thời điểm đến các biến nội sinh ở
hiện tại và tương lai.
Thông qua phân rã phương sai người ta có thể thấy
được sự thay đổi của một biến được giải thích bởi bao nhiêu
phần trăm từ các biến khác và chính sự thay đổi của nó trong
quá khứ. Đây chính là cơ sở để đánh giá cường độ tác động qua
lại giữa các biến với nhau. Người ta có thể thấy được tác động
mạnh hay yếu giữa các biến số này với nhau thể hiện qua phần
trăm thay đổi giữa các kỳ.
10
3.2.1 Các biến số trong mô hình VAR
Đối với bất kỳ một mô hình kinh tế nào thì hai nhân tố
quan trọng nhất đó chính là các biến số được lựa chọn để đưa
vào trong mô hình và độ tin cậy của số liệu về các biến số đó.
Luận án chọn các biến kinh tế sau: giá dầu, giá gạo, lãi
suất tiền gửi kỳ hạn ba tháng, tỷ lệ lạm phát tính theo CPI, dự
trữ ngoại hối và tỷ giá hối đoái danh nghĩa giữa VND/USD, vì
những biến số này có mối liên hệ về mặt lý thuyết và thực tiễn
với nhau (hình 3.1).
Theo nghiên cứu của Bernanke, Mihov (1998), biến phi
chính sách được đặt trước tiên sau đó đến các biên liên quan
đến chính sách.
Hình 3.1 Mối quan hệ giữa các biến trong mô hình
3.2.2 Phân tích dữ liệu cho mô hình VAR
Đã có rất nhiều nghiên cứu về chính sách vĩ mô sử
dụng mô hình VAR, tuy nhiên, mỗi nghiên cứu sử dụng số
lượng biến số khác nhau và dữ liệu cho các biến số trong các
khoảng thời gian khác nhau, vì thế chúng sẽ cho ra kết quả
khác nhau. Chính vì vậy, các nhà hoạch định chính sách luôn
Dự trữ ngoại
h
ố
i
Lãi suất tiền
g
ử
i (vnd)
Giá dầu (Oilp)
Giá gạo
(Ricep)
Lạm phát
Tỷ giá hối đoái
(VND/USD)
11
cần các kết quả nghiên cứu mối quan hệ vĩ mô tại từng thời
điểm khác nhau.
Trong nghiên cứu này, luận án sử dụng tỷ giá hối đoái
danh nghĩa tại Việt Nam giữa VND/USD làm đại điện, vì hiện
nay các giao dịch thương mại quốc tế của Việt Nam đối với các
đối tác thương mại chính trên thế giới đều được tính bằng đồng
đô la Mỹ. Qua trao đổi với các chuyên gia tại Vụ chính sách
tiền tệ của NHNN, họ cho rằng, hiện nay, trên 80% các giao
dich thương mại quốc tế giữa Việt Nam và các đối tác thương
mại của mình được thực hiện bằng đồng đô la Mỹ.
Số liệu được sử dụng để đưa vào chạy mô hình bao
gồm 6 chuỗi theo thời gian. Số liệu được tập hợp theo quý, từ
quý I năm 2000 đến quý I năm 2013. Chỉ số giá tiêu dùng
(CPI) được tính toán theo năm gốc là năm 2005. Việc chọn
mốc số liệu từ quý I năm 2000 đến quý I năm 2013 sẽ sát với
thực tế hơn, có ý nghĩa hơn và dãy số liệu đủ lớn để chạy mô
hình, đồng thời tránh được nhiễu từ số liệu của giai đoạn trước
đó, khi mà nền kinh tế vẫn còn trong thời kỳ qúa độ chuyển đổi
cơ chế từ tập trung bao cấp sang cơ chế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa. Điều này giúp kết quả của nghiên cứu chính
xác hơn và có tính cập nhật hơn.
CHƯƠNG 4 NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM MỐI QUAN
HỆ GIỮA LẠM PHÁT VÀ TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI TẠI VIỆT
NAM
4.1 Tổng quan về nền kinh tế Việt Nam
Tổng hợp hai giai đoạn phát triển của nền kinh tế Việt
Nam, có thể thấy giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2005, kinh tế
Việt Nam đã có những bước tăng trường vững chắc, tỷ lệ lạm
phát luôn thấp hơn tốc độ tăng trưởng. Ngược lại, từ năm 2006
đến 2011, tốc độ tăng trưởng có xu hướng giảm trong khi tỷ lệ
lạm phát lại có xu hướng tăng mạnh.
