Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

Lạm phát và ảnh hưởng của nó đến nền kinh tế Việt Nam - Số liệu 2007 2008 2009 2010 2011.doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (409.69 KB, 21 trang )


Trang 1
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU.................................................................................................................................3
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU............................................................................................................3
Mục tiêu chung............................................................................................................................3
Mục tiêu cụ thể............................................................................................................................3
CƠ SỞ LÝ LUẬN...........................................................................................................................3
1.Lạm phát là gì?.........................................................................................................................3
2.Các chỉ số đo lường lạm phát...................................................................................................4
3.Các loại lạm phát phân theo mức độ........................................................................................6
4.Các hiệu ứng của lạm phát.......................................................................................................7
5.Nguyên nhân lạm phát............................................................................................................10
THỰC TRẠNG LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM...............................................................................12
1.Thực trạng lạm phát ở Việt Nam...........................................................................................12
Đánh giá thực trạng lạm phát ở Việt Nam................................................................................13
CÁC KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP NHẰM GIẢM LẠM PHÁT...............................................17
1.Nhóm giải pháp nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, bảo đảm an sinh xã hội.18
Nhóm giải pháp nhằm đổi mới mô hình tăng trưởng và cơ cấu lại nền kinh tế, nâng cao năng
suất, năng lực cạnh tranh...........................................................................................................19
KẾT LUẬN....................................................................................................................................20
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................................20
Trang 2
LỜI NÓI ĐẦU
Trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của các quốc gia trên thế giới và ở Việt
Nam, lạm phát nổi lên là một vấn đề đáng quan tâm về vai trò của nó đối với sự nghiệp
phát triển kinh tế. Nghiên cứu lạm phát, kiềm chế và chống lạm phát được thực hiện ở
nhiều các quốc gia trên thế giới. Càng ngày cùng với sự phát triển đa dạng và phong
phú của nền kinh tế, và nguyên nhân của lạm phát cũng ngày càng phức tạp. Trong sự
nghiệp phát triển kinh tế thị trường ở nước ta theo định hướng xã hội chủ nghĩa có sự
điều tiết của nhà nước, việc nghiên cứu về lạm phát, tìm hiểu nguyên nhân và các biện


pháp chống lạm phát có vai trò to lớn góp phần vào sự nghiệp phát triển của đất nước.
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Mục tiêu chung
Tìm hiểu lạm phát, ảnh hưởng của lạm phát đến nền kinh tế và giải pháp nhằm
giảm lạm phát.
Mục tiêu cụ thể
 Tìm hiểu lạm phát và các ảnh hưởng của nó đến nền kinh tế.
 Phân tích thực trạng lạm phát ở Việt Nam
 Đề xuất các biện pháp nhằm làm giảm lạm phát.
CƠ SỞ LÝ LUẬN
1. Lạm phát là gì?
Trong kinh tế học, lạm phát là sự tăng lên theo thời gian của mức giá chung của
nền kinh tế. Trong một nền kinh tế, lạm phát là sự mất giá trị thị trường hay giảm sức
mua của đồng tiền. Khi so sánh với các nền kinh tế khác thì lạm phát là sự phá giá tiền
tệ của một loại tiền tệ so với các loại tiền tệ khác. Thông thường theo nghĩa đầu tiên thì
người ta hiểu là lạm phát của đơn vị tiền tệ trong phạm vi nền kinh tế của một quốc gia,
còn theo nghĩa thứ hai thì người ta hiểu là lạm phát của một loại tiền tệ trong phạm vi
thị trường toàn cầu. Phạm vi ảnh hưởng của hai thành phần này vẫn là một chủ đề gây
tranh cãi giữa các nhà kinh tế học vĩ mô. Ngược lại với lạm phát là giảm phát. Một chỉ
Trang 3
số lạm phát bằng 0 hay một chỉ số dương nhỏ thì được người ta gọi là sự "ổn định giá
cả".
2. Các chỉ số đo lường lạm phát.
Lạm phát được đo lường bằng cách theo dõi sự thay đổi trong giá cả của một
lượng lớn các hàng hóa và dịch vụ trong một nền kinh tế (thông thường dựa trên dữ liệu
được thu thập bởi các tổ chức Nhà nước, mặc dù các liên đoàn lao động và các tạp chí
kinh doanh cũng làm việc này). Giá cả của các loại hàng hóa và dịch vụ được tổ hợp với
nhau để đưa ra một "mức giá cả trung bình", gọi là mức giá trung bình của một tập hợp
các sản phẩm. Chỉ số giá cả là tỷ lệ mức giá trung bình ở thời điểm hiện tại đối với mức
giá trung bình của nhóm hàng tương ứng ở thời điểm gốc. Tỷ lệ lạm phát thể hiện qua

