Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

SKKN môn Tiếng Anh Tiểu học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (440.92 KB, 17 trang )

Phần 1: MỞ ĐẦU
THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
1. Tên sáng kiến: Một số biện pháp dạy học phát huy tính tích cực, chủ động
của học sinh để nâng cao chất lượng dạy học môn Tiếng Anh ở tiểu học.
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Học sinh khối 4+5.
3. Tác giả:
- Họ và tên: VŨ THỊ THÁI - Nữ
- Ngày tháng/năm sinh: 09/07/1985
- Trình độ chuyên môn: Đại học sư phạm Ngoại Ngữ
- Chức vụ, đơn vị công tác: Giáo viên dạy chuyên Tiếng Anh – Trường
Tiểu học Thái Thịnh.
- Điện thoại: 0985354728
4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Trường Tiểu học Thái Thịnh.
Địa chỉ: Xã Thái Thịnh – Huyện Kinh Môn – Hải Dương. ĐT: 0320 3822 619
5. Đơn vị áp dụng sáng kiến lần đầu (nếu có) : Trường Tiểu học Thái Thịnh
6. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:
- BGH quản lí và chỉ đạo tốt nề nếp chuyên môn của nhà trường.
- Đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy học.
- Giáo viên có năng lực, ý thức tự học sáng tạo.
- Học sinh chăm ngoan, có ý thức học tập tốt, chủ động tiếp thu bài.
7. Thời gian áp dụng sáng kiến lần đầu: Năm học 2013 - 2014.
HỌ TÊN TÁC GIẢ (KÝ TÊN)
VŨ THỊ THÁI
XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN ĐƠN VỊ ÁP
DỤNG SÁNG KIẾN
1
TÓM TẮT SÁNG KIẾN
- Xu hướng của cải cách và phát triển của ngành giáo dục nước ta hiện nay thì
vai trò của người giảng dạy càng lúc càng thể hiện tính quyết định đối với chất
lượng dạy và học. Ngoài kiến thức thì việc giáo viên làm chủ phương pháp sẽ
cho những thành công trong giờ lên lớp. Tùy theo nội dung kiến thức và đối


tượng mà ta chọn phương pháp phù hợp:
+ Lấy học sinh làm trung tâm
+ Phát huy phương pháp thảo luận nhóm
+ Giúp trẻ thoải mái trong giờ học
+ Dựa vào tâm lí vui chơi của trẻ
+ Kết hợp khăng khít nhà trường và gia đình.
+ Áp dụng công nghệ thông tin vào dạy học Tiếng Anh.
+ Sáng tạo trong phương pháp dạy học Tiếng Anh của hội đồng Anh.
- Ý nghĩa: Don’t try to fix the students, fix ourselves first.!
Đó là câu nói mà bản thân tôi thấy rất hay. Vậy với người thầy ta phải làm
thế nào? “ Ta phải làm chủ được phương pháp”.
Từ nội dung của bài ta tìm ra phương pháp, rồi vận dụng phương pháp để
truyền tải nội dung đến người học để người học không thấy tẻ nhạt, nhàm chán,
người học thấy vui, thấy thoải mái “Học mà chơi – chơi mà học” sẽ thúc đẩy
được học sinh.
Như vậy người thầy đã xây dựng và tổ chức môi trường học hiệu quả, giảng
dạy hướng đến những tình huống thực tế của cuộc sống.
2
Phần 2: MÔ TẢ SÁNG KIẾN
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Nhằm bắt kịp với xu thế hội nhập toàn cầu, ngành giáo dục Việt Nam
đang ngày một hội nhập cùng thế giới. Hiểu rõ tầm quan trọng của giáo dục
hiện đại là đào tạo ra những con người có thể bắt kịp với xu thế toàn cầu. Ngoại
ngữ nói chung, Tiếng Anh nói riêng là công cụ đắc lực trong quá trình hội
nhập. Bộ Giáo Dục và Đào Tạo Việt Nam đã, đang không ngừng nâng cao chất
lượng dạy và học ngoại ngữ thông qua việc đổi mới toàn diện ngay ở bậc tiểu
học trong đề án dạy va học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai
đoạn 2008 – 2020 đã được Bộ Giáo Dục và Đào Tạo trình chính phủ. Dạy và
học ngoại ngữ nói chung, Tiếng Anh nói riêng đang tồn tại một hiện tượng kì lạ
là học xong học sinh không thể sử dụng ngoại ngữ để giao tiếp. Theo PGS-TS