4.2 Tổng quan về lạm phát tại Việt Nam giai đoạn 2000 –
2012
12
Trong thời gian qua đã có sự tăng trưởng nóng trong
nền kinh tế Việt Nam, dẫn đến mức lạm phát cao nhất trong 2
thập kỷ gần đây, đỉnh điểm là năm 2008 19,9% và 21,3% vào
năm 2011.
4.2.1 Sự biến động của lạm phát
Qua bảng dưới đây, chúng ta có thể hình dung ra
được diễn biến lạm phát và các chỉ tiêu vĩ mô khác của
Việt Nam trong giai đoạn từ 2000 đến 2012.
Bảng 4.1: Các chỉ số vĩ mô tại Việt Nam 2000 –
2012(%/năm)
Năm
Tăng
trưởng
Lạm
phát
M2
Tín
dụng
2000
6,79
-0,6
38,96
38,14
2001
6,89
0,8
25,53
21,44
2002
7,08
4
17,7
22,2
2003
7,34
3
24,94
28,41
2004
7,79
9,5
30,39
41,65
2005
8,44
8,4
29,65
31,1
2006
8,23
6,6
33,59
25,44
2007
8,46
12,6
46,12
53,89
2008
6,31
19,9
20,31
25,43
2009
5,32
6,88
28,99
37,53
2010
6,78
11,8
33,3
31,19
2011
5,9
21,3
12.4
14
2012
5,03
7,5
20
7
Có thể thấy, lạm phát tại Việt Nam trong giai đoạn từ
năm 2000 đến 2012 diễn biến tăng giảm thất thường không
theo một quy luật nhất định.
4.2.2 Các nguyên nhân gây ra lạm phát tại Việt Nam
Các nhà kinh tế học trên thế giới cho rằng, những biến
động của lạm phát ở mức thấp và trong ngắn hạn có thể bắt
13
nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng trong dài hạn
nguyên nhân gây ra lạm phát cao thường là do tăng cung tiền.
Các nguyên nhân từ bến trong
- Đầu tư công kém hiệu quả: điều này có thể xếp vào nhóm
nguyên nhân gây ra chi phí đầy trong nền kinh tế.
- Chính sách tiền tệ kích cầu của Chính phủ đã gây ra hiện
tượng lạm phát cầu kéo trong nền kinh tế, tổng cầu tăng nhờ
tăng cung tiền từ phía chính phủ trong khi tổng cung tăng chậm
hơn, dẫn đến mức giá chung tăng.
- Chính sách mở cửa nền kinh tế của Việt Nam.
- Yếu tố tâm lý và đầu cơ.
- Lương cơ bản tăng gấp 4 lần trong khoảng thời gian từ 2001
đến 2013.
- Sự tăng giá của năng lượng đầu vào phục vụ hoạt động sản
xuất kinh doanh.
Các nguyên nhân từ bên ngoài
- Tác động của dòng tiền đầu tư ngắn hạn
- Nguyên vật liệu đầu vào tăng giá
- Tác động của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới
4.3 Diễn biến tỷ giá hối đoái tại Việt Nam trong gia đoạn
2000 – 2012
4.3.1 Những chế độ tỷ giá tại Việt Nam trong thời gian qua
Từ năm 1986 đến này, Việt Nam đã sử dụng nhiều chế
độ TGHĐ khác nhau. Tuy nhiên, sự thay đổi này vẫn chưa trả
lời được câu hỏi, chế độ TGHĐ nào là phù hợp nhất cho nền
kinh tế Việt Nam.
Trong khoảng thời gian đó, NHNN cũng thay đổi các
biện pháp can thiệp: từ can thiệp trực tiếp (trước 1991) sang
can thiệp gián tiếp qua sàn giao dịch (1991-1993) và qua tỷ giá
liên ngân hàng (1994 tới nay).
4.3.1.1 Tỷ giá hối đoái 2008 – 2009
Trong giai đoạn 2008 đến 2009 ghi nhận nhiều nhất
những biến động của chính sách TGHĐ trên thị trường tiền tệ
Việt Nam.
14
Hình 4.1: tỷ giá VND/USD từ năm 2009 đến 2011 (nguồn
NHNN)
4.3.1.2 Tỷ giá hối đoái giai đoạn 2010 – 2012
Trong năm 2010, thị trường ngoại hối tại Việt Nam
diễn ra vẫn theo kịch bản tương tự như trong năm 2009.