chỉ số giá cả là tỷ lệ phần trăm mức tăng của mức giá trung bình hiện tại so với mức giá
trung bình ở thời điểm gốc. Để dễ hình dung có thể coi mức giá cả như là phép đo kích
thước của một quả cầu, lạm phát sẽ là độ tăng kích thước của nó.
Không tồn tại một phép đo chính xác duy nhất chỉ số lạm phát, vì giá trị của chỉ số này
phụ thuộc vào tỷ trọng mà người ta gán cho mỗi hàng hóa trong chỉ số, cũng như phụ
thuộc vào phạm vi khu vực kinh tế mà nó được thực hiện. Các phép đo phổ biến của chỉ
số lạm phát bao gồm:
• Chỉ số giá sinh hoạt (CLI) là sự tăng trên lý thuyết giá cả sinh hoạt của một cá
nhân so với thu nhập, trong đó các chỉ số giá tiêu dùng (CPI) được giả định một cách
xấp xỉ. Các nhà kinh tế học tranh luận với nhau là có hay không việc một CPI có thể cao
hơn hay thấp hơn so với CLI dự tính. Điều này được xem như là "sự thiên lệch" trong
phạm vi CPI. CLI có thể được điều chỉnh bởi "sự ngang giá sức mua" để phản ánh
những khác biệt trong giá cả của đất đai hay các hàng hóa khác trong khu vực (chúng
dao động một cách rất lớn từ giá cả thế giới nói chung).
• Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) đo giá cả các hàng hóa hay được mua bởi "người
tiêu dùng thông thường" một cách có lựa chọn. Trong nhiều quốc gia công nghiệp,
những sự thay đổi theo phần trăm hàng năm trong các chỉ số này là con số lạm phát
thông thường hay được nhắc tới. Các phép đo này thường được sử dụng trong việc
chuyển trả lương, do những người lao động mong muốn có khoản chi trả (danh định)
tăng ít nhất là bằng hoặc cao hơn tỷ lệ tăng của CPI. Đôi khi, các hợp đồng lao động có
Trang 4
tính đến các điều chỉnh giá cả sinh hoạt, nó ngụ ý là khoản chi trả danh định sẽ tự động
tăng lên theo sự tăng của CPI, thông thường với một tỷ lệ chậm hơn so với lạm phát
thực tế (và cũng chỉ sau khi lạm phát đã xảy ra).
• Chỉ số giá sản xuất (PPI) đo mức giá mà các nhà sản xuất nhận được không tính
đến giá bổ sung qua đại lý hoặc thuế doanh thu. Nó khác với CPI là sự trợ cấp giá, lợi
nhuận và thuế có thể sinh ra một điều là giá trị nhận được bởi các nhà sản xuất là không
bằng với những gì người tiêu dùng đã thanh toán. Ở đây cũng có một sự chậm trễ điển
hình giữa sự tăng trong PPI và bất kỳ sự tăng phát sinh nào bởi nó trong CPI. Rất nhiều
người tin rằng điều này cho phép một dự đoán gần đúng và có khuynh hướng của lạm