Nguyễn Lộc Tấn có những tồn tại trên là tổng hợp của nhiều nguyên nhân.
Trong đó, căn bản nhất là việc dạy và học ngoại ngữ của các cấp học và trình
độ đào tạo chưa có định hướng mục tiêu cụ thể về năng lực ngoại ngữ, thiếu
tính liên tục và liên thông. Nhận thức của cơ quan chỉ đạo, quản lý của việc dạy
và học ngoại ngữ còn hạn chế, đều cho rằng là môn có – thì phải học. Hai lần
trình bày đề án trước chính phủ, phó thủ tướng Phạm Gia Khiêm đều nhấn
mạnh tới việc thay đổi tư duy, nhận thức về vai trò, vị trí của việc dạy và học
ngoại ngữ.
1.2. Đề án dạy và học ngoại ngữ mà Bộ Giáo Dục và Đào Tạo đã trình chính
phủ sẽ đổi mới toàn bộ hệ thống giảng dạy ngoại ngữ từ trước tới nay, từ
chương trình, sách giáo khoa, phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá đến
việc bảo đảm đủ đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất phục vụ dạy và học ngoại
ngữ … Việc dạy ngoại ngữ sẽ bắt đầu từ lớp 3 với thời lượng 4 tiết trên tuần.
Để đáp ứng cho việc đổi mới này và thực hiện đúng ý nghĩa mà đề án đổi mới
dạy và học ngoại ngữ của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo đề ra đòi hỏi mỗi giáo viên
cần có sự đổi mới trong cách dạy của chính mình.
2. Mục đích nghiên cứu.
3
Thực hiện đề án của BGD&ĐT các trường tiểu học đang đổi mới chương
trình dạy và học Tiếng Anh. Là một giáo viên dạy Tiếng Anh hưởng ứng tính
tích cực, thiết thực của đề án, tôi xin được đóng góp một số ý tưởng cho việc
dạy tốt môn Tiếng Anh. Theo phương pháp cũ, việc giáo viên độc thoại, còn
các em hì hụi ghi chép từng mẫu câu rồi sau đó về nhà học thuộc lòng sẽ không
tạo khả năng tư duy và sáng tạo phong phú của các em. Chính vì thế, bên cạnh
việc nâng cao đội ngũ giáo viên giảng dạy, việc thiết kế chương trình giảng dạy
cũng phải phù hợp cho từng đối tượng của từng bậc học. Như vậy mới tạo được
khả năng tư duy và phát triển khả năng học tập một cách độc lập, tạo niềm say
mê, thích thú cho cả thầy và trò trong quá trình giảng dạy và học tập môn Tiếng
Anh.
Nhiều phương pháp dạy – học Tiếng Anh được đưa ra trong ngành giáo dục