Có thể thấy, TGHĐ thị trường tự do chỉ giảm nhẹ đôi
chút vào cuối năm 2010, nhưng đầu năm 2011 thì vẫn đứng ở
mức cao.
Đầu năm 2012, NHNN đã gửi đi tín hiệu cho thị trường
thấy, tỷ giá USD/VND sẽ không biến động quá 3% trong cả
năm.
4.3.2 Thực trang đô la hóa tại Việt Nam
Hiện tượng đô la hóa được hiểu khi đồng USD được
dùng song song với bản tệ trong một nước và thực hiện đầy đủ
chức năng của đồng tiền quốc gia đó. Đô la Mỹ được lưu hành
trên lãnh thổ Việt Nam như VND, nó thực hiện được các chức
năng của VND như biểu hiện giá trị, đo lường giá trị là phương
tiện cất trữ. Trước đây, một số doanh nghiệp công khai ấn định
giá các mặt hàng kinh doanh bằng USD, sau khi Nghị định 95
ra đời - 95/2011/NĐ-CP ngày 20/10/2011 cấm niêm yết giá
bằng USD (mức phạt lên đến 500 triệu đồng) thì tình trạng này
không còn công khai.
15
Hiện tượng đô la hóa sẽ làm hạn chế vai trò của NHTƯ
là người cho vay cuối cùng, hạn chế cả đặc quyền riêng của
NHTƯ trong việc phát hành tiền để mua ngoại tệ, tăng dự trữ
ngoại hối cho mục đích điều hành TGHĐ và tăng tiềm lực kinh
tế cho đất nước.
4.4 Kiểm định mối quan hệ giữa lạm phát và tỷ giá bằng
mô hình VAR
4.4.1 Xây dựng và kiểm định mô hình VAR
Mô hình VAR gồm hệ 6 phương trình (dưới đây là 1 trong
6 phương trình)
6 6 6 6
1 1 1
6 6 6 6
1 1 1
ex ln ln ln
ln ln ln
k k k
t j t j j t j j
j j j
k k k
j t j j t j j t j t
j j j
Ln rate oilp x ricep z DTNH
rate CPI exrate
(6)
Điều kiện đầu tiên để tiến hành kiểm định mô hình
VAR là kiểm tra tính dừng của chuỗi số liệu được sử dụng
trong mô hình.Tiếp theo, luận án sẽ xác định độ trễ tối ưu cho
mô hình VAR.
Kết quả mô hình véc tơ tự hồi quy VAR với sáu biến
được trình bày trong bảng dưới.
Bảng 4.2 : Kết quả mô hình VAR
Vector Autoregression Estimates
Date: 03/28/14 Time: 22:47
Sample (adjusted): 2001Q3 2013Q1
Included observations: 47 after adjustments
Vector Autoregression Estimates
Date: 12/22/13 Time: 22:46
Sample (adjusted): 2001Q3 2013Q1
Included observations: 47 after adjustments
R-squared 0.878769
0.451127
0.835758
0.669236
0.736131
Adj. R-squared 0.721169
-0.262408
0.622242
0.239242
0.393100
Sum sq. resids 0.002300
0.243081
0.164319
0.290055
0.003458
S.E. equation 0.010724
0.110245
0.090642
0.120427
0.013150
16
F-statistic 5.575939
0.632243
3.914276
1.556385
2.145965
Log likelihood 166.5464
57.02583
66.22811
52.87394
156.9623
Akaike AIC -5.938147
-1.277695
-1.669281
-1.101019
-5.530312
Schwarz SC -4.875296
-0.214844
-0.606430
-0.038168
-4.467461
Mean dependent 0.020865
0.037203
0.012506
0.021386
0.007651
S.D. dependent 0.020309
0.098121
0.147476
0.138071
0.016879
Với hệ số xác định R
2
là 87% và hệ số R
2
hiệu chỉnh
lớn hơn 72% đã chứng tỏ được mô hình có độ phù hợp cao,
điều đó cho thấy khả năng giải thích cao của mô hình cho mối
quan hệ giữa các biến với nhau.