phát CPI "ngày mai" dựa trên lạm phát PPI ngày "hôm nay", mặc dù thành phần của các
chỉ số là khác nhau; một trong những sự khác biệt quan trọng phải tính đến là các dịch
vụ.
• Chỉ số giá bán buôn đo sự thay đổi trong giá cả các hàng hóa bán buôn (thông
thường là trước khi bán có thuế) một cách có lựa chọn. Chỉ số này rất giống với PPI.
• Chỉ số giá hàng hóa đo sự thay đổi trong giá cả của các hàng hóa một cách có
lựa chọn. Trong trường hợp bản vị vàng thì hàng hóa duy nhất được sử dụng là vàng.
Khi nước Mỹ sử dụng bản vị lưỡng kim thì chỉ số này bao gồm cả vàng và bạc.
• Chỉ số giảm phát GDP dựa trên việc tính toán của tổng sản phẩm quốc nội: Nó
là tỷ lệ của tổng giá trị GDP giá thực tế (GDP danh định) với tổng giá trị GDP của năm
gốc, từ đó có thể xác định GDP của năm báo cáo theo giá so sánh hay GDP thực). Nó là
phép đo mức giá cả được sử dụng rộng rãi nhất. Các phép khử lạm phát cũng tính toán
các thành phần của GDP như chi phí tiêu dùng cá nhân. Tại Mỹ, Cục Dự trữ Liên bang
đã chuyển sang sử dụng khử lạm phát tiêu dùng cá nhân và các phép khử lạm phát khác
để tính toán các chính sách kiềm chế lạm phát của mình.
• Chỉ số giá chi phí tiêu dùng cá nhân (PCEPI). Trong "Báo cáo chính sách tiền tệ
cho Quốc hội" sáu tháng một lần ("Báo cáo Humphrey-Hawkins") ngày 17 tháng 2 năm
2000, Federal Open Market Committee (FOMC) nói rằng ủy ban này đã thay đổi thước
đo cơ bản về lạm phát của mình từ CPI sang "chỉ số giá cả dạng chuỗi của các chi phí
tiêu dùng cá nhân".
Trang 5
3. Các loại lạm phát phân theo mức độ.
Lạm phát thường được phân loại theo tính chất hoặc theo mức độ của tỷ lệ lạm
phát. Nếu phân loại lạm phát theo mức độ của tỷ lệ lạm phát, các nhà kinh tế thường
phân biệt 4 loại lạm phát: thiểu phát, lạm phát thấp, lạm phát cao (lạm phát phi mã) và
siêu lạm phát.
a. Thiểu phát
Thiểu phát trong kinh tế học là lạm phát ở tỷ lệ rất thấp. Đây là một vấn nạn
trong quản lý kinh tế vĩ mô. Ở Việt Nam, nhiều người thường nhầm lẫn thiểu phát với
giảm phát.

Không có tiêu chí chính xác tỷ lệ lạm phát bao nhiêu phần trăm một năm trở
xuống thì được coi là thiểu phát. Một số tài liệu kinh tế học cho rằng tỷ lệ lạm phát ở
mức 3-4 phần trăm một năm trở xuống được gọi là thiểu phát. Tuy nhiên, ở những nước
mà cơ quan quản lý tiền tệ (ngân hàng trung ương) rất không ưa lạm phát như Đức và
Nhật Bản, thì tỷ lệ lạm phát 3-4 phần trăm một năm được cho là hoàn toàn trung bình,
chứ chưa phải thấp đến mức được coi là thiểu phát. Ở Việt Nam thời kỳ 2002-2003, tỷ
lệ lạm phát ở mức 3-4 phần trăm một năm, nhưng nhiều nhà kinh tế học Việt Nam cho
rằng đây là thiểu phát.
b. Lạm phát thấp
Mức lạm phát tương ứng với tốc độ tăng giá từ 3.0 đến 13 phần trăm một năm.
c. Lạm phát cao (Lạm phát phi mã).
Mức lạm phát tương ứng với tốc độ tăng giá trong phạm vi hai hoặc ba chữ số
một năm thường được gọi là lạm phát phi mã, nhưng vẫn thấp hơn siêu lạm phát. Việt
Nam và hầu hết các nước chuyển đổi từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung sang nề kinh tế
thị trường đều phải đối mặt với lạm phát phi mã trong những năm đầu thực hiện cải
cách.
Nhìn chung, lạm phát thì phi mã được duy trì trong thời gian dài sẽ gây ra những
biến dạng kinh tế nghiêm trọng. Trong bối cảnh đó, đồng tiền sẽ bị mất giá nhanh, cho
nên mọi người chỉ giữ lượng tiền tối thiểu vừa đủ cho các giao dịch hàng ngày. Mọi
người có xu hướng tích trữ hàng hóa, mua bất động sản và chuyển sang sử dụng vàng
Trang 6
hoặc các ngoại tệ mạnh để làm phương tiện thanh toán cho các giao dịch có giá trị lớn
và tích lũy của cải.
d. Siêu lạm phát
Siêu lạm phát là lạm phát "mất kiểm soát", một tình trạng giá cả tăng nhanh
chóng khi tiền tệ mất giá trị. Không có định nghĩa chính xác về siêu lạm phát được chấp
nhận phổ quát. Một định nghĩa cổ điển về siêu lạm phát do nhà kinh tế ngưười Mỹ
Phillip Cagan đưa ra là mức lạm phát hàng tháng từ 50% trở lên (nghĩa là cứ 31 ngày thì
giá cả lại tăng gấp đôi). Theo định nghĩa này thì cho đến nay thế giới mới trải qua 15
cuộc siêu lạm phát. Một trường hợp được ghi nhận chi tiết về siêu lạm phát là nước Đức