nhằm khắc phục những hạn chế mà ngành đang đối mặt. Song các vấn đề đưa
ra còn mạng nặng tính lý thuyết chung chung và tập trung ở các cấp học cao
như Đại học. Quan tâm tới phương pháp dạy – học của bậc tiểu học đang là vấn
đề cấp thiết mang tính nền tảng lâu dài cho việc học lên các cấp học sau này.
Để trẻ tiểu học học tốt môn Tiếng Anh và quan trọng là vận dụng được để trẻ
phát triển khả năng giao tiếp Tiếng Anh tốt trong các cấp học sau này. Chúng ta
cần hiểu rõ tâm lý trẻ trước khi áp dụng một phương pháp dạy học mới. Học
sinh tiểu học trẻ còn ham chơi, đang ở tuổi ăn, tuổi ngủ, tuổi chơi. Dựa vào tâm
lý này của trẻ, hãy làm cho trẻ thấy việc học Tiếng Anh như một trò chơi hay
nói cách khác lồng vui chơi trong việc dạy – học Tiếng Anh. Dưới đây là một
số phương pháp dạy – học Tiếng Anh cho cấp tiểu học.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Tìm hiểu tình hình học phân môn Tiếng Anh ở tiểu học.
3.2. Rút ra một số kết luận, kinh nghiệm, phương pháp thực hiện.
4. Thời gian nghiên cứu
- Năm học 2013 – 2014.
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đổi mới phương pháp giảng dạy Tiếng Anh cho học sinh tiểu học.
4
- Giờ dạy học Tiếng Anh của giáo viên và học sinh tiểu học lớp 4+5.
6. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lý luận.
- Phương pháp điều tra thực tế dạy học.
- Phương pháp học thực nghiệm.
7. Thực trạng của việc dạy môn Tiếng Anh ở trường tiểu học
7.1. Từ nhiều năm nay, việc dạy Tiếng Anh vẫn theo phương pháp truyền
thống (Ngữ pháp – phiên dịch), giáo viên chủ yếu sử dụng phương pháp thuyết
trình, phân tích ngữ pháp, đàm thoại. Nhưng thực chất vẫn là thầy giảng giải,
trò thụ động tiếp nhận và ghi nhớ. Vậy nên học sinh ít được khuyến khích tham
gia hoạt động trên lớp, thường chỉ có học sinh khá giỏi là tích cực học tập còn

học sinh yếu không được chú ý.
Trong các tiết dạy Anh văn giáo viên chủ yếu chỉ thiên về dạy ngữ pháp, từ,
mẫu câu còn việc rèn kĩ năng nghe, nói, đọc, viết thường chưa được tiến hành
theo đúng mục đích và tiến trình của tiết dạy.
7.2. Là một giáo viên tâm huyết trong nghề giảng dạy tôi thấy vấn đề rất cần
sự quan tâm đúng mức hơn của các thầy cô, các bậc phụ huynh và các cấp giáo
dục. Riêng bản thân tôi, để đóng góp tích cực cho việc giảng dạy môn Tiếng
Anh tiểu học thiết nghĩ cần có một số đổi mới trong phương pháp dạy học, cả
về tư duy lẫn phương pháp và không ngừng trao đổi kinh nghiệm giữa các thầy
cô giáo. Bản thân các thầy cô cũng cần có những đổi mới, không ngừng tìm
hiểu và học tập những phương pháp giảng dạy nhằm trau dồi kỹ năng dạy môn
Tiếng Anh của mình. Các phương pháp tôi đưa ra dưới đây cần có sự kết hợp
giữa nhà trường và phụ huynh học sinh và thầy cô giáo.
8. Các biện pháp tiến hành đổi mới phương pháp dạy học Tiếng Anh
tiểu học
8.1. Lấy học sinh làm trung tâm
Nhìn các nước phát triển, cách dạy học theo phương pháp “ lấy người học làm
trung tâm” đã được áp dụng từ lâu. Với phương pháp này, người học sẽ là
người tự khai thác tri thức, thầy cô giáo chỉ là người hướng dẫn và cung cấp
5
thông tin. Những thắc mắc phát sinh trong quá trình học, cũng tự phải tìm hiểu,
thầy cô giáo chỉ đóng vai trò làm “ trọng tài”, làm “cố vấn”. Vai trò của người
thầy lúc này là dẫn dắt, khơi gợi, truyền cảm hứng cho người học. Để có thể là
người hướng dẫn, người cung cấp thông tin … các thầy cô phải có hiểu biết sâu
sắc về những kiến thức cơ bản mình đảm nhiệm, đồng thời phải tự bổ sung vốn
kiến thức của mình thường xuyên và có định hướng rõ ràng qua các tài liệu,
sách báo.
Dưới sự hướng dẫn của các thầy cô giáo, học sinh sẽ phải tích cực hơn, tự giác
hơn trong việc tham gia vào việc học, vận dụng cũng như học hỏi kiến thức
mới. Mỗi học sinh sẽ phải tự tìm ra phương pháp học tối ưu cho mình, phải độc