4.4.2 Hàm phản ứng đẩy và phân rã phương sai
Hàm ứng đẩy sẽ cho thấy được biến động qua lại giữa
các biến qua đồ thị. Hình 4.3 mô tả biến động của hai biến vĩ
mô là lạm phát và tỷ giá hối đoái trong quan hệ với 4 biến số vĩ
mô khác. Có thể thấy lạm phát và tỷ giá biến động cùng chiều
với nhau, phản ứng của sự thay đổi của một biến số vĩ mô này
đến biến số vĩ mô kia gần như là tức thì.
Hình 4.2 : Biểu đồ hàm phản ứng đẩy
Tuy hàm phản ứng đẩy cung cấp những nhận định tổng
quát về mức độ tác động truyền dẫn của lạm phát đến tỷ giá hối
đoái, nhưng nó lại không thể hiện được biến động của lạm phát
cụ thể là đóng góp bao nhiêu trong việc giải thích biến động
của tỷ giá hối đoái. Do đó cần có hàm phân rã phương sai.
17
Variance
Decomposition
of DEXRATE:
Period S.E.
DLCPI
DLDTNH
DLRATE
DLRICEP
DLEXRATE
1 0.013
10.13
15.27 7.144 10.78 56.66
2 0.016
22.60
15.09 10.45 9.889 41.95
3 0.017
20.91
13.93 15.52 9.347 40.27
4 0.017
23.17
13.43 16.45 8.555 38.38
5 0.020
25.16
18.41 21.83 7.563 27.02
6 0.021
26.40
18.82 21.28 7.493 25.99
7 0.021
19.22
18.68 21.07 7.293 32.71
8 0.022
17.65
25.87 19.21 6.862 30.38
9 0.023
17.41
24.58 21.54 5.279 31.17
10 0.023
17.20
24.31 22.35 4.228 31.89
Lạm phát tác động đến TGHĐ mạnh nhất trong thời
gian qua. Ngay trong ba quý đầu tiên, lạm phát đã giải thích
được 20,9% sự thay đổi của tỷ giá. Bắt đầu từ quý thứ tư thì
lạm phát càng giải thích được nhiều hơn sự biến động của tỷ
giá. Trong dài hạn, có thể thấy lạm phát giải thích lên đến
26,4% sự thay đổi trong tỷ giá hối đoái. Ngoài yếu tố lạm phát,
thì yếu tố TGHĐ trong quá khứ cũng có tác động quan trọng
đối với TGHĐ, có thể thấy ở đây chính là TGHĐ kỳ vọng của
thị trường. Tuy nhiên, kỳ vọng đó giảm dần theo thời gian, khi
TGHĐ biến động thì tại quý thứ hai vẫn còn 41% ảnh hưởng từ
giai đoạn trước đó đến TGHĐ tại thời điểm hiện tại. Điều này
phù hợp với hành vi của các thành phần trong nền kinh tế Việt
Nam, họ luôn từ sự biến động của TGHĐ trong quá khứ để xây
dựng một TGHĐ kỳ vọng trong tương lai cho mình. Họ cũng
lập các kế hoạch kinh doanh dựa trên TGHĐ kỳ vọng mà họ
18
cho rằng sẽ diễn ra trong tương lai. Điều này sẽ ảnh hưởng rất
lớn đến chính sách điều hành TGHĐ từ NHNN, thậm chí nếu
kỳ vọng này đủ mạnh thì nó còn có thể làm vô hiệu hóa chính
sách tỷ giá từ NHNN trong một số trường hợp, ví dụ như
TGHĐ trên thị trường chợ đen không theo sự điều tiết của
TGHĐ trung tâm, hay các doanh nghiệp phải mua các công cụ
bảo hiểm TGHĐ nhằm hạn chế những rủi ro về TGHĐ trong
tương lại, vì những biến động không lường trước được của
TGHĐ.
Điều này cũng phù hợp với thực tế tại Việt Nam trong
thời gian qua, khi mà lạm phát biến động liên tục với một biên
độ giao động rất lớn (đỉnh là năm 2011 là 21,3% và thấp nhất
là năm 2000 ở mức -0,6%). Do đó, nếu giữ được lạm phát ở
một mức ổn định, thì TGHĐ sẽ không bị biến động bất thường.
Từ kết quả của nghiên cứu này, luận án thấy có thể tập trung ổn
định TGHĐ theo hướng giữ lạm phát ở một mức độ ổn định
xác định trước như một mục tiêu. Đây có thể coi là một tiền đề
cho những khuyến nghị trong chương tiếp theo của luận án.