sau Thế chiến thứ nhất. Giá một tờ báo đã tăng từ 0,3 mark vào tháng 1 năm 1922 lên
đến 70.000.000 mark chỉ trong chưa đầy hai năm sau. Giá cả của các thứ khác cũng tăng
tương tự. Từ tháng 1 năm 1922 đến tháng 11 năm 1923, chỉ số giá đã tăng từ 1 lên
10.000.000.000. Cuộc siêu lạm phát ở Đức có tác động tiêu cực tới nền kinh tế Đức đến
mức nó thường được coi là một trong những nguyên nhân làm nảy sinh chủ nghĩa Đức
quốc xã và Thế chiến thứ hai.
Có một số điều kiện cơ bản gây ra siêu lạm phát. Thứ nhất, các hiện tượng này
chỉ xuất hiện trong các hệ thống sử dụng tiền pháp định. Thứ hai, nhiều cuộc siêu lạm
phát có xu hướng xuất hiện trong thời gian sau chiến tranh, nội chiến hoặc cách mạng,
do sự căng thẳng về ngân sách chính phủ. Vào thập niên 1980, các cú sốc bên ngoài và
cuộc khủng hoảng nợ của Thế giới thứ ba đã đóng vai trò quan trọng trong việc gây ra
siêu lạm phát ở một số nước Mỹ La-tinh.
Theo Tiêu chuẩn Kế toán Quốc tế 29, có bốn tiêu chí để xác định siêu lạm phát,
đó là: (1) người dân không muốn giữ tài sản của mình ở dạng tiền; (2) giá cả hàng hóa
trong nước không còn tính bằng nội tệ nữa mà bằng một ngoại tệ ổn định; (3) các khoản
tín dụng sẽ tính cả mức mất giá cho dù thời gian tín dụng là rất ngắn; và (4) lãi suất, tiền
công và giá cả được gắn với chỉ số giá và tỷ lệ lạm phát cộng dồn trong ba năm lên tới
100 phần trăm.
4. Các hiệu ứng của lạm phát.
Trang 7
a. Các hiệu ứng tích cực
Nhà kinh tế đoạt giải Nobel James Tobin nhận định rằng lạm phát (tỷ lệ tăng giá
mang giá trị dương) vừa phải sẽ có lợi cho nền kinh tế. Ông dùng từ "dầu bôi trơn" để
miêu tả tác động tích cực của lạm phát. Mức lạm phát vừa phải làm cho chi phí thực tế
mà nhà sản xuất phải chịu để mua đầu vào lao động giảm đi. Điều này khuyến khích nhà
sản xuất đầu tư mở rộng sản xuất. Việc làm được tạo thêm. Tỷ lệ thất nghiệp sẽ giảm.
b. Các hiệu ứng tiêu cực
Đối với lạm phát dự kiến được
Trong trường hợp lạm phát có thể được dự kiến trước thì các thực thể tham gia vào
nền kinh tế có thể chủ động ứng phó với nó, tuy vậy nó vẫn gây ra những tổn thất cho

xã hội:
Chi phí mòn giày: lạm phát giống như một thứ thuế đánh vào người giữ tiền và
lãi suất danh nghĩa bằng lãi suất thực tế cộng với tỷ lệ lạm phát nên lạm phát làm cho
người ta giữ ít tiền hay làm giảm cầu về tiền. Khi đó họ cần phải thường xuyên đến
ngân hàng để rút tiền hơn. Các nhà kinh tế đã dùng thuật ngữ "chi phí mòn giày" để chỉ
những tổn thất phát sinh do sự bất tiện cũng như thời gian tiêu tốn mà người ta phải
hứng chịu nhiều hơn so với không có lạm phát.
Chi phí thực đơn: lạm phát thường sẽ dẫn đến giá cả tăng lên, các doanh nghiệp
sẽ mất thêm chi phí để in ấn, phát hành bảng giá sản phẩm.
Làm thay đổi giá tương đối một cách không mong muốn: trong trường hợp do
lạm phát doanh nghiệp này tăng giá (và đương nhiên phát sinh chi phí thực đơn) còn
doanh nghiệp khác lại không tăng giá do không muốn phát sinh chi phí thực đơn thì giá
cả của doanh nghiệp giữ nguyên giá sẽ trở nên rẻ tương đối so với doanh nghiệp tăng
giá. Do nền kinh tế thị trường phân bổ nguồn lực dựa trên giá tương đối nên lạm phát đã
dẫn đến tình trạng kém hiệu quả xét trên góc độ vi mô.
Lạm phát có thể làm thay đổi nghĩa vụ nộp thuế của các cá nhân trái với ý
muốn của người làm luật do một số luật thuế không tính đến ảnh hưởng của lạm phát.
Ví dụ: trong trường hợp thu nhập thực tế của cá nhân không thay đổi nhưng thu nhập
Trang 8

×