lập sử dụng các tài liệu được thầy cô giáo gợi ý, chuẩn bị bài vở, từ đó tính độc
lập và sáng tạo ngày một phát huy.
Trường của chúng ta đã ứng dụng phương pháp “ lấy người học làm trung tâm”
như thế nào? Các thầy cô giáo và các bậc phụ huynh có suy nghĩ gì về ưu điểm
và nhược điểm của phương pháp này? Vai trò của thầy và trò? Ở Việt Nam, có
thể thực hiện thành công “ lấy người học làm trung tâm” không? … Nền giáo
dục Việt Nam và có thể là con em chúng ta rất mong chờ những ý kiến đóng
góp thay đổi tích cực từ các cấp lãnh đạo cũng như sự góp sức của các thầy cô
và các bậc phụ huynh và sự hợp tác của các em học sinh.
8.2. Phát huy phương pháp thảo luận nhóm
Học nhóm có sự dẫn dắt của giáo viên là cách dạy mới mà một số trường tiểu
học đã đi đầu tại Việt Nam, phương pháp học nhóm rất tích cực. Trẻ được phân
nhóm nhỏ từ 3 đến 5 em cùng thảo luận một vấn đề nhỏ trong việc học môn
Tiếng Anh hoặc trẻ có thể bắt cặp đôi, trẻ tự do trao đổi chủ đề mà giáo viên
vừa đưa ra. Kết thúc thảo luận trẻ trình bày lại bằng Tiếng Anh, tất nhiên là với
khả năng của trẻ.
Ví dụ: Cô giáo đưa ra chủ đề: các nhóm thi nhau viết về các từ tiếng Anh chỉ
đồ dùng lớp học, hay các bộ phận trên cơ thể người, các con vật em yêu thích
bằng tiếng Anh. Các nhóm thi nhau xem ai viết được nhiều hơn và cho các
nhóm đọc to kết quả của mình. Sau đó các nhóm lắng nghe và nhận xét cách
6
đọc của nhóm vừa trình bày. Giáo viên chỉ là người khuyến khích sự tham gia
của trẻ và chỉnh những thiếu sót của các em chứ không nên nhận xét đúng sai
rõ ràng. Trong quá trình thảo luận nhóm giáo viên tránh việc chê trẻ trước
nhóm bạn, làm trẻ xấu hổ và lần sau ngại tham gia.
8.3. Giúp trẻ thoải mái trong giờ học
Hay nói cách khác là giúp trẻ say mê việc học, bằng cách lôi cuốn trẻ bằng
những câu chuyện thú vị. Giáo viên thường xuyên đọc những câu chuyện tiếng
Anh mà trẻ thích cho trẻ nghe. Chú ý trước khi đọc giáo viên phải quảng bá
tính hấp dẫn của câu chuyện sau đó mới đọc mẩu chuyện ngắn bằng tiếng Anh.