CHƯƠNG 5 KHUYẾN NGHỊ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ
LẠM PHÁT NHẰM ỔN ĐỊNH TỶ GIÁ TẠI VIỆT NAM
Cắn cứ vào kết quả của mô hình VAR trong chương 4
có thể thấy, lạm phát có thể được coi là nhân tố chính ảnh
hưởng đến sự biến động của TGHĐ. Do đó, chỉ cần giữ được
ổn định lạm phát thì hiển nhiên tỷ giá sẽ không biến động
mạnh.
Dựa trên phân tích thực tiễn diễn biến lạm phát và
TGHĐ tại Việt Nam trong thời gian qua luận án đề xuất áp
dụng chính sách LPMT tại Việt Nam.
5.1 Điều kiện tiền đề để thực hiện CS LPMT tại Việt Nam
Để áp dụng khuôn khổ chính sách tiền tệ lạm phát mục tiêu
thành công và hạn chế được những rủi ro có thể gặp phải trong
quá trình thực thi chính sách LPMT, thì một quốc gia cần đáp
ứng các điều kiện sau:
19
- Ổn định giá cả là mục tiêu bao trùm của CSTT.
- Sự tiếp cận của chính phủ đối với nguồn tài chính của
ngân hàng trung ương đã bị cấm hoặc bị hạn chế.
- Ngân hàng Trung ương độc lập trong việc sử dụng các
công cụ của mình.
- Đồng thuận cao ở trong nước về tầm quan trọng của
mục tiêu lạm phát.
- Sự hiểu biết cơ bản về cơ chế truyền tải CSTT và khả
năng phù hợp nhằm tác động đến lãi suất ngắn hạn.
- Hệ thống tài chính và các thị trường hoạt động tốt.
Nghiên cứu kinh nghiệm của các quốc gia đã thực hiện
LPMT cũng cho thấy, không nhất thiết phải đáp ứng tất cả các
điều kiện tiên quyết của khuôn khổ LPMT ngay từ đầu thì mới
có thể thực hiện thành công chính sách này.
5.2 Lộ trình áp dụng chính sách LPMT tại Việt Nam
5.2.1 Hoàn thiện các điều kiện tiên quyết
- Thứ nhất, ổn định giá cả phải là mục tiêu hàng đầu của chính
sách tiền tệ.
- Thứ hai, NHNN chủ động hoàn toàn trong việc sử dụng các
công cụ CSTT.
- Thứ ba, việc xây dựng một Ngân hàng Trung ương tương đối
độc lập với Chính phủ (độc lập về thực thi chính sách tiền tệ) là
khá khả thi.
- Ngân hàng Nhà nước cần có một cơ chế tài chính đặc thù, phù
hợp ở mức có thể và được Chính phủ cho phép, hạn chế phát
sinh sức ép của Chính phủ và Bộ Tài chính đối với hoạt động
của NHNN.
- Hệ thống tài chính, thị trường tài chính phải hoạt động tốt.
- Phối hợp tốt giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa
trên thực tế chứ không phải trên lý thuyết.
- Áp dụng lạm phát mục tiêu ngầm định.
- NHNN phải có khả năng dự báo lạm phát kỳ vọng thật tốt.
5.2.2 Cơ chế giải trình minh bạch
20
Lý do quan trọng trong việc áp dụng CSTT lạm phát
mục tiêu là nó làm cho chính sách tiền tệ trở nên rõ ràng và
minh bạch. Có hai vấn đề đã được nghiên cứu để vận dụng.
Thứ nhất, mục tiêu lạm phát được chuyển tới thị trường và
công chúng như thế nào? Thứ hai, trách nhiệm của Ngân hàng
Trung ương về thực thi mục tiêu lạm phát sẽ ra sao?
Một trong những yêu cầu cần thiết để mục tiêu lạm phát
được thực hiện thành công là phải thiết lập được cơ chế cụ thể
về tính minh bạch và cách giải trình trước công chúng của
NHNN. Điều này đòi hỏi lựa chọn một cơ chế truyền tải thích
hợp, bao gồm: nội dung truyền tải, cách thức truyền tải, và các
cam kết khi công bố nội dung truyền tải.
5.2.3 Xây dựng khung lạm phát mục tiêu
Việc đưa ra khung chỉ số lạm phát có thể cho phép
NHNN linh hoạt ứng phó với những cú sốc và đưa ra lựa chọn
tối ưu trong bối cảnh NHNN còn theo đuổi các mục tiêu khác.