Giáo viên gọi hai em đứng cách xa nhau đứng lên đọc lại mẩu chuyện ngắn.
Một em đọc câu tiếng Anh, một em đọc câu giải nghĩa tiếng Việt cho cả lớp
nghe. Đôi khi có thể kết hợp một em học sinh cùng với giáo viên để tăng gia sự
chú ý cho học sinh.
8. 4. Dựa vào tâm lý vui chơi của trẻ
Hãy để trẻ cùng vui chơi ca hát với tiếng Anh. Để trẻ nghe từng câu, từng câu
trong bài hát tiếng Anh và dạy trẻ hát lại câu hát đó. Bài hát nên ngắn gọn dễ
nhớ và giải nghĩa tiếng Việt để trẻ dễ hiểu. Việc dạy trẻ hát và nghe các bài hát
tiếng Anh rèn luyện kĩ năng nghe cho trẻ rất tốt. Lồng ghép các bài hát tiếng
Anh vào trong các tiết dạy âm nhạc là rất thiết thực. Việc giúp trẻ nghe tốt tiếng
Anh như đã nói ở trên là cần sự kết hợp giữa các giáo viên với nhau, giữa thầy
cô và học trò, giữa gia đình và nhà trường và rất cần sự giúp đỡ của các vị lãnh
đạo trong việc mạnh dạn đổi mới phương pháp dạy trong bộ môn tiếng Anh.
8. 5. Kết hợp khăng khít nhà trường và gia đình
Việc dạy tiếng Anh đạt hiệu quả giúp trẻ nghe tiếng Anh tốt rất cần sự giúp đỡ,
kết hợp chặt chẽ với gia đình. Thời gian các em ở nhà rất nhiều, nếu tại gia
đình và các bậc phụ huynh không quan tâm tới việc học tiếng Anh của trẻ thì
công sức thầy cô giảng dạy cố gắng trên lớp xem như muối đổ biển. Trẻ đang
lứa tuổi ham chơi nên dễ quên khi không được nhắc nhở ôn luyện, thường ở
nhà các bậc phụ huynh thường nhắc nhở các em làm bài tập các môn Toán,
Tiếng Việt, TNXH, …còn việc học tiếng Anh như không biết nhắc nhở con học
7
tiếng Anh như thế nào. Có một cách mà phụ huynh nhắc con em mình luyện
tiếng Anh rất hiệu quả, đó là:
8.5.1. Các trò chơi trên máy tính như ghép chữ tiếng Anh giúp trẻ làm
quen với cách viết, đọc từ vựng, các câu đơn giản và nhất là nghe cách phát âm
từ vựng đó. Đây là cách tốt giúp trẻ say sưa với việc học tiếng Anh từ việc
nghe - đọc – viết và đặt câu, một cách học hoàn thiện đồng thời các kĩ năng cho
trẻ.
8.5.2. Xem phim hoạt hình phát âm tiếng Anh nhưng phụ đề tiếng Việt.

Đây là phương pháp rất thu hút trẻ lứa tuổi tiểu học, hiệu quả càng tốt hơn khi
đó là bộ phim đang “hot” mà trẻ đang mê. Trẻ rất chú tâm lắng nghe để hiểu
ngữ điệu cảm xúc của nhân vật, đồng thời sẽ rất chăm chú đọc chữ để hiểu
nghĩa. Đây có thể xem là phần thưởng các bậc phụ huynh thưởng cho các em
học sinh sau một tuần học tiếng Anh nghiêm túc, có kết quả tốt và tiến bộ hoặc
đạt điểm tốt.
8. 6. Áp dụng công nghệ thông tin vào việc dạy học tiếng Anh
Các trang Web hỗ trợ việc học và dạy môn tiếng Anh rất phong phú và đa
dạng. Nguồn tài nguyên công nghệ thông tin đang ngày một phong phú và rộng
khắp, nguồn tài nguyên này rất dễ khai thác và khai thác rất nhanh. Các thầy cô
giáo muốn dạy tốt môn nghe tiếng Anh thì cần tận dụng tối đa nguồn tài
nguyên này. Từ thông tin từ vựng, hình ảnh sống động đến các phương pháp
giảng dạy có rất nhiều trên Internet, các thầy cô có thể vào trang web:
- o là trang web có rất nhiều bài hát tiếng Anh và các
phương pháp, tài liệu dạy tiếng Anh tiểu học rất phong phú và đa dạng. Giáo
viên trong giờ dạy có thể sử dụng nguồn tư liệu này một cách dễ dàng làm cho
bài dạy sinh động lôi cuốn học sinh hơn. Là diễn đàn dành riêng cho giáo viên
tiểu học ở tất cả các lĩnh vực không riêng gì môn tiếng Anh.