Thêm nữa, biên độ của khung chỉ số lạm phát báo hiệu trước
cho NHNN phạm vi những dao động của chỉ số lạm phát. Sự
linh hoạt của NHNN phụ thuộc vào biên độ của khung chỉ số
lạm phát. Tuy nhiên, nếu khung chỉ số lạm phát quá rộng, nó
sẽ làm cho những kỳ vọng lạm phát và những cam kết của
NHNN kém rõ ràng hơn. Việc lựa chọn thu hẹp hay mở rộng
biên độ của khung lạm phát phụ thuộc vào tần suất, mức độ
nghiêm trọng của các cú sốc và sự tín nhiệm của NHNN. Để
cung cấp một hướng dẫn rõ ràng về kỳ vọng lạm phát, khắc
phục nhược điểm của việc có một dãy các chỉ số mục tiêu lạm
phát, hầu hết các ngân hàng trung ương hoặc là đặt điểm mục
tiêu, hoặc là vừa đặt điểm mục tiêu và cho phép biên độ giao
động là ± 2% hoặc ít hơn.
Từ những nghiên cứu này, một kịch bản cho việc lựa
chọn khung mục tiêu lạm phát để Ngân hàng Nhà nước Việt
Nam nghiên cứu ứng dụng khi áp dụng chính sách tiền tệ lạm
phát mục tiêu như sau: khung lạm phát mục tiêu nên là một
biên độ vừa đảm bảo ổn định giá cả, kiểm soát lạm phát và vừa
21
đảm bảo mục tiêu tăng trưởng kinh tế tối thiểu. Biên độ có thể
hợp lý cho giai đoạn 5 năm đầu áp dụng chính sách tiền tệ lạm
phát mục tiêu là (7%/năm, ± 2%/năm) và cho giai đoạn các
năm tiếp theo là (5%/năm, ± 1%). Cơ sở của kịch bản này được
giải trình như sau:
- Trước hết, trong thời gian trung hạn Việt Nam vẫn là nước
có tỷ trọng nhập khẩu nguyên liệu đầu vào lớn. Một mặt,
chúng ta phụ thuộc vào giá cả thế giới. Mặt khác, cơ chế
kiểm soát đầu cơ nâng giá trong kênh phân phối nguyên
liệu nhập khẩu còn kém hiệu quả. Do vậy, xu hướng giá cả
thị trường còn tăng mạnh và biến động bất thường hàng
năm. Chúng ta không thể đặt biên độ mục tiêu lạm phát
hẹp hơn ± 2% cho giai đoạn 5 năm đầu, và ± 1% cho các
năm tiếp theo vì lạm phát thực tế biến động dễ chệch biên
độ đặt ra. Điều này nếu xảy ra sẽ buộc Ngân hàng Nhà
nước phải giải trình, xin điều chỉnh mục tiêu là hết sức
phức tạp.
- Tiếp theo, sai số trong tính toán CPI đến một vài phần
trăm là chuyện có thể xảy ra, nhất là khi trình độ và công
cụ tính CPI của Việt Nam còn rất hạn chế. Vì vậy, biên độ
đặt ra là ± 2% cho giai đoạn 5 năm đầu và ± 1% cho giai
đoạn tiếp theo là phù hợp.
- Ngoài ra, mức sàn lạm phát 5% cho giai đoạn 5 năm đầu
và 4% cho giai đoạn tiếp theo hàm ý đảm bảo cho nền kinh
tế đạt mức tăng trưởng kỳ vọng tối thiểu.
Cuối cùng mức trần lạm phát 9% cho giai đoạn 5 năm đầu và
6% cho giai đoạn 5 năm tiếp theo cũng hàm ý đảm bảo kiểm
soát lạm phát giảm thấp trong trung hạn nhưng vẫn kích thích
tăng trưởng kinh tế kỳ vọng.
5.3 Đề xuất với Ngân hàng nhà nước
Cần cơ cấu lại NHNN trên một số điểm như sau:
- NHNN độc lập trong quá trình xây dựng và thực thi chính
sách tiền tệ và quản lý hoạt động của hệ thống ngân hàng.
22
- Hoàn thiện cơ cấu tổ chức của NHNN theo hướng gọn nhẹ,
tập trung, hình thành các chi nhánh khu vực thay vì xuống
đến cấp tỉnh.