- Và rất nhiều trang web khác thầy cô có thể chia sẻ cùng nhau. Bên cạnh
đó có rất nhiều đĩa dạy học tiếng Anh bằng hình ảnh do người bản địa kết hợp
với người Việt dạy rất phong phú và phù hợp với lứa tuổi tiểu học.
8
- Bộ đĩa học tiếng Anh bằng hình ảnh: Fun with English, Go’s go, ABC
English for childen. Các bộ phim hoạt hình, các trò chơi hoạt hình bằng tiếng
Anh …
Các loại băng đĩa này khi áp dụng vào việc giảng dạy trẻ học tiếng Anh rất bổ
ích. Sử dụng nguồn tài nguyên công nghệ thông tin này không những giúp trẻ
học tốt môn tiếng Anh mà còn giúp trẻ tiếp cận sớm với công nghệ thông tin.
Trẻ sẽ sớm biết cách khai thác nguồn thông tin vô hạn này, khi tiếp cận thông

tin không những giáo viên thích thú trong giảng dạy mà học trò cũng say sưa
với việc học. Nhưng cái gì cũng có hai mặt của nó, hình thức này rất lôi cuốn
trẻ nên giáo viên và các bậc phụ huynh phải biết cách hướng dẫn và kèm cặp
trẻ trong quá trình tiếp cận. Các loại băng đĩa hiện có bán tại các nhà sách lớn
với giá từ 10.000đ đến 24.000đ/đĩa, rất dễ mua và dễ sử dụng.
8.7. Sáng tạo trong phương pháp dạy học tiếng Anh của hội đồng
Anh
- Những phút đầu tiên, thầy giáo giới thiệu từ mới. Một cái túi được đưa
ra, bên trong là những vật dụng đơn giản đã học như: quyển sách, vở, thước,
bút, … Mỗi em được phát một cái khăn bịt mắt. Sau đó lần lượt từng em lấy
từng đồ vật trong túi ra và nói tên chúng bằng tiếng Anh. Nếu vật nào không
biết học sinh có thể hỏi thầy, hỏi bạn bằng tiếng Anh. Phương pháp này giúp
trẻ nhớ từ mới rất nhanh và chất lượng.
- Vui hơn nữa là trò “ dán đuôi thỏ”. Các em cũng phải bịt mắt và theo
chỉ dẫn của các bạn bằng tiếng Anh làm thế nào để dán được đuôi con thỏ vào
đúng vị trí. Ai không nói bằng tiếng Anh sẽ bị loại khỏi cuộc chơi. Với phương
pháp này các em có thể học được ngay các từ: trái, phải, trên, dưới, bên trong

- Ngoài việc nâng cao chất lượng học tập của thầy và trò, các hoạt động
ngoại khóa hấp dẫn như học ngoài vườn để biết thêm tên các loài cây, loài hoa,
ở sở thú, công viên … Tổ chức các cuộc thi vẽ, tổ chức các buổi tiệc kỉ niệm
hay chúc mừng sinh nhật hoặc một bạn mới ốm đi học lại bằng tiếng Anh. Nói
9
chung sáng tạo cách dạy học và vận dụng khả năng sẵn có của thầy và trò để
làm phong phú cho việc dạy và học.
ĐỀ KHẢO SÁT MÔN TIẾNG ANH LỚP 4
Question 1: Look and read. Put a tick (

) or a cross (


) in the box.
0. This is my friend, Alan.

2. My birthday is in June.
00. The girl is Linda. 
3. These are pencils.
1. I can swim.
4. I learn to sing songs
during Art lessons.
Question 2: Read and write the suitable words in the gaps.

1. I like Music _________ I like to sing.
2. Today I have English ________ Vietnamese.
3. My __________ is in September.
4. _________ you like some milk?
Question 3: Look at the pictures and the letters. Write the words.
10
0. ookb => book
1. keca => 2. nadce
=>
3. enceSci
=>

4. cilpens
=>
Question 4: Choose the words in the box and complete.
subjects Music thanks How and
A: Hello, Alan. (0) How are you?
B: I’m fine, (1) ____________.
A: Do you have (2) __________ today?

B: No, we don’t.
A: What (3) ____________ do you have today?
B: Maths (4) _________ Science.
ĐỀ KHẢO SÁT MÔN TIẾNG ANH LỚP 5
11
Question 1: Choose the correct words and put them in the line.
Eg: She is from England. She is English.
A. Vietnamese . English C. American D. Singaporean
1. He is from ____________________. He's American.
A. Washington. DC B. Hanoi C. Lodon D. Paris
2. She's ____________ a letter.
A. write B. wrote C. writing D. writes
3. He wants to be a ________________.
A. engineer B. singers C. a singer D. singer
4. I sang and ____________ at the School Festival.
A. dance B. dancing C. danced D. dances
Question 2: Read and colour. Insert the missing letters in the gaps.

1. The ____ og is black.

2. I have a p__n. It's blue.

Question 3: Read and write one or more words in each gaps.
0. I want to be a footballer.
1.
A: What is he doing?
B: He is __________ ____
__________.
2. I want to be a
________.

12
B
3.
A: What did you do at the
Festival?
B: I ________ _____
picture.
4.
My mother is a
_______.
Question 4: Fill in each gap with a suitable word from the box.
Hi drew Festival Alan December
Alan: (0) Hi , Peter. How are you?
Peter: Hi, (1) ___________. I'm fine, thank you. And you?
Alan: Fine, thanks. When were you born?
Peter: I was born on (2) ________________ 20th 2003.
Alan: Where were you yesterday?
Peter: I was at School (3) _______________.
Alan: What did you do?
Peter: I (4) ________ a picture.
9. Kết quả thực nghiệm
Sau khi vận dụng kinh nghiệm vào giảng dạy ở các khối lớp kết quả đạt được
như sau:
* Kết quả đầu năm: khối lớp 4+5
Khối Sĩ số
G K TB Y
SL % SL % SL % SL %
4 94 30 31.9 32 34.0 31 33.0 1 1.1
5 80 25 31.3 32 40.0 21 26.2 2 2.5
*Kết quả cuối học kỳ I: Học sinh khối lớp 4+5

G K TB Y
SL % SL % SL % SL %
13
Khối Sĩ số
4 94 47 50 29 30.9 18 19.1 0 0
5 80 41 51.2 27 33.8 12 15.0 0 0
Qua kết quả thu được khi vận dụng đề tài vào thực tế giảng dạy tuy chưa
được thoả mãn với mong muốn của tôi xong nó một phần nào đã khẳng định
bước đầu sự thành công của đề tài.
10. Điều kiện áp dụng:
10.1. Cơ sở vật chất:
- Đảm bảo đủ điều kiện để giảng dạy: phòng học, bàn ghế, bảng, sách vở, tài
liệu.
10.2.Học sinh:
- Có đủ sách vở và đồ dùng học tập.
10.3. Giáo viên:
- Cần đầu tư thời gian nghiên cứu tài liệu.
Phần 3 - KẾT LUẬN
1. Kết luận
14
Trên đây là một số phương pháp dạy học. Chúng ta đã biết trong dạy học
không có PPDH nào là vạn năng, chỉ có trình độ và năng lực của người giáo
viên làm chủ được kiến thức, tường minh được kế hoạch dạy học, hiểu rõ nhu
cầu và khả năng học sinh để đưa phương pháp thật phù hợp với từng đối tượng.
Có như vậy thì việc hiểu kiến thức, vận dụng kiến thức của học sinh mới đạt
được hiệu quả cao và từ đó chất lượng mới ngày được nâng cao.
Chính vì vậy chúng tôi nghĩ rằng để dạy học sinh học tốt, làm tốt người
giáo viên phải không ngừng học tập, trau dồi chuyên môn. Đặc biệt, chúng ta
cần tích cực đổi mới PPDH, bắt đầu từ việc đổi mới cách soạn bài, cách tổ chức
học sinh hoạt động, sử dụng các phương pháp phù hợp với từng loại đối tượng