- Xây dựng và thực hiện các CSTT trên mối liên hệ và phù
hợp với hoàn cảnh của nền kinh tế trong xu hướng hội nhập
quốc tế. Tìm hiểu về các lĩnh vực sản xuất, thương mại, kết
hợp với việc sử dụng các mô hình kinh tế lượng đang được
áp dụng trên thế giới để phân tích, dự báo và đánh giá tình
hình biến động của thị trường tài chính trong nước và quốc
tế.
- Tăng cường khả năng kiểm soát lượng tiền cung ứng M1,
dư nợ tín dụng trong hệ thống ngân hàng, vì những đại
lượng này có quan hệ trực tiếp với lạm phát. Có kế hoạch
trong việc cung ứng lượng tiền ra lưu thông (M2, lượng
tiền cơ sở), trên cơ sở phân tích tỷ lệ tiền mặt, tỷ lệ dự trữ
và ảnh hưởng của việc điều chỉnh khối lượng tiền đến toàn
bộ nền kinh tế.
- Thiết lập cơ chế phối hợp giữa NHNN với các Bộ, Ngành
và các cơ quan chức năng có liên quan trong việc xây dựng
và thực thị CSTT, điều này nhằm giảm tối đa những xung
đột về các mục tiêu vĩ mô giữa các chính sách khác nhau
với mục tiêu của CSTT.
- Hoàn thiện nghiệp vụ thị trường mở, tăng quy mô và tần
suất giao dịch và tiến tới tự do hóa lãi suất đầu thầu tín
phiếu và trái phiếu kho bạc.
- Hoàn thiện hệ thống kiểm soát các luồng vốn quốc tế và nợ
nước ngoài theo tiêu chuẩn BASEL II và tiến tới áp dụng
chuẩn BASEL III. NHNN cần giám sát chặt chẽ hơn việc
vay và bảo lãnh của các NHTM, tiến hành đánh giá rủi ro
và xếp hạng các NHTM theo chuẩn mực quốc tế.
5.4 Kiến nghị với Chính phủ và các Bộ ngành khác
5.4.1 Cải tổ các doanh nghiệp nhà nước
- Xóa bỏ quy định mức trần nắm giữ cổ phiếu doanh nghiệp
của Nhà nước.
23
- Nâng cao tính minh bạch trong các DNNN bằng các kiểm
toán nội bộ và kiểm toán độc lập.
- Giao việc bán cổ phần cho các trung gian tài chính thông
qua bán đấu giá thay cho việc tự bán hay bỏ thầu nội bộ.
- Thành lập một quỹ bảo hiểm xã hội hoặc phúc lợi xã hội
giành cho những người thất nghiệp tự nguyện hoặc thất
nghiệp có nguyên nhân từ cải tổ DNNN.
Giải quyết hoàn toàn vấn đề nợ khó đòi và nợ lưu ký của các
DNNN
5.4.2 Hoàn thiện chính sách tài khóa
- Đảm bảo cơ cấu hợp lý giữa chi đầu tư và chi thường
xuyên
- Ban hành cơ chế cho phép các doanh nghiệp sử dụng vốn
trên thị trường tài chính để xây dựng cơ bản, không nên
trông đợi quá nhiều vào ngân sách nhà nước.
- Tăng cường kiểm tra và kiểm soát các khoản chi nhằm hạn
chế những tiêu cực phát sinh trong chi ngân sách.
- Cải tổ và rút gọn bộ máy hành chính theo hướng gọn nhẹ
và hiệu quả nhằm giảm bớt các khoản chi vãng lai cho việc
duy trì bộ máy cồng kềnh kém hiệu quả.
- Chuẩn hóa trình độ công chức và áp dụng công nghệ hiện
đại vào quản lý để đẩy nhanh quá trình xử lý công việc và
tiết kiệm chi phí hành chính cho ngân sách.
- Xóa bỏ hoàn toàn bao cấp cho các DNNN thông qua các
quỹ hỗ trợ phát triển hoặc ngân hàng chính sách.
5.4.3 Đổi mới chính sách thương mại
Để phục vụ cho việc phát triển bền vững trong giai
đoạn 2011 đến 2020 cần:
- Thực hiện đơn giản hóa các mức thuế.
- Mở rộng diện chịu thuế.
- Tiếp tục hỗ trợ sản xuất và đẩy mạnh tiêu thụ
nông sản.
- Tăng cường xúc tiến thương mại và mở rộng thị
trường xuất khẩu.