học, phù hợp với từng tâm lí học sinh, điều quan trọng là giáo viên phải tạo cho
học sinh sự hứng thú và để làm được việc đó người giáo viên phải tích cực đổi
mới phương pháp dạy học.
2. Bài học kinh nghiệm
Giáo viên phải nhiệt tình, chịu khó, kiên nhẫn trong quá trình nghiên cứu
và thực hiện.
Tìm hiểu rõ những nguyên nhân dẫn đến những hạn chế của vấn đề.
Nghiên cứu tìm những phương pháp phù hợp với từng đối tượng học
sinh.
Chỉnh sửa kịp thời những học sinh làm sai, chưa chịu khó học để rút kinh
nghiệm.
Phải cần chú ý và quan tâm đến những học sinh trung bình, yếu.
3. Đề xuất và khuyến nghị
- Qua đề tài này tôi có một số đề xuất và khuyến nghị như sau :
3.1. Về phía Phòng giáo dục:
- Các lớp tập huấn hè, các buổi bồi dưỡng chuyên đề nên đưa thêm nội
dung học tập về giáo án điện tử, về thiết kế tổ chức các trò chơi khi sử dụng
power point … để giáo viêncó thể trao đổi, học hỏi .
3.2. Về phía nhà trường :
15
- Cần quan tâm hơn nữa đến điều kiện dạy và học của giáo viên và học
sinh, nên có phòng học bộ môn riêng cho môn học này.
3.3. Về phía cha mẹ học sinh :
- Do điều kiện nơi tôi dạy học thuộc vùng nông thôn, kinh tế còn chưa
phát triển nên nhiều bậc cha mẹ chưa có nhận thức đúng về tầm quan trọng
của môn Tiếng Anh ở Tiểu Học. Vì vậy tôi đề nghị các bậc phụ huynh cần
quan tâm đầu tư nhiều hơn nữa đến việc học của con em mình như mua từ
điển, đài , băng đĩa Tiếng Anh, dành thời gian cho các em học bài và làm bài
tập, kiểm tra bài vở của các em thường xuyên …
MỤC LỤC

NỘI DUNG TRANG
16
Phần 1: MỞ ĐẦU
- Thông tin chung về sáng kiến.
- Tóm tắt sáng kiến
Phần 2: BẢN MÔ TẢ SÁNG KIẾN
1: Lí do chọn đề tài
2: Mục đích nghiên cứu
3: Nhiệm vụ nghiên cứu
4: Thời gian nghiên cứu
5: Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
6: Phương pháp nghiên cứu
7: Thực trạng của việc dạy môn Tiếng Anh ở trường tiểu học
8: Các biện pháp tiến hành đổi mới phương pháp dạy học Tiếng
Anh tiểu học
9: Kết quả thực nghiệm
10: Điều kiện áp dụng
Phần 3 - KẾT LUẬN
1: Kết luận
2: Bài học kinh nghiệm
3. Đề xuất và kiến nghị
1
1
2
3
3
3
4
4
4

5
5
5
13
14
15
15
15
15
17